Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 100 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Chủ biên: PGS.TS. Hà Thị Ngọc Oanh
Đồng chủ biên: TS.GVCC. Nguyễn Đăng Quế

GIÁO TRÌNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
PHẦN I – Chương 1

HÀ NỘI – 2018


GIÁO TRÌNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Số đơn vị học trình:

03

Tổng số tiết:

45 tiết

Bao gồm:
Lý thuyết:

35 tiết

Thảo luận:

10 tiết



Mã mơn học:
Trình độ:

Đại học

Chun ngành:

Quản lý hành chính công


MỤC LỤC
Trang
TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN A: HỘI NHẬP - TỒN CẦU HĨA VÀ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỒN CẦU HĨA KINH TẾ
1.1. Kinh tế đối ngoại và tồn cầu hóa kinh tế

17
17
17

1.1.1 Một số khái niệm

17

1.1.2 Chủ động tham gia tồn cầu hóa kinh tế là tất yếu khách quan

21


1.1.3 Các hình thức kinh tế đối ngoại chính và tác dụng của chúng

28

1.1.4 Vai trị và tác dụng của tồn cầu hóa

59

1.1.5 Các ngun tắc hội nhập và tham gia tồn cầu hóa

67

1.2 Liên minh - hợp tác kinh tế và các nghiệp vụ tài trợ quốc tế

68

1.2.1 Tính tất yếu hình thành liên minh kinh tế

68

1.2.2 Nguyên tắc hoạt động của một số tố chức kinh tế quan trọng

74

1.2.3 Các nghiệp vụ tài trợ của một số định chế tài chính quốc tế quan trọng

76

1.3. Một số cam kết quốc tế quan trọng trong các liên kết kinh tế mà Việt

Nam tham gia
1.3.1 Cam kết khu vực

84

1.3.2 Một số hiệp định trọn gói quan trọng của WTO

84
93

Chương 2: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ CÁC CAM KẾT CỦA VN

102

2.1 Qúa trình tham gia ASEAN - AFTA

102

2.1.1 Lộ trình hội nhập

102

2.1.2 Các cam kết của Việt Nam với khu vực AFTA - ATIGA

102

2.2 Qúa trình tham gia APEC

106


2.2.1. Lộ trình hội nhập

106

2.2.2 Quan hệ Việt Nam với các nước thành viên APEC

107

2.3 Qúa trình hội nhập WTO

108

2.3.1 Lộ trình hội nhập

108

2.3.2 Tình hình cam kết và thực thi các cam kết quốc tế của VN

108

2.4 Qúa trình hội nhập CPTPP
2.5 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi hội nhập đầy đủ vào các tổ
chức quốc tế
2.5.1 Những cơ hội khi VN tham gia vào tồn cầu hóa kinh tế và hội nhập
với các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực

116
116



2.5.2 Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam

126

PHẦN B: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

128

Chương 3: TỔNG QUAN QLNN VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

128

3.1 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại

129

3.2 Tính tất yếu khách quan phải thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh tế đối ngoại
3.2.1. Do tính tất yếu khách quan phải quản lý nhà nước đối với kinh tế

129

3.2.2. Khi các nước thực hành tốt các hình thức KTĐN, cả nhà nước và
người dân đều có cơ hội tham gia làm kinh tế, góp phần đạt được mục tiêu
“dân giàu – nước mạnh”
3.2.3. Mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế sẽ giúp cho cả thế giới có lợi và các
bên tham gia đều có lợi
3.2.4. Nhiều hoạt động KTĐN có tầm ảnh hưởng lớn nên nhà nước phải
thực hiện việc quản lý đối với KTĐN
3.2.5. Kinh tế đối ngoại là một trong những hoạt động quan trọng của tổng

thể nền kinh tế
3.2.6. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm nâng cao vị thế Việt Nam
trên trường quốc tế
3.3 Chức năng của nhà nước trong quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại

130

3.4 Những nguyên tắc và định hướng hoạt động kinh tế đối ngoại

134

129

131
131
132
133
134

3.4.1. Những nguyên tắc

134

3.4.2. Định hướng hoạt động Kinh tế đối ngoại

138

3.5 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại

143


3.6 Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại

144

3.6.1 Nâng cao năng lực thể chế và vai trị điều hành của chính phủ đảm
bảo bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả
3.6.2 Tiếp tục cải cách hành chính nhằm xây dựng môi trường kinh tế theo
chuẩn mực quốc tế
3.6.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập

144

3.6.4. Tăng cường công tác thông tin đối ngoại

145
146
147

Chương 4: QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG

149

4.1. Chức năng của ngoại thương

149

4.2. Nhiệm vụ của ngoại thương Việt Nam

150


4.2.1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh
q trình cơng nghiệp hóa đất nước

150

4.2.2. Tăng cường hoạt động ngoại thương nhưng phải đảm bảo sự thống
nhất giữa kinh tế và chính trị

150

4.3 Lợi thế của Việt Nam trong hoạt động ngoại thương

151

4.4 Các quan điểm chỉ đạo và hoàn thiện các chính sách, cơ chế quản lý
ngoại thương

152


4.5 Nội dung quản lý nhà nước đối với ngoại thương

153

4.5.1. Những nguyên tắc trong quản lý ngoại thương

153

4.5.2. Xây dựng hệ thống các cơ quan quản lý về ngoại thương


153

4.5.3. Xác định chiến lược phát triển ngoại thương

157

4.6 Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu

159

4.6.1. Đặc điểm và vai trò của xuất khẩu

159

4.6.2. Các biện pháp về thể chế và xúc tiến xuất khẩu

160

4.6.3. Các biện pháp quản lý xuất khẩu

163

4.6.4. Chính sách xuất khẩu của Việt Nam

164

4.7. Quản lý nhà nước đối với nhập khẩu

166


4.7.1. Các hình thức nhập khẩu

166

4.7.2. Mục đích và vai trị của nhập khẩu

167

4.7.3. Các công cụ quản lý, điều hành nhập khẩu

167

4.7.4. Định hướng việc sử dụng các công cụ quản lý, điều hành NK

174

Chương 5: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

178

5.1. Tổng quan về đầu tư quốc tế tại Việt Nam

180

5.2. Định hướng thu hút nguồn vốn từ nước ngồi

183

5.3. Vài nét về tình hình thu hút FDI vào Việt Nam


183

5.3.1. Về chất lượng

184

5.3.2. Theo địa bàn đầu tư

185

5.3.3. Những đóng góp chính của khu vực FDI cho nền kinh tế Việt Nam

186

5.3.4 Một số hạn chế trong khu vực FDI

189

5.4. Về thu hút ODA

190

5.4.1. Những thành tựu từ nguồn vốn ODA

190

5.4.2. Một số tồn tại trong quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA

192


5.5. Quản lý Nhà nước đối với đầu tư quốc tế

192

5.5.1. Quản lý Nhà nước đối với FDI

192

5.5.2. Quản lý đối với nguồn vốn ODA

203

Chương 6: QLNN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN GIAO CƠNG NGHỆ

