Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

PHISING và cách phòng tránh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.95 KB, 17 trang )

PHISING VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
1. Tìm hiểu về Phising
1.1 Giới thiệu về Phising
Phising là một thuật ngữ một thành phần của Social Engineering “Kỹ nghệ
lừa đảo” trên mạng chỉ hình thức gian lận chủ yếu trong thương mại điện tử
sử dụng trên internet.
Nguyên tắc của Phising đó là bằng cách nào đó lừa người sử dụng internet
cung cấp những thông tin về địa chỉ, mật khẩu email, yahoo messenger,
thậm chí cả mã thẻ ATM… các thông tin được lừa đảo phục vụ mục đích
của những kẻ lừa đảo (Scammer)
Cách thức chủ yếu là mô phỏng lại giao diện trang web dạng đăng nhập
(Login Page) của các website thật, mục đích chính là dụ người đăng nhập
vào những trang giả mạo này, scammer sẽ lấy được thông tin đăng nhập của
nạn nhân (Victim) và thực hiện được mục đích của chúng là ăn cắp thông tin
quan trọng của nạn nhân, thực hiện hành vi ăn cắp dữ liệu mà nạn nhân
không hề hay biết, vì trang giả mạo được chúng tạo ra với giao diện như
website thật, nếu không có kinh nghiệm, người dùng rất dễ bị scammer lừa
đảo.
Phising là kết hợp của 2 từ Fish- Fishing và Phreaking. Có nghĩa gốc là “câu
cá” được hiểu là lấy các thông tin như mật khẩu, tài chính, các tài khoản liên
quan đến người dùng, phising được biết đến lần đầu tiên bở hacker John
Draper khi sử dụng “Blue Box” để tấn công hệ thống điện thoại ở Mỹ nhằm
thực hiện các cuộc gọi miễn phí đường dài hoặc sử dụng điện thoải của
người khác để thực hiện các cuộc gọi bất hợp pháp.
Theo thời gian, các cuộc tấn công phising không còn chỉ nhằm vào tài khoản
internet như là yahoo, gmail, AOL mà đã mở rộng ra nhiều mục tiêu, khi
thương mại điện tử phát triển mạnh, đặc biệt là các ngân hàng trực tuyến,
các dịch vụ thương mai, thanh toán điện tử trên mạng sử dụng Creat Card và
hầu hết các ngân hàng lớn ở Mỹ, Anh, Úc hiện đều bị tấn công bởi Phising.
Với mục tiêu nhằm đánh cắp thẻ tín dụng Creat Card nó còn được gọi là
Carding.


Do cách tấn công don giản nhung lại hiệu quả cao nên phishing nhanh chóng
trở thành một trong những kiểu lừa dảo phổ biến nhất trên mạng – có dến
gần 70% các vụ tấn công trên mạng (nguồn: Antiphishing.org)
Phương cách thực hiện Truớc dây, hacker thuờng dùng trojan (gián diệp)
dến máy nạn nhân dể chuong trìnhnày gửi mật khẩu hay thông tin dến kẻ tấn
công. Sau này cách dùng mánh lới lừa dảo lấy thông tin duợc sử dụng nhiều
hon. Lừa dảo thì có rất nhiều cách, phổ biến và dễ thực hiện vẫn là phishing.
Nếu bạn từng nghe qua kỹ thuật “Fake Login Email” sẽ thấy phishing cung
dựa theo nguyên tắc này.
Để thực hiện Phising scammer thường làm theo 2 bước chính sau đây
1. Tìm cách dụ nạn nhân mở địa chỉ một website giả mạo, bằng cách
click vào đường link được gửi qua email hoặc một mạng xã hội…
2. Tạo một website giả mạo giống như một website thật. Khi nạn nhân
click vào website giả mạo thì sẽ được dẫn đến website giải mạo của
Scammer, hacker còn kết hợp nhiều xảo thuật khác như tạo những
email giả có địa chỉ lẫn nội dung sao cho có sức hút, mã hóa đường
link URL trên thanh address Bar, tạo IP server giả bằng cách Fake
Ip…
Bằng cách trên scammer dụ được nạn nhân click vào và thực hiện những
thanh toán điện tử hay nhập thông tin mà scammer yêu cầu, thông tin sẽ
được gửi tới scammer qua những đoạn mã được nhúng vào website giải mạo
để lấy thông tin của người dùng.
Như vậy Scammer sử dụng cách trên để làm giải website của các tổ chức uy
tín trên mạng như gmail, yahoo…Hay các trang thanh toán điện tử được
người dùng tin cậy như Paypal, Egold, Moneybooker… hay những trang
thanh toán Game online được rất nhiều bạn trẻ thường xuyên sử dụng.
Một điều nguy hiểm nữa là nạn nhận sẽ bị chúng lấy mất thông tin cá nhân,
từ thông tin cá nhân đó scammer sẽ tiến hành tiếp những người bạn của nạn
nhân, ví dụ như khi mất mật khẩu Email hay các ứng dụng Chat và mạng xã
hội.

