Giới thiệu:
Khi tiến hành phân tích một biểu đồ, yếu tố quan trọng đầu tiên mà các trader cần xem xét
chính là xu hướng của thị trường. Đây là nhân tố đầu tiên quyết định xem trader có cần tiếp
tục phân tích, tìm kiếm tín hiệu phục vụ cho việc tìm ra thiết lập giao dịch hay khơng.
Có rất nhiều cơng cụ có thể giúp trader xác định được xu hướng của thị trường, từ các công
cụ hành động giá thuần tuý cho đến các chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình động,
Bollinger bands,…và một trong những cơng cụ mạnh mẽ nhất để xác định ra chính xác xu
hướng thị trường chính là đường xu hướng. Trong ebook này, chúng ta sẽ tìm hiểu cặn kẽ
các vấn đề liên quan đến công cụ này và cách để chúng ta có thể vận dụng nó một cách hiệu
quả vào quá trình giao dịch.
Mời anh em cùng đọc!
MỤC LỤC
Cách dùng đường xu hướng đúng trong phân tích kỹ thuật ................................................................4
Tổng kết...................................................................................................................................................... 6
Bạn vẽ Đường xu hướng đã đúng hay chưa? ......................................................................................7
Tổng kết.................................................................................................................................................... 14
Khi Đường xu hướng bị phá vỡ! ....................................................................................................... 15
Tổng kết.................................................................................................................................................... 18
Đừng để những điểm phá vỡ đường xu hướng sai đánh lừa bạn ...................................................... 19
Tổng kết.................................................................................................................................................... 20
Cơ hội bắt sóng đảo chiều cùng Đường xu hướng ............................................................................ 22
Tổng kết.................................................................................................................................................... 23
Kênh xu hướng là gì? ....................................................................................................................... 24
Tổng kết.................................................................................................................................................... 25
Cấu trúc Thắt Giá và Cấu trúc Cái Loa ............................................................................................... 26
Cấu trúc Thắt giá - Price Squeeze Consolidation Structures ......................................................................... 26
Tổng kết đại ý Đường xu hướng với cấu trúc thắt chặt giá ................................................................................................. 27
Cấu trúc Cái Loa - Megaphone Pattern ....................................................................................................... 27
Tổng kết đại ý Đường xu hướng với cấu trúc Cái Loa ......................................................................................................... 28
Cấu trúc Cờ ngược chiều xu hướng................................................................................................... 30
Cấu trúc Cờ là gì? ...................................................................................................................................... 30
Tổng kết đại ý Đường xu hướng với cấu trúc Cờ ................................................................................................................ 31
Cách dùng đường xu hướng đúng trong phân tích kỹ thuật
Chức năng cơ bản Đường xu hướng - trendline - là giúp bạn làm nổi bật điểm kháng cự và hỗ
trợ trên biểu đồ.
Khi biểu đồ giá chạy, đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra những điểm cao, thấp khác nhau. Tuy nhiên
nếu bạn nhìn rộng ra sẽ thấy những điểm cao, thấp này đang có xu hướng đi lên hoặc đi xuống.
Từ đó bạn sẽ xác định được đường xu hướng dễ dàng. Thị trường tăng trưởng sẽ có xu hướng tạo
một đường hỗ trợ cũng tăng dần theo.
Bạn có thể nhìn thấy trong hình, tất cả các giai đoạn giá hồi ngược xuống đều không vượt qua
được đường xu hướng này. (4 điểm khoanh tròn). Suy ra là bạn có thể sử dụng đường xu
hướng này để dự đoán điểm đảo chiều tiếp theo trên thị trường. Làm ngược lại cũng hoàn toàn
được, vẽ đường xu hướng kháng cự và bắt chính xác điểm đảo chiều xuống khi giá chạm
vào đường xu hướng.
Hình bên dưới bạn dễ dàng nhìn thấy xu hướng kháng cự kết thúc tại đường xu hướng ở phía trên
và đảo chiều đi xuống lại. Qua hai hình trên bạn đã rõ hơn mục đích của đường xu hướng rồi
chứ. Đường xu hướng giúp bạn xác định ra vùng hỗ trợ và kháng cự.
