Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề cương ôn thi môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.56 KB, 11 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN THI MƠN TƯ TƯỞNG HCM

Câu 1:
Tính tất yếu ra đời của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội xuất phát từ quy luật vận
động, phát triển khách quan của lịch sử xã hội lồi người, từ tính
chất và xu thế vận động tất yếu của thời đại
- Chủ nghĩa xã hội ra đời từ “sự tàn bạo của Chủ nghĩa tư
bản”.
- Dưới góc độ giải phóng: độc lập dân tộc chỉ mới là cấp độ
đầu tiên, đi lên chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được giai cấp, giải
phóng con người.
- Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng cách mạng không ngừng
của chủ nghia Mác - Lênin để luận chứng một cách toàn diện khả
năng đi tới chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của
nước ta.
- Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam xuất phát từ
tương quan so sánh lực lượng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vơ
sản trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, đặc trưng của
CNXH ở Việt Nam
- Bản chất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người (cộng
đồng và cá nhân). Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội mà mọi thiết
chế, cơ cấu xã hội đều hướng tới mục tiêu giải phóng con người,
đảm bảo cho con người được phát triển tự do, tồn diện.
- Chủ nghĩa xã hội có những đặc trưng bản chất như sau:
Thứ nhất, đó là một chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân là
chủ, làm chủ, mọi quyền hành, mọi lực lượng đều ở nơi dân, có nhà
nước của dân, do dân, vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân.
Thứ hai, Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dân
giàu nước mạnh, có khoa học, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại


1


Thứ ba, Chủ nghĩa xã hội là chế độ không cịn áp bức, bóc lột,
bất cơng dựa trên chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực
hiện phân phối theo lao động
Thứ tư, Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn
hóa, đạo đức, có hệ thống quan hệ xã hội dân chủ, bính đẳng, cơng
bằng, con người được giải phóng, phát triển tự do, tồn diện trong
sự hài hịa giữa xã hội với tự nhiên.
Thứ năm, Chủ nghĩa xã hội là cơng trình tập thể của nhân
dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản. Đó là một chủ nghĩa xã hội của dân, do dân, vì dân, là hiện
thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại.
Tóm lại, quan điểm của Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội là
một quan niệm hồn chỉnh, bao qt các mặt kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, con người...trong đó nổi bật nhất là quyền làm chủ của
nhân dân, và phát huy năng lực sáng tạo vô cùng to lớn của nhân
dân nhằm thực hiện Chủ nghĩa xã hội của dân, do dân, vì dân dựa
trên hệ thống giá trị nền tảng là độc lập, tự do, dân chủ, bình đẳng,
cơng bằng, đồn kết, hữu nghị và tôn trọng quyền con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực, trở lực của chủ nghĩa xã
hội Việt Nam
* Động lực của chủ nghĩa xã hội
- Tất cả các nguồn lực, như: nguồn lực về vốn, khoa học kỹ
thuật, con người... Trong đó nguồn lực con người là bao trùm và
quyết định nhất. Vì tất cả đều phải thông qua con người; nguồn
lực này là vơ tận, trong đó trí tuệ con người càng khai thác càng
tăng trưởng.
- Chú trọng khai thác các nguồn ngoại lực: Hợp tác, đặc biệt

là với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, tranh thủ sự ủng hộ của
nhân loại tiến bộ, các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật, ...
2


*Hồ Chí Minh đã chỉ ra những trở lực chủ yêu nhất:
Thứ nhất là chủ nghĩa cá nhân - căn bệnh “mẹ”, “bệnh gốc”,
“kẻ thù hung ác nhất của chủ nghĩa xã hội” từ đó “đẻ ra trăm thứ
bệnh nguy hiểm”.
Thứ hai là “Giặc nội xâm”: tham nhũng, lãng phí, quan liêu
(bệnh gốc).
Thứ ba là tệ chia rẽ, bè phái, mất đồn kết làm giảm sút uy
tín và sức mạnh của Đảng, của cách mạng.
Thứ tư là tệ chủ quan, bảo thủ lười biếng không chịu học tập
lý luận, học tập cái mới.
Câu 2: Quan điểm của HCM về một số nguyên tắc, bước
đi, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá
độ.
* Những nguyên tắc có tính chất phương pháp luận:
+ Quán triệt nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập
kinh nghiệm của các nước nhưng khơng được giáo điều, máy móc.
Phải giữ vững độc lập dân tộc, tự chủ, tự cường.
+ Căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và
khả năng thực tế của nhân dân để xác định bước đi cho phù hợp.
* Về bước đi cụ thể của thời kỳ quá độ:
Bước 1: Ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là




mặt trận hàng đầu.