Phising là kiểu tấn công nguy hiểm, đánh thẳng vào sự sơ hở của người dùng
Bạn đang xem một email xác nhận từ ngân hàng, eBay, PayPal hay các hãng
tài chính khác cảnh báo rằng bạn phải kích vào một liên kết để đăng nhập
vào tài khoản của bạn với một số lý do nào đó như cập nhật, kiểm chứng
thông tin hay thậm chí với mục đich bảo vệ.
1.2 Các kiểu Phising thường gặp
1.2.1 : Phising qua Email
Giả sử một ngày nào đó bạn mở email ra và nhận được thông báo từ ngân
hàng. Bạn đã từng nhận email từ ngân hàng này trước đó nhưng email này
có vẻ đáng nghi ngờ, đặc biệt là nó yêu cầu bạn trả lời ngay lập tức nếu
không tài khoản của bạn sẽ bị đóng. Bạn sẽ làm gì?
Những thông báo như thế này hoặc tương tự là những ví dụ của Phishing –
lừa đảo trực tuyến, một phương pháp của identity theft – ăn cắp dữ liệu cá
nhân. Ngoài việc ăn trộm thông tin cá nhân và dữ liệu về tài chính, kẻ
chuyên lừa đảo trực tuyến (phisher) có thể lây nhiễm máy tính với virus và
thuyết phục mọi người tham gia một cách vô thức vào việc rửa tiền.
Hầu hết mọi người gặp lừa đảo trực tuyến với email lừa đảo hoặc giả danh
ngân hàng, công ty tín dụng hoặc các doanh nghiệp như Amazon và eBay.
Những email này trông rất giống thật và cố gắng thuyết phục mọi nạn nhân
tiết lộ thông tin cá nhân. Tuy nhiên, thông báo dạng email chỉ là một phần
nhỏ của lừa đảo trực tuyến.
Từ đầu đến cuối, quá trình này bao gồm:
1. Lên kế hoạch: Những kẻ lừa đảo trực tuyến xác định mục tiêu doanh
nghiệp nào “xứng đáng” là nạn nhân và xác định cách lấy địa chỉ email
khách hàng của doanh nghiệp đó. Chúng thường sử dụng cách gửi nhiều
email và phương pháp thu thập địa chỉ email như những spammer.
2. Thiết lập: Sau khi xác định được doanh nghiệp và nạn nhân, phisher sẽ
tìm cách để phát tán email và thu thập dữ liệu. Thông thường, chúng sử dụng
địa chỉ email và một trang web nào đó.
3. Tấn công: Đây là bước mọi người đều biết – phisher sẽ gửi một thông