214

6.1 Ý nghĩa của việc phân tích và lựa chọn trang thiết bị - công nghệ

215

6.2 Những khái niệm có liên quan đến cơng nghệ

216

6.2.1. Cơng nghệ (Technology)

216

6.2.2. Phân loại công nghệ


217


6.3 Chuyển giao công nghệ (CGCN - transfer of technology)

220

6.3.1 Khái niệm về CGCN

220

6.3.2. Các hình thức CGCN

222

6.4 Lợi ích và hạn chế của hoạt động CGCN

223

6.5 Nội dung chuyển giao công nghệ

224

6.6. Quản lý nhà nước đối với công nghệ nhập khẩu và CGCN

226

6.6.1 Tính tất yếu khách quan phải quản lý các dự án CGCN


226

6.6.2 Những quan điểm chỉ đạo khi lựa chọn CN và CGCN

227

6.6.3 Định hướng lựa chọn công nghệ nhập khẩu

228

6.6.4 Quản lý nhà nước đối với CN và CGCN

229

6.7. Kiểm tra và Kiểm soát công nghệ nhập khẩu

236

6.8 Phát triển công nghiệp phụ trợ

237

Chương 7: QLNN ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

240

7.1. Một số khái niệm

240


7.1.1 Những khái niệm liên quan đến ngoại tệ

240

7.1.2 Khái niệm về ngoại hối

241

7.1.3 Thị trường ngoại hối

242

7.2. Vai trò và chức năng của thị trường ngoại hối trong môi trường kinh
tế đối ngoại

244

7.3 Quản lý nhà nước đối với thị trường ngoại hối

246

7.3.1. Khái niệm

246

7.3.2. Tính tất yếu khách quan phải quản lý thị trường ngoại hối

246

7.3.3 Những nội dung về quản lý ngoại hối


246

7.3.4 Cơ sở pháp lý về quản lý, điều hành thị trường ngoại hối

252

7.4. Cơ chế quản lý ngoại hối

253

Chương 8: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
THU NGOẠI TỆ

258

8.1. Quản lý nhà nước về xuất - nhập khẩu lao động

259

8.1.1. Tổng quan về xuất - nhập khẩu lao động

259

8.1.2. Các hình thức xuất – nhập khẩu lao động

260

8.1.3. Đặc điểm của xuất – nhập khẩu lao động


261

8.1.4. Vai trò của xuất – nhập khẩu lao động đối với phát triển kinh tế – xã
hội ở VN
8.1.5. Mục tiêu của hoạt động xuất khẩu lao động đến năm 2020

261
265


8.1.6. Quản lý nhà nước đối với xuất – nhập khẩu lao động

266

8.1.7. Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài ở VN

273

8.2. Quản lý nhà nước đối với du lịch quốc tế

279

8.2.1 Khái niệm chung về du lịch

279

8.2.2. Tiềm năng du lịch của Việt Nam

283


8.2.3 Quản lý nhà nước về du lịch

285

8.3. Quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận chuyển xuyên quốc gia

292

PHẦN PHỤ LỤC
I – Mục tiêu thiên niên kỷ

293

II – Tóm tắt các chương trình hội nhập của Việt Nam

295


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AoA – (Agreement on Agriculture) – Hiệp định về nông nghiệp
ACV – (Agreement on Customs Valuation) - HĐ về Định giá Hải quan
ADP – (Agreement on Anti Dumping) - HĐ về Chống bán Phá giá
ADB - (Asia Development Bank) - Ngân hàng Phát triển châu Á
APEC – Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
ATC – (Agreement on Textiles and Clothing) - Hiệp định về Hàng Dệt
mayASEM – Liên minh kinh tế Á - Âu
BT - (Barriers to Trade) - Rào cản thương mại
CG – (Consultance Group) - Hội nghị các nhà tư vấn
CGIT - Cơ quan theo dõi đầu tư toàn cầu của Trung Quốc
CPSC - Uỷ ban An toàn tiêu dùng

DAC (Develoment Assistance Commitee) - Ủy ban Viện trợ Phát triển
DSU – (Agreement on Dispute Settlement Understanding) - Thỏa thuận về
Cơ chế Giải quyết Tranh chấp trong WTO
FDI – (Foreign Direct Investment) – Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA – (Free Trade Area) - Khu vực mậu dịch tự do
FTC - Ủy ban thương mại Liên bang Mỹ
GATT 1994 – (General Agreement of Tariffs and Trade) - Hiệp định chung
về Thuế quan và Thương mại 1994
GATS – (General Agreement on Trade in Services) - Hiệp định chung về
Thương mại Dịch vụ
GMP – (Good Manufacturing Practices) - Hệ thống thực hành sản xuất tốt
HACCP – (Hazard Analysis Critical Control Point) - Hệ thống phân tích
mối nguy và điểm kiểm sốt tới hạn
IMF – (International Monetary Fund) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế
ILP – (Agreement on Import Licensing Procedures) - Hiệp định về Thủ tục
Cấp phép Nhập khẩu
KTTT - Kinh tế tri thức
MDGs – (Millennium Development Goals) - Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ
NGO – (Non Goverment Organizations) - Các tổ chức phi chính phủ


NTB – (Non-Tariff Barriers) - hàng rào phi thuế quan
ODA - (Official Development Assistance) - Viện trợ phát triển chính thức
OECD – Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
PPP - Đồng giá sức mua/Sức mua tương đương
PSI – (Agreement on Pre-Shipment Inspection) - Hiệp định về Kiểm định
Hàng trước khi Vận chuyển
ROO – (Agreement on Rules of Origin) - Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa
SCM – (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures) - Hiệp định

về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
SG – (Agreement on Safeguard Measures) - Hiệp định về Tự vệ
SPS – (Agreement on Sanitary and Phytosanitary Measures) - Hiệp định về
các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch
TB – (Tariff Barriers) - hàng rào thuế quan
TFPLA - Luật về hàng dệt may
TBT – (Agreement on Technical Barries to Trade) - Hiệp định về các Rào
cản Kĩ thuật đối với Thương mại
TRIPS – (Trade-related aspects of intellectual property Rights) - Hiệp định
về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ
TRIMS – (The Agreement on Trade-Related Investment Measures) - Hiệp
định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại
UNCTAD – (United Nation Conference on Trade and Development) - Hội
nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển.
UNIDO - Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc
USDA - (United States Department of Agriculture, hay Agriculture
Department) - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
VDPF - (Vietnam Development Partnership Forum) – Hội nghị Đối tác phát
triển Việt Nam thường niên


