Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

câu hỏi và đáp án thi vấn đáp thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 134 trang )

Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

1

CÂU HỎI ÔN TẬP THI VẤN ĐÁP THANH TOÁN QUỐC TẾ
CHƢƠNG I; TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
CHƢƠNG II: CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NƢỚC CHXHCN VIỆT NAM
CHƢƠNG III: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
CHƢƠNG V: HỐI PHIẾU
CHƢƠNG VI: SÉC QUỐC TẾ VÀ THẺ NGÂN HÀNG
CHƢƠNG VII: CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN KHÔNG KÈM CHỨNG TỪ
Phƣơng thức thanh toán chuyển tiền và ghi sổ
Phƣơng thức thanh toán bảo lãnh và tín dụng dự phòng
CHƢƠNG VIII: PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ THƢƠNG
MẠI
Phƣơng thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
Phƣơng thức tín dụng chứng từ và thƣ ủy thác mua











Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

2




CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1. Trình bày khái niệm về thanh toán quốc tế. Sự khác nhau giữa thanh toán quốc tế
và thanh toán quốc nội là gì?
- Khái niệm TTQT:
(GTr p.11): Qua trao đổi các hoạt động kinh tế và thƣơng mại giữa các quốc gia làm phát sinh
các khoản thu và chi bằng tiền của nƣớc này đối với một nƣớc khác trong từng giao dịch hoặc
trong từng định kỳ chi trả do hai nƣớc quy định. Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia
phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia nhƣ quy
định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phƣơng thức đòi và chi
trả tiền tệ. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc
gia.
Rút gọn (slide cô Phƣơng): Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán (bao gồm chủ thể
tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và phƣơng thức thanh toán…) tạo thành thanh
toán quốc tế giữa các quốc gia.
Hoặc (slide cô Quy): Thanh toán quốc tế là chỉ việc chi trả các nguồn tiền liên quan tới các hợp
đồng kinh tế, tài chính giữa ngƣời cƣ trú và ngƣời không cƣ trú, mà kết quả của nó sẽ làm tăng
giảm ngoại hối của một quốc gia.
- Sự khác nhau giữa thanh toán quốc tế và thanh toán quốc nội: yếu tố ngoại quốc. (phân
tích rõ hơn xem câu 3).

2. Phân tích những yếu tố cấu thành của cơ chế TTQT? (GTr p.12 & slide cô Phƣơng)
- Các chủ thể tham gia TTQT:
 NHTW: là đại diện cho CP các quốc gia. NHTW thay mặt CP ký kết và thực hiện
các hiệp định về tiền tệ và tín dụng quốc tế; là NH của các NH trong hoạt động tiền tệ và TTQT.
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

3


 NHTM: là chủ thể chủ yếu của các trung gian tài chính. NHTM thực hiện chức
năng trung gian tín dụng – chức năng cơ sở; chức năng trung gian thanh toán; và chức năng tạo
ra những công cụ lƣu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt thực hiện có hiệu quả chức năng
phƣơng tiện lƣu thông của tiền tệ (Séc, NCDs,…)
 Các chủ thể khác: tham gia TTQT với tƣ cách là ủy thác cho NH thu và chi hộ.
Các chủ thể này gồm các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong lĩnh vực phi NH nhƣ kinh doanh
XNK hh, XNK lao động và chuyên gia, du lịch, vận tải, bảo hiểm, đầu tƣ và các hoạt động ngọai
giao, quân sự…
- Lựa chọn tiền tệ: tiền tệ đƣợc phân loại theo các căn cứ sau: (xem câu 9)
 Phạm vi sử dụng tiền tệ: tiền tệ thế giới (world currency), tiền tệ quốc tế
(international), tiền tệ quốc gia (national); (xem thêm câu 5)
 Sự chuyển đổi của tiền tệ: tiền tệ tự do chuyển đổi (free convertible), tiền tệ
chuyển khoản (transferable), tiền tệ clearing; (xem thêm câu 6)
- Các công cụ TT: Hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc quốc tế và Thẻ NH.
- Các phương thức TT: là các cách, nội dung và điều kiện để tiến hành thu và chuyển trả
tiền đƣợc các NH và các bên ủy thác thỏa thuận. Phƣơng thức TTQT đƣợc phân loại nhƣ
sau:
 Căn cứ vào TT có kèm chứng từ hay không: nhóm TT không kèm chứng từ
(chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu trơn, thƣ bảo lãnh, thƣ tín dụng dự phòng); nhóm TT kèm chứng từ
thƣơng mại (nhờ thu kèm chứng từ, tín dụng chứng từ, ủy thác mua).
 Căn cứ vai trò của NH: trực tiếp ( chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu); gián tiếp (thƣ bảo
lãnh, thƣ tín dụng dự phòng, tín dụng chứng từ, ủy thác mua).
 Căn cứ phƣơng tiện chuyển các lệnh: thƣ truyền thống và thƣ điện tử.

3. Phân tích đặc điểm hoạt động TTQT? (SGK p.41)

- TTQT khác thanh toán quốc nội chủ yếu là ở yếu tố ngoại quốc, thể hiện trên các thành
tố cụ thể sau:
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế


4

 Chủ thể tham gia thanh toán là những người cư trú và người phi cư trú, không
phân biệt là chung quốc tịch hay khác quốc tịch giữa những người phi cư trú với nhau.
Chú ý: theo quy định của Pháp lệnh ngoại hối VN 2005, khoản 2 Điều 4: Ngƣời cƣ trú là tổ
chức, cá nhân thuộc các đối tƣợng sau đây:
a) Tổ chức tín dụng đƣợc thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ
chức tín dụng);
b) Tổ chức kinh tế đƣợc thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tƣợng quy định
tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);
c) Cơ quan nhà nƣớc, đơn vị lực lƣợng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã
hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
d) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nƣớc ngoài;
đ) Văn phòng đại diện tại nƣớc ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản
này;
e) Công dân Việt Nam cƣ trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cƣ trú ở nƣớc ngoài có thời
hạn dƣới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm
đ khoản này và cá nhân đi theo họ;
g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nƣớc ngoài;
h) Ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trƣờng hợp
ngƣời nƣớc ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao,
lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nƣớc ngoài tại Việt Nam.
 Tiền tệ TT đƣợc chuyển khoản từ tài khoản ngƣời phi cƣ trú sang tài khoản ngƣời
cƣ trú hoặc giữa tài khỏan 2 ngƣời phi cƣ trú với nhau không kể tìa khoản đó mở ở 1 NH hay ở 2
NH ở trong cùng một quốc gia hay ở hai quốc gia khác nhau.
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

5


 Tiền tệ đƣợc sử dụng trong TTQT là ngoại tệ đối với một trong hai nƣớc hoặc có
thể là nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ. Nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ bao gồm những loại sau:
- Ngƣời nƣớc ngoài XK hh vào một nƣớc khác thu bằng tiền tệ nƣớc đó và sau đó dùng đồng nội
tệ này để TT hàng NK từ nƣớc này;
- Theo luật đầu tƣ nƣớc ngoài của phần lớn các nƣớc, các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc chia lãi
bằng nội tệ và đƣợc quyền chuyển đổi số lãi đầu tƣ này ra bất cứ ngoại tệ nào để chuyển về nƣớc
hoặc để tái đầu tƣ vào nƣớc sở tại hoặc dùng để mua hàng của nƣớc sở tại để xuất ra nƣớc ngoài;
- Theo phƣơng thức A/P, ngƣời NK nƣớc ngoài phải chuyển ngoại tệ vào “tài khoản ủy thác
mua” tại một NH nƣớc XK để “mua” bộ chứng từ giao hàng đã có sự xác nhận của đại diện
ngƣời NK đóng ở nƣớc XK sau khi giao hàng; nếu đồng tiền ghi trên tài khỏan này là đồng nội tệ
của nƣớc XK, thì đồng nội tệ đó đƣợc coi là cso nguồn gốc ngoại tệ và tham gia vào TTQT.
- Hoạt động TTQT là một loại dịch vụ mà NH cung ứng cho khách hàng: dịch vụ TTQT
cũng mang những đặc điểm của các dịch vụ truyền thống (tính vô hình, quá trình cung
ứng và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời và không thể lƣu trữ đƣợc), và các đặc điểm
riêng sau:
 Cung ứng dịch vụ qua biên giới quốc gia: chỉ có dịch vụ đƣợc chuyển qua biên
giới còn ngƣời cung ứng thì không xuất hiện trên lãnh thổ nƣớc tiêu dùng dịch vụ đó.
 Tiêu dùng dich vụ ở nƣớc ngoài: ngƣời thụ hƣởng dịch vụ không cùng lãnh thổ
với ngƣời cung ứng.
 Hình thành đại lý dịch vụ ở nƣớc ngƣời tiêu dùng dịch vụ: các NH thƣờng thiết
lập quan hệ đại lý với các NH sở tại hoặc thành lập chi nhánh, vp đại diện để thực hiện TTQT
hiệu quả hơn.
- Hoạt động TTQT chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn: không gian TTQT rộng, thời gian TT
dài, cơ sở vật chất kỹ thuật các quốc gia không đồng đều, môi trƣờng pháp lý chƣa đồng
bộ, trình độ nguồn nhân lực còn chênh lệch.
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

6

- Hệ thống TTQT phát triển ngày một hoàn thiện, TTQT điện tử dần dần thay thế cho

TTQT bằng chứng từ truyền thống: sự phát triển của công nghệ điện tử và thông tin kỹ
thuật số (IEFTS, CHIPS).

4. Phân tích vai trò của TTQT trong nền kinh tế quốc dân?
(
- Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nƣớc.
Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi
trong nƣớc mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nƣớc với môi
trƣờng kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối
ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đƣờng tất yếu trong chiến lƣợc
phát triển kinh tế đất nƣớc thì vai trò hoạt động của TTQT ngày càng đƣợc khẳng định.

- TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. TTQT
là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức
thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ,
tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình lƣu thông hàng hóa trên
phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động TTQT đƣợc tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến
hoạt động lƣu thông hàng hóa tiền tệ giữa ngƣời mua, ngƣời bán diễn ra trôi chảy, an toàn
hơn.

- TTQT làm tăng cƣờng các mối quan hệ giao lƣu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá
trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể
tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lƣợng thanh toán không dùng tiền
mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lƣợng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam.

5. Phân biệt tiền tệ thế giới và tiền tệ quốc gia? (SGK & slide cô Quy)
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

7



Tiền tệ thế giới
Tiền tệ quốc gia
Khái
niệm
Là tiền tệ đƣợc tất cả các quốc gia đương
nhiên thừa nhận làm phƣơng tiện TTQT
và dự trữ quốc tế.
VD: vàng (hiện nay vàng là tiền tệ thế
giới duy nhất)
Là tiền tệ của từng quốc gia riêng biệt,
đƣợc phát hành, tồn tại và lƣu thông là
do luật định từng nƣớc.
VD: USD, GBP, JPY, VND…
Đặc
điểm
- Không dùng vàng để thể hiện giá cả
cũng nhƣ tính toán tổng giá trị hợp đồng.
- Không dùng vàng để thanh toán hàng
ngày cho các giao dịch hay theo từng hợp
đồng.
- Vàng là tiền tệ dự trữ của các quốc gia
trong TTQT.
- Vàng chỉ đƣợc dùng làm tiền tệ chi trả
nợ giữa các qg sau khi không tìm đƣợc
các công cụ trả nợ nào khác thay thế, là
phƣơng tiện TT cuối cùng giữa 1 NHTW
của 2 nƣớc với nhau.
- Tiền tệ qg không đƣợc tự do đổi ra
vàng thông qua hàm lƣợng vàng.