Bước 2: Phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ



Bước 3: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng



Lưu ý: đi từ thấp đến cao, bước nào chắc bước ấy, không nóng
vội, chủ quan, nhiều hay ít giai đoạn là do lịch sử khách quan quy
định
* Về biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Biện pháp cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ
quá độ gồm:
3


+ Kết hợp cải tạo với xây dựng, trong đó xây dựng là chủ yếu
và lâu dài
+ Thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội hài hòa đảm
bảo cho các thành phần kinh tế, thành phần xã hội đều có điều
kiện phát triển
+ Phương thức chủ yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội là “đem
tài dân, sức dân, của dân mà làm lợi cho dân”; “đó là chủ nghĩa xã
hội nhân dân'', không phải là chủ nghĩa xã hội Nhà nước“; xây
dựng chủ nghĩa xã hội không thể bằng mệnh lệnh từ trên xuống.
+ Coi trọng vai trò quyết định của biện pháp tổ chức thực

hiện và phát huy nỗ lực chủ quan trong việc thực hiện kế hoạch
kinh tế xã hội. Hồ Chí Minh chủ trương: chỉ tiêu một, biện pháp
mười, quyết tâm hai mươi,...có như thế kế hoạch mới hoàn thành
tốt được
Câu 3: Tư tưởng HCM về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc
và CNXH
Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã
hội:
- Độc lập dân tộc là giá trị tinh thần, là ước mơ, hoài bão bao đời
nay của dân tộc Việt Nam.
- Độc lập dân tộc tạo ra nguồn sức mạnh to lớn cho cách mạng xã
hội chủ nghĩa
Chủ nghĩa xã hội là điều kiện vững chắc để đảm bảo nền
độc lập dân tộc:
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng
xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hồn tồn
- Chủ nghĩa xã hội với chế độ cơng hữu về tư liệu sản xuất sẽ dẫn
đến xố bỏ hồn tồn, tận gốc mọi sự áp bức, bóc lột, bất công về
giai cấp, dân tộc.
4


VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TỪ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY:
1. Giữ vững mục tiêu chủ nghĩa xã hội
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất
cả các nguồn lực, trước hết là nội lực để thực hiện cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy

nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng
phí, thực hiện cần, kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
5. Đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức,
lối sống, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”…
Câu 4: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM
* Vai trò của Đảng về mặt lý luận, theo Hồ Chí Minh thể
hiện ở chỗ:
- Khi có Đảng, để cách mạng thành cơng Đảng tập hợp, tổ
chức, giáo dục, lãnh đạo quần chúng tham gia cách mạng:
+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Nhưng sức mạnh
đó chỉ có được khi quần chúng nhân dân được tổ chức lại, và có
một đường lối lãnh đạo đúng đắn. Vì vậy yêu cầu cấp thiết của
cách mạng Việt Nam là phải có một chính cách mạng chân chính.
+ Sự ra đời, tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đáp ứng
yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam vừa phù hợp với quy
luật vận động, phát triển của xã hội Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn xứng đáng là đội ngũ tiên phong là bộ tham mưu của
giai cấp vô sản, của cả nhân dân, có khả năng lơi kéo, tập hợp các
tầng lớp nhân dân đứng lên làm cách mạng.
- Sau khi cách mạng thành cơng, vẫn cần có sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản. Bởi vì:
5


+ Dù nhân dân đã nắm chính quyền, nhưng giai cấp đấu tranh trong nước và
mưu mô đế quốc xâm lược vẫn cịn.
+ Vì phải xây dựng kinh tế, quốc phịng, văn hóa, xã hội cho nên Đảng vẫn
phải tổ chức, lãnh đạo, giáo dục quần chúng, để đưa nhân dân lao động đến thắng
lợi cuối cùng” (tập 8, tr.273-274, 2011)