Khi đường xu hướng bị phá vỡ thì sao? Khi đường xu hướng bị phá vỡ thì sẽ khó phân tích hơn
tuy nhiên thị trường vẫn luôn tạo ra những điểm hỗ trợ, kháng cự mới. Hình dưới là một ví dụ
của việc đường xu hướng tạo kháng cự bị phá vỡ và trở thành đường xu hướng tạo hỗ trợ. Khi thị
trường đi xuống nó lại đẩy giá lên.
Những gì được trình bày trong bài viết này là những chức năng cơ bản của đường xu hướng. Tất
nhiên là chúng ta có thể làm nhiều việc hơn với đường xu hướng. Hãy đón đọc những bài sau để
biết được cách sử dụng đường xu hướng tốt hơn (sẽ cập nhật sau)
• Cách xử lý khi đường xu hướng bị phá vỡ
• Sự phá vỡ xu hướng cổ điển
• Ví dụ về tín hiệu đảo ngược tại các đường được vẽ
• Cấu trúc được tạo ra (tốt và xấu)
Tổng kết
Khi thị trường chuyển động lên xuống sẽ tạo ra những điểm hỗ trợ và kháng cự ở nhiều mức giá
khác nhau. Từ đó bạn có thể xác định được đường xu hướng và xây dựng chiến lược giao dịch
dựa trên những đường xu hướng đó
Bạn vẽ Đường xu hướng đã đúng hay chưa?
Phần lớn những hướng dẫn hiện nay đều khuyên bạn rằng muốn kẻ Đường xu hướng chỉ cần xác
định hai đỉnh cao hoặc hai đỉnh thấp rồi nối lại với nhau là thành Đường xu hướng. Hai điểm
thôi ư….cá nhân tôi cho rằng hướng dẫn kiểu này giống “đem con bỏ chợ”. Chỉ cần xác định hai
điểm để kẻ một Đường xu hướng thì bạn có thể vẽ được hàng trăm đường. Nếu bạn đã đọc bài
viết Cách dùng đường xu hướng trong phân tích kỹ thuật thì bạn biết rằng Đường xu hướng là
nền tảng căn bản, mà căn bản không đúng thì sẽ dẫn tới những phân tích tiếp sau sai lệch.
Bạn không cần nhiều Đường xu hướng sai, bạn chỉ cần vài Đường xu hướng nhưng phải ĐÚNG.
Tôi biết là nhìn cái ví dụ trên thì dễ nổ não thiệt - nhưng mà tại tôi nghĩ chú em trong hình đã nối
hết các đỉnh đáy lại với nhau để tìm đường xu hướng.
Đường nối 2 đỉnh lại với nhau chỉ là những đường xu hướng "chưa được xác nhận" trên biểu đồ
của bạn
Cứ mỗi 2 điểm cao tôi nối thành 1 Đường xu hướng và mỗi 2 điểm thấp thành 1 Đường xu
hướng. Kết quả là như trong hình bạn bên trên. Nếu chỉ cần 2 điểm để vẽ một Đường xu
hướng thì rất khó xác định đúng.
Đây chỉ có thể xem là những đường xu hướng tham khảo chứ khơng phải đường xu hướng chính
thức.
Hình này thể hiện một Đường xu hướng được vẽ bằng cách xác định 2 điểm. Bạn có cảm thấy nó
chơi vơi khơng? Tất nhiên nó vẫn là một Đường xu hướng nhưng nó chưa hồn thiện. Bạn có thể
vẽ như thế và chờ xem kết quả thế nào nhưng tin tôi đi, phần lớn là nó sẽ bị phá vỡ.
Bật mí nè, để vẽ một Đường xu hướng chất lượng bạn cần tới 3 điểm. Đường xu hướng được
hình thành bởi 3 điểm giá cao nhất mà tại đó giá đảo chiều hoặc thấp nhất đảo chiều mới được
coi là Đường xu hướng chất lượng.
Biểu đồ phía trên là ví dụ điển hình của Đường xu hướng vẽ bằng 3 điểm
Sử dụng tối thiểu 3 điểm, chúng ta xây dựng được một Đường xu hướng chất lượng thực sự để từ
đó tiếp tục phân tích kỹ thuật. Khi bạn chỉ sử dụng hai điểm neo, thì nó vẫn chưa thực sự rõ ràng
để phân tích tiếp.
