Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Cảm nhận nhân vật mị trong đêm đông văn lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.78 KB, 6 trang )

Đề 3. Cảm nhận về diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong
đêm mùa đông cứu A Phủ và giải thốt chính mình qua đoạn trích sau:
“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn (…) Mị phảng phất nghĩ như
vậy”.
Bài làm
A. MỞ BÀI
MB1:
Trong suốt thời kì chống Pháp, Tây Bắc là vùng đất để lại nhiều thương nhớ cho
các nhà văn nhà thơ kháng chiến. Chế Lan Viên đã tìm thấy ở đó nguồn sống mới
của đời mình trong suối mát nhân dân. Nguyễn Tuân đã bước qua được cánh cửa
quá khứ của “một thời vang bóng” để phát hiện ra “chất vàng mười” ẩn giấu bên
trong những con người lao động bình thường. Tơ Hồi cũng lên Tây Bắc, và như
ơng đã từng tâm sự, đó là vùng đất “đã để thương để nhớ”’ cho ơng rất nhiều. Canh
cánh bên lịng món nợ ân tình ấy, ơng đã viết nên một trong những truyện ngắn đặc
sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của mình: “Vợ chồng A Phủ”. Qua truyện ngắn
này, ơng đã nói cùng ta về nỗi thống khổ của con người Tây Bắc dưới chế độ cũ,
đồng thời cũng giúp ta khám phá ra vẻ đẹp tiềm tàng và sức phản kháng mãnh liệt
của họ. Một trong những đoạn trích tiêu biểu nói về sức sống mãnh liệt ấy chính là
cảnh đêm mùa đơng, khi Mị táo bạo cắt dây trói cứu A Phủ và giải thốt chính
mình:“Những đêm mùa đơng trên núi cao dài và buồn (…) Mị phảng phất nghĩ
như vậy”
MB2:
Tơ Hồi là một trong những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong nền văn
học Việt Nam hiện đại. Ơng có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của
nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là
những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc, tiêu biểu là
truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số
phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực
dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người.
Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua diễn biến tâm lí của Mị trong đêm giải cứu



A Phủ.Qua đoạn trích, Tơ Hồi đã cho thấy những nét mới trong cảm hứng nhân
đạo của văn học phê phán sau năm 1945
B. Thân bài
1. Khái quát
Truyện "Vợ chồng A Phủ" được nhà văn Tơ Hồi sáng tác năm 1952, in trong tập
"Truyện Tây Bắc".Tác phẩm gồm hai phần: Phần đầu kể về cuộc sống tủi nhục của
Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Kết thúc phần đầu là
cảnh Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi nhà Pá Tra. Phần sau kể
Mị và A Phủ ở Phiềng Sa, họ thành vợ chồng, được cán bộ A Châu giác ngộ cách
mạng. A Phủ trở thành đội trưởng du kích đánh Pháp bảo vệ làng.
Mị là một cơ gái xinh đẹp, tài hoa. Cơ có tài thổi sáo, thổi đàn môi khiến bao
người mê. Người con gái hiếu thảo ấy xin được ở nhà cuốc nương, trồng ngơ trả nợ
thay cho cha mẹ. Mị có đủ những phẩm chất tốt đẹp xứng đáng được hưởng một
cuộc sống bình n, hạnh phúc. Thế nhưng vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị
bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí. Bề ngồi, Mị là con dâu nhưng thực
chất bên trong lại là con nợ. Nếu chỉ là con nợ, có thể một ngày nào đó Mị cịn hi
vọng trả xong nợ mà giải thốt, nhưng Mị lại bị cùng lúc hai trịng dây trói buộc.
Mị khơng dám chết vì sợ làm liên lụy đến cha, và bởi sự ám ảnh, trói buộc của thần
quyền.
A Phủ là một chàng trai mồ côi, yêu tự do, bị Pa Tra bắt ở trừ nợ. Một lần đi giữ
bò, để hổ vồ mất một con, A Phủ bị Pá Tra trói đứng ở cột, dù ngồi trời lạnh buốt,
phải chịu khát, chịu đói, chịu rét.
2. Cảm nhận đoạn trích
Ở lần vùng dậy vào đêm mùa xuân, dù Mị đã thất bại, nhưng hành động đó đã gieo
vào lòng người đọc một niềm tin mãnh liệt, rằng, ở cô gái này, sức sống tiềm tàng,
sức phản kháng mãnh liệt, khát vọng hạnh phúc và tự do sẽ không bao giờ bị dập
tắt. Nó chỉ tạm thời lắng xuống. như một đốm than hồng, luôn âm ỉ dưới lớp tro
tàn, chỉ chờ một cơn gió đủ mạnh, nó sẽ lại bùng lên thành ngọn lửa. Và quả vậy,
ngọn lửa ấy đã bùng cháy vào đêm mùa đông, khi Mị táo bạo cứu A Phủ và giải

thốt chính mình.
Mở đầu đoạn trích là những câu văn miêu tả cảnh đêm mùa đông trên núi cao:
“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu khơng có bếp lửa sưởi kia thì