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu và đối tượng sử dụng giáo trình
1.1. Lý do nghiên cứu
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền
kinh tế thế giới và một số khu vực, công tác quản lý của nhà nước đối với các
lĩnh vực kinh tế có liên quan đến hội nhập kinh tế ngày càng nhiều và phức
tạp, từ dó phát sinh nhu cầu hiểu biết căn bản về kiến thức kinh tế đối ngoại,
về hội nhập, về tồn cầu hóa của người học, người nghiên cứu, các doanh
nhân, doanh nghiệp và các cán bộ, cơng chức, các nhà hoạch định chính sách

ngày càng lớn.
Trước yêu cầu đó Khoa Quản lý nhà nước về kinh tế phân cơng cho
nhóm các nhà nghiên cứu biên soạn ra giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh
tế đối ngoại” để cung cấp cho người học những kiến thức căn bản về hội
nhập, tồn cầu hóa và các hoạt động kinh tế đối ngoại, từ đó giúp các nhà
hoạch định chính sách xây dựng những nguyên tắc, chính sách nền tảng áp
dụng vào quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia hoặc của địa
phương, của một ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu và rộng. Đây là môn học mang tính kế thừa và phát triển những lý luận
và thực tiễn về quan hệ kinh tế quốc tế và các chính sách, biện pháp quản lý
vĩ mơ về nội dung này.
1.2. Đối tượng sử dụng giáo trình
Giáo trình chủ yếu phục vụ cho đối tượng là cử nhân chuyên ngành
Quản lý Nhà nước về Kinh tế; đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên
các ngành kinh tế, ngoại giao và những người quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu
về kinh tế đối ngoại và quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại.
2. Mục đích, yêu cầu đối với đối tượng sử dụng giáo trình
2.1. Mục đích của môn học
- Cung cấp một cách hệ thống những nội dung cơ bản về kinh tế đối
ngoại, trong đó có các lĩnh vực kinh tế đối ngoại, quản lý nhà nước đối với
các lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
- Giúp cho người người học lĩnh hội được các nội dung, đặc điểm các
lĩnh vực chủ yếu của kinh tế đối ngoại, những tác động của kinh tế đối ngoại
và những công cụ, phương pháp mà nhà nước sử dụng để quản lý các lĩnh vực
kinh tế đối ngoại đó như thế nào.
- Môn học Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại cung cấp những kiến
thức mang tính chất bổ sung cho các kiến thức của các môn học khác tạo ra
khối kiến thức đầy đủ và cần thiết cho sinh viên chuyên ngành Quản lý nhà
nước về Kinh tế.



2.2. Yêu cầu đối với đối tượng sử dụng giáo trình
(1)- Về kiến thức
Người học phải nắm được những vấn đề chung quản lý nhà nước về
kinh tế, trọng tâm là quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế chủ yếu
của nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế; kinh tế vĩ mô; kinh tế vi mô;
lý luận chung quản lý nhà nước về kinh tế.
Người học phải nghiên cứu một số lý thuyết có liên quan đến tồn cầu
hóa, khu vực hóa, điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế làm cơ sở cho việc tiếp
cận những u cầu tham gia q trình tồn cầu hóa, khu vực hóa của VN.
Đồng thời nghiên cứu vai trò và vị thế của Việt Nam trong các tổ chức,
liên minh kinh tế khu vực và quốc tế, từ đó xây dựng các chính sách kinh tế
đối ngoại cơ bản thơng qua việc hồn thiện thể chế, cơ chế quản lý nhà nước
để Việt Nam hội nhập kinh tế đảm bảo đáp ứng yêu cầu quốc tế, và phù hợp
với yêu cầu phát triển của Việt Nam; có kế họach bảo vệ thị trường nội địa
trong xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa.
(2)- Về kỹ năng
- Sinh viên có kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp những vấn đề
nghiên cứu từ thực tiễn quản lý nhà nước thơng qua các chính sách, các hoạt
động đàm phán, ký kết các hiệp định với các quốc gia và các tổ chức quốc tế,
đồng thời phân tích được những thuận lợi, khó khăn khi thực thi các hiệp định
quốc tế đó.
- Có kỹ năng nhận biết và xác định được những công vụ cơ bản mà
nhà nước phải đảm trách khi thực hiện quản lý đối với các hoạt động kinh tế
đối ngoại.
(3)- Về thái độ học tập
- Sinh viên phải tập trung và có cái nhìn đa chiều vào từng lĩnh vực
kinh tế đối ngoại.
- Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý nhà nước trong bối cảnh
hội nhập kinh tế hiện nay.

- Có ý thức và thái độ trân trọng các nguồn lực kinh tế của đất nước,
tích cực hưởng ứng vào cơng cuộc hội nhập của Việt Nam, thể hiện trách
nhiệm của một công dân đối với sự nghiệp chung của đất nước, có ý thức bảo
vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường, khắc phục những hạn chế,
mặt trái từ hội nhập mang lại, bảo vệ và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc
Việt Nam, hào hứng đón nhận những tinh hoa văn hóa của nhân loại trong
tiến trình Việt Nam hội nhập


3. Cấu trúc nội dung giáo trình
Giáo trình được biên soạn gồm 8 chương nằm trong Hai phần:
Phần A: Hội nhập - Tồn cầu hóa và những cam kết quốc tế (chương 1
và chương 2)
Phần B: Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại trong điều kiện hội nhập
(từ chương 3 đến chương 8)
4. Sơ lược về các kiến thức chính được trình bày trong giáo trình:
- Chương 1 - Tổng quan về tồn cầu hóa kinh tế, trong đó trình bày
các nội dung về kinh tế đối ngoại và tồn cầu hóa kinh tế
- Chương 2 - Q trình hội nhập và các cam kết của Việt Nam, chứa
đựng các nội dung về lộ trình hội nhập của Việt Nam vào một số tổ chức kinh
tế khu vực và tồn cầu (ASEAN, APEC, WTO, CPTPP), đồng thời tóm tắt
một số cam kết quan trọng mà Việt Nam phải thực thi.
- Chương 3 - Tổng quan quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, bao
gồm các khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại và các nội dung cơ bản
trong quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, những hoạt động kinh tế đối ngoại
có tầm ảnh hưởng lớn tới quản lý nhà nước và tầm quan trọng của hoạt động kinh
tế đối ngoại, những định hướng trong tương lai.
- Chương 4 - Quản lý nhà nước đối với hoạt động ngoại thương, chức
năng của ngoại thương, nhiệm vụ của ngoại thương, lợi thế của Việt Nam
trong hoạt động ngoại thương, các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt

động xuất – nhập khẩu.
- Chương 5 - Quản lý nhà nước đối với đầu tư quốc tế, với nội dung
chính là quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp
nước ngoài và quản lý nguồn vốn ODA.
- Chương 6 - Quản lý nhà nước về công nghệ và chuyển giao cơng
nghệ, trong đó nói lên ý nghĩa của việc phân tích và lựa chọn trang thiết bị cơng nghệ, những khái niệm có liên quan đến công nghệ, chuyển giao công
nghệ (CGCN - transfer of technology), quản lý nhà nước đối với công nghệ
nhập khẩu và chuyển giao công nghệ.
- Chương 7 – Quản lý nhà nước đối với thị trường ngoại hối Việt Nam,
trong đó nói nên vai trị của ngoại hối trên thị trường quốc tế và các vấn đề
cần thiết trong quản lý nhà nước đối với thị trường ngoại hối nhằm mục tiêu
đảm bảo các hoạt động kinh tế đối ngoại liên tục và thông suốt. Đồng thời thị
trường ngoại hối VN phải thể hiện tính chủ động trong quan hệ KTQT.
- Chương 8 - Quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ thu ngoại
tệ. Mặc dù các hoạt động dịch vụ ngoại tệ có rất nhiều lĩnh vực như xuất –