Chuỗi biểu đồ dưới đây sẽ minh hoạ sự thất vọng của Đường xu hướng 2 điểm...
Cái này nối 2 đáy nè, vẽ đường xu hướng vậy được nè
Nhìn tốt đấy, cho đến khi ...
Hình như sai sai. Nối lại vậy đúng hơn thì phải?
Thị trường đột ngột di chuyển không như mong đợi ... nên điều chỉnh hay là không nhỉ?
Đm. Vẽ đường xu hướng lần 3 này hổng chừng mới đúng
OK, bây giờ tôi nghĩ rằng tôi đã vẽ được Đường .....
ĐCM. Loạn cmn não rồi
Vẽ nhiều đường coi sao nào. Cũng vẫn khơng hiệu quả và khó phân tích.
Đừng lãng phí sức nữa... sử dụng 3 điểm đi. Nó dễ dàng hơn nhiều và cho bạn một Đường xu
hướng chất lượng tốt. Đừng đuổi theo giá mà hãy đánh dấu những gì bạn có thể thấy rõ trên biểu
đồ!
Hình trên sử dụng luật 3 điểm giá cao đảo chiều. Đó là tất cả những gì chúng ta cần. Đường xu
hướng đi qua càng nhiều điểm càng tốt
Bật mí bí mật cuối, bạn xác định được càng nhiều điểm phù hợp để xây dựng Đường xu
hướng thì Đường xu hướng đó càng đáng tin cậy.
Tổng kết
Phần lớn những hướng dẫn hiện nay khuyên bạn xác định hai điểm để vẽ một Đường xu hướng.
Tuy nhiên khi bắt tay vào vẽ với 2 điểm bạn sẽ thấy rất lưỡng lự. Để giải quyết sự lưỡng lự này,
bạn cần xác định 3 điểm cao hoặc thấp mà tại đó giá đảo chiều để vẽ được một Đường xu
hướng chất lượng và đáng tin cậy.
Khi Đường xu hướng bị phá vỡ!
Trên thị trường luôn có những lúc giá bứt phá, đây là những điểm quan trọng cốt lõi trong cấu
trúc thị trường. Bất cứ khi nào cấu trúc thị trường bị phá vỡ, một sự phá vỡ mạnh có thể xảy ra.
Một chiến lược đơn giản đó là giao dịch theo điểm Đường xu hướng bị phá vỡ. Có nhiều cách để
làm điều này, nhưng tơi thích phương pháp “sự xác nhận gần nhất”.
Một tình huống được coi là phá vỡ Đường xu hướng đó là có một cây nến phá vỡ và đóng cửa ở
phía bên kia của Đường xu hướng.
Tại sao lại phải là đóng cửa ở phía bên kia mới được. Tôi đã viết rõ trong bài Đừng để những
điểm phá vỡ đường xu hướng sai lừa bạn lý do là vì giá có thể xun qua Đường xu
hướng nhưng khơng vượt quá nó, hồi ngược lại và vẫn đóng cửa trong phạm vi Đường xu
hướng hay còn gọi là những điểm phá vỡ sai. Nhiều trader đã nhầm lẫn vì những điểm phá vỡ sai
này sau đó liền lập tức vào lệnh mua hoặc bán. Quả thật là rất “nhạy cảm” và khơng an tồn tí
nào.
Hình này cho ta thấy rõ điểm phá vỡ Đường xu hướng. Nhiều nhà giao dịch thường sẽ nhảy vào
ở điểm này để cố gắng bắt hướng mới, nhưng đôi khi họ phải trả giá rất đắt. Một điểm quan trọng
nữa là cây nến này vẫn chưa thực sự đóng cửa…
Trong biểu đồ trên - khi cây nến đóng lại, nó đóng lại phía dưới Đường xu hướng – một cái bẫy
hồn hảo! Ai khơng vững tâm lý là vào lệnh ngay khi cây nến vừa lao lên khỏi Đường xu
hướng rồi cuối cùng dính lệnh ở một vị trí xấu hơn. Kết quả là tiền của họ đã chảy vào túi
những trader bình tĩnh hơn.