- Hầu hết tiền tệ qg đều bị thả nổi.
- Các đồng tiền qg hầu hết không ổn
định.
- Tiền tệ qg trong TTQT phụ thuộc vào
vị trí của tiền tệ đó trên thị trƣờng tiền tệ
quốc tế cũng nhƣ sự lựa chọn của các
bên.
- Mức độ quản lý ngoại hối giữa các
nƣớc là không giống nhau.


6. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các loại tiền tệ: tiền tệ tự do chuyển đổi,
tiền tệ chuyển khoản, tiền tệ clearing? (GTr & slide cô Quy)
- Giống nhau:
- Khác nhau:

Tiền tệ tự do chuyển đổi
Tiền tệ chuyển khoản
Tiền tệ clearing
Khái
niệm
Là đồng tiền qg hay khu
vực mà luật của qg hay
khu vực đó cho phép họ
Là đồng tiền đƣợc quy định
là những khoản thu nhập
bằng đồng tiền này sẽ đƣợc
Là đồng tiền quy định
trong hiệp định thanh toán
bù trừ hai bên, ký kết giữa

Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

8

đƣơc tự do chuyển đổi
đồng tiền này ra đồng
tiền khác ở trong nƣớc
hoặc ngoài nƣớc.
ghi vào tài khỏan mở của NH
chỉ định, có thể đƣợc chuyển
khoản sang tài khoản chỉ
định của một bên khác ở
cùng NH hoặc NH ở nƣớc
khác khi có yêu cầu mà
không cầ giấy phép.
CP hai nƣớc với nhau (còn
đƣợc gọi là đồng tiền ghi
sổ).
- Có thể là đồng tiền của
một trong 2 nƣớc hoặc của
nƣớc thứ ba, tùy ký kết.
Đặc
điểm
- Thƣờng là đồng tiền
của các quốc gia phát
triển
- Phụ thuộc vào chủ thể,
mức độ chuyển đổi và
nguồn thu nhập tiền tệ
mà đồng tiền đó đƣợc

xem là tự do chuyển đổi
toàn bộ hay từng phần.
- Không đƣợc tự do chuyển
đổi sang các ngoại tệ khác,
chỉ đƣợc chuyển nhƣợng
quyền sở hữu từ ngƣời này
sang ngƣời khác qua hệ
thống tài khoản của NH.
- Không đƣợc ƣa thích trong
TTQT.
- Khi kết thúc năm quy đổi ra
vàng để thanh toán.
- Không có chức năng
thanh toán, chỉ có chức
năng tính toán.
- Không đƣợc chđ sang
các tiền tệ khác; không
đƣợc chuyển khỏan sang
các tài khỏan khác, chỉ
đƣợc ghi Có hoặc Nợ trên
tài khỏan clearing.
- Cuối năm tiến hành bù
trừ và trả bằng cách nào
do ký kết giữa 2 bên.
VD
minh
họa
- Đồng tiền tự do chđ
toàn phần thông dụng
trên tg: USD, EUR,

GBP, JPY, AUD, SGD,
CHF, CAD…
- Đồng tiền tự do
chuyển đổi từng phần:
PHP, TWD, THB,
KRW, IDR, EGP…
Đồng Rúp chuyển khoản –
từng là tiền tệ của khối SEV
là tiền tệ chuyển khoản điển
hình. 10 nƣớc thành viên
SEV cùng mở tài khỏan bằng
đồng Rúp chuyển khoản tại
NHTW của khối, việc TT
giữa các nƣớc thành viên
đƣợc thực hiện bằng cơ chế
bù trừ nhiều bên vào cuối
Hiệp định thƣơng mại và
TT clearing VN-
Campuchia những
năm1960 qđ mở tài khoản
clearing một bên bằng
đồng bảng Anh clearing
do phía Campuchia mở tài
khoản; hiệp định clearing
hai bên bằng với Ấn Độ
bằng đồng Rupi; hiệp định
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

9


năm => các nƣớc thành viên
không cần dùng đến ngtệ tự
do TBCN trong quan hệ
thƣơng mại và hợp tác quốc
tế, khắc phục đƣợc nạn khan
hiếm ngtệ và sự phụ thuộc
vào ktế TBCN thời bấy giờ.
hai bên với Pháp bằng
đồng Franc với mức dƣ nợ
lần đầu không tính lãi lên
đến 250 triệu Franc Pháp.

7. Khi đàm phán ký hợp đồng XK, ngƣời XK thƣờng chọn loại tiền tệ nào? Phân tích
tại sao? (Bộ câu hỏi môn Tài chính quốc tế của HVNH, xem lại do nguồn trả lời
không đƣợc rõ ràng lắm)
Khi đàm phán ký kết hợp đồng XK, thì đây là cơ hội để ngƣời XK thu về một lƣợng ngoại tệ
hợp pháp cho quốc gia của mình, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển muốn xây dựng dự trữ
ngoại hối đủ mạnh. Giả sử trƣờng hợp đơn giản là ngƣời XK đàm phán sử dụng đồng tiền tính
toán và đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là cùng một đồng tiền. Để bảo đảm lợi ích cho
mình, ngƣời XK nên chọn tiền tệ là tiền tệ mạnh, hay là tiền tệ có thể tự do chuyển đổi (free
convertible currency). Nhƣ vậy, giá trị của hợp đồng khi tính toán hay giá trị khi đƣợc thanh tóan
sẽ ổn định hơn, do các tiền tệ tự do chuyển đổi thƣờng có gía trị hay tỷ giá ít biến động nhất trên
thị trƣờng, và việc lƣu thông hay dự trữ bằng tiền tệ tự do chuyển đổi cũng an toàn hơn.