báo giả mạo, như đến từ một nguồn đáng tin cậy.
4. Thu thập: Phisher sẽ thu thập thông tin mà nạn nhân điền vào các trang
Web hoặc các cửa sổ pop-up.
5. Ăn cắp dữ liệu cá nhân và lừa đảo: Phisher sử dụng thông tin mà chúng
thu thập được để thực hiện mua bán bất hợp pháp hoặc thậm chí là thực hiện
lừa đảo.
Nếu những kẻ lừa đảo trực tuyến muốn sắp xếp một cuộc tấn công khác, hắn
sẽ xác định tỷ lệ thành công và thất bại của một vụ lừa đảo đã thành công rồi
bắt đầu lại quá trình.
Nếu mọi người không tiết lộ thông tin về tài khoản ngân hàng, số thẻ tin
dụng hoặc mật khẩu, phisher sẽ tiến hành thêm bước phụ để lừa đảo nạn
nhân đưa cho chúng những thông tin này. Những kiểu lừa đảo để lấy thông
tin được gọi là social engineering – kỹ thuật lừa đảo.
Phisher thường sử dụng logo thực của một công ty và sao chép email hợp
pháp của họ, thay thế đường link để dẫn nạn nhân tới trang lừa đảo của
chúng. Chúng sẽ sử dụng các địa chỉ giả mạo trong mục “From” và “Reply-
to” của email và chỉnh sửa đường link để làm chúng trông hợp pháp hơn.
Tuy nhiên, chỉnh sửa lại diện mạo của một email chỉ là một phần của quá
trình.
Hình 1.2.1 : Phising qua email
Hầu hết các thông báo lừa đảo luôn đưa ra những lý do để khiến nạn nhân
hành động nhanh, làm trước nghĩ sau. Những thông báo này thường cảnh
báo nạn nhân rằng tài khoản của họ sẽ bị đóng nếu không phản hồi nhanh
chóng. Một số lừa nạn nhân với những cuộc mua bán mà họ chưa từng làm.
Bởi nạn nhân không muốn mất tiền mà họ thực sự không muốn, nạn nhân sẽ
kích theo đường link và mở cửa cho những kẻ lừa đảo có được một số thông
tin quan trọng.

Ngoài ra, rất nhiều người tin vào những quy trình tự động, cho rằng chúng
vô hại bởi con người. Đó là lý do tại sao rất nhiều tin nhắn khẳng định rằng

những thử nghiệm trên máy tính hoặc các quy trình tự động khác có thể làm
tiết lộ những sai sót liên quan tới tài khoản của nạn nhân. Nạn nhân cũng rất
hay tin rằng ai đó ai đó đang cố gắng đột nhập vào tài khoản của mình hơn
là tin rằng máy tính đang có lỗi.
1.2.2 : Một số phương thức khác
E-mail là cách hay được sử dụng nhất để thu hút lừa đảo. tuy nhiên, một số
kẻ còn tìm kiếm nạn nhân thông qua:
• Tin nhắn nhanh
• Tin nhăn điện thoại
• Phòng chat
• Quảng cáo giả
• Bảng thông báo và danh sách email
• Các trang tìm việc giả mạo
+ Sử dụng địa chỉ sai, giả mạo của một trang Web hoặc sử dụng tên miền
quốc tế để tái tạo lại địa chỉ URL với những kí tự khác hơn một chút.
+ Sử dụng tên công ty vào địa chỉ URL nhưng với một tên miền khác.
+ Sử dụng định dạng thay thế, như hệ thập lục phân để hiển thị địa chỉ URL.
+ Kết hợp sử dụng các hướng dẫn để đổi hướng tới những địa chỉ URL đáng
tin cậy.
+ Sử dụng HTML để hiển thị đường link giả. Ví dụ, một đường link trông
giống như sẽ dẫn bạn tới một bài báo nhưng thực chất nó lại hướng bạn tới
toàn bộ các bài khác.
• Đồ họa. Bằng cách xác định tài khoản và trình duyệt mà “con mồi” đang
sử dụng, phisher thay thế hình ảnh của thanh địa chỉ và khóa bảo vệ lên
thanh địa chỉ thực.
• Cửa sổ pop-up và frames. Cửa sổ pop-up chứa mã độc có thể xuất hiện
trên trang web mà bạn đang xem hoặc frame ẩn xung quanh trang có thể
chứa mã độc.
• HTML. Một số email lừa đảo trông như vô hại nhưng lại chứa các địa chỉ HTML ẩn
cùng với các đường dẫn giúp email này vượt qua được cách chương trình chống spam.