Việc này diễn ra rất thường xuyên, đôi khi cây nến chỉ phá vỡ Đường xu hướng một vài pips, sau
đó lại hồi ngược lại. Đó là lý do tại sao giao dịch phá vỡ (breakout) trong thời điểm như trên hình
là một chiến lược rủi ro.
Khi bạn kiên nhẫn theo dõi cây nến đầu tiên đóng cửa ở mức giá vượt Đường xu hướng, đây mới
chính là cơ hội của bạn để bắt một giao dịch phá vỡ thực sự ngon.
Bạn có thể thấy ở hình trên, cây nến đã thực sự đóng ở trên Đường xu hướng, báo hiệu một sự
phá vỡ đang sắp xảy ra…
Và kết quả là thị trường tiếp tục đi theo hướng phá vỡ đó. Đây là một ví dụ tốt cho thấy việc chờ
đợi cây nến đầu tiên phá vỡ và đóng cửa trên Đường xu hướng rồi hãy vào giao dịch. Giao dịch
khi cây nến còn đang chạy quả thật là quá nguy hiểm.
Tổng kết
Khi giao dịch theo Đường xu hướng bị phá vỡ, tôi khuyên bạn nên phân tích và đưa ra quyết định
khi cây nến đầu tiên phá vỡ và đóng cửa ngồi Đường xu hướng. Biểu đồ 4 giờ rất tốt cho việc
bắt giao dịch theo Đường xu hướng bị phá vỡ.
Đừng để những điểm phá vỡ đường xu hướng sai đánh lừa bạn
Một điều làm rất nhiều nhà giao dịch bị lừa đó là những điểm phá vỡ Đường xu hướng sai.
Trước hết cần phải hiểu rằng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể phân tích dự đốn ra
những kịch bản sẽ xảy ra trên biểu đồ được, đơi khi có vài điểm phá vỡ Đường xu hướng sai sẽ
xảy ra - điều đó làm tâm lý bạn dao động khơng biết có nên tiếp tục dùng Đường xu hướng này
không.
Để "lọc ra" các điểm sai này, tôi sử dụng phương pháp điểm chung.
Mục tiêu của phương pháp này là vẽ Đường xu hướng chất lượng bằng những điểm neo bạn có
thể xác định chắc chắn. Hãy chắc rằng bạn đã đọc bài viết Đường xu hướng - Bạn vẽ Đường xu
hướng đã đúng hay chưa? để biết cách vẽ nhé. Để tơi đưa ra một ví dụ ...
Trên hình là một Đường xu hướng hỗ trợ. Trước nhất, hãy để ý điểm đầu tiên bên trái và hai
điểm cuối cùng bên phải. Ba điểm đó giúp ta vẽ được Đường xu hướng chất lượng. Và đường
này cắt qua vài điểm phá vỡ sai. Bạn có thể thấy đó, tuy có một vài điểm phá vỡ sai hơi khó
chịu một chút nhưng rõ ràng đây là một Đường xu hướng chất lượng. Hãy nhìn vào một ví dụ
của Đường xu hướng kháng cự:
Với Đường xu hướng kháng cự này bạn có thể nhìn thấy rõ ràng điểm phá vỡ sai hơn (điểm
khoanh tròn). Những điểm phá vỡ sai này không quan trọng, việc bạn cần quan tâm trên biểu đồ
là đánh dấu một cách đơn giản và rõ ràng những cấu trúc chung nhất, dấu hiệu căn bản nhất để
có thể tiếp tục phân tích kỹ thuật vì vẽ được Đường xu hướng đúng là nền tảng quan trọng
trong phân tích kỹ thuật.
Tổng kết
Khi xác định muốn vẽ và giao dịch theo các Đường xu hướng thì những điểm phá vỡ giả mạo sẽ
làm bạn khó chịu. Cố gắng tìm nhiều điểm chung nhất để vẽ ra Đường xu hướng hỗ
trợ hoặc kháng cự. Có thể những Đường xu hướng bạn vẽ ra sẽ cắt phải vài điểm phá vỡ giả mạo,
nhưng không sao, không cần quan tâm tới chúng.