8. Có thể dùng vàng để thay thế ngoại tệ làm phƣơng tiện tính giá không? Tại sao?
(không chắc chắn)
Không thể dùng vàng để thay thế ngoại tệ làm phƣơng tiện tính giá. Theo đặc điểm của tiền
tệ quốc gia khi tham gia vào TTQT, tiền giấy không đƣợc đổi ra vàng một cách tự do thông qua
hàm lƣợng vàng của tiền tệ từ sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ. Bên cạnh đó, theo đặc
điểm của vàng khi là tiền tệ thế giới trong thời đại ngày nay, thì không đƣợc dùng vàng để thể

hiện giá cả cũng nhƣ tính toán tổng giá trị hợp đồng (GTr p.17). Nhƣ vậy là, không có cơ sở nào
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

10

cho việc quy đổi từ ngoại tệ ra vàng, sẽ dễ dẫn đến tranh chấp nếu dùng vàng làm phƣơng tiện
tính giá thay cho ngoại tệ.

9. Phân biệt các loại tiền tệ trong TTQT, cho VD minh họa? (GTr & slide cô Quy)
- Căn cứ theo phạm vi lƣu thông tiền tệ:
 Tiền tệ thế giới
 Tiền tệ quốc gia (2 phần này xem câu 5)
 Tiền tệ quốc tế: thay cho một đồng tiền chuẩn quốc tế đã ra đời các đồng tiền khu
vực nhƣ sau:
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho ra đời đồng SDR (special drawing right –
quyền rút vốn đặc biệt) năm 1967.
Khu vực tiền tệ EEC (nay là EMU) cho ra đời đồng tiền ECU (European
currency unit – đơn vị tiền tệ châu Âu) – nay là Euro.
Khối SEV tạo ra đồng Rúp chuyển nhƣợng (transferable rouble) 1963-
1991, đến nay đồng tiền này không còn phát huy đƣợc chức năng của nó.
- Căn cứ theo tính chất chuyển đổi của tiền tệ: (xem câu 6)
 Tiền tệ tự do chuyển đổi
 Tiền tệ chuyển chuyển khoản
 Tiền tệ clearing
- Căn cứ hình thái tồn tại của tiền tệ:
 Tiền mặt (cash): là đồng tiền bằng giấy của các quốc gia riêng biệt mà con ngƣời
cầm nó trong tay để lƣu thông. Hình thái này ít tồn tại trong TTQT do kông tiện sử dụng.
 Tiền tín dụng (credit currency): là đồng tiền chỉ tồn tại trên tài khoản của NH. Khi
sử dụng bằng cách ghi Có vào tài khoản nƣớc này đồng thời ghi nợ vào tài khoản của ngân hàng
nƣớc kia. Hình thái này chiếm tới 90% tỷ trọng thanh toán quốc tế. Các hình thức chủ yếu của

tiền tín dụng là Hối phiếu, Séc, T/T, M/T…

Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

11

10. Thế nào là đồng tiền tính toán, đồng tiền thanh toán? Cách quy định đồng tiền tính
toán, đồng tiền thanh toán trong HĐMB quốc tế? (slide cô Quy)
- Đồng tiền tính toán (account currency): là đồng tiền thể hiện giá cả trong HĐMB hay
tổng giá trị hợp đồng. Trong trƣờng này, đồng tiền phát huy chức năng thƣớc đo giá
trị.
- Đồng tiền thanh toán (payment currency): là đồng tiền ngƣời mua sử dụng để trả cho
ngƣời bán, có thể dùng đồng tiền tính toán hay một đồng tiền khác do 2 bên thỏa
thuận.
- Cách quy định đồng tiền tính tóan và đồng tiền thanh toán trong HĐMB quốc tế:
 Các đồng tiền đƣợc lựa chọn trong HĐMB ngoại thƣơng phải có liên hệ trực
tiếp với vàng.
 Hai bên phải thống nhất cách lấy giá vàng, bao gồm: giá vàng lấy ở đâu; lấy
lúc nào; ai công bố; mức giá vàng.
 Mức điều chỉnh hợp đồng nhƣ thế nào.
 Hàm lƣợng vàng hiện nay ít đƣợc áp dụng vì các đồng tiền quốc gia hiện nay
không đƣợc đổi ra vàng.


11. Điều kiện đảm bảo hối đoái trong hợp đồng mua bán quốc tế là gì? Tại sao trong hợp
đồng mua bán quốc tế cần thiết phải quy định điều kiện đảm bảo hối đoái?
Trả lời:
Điều kiện để đảm bảo hối đoái trong hợp đồng mua bán quốc tế là chọn một đồng tiền
tƣơng đối ổn định và xác định mối quan hệ tỷ giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị của
đồng tiền thanh toán. (

Trong hợp đồng mua bán quốc tế cần thiết phải quy định điều kiện đảm bảo hối đoái vì:
việc thanh toán tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thƣơng mại và các mối quan hệ khác giữa
các chủ thể khác nhau của các nƣớc đòi hỏi việc trao đổi tiền tệ quốc gia của nƣớc này đối với
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

12

tiền tệ quốc gia của nƣớc khác. Khi ký kết hợp đồng các bên phải có sự thỏa thuận trƣớc về việc
chọn đồng tiền nào là tiền tệ tính toán và đồng tiền nào là đồng tiền thanh toán, mức tỷ giá quy
đổi giữa đồng tiền của nƣớc mình với đồng tiền của nƣớc khác dùng để thanh toán. Để có thể
thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế cần phải xác định tỷ giá để tính giá trị của hợp đồng, nếu
nhƣ không xác định đƣợc mức tỷ giá thì không thể xác lập đƣợc giao dịch kinh tế, thƣơng mại.
Bên cạnh đó, với việc quy định các điều kiên đảm bảo hối đoái sẽ tránh đƣợc sự biến động của tỷ
giá của các động tiền mạnh, nhanh chóng quay vòng vốn để phục vụ kinh doanh và còn tránh
đƣợc các tranh chấp về sau.

