Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

(Skkn 2023) ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế các video phối hợp với phụ huynh dạy trẻ 5 6 tuổi tại nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 39 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
TRƯỜNG MẦM NON C TỨ HIỆP

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THIẾT KẾ CÁC VIDEO PHỐI
HỢP VỚI PHỤ HUYNH DẠY TRẺ 5-6 TUỔI TẠI NHÀ

Lĩnh vực
Cấp học
Tác giả
Đơn vị công tác
Chức vụ

: Giáo dục mẫu giáo
: Mầm non
: Nguyễn Thị Thanh Tuấn
: Trường mầm non C xã Tứ Hiệp
: Giáo viên.

NĂM HỌC 2021 – 2022


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
II. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................2
1. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng:.....................................................................2
2. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:........................................................................2
3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:.....................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................................3
I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết


kinh nghiệm...........................................................................................................3
II. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................5
1. Đặc điểm tình hình chung.................................................................................5
2. Thuận lợi:..........................................................................................................5
3. Khó khăn:..........................................................................................................6
III. Các biện pháp đã tiến hành:............................................................................6
1. Nghiên cứu, lựa chọn các phần mềm , ứng dụng công nghệ thông tin để thiết
kế các video bài giảng giáo dục trẻ.......................................................................6
2. Xây dựng kế hoạch giáo dục kết nối phụ huynh giáo dục trẻ tại nhà.............12
3. Thiết kế các video giáo dục trẻ........................................................................13
4. Đa dạng hóa các hình thức kết nối với phụ huynh học sinh và trẻ..................15
5. Kết nối với phụ huynh cho trẻ tương tác thơng qua các video trên zalo nhóm
lớp........................................................................................................................15
IV. Kết quả đạt được...........................................................................................17
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................19
1. Kết luận:..........................................................................................................19
2. Khuyến nghị:...................................................................................................19


1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Trước tình hình dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp, thực hiện
công điện số 06/CĐ-UBND và công văn số 1142/SGDĐT-CTTT v/v thông báo
cho học sinh tạm dừng đến trường nhằm đảm bảo cơng tác phịng-chống dịch
bệnh covid-19, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho cơ và trị trường mầm
non C xã Tứ Hiệp khi đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Trong
thời điểm khó khăn ấy, hình thức xây dựng video để truyền tải những nội dung
chăm sóc giáo dục trẻ đến phụ huynh trở thành giải pháp hữu hiệu nhất để duy
trì việc dạy học của nhà trường. Đồng thời thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ

thông tin vào trong giảng dạy, hội nhập với xu hướng chung của xã hội.

Căn cứ công văn số 401/SGDĐT-GDMN ngày 04/02/2021 của Sở GDĐT
Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của nhà trường để phối hợp hướng dẫn cha mẹ trẻ ni
dưỡng chăm sóc trẻ trong thời gian không đến trường.
Căn cứ công văn Số: 524/PGDĐT-GDMN V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ giáo dục mầm non năm học 2021 – 2022. Trong thời gian trẻ em chưa đến
trường để phịng chống dịch Covid-19: khơng tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ
mầm non, cần duy trì kết nối nhóm qua mạng giữa giáo viên và phụ huynh để tư
vấn ni dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em. Tổ chức phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn
phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, tổ chức cho trẻ em
hoạt động vui chơi, an toàn tại nhà. Khuyến khích các cơ sở GDMN xây dựng
khai thác ứng dụng CNTT, tư liệu trực tuyến.
Đối với trẻ lứa tuổi 5-6 tuổi, các con dần hình thành kiến thức kỹ năng, các
hành trang để trẻ vững tin vào lớp 1. Nhưng do tình hình dịch bệnh nên các con
khơng được đến trường. Ở nhà các con cũng bị hạn chế ra ngoài và tiếp xúc với
mọi người, bố mẹ bận đi làm khơng có nhiều thời gian trị chuyện và hướng dẫn
các con. Một ngày ở nhà các con hầu như tiếp xúc với người giúp việc, ti vi,
máy tính, điện thoại, đồ chơi,…nên cần phải tìm được những kênh thơng tin
chính thống, tư liệu trực tuyến mang tính giáo dục cho các con.
Nhận thức được vấn đề trên, tôi ln lo lắng, trăn trở và suy nghĩ tìm ra
giải pháp làm thế nào để phụ huynh cùng hướng dẫn, đồng hành cùng trẻ để trẻ
không bị gián đoạn kiến thức, các thầy cô tiếp tục nhiệt huyết với nghề và các
bậc phụ huynh yên tâm về con cái của họ.


2
Vậy làm thế nào để đồng hành cùng các bậc phụ huynh chăm sóc và giáo
dục các con trong thời gian nghỉ dịch? Đó cũng chính là lý do mà năm học 2021
- 2022 tôi đã đi sâu nghiên cứu:“ Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế các

video phối hợp với phụ huynh dạy trẻ 5-6 tuổi tại nhà”.
II. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng:
- Đánh giá thực trạng về việc giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ dịch. Từ đó
tìm ra các biện pháp để phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ trong thời gian
phòng chống dịch bệnh covid-19 tại nhà.
- Đi sâu vào nghiên cứu những hình thức sinh động, hấp dẫn thông qua việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ
trong thời gian phòng chống dịch bệnh covid-19 tại nhà đạt hiệu quả.
2. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
- Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế các video phối hợp với phụ huynh
dạy trẻ 5-6 tuổi tại nhà giúp trẻ nắm chắc được những kiến thức cũng như kỹ
năng cần thiết theo độ tuổi.
3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
- Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường mầm non.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp thực hành.
+ Phương pháp dùng lời.
5. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2021 đến tháng 04/2022