nhập khẩu lao động, du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế…
Tuy nhiên giáo trình này chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực dịch vụ có bề nổi nhất
là Quản lý nhà nước đối với xuất - nhập khẩu lao động, Quản lý đối với vận
tải hàng hóa xuyên biên giới và Du lịch quốc tế.
5. Những điểm mới của giáo trình
Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tơi có sử dụng, tham khảo,
cập nhật rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau (các giáo trình chính thức ở các
trường đại học trong và ngoài nước; các bài viết của các chuyên gia trên các
tạp chí chuyên ngành; số liệu của các cơ quan thống kê; tài liệu thu thập từ
các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế, các trang web của các cơ quan chính
phủ và các tổ chức quốc tế…) nhằm cung cấp đến người đọc những vấn đề
mang tính khoa học của quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại. Nhóm biên
soạn cũng lấy nền tảng những quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước

về hội nhập kinh tế quốc tế những chính sách kinh tế đối ngoại để từ đó lập
nên kết cấu nội dung giáo trình một cách logic, khoa học, giúp cho người học
hiểu biết sâu sắc một cách hệ thống về kinh tế đối ngoại, từ đó hiểu thấu đáo
hơn về quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Mặc dù nhóm tác giả có tham vọng trình bày một cách chi tiết, đầy đủ
và kịp thời những nội dung có liên quan, nhưng vì khối lượng kiến thức q
lớn trong hoàn cảnh kinh tế thế giới ngày nay biến động với tốc độ chóng mặt,
trong khi khả năng con người thì có hạn… nên chúng tơi chỉ có thể nêu lên
những vấn đề mang tính cơ bản nhất nhằm xây dựng những nguyên lý căn
bản về quản lý nhà nước đối với kinh tế đối ngoại ở nước ta trong điều kiện
VN hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Chúng tôi xin trân trọng cám ơn các tác giả của các nguồn tư liệu nói
trên, cám ơn sự đóng góp ý kiến của Hội đồng thẩm định Học viện Hành
chính quốc gia đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự hồn thiện giáo trình với
chất lượng tốt nhất.
6. Hướng dẫn sử dụng giáo trình
Nội dung được giới thiệu thơng qua các phương pháp cung cấp thông
tin, trao đổi, thảo thuận. Đối với người học, chủ động nghiên cứu trước tài
liệu theo hướng dẫn, tham gia tích cực vào q trình học tập trên lớp, trên cơ
sở nắm vững những vấn đề cơ bản, kiến thức của bản thân để tập kỹ năng
phân tích, xem xét giải quyết những vấn đề, tình huống trong thực tiễn.
Về phương pháp giảng dạy, học tập:
- Kết hợp trang bị lý thuyết với thực hành.
- Đối thoại và thảo luận (thông qua Seminar hoặc Tọa đàm).


- Thực hành thông qua viết các Tiểu luận.
- Phương pháp chuyên gia (mời chuyên gia giới thiệu vấn đề thực tiễn
theo chuyên đề, đề tài).
Giáo trình được biên soạn theo Quyết định số 4980/QĐ-HCQG

của Học Viện hành chính quốc gia do Phó Giám đốc Lương Thanh
Cường ký ngày 28/12/2017.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2018
Thay mặt nhóm tác giả
PGS.TS. Hà Thị Ngọc Oanh


PHẦN A
HỘI NHẬP - TỒN CẦU HĨA
VÀ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TỒN CẦU HĨA KINH TẾ
Tóm tắt chương 1
Phần này tập trung trình bày những kiến thức căn bản nhất về kinh tế đối
ngoại và những nội dung có liên quan đến quan hệ kinh tế quốc tế nói chung
và hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam nói riêng, bao gồm những chủ
đề chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về tồn cầu hóa kinh tế, gồm những nội dung:
- Những khái niệm về toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, các hình
thức quan hệ kinh tế quốc tế….
- Mục tiêu hội nhập và mục tiêu tồn cầu hóa của các nhà lãnh đạo thế
giới cũng như lãnh đạo các quốc gia
- Những nguyên tắc trong hội nhập, và những qui tắc trong quan hệ
kinh tế quốc tế mà các nước muốn tham gia tồn cầu hóa phải tn thủ.
- Những rào cản thương mại, rào cản đầu tư
Chương 1 cũng đề cập đến các hình thức liên minh, hợp tác kinh tế nhà
nước và tính tất yếu khách quan các quốc gia phải tham gia vào liên minh,
hợp tác kinh tế trong bối cảnh tồn cầu hóa diễn ra ngày càng sơi động.
Những lợi ích và bất lợi đối với các nước đang phát triển khi tham gia vào
liên minh, hợp tác kinh tế khu vực và thế giới.

1.1. KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ TỒN CẦU HĨA KINH TẾ:
1.1.1 – MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
1.1.1.1 – Kinh tế đối ngoại/ Quan hệ kinh tế quốc tế:
Ngày nay những cụm từ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế quốc
tế được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực, điều đó khiến cho những
cụm từ này được nhiều người đưa ra nhiều cách phát biểu khác nhau, nhưng
bản chất của nó là thể hiện những mối quan hệ về mặt kinh tế trên phạm vi
quốc tế. Dưới đây là một vài khái niệm được chấp nhận nhiều nhất:
- Kinh tế đối ngoại là tổng hợp các mối quan hệ về mặt kinh tế giữa
một quốc gia (cụ thể) với các nước và các tổ chức kinh tế khác trên thế giới.
17


Những mối quan hệ về mặt kinh tế rất đa dạng như hoạt động mua bán
trao đổi hàng hóa hữu hình và vơ hình giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia
với nhau, hoặc nhà đầu tư tư nhân mang vốn và các tài sản khác đầu tư sang
các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và tuân thủ luật pháp của cả
bên nhận đầu tư và cho phép ra nước ngồi đầu tư; hoặc q trình hỗ trợ tài
chính giữa các chính phủ với nhau…
- Kinh tế đối ngoại: là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa một quốc gia
với các quốc gia khác trên thế giới trên cơ sở các hiệp định được ký kết giữa
các chính phủ. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại được xem xét từ bản chất kinh tế
các mối quan hệ và giao dịch, ý chí điều chỉnh của Chính phủ thơng qua chính
sách, cơ chế và các cơng cụ và đội ngũ nhân lực thực hiện các nội dung đó.
- Quan hệ kinh tế quốc tế: là tổng hợp các mối quan hệ về mặt kinh
tế lẫn nhau giữa hai quốc gia, hoặc giữa nhiều quốc gia với nhau, hay giữa
một quốc gia với các quốc gia khác hoặc giữa một quốc gia với nhiều tổ chức
kinh tế khác trên thế giới, trên cơ sở các bên ký kết các hiệp định thỏa thuận
những nội dung thống nhất về hoạt động kinh tế tồn khối nhằm mang lại lợi
ích kinh tế cho các bên tham gia.