• Cache DNS chứa mã độc. Cách gọi khác là pharming, khi phisher thay
đổi thông tin server DNS. Điều này khiến mọi người truy cập vào một địa
chỉ Web giả trực tiếp từ một địa chỉ nào đó. Pharming rất khó để có thể phát
hiện và có thể làm hại nhiều nạn nhân trong cùng một lúc.
Những kẻ lừa đảo có thể sử dụng một máy tính trung gian giữa nạn nhân với
trang Web để ghi lại những giao dịch của nạn nhân. Chúng cũng có thể tận
dụng những trang Web có bảo mật kém và điển mã độc vào một trang nào
đó. Ngoài ra, những phisher sử dụng các phương pháp này sẽ không phải
ngụy trang cho đường link của chúng bởi trang Web mà chúng lợi dụng là
một trang hợp pháp, nạn nhân sẽ không có bất kì nghi ngờ nào về việc thông
tin của họ sẽ bị ăn trộm.
Ngoài ra, phisher có thể sử dụng các chương trình chứa mã độc trong các
chiêu lừa của mình:
• Trojans giúp khóa phím và chụp màn hình giúp ghi lại và gửi thông báo
mọi thông tin tới phisher.
• Trojans truy cập từ xa, biến máy tính của nạn nhân thành máy trung gian,
phisher sử dụng máy trung gian này để phát tán email lừa đảo khác hoặc là
máy chủ cho một trang Web giả.
• Người máy ảo thực hiện các cuộc trò chuyện với nạn nhân trong phòng
chat hoặc điều phối một mạng ảo.
• Spyware theo dõi và ghi lại những hoạt động của người dùng trên mạng,
giúp phisher có thể lên kế hoạch cho vụ tấn công.
3. Cách phòng tránh Phising
2.1. Nhận dạng Phising và Fake Login
Phần lớn Phising đánh vào tâm ly của nạn nhân do chủ quan, tò mò, hay
sự hiếu kỳ, rất hay mắc bẫy những scammer, Phising chủ yếu được gửi
qua email, các diễn đàn, hay Pop Up… khi nạn nhân click vào và điền
thông tin vào, những thông tin này sẽ được gửi đến Scammer, và vô tình
chúng ta bị mất thông tin, trong đó có những thông tin vô cùng quan
trọng, như tài khoản ngân hàng, số chứng minh thư, tài khoản mạng xã

hội, email, hay yahoo, và bạn bè của chúng ta trong mạng xã hội… cũng
vô tình là nạn nhân tiếp theo của trò lừa Phising này. Vì thế vấn đề nhận
dạng Phising và phòng tránh là rất quan trọng đối với mỗi chúng ta.
+ Chống lừa đảo qua email, Yahoo Messenger, các mạng xã hội, diễn
đàn
Tuyệt đối khi nhận được email có nội dung gửi từ một ngân hàng, yêu
cầu cung cấp tài khoản, hoặc một tài khoản nào đó của bạn, hoặc yêu cầu
bạn click vào một trang website để làm theo yêu cầu, hoặc các đường
link có nguồn gốc không rõ ràng trên YM, các mạng xã hội, diễn đàn…
bạn tuyệt đối không Click vào đấy rất dễ đưa bạn đến một website giả, và
ăn cắp thông tin của bạn, vì các ngân hàng sẽ không bao giở gửi mail yêu
cầu bạn cung cấp thông tin tài khoản, cũng như các Website uy tín, sẽ có
những quy định rất nghiêm về vấn đề bảo mật.
+ Chống lừa đảo trực tuyến.
Các bước bạn thường dùng để bảo vệ máy tính của bạn như sử dụng
firewall và phần mềm diệt virus, cũng có thể giúp bạn tránh khỏi lừa đảo
trực tuyến. Bạn có thể hiển thị chứng chỉ số SSL của trang Web và bản
kê in sẵn của ngân hàng hoặc thẻ tín dụng để có thêm những biện pháp
bảo mật.
Ngoài ra, phisher có xu hướng để lại một số dấu hiệu trong email thông
báo và địa chỉ Web. Khi bạn đọc email, hãy chú ý tới:
1. Các câu chào chung chung, như “Dear Customer”. Nếu ngân hàng
bạn đang gửi tiền gửi cho bạn một thông báo chính thức, sẽ có tên đầy
đủ của bạn trong đó (gần đây một số phisher đã chuyển sang kiểu lừa
mới - spear phishing – bao gồm thông tin cá nhân của bạn)
Hình 2.1 Nhận dạng Phising lừa đảo trực tuyến.
2. Đe dọa về tài khoản của bạn và yêu cầu người dùng phải có hành động
ngay, ví dụ như “hãy trả lời trong vòng 5 ngày, nếu không chúng tôi sẽ đóng
tài khoản của bạn”.
3. Yêu cầu thông tin cá nhân. Hầu hết các doanh nghiệp không yêu cầu bạn