* Vai trò của Đảng trong thực tiễn, theo Hồ Chí Minh
thể hiện ở chỗ: Mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam là giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, ngồi ra
Đảng khơng có mục đích nào khác. Trước những sai lầm, Đảng đều
phát hiện sớm và kịp thời sửa chữa với một thái độ kiên quyết
nhất. Nhờ vậy, Đảng đã trở thành nhân tố quyết định hàng đầu mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của Đảng Cộng sản
Việt Nam
+ Thứ nhất, Hồ Chí Minh phải xây dựng một Đảng Cộng sản
vững mạnh trong điều kiện một nước thuộc địa lạc hậu, nơi mà giai
cấp cơng nhân cịn rất non trẻ và nhỏ bé
+ Thứ hai, Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam
là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả
dân tộc.
Câu 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu
mới ở Việt Nam
a. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do
dân, vì dân
* Quan niệm về nhà nước của dân, do dân, vì dân
- Nhà nước của dân:
+ Là nhà nước mà tất cả mọi quyền bính trong nước là của
tồn thể nhân dân Việt Nam. Việc nước là việc chung, mỗi một con
Rồng cháu Tiên, bất kỳ già trẻ, gái trai, giàu nghèo, nòi giống, tôn
giáo... đều phải ghé vai gánh vác một phần.
6


+ Dân là chủ nhà nước, mọi quyền lực đều thuộc về nhân
dân.... Quyền bính của cán bộ, cơng chức nhà nước là do dân ủy

nhiệm, giao phó.
+ Dân có quyền bầu (ủy nhiệm) và bãi miễn người thay mặt
mình vào Quốc hội và các cơ quan quyền lực nhà nước; kiểm sốt
các cơng việc của NN; giám sát hoạt động của các đại biểu do
mình bầu ra thơng qua các thiết chế dân chủ.
- Nhà nước do dân:
+ Nhà nước do dân lập ra - Dân cử ra các đại diện của mình
tham gia quản lý nhà nước và xã hội;
+ Nhà nước do dân xây dựng, ủng hộ và bảo vệ; nhà nước
được dân phê bình, giám sát, tạo điều kiện để nhà nước ngày càng
hoàn thiện hơn.
+ Các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức phải lắng nghe ý
kiến nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, chịu sự kiểm soát
của nhân dân. Nhân dân có quyền bãi miễn các cơ quan nhà nước
nếu tỏ ra khơng xứng đáng với tín nhiệm của dân: "Nếu Chính phủ
làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ"
- Nhà nước vì dân:
+ Mọi hoạt động của nhà nước đều phải vì nhân dân, hướng vào
việc phục vụ nhân dân. Đem lại quyền lợi chonhân dân là mục tiêu
cơ bản của nhà nước ta.
+ Mọi công chức nhà nước từ Chủ tịch nước trở xuống đều là công
bộc (người phục vụ chung của xã hội) của dân
+ Chính quyền các cấp phải chăm lo cho dân từ việc lớn đến việc
nhỏ, các cơ quan nhà nước quản lý xã hội là để lo cho dân: Nếu để
cho dân đói, chính phủ có lỗi, nếu để cho dân giét, chính phủ có lỗi,
nếu để cho dân khơng được học hành, chính phủ có lỗi...
+ Cán bộ nhà nước là người phục vụ, đồng thời còn là người
lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân, phải "xứng đáng vừa là
7



người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân
dân”.
* Những biện pháp cơ bản để xây dựng nhà nước pháp
quyền:
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật (hệ thống pháp luật đầy đủ
và phù hợp với đời sống xã hội)
+ Ra sức tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cán bộ và
nhân dân
+ Xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát hữu hiệu, đảm bảo cho
pháp luật thi hành nghiêm minh trong cán bộ và nhân dân
+ Tích cực nâng cao dân trí, nâng cao văn hóa chính trị, làm
cho người dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân
chủ, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám phê bình các cơ quan nhà
nước.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước có đủ đức tài
với những phẩm chất cơ bản:
Trung thành với cách mạng và tổ quốc; nhiệt tình, thành thạo
cơng việc hành chính, giỏi chun mơn, nghiệp vụ;
Dám phụ trách, dám quyết đốn, dám chịu trách nhiệm, liên hệ
mật thiết với nhân dân, tự phê binh và phê bình, có ý thức xây
dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Mối quan hệ pháp luật và đạo đức trong tư tưởng Hồ
Chí Minh xuất phát từ những định đề sau:
Thứ nhất, hệ quy chiếu được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng là
cặp phạm trù lợi - hại. Theo đó, Người quan niệm tuy pháp luật và
đạo đức đều nhằm mục đích thể hiện, thực hiện và bảo vệ lợi ích
con người nhưng vấn đề quan trọng là ở chỗ pháp luật và đạo đức
đem lại lợi ích cho ai, cho số đơng hay số ít giai cấp, tầng lớp trong
xã hội.