1.1.1.2 – Toàn cầu hóa và tính 2 mặt của Tồn cầu hóa:
- Khái niệm Tồn cầu hóa:
Có rất nhiều cách hiểu về tồn cầu hóa. Dưới đây là vài ví dụ:
+ Tồn cầu hóa một lĩnh vực nào đó là sự mở rộng và thống nhất các
hoạt động của lĩnh vực đó ra phạm vi thế giới, phạm vi toàn cầu.
+ Toàn cầu hóa là một q trình, trong đó hàng hóa, dịch vụ, vốn tư
bản, con người, thông tin và các ý tưởng “chảy” qua biên giới quốc gia.
Nếu các hoạt động này diễn ra trong phạm vi một số nứơc trong một
khu vực đựơc gọi là Khu vực hóa.
+ Theo định nghĩa của Ủy ban Châu Âu: “Tồn cầu hóa (kinh tế) là
một q trình mà thơng qua đó, thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau
ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng động về bn bán hàng
hóa và dịch vụ, cũng như do có sự lưu thơng về vốn và cơng nghệ”.
+ Theo Greenspan, tồn cầu hóa (kinh tế) là sự tương tác ngày càng
gia tăng của hệ thống các nền kinh tế các quốc gia.
+ Cũng có ý kiến khác cho rằng: Tồn cầu hóa về mặt kinh tế là những
mối quan hệ kinh tế vượt qua biên giới quốc gia, vươn tới qui mơ tồn thế
giới, đạt trình độ và chất lượng quốc tế.
Trong giáo trình này chúng tơi chỉ đề cập đến Tồn cầu hóa về mặt
kinh tế nên sẽ gọi tắt là Tồn cầu hóa.
18


Xu hướng tồn cầu hóa – khu vực hóa kinh tế đã trở thành một hiện
tượng phổ biến, một xu hướng tất yếu ở mọi nơi trên thế giới do những đặc
điểm đã nêu ở trên, nhưng quan trọng hơn hết là sự phụ thuộc, hỗ trợ lẫn nhau
giữa các quốc gia, các nền kinh tế để xây dựng một thế giới hịa bình, hướng
tới Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs - Millennium Development
Goals) – Xem phụ lục 1 – trang 293.
Tự do hóa thương mại và tự do hóa đầu tư là q trình giảm thiểu

và tiến tới xóa bỏ những rào cản thuế quan, phi thuế quan trong q trình trao
đổi hàng hóa – dịch vụ và đầu tư giữa các nước.
Tự do hóa thương mại và đầu tư thúc đẩy xu thế Tồn cầu hóa phát
triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu. Ngược lại Tồn cầu hóa dẫn
đến Tự do hóa thương mại và đầu tư.
- Mặt tích cực của tồn cầu hóa đối với kinh tế thế giới:
+ Khoa học kỹ thuật phát triển và lan truyền từ nước này qua nước
khác với tốc độ nhanh chóng, thúc đẩy các nước hướng tới phát triển nền kinh
tế tri thức với nhiều điểm ưu việt hơn so với nền kinh tế công nghiệp.
+ Tồn cầu hóa một mặt khiến cho các nước có trách nhiệm giúp nhau
cùng phát triển, nhưng mặt khác mỗi nước đều mong muốn tăng cường năng
lực cạnh tranh quốc gia nên yêu cầu đầu tư cho phát triển trở nên cấp bách
đối với mọi quốc gia.
+ Toàn cầu hóa là động lực buộc chính phủ các nước phải tự đổi mới
tư duy, đổi mới thể chế để thích hợp với mơi trường kinh tế tồn cầu.
- Mặt trái của tồn cầu hóa đối với kinh tế thế giới:
Chun gia Gail Tverberg thuộc Học viện Kế toán Mỹ (the American
Academy of Actuaries) trong bài “12 lý do khiến toàn cầu hóa là thách thức
nghiêm trọng đối với kinh tế thế giới”, đăng trên Tạp chí Thế giới hữu hạn
(Our Finite World), đã tổng hợp được những mặt trái của tồn cầu hóa (TCH)
đối với kinh tế thế giới, chúng tơi cho rằng đó là những cảnh báo có giá trị
đối với mọi quốc gia, chúng tôi lược ghi kèm theo những bình luận của chúng
tơi với sáu nội dung dưới đây:
Thứ nhất, đồng USD đã và sẽ vẫn giữ vị trí là đồng tiền dự trữ ngoại
tệ của nhiều nước trên thế giới trong nhiều năm; như vậy khi Mỹ rơi vào tình
trạng thâm hụt thương mại khổng lồ có chu kỳ và nhiều lúc rơi vào tình trạng
“bế tắc” sẽ có tác động lan tỏa đến nhiều nước, gây tác động bất lợi cho nền
kinh tế thế giới và có thể tác động tiêu cực đến một số nước nhỏ!
Thứ hai, tồn cầu hóa khiến các quốc gia khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên nhanh hơn, mang tính hủy diệt hơn. Đây là lời cảnh báo có giá trị

đối với nhiều nước, trong đó Việt Nam
19


Thứ ba, tồn cầu hóa làm tăng lượng khí thải dioxide carbon ở nhiều
quốc gia trên thế giới.
Thứ tư, toàn cầu hóa gây ra sự dịch chuyển việc làm từ các nước phát
triển sang các nước đang phát triển nhanh hơn, nhiều hơn; từ đó gây áp lực
cho nước đang phát triển về sự thiếu hụt nhân cơng, cịn nước phát triển chịu
áp lực về sự tăng dân số cơ học, kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Thứ năm, toàn cầu hóa dẫn đến cuộc đua (khốc liệt) giành lợi thế xuất
khẩu giữa các quốc gia bằng việc định giá đồng nội tệ thấp hơn giá trị của nó.
Thứ sáu, TCH dẫn đến các nước có xu hướng liên kết với nhau, do
đó sự khủng hoảng hoặc sụp đổ của một quốc gia có khả năng gây ra hiệu ứng
đơminơ lan truyền sang nhiều quốc gia khác.
Những năm tiếp theo của thế kỷ XXI, xu hướng tồn cầu hóa kinh tế
vẫn tiếp diễn trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp tục có nhiều biến
động với những đặc trưng nổi bật sau đây:
Một là, khoa học và công nghệ tiếp tục có những bước tiến nhảy vọt
phục vụ đắc lực cho sự phát triển về mọi mặt của thế giới nói chung, kinh tế
thế giới nói riêng và của từng quốc gia.
Hai là, kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong q trình xây
dựng và phát triển lực lượng sản xuất mới của nền kinh tế thế giới. Internet
of Thing (IoT) là hiện tượng và trở thành xu thế tất yếu của toàn thế giới.
Trong tương lai trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người xử lý hầu hết các
mối quan hệ kinh tế, thương mại, thậm chí cả các chương trình nghiên cứu
khoa học ở cấp độ cao… như vậy khả năng tỉ lệ thất nghiệp ở các quốc gia
ngày càng tăng là một sự thực khơng thể phủ nhận.
Ba là, tồn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan buộc các nước
phải tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và tập đoàn kinh tế

tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích
cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh.
Bốn là, mâu thuẫn giữa các thế lực kinh tế trên thế giới biểu hiện dưới
nhiều hình thức và các mức độ khác nhau, trong thế kỷ 21 vẫn tiếp tục tồn tại
và phát triển, nhưng sẽ có những biến thể khó nhận biết hơn so với ở thế kỷ 19
và 20.
Năm là, sự thành công và thất bại của CNXH cùng với một số cuộc khủng
hoảng kinh tế - khủng hoảng tài chính những năm cuối của thế kỷ trước, giúp
lãnh đạo của các quốc gia rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định điều kiện
và khả năng tạo ra bước phát triển mới, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của mọi
dân tộc trên toàn thế giới.