12. Các cách đảm bảo hối đoái? Ƣu nhƣợc điểm của các loại đảm bảo hối đoái này?
Trong điều kiện hiện nay nên sử dụng điều kiện đảm bảo hối đoái nào?
Trả lời:
Các cách đảm bảo hối đoái:
a/ Đảm bảo bằng rổ tiền tệ
Khi áp dụng đảm bảo hối đoái theo rổ tiền tệ này, các bên phải thống nhất lựa chọn số
lƣợng ngoại tệ đƣa vào rổ tiền tệ và cách lấy tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ đó so với đồng tiền
đƣợc đảm bảo vào lúc ký kết hợp đồng và lúc thanh toán để điều chỉnh tổng trị giá hợp đồng đó.
Ƣu điểm: đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập bằng ngoại tệ trên hợp đồng.
Nhƣợc điểm: khó khăn trong việc lựa chọn động tiền để đƣa vào rổ tiền tệ. (cái này
không chắc chắn lắm)
b/ Đảm bảo băng vàng:
Hình thức thƣờng dùng của điều kiện đảm bảo bằng vàng là giá cả hàng hoá và tổng giá
trị hợp đồng mua bán đƣợc quy định bằng một đồng tiền nào đó và xác định giá trị vàng của

đồng tiền này. Nếu giá trị vàng của đồng tiền đó thay đổi thì giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp
đồng mua bán phải đƣợc điều chỉnh một cách tƣơng ứng, có hai cách đảm bảo khác nhau:
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

13

cách 1 : Quy định một đồng tiền để tính toán và thanh toán trong hợp đồng đồng thời quy
định hàm lƣợng vàng của đồng tiền đó. Khi trả tiền, nếu hàm lƣợng vàng của đồng tiền đã thay
đổi thì giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng mua bán cũng đƣợc điều chỉnh một cách tƣơng
ứng.
cách 2: Quy định một đồng tiền tính toán và thanh toán đồng thời quy định giá vàng lúc
đó trên một thị trƣờng nhất định làm cơ sở đảm bảo.
Khi trả tiền nếu giá vàng trên thị trƣờng đó thay đổi so với giá vàng lúc ký kết thì giá cả hàng
hoá và tổng gía trị hợp đồng cũng sẽ đƣợc điều chỉnh một cách tƣơng ứng.
Ƣu điểm: phản ánh nhạy bén tình hình biến động của tiền tệ lên xuống nhƣng chỉ có hiệu
quả khi thị trƣờng vàng tƣơng đối ổn định và chỉ áp dụng ở những nƣớc có liên quan trực tiếp tới
vàng và có thị trƣờng vàng tự do.
Nhƣợc điểm: cách đảm bảo này chỉ có giá trị tƣơng đối vì tiền tệ hiện nay không còn
đƣợc chuyển đổi tự do ra vàng và giá trị thực tế của đồng tiền không phải hoàn toàn do hàm
lƣợng vàng quyết định.
(
13. điều kiện thời gian thanh toán là gì? Có mấy cách quy định về điều kiện thời gian
thanh toán trong hợp đồng mua bán quốc tế?
Trả lời:
Trong điều kiện về thời gian thanh toán, có 3 phƣơng án chọn thời gian thanh tóan.
1. Trả tiền trƣớc
2. Trả tiền ngay
3. Trả tiền sau
2.1. Trả tiền trước
2.1.1.Khái niệm:

Trả tiền trƣớc là sau khi kí hợp đồng hoặc sau khi bên XK chấp nhận đơn đặt hàng của bên NK
thì trƣớc khi giao hàng bên NK đã trả cho bên XK toàn bộ hay một số phần tiền hàng.
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

14


2.1.2. Mục đích
Cấp tín dụng ngắn hạn cho ngƣời XK
Đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của ngƣời NK
2.1.3. Phân loại
2.1.3.1 Ngƣời NK trả tiền trƣớc cho ngƣời bán X ngày kể từ sau ngày kí hợp đồng hoặc sau ngày
hợp đồng có hiệu lực.
Mục đích của loại này là nhằm cấp tín dụng XK.
Thời gian cấp tín dụng bắt đầu tính từ ngày bắt đầu ứng trƣớc tiền đến ngày ngƣời XK
hoàn trả tiền ứng trƣớc đó.
Số tiền ứng trƣớc lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu của ngƣời XK và khả năng cấp tín
dụng của ngƣời NK.
Giá hàng hợp đồng này nhỏ hơn giá hàng trả tiền ngay
2.1.3.2 Ngƣời XK trả tiền trƣớc cho ngƣời bán X ngày trƣớc ngày giao hàng. Ngày giao hàng ở
đây đƣợc hiểu là ngày giao chuyến hàng đầu tiên qui định trong hợp đồng.
Mục đích của loại trả trƣớc này nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng NK.
Thời gian trả tiền trƣớc thƣờng rất ngắn 10-15 ngày. Ngƣời bán chỉ giao hàng khi đƣợc
báo có số tiền ứng trƣớc.
Thông thƣờng là không tính lãi với số tiền ứng trƣớc.
2.2.THỜI GIAN TRẢ TIỂN NGAY (5 LOẠI)
2.2.1. Ngƣời nhập khẩu trả tiền ngay khi ngƣời XK hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không trên
phƣơng tiện vận tải- Cash on Delivery
Giao tại xƣởng-EXW
Giao tại biên giới-DAF