8


Thứ hai, trên cơ sở lấy lợi - hại làm hệ quy chiếu, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ ra quy luật chung của các kiểu pháp luật cũ là giai cấp
thống trị bao giờ cũng sử dụng đồng thời pháp luật và đạo đức (kết
hợp pháp luật và đạo đức) trong quản lý xã hội nhằm đem lại
quyền và lợi ích nhiều hơn cho giai cấp thống trị, đồng thời tăng
nghĩa vụ và rút bớt lợi ích của giai cấp bị trị.
Thứ ba, từ nhận thức, nắm bắt được quy luật chung, trên cơ
sở nghiên cứu đường lối trị nước bằng pháp luật (pháp trị) và bằng
đạo đức (đức trị, nhân trị) phương Đông và phương Tây, đối chiếu
với thực tiễn Việt Nam,
Thứ tư, nhận thức về pháp luật và đạo đức cũng như mối quan
hệ, sự kết hợp giữa chúng, chính là nhận thức về con người và
quan hệ giữa con người với nhau trong việc phân bổ lợi ích.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng
Đảng
- Khẳng định Tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận trong công
tác xây dựng Đảng nhằm giúp Đảng ta đề ra chủ trương, đường lối,
chính sách đúng và giúp Đảng ta tổ chức thực hiện tốt chủ trương
chính sách đó trong thực tiễn.
- Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về tổ chức thực hiện
chỉnh đốn Đảng nhằm giúp Đảng ta luôn trong sạch vững mạnh giữ
vững vai trò tiên phong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước
mới có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dụng nhà nước ta hiện nay.
Việc vận dụng tư tưởng của Người về vấn đề này có thể được xem
xét dưới nhiều khía cạnh khac nhau. Sinh viên có thể khai thác kỹ

hơn một số gợi ý sau:
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước
do nhân dân lao động là chủ, làm chủ.
9


- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước
pháp quyền thống nhất.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tăng cường pháp luật phải
đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ơ lãng phí,
quan liêu trong xây dựng nhà nước
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề kiểm sốt quyền
lực trong xây dựng nhà nước...
Câu 6. Trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn
kết dân tộc? Vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết ở nước ta
hiện nay?
Câu 7: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của đạo
đức cách mạng, các chuẩn mực đạo đức, các nguyên tắc rèn
luyện đạo đức cách mạng. Liên hệ với việc rèn luyện đạo
đức của sinh viên hiện nay.
Vai trò của đạo đức cách mạng:
Đạo đức là gốc, là nền tảng là nhân tố chủ chốt của người cách
mạng
- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là một bộ phận không thể
thiếu của ý thức xã hội, là nền tảng tinh thần của xã hội. Nó có khả
năng tác động trở lại và cải biến tồn tại xã hội. Giá trị đạo đức tinh
thần khi được con người tiếp nhận sẽ biến thành một sức mạnh vật
chất to lớn.
- Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là nền tảng, là nhân tố chủ chốt

của người cách mạng.
- Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người. Người thường
nhấn mạnh, “tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau,
người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức
cách mạng đều là người là cao thượng”.
10


- Đạo đức còn là động lực giúp chúng ta vượt lên khi khó khăn cũng
như lúc thuận lợi trong quá trình đấu tranh cách mạng.
- Đạo đức cách mạng không chỉ giúp cải tạo xã hội cũ thành xã hội
mới, xây dựng mỹ tục thuần phong mà còn giúp người cách mạng
tự hồn thiện mình và khơng ngừng phát triển đi lên.
- Trong tương quan giữa đức và tài, Hồ Chí Minh ln coi đạo đức là
“gốc”, là “nguồn”, là “nền tảng” là nhân tố “chủ chốt” của người
cách mạng.
Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội:
- Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là
ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự
do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở
những phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm
gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở
thành hiện thực…

11



×