Cơ hội bắt sóng đảo chiều cùng Đường xu hướng
Như bạn đã biết, Đường xu hướng báo hiệu một sự đảo chiều chính vì vậy bạn có thể tận dụng
điều này để thực hiện một giao dịch đảo chiều. Mô hình nến đảo chiều cũng được ứng dụng trong
bài viết này. Đây là một ví dụ thị trường tăng giá đi kèm một số tín hiệu nến đảo chiều
Tơi đã có một Đường xu hướng hỗ trợ vững chắc ở đây rồi. Ta có thể thấy một số mơ hình nến
như Bullish Outside Candle và một nến Bullish Rejection Candle nhưng không phá vỡ Đường xu
hướng. Nếu bạn nào đã đọc bài Đừng để những điểm phá vỡ đường xu hướng sai lừa bạn thì chắc
hẳn vẫn bình chân như vại. Thể hiện rằng Đường xu hướng hỗ trợ này vẫn vững chắc và 2 tín
hiệu này cũng thể hiện sự đảo chiều (mũi tên màu tím). Bạn nên đặt lệnh mua vào.
Xem biểu đồ dưới đây:
Bên trên là một ví dụ hay về xu hướng giá giảm, bạn có thể nhìn thấy cây nến báo hiệu giá chuẩn
bị có xu hướng đi xuống tiếp (cây nến được khoanh trịn). Cây nến đó chạm Đường xu
hướng kháng cự và không thể vượt qua, báo hiệu rằng giá sẽ lại hồi ngược xuống. Cịn chờ gì
nữa mà khơng vơ lệnh bán!
Những gì tơi viết trong bài này đơn giản chỉ là suy nghĩ của tôi, ý tưởng giao dịch của tơi cho
mọi người tham khảo. Bạn có một Đường xu hướng chất lượng, một vài nến tín hiệu giá hồi
ngược chiều. Thế là vào lệnh thôi.
Tổng kết
Chờ đợi các tín hiệu đảo chiều tăng hoặc giảm để xem rằng thị trường có theo đúng Đường xu
hướng bạn vẽ không. Quan sát thêm các mẫu nến giảm trên các Đường xu hướng giảm và các
mẫu nến tăng trên Đường xu hướng tăng.
Kênh xu hướng là gì?
Kênh giá đơn giản là hai Đường xu hướng được vẽ song song cùng chiều nhau, ở giữa 2 đường
này là các nến lên xuống với mức giá khác nhau. Bạn có thể hình dùng tổng thể nó như cái
“đường ray” cho dễ. Tơi gọi thế này cho dễ nhớ là Kênh xu hướng tăng và Kênh xu hướng giảm.
Hình bên dưới là ví dụ của một Kênh xu hướng tăng:
Hai đường chạy song song này tạo ra ranh giới hỗ trợ và kháng cự cho Kênh xu hướng tăng này.
Giá sẽ bật lên bật xuống giữa hai đường này và bạn có thể áp dụng kiến thức ở bài Cơ hội bắt
sóng đảo chiều cùng Đường xu hướng để xác định các tín hiệu vào ra lệnh mua/bán hợp lý.
Kênh xu hướng giảm được tạo ra từ hai đường song song đi xuống:
Bạn có thể dùng các tín hiệu đảo chiều tại cách đường bao kênh xu hướng rất tốt. Như trong hình
tơi đã khoanh trịn 2 điểm tín hiệu giá đảo chiều từ tăng sang giảm (Bearish Reversal Signals).
Ngoài việc giúp bạn phát hiện các tín hiệu đảo ngược để giao dịch thì Kênh cịn giúp bạn biết
thêm rằng Đường Hỗ trợ hoặc Kháng cự này có cịn chất lượng hay không.
Tổng kết
Kênh khá là dễ hiểu đúng không, giống như 2 miếng sandwich ( 2 đường Xu hướng ) kẹp giữa là
mấy cây nến xanh, đỏ với mức giá cao, thấp khác nhau. Tín hiệu đảo ngược xảy ra khi chạm
đường Xu hướng, bạn có thể bắt các giao dịch đảo chiều hồi giá như bài Cơ hội bắt sóng đảo
chiều cùng Đường xu hướng hoặc đợi nến kết thúc ở ngoài Đường xu hướng và vào giao
dịch Khi Đường xu hướng bị phá vỡ.