Giao dọc mạn tàu- FAS
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

15

Giao hàng cho ngƣời vận tải- FCA
Ngƣời NK sẽ trả tiền sau khi nhận đƣợc các chứng từ: hoá đơn đã có xác nhận của ngƣời NK
hoặc B/L “Receaved for Shipment” hoặc AWB, RWB, Post Receipt.
2.2.2. Ngƣời NK trả tiền ngay khi ngƣời XK hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phƣơng tiện vận
tải
Chỉ thích hợp với giao hàng bằng phƣơng thức vận tải biển (giao hàng trong tàu- FOB
hoặc giao hàng trên boong tàu- FOD) hoặc bằng tàu hoả( giao hàng trên toa tàu)
Thanh toán khi nhận đƣợc các chứng từ: B/L Shipped on Board, B/L Received for
Shipment có ghi chú “on board” hoặc “Shipped on board” hoặc “laden on board”
2.2.3. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, ngƣời XK lập bộ chứng từ gửi hàng, ngƣời NK trả
tiền ngay khi nhận bộ chứng từ:
Tên bộ chứng từ: shipping document hoặc commercial Documents
Số loại và số lƣợng quy định trong hợp đồng và/hoặc phƣơng thức thanh toán áp dụng.
Thông thƣờng chứng từ đòi tiền đƣợc chuyển bằng hệ thống Ngân Hàng
Điều kiện nhận chứng từ:
Vô điều kiện: chứng từ gửi hàng đƣợc trao trực tiếp cho ngƣời mua không kèm điều kiện
phải trả tiền.
Có điều kiện: trả tiền ngay đổi lấy chứng từ( document against payment) hoặc trả tiền khi
nhìn thấy hối phiếu đòi tiền của ngƣời bán.
2.2.4. Giống loại 3 nhƣng ngƣời mua trả tiền sau khi nhận chứng từ trong vòng 5-7 ngày
Gọi là D/P x ngày.
Áp dụng các mặt hàng phức tạp về quy cách phẩm chất, chủng loại nhƣ hoá chất, thuốc
bắc.
Ngân hàng trao chứng từ cho ngƣời NK kiểm tra trong vòng 5-7 ngày, ngƣời NK trả tiền
thì ngân hàng mới kí hậu hoặc trao B/L

Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

16

2.2.5. Ngƣời Nk trả tiền ngay sau khi nhận xong hàng hoá tại nơi quy định- Cash on Receipt
Có nhiều khái niệm nhận hàng khác nhau:
Tại địa điểm nƣớc ngƣời bán
Tại địa điểm nƣớc ngƣời mua sau khi hàng đã đƣợc giám định
Trên phƣơng tiện vận tại của ngƣời mua điều đến để nhận hàng.
3. Thời gian trả tiền sau:
3.1.Trả hàng sau x ngày kể từ ngày nhận đƣợc thông báo của ngƣời bán đã hoàn thành giao hàng
trên phƣơng tiện vận tải nơi ngƣời bán đã hoan thành giao hàng trên phƣơng tiện vận tải tại nơi
giao hàng quy định.
3.2. Trả tiền sau x ngày kể từ ngày ngƣời bán đã hoàn thành giao hàng trên phƣơng tiện vận tải
tại nơi giao hàng.
3.3. Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận đƣợc chứng từ - D/A( Documents against Acceptance)
3.4. Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận xong hàng hóa.
( />to%C3%A1n-trong-thanh-to%C3%A1n-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF )
14. điều kiện phƣơng thức thanh toán là gì? Căn cứ phân loại phƣơng thức thanh toán?
Trả lời:
Các phƣơng thức dùng trong thanh toán quốc tế gồm có :
1. Phƣơng thức ứng trƣớc
2. Phƣơng thức ghi sổ
3. Phƣơng thức chuyển tiền
4. Phƣơng thức thanh toán nhờ thu
5. Phƣơng thức tín dụng chứng từ
Trong đó, điều kiện trong phƣơng thức thanh toán quốc tế là ngƣời thụ hƣởng có các khoản
tiền phải thu nhƣng không thể tự mình đứng ra thu tiền từ ngƣời nƣớc ngoài, cho nên họ phải ủy
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế


17

thác cho ngân hàng đứng ra thu tiền hàng hộ. Những ngƣời có nghĩa vụ chuyển trả tiền không thể
tự mình đứng ra trả cho ngƣời hƣởng lợi nên ủy thác cho ngân hàng. Các ngân hàng và các bên
ủy thác thỏa thuận các cách , nội dung và điều kiện để tiến hành thu và chuyển tiền.
Căn cứ để phân loại:
a. Căn cứ vào việc thanh toán có kèm theo các chứng từ thực hiện nghĩa vụ là điều kiện thanh
toán hay không.
Thanh toán không kèm chứng từ thực hiện:
- chuyển tiền
- ghi sổ
- nhờ thu phiếu trơn
- thƣ bảo lãnh
- thƣ tín dụng dự phòng

Thanh toán kèm chứng từ:
- nhờ thu kèm chứng từ
- tín dụng chứng từ
- thƣ ủy thác mua
b. Căn cứ vào vai trò của NH
Thanh toán trực tiếp:
- chuyển tiền
- ghi sổ
- nhờ thu
Thanh toán gián tiếp:
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

18

- thƣ bảo lãnh

- thƣ tín dụng dự phòng
- thƣ ủy thác mua
- tín dụng chứng từ
c. Căn cứ vào phƣơng tiện chuyển các lệnh thu tiền và các lệnh chuyển tiền bằng thƣ hay bằng
điện:
thanh toán bằng thƣ truyền thống
- chuyển tiền bằng điện
- ghi sổ
- thƣ bảo lãnh
- ủy thác mua
Thanh toán điện tử
- chuyển tiền bằng điện
- thanh toán bằng séc
- tín dụng chứng từ bằng điện
( Sách giáo trình trang 39_41)
15. Ngân hàng là ngƣời trả tiền cho ngƣời xuất khẩu
trong những phƣơng thức thanh toán nào?
Trả lời:
Các phƣơng thức thanh toán gián tiếp gồm có:
- thƣ bảo lãnh
- thƣ tín dụng dự phòng
- thƣ ủy thác mua
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