cung cấp thông tin cá nhân thông qua điện thoại hoặc email trước khi lừa
đảo trực tuyến trở nên phổ biến.
4. Những đường link khả nghi. Đường link dài hơn bình thường, sai chính tả
cũng có thể là dấu hiệu của lừa đảo trực tuyến. Sẽ an toàn hơn nếu bạn địa
chỉ của trang Web trong trình duyệt, hơn là kích vào bất kì đường link nào
trong email.
5. Sai chính tả trầm trọng
Hình 2.2
Số liệu
thống kê
Quy
4/2012
(Nguồn
antiphishing.org)
Nếu nhận được một email mà bạn tin là của những kẻ lừa đảo trực tuyến,
bạn không nên: trả lời lại, kích vào đường link có trong email hoặc điền
những thông tin cá nhân. Thay vào đó, bạn nên tìm cách thông báo với
doanh nghiệp đang bị chúng giả mạo. sử dụng trang Web hoặc số điện thoại
của họ hơn là đi theo các đường link trong email giả mạo.
Nếu bạn tin rằng mình đã gửi thong tin cá nhân cho một phisher, bạn nên gửi
thông báo tới:
• Công ty đã bị giả mạo
• Các ngân hàng, tổ chức tín dụng để họ đóng các thông tin cá nhân của bạn
• Thông báo tới trụ sở công an gần nhất
Ngoài ra, bạn nên đổi mật khẩu tại trang mà bạn vừa mới bị lừa. Nếu sử
dụng mật khẩu chung cho nhiều trang Web, bạn cũng nên đổi hết mật khẩu
cho các trang đó.
Chúng ta thử lấy một ví dụ một email giả mạo danh ngân hàng Citibank gửi
dến kháchhàng.
//




Received: from host70-72.pool80117.interbusiness.it
([80.117.72.70]) by mailserver with
SMTP id <20030929021659s1200646q1e>; Mon, 29 Sep
2012 02:17:00 +0000Received: from sharif.edu [83.104.131.38] by host70-
72.pool80117.interbusiness.it (Postfix) with ESMTP id EAC74E21484B for
<>; Mon, 29 Sep 2003 11:15:38 +0000Date:
Mon, 29 Sep 2003 11:15:38 +0000 From: Verify
<>Subject: Citibank E-mail Verification: e-
To: E-Response <>
References: <> In-Reply-To:
<> Message-ID:
<>Reply-To: Verify <>
Sender: Verify <> MIME-Version: 1.0 Content-Type:
text/plain Content-Transfer-Encoding: 8bit
Dear Citibank Member, This email was sent by the Citibank server to
verify your e-mail address. You must complete this process by clicking
on the link below and entering in the small window your Citibank
ATM/Debit Card number and PIN that you use on ATM. This is done for your
protection -t- becaurse some of our members no longer have access to
their email addresses and we must verify it.
To verify your e-mail address and access your bank account, click on the
link below. If nothing happens when you click on the link (or if you use
AOL)K, copy and paste the link into the address bar of your web browser.
:ac=/3/?
3X6CMW2I2uPOVQW y
Thank you for using Citibank!
C

This automatic email sent to: Do not reply
to this email.
R_CODE: ulG1115mkdC54cbJT469
//


Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy một số diểm “thú vị” của email này: Về
nội dung thu: Rõ là câu cú, ngữ pháp lộn xộn, có cả những từ sai chính tả, ví
dụbecaurse, this automatic,… Và ai cung rõ là diều này rất khó xảy ra dối
với một ngân hàng vì các email dều duợc “chuẩn hóa” thành những biểu
mẫu thống nhất nên chuyện “bị sai” cần phải duợc xem lại.
Có chứa những ký tự hash-busters – là những ký tự dặc biệt dể vuợt qua các
chuong trình lọc thu rác (spam) - dựa vào kỹ thuật hash-based spam nhu “-
t-“, “K” ở phần chính thu và “y”, “C” ở cuối thu. Nguời nhận khác nhau sẽ
nhận những spam với những hash-busters khác nhau. Mà một email thật, có
nguồn gốc rõ ràng thì dâu cần phải dùng dến các “tiểu xảo” dó.
Phần header của email không phải xuất phát từ mail server của Citibank.
Thay vì mango2-a.citicorp.com (mail server chính của Citybank ở Los
Angeles) thì nó lại dến từ Italia với dịa chỉ host70-
72.pool80117.interbusiness.it (80.117.72.70) vốn không thuộc quyền kiểm
soát của CityBank.
Ta xem tiếp liên kết ở dưới
:ac=piUq3027qcHw003nfuJ2@sd9
6V.pIsEm.NeT/3/?3X6CMW2I2uPOVQW
Nhìn thoáng quá thì có vẻ là xuất phát từ Citibank, nhung thực tế bạn hãy
xem doạn phía sau chữ @. Ðó mới là dịa chỉ thật và sd96V.pIsEm.Net là
một dịa chỉ giả hoàn toàn chẳng có liên quan gì dến Citibank.
Kẻ tấn công đã lợi dụng lỗ hổng của trình duyệt web để thực thi liên kết giả.
Hai điểm yếu thường dùng
- Sử dụng k tự @. Trong liên kết, nếu có chứa ky tự @ thì trình duyệt

hiểu thành phần đứng trước ky tụ này chỉ là chú thích, nó chỉ thực thi
các thành phần đứng sau ky tự @. Ví dụ link trên thì đường dẫn thực
sự là sd96v.plsEm.net/3/?3X
- Sử dụng k tự %01. Trình duyệt sẽ không hiển thị những thông tin nằm
sau ky tự này Ví dụ <a href=” %
01@
liên kết</a>. Lúc dó khi bạn dua trỏ chuột vào Tên liên kết thì trên
thanh trạng thái chỉ hiển thị thông tin ở phía truớc ký tự %01.
Với web giả Nếu nhấn vào liên kết ở email dó nó dua bạn dến một trang
dang nhập (giả). Dù bên ngoài nó giống hệt trang thật, ngay cả dịa chỉ hay
thanh trạng thái nhìn cũng có vẻ thật. Nhung nếu bạn xem kỹ liên kết trên
thanh address bar thì bạn sẽ thấy ở phía sau chữ @ mới là dịa chỉ thật.
Bạn cũng có thể xem view source của trang, từ đó bạn cũng có thể biết được
trang đó là giải mạo dựa vào những đoạn Code của website đó.
Một khi bạn hiểu duợc cách thức tấn công thì chắc rằng bạn cung sẽ có cách
đối phó thích hợp.
2.2 Cách phòng tránh Phising
Phising chủ yếu đánh vào tâm ly người dùng, vì thế hiểu được bản chất của
Phising chúng ta sẽ có cách đối phó thích hợp
+ Phising chủ yếu tấn công qua môi trường email, những email spam, các
đường link trên các mạng xã hội, YM, hay các diễn đàn, vì thế bạn tuyệt đối
không nên Click vào các đường link không rõ ràng.
2.2.1 Phòng chống Phishing với Trust watch Toolbar
Hiện nay, số vụ lừa đảo trên Internet đang ngày càng gia tăng. Để chủ động
phòng chống nạn phishing này, mời bạn hãy thử qua TWT – một trình
phòng chống phishing đính kèm cho trình duyệt Web Internet Explorer.
Ngay sau khi hoàn tất quá trình cài đặt và kích hoạt, thanh công cụ TWT sẽ
xuất hiện trong trình duyệt Internet Explorer. Bạn sẽ được đưa đến
. Đây là trang chủ của dịch vụ kiểm tra
và xác thực Web site.