3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
tổng kết kinh nghiệm
Theo thông tư số: 55/2008/CT-BGDĐT chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo
về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành

giáo dục. Về việc triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, hỗ
trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng cơng nghệ thơng tin
ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều
kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy
tính tích cực tự học, tự tìm tịi thơng tin qua mạng Internet của người học; tạo
điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học
phù hợp; xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ thông tin do khoảng cách địa lý đem
lại. Cụ thể là:
Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử
và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh
nghiệm giảng dạy qua webside của các cơ sở giáo dục và diễn đàn giáo dục trên
webside Bộ.
Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). Tổ chức cho
giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến, tổ chức
các khóa học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học
tập cho người học.
Xây dựng webside Bộ các cơ sở dữ liệu và thư viện học liệu điện tử (gồm
giáo trình và sách giáo khoa điện tử, đề thi trắc nghiệm, phần mềm thí nghiệm
ảo, học liệu đa phương tiện, bài giảng, bài trình chiếu, giáo án của giáo viên,
giảng viên). Tổ chức sân chơi trí tuệ trực tuyến miễn phí của một số mơn học.
Việc hỗ trợ, đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng công nghệ
thông tin phải được thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình
thức chỉ ứng dụng cơng nghệ thơng tin tại một số giờ giảng trong cuộc thi, trong
khi không áp dụng trong thực tế hàng ngày.
Sự bùng nổ cơng nghệ thơng tin nói riêng và khoa học cơng nghệ nói chung
đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Để đáp
ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng
cơng nghệ thơng tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học là hết sức cần
thiết, giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ và luôn luôn
được cập nhật thơng tin một cách chính xác, hiệu quả. Nằm trong hệ thống giáo

dục quốc dân, ngành giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực
hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông


4
tin vào trong giảng dạy. Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư, trang
bị ti vi, đầu video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính, nối mạng
internet...tạo điều kiện cho người giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong giảng dạy. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới
cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng
cao chất lượng dạy học.
Việc đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào giảng
dạy trong ngành mầm non hồn tồn có ích và mang lại khơng ít những hiệu quả
thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ
mầm non. Một giáo án tích hợp cơng nghệ thơng tin (sử dụng máy chiếu, các
chương trình hỗ trợ như phần mềm powerpoint, flash,...) có thể cho trẻ có cái
nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học.
Ví dụ: Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mơ tả hiện tượng, hay có thể
xem các webside nói về chủ đề đang học...(Điều này một giáo án thơng thường
khơng thể có được).
Tuy nhiên, soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định
nhằm tạo nên hiệu quả soạn giáo án điện tử. Giáo viên nên thận trọng trong việc
sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng vì nếu dùng khơng hợp lý sẽ gây phản tác dụng.
Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần truyền
tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ
chẳng quan tâm tới nội dung mà cô cần truyền tải nữa. Các phông nền cũng nên
chọn đơn giản, phù hợp với nội dung bài giảng. Cho trẻ tiếp cận với công nghệ
thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở trường mầm
non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt
động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và

tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ, do đó buộc người giáo viên phải lựa
chọn hình thức cho phù hợp với trẻ, làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu.
Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ
thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với cơng
nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành cơng sau này.
Trên thực tế, có những bài giảng nội dung kiến thức khó, địi hỏi phải có
hình ảnh trực quan sinh động và chính xác, giáo viên lại khơng có điều kiện cho
trẻ đi tham quan thực tế thì việc khai thác các tư liệu, phim ảnh trên internet là
một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả
cho việc khai thác tư liệu hình ảnh, nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ
mang tính phong phú, chân thực.


5
Trong tình hình dịch bệnh covid hiện nay, trẻ mầm non nghỉ ở nhà, càng
địi hỏi giáo viên khơng ngừng nâng cao kiến thức dành thời gian nghiên cứu
các phần mềm ứng dụng để từ đó tìm ra các giải pháp để ứng dụng trong việc
phối hợp với phụ huynh.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Đặc điểm tình hình chung
- Trường mầm non C xã Tứ Hiệp ở xóm Đình, thơn cổ điển A. Có tổng
số 16 lớp với tổng số cháu là 539 cháu. Trong đó có 02 lớp nhà trẻ và 14 lớp
mẫu giáo.
- Là ngơi trường có khung cảnh sư phạm đẹp, xây dựng mơi trường theo
tiêu chí “ trường học xanh - an toàn - thân thiện - hạnh phúc”, có sân chơi rộng
rãi, sạch sẽ.
- Năm học 2021-2022 tôi được Ban Giám Hiệu phân công phụ trách lớp
mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A4 với số trẻ là 42 cháu.
- Lớp có 2 giáo viên có trình độ đại học sư phạm
- Lớp được sự quan tâm của BGH đã đầu tư đầy đủ những trang thiết bị cần

thiết phục vụ cho các hoạt động trong trường mầm non.
- Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình.
2. Thuận lợi:
- Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn , nhiệt tình u nghề mến trẻ. Có
kiến thức và trình độ tin học. Ngày nay với sự phát triển mạnh mạng thông tin,
truyền thông trên internet giúp cho giáo viên rất thuận lợi, chủ động khai thác
tìm kiếm nguồn tài nguyên phong phú cho việc lựa chọn những hình ảnh, âm
thanh, phim sống động để xây dựng video bài giảng. Nội dung, tư liệu video bài
giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong video bài giảng
trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể bắt
gặp trong thực tế.
- Luôn được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và sự
quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban Giám Hiệu nhà trường.
- Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và bồi
dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho chị em đồng nghiệp học tập
và rút kinh nghiệm.
- Bản thân là một giáo viên với nhiều năm kinh nghiệm, yêu nghề mến trẻ
có trách nhiệm cao trong công việc thực hiện tốt nhiệm vụ nhà trường giao cho.
- Trẻ đa số nhanh nhẹn yêu thích các hoạt động cô hướng dẫn và cô nhận
được sự tương tác của trẻ.
- Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh.


6
- Được sự hiếu học của học sinh giúp tôi hứng thú khi mỗi lần thiết kế video bài
giảng cho trẻ.
3. Khó khăn:
- Do dịch bệnh các con học online nên các phụ huynh phần lớn quan tâm
đến các anh chị hơn, chưa quan tâm đến con học bậc mầm non, nên rất khó khăn
trong việc phối hợp để giáo dục trẻ tại nhà.