Mị cũng đến chết héo”. Đây là câu văn tạo khơng khí để đưa người đọc đi vào thế
giới nội tâm của nhân vật. Nó gợi lên hình ảnh của một cơ gái cơ đơn, tâm hồn giá
lạnh. Nó rất giống với hình ảnh của Mị khi xuất hiện đầu tác phẩm. Tuy nhiên, ở
đây, cái lạnh giá của mùa đông, cái lê thê và vắng lặng của đêm tối trên núi cao
càng làm cho hình ảnh Mị trở nên tội nghiệp hơn.
Tâm trạng của Mị trải qua nhiều diễn biến phức tạp.
- Mỗi đêm, “khi ngọn lửa sưởi bùng lên, Mị nhìn sang và thấy A Phủ bị trói đứng
trên cột. “Mắt A Phủ mở trừng trừng” cho Mị biết rằng A Phủ vẫn cịn sống. Tuy
nhiên, tình cảnh của A Phủ khơng làm Mị động lịng: “Mấy đêm nay như thế.
Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy,
cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa”. Dường
như Mị đã trở lại là một con người vô cảm như trước kia, “lùi lũi như con rùa ni
trong xó cửa”. Tình thương trong Mị khơng cịn, và cả nỗi sợ hãi cũng vậy. Bằng
chứng là “có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy. A Sử đánh Mị ngã ngay xuống
cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước”. Vì sao một con người đã
từng là cơ gái giàu khát vọng, một con người đã từng bất chấp tất cả để được đi
chơi vào đêm mùa xuân, nay lại trở nên vơ cảm đến thế? Ta có thể lí giải điều này
bằng hai nguyên nhân:
+ Thứ nhất, sau một lần vùng dậy bất thành vào đêm mùa xuân, có lẽ Mị nghĩ đời
mình thế là đã hết. Cái ách của cường quyền và thần quyền quá lớn, quá bạo
ngược, quá mạnh; và một con người đơn lẻ như Mị khơng thể nào có cơ hội mà
thốt ra được. Mị hẳn đã tuyệt vọng, bng xi.
+ Thứ hai, chính vì bản thân đã bng xi nên khi nhìn thấy A Phủ bị trói, Mị
nghĩ đó là một điều hiển nhiên phải chấp nhận. Kiếp làm nô lệ cho nhà thống lí từ
xưa đến nay, ai mà chẳng phải chịu số phận như thế. Họ làm lụng cực khổ, họ bị

trói buộc linh hồn, họ sống hay chết là do cha con nhà thống lí quyết định. Chứng
kiến quá nhiều, quá thường xuyên cái ác và nỗi thống khổ, con người ta dễ bị chai
sạn. Và Mị cũng thế. Chẳng phải Chí Phèo của Nam Cao, do sống chung với cái ác
lâu ngày, từ một anh canh điền lương thiện đã thành ra một con quỷ dữ đó sao,
chẳng phải người đàn ông hàng chài, một người trước kia không bao giờ đánh vợ,
do đói khát, do hàng tháng trời phải ăn xương rồng luộc chấm muối, giờ cũng trở
thành một tên chồng bạo ngược đó sao. Người ta trở nên vơ cảm, mất nhân tính,


mất tình thương là bởi vì phải sống quá lâu trong mơi trường phi nhân tính, trong
những hồn cảnh tối tăm, tuyệt vọng.
- Tuy nhiên, mỗi nhà văn lớn luôn đồng thời là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy.
Nam Cao vẫn nhìn ra cái hạt mầm thiện trong Chí Phèo, Nguyễn Minh Châu, qua
lời người đàn bà hàng chài, cho ta thấy cái phẩm tính tổt đẹp của người chồng vũ
phu. Tơ Hồi cũng vậy, ơng khơng bao giờ để mất niềm tin vào cái “tính bản
thiện” trong mỗi con người. Tính thiện khơng mất, nó chỉ bị vùi lấp, bị đè nén. Và
khi gặp một hoàn cảnh có thể khiến lịng trắc ẩn, nó sẽ lại hồi sinh.
+ Một đêm, Mị trở dậy. “Ngọn lửa bập bùng sáng lên”, Mị đã nhìn thấy dịng nước
mắt của A Phủ, “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen
lại”. Đây chính là một chi tiết nghệ thuật quan trọng, mang ý nghĩa bước ngoặt. Nó
cũng có sức ám ảnh và tác động mạnh mẽ giống như âm thanh tiếng sáo trong đêm
tình mùa xuân. Cả hai chi tiết đều gợi Mị nhớ về quá khứ. Chỉ có điều nếu tiếng
sáo nhắc Mị về quá khứ tự do và tràn ngập tình u, thì dịng nước mắt của A Phủ
nhắc Mị nhớ về quá khứ đắng cay, tủi nhục, khi Mị bị A Sử trói. Lúc này Mị chưa
nghĩ đến A Phủ, mà chỉ nghĩ đến đời mình. Ai là người đã cướp mất của Mị thời
thanh xuân tươi đẹp? Ai là người đã trói buộc Mị khi Mị có ý định làm sống lại
thời thanh xuân tươi đẹp ấy. Là A Sử, là cha con nhà thống lí Pá Tra. Mị cảm thấy
nỗi đau của A Phủ bằng chính nỗi đau của mình. Nỗi đau trong quá khứ giúp Mị
nhận ra sự đau đớn, tủi cực của a Phủ đêm nay. Sự đồng cảnh đã dẫn dắt trái tim
thờ ơ, vô cảm của Mị trở về với những sự đồng cảm đầu tiên.