Để kiểm tra độ bảo mật và tính an toàn khi chia sẻ thông tin trên một Web
site nào đấy, bạn hãy nhập vào địa chỉ trang chủ của Web site này trong mục
ENTER A WEB ADDRESS HERE rồi nhấn nút GO.
Nếu đèn xanh lá cây Verified bật sáng, thì bạn đã có thể an tâm khi cung cấp
những thông tin cá nhân nhạy cảm của mình trên Internet. Nếu đèn vàng Not
Verified bật sáng thì bạn cần phải hết sức cẩn thận khi trao đổi thông tin cá
nhân trên Web site này. Còn khi bắt gặp đèn đỏ Warning thì bạn tuyệt đối
không nên chia sẻ bất kỳ một thông tin nhạy cảm nào bởi lẽ đây là Web site
có tỷ lệ bị đạo tặc tấn công là rất lớn. Hãy nhấn nút Report Fraud mỗi khi
bạn phát hiện những Web site nguy hiểm này.
Với dung lượng siêu gọn và rất lý tưởng cho việc download (chỉ 547 KB),
tương thích trên các hệ điều hành Windows như 9x/Me/NT/2000/XP và
trình duyệt Internet Explorer 5.01 trở lên, phiên bản miễn phí (freeware) của
TWT được cung cấp
+ Hãy thận trọng. Bạn không nên chủ quan dựa vào những nhận thức cá
nhân để phân biệt giữa các hành vi hợp pháp và các hành vi không hợp pháp
của các yêu cầu cung cấp thông tin bí mật. Phishers và Pharmer là là những
kẻ rất tinh vi và rất hiểu người sử dụng.
+ Không bao giờ cung cấp các thông tin cá nhân cho các doanh nghiệp, hoặc
một ai đó nếu bạn không biết, đặc biệt là chưa từng tiếp xúc hoặc liên lạc.
+ Xoá tất cả các email có yêu cầu tiết lộ thông tin cá nhân. Nếu bạn tin rằng
các yêu cầu đó là hợp pháp, hãy sử dụng điện thoại để kiểm tralại các yêu
cầu này, sau đó hãy chia sẻ thông tin qua điện thoại.
+ Mua và cài đặt phần mềm phòng chống phishing với các giải pháp phòng
chống phishing và pharming của các hãng có cung cấp giải pháp này ví dụ
như các sản phẩm của Trend Micro
+ Hãy lưu đảm bảo rằng các bản vá được cập nhập, đặc biệt là các bản vá
của hệ thống IM, email
+ Kiểm tra với ISP của bạn để biết được bạn đang được bảo vệ trước
nạn phishing và pharming tại cấp độ nào.

2.2.2 Cách chặn tấn công phishing trong Firefox 3
Để bảo vệ người dùng tránh được các tân công nguy hiểm này, các trình
duyệt web ngày nay đã có nhiều cải thiện và thông minh hơn nhiều so
với những trình duyệt web trước kia. Thể hiện trong Firefox 3 là một hệ
thống chống phishing (anti-phishing) tỏ ra khá hữu hiệu trong việc bắt
các cố gắng phishing. Tuy nhiên nếu chỉ Firefox tham gia vào quá trình
bảo vệ chống lại các tấn công phishing thì chưa đủ, các bạn vẫn cần phải
biết một số cách cơ bản để tự phòng chống. Ngoài các kiến thức cơ bản
về chống phishing, trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn
cách bổ sung thêm các biện pháp ngăn chặn để Firefox có thể chống lại
các tấn công phishing tốt nhất, cũng như test trình duyệt của bạn để bảo
đảm rằng nó có thể bắt các cố gắng tốt nhất.
Trước khi đi sâu vào những chi tiết nâng cao, chúng ta hãy xem qua những
gì Firefox cung cấp ở dạng mặc định. Tính năng đi kèm làm việc bằng cách
đối chiếu site mà bạn đang ghé thăm với một danh sách các site mã độc đã
được biết trước. Cách thức này đươc dựa trên giao thức duyệt an toàn của
Google (Protocolv2Spec).
Mặc định tính năng này được bật; mặc dù vậy, nếu bạn muốn chắc chắn biết
được điều đó, hãy mở cửa sổ Preferences và kích vào tab Security (hình A).
Từ bên trong tab này, bạn sẽ thấy cả hai mục Block Reported Attack Sites và
Block Reported Web Forgeries đều đã được tích. Nếu một trong hai hộp
kiểm đó không được tích thì bạn hãy tích vào đó và đóng cửa sổ Preferences.
Hình 2.2.1 : Tính năng chặn Phising trong Firefox
Không có cấu hình nào phục vụ cho các biện pháp chống phishing đi kèm.
Tuy nhiên những gì xảy ra ở chế độ mặc định là hoàn toàn chưa đủ. Dù sự
phòng chống mặc định này có tốt như thế nào đi chăng nữa thì vẫn có kẻ có
thể tấn công vào bạn. Chính vì vậy, trong trường hợp này, câu châm ngôn
“càng ít càng tốt” sẽ là áp dụng không đúng chỗ. Vậy những gì bạn cần thực
hiện ở đây?
Thứ đầu tiên mà bạn cần thực hiện là cài đặt Petname Tool add-on, đây là