19

- tín dụng chứng từ

16. Phân biệt ngƣời trả tiền trong các phƣơng thức thanh toán sau:
Chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, bảo lãnh, tín dụng chứng từ


Phƣơng thức
Ngƣời trả tiền
Chuyển tiền
NK
Ghi sổ
NK
Nhờ thu
NK
Bảo lãnh
NH
Tín dụng chứng từ
NH

17. trong các phƣơng thức thanh toán, phƣơng thức nào
đảm bảo quyền lợi hơn cho ngƣời XK?
Trả lời:
Các phƣơng thức mà có sự tham gia của NH đứng ra trả tiền (các phƣơng thức thanh toán gián
tiếp):
- thƣ bảo lãnh
- thƣ tín dụng dự phòng
- thƣ ủy thác mua
- tín dụng chứng từ
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

20

18. Trong các phƣơng thức thanh toán, phƣơng thức nào đảm bảo quyền lợi cho ngƣời
NK
Trả lời: các phƣơng thức thanh toán trực tiệp do ngƣời NK nhận hàng xong mới có nghĩa vụ trả

tiền. Gồm có :
- chuyển tiền
- ghi sổ
- nhờ thu
19. Điều kiện thời gian thanh toán nào phù hợp với điều kiện cơ sở giao hàng EXW,
FAS, FCA
Trả lời:
Điều kiện C.O.D (cash on delivery) _ trả tiền ngay (sách giáo trình trang 34)
20. điều kiện thời gian thanh toán nào phù hợp với điều kiện cơ sở giao hàng FOB, CIF
Trả lời:
Điều kiện D/P, D/A, D/TC
21. điều kiện nào sử dụng tập quán quốc tế quy định trong hệ thống văn bản pháp lý
của Việt Nam?
Trả lời:
Tập quán quốc tế về thƣơng mại sẽ đƣợc áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế khi:
-Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định.
- Các điều ƣớc quốc tế liên quan quy định.
- Luật thực chất (luật quốc gia) do các bên lựa chọn không có hoặc có nhƣng không đầy đủ.
Tập quán quốc tế về thƣơng mại chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng. Vì vậy, những vấn đề gì
hợp đồng đã quy định thì tập quán quốc tế không có giá trị, hay nói cách khác, hợp đồng mua
bán hàng hóa có giá trị pháp lý cao hơn so với tập quán thƣơng mại quốc tế. Khi áp dụng, cần
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

21

chú ý là do tập quán quốc tế về thƣơng mại có nhiều loại nên để tránh sự nhầm lẫn hoặc hiểu
không thống nhất về một tập quán nào đó, cần phải quy định cụ thể tập quán đó trong hợp đồng.
( />quan-thuong-mai-quoc-te&catid=29%3Ay-kien-ban-doc&Itemid=31&lang=vi)




CHƢƠNG II: CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM

Câu 1: Ngoại hối là gì? Các loại ngoại hối theo pháp lệnh ngoại hối việt nam 2005? Tại sao
phải quản lý ngoại hối?
TL:
1, Ngoại hối: là một khái niệm dùng để chỉ các phƣơng tiện có giá trị dùng để thanh toán giữa
các quốc gia. Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nƣớc mà khái niệm ngoại
hối có thể là không giống nhau.
2, Các loại ngoại hối theo pháp lệnh ngoại hối năm 2005:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác đƣợc sử
dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
b) Phƣơng tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu
nhận nợ và các phƣơng tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu,
cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nƣớc, trên tài khoản ở nƣớc ngoài của ngƣời cƣ trú; vàng
dƣới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trƣờng hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Đồng tiền của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trƣờng hợp chuyển vào và
chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

22

3, Tại sao phải quản lý ngoại hối:
a, Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
ngoại hối để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phục vụ cho sụ nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc.
b, Thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia nhằm ổn định sức mua của đồng Ngân

hàng Việt Nam, tiến tới chuyển đổi từng phần và toàn phần đồng Ngân hàng Việt Nam chống
nạn “ngoại tệ hóa” mà điển hình là nạn “ đô la hóa” ở Việt Nam để cho trên lãnh thổ Việt Nam
chỉ có một thƣớc đo giá trị duy nhất đó là VNĐ.
c, Tăng cƣờng hiệu lực, hoàn thiện hệ thống và cơ chế quản lý nhà nƣớc về quản lý ngoại hối của
Việt Nam thực hiện có hiệu quả các cam kết của mình trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Câu 2: Tiền Việt Nam trong những điều kiện nào đƣợc coi là Ngoại hối:
Tl:
Đồng tiền của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trƣờng hợp chuyển vào và
chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Câu 3: Theo pháp lệnh ngoại hối 2005 của Việt Nam, những nguyên tắc quản lý ngoại hối
trong giao dịch vãng lai là gì?
TL: Nguyên tắc quản lý ngoại hối trong giao dịch vãng lai tuân thủ theo những điều sau:
-Điều 6. Tự do hoá đối với giao dịch vãng lai
Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa ngƣời cƣ trú và
ngƣời không cƣ trú đƣợc tự do thực hiện.
Điều 7. Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ
1. Ngƣời cƣ trú đƣợc mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng đƣợc phép để thanh toán nhập khẩu hàng
hoá, dịch vụ.
2. Ngƣời cƣ trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào tài
khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng đƣợc phép ở Việt Nam; trƣờng hợp có nhu cầu giữ lại
ngoại tệ ở nƣớc ngoài thì phải đƣợc phép của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

23

3. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ
phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng đƣợc phép.