Nghĩ đến cái chết của người đàn bà ngày trước, cái chết của a Phủ sắp tới Mị chợt
nhận ra tất cả đều có nguyên nhân từ sự tàn bạo của giai cấp thống trị. Cho nên,
như một lẽ tất yếu, trong Mị bùng lên lòng căm thù. Hàng loạt tội ác của cha con
thống lí hiện lên trong đầu Mị: “nó bắt trói người ta đến chết, nó bắt mình chết
cũng thơi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”. Sau
chừng ấy bằng chứng mà Mị vừa nghĩ đến, Lần đầu tiên, lòng căm giận trong Mị
cất lên thành tiếng, như một sự vỡ lẽ, như một kết luận cuối cùng: “Chúng nó thật
độc ác”. Tội ác của chúng lại sắp sửa lấy đi một mạng người vô tội nữa dưới mái
nhà này: “cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét,
phải chết”. Câu văn sử dụng phép điệp cấu trúc, nhịp điệu dồn dập. Mỗi lần từ chết
được lặp lạidường như lòng thương A Phủ và lịng căm phẫn tội ác của thống lí Pá
Tra trong Mị càng tăng lên.


Thế nhưng tại sao người kia lại phải chết. Mị thực hiện một phép so sánh giữa
mình và A Phủ: “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ cịn
biết đợi ngày rũ xương ở đây thơi… Người kia việc gì phải chết thế, A Phủ”. Câu
hỏi này thể hiện sự tỉnh ngộ trong tâm trí Mị cũng thể hiện sự băn khoăn trong tâm
trí cơ. Đây là cuộc đấu tranh tâm lí giữa 1 bên là nhìn A Phủ chết và 1 bên là giải
thoát cho A Phủ. A Phủ đáng sống, dù có phạm tội để mất bị đi chăng nữa, thì cái
tội ấy cũng khơng đến nỗi phải chết. Càng nghĩ Mị càng thấy sự độc ác vơ lí của
cha con nhà thống lí. Tất nhiên sự thức tỉnh của Mị mới chỉ một nửa, nghĩa là Mị
chỉ mới ý thức được sự độc ác vô lý của cái ách cường quyền. Còn đối với thần
quyền, Mị vẫn chưa thể thoát ra được. Tuy nhiên, chỉ cần như vậy thơi, Mị cũng đã
hiểu được rằng A Phủ có quyền sống, A Phủ phải được sống. Đó là tấm lịng nhân
ái bao la của cô gái vùng cao Tây Bắc. Mị trân trọng giá trị con người, mạng sống
con người. Lịng thương người thức dậy trong Mị và đang hình thành hành động.
3. Đánh giá
Thành công về mặt nghệ thuật của đoạn trích là ở cách kể chuyện kịch tính, hấp
dẫn; cách tạo tình huống bất ngờ; nghệ thuật miêu tả tâm lí và hành động nhân vật

tinh tế, sâu sắc; ngôn ngữ sinh động và giàu chất thơ… Tất cả những yếu tố nghệ
thuật đó đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện sự hồi sinh mạnh mẽ của
người con gái Tây Bắc. Qua đó nhà văn đã thể hiện tấm lịng nhân đạo sâu sắc của
mình và niềm tin vào sức mạnh quật khởi của những con người cùng khổ có chung
giai cấp.
C. KẾT BÀI
Qua việc miêu tả diễn biến tâm trạng và hành đông của nhân vật Mị vào đêm mùa
đơng, Tơ Hồi đã cho ta thấy được cuộc sống tối tăm ngột ngạt của người dân miền
núi Tây Bắc dưới ách áp bức của bọn chúa đất và lũ Tây đồn. Đồng thời, ông cũng
lên tiếng ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt
của họ để tự tìm đường giải phóng chính mình. Con đường của Mị cũng là con
đường của cả dân tộc nói chung, từ đêm đen nô lệ đã rũ bùn đứng dậy, thay đổi
tương lai. “Vợ chồng A Phủ” cho thấy tài năng nghệ thuật bậc thầy của Tơ Hồi,
đồng thời cũng cho thấy ông là một nhà nhân đạo lớn. Với tác phẩm này, ơng đã
thực hiện được “chuyến về” của mình – đã trả được “món nợ” ân tình với những
con người Tây Bắc mà ông yêu quý.




×