add-on cho phép bạn đặt tên tất cả các site an toàn mà bạn thường ghé thăm
bằng các “tên thân mật”, các tên này sẽ được bổ sung vào bộ nhận dạng mã
hóa. Sau khi thực hiện như vậy, lần sau khi ghé thăm site đó, bạn sẽ thấy
“tên thân mật” mà bạn cung cấp cho site trong cửa sổ Pet Name trên thanh
toolbar của mình. Để cài đặt Petname Tool, bạn hãy thực hiện theo các bước
sau:
• Mở cửa sổ Add-Ons của bạn.
• Nhập vào từ khóa tìm kiếm “petname” (không có dấu trích dẫn).
• Chọn Petname Tool add-on và kích nút Install.
• Khởi động lại Firefox.
Lúc này nó add-on sẽ được cài đặt, bạn sẽ thấy thanh Petname Tool. Thông
thường thì thanh bar này sẽ nằm ở phía phải thanh bar tìm kiếm Search của
bạn, xem thể hiện trong hình B bên dưới.
Hình 2.2.2 : Mặc định tất cả các site sẽ được gắn tiêu đề “unknown site” cho tới khi
chúng được đặt tên
Chúng ta hãy làm một thử nghiệm với việc đặt tên cho Paypal. Truy cập vào
địa chỉ www.paypal.com và nhập vào “Paypal” (không có trích dẫn) trong
thanh bar Petname Tool và nhấn Enter. Khi nhập vào “tên thân mật” đó, bạn
sẽ thấy có một thông báo cho bạn biết rằng khi kích thư mục Petname (nằm
trong Bookmarks toolbar) thì “tên thân mật” Paypal sẽ xuất hiện.

Hình 2.2.3 : Danh sách những site tin cậy của bạn
Sau khi đã đặt tên cho site, quay trở lại site và kiểm tra thanh bar Petname
Tool. Lúc này bạn sẽ thấy “tên thân mật” xuất hiện. Nếu một site nào đó là
một site giả mạo đang đánh lừa là site của bạn, “tên thân mật” mà bạn đã đặt
cho site đó sẽ không xuất hiện.
Bạn có thể test Firefox để bảo đảm sự ngăn chặn phishing đang làm việc.
Những gì bạn cần thực hiện lúc này là truy cập
/>Nếu bạn thấy một cảnh báo hiển thị trong hình D thì Firefox đang bảo vệ
bạn.

Hình 2.2.4 : Hiện thị Firefox đang bảo vệ bạn bởi Phising.
Phishing là một hành động tấn công mà chúng ta không thể chống lại chúng một sớm một
chiều, cách tốt nhất vẫn là tạo một sự bảo vệ thích hợp nếu có thể. Với hai add-on mà và
tính năng bảo vệ đi kèm của Firefox, chúng ta sẽ có được những phương tiện mạnh mẽ
hơn trong việc chống lại các tân công giả mạo.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×