20


Những nội dung trên đặt ra nhiệm vụ quan trọng cho các chính phủ, các
quốc gia, nhất là các nước nghèo và đang phát triển, những nước mới nổi phải
thiết kế chính sách phù hợp, vừa phải tận dụng thời cơ, biến thành lợi thế cho
mình, vừa phải gìn giữ, bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc, giữ vững độc lập,
chủ quyền quốc gia.
1.1.2 – CHỦ ĐỘNG THAM GIA TỒN CẦU HĨA KINH TẾ LÀ TẤT
YẾU KHÁCH QUAN:
1.1.2.1 – Xu hướng chung tồn cầu hóa kinh tế thế giới:
Xu hướng tự do hóa và đa cực hóa kinh tế ngày càng trở nên phổ biến ở
mọi quốc gia trên thế giới, từ đó lan tỏa sang các lĩnh vực khác của xã hội. Dưới
đây là những biểu hiện chính về các đặc trưng của 2 xu hướng trên:
Đặc trưng chính của tự do hóa kinh tế:
+ Cơ chế kinh tế của các nước phát triển theo hướng thị trường mở.
+ Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng được chú trọng; vì thế
xu hướng tư nhân hóa và cổ phần hóa ngày càng lan rộng toàn cầu.

+ Nhà nước giảm can thiệp trực tiếp vào kinh tế vi mơ, mà vai trị kinh tế
của nhà nước chuyển sang can thiệp gián tiếp, chú trọng vào việc định hướng cho
sự phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt là của khu vực tư nhân.
+ Phạm vi kinh doanh độc quyền của nhà nước ngày càng thu hẹp.
Đặc trưng chính của xu hướng đa cực hóa:
+ Đa dạng hóa các mơ hình phát triển và Đa cực về trung tâm tăng trưởng
quốc tế.
+ Đa phương hóa việc quản lý và giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội,
thể hiện ở chỗ có sự đan xen và phối hợp chính sách giữa các quốc gia thơng
qua các cuộc đàm phán và cam kết quốc tế. Từ đó xuất hiện u cầu gia tăng
hồn thiện các định chế quốc tế của cả khối trên cơ sở các cuộc đàm phán đa
phương giữa các nước thành viên trong một tổ chức quốc tế.
+ Có sự đồng nhất ngày càng cao giữa các yêu cầu hội nhập tiểu khu vực,
khu vực, liên khu vực với hội nhập toàn cầu.
+ Đa dạng hóa các đồng tiền có khả năng chuyển đổi.
Từ năm 1944, tại Hội nghị Bretton Woods một số nước tư bản đồng thuận
thiết lập một hệ thống tiền tệ, trong đó duy nhất chỉ có USD được chuyển đổi ra
vàng theo tỷ lệ cố định USD35/ounce USD làm bản vị trung gian giữa vàng và
các đồng tiền của quốc gia khác. Nói cách khác USD trở thành tài sản dự trữ chủ
yếu (tiền tệ quốc tế) của hệ thống BW. Trong Hội nghị này 2 định chế hỗ trợ cho
hệ thống thanh toán quốc tế cũng được thừa nhận đó là Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Từ đó các nước sử dụng USD trong thanh
tốn quốc tế như một thói quen mặc nhiên, mặc dù từ năm 1971, Mỹ đã tuyên bố

21


phá giá lần thứ nhất đối với USD, đồng thời các quốc gia công nghiệp chủ chốt
cũng bãi bỏ các mức ngang giá với USD, thực hiện việc thả nổi độc lập (hoặc tập
thể) đồng tiền của nước mình.

Tuy nhiên, từ những năm cuối của thế kỷ 20, sự biến động mạnh mẽ của
kinh tế thế giới cùng với sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ, khiến cho tỷ giá hối đoái
giữa USD và các đồng tiền khác dao động liên tục; nhiều nước (hoặc một nhóm
nước) tìm cách gia tăng sức mạnh đồng tiền của nước mình để trở thành đồng
tiền chuyển đổi và có giá trị lớn hơn USD.
Đặc biệt năm 2016 IMF đã áp dụng một phương pháp mới để tính tốn
lượng tiền trong rổ Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR – được sử dụng để quy đổi
thành một đồng tiền bất kỳ, đáp ứng nhu cầu cân bằng thanh toán của các nước
thành viên), nhằm cân bằng tỷ trọng các đồng tiền trong SDR từ ngày 1/10/2016,
trong đó đồng Nhân dân tệ lần đầu tiên được đưa vào giỏ tiền tệ của IMF. Lượng
tiền tương đối của các đồng tiền trong rổ SDR bao gồm USD, EUR, GBP, JPY
và CNY, tỷ trọng này được cố định trong vòng 5 năm.
Bảng 1 - Những đồng tiền có khả năng chuyển đổi quốc tế (ngồi USD)
No.

Loại tiền

Giá trị so với USD

Mệnh giá
cao nhất

1

Dinar Kuwait (KWD)

1 KWD = 3,26 USD

20


Thời gian bắt
đầu tham gia
lưu thông
Năm 1961

2

Dinar Bahrain (BHD)

1 BHD = 2,65 USD

20

năm 1965

3

Rial Oman (OMR)

1 OMR = 2,6 USD

50

Năm 1940

4
5
6
7
8

9
10

Dinar Jordan (JOD)
Bảng Anh (GBP)
Euro (EUR)
Dollar Bahamas (BSD)
Franc Thụy Sĩ (CHF)
Dollar Canada (CAD)
Nhân dân tệ (CNY)

1 JOD = 1,41 USD
1 GBP = 1,2 USD
1 EUR = 1,04 USD
1 BSD = 1 USD
1 CHF = 0,97 USD
1 CAD = 0,75 USD
1 CNY = 0,17 USD

50
100 và 50
500
100
1.000
100
100

Năm 1967
1561
1/1/2002

1871
1948

(Nguồn: tổng hợp từ trang Insider Monkey - tháng 6/2017)
1.1.2.2 – Chủ động và tích cực tham gia vào tồn cầu hóa kinh tế là
tất yếu khách quan:
* Kinh nghiệm của một số nước:
(1) Singapore được xem như một hình mẫu về thị trường tự do ở khu
vực châu Á và có 4 ngành chủ chốt (dịch vụ cảng biển, lọc hóa dầu, điện tử
và chế tạo máy); Trong điều kiện là một quốc gia nhỏ bé về nguồn nhân lực
và tài nguyên thiên nhiên song với tiềm lực tài chính hùng hậu, chính phủ
Singapore đưa ra chiến lược thương mại hóa nền kinh tế theo xu hướng hội
nhập, dựa trên nền tảng của Tự do hóa thương mại và hướng tới mục tiêu trở
22