- Điều 8. Chuyển tiền một chiều

1. Ngoại tệ của ngƣời cƣ trú là tổ chức ở Việt Nam thu đƣợc từ các khoản chuyển tiền một chiều
phải đƣợc chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng đƣợc phép hoặc bán cho tổ chức
tín dụng đƣợc phép.
2. Ngoại tệ của ngƣời cƣ trú là cá nhân ở Việt Nam thu đƣợc từ các khoản chuyển tiền một chiều
đƣợc sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo ngƣời, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức
tín dụng đƣợc phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng đƣợc phép; trƣờng hợp là công dân Việt Nam
thì đƣợc gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng đƣợc phép.
3. Ngƣời cƣ trú đƣợc mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nƣớc ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp
pháp.
4. Ngƣời không cƣ trú, ngƣời cƣ trú là ngƣời nƣớc ngoài có ngoại tệ trên tài khoản đƣợc chuyển
ra nƣớc ngoài; trƣờng hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì đƣợc mua ngoại tệ để
chuyển ra nƣớc ngoài.

- Điều 9. Mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất cảnh, nhập
cảnh
Ngƣời cƣ trú, ngƣời không cƣ trú khi xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng
Việt Nam bằng tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam phải
thực hiện nhƣ sau:
1. Trƣờng hợp nhập cảnh mang trên mức quy định thì phải khai báo hải quan cửa khẩu;
2. Trƣờng hợp xuất cảnh mang trên mức quy định thì phải khai báo hải quan cửa khẩu và xuất
trình giấy tờ theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

- Điều 10. Đồng tiền sử dụng trong giao dịch vãng lai
Ngƣời cƣ trú đƣợc lựa chọn đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác
đƣợc tổ chức tín dụng đƣợc phép chấp nhận làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch vãng lai.
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

24



Câu 4: Theo pháp lệnh ngoại hối 2005 của Việt Nam, những nguyên tắc quản lý ngoại hối
trong giao dịch vốn là gì?
TL: Những nguyên tắc quản lý trong giao dịch vốn
1, Đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam
Điều 11. Đầu tƣ trực tiếp
1. Việc chuyển vốn đầu tƣ bằng ngoại tệ vào Việt Nam, việc chuyển vốn đầu tƣ gốc, lợi nhuận,
trả lãi vay và các khoản thu hợp pháp ra nƣớc ngoài phải đƣợc thực hiện thông qua tài khoản
ngoại tệ mở tại một tổ chức tín dụng đƣợc phép.
2. Các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam đƣợc chuyển đổi thành ngoại tệ để chuyển ra
nƣớc ngoài thông qua tổ chức tín dụng đƣợc phép.

Điều 12. Đầu tƣ gián tiếp
1. Vốn đầu tƣ bằng ngoại tệ phải đƣợc chuyển sang đồng Việt Nam để thực hiện đầu tƣ.
2. Vốn đầu tƣ, lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam đƣợc chuyển đổi thành
ngoại tệ để chuyển ra nƣớc ngoài thông qua tổ chức tín dụng đƣợc phép.

2, Đầu tƣ của việt nam ra nƣớc ngoài
Điều 13. Nguồn vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài
Ngƣời cƣ trú đƣợc phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài đƣợc sử dụng các nguồn vốn sau đây để đầu tƣ:
1. Ngoại tệ trên tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng đƣợc phép;
2. Ngoại tệ mua tại tổ chức tín dụng đƣợc phép;
3. Ngoại tệ từ nguồn vốn vay.

Điều 14. Chuyển vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài
Hội những bạn trẻ FTU phát cuồng vì môn thanh toán quốc tế

25

1. Ngƣời cƣ trú là tổ chức tín dụng đƣợc chuyển vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài theo quy định của
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

2. Ngƣời cƣ trú là tổ chức kinh tế, cá nhân và các đối tƣợng khác đƣợc phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài
phải mở một tài khoản ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng đƣợc phép và đăng ký với Ngân hàng
Nhà nƣớc Việt Nam. Việc chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài để đầu tƣ phải đƣợc thực hiện thông
qua tài khoản này.

Điều 15. Chuyển vốn, lợi nhuận về Việt Nam
Vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tƣ tại nƣớc ngoài phải chuyển về Việt Nam
theo quy định của pháp luật về đầu tƣ và các quy định khác của pháp luật có liên quan; vốn, lợi
nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tƣ khi chuyển về Việt Nam phải thực hiện thông qua tài
khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng đƣợc phép.

3, Vay, trả nợ nƣớc ngoài
Điều 16. Vay, trả nợ nƣớc ngoài của Chính phủ
Chính phủ và các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc, Chính phủ uỷ quyền thực hiện vay, trả nợ nƣớc ngoài
trên cơ sở Chiến lƣợc quốc gia về nợ nƣớc ngoài và tổng hạn mức vay vốn nƣớc ngoài do Thủ
tƣớng Chính phủ phê duyệt hằng năm.

Điều 17. Vay, trả nợ nƣớc ngoài của ngƣời cƣ trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân
1. Ngƣời cƣ trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân đƣợc vay, trả nợ nƣớc ngoài theo
nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Ngƣời cƣ trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân phải tuân thủ các điều kiện vay,
trả nợ nƣớc ngoài, thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền
trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam xác nhận đăng ký khoản vay trong phạm vi tổng hạn mức vay
vốn nƣớc ngoài do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt hằng năm.
3. Ngƣời cƣ trú đƣợc mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng đƣợc phép trên cơ sở xuất trình chứng từ
hợp lệ để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nƣớc ngoài và sử dụng các
hình thức bảo lãnh, tái bảo lãnh và các hình thức bảo đảm khoản vay khác.

×