Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

(Skkn 2023) vận dụng giáo dục stem trong dạy học môn khoa học lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 17 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi căn bản cuộc sống của
chúng ta, tạo ra những cơ hội rất lớn nhưng cũng đặt ra những thách thức không
nhỏ cho mỗi quốc gia. Nó đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng, làm ảnh
hưởng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và giáo dục cũng không
ngoại lệ. Điều này đặt ra cho ngành Giáo dục một sứ mệnh to lớn là chuẩn bị
nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Trong kỉ nguyên số hóa, giáo dục sẽ thay đổi sâu rộng từ môi trường giáo
dục đến vai trị của người dạy, người học. Vì thế địi hỏi giáo viên phải thay
đổi phương pháp dạy, học sinh phải thay đổi cách học. Để thực hiện được nhiệm
vụ này, rất cần thiết phải đưa giáo dục STEM vào nhà trường, bởi những ưu thế
của giáo dục STEM trong dạy học là rất lớn, góp phần tích cực trong việc đổi
mới phương pháp dạy học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018.
Thơng qua q trình học giúp các em tự lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và có
khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tế.
Nhưng làm thế nào để vận dụng giáo dục STEM mang lại hiệu quả trong trường
Tiểu học? Là một giáo viên, tôi ln trăn trở để tìm giải pháp đổi mới nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà.
Trong chương trình Tiểu học, mỗi mơn học có một vai trò riêng, đều đem
đến cho học sinh những nguồn kiến thức cơ bản khác nhau và rèn cho các em
những kĩ năng, thái độ nhất định. Môn Khoa học là một mơn học có vai trị vơ
cùng quan trọng, không chỉ cung cấp cho các em kiến thức về mơi trường tự
nhiên, xã hội, con người mà cịn khơi dậy trí tị mị khoa học, bước đầu tạo cho
học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn. Nhưng thực tế hiện nay, trong giảng dạy mơn Khoa học có nhiều bài
học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều, nhưng khả năng vận dụng vào đời sống
thực tiễn lại rất hạn chế. Thêm vào đó là sự quá tải đến từ nội dung còn nặng lý
thuyết, chưa thiết thực; phương pháp dạy học cịn nặng về thuyết trình; thời
lượng học nhiều khi chưa tương thích với nội dung. Chính vì vậy mà cần phải
đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Các phương pháp và hình


thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội dung bài học với những vấn đề thực tiễn
và giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu và giải quyết được vấn đề,


2

thơng qua đó tiếp thu tri thức một cách chủ động. Dạy học Khoa học theo giáo
dục STEM là một hướng giáo dục phù hợp giúp HS phát triển đầy đủ các năng
lực đặc thù và năng lực cốt lõi theo mục tiêu của chương trình GDPT mới. Xuất
phát từ lý do đó, với tinh thần ham học hỏi, tơi xin mạnh dạn nghiên cứu và
quyết định chọn đề tài: “Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học môn Khoa
học lớp 5”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về phương pháp dạy học môn Khoa học gắn với giáo dục STEM
từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Giúp học sinh có hứng thú với môn Khoa học: Các bài học đều hướng tới
việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, HS được
hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống, nhờ đó
sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh lớp 5.
- Phạm vi nghiên cứu: Các bài học theo định hướng STEM trong dạy học
Khoa học lớp 5.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nội dung chương trình mơn Khoa học lớp 5.
- Biện pháp đưa giáo dục STEM vào môn Khoa học lớp 5.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu.
- Phương pháp khảo sát.
- Phương pháp thống kê, phân tích đánh giá.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
6. Thời gian nghiên cứu
- Năm học 2022 – 2023, từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023.


3

PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm STEM, giáo dục STEM
STEM là thuật ngữ được ghép từ các chữ cái đầu tiên của từ Science (Khoa
học), Technology (Cơng nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Tốn
học) đề cập đến cách tiếp cận liên môn trong học tập và dạy học tích hợp trong
các lĩnh vực khoa học, cơng nghệ, kĩ thuật và toán học. Bốn lĩnh vực này được
mô tả như sau:
Khoa học được hiểu là tri thức về khoa học tự nhiên, tư duy khoa học và
quy trình nghiên cứu khoa học. Trong đó người học nhận biết, mơ tả, giải thích
và dự đốn về các sự vật, hiện tượng và quy luật tự nhiên, dựa trên những bằng
chứng rõ ràng thu được từ quan sát và thực nghiệm.
Cơng nghệ được hiểu là tri thức có hệ thống về quy trình và kĩ thuật dùng
để xử lí thơng tin, chế biến vật liệu (trong đó bao gồm kiến thức, thiết bị,
phương pháp và các hệ thống sử dụng) trong việc tạo ra các sản phẩm. Thành tố
công nghệ trong giáo dục STEM ở trường phổ thông được hiểu là kiến thức, kĩ
năng môn Công nghệ, các công cụ, thiết bị hay quy trình đã được thiết lập/ sử
dụng trong quá trình triển khai tạo thành sản phẩm.
Kĩ thuật được hiểu là lĩnh vực khoa học vận dụng các thành tựu của toán
học, khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của
cuộc sống. Kết quả của nghiên cứu kĩ thuật góp phần tạo ra các giải pháp, sản
phẩm, cơng nghệ mới. Thành tố kĩ thuật gồm nội dung/ kiến thức về kĩ thuật