thành một trong những quốc gia có nền ngoại thương lớn trên thế giới với
tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức tương đương khoảng 1,5 đến 2 lần GDP; để
đạt được mục tiêu trên, một số biện pháp đã được áp dụng trong quá trình hội
nhập của nước này là:
+ Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, Chính phủ Singapore đã
đàm phán, ký kết các hiệp định tự do thương mại với các đối tác thương mại
chủ chốt và các đối tác trong khu vực nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động
thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước ký các
hợp đồng nhập khẩu (NK) hàng hóa từ các nước phát triển để tái xuất hoặc
tái chế rồi xuất khẩu (XK) đi nước khác.
+ Mua hàng hóa từ các nước láng giềng ở Đơng Á, sau đó tái xuất
sang các thị trường truyền thống (trong đó có cả những nước đã ký với
Singapore hiệp định về tự do thương mại song phương). Trong kế hoạch phát
triển, Singapore phấn đấu đưa hàng tái xuất lên đến 70-75% tổng kim ngạch

xuất khẩu.
(2) Tiến trình hội nhập WTO của Trung Quốc (TQ):
Là một trong những nước gia nhập GATT ngay từ những ngày đầu
(1947), nhưng đến năm 1951 TQ xin ra khỏi tổ chức này, do yêu cầu của
GATT là các nước thành viên phải mở cửa thị trường, điều này đi ngược lại
với xu hướng kế hoạch hoá của Trung Quốc. Đến năm 1986 TQ xin gia nhập
lại và mỗi năm dự 2 cuộc đàm phán đa phương chính thức - khơng kể những
cuộc họp khơng chính thức - để thương lượng với các nước thành viên về các
chính sách ngoại thương của mình. Trong quá trình đàm phán, TQ hiểu rất rõ
rằng khi trở thành thành viên của WTO, TQ phải tuân thủ các luật và qui chế
thương mại quốc tế, điều đó tất sẽ dẫn đến những thách thức mà TQ phải đối
mặt (những xí nghiệp quốc doanh khơng đủ sức cạnh tranh với nước ngồi có
thể bị phá sản, tỉ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng...), tuy rằng thị trường sẽ rộng mở
hơn, uy thế của TQ sẽ được nâng lên... vì thế những cuộc đàm phán thường
kéo dài và chậm chạp.
Giai đoạn đàm phán song phương kéo dài đến chiều 15/11/1999 mới ký
được với Mỹ (đối tác khó thơng qua nhất) một Bản thỏa thuận với những nội dung:
TQ cam kết: loại bỏ hàng rào thương mại, xóa bỏ chế độ bảo hộ thị
trường (đã duy trì từ những năm đầu thập kỷ 80), chấp nhận mở cửa thị trường
cho các cơng ty Mỹ và các cơng ty nước ngồi được quyền thâm nhập sâu,
rộng hơn vào thị trường TQ... Cụ thể là:
- Giảm dần và tiến đến chấm dứt chế độ bảo hộ các xí nghiệp quốc doanh.
- Cắt giảm mức thuế nhập khẩu hàng hóa bình qn từ 22,1% xuống cịn
17%. Nhiều mặt hàng cơng nghiệp và nơng nghiệp được chấp nhận mức thuế suất
bằng 0% ngay sau khi gia nhập WTO mà không cần thời gian quá độ.
23


Đối với hàng nơng sản: mức thuế nhập khẩu bình quân sẽ được cắt giảm
từ 31,5% xuống còn 14,5%.

Thuế nhập khẩu xe hơi từ 80-100% (năm 1999) sẽ giảm dần cho đến ngày
1/7/2006 chỉ cịn 25%.
- Các cơng ty Mỹ sẽ được phép tham gia đầu tư vào những công ty cung
cấp thông tin Internet của TQ; tỉ lệ vốn mà phía Mỹ trong các cơng ty liên doanh
nắm giữ có thể đạt 49% trong vịng 5 năm.
Các cơng ty Bảo hiểm của Mỹ được phép sở hữu 50% vốn của các liên
doanh và đến năm 2003 có quyền tham gia bán bảo hiểm trên toàn lãnh thổ TQ.
- Cho phép các công ty viễn thông quốc tế thực hiện việc liên doanh với
công ty trong nước với tỉ lệ góp vốn tối đa là 49% ngay sau khi gia nhập WTO và
hai năm sau tăng lên 50%.
- 2 năm sau ngày Trung Quốc gia nhập WTO, Ngân hàng nước ngoài sẽ
được phép giao dịch với doanh nghiệp Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ; 5 năm
sau sẽ được phép giao dịch với cá nhân.
- Từ ngày 22/3/2000 trở đi TQ đã xóa bỏ hồn tồn lệnh cấm NK cam,
qt và nới lỏng việc hạn chế NK thịt, gia cầm và lúa mì của Mỹ.
Mỹ cũng có những nhượng bộ: trước đây Mỹ đòi áp dụng chế độ
quota đối với hàng dệt may của Trung Quốc đến năm 2010. Trong cuộc thỏa
thuận lần này, Mỹ đã chấp nhận đến 1/1/2005 sẽ bãi bỏ chế độ hạn ngạch cho
TQ, nhưng vẫn còn cơ chế bảo đảm sao cho quần áo may sẵn của TQ không
nhập ồ ạt vào Mỹ những năm sau đó.
EU cũng có vai trị quyết định trong việc TQ gia nhập WTO, vì vậy TQ
phải đàm phán để đạt được những thỏa thuận mà EU cịn có những khác biệt so
với Mỹ. Sau nhiều phiên đàm phán, đến ngày 19/5/2000 TQ và EU đã đạt được
thỏa thuận chung, trong đó mỗi bên có những nhượng bộ nhất định, như TQ
nhượng bộ EU một số yêu sách:
- Đồng ý giảm thuế từ 8% đến 10% đối với 130 sản phẩm của EU như
rượu nho, rượu mạnh, máy công cụ, sản phẩm da, giày dép...
- Về lĩnh vực xe hơi: khơng cho phép EU có tỉ lệ vốn cao hơn đối tác TQ
trong liên doanh; nhưng được tự do chọn kiểu xe và sản xuất động cơ. Thuế nhập
khẩu xe hơi từ 80-100% (năm 1999) sẽ giảm dần đến 25% vào năm 2006...