- Khi phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà, nhiều giáo
viên chưa biết vận dụng tích hợp các ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong việc
phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nha.
Điều đó dẫn đến thực trạng rất ít trẻ nắm vững các kiến thức cũng như kỹ
năng cần thiết theo độ tuổi chương trình giáo dục mầm non.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát phụ huynh và học sinh để
nắm bắt được mức độ hứng thú, tương tác của trẻ và mức độ quan tâm của phụ
huynh đối với việc giáo dục trẻ tại nhà.
Phiếu khảo sát đầu năm - (Phụ lục I)
Bảng 1- Bảng tổng hợp khảo sát đầu năm - (Phụ lục I)
Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã nghiên cứu và thực hiện một số
biện pháp “ Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế các video phối hợp với phụ
huynh dạy trẻ 5-6 tuổi tại nhà ” đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Sau đây tơi xin trình bày một số biện pháp mà tơi đã áp dụng có hiệu quả:
III. Các biện pháp đã tiến hành:
1. Nghiên cứu, lựa chọn các phần mềm , ứng dụng công nghệ thông tin
để thiết kế các video bài giảng giáo dục trẻ.
Phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin là những phần mềm ứng dụng
giúp cho con người chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông
tin, nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông
tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và
xã hội.
Video bài giảng là các đoạn video được quay lại, cắt ghép, chỉnh sửa để
thành video hoàn thiện theo nội dung bài giảng cần truyền đạt. Bài giảng này
được thiết kế dựa trên nền tảng các thiết bị thông minh, và ứng dụng công nghệ
thông tin để phục vụ công tác dạy và học.
Như các năm học trước, trẻ được đến trường, các cô thường chỉ sử dụng
power point để thiết kế các slide bài giảng để dạy trẻ. Nhưng căn cứ vào tình
hình thưc tế, trẻ nghỉ covid ở nhà, khơng được đến trường, nếu chỉ sử dụng
powerpoint rồi ghi thành video thì video sẽ khơng chất lượng mà hiệu quả

dạy trẻ không cao.


7
Với tình hình thực tế năm nay, trẻ khơng được đến trường và dựa vào
đặc điểm trẻ lứa tuổi mầm non, nhất là trẻ 5-6 tuổi rất thích những hình ảnh
đẹp, bắt mắt, hiệu ứng động, các câu hỏi tương tác. Chính vì vậy tơi phải
nghiên cứu lựa chọn các phần mềm để thiết kế video phù hơp với trẻ, giúp trẻ
hứng thú, hiệu quả giáo dục cao.
1.1. Đối với phần mềm: Capcut
Ưu điểm: Giao diện của Capcut cũng rất đơn giản, dễ sử dụng. Giáo viên
có thể chỉnh sửa từng phần hoặc cả video theo nhu cầu, có thể sử dụng được
trên điện thoại, có thể ghép nền, tích hợp được âm nhạc nền, có thể ghi âm,
lồng tiếng.
+ Cap cut cịn có các cơng cụ hỗ trợ như thêm sticker động vào video đơn
giản, chỉnh tốc độ phát lại nhanh hay chậm dễ dàng. Ngồi ra, CapCut tích hợp
các sticker động thuộc nhiều chủ đề như chữ cái, hoa lá, pháo hoa để người dùng
chèn vào video để tạo hiệu ứng sinh động. Tính năng này giúp cho video của
bạn sinh động và để lại ấn tượng hơn với những hình động cực kỳ dễ thương.
+ Chỉnh tốc độ phát lại nhanh hay chậm dễ dàng.
+ Tùy chọn nhạc cho video nhanh chóng
+ Phân loại màu video dễ dàng bằng cách áp dụng các bộ lọc khác nhau
Qua nghiên cứu và tìm hiểu tơi đã download và ứng dụng phần mềm
capcut như sau:
Hình ảnh 1- Ứng dụng và giao diện CapCut- (Phụ lục II)
- Bước 1: Tải ứng dụng Capcut về từ kho ứng dụng Google Play hoặc
Apple Store. Giao diện Capcut trên kho ứng dụng điện thoại thông minh.
- Bước 2: Tạo dự án video tại giao diện của ứng dụng chúng ta nhấn vào
Dự án mới để tạo một dự án video để chỉnh sửa từ các video có sẵn trong máy
điện thoại.

- Bước 3: Chỉnh sửa video giáo viên cần đưa video vào luồng chỉnh sửa
(Timeline) của dự án trước, lựa chọn bằng cách chạm và chọn các công cụ tương
ứng chỉnh sửa cho video, Tách video/hình ảnh. Điều chỉnh tốc độ của video
được chọn so với thực tế. Tăng/giảm âm lượng của video …
- Bước 4: Thêm văn bản Công cụ chèn văn bản điều chỉnh kiểu chữ, màu
chữ, màu nền, phong cách…
- Bước 5: Xuất video, video sau khi xuất xong có thể được chia sẻ trực tiếp
qua các kênh mạng xã hội từ ứng dụng Capcut.
+ Quá trình xuất video mất từ 1-3 phút phụ thuộc độ dài và chất lượng
Với hoạt động giáo dục âm nhạc qua phần mềm Cap Cut, tơi chia sẻ những
video trị chơi âm nhạc “ Tiết tấu vui nhộn” của bản thân thực hiện cùng con gái


8
của mình tại nhà, để gửi tới phụ huynh và trẻ. Thấy cơ giáo mình thực hiện trẻ
cũng bắt chước theo rất nhanh. Ngồi ra, tơi tun truyền các kênh giáo dục hay
và bổ ích, thường xun có những bài hát phù hợp với độ tuổi và chủ đề để phụ
huynh cho các con nghe.
Ở hoạt động tạo hình, tơi khuyến khích phụ huynh cho con được thực hiện
vẽ bằng phấn dưới nền đất, theo ý thích hoặc theo yêu cầu của cha mẹ.
1.2. Đối với phần mềm Camtasia:
- Ưu điểm: Giao diện dễ sử dụng, có thể ghi âm trực tiếp và chỉnh sửa âm
thanh, tạo phụ đề, lọc âm thanh, chỉnh tốc độ nhanh chậm, âm lượng to nhỏ,
có thể thêm bớt video, hình ảnh và âm thanh, ….
Video sản xuất từ ứng dụng này có chất lượng tốt, định dạng phong phú.
Quan trọng hơn là chất lượng của sản phẩm cực tốt, chia sẻ đơn giản. Song song
với đó, ứng dụng có một giao diện thân thiện, bắt mắt, chuyên nghiệp.
Hiệu năng hoạt động của phần mềm khá tốt. Ứng dụng chạy mượt mà,
khơng có hiện tượng chậm hay đơ.
Hình ảnh 2- Giao diện Camtasia (Phụ lục II).