thực hiện có thể nằm trong mơn Cơng nghệ, Mĩ thuật (ở cấp tiểu học), có thể là
vẽ kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật, quy trình thiết kế kĩ thuật.
Tốn học nghiên cứu về hình thái cấu trúc, trật tự và quan hệ của các đối
tượng toán học, được phát triển từ các thực hành cơ bản như đếm, đo lường và
mơ tả hình dạng của các vật thể. Tốn học cịn liên quan đến lí luận logic và tính
tốn định lượng. Thành tố tốn học trong giáo dục STEM bao gồm kiến thức, kĩ
năng toán học, tư duy toán học, giải quyết vấn đề toán học.
Như vậy, giáo dục STEM là mơ hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên
môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức Khoa học, Cơng nghệ, Kĩ thuật và
Tốn học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Thay vì


4

dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng
thành một mơ hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học
sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức
đó vào thực tiễn. Giáo dục STEM đề cao việc hình thành và phát triển năng lực
giải quyết vấn đề cho người học. Những học sinh học theo cách tiếp cận giáo
dục STEM đều có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, cơng
nghệ và tốn học chắc chắn; có khả năng sáng tạo, tư duy logic; hiệu suất học
tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn
trong khi không hề gây cảm giác nặng nề, quá tải đối với học sinh. Giáo dục
STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo, các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như
học qua dự án - chủ đề, học qua trò chơi và đặc biệt phương pháp học lý thuyết
gắn với thực hành luôn được áp dụng triệt để cho các mơn học tích hợp STEM.
1.2. Xu thế tất yếu của giáo dục STEM trong dạy học mơn Khoa học
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 định hướng phát triển phẩm chất
và năng lực học sinh, mục tiêu của chương trình nhằm trả lời cho câu hỏi:

“Học xong chương trình học sinh làm được gì?” Chính vì vậy cần phải đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất
và năng lực học sinh. Do đó, giáo dục STEM trong giai đoạn giáo dục cơ bản,
đặc biệt là ở cấp tiểu học, có mục tiêu là tạo cơ hội để học sinh tích hợp kiến
thức, kĩ năng ở các mơn học đặc thù cho giáo dục STEM như môn Tự nhiên và
Xã hội (lớp 1 đến lớp 3) hay môn Khoa học (lớp 4, lớp 5) với các mơn Tốn, Mĩ
thuật, Tin học, Cơng nghệ; từ đó vận dụng kiến thức, kĩ năng có được này để
giải quyết các vấn đề thực tiễn trong từng chủ đề giáo dục STEM.
Bên cạnh đó, trong những năm qua, Đảng, Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào
tạo đã có nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện và đổi mới giáo dục đặc
biệt là Công văn 909/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo
dục STEM trong giáo dục Tiểu học.
Có thể nói giáo dục STEM là mơ hình phù hợp với mục tiêu và phương
pháp dạy học hiện nay. Vai trị của vận dụng kiến thức vào thực tiễn khơng chỉ
thể hiện ở chỗ học sinh có kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề
liên quan đến nội dung bài học mà còn giải quyết các vấn đề thực tiễn đa dạng
trong cuộc sống, theo hướng “học đi đơi với hành”, lí thuyết gắn với thực tiễn,


5

nhà trường gắn với xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang
thực hiện chương trình GDPT 2018 trong đó chú trọng đến việc dạy học phát
triển năng lực học sinh, dạy học gắn với thực tế cuộc sống và lồng ghép giáo dục
STEM.
2. Cơ sở thực tiễn
Môn Khoa học ở lớp 4,5 được xây dựng trên cơ sở tiếp thu những kiến thức
về Tự nhiên và xã hội ở các lớp 1,2,3. Nội dung chương trình được cấu trúc
đồng tâm, mở rộng và nâng cao theo 3 chủ đề:
+ Con người và xã hội

+ Vật chất và năng lượng
+ Thực vật và động vật
+ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Có thêm ở lớp 5).
Việc dạy mơn Khoa học khơng chỉ nhằm tích lũy kiến thức đơn thuần mà
còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với các tư duy chặt chẽ mang tính khoa
học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết với thực tế cuộc sống và
tiếp tục học tập sau này. Nhưng thực tế hiện nay, trong giảng dạy môn Khoa
học, nhiều bài học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều, nhưng khả năng vận dụng
vào