- Tỉ lệ vốn của EU trong các liên doanh điện thoại di động có thể đạt 49%
trong vòng 3 năm; thời hạn để đạt mức vốn trên đối với điện thoại bàn là 5 năm.
Sau đó 13 đối tác song phương khác như Nhật, Australia, Chilê, Hungari...
cũng đạt được thỏa thuận thương mại với TQ.
Sau khi trở thành thành viên của WTO, TQ vẫn tiếp tục đơn giản hóa các
24


thủ tục, các qui định của quốc gia cho phù hợp với yêu cầu của WTO.
Cam kết về đầu tư nứơc ngồi: các qui định mới chính thức có hiệu lực
từ 1/4/2002 thay thế cho các văn bản được ban hành từ năm 1995, các lĩnh vực đầu
tư nứơc ngoài được chia làm 4 nhóm: khuyến khích, cho phép, hạn chế và cấm
đầu tư. Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư nứơc ngoài gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng,
năng lượng (khai thác than, sản xuất điện), giao thông và nông nghiệp. Một số lĩnh
vực và dự án được xếp vào nhóm hạn chế đầu tư ở các tỉnh giàu, ven biển... và
được nâng lên xếp vào nhóm khuyến khích đầu tư nếu đầu tư vào các tỉnh nghèo
ở miền Tây Trung Quốc. Hoặc trong qui định mới, TQ cho phép các nhà đầu tư
nứơc ngoài được mua cổ phần của nhiều DN nhà nước.
Tham vọng của Trung Quốc là trở thành “bá chủ thế giới về kinh tế”
với bước chuyển đầu tiên là quốc tế hóa đồng nhân dân tệ; tuy nhiên những
nỗ lực này đã gặp khơng ít khó khăn trong năm 2015. Vì thế để tăng cường
cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, TQ đã thực thi nhiều chính sách về
chuyển đổi thị trường tài chính với mong muốn có thể thu hút được nguồn
vốn hơn 3.000 tỷ USD từ các nhà đầu tư nước ngồi vào năm 2025 (theo
nghiên cứu của Citigroup và ơng Liu Li Gang, chuyên gia kinh tế trưởng về
TQ của Citigroup). Dự báo đến năm 2025 sẽ có khoảng 3.360 tỷ USD nguồn
vốn mới chảy từ nước ngoài vào TQ, với 779 tỷ USD vào thị trường trái phiếu,
200 tỷ USD vào cổ phiếu và 2.380 tỷ USD vào tài sản ngân hàng (chủ yếu là
cho vay).
Báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới cho thấy: từ năm 2012 kim

ngạch XK hàng hóa của TQ đã đứng đầu thế giới là 2.049 tỷ USD chiếm
11,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới; là nước lớn thứ ba về
thương mại dịch vụ toàn cầu với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của
đạt 471 tỷ USD, chỉ đứng sau Mỹ và Đức trong bảng xếp hạng về thương mại
dịch vụ toàn cầu. Đến năm 2013, cũng theo báo cáo của Ban Thư ký WTO,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của TQ đã đạt 4.160 tỷ USD, trong
đó xuất khẩu khoảng 2.210 tỷ USD.
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng 7,1% lên mức
16.420 tỷ NDT (tương đương 4.500 tỷ USD); nhập khẩu tăng 12,9% và đạt
14.090 tỷ NDT (tương đương 3.862 tỷ USD).
(3) Đối với Việt Nam:
Từ giữa những năm 80 (của thế kỷ 20) trở về trước, Việt Nam (VN)
là một trong số 12 nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người nằm trong nhóm
thấp nhất thế giới, trong nhiều năm chỉ vào khoảng 100 - 200
USD/người/năm. Tốc độ phát triển kinh tế khoảng 3-4%/năm, thấp hơn rất
nhiều so với mức phát triển kinh tế của các nước khác trong khu vực (từ 7 đến
8%), trong khi mức tăng dân số của Việt Nam bình quân là 2,3%/năm. Trong
25


nhiều năm tình trạng nợ nước ngồi (bao gồm cả nợ công và nợ thương mại)
không giải quyết được. Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987, thực
hiện mở rộng quan hệ quốc tế, kinh tế VN đã có tốc độ gia tăng theo chiều
hướng tích cực và thốt khỏi tình trạng khủng hoảng. Theo thống kê của Liên
Hiệp Quốc, mức thu nhập bình quân đầu người của VN năm 1999 tăng 57%
so với năm 1990; số người nghèo của VN đã giảm từ 58% (năm 1992-1993)
xuống còn 37% dân số (năm 1997-1998).
Đến năm 2005, trước khi được phê chuẩn trở thành thành viên của Tổ
chức Thương mại thế giới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167
quốc gia và vùng lãnh thổ, thiết lập thương mại với trên 200 nước và vùng

lãnh thổ. Nếu năm 1986 nhập siêu của VN ở mức kỷ lục (300%), thì trong 5
năm (2000 – 2005) đã được khống chế ở mức dưới 20% kim ngach xuất khẩu.
Từ năm 1986 đến năm 2005 (từ khi có những dấu hiệu hội nhập tích cực),
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 46 lần (từ 699 triệu USD lên
32,2 tỉ USD). Đặc biệt từ năm 2012 đến 2018 Việt Nam đã liên tiếp đạt được
mục tiêu xuất siêu, mặc dù con số xuất siêu còn rất khiêm tốn.
Nếu thống kê trị giá xuất - nhập khẩu hàng hóa bình quân theo đầu
người của Việt Nam thì trong năm 2018, chỉ tiêu này là 5.072 USD/người; cao
hơn 2,5 lần mức xuất - nhập khẩu bình quân/người trong giai đoạn 2015-2017
theo tính tốn của WTO (năm 2017 là đạt mức 4.569 USD/người).
Dự trữ ngoại tệ ngày càng tăng, góp phần khẳng định thực lực kinh tế
của Việt Nam đang ngày càng được củng cố.
- Khu vực FDI đã đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP và tạo việc
làm trực tiếp cho hàng triệu lao động trực tiếp (chưa kể số lao động gián tiếp
hoặc các dịch vụ khác có liên quan) với mức lương bình quân cao hơn mức
bình quân chung của các doanh nghiệp trong nước. Bảng 2 (trang 27) là các
số liệu thống kê về một số chỉ tiêu kinh tế đối ngoại của VN qua một số năm
dựa theo Niên Giám thống kê và các báo cáo chuyên ngành hàng năm

26


Bảng 2 - Một số chỉ tiêu kinh tế đối ngoại chính của
Năm

1986
1996
2005
2006
2007

2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Ngoại thương
Thu hút FDI
vào VN
10,169
6,10
10,20
21,30
60,00
23,11
19,90
14,70
16,30
22,35
20,33
23,00
24,3
35,88 (Giải
ngân 17,5 Tỉ
USD)


Tổng lũy kế VN
đầu tư ra NN = 20
tỉ USD

KNNK

0,789
7,256
32,22
39,60
48,37
64,00
51,70
72,19
96,91
114,57
132,20
150,00
162,11
176,63

2,155
11,144
36,76
44,89
62,68
80,71
69,95
84,80
106,7

113,79
131,30
148,20
165,65
173,26

213,77

211,10

244,70

237,51

35,46

253,08

38,02 (Giải
ngân 20,38 Tỉ
USD)

2019
264,19

ODA

VN đầu tư ra
nước ngoài
0,23

0,438
0,349
0,912
2,386
2,459
2,926
2,126
1,546
1,50
1,786
1,378
1,418

KNXK

2017

2018

FDI

0,5081

Vốn ODA
vào VN
2,43
3,747
4,440
5,426
5,800


Du

Doanh th

2
2
3
4

6,100
8,010
7,890
7,386
6,500
6,500
6,000
8,400

3
4
5
7
7
7
1
1

6,112


23,00 (cả
ngoà

6,000

2

31,00 (cả
ngồ

(Nguồn: Thu thập của nhóm tác giả dựa theo Niên giám thống kê và các báo c
27


×