Cách sử dụng Camtasia để thiết kế video
Bước 1: Khởi chạy phần mềm Camtasia.
Bạn cần chắc chắn rằng mình đã cài đặt camtasia. Để có thể mở lên phần
mềm camtasia bạn thực hiện như sau: Từ ơ tìm kiếm của window (window + S)
-> Nhập từ khoá Camtasia. -> Cuối cùng ấn enter để kết thúc lệnh. Lúc này
phần mềm camtasia hiện ra cho phép bạn 3 lựa chọn:
New project: Tạo ra một khu vực làm việc mới trong Camtasia. Cho phép
bạn thêm các video, âm thanh và hình ảnh vào chỉnh sửa. Kích thước mặc định
của project là 1920×1080.
New Recording: Thực hiện q trình quay màn hình máy tính bằng phần
mềm Camtasia. Bạn có thể xem thêm hướng dẫn về cách quay màn hình máy
tính để hiểu về ứng dụng này
Open Project: Mở ra các dự án phim (Project) có sẵn trên máy tính.
Project này có thể được lưu từ trước hoặc bạn có thể tải về từ trên mạng. Đôi khi
những dự án phim được gửi từ một thiết bị nhớ ngoài.
Bước 2: Chèn video vào camtasia.
Bây giờ bạn cần thêm các đối tượng vào Camtasia. Việc thêm ảnh, video
và âm thanh vào Camtaisa có cùng cách thực hiện. Theo đó bạn có 3 cách để
thêm một đối tượng vào phần mềm: Chọn Import media trong Media Bin; Thả
trực tiếp đối tượng vào thanh timeline của Camtasia; Và cuối cùng là thả video


9
vào project trong camtasia. Các cách này đều được hướng dẫn chi tiết trong
video bên dưới.
Bước 3: Cắt ghép các video thành video thơ hồn chỉnh.
Sau khi đã thêm được video vào Camtasia, bạn cần thực hiện thêm, bới,
cắt, ghép các đoạn video rời rạc thành video hoàn chỉnh. Bạn thực hiện thả lần
lượt các video trong phần Media Bin xuống các track trên thanh Timeline. Ở
đây bạn xử dụng các cộng cụ như Cut, spin, để cắt bỏ những phần thừa của

video. Di chuyển qua lại các thanh thời gian để ghép các phân cảnh thành 1
video hoàn chỉnh ở dạng thô.
Bước 4: Tạo hiệu ứng chuyển cảnh trong Camtasia.
Bây giờ khi bạn đã có được video ở dạng thô. Việc tiếp theo bạn cần làm là
áp dụng các hiệu ứng chuyển cảnh cho các đoạn nối giữa phân cảnh. Để có thể
làm được điều này bạn thực hiện như sau: Từ biểu tượng hộp thoại menu ->
chọn Transitions. -> Trong bảng hiện ra bạn chọn hiệu ứng chuyển cảnh mà
mình mong muốn. -> Kéo và thả hiệu ứng vào vị trí bạn muốn tạo hiệu ứng
chuyển cảnh. Cuối cùng ban thực hiện hiệu chỉnh lại thời gian của hiệu ứng
chuyển cảnh sao cho video mượt mà nhất có thể.
Bước 5: Chèn chữ vào video trong Camtasia.
Kiến thức tiếp theo mà bạn cần học được là chèn chữ vào video. Trong
hướng dẫn sử dụng Camtasia này bạn sẽ thực hiện thêm các văn bản vào
Camtasia, với nhiều cách khác nhau. Bạn có thể chèn trực tiếp văn bản khơng
nền hoặc văn bản có khung vào video. Sau đó áp dụng cho văn bản của mình các
hiệu ứng chuyển động. Để làm được điều này bạn thực hiện. Từ khu vực quản lý
menu -> Bạn chọn Anotation -> Chọn kiểu văn bản mà bạn muốn. -> kéo và thả
phần văn bản vào project. Cuối cùng bạn thực hiện các hiệu chỉnh cho văn bản
của mình trong phần properties
Bước 6: Chèn nhạc vào Camtasia.
Bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện với video của mình là chèn nhạc vào
video bằng Camtasia. Việc này thực hiện cực kì đơn giản, bởi lẽ âm thanh hay
hình ảnh cũng được đối xử như với video. Bạn thực hiện thêm và cắt audio
giống với các đối tượng còn lại. Bạn thực hiện như sau: Đầu tiên bạn cần thêm
Audio vào phầm Media Bin -> kéo và thả audio xuống timeline. Thực hiện đặt
lại vị trí của âm thanh, đồng thời cắt bỏ những phần âm thanh khơng mong
muốn. Ngồi ra bạn cịn có thể lọc nhiễu, áp dụng một số hiệu ứng của Audio
trong bảng điều khiển Audio Effect.
Bước 7: Xuất video bằng camtasia.



10
Như vậy một cách căn bản chúng ta đã hoàn thành việc cắt ghép, chỉnh sửa
được một video hoàn chỉnh. Việc cuối cùng mà bạn cần thực hiện trong quá
trình làm việc là xuất video trong Camtaisa. Như đã chia sẻ chúng ta có các định
dạng video khác nhau dẫn đến nhiều loại chất lượng video riêng. Trong đó có 2
hình thức xuất video chính là: xuất video ở chất lượng thấp hơn full HD và xuất
video cao hơn HD. Để làm được điều này bạn thực hiện như sau: Từ thanh menu
-> chọn Share -> Chọn Local file -> thiết lập các thuộc tính của video. Cuối
cùng bạn chọn export để kết thúc quá trình xuất video của mình. Để xem kỹ hơn
bạn vui lòng tham khảo video bên dưới hoặc hướng dẫn xuất video trong
Camtasia.
1.3. Đối với ứng dụng Canva
Ưu điểm: Canva sở hữu kho template đa dạng, phù hợp mọi phong cách,
mọi nhu cầu. Bạn cũng có thể tùy chỉnh màu sắc, kích thước và thành phần tùy
ý. Canva có phơng chữ đa dạng có thể dễ dàng chèn câu mơ tả, hình ảnh hay
đoạn văn bản. Đặc biệt Canva cũng hỗ trợ hiệu ứng chữ và những mẫu kết hợp
phơng chữ cực kì bắt mắt.
- Thư viện hình ảnh đồ sộ, chất lượng cao
- Thiết kế với thao tác đơn giản
- Chèn Video và Gif và cả âm thanh vào slide: Với Canva, bạn có thể chèn
video, gif có sẵn từ ứng dụng hoặc chèn trực tiếp video và gif online. Bạn có thể
thêm nhạc vào bản trình bày của mình bằng các tùy chọn có sẵn. Như vậy sẽ tiện
hơn rất nhiều so với việc phải tải về máy tính rồi upload lại và chèn vào slide.
- Chia sẻ và cộng tác chỉnh sửa: Bạn có thể chia sẻ thiết kế của mình thơng
qua mạng xã hội. Bạn cũng có thể trình chiếu slide online qua Canva mà không
cần tải về.
- Tự động lưu file online: Đây là ưu điểm chung khi thiết kế trên nền tảng
online, thiết kế của bạn sẽ luôn được tự động lưu. Bạn có thể mở lại file và tiếp
tục chỉnh sửa bất cứ lúc nào.

Cách sử dụng Canva
Hướng dẫn sử dụng canva trên máy tính
Bước 1: Truy cập/ tải Canva
Để sử dụng Canva trên máy tính, bạn có thể truy cập vào website của
Canva:
/>Bước 2: Đăng ký tài khoản


11
Sau khi đã truy cập website của Canva hoặc tải Canva về máy tính, bạn
phải đăng ký để sử dụng cơng cụ thiết kế này. Bạn có thể đăng ký tài khoản
Canva bằng Google, Facebook hoặc Email.
Bước 3: Sử dụng Canva để thiết kế trên máy tính
Sau khi đã đăng ký và đăng nhập vào tài khoản Canva, bạn có thể bắt đầu
sử dụng công cụ này để thiết kế:
Bản thuyết trình, Logo, Danh thiếp, Hình nền máy tính, điện thoại, Áp
phích, Sơ yếu lý lịch, Bài đăng, Instagram, Tranh ghép ảnh, Video, Menu, Biểu
đồ, Thiệp mời, Thiết kế tùy chỉnh kích thước…
Hình ảnh 3- giao diện phần mềm canva (Phụ lục II)
Hướng dẫn sử dụng Canva trên điện thoại
Bước 1: Tải phần mềm Canva về điện thoại
Canva cho IOS
Canva cho Android
Bước 2: Đăng ký tài khoản
Cũng như trên máy tính, để sử dụng Canva trên điện thoại bạn cũng cần
phải đăng ký hoặc đăng nhập.
Có 3 cách để đăng ký là Google, Facebook hoặc Email (trên IOS có thể
đăng ký bằng cả ID Apple).
Bước 3: Sử dụng Canva để thiết kế trên điện thoại
Canva ở trên điện thoại cũng có sẵn các mẫu thiết kế như trên máy tính.

Để tạo thiết kế mới bạn chạm vào dấu “+” ở góc dưới cùng bên phải màn
hình điện thoại, chọn cỡ tùy chỉnh hoặc 1 trong số các gợi ý.
Cách sử dụng
Bước 1: Chọn mẫu powerpoint (bản thuyết trình) có sẵn hoặc tạo mới.
Bước 2: Thiết kế các trang powerpoint
Thiết kế từng trang powerpoint bằng các thao tác đã hướng dẫn ở phần
trên.
Bước 3: Lưu hoặc chia sẻ powerpoint
Bên cạnh phần mềm Capcut, camtasia, canva, phần mềm Viva video cũng
có những chức năng để tạo một video chất lượng để giáo viên truyền tải đến phụ
huynh.
Ưu điểm: Đây là công cụ chỉnh sửa ảnh, video vô cùng chuyên nghiệp
- Nhiều hiệu ứng hay, độc đáo, có thể ghép nhiều video lại với nhau
- Tạo được hiệu ứng nền mờ cho video và ảnh
- Thêm nhạc vào video vô cùng dễ dàng
- Có thể chèn được văn bản, phụ đề vào video.


12
- Hỗ trợ xuất video ở độ phân giải 720p, Full HD 1080p và 4K.
Cách thiết kế video qua ứng dụng viva video
Hình ảnh 4- Ứng dụng viva Video (Phụ lục II)
- Bước 1: Mở ứng dụng VivaVideo và chọn Trình chiếu. Hãy chọn ảnh
muốn tạo video và bấm Tiếp
- Bước 2: Chọn chủ đề và nhạc cho video mới tạo.
- Bước 3: Nhấn vào Chỉnh sửa clip để cắt video và chọn Văn bản và Hiệu
ứng Video để thêm văn bản và Sticker.
- Bước 4: Bấm lưu video.
* Kết quả: Qua q trình nghiên cứu, tơi đã tải và sử dụng được thành
thạo các phần mềm ứng dụng đó và lan tỏa tới các chị em đồng nghiệp trong

trường. Ở trường có thành lập tổ cơng nghệ thơng tin để giúp đỡ, hướng dẫn
chị em trong trường khi cần. Và tôi cũng là một thành viên trong tổ. Qua quá
trình hướng dẫn chị em thì ở trường tất cả các chị em đã biết cách sử dụng
các phần mềm ứng dụng trên và tự mình thiêt kế được các video bài giảng để
gửi tới phụ huynh.
2. Xây dựng kế hoạch giáo dục kết nối phụ huynh giáo dục trẻ tại nhà.
Kế hoạch giáo dục mầm non là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo
dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã xác định dù trẻ vẫn chưa thể đến trường, song
trẻ vẫn cần được giáo dục những kiến thức, kỹ năng phù hợp theo độ tuổi.
Để có thể triển khai việc giáo dục trẻ tại nhà, bản thân tôi đã phải nỗ lực
rất nhiều, không ngừng tìm tịi và đưa ra các hình thức giáo dục cho phù hợp với
tình hình mới.
Ở các năm học trước, phiên chế chương trình được xây dựng thực hiện tất
cả các ngày trong tuần, các con được tham gia tất cả các hoạt động ở các lĩnh
vực. Nhưng ở năm học này, các con ở nghỉ ở nhà, theo sự chỉ đạo từ cấp trên,
mỗi tuần chỉ gửi 2-3 video hoạt động giáo dục trẻ.
* Cách thực hiện: Tôi đã căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non, chủ
đề năm học, lứa tuổi trẻ để từ đó nghiên cứu xây dựng phiên chế chương trình.
Nhưng do tình hình dịch Covid vẫn còn diễn biến, các con được nghỉ nên một
tuần các cô gửi phụ huynh 2-3 video hoạt động giáo dục trẻ và một buổi trò
chuyện qua zoom vào cuối tuần. Do đó tơi đã nghiên cứu phiên chế chương trình
và tình hình thực tế để lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết, hướng dẫn
phụ huynh tổ chức giáo dục trẻ em ở nhà phù hợp với điều kiện của gia đình,
nhằm chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp Một.


13
Tôi đã xây dựng kế hoạch kết nối với phụ huynh theo tháng, theo tuần

Kế hoạch kết nối với phụ huynh theo tháng, tuần ( Phụ lục I)
* Kết quả: Tơi đã xây dựng được phiên chế chương trình kết nối với phụ
huynh theo tháng, theo tuần, các nội dung giáo dục rất phù hợp với thực tế. Ví
dụ trong tháng 9, chương trình đưa ra giáo dục trẻ các kỹ năng phịng chống
dịch, tơi đã lựa chọn hoạt động khám phá “hạt tiêu chạy trốn”.Qua thí nghiệm
trẻ khơng những rất hào hứng khi được tự mình thực hành thí nghiệm mà
thơng qua đó trẻ cịn biết được phải rửa tay sạch sẽ với xà phòng để loại bỏ vi
khuẩn phịng chống dịch, và cịn có thêm kỹ năng rửa tay đúng cách.
3. Thiết kế các video giáo dục trẻ
- Video là 1 dạng hình ảnh động tập hợp của rất nhiều ảnh tĩnh xuất hiện
liên tục nối tiếp nhau và có thể có hiệu ứng động.
Ở những năm học trước, đa phần khi dạy trẻ đều sử dụng powerpoint và
một số đoạn video ngắn trong powerpoint để cho trẻ quan sát, củng cố thêm
kiến thức. Nhưng năm học 2021 - 2022 bị ảnh hưởng của dịch covid -19 nên trẻ
không được đến trường. Thực hiện sự chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo, phòng
giáo dục thành phố Hà Nội cũng như ban giám hiệu nhà trường tôi tìm tịi,
nghiên cứu xây dựng các video nội dung giáo dục để hướng dẫn phụ huynh. Do
bậc mầm non không được dạy trực tuyến nên tơi có phương án làm các video
dạy học, phối hợp phụ huynh giáo dục trẻ tại nhà.
Sau khi xây dựng kế hoạch kết nối phụ huynh, tôi lên kế hoạch thiết kế
các video giáo dục trẻ. Các video cảa tôi phải đạt được các tiêu chí:
- Hình ảnh: rõ nét
- Âm thanh: chuẩn, khơng lẫn tạp âm, không bị rè, ngọng
- Ánh sáng: Đảm bảo, không bị tối.
- Câu hỏi tương tác: phù hợp với trẻ, kích thích trẻ tư duy.
- Cơ giáo: trang phục đảm bảo tính sư phạm, có sự phối hợp thống nhất
giữa hai cơ.
Ví dụ trong tháng 1, tơi lựa chọn tiết….LQCC h-k
- Trước khi thực hiện quay video, tôi cùng vơi giáo viên trong lớp lên kế
hoach soạn giáo an. Giáo án phải đảm bảo đầy đủ các phần .

- Khi lựa chọn đồ dùng chuẩn bị cho tiết dạy, tôi và cô giáo cùng lớp
thống nhất lựa chọn đồ dùng dễ tìm, dễ kiếm.
- Lựa chọn địa điểm quay phù hợp với tiết dạy.
Để làm được những video gửi phụ huynh dạy trẻ thì cần ngắn gọn, chất
lượng, hấp dẫn, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo kiến thức cho trẻ. Tôi đã bàn và
thống nhất với giáo viên trong lớp và thực hiện cách làm như sau:


14
Khi đã chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết cho tiết dạy, cô giáo tập trung
vào nghệ thuật trong lời nói để làm video sao cho đảm bảo đủ 4 phần:
Phần 1: Cô giới thiệu tên đề tài và đồ dùng cần trong tiết học.
Phần 2: Cô giảng giải (Làm mẫu) kết hợp lời nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ
hiểu.
Phần 3: Yêu cầu đối với phụ huynh về phối hợp dạy con.
Phần 4: Phản hồi của phụ huynh qua hình ảnh (Video) trẻ thực hiện.
Ví dụ: Đối với đề tài: LQCC h-k tơi lên mạng tìm những hình ảnh đẹp,
rõ nét, các đoạn video phù hợp với nội dung giáo dục, và tiến hành quay
video, cắt ghép, chỉnh sửa để phù hợp với lứa tuổi trẻ mà video chất lượng,
hấp dẫn, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo kiến thức cho trẻ.
Bên cạnh phần mềm Capcut, canva, camtasia, Viva video… kinemaster,
videoshow… cũng có những chức năng để tạo một video chất lượng để giáo
viên truyền tải đến phụ huynh.
Các bài giảng qua phần mềm capcut, vivavideo, canva, camtasia,… được
tôi ghi âm, ghi hình tồn bộ, trẻ học tại nhà mà hiệu quả như học trực tiếp cùng
cô. Các bậc phụ huynh cũng khơng cần phải trợ giúp con em mình quá nhiều.
Đặc biệt, các bậc phụ huynh có thể thấy được kết quả học tập ngay sau khi con
học. Phụ huynh chụp lại hình ảnh và gửi về zalo cho cô giáo để cô nhận xét,
tuyên dương. Các bậc phụ huynh cũng bày tỏ sự tin tưởng và dành rất nhiều
những lời động viên cho tôi tiếp tục cố gắng.

Áp dụng thành công các phần mềm capcut, vivavideo, canva, camtasia…
vào giảng dạy là một bước ngoặt lớn trong hành trình cơng tác của mình. Tơi
phối hợp cùng phụ huynh cho trẻ thực hiện các hoạt động theo kế hoạch giáo
dục đã đề ra.
Kêt quả: hàng tuần hàng tháng, tôi đã xây dựng được nhiều video để gửi
đến các bậc phụ huynh, khơng chỉ là hoạt động giáo dục mà cịn các video
chăm, giới thiệu ngày hội ngày lễ được phụ huynh đánh giá rất cao. Tơi đã có
Video vơi đề tài : “ Làm bè nổi trên mặt nước” gửi ra huyện để chấm đạt kết
quả cao: ( Đường link).
Và một số video khác như video: Đếm đến 8, nhận biết nhóm có số
lượng 8, nhận biết chữ số 8 - ( Đường link)
Video: Giúp đỡ người gặp khó khăn: />(Đường link)
Video: Q trình phát triển của con gà: />( Đường link)
Hình ảnh 5- Mợt số video bài giảng đã xây dựng ( Phụ lục II)


15
4. Đa dạng hóa các hình thức kết nối với phụ huynh học sinh và trẻ
Trong các năm học trước, giáo viên sẽ trao đổi tình hình học tập của các
con thơng qua giờ đón trả trẻ, bảng tun truyền. Nhưng năm học này các con
không đi học nên việc trao đổi về cách chăm sóc, giáo dục trẻ ban đầu chủ
yếu thơng qua zalo nhóm lớp. Nhưng tơi nhận thấy, nếu chỉ trao đổi qua zalo
thì chưa được đa dạng hóa mà khi gửi lên zalo thì video khơng lưu được lâu,
và phải có điện thoại của bố mẹ có kết nối zalo mới xem được. Chính vì vậy,
tơi đã đa dạng hóa các hình thức kết nối với phụ huynh học sinh và trẻ. Mặt
khác, zalo nhóm lớp chỉ tuyên truyền được với những phụ huynh trong nhóm
lớp. Nên khi hoàn thiện video bài giảng, ngoài việc gửi lên zalo nhóm lớp,
những video này cịn được đăng tải lên kênh youtube riêng của lớp, các video
bài giảng, các bài tuyên truyền qua zoom để các con được xem và tương tác tại
nhà. Bên cạnh đó, tơi cịn chia sẻ các video bài giảng lên website của trường tại

địa chỉ , fanpage của trường. Do đó, những video bài
giảng khơng chỉ phụ huynh ở lớp xem được mà cịn các phụ huynh lớp khác
cũng có thể mở trang website, fanpage để xem, tham khảo, học hỏi và hướng
dẫn con ở nhà.
Hình ảnh 6- nhóm zalo lớp mẫu giáo lớn A4- (Phụ lục II).
Hình ảnh 7- kênh youtobe lớp mẫu giáo lớn A4 - (Phụ lục II).
* Kết quả: hàng tháng tơi đã có nhiều video bài giảng đăng tải trên
fanpage, trên website, nhiều video ngày hội ngày lễ, các video lồng ghép các
hình ảnh phụ huynh tương tác vơi cơ trên nhóm lớp…
Hình ảnh 8- video đăng tải trên website - (Phụ lục II).
5. Kết nối với phụ huynh cho trẻ tương tác thơng qua các video trên
zalo nhóm lớp.
Như các năm học trước, việc kết nối, trao đổi với phụ huynh được thực
hiện khi phụ huynh đưa đón trẻ đến lớp, hoặc qua các buổi họp phụ huynh
trực tiếp để về nhà cùng phối hợp giáo dục trẻ. Nhưng theo tình hình thực tế
năm học này, trẻ khơng được đến trường, nên việc trao đổi kết nối trực tiếp
không phù hợp nữa.
Ngày nay công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy,
tơi đã kết nối với phụ huynh qua zalo hay các buổi họp zoom. Bằng cách này
tôi đã kết nối với phụ huynh cho trẻ tương tác thơng qua các video trên zalo
nhóm lớp. Cách làm này cũng đạt hiệu quả rất cao.
Như chúng ta biết, một video bài giảng dù có hay, có sinh động đến đâu,
mà khơng có sự phối hợp của phụ huynh mở cho trẻ xem để trẻ học và tương


16
tác thì cũng khơng có tác dụng giáo dục. Vì vậy phải cần có sự kết nối với
phụ huynh phối hợp cho trẻ tương tác.
Một giáo viên muốn có sự phối hợp tốt với phụ huynh điều đầu tiên phải
tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của phụ huynh. Đối với hầu hết các bậc phụ

huynh trường mầm non C xã Tứ Hiệp nói chung và phụ huynh lớp mẫu giáo lớn
A4 tơi chủ nhiệm nói riêng, hầu hết trong số họ đều làm cơng nhân và số ít nơng
dân và tiểu thương, trình độ khơng đồng đều. Tơi dành thời gian trao đổi, trò
chuyện riêng với từng phụ huynh về công việc, sự ảnh hưởng của đại dịch đến
cuộc sống gia đình trẻ, lựa chọn những câu từ mang tính chất cởi mở, lịch sự,
dần dần các bậc phụ huynh có sự tin tưởng và gẫn gũi nhất định, dễ dàng trao
đổi những công việc trọng tâm hơn.
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, do giãn cách xã
hội và đảm bảo quy tắc 5K của địa phương, việc trị chuyện trực tiếp với phụ
huynh là rất khó. Ngay từ buổi đầu tiên trò chuyện với phụ huynh, tôi tự làm
profile và video giới thiệu cá nhân, về thông tin cơ bản như ngày tháng năm
sinh, số điện thoại kết bạn zalo, số năm cơng tác, trình độ học vấn, thành tích đã
đạt được trong những năm học qua,...
Hình ảnh 9- video giới thiệu bản thân- (Phụ lục II).
Đồng thời chia sẻ các hình ảnh hoạt động với trẻ trong những năm học
trước để mang đến cho phụ huynh những cái nhìn đa chiều, phong phú về giáo
viên chủ nhiệm, họ sẽ tin tưởng và đặt niềm tin cho giáo viên, sẵn sàng phối kết
hợp với giáo viên trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Từng bước, tơi đã tạo được sự hịa đồng, thân mật giúp ban thân tự tin
mạnh dạn hơn khi trao đổi với phụ huynh, ngược lại phụ huynh cũng cởi mở
hơn chia sẻ cho tôi những điều liên quan đến con em họ, cũng như họ yên tâm
hơn khi gửi con em đến lớp.
Để thu hút được sự chú ý quan tâm, tập trung nghe và thực hiện tốt các yêu
cầu mà cô giáo cùng với nhà trường đưa ra cho phụ huynh nắm bắt, muốn thành
công tôi phải suy nghĩ sáng tạo, xây dựng hình thức và nội dung sao cho phong
phú, tạo được ấn tượng, dành nhiều thời gian trao đổi tâm sự về đặc điểm, tâm lý
lứa tuổi của các cháu, nói nhiều về việc học, việc chơi, sinh hoạt và những kiến
thức mà trẻ lĩnh hội được thông qua bài giảng của cơ giáo hằng ngày. Bên cạnh
đó tơi cũng thường xun trị chuyện, trao đổi về tình hình sức khỏe cũng như
những hoạt động của của trẻ ở nhà đến phụ huynh .

Hình ảnh 10- tin nhắn qua zalo - (Phụ lục II).
Hình ảnh 11- trị chụn qua Zoom - (Phụ lục II).


17
Thấy được sự quan tâm, chăm sóc của cơ giáo ở mọi thời điểm như là ở lớp
hoặc giai đoạn trẻ nghỉ dịch ở nhà, sự nhiệt tình tâm huyết của giáo viên thì phụ
huynh có vẻ rất vui và hài lòng. Niềm vui của phụ huynh cũng là động lực của
giáo viên. Qua việc thường xuyên trò chuyện, trao đổi dần dần tơi cũng tạo
được niềm tin từ phía phụ huynh. Sự gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên ngày
càng trở nên thân thiết và chặt chẽ. Đó cũng chính là tiền đề cho tơi phối hợp với
phụ huynh trong việc giáo dục trẻ trong những khoảng thời gian tiếp theo.
Với kế hoạch đã xây dựng, cứ đầu tuần giáo viên trong lớp tập trung xây
dựng giáo án và quay video và hoàn thành trong ngày để chuyển tới phụ huynh.
Mong phụ huynh phối hợp với cô dạy trẻ và phản hồi bằng những hình ảnh,
những dịng tin nhắn, video…
Hình ảnh 12- tin nhắn phản hời của phụ huynh - (Phụ lục II).
Mục tiêu đặt ra của mỗi tiết học là bằng cách chia sẻ nhẹ nhàng, sinh động,
gần gũi, giúp trẻ nắm bắt được nội dung bài học và thực hành. Một số phụ
huynh vì điều kiện cơng việc có thể cho con xem video tiết học với thời gian tự
chọn sao cho có phản hồi lại với cô qua zalo của lớp. Khi nhận được phản hồi
của phụ huynh, tôi luôn cảm ơn phụ huynh, động viên các con và khích lệ các
con thực hiện tốt hơn. Việc làm khơng thể thiếu đó là mong phụ huynh cho trẻ
xem những video của bạn để trẻ thấy mình, thấy bạn nên trẻ rất vui vẻ và hào
hứng thực hiện trong những bài tiếp theo. Mặc dù là nghỉ dịch nhưng sự phối
hợp của giáo viên- phụ huynh và học sinh càng chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn.
Điều đó chứng tỏ sự phối hợp và tuyên truyền giữa phụ huynh và giáo viên đạt
hiệu quả cao qua zalo của lớp, là cầu nối gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên
đặc biệt là lưu lại hình ảnh làm minh chứng cho các hoạt động của lớp qua một
năm học.

IV. Kết quả đạt được
Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả sau:
Bảng 2-Bảng tổng hợp khảo sát cuối năm ( Phụ lục I)
1. Đối với trẻ
- Trẻ rất hào hứng khi được xem các video của cơ
- Trẻ vơ cùng thích thú khi được vừa học vừa chơi cùng cha mẹ
- Trẻ phát triển khỏe mạnh, nhanh nhẹn
- Trẻ tự tin khi thực hiện các yêu cầu của cha mẹ, cô giáo.
- Có ngơn ngữ mạch lạc.
- Có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng sống: Giao tiếp,
hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, cư xử với
nhau một cách thân thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột…Và phát


18
triển những phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường
nhịn, biết cư xử đẹp khi thắng thua. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động
2. Đối với giáo viên
- Tạo được sự tin yêu, tín nhiệm từ phía nhà trường, phụ huynh và đồng
nghiệp
- Có tinh thần hăng hái khi thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ trong thời
điểm dịch bệnh, khơng cịn ỷ lại, tâm lý nặng nề khi thực hiện các video
- Tạo được hứng thú cho trẻ và phụ huynh
- Có được sự kết nối thường xuyên với trẻ và cha mẹ trẻ
- Tìm tịi, khám phá, học hỏi và áp dụng được hiệu quả những phương pháp
mới để đưa vào giảng dạy và thực hiện video chuyên nghiệp hơn. Trao đổi kinh
nghiệm với bạn đồng nghiệp để hoàn thiện tiết dạy.
3. Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh quan tâm chu đáo hơn đến con trẻ, cùng làm bạn với con qua
các hoạt động giáo dục, qua đó cha, mẹ cũng hiểu tâm tư, suy nghĩ của con cái

hơn, biết con cần gì, mong muốn điều gì ở cha, mẹ, gia đình và cuộc sống xung
quanh trẻ hàng ngày.
- Nhận thức rất cao về ngành học mầm non, thông cảm với công việc hàng
ngày của giáo viên trong lớp.
- Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với
giáo viên để cùng chăm sóc giáo dục cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự
nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình.
Một số phụ huynh ít tiếp xúc với cơ, ngại trao đổi, ngại giao tiếp, không tự
tin khi cô trao đổi thì nay đã mạnh dạn hơn, lịch sự hơn trong giao tiếp với giáo
viên và phụ huynh với phụ huynh.
Một số phụ huynh trước đây có sự giáo dục khập khiễng, trống đánh xuôi
kèn thổi ngược, không cho con làm những việc mà giáo viên giao cho trẻ thực
hiện khi về nhà, nay đã nhận thức được vấn đề, họ đã rất nhiệt tình phối hợp và
rất yên tâm khi kết thúc giãn cách đưa con đến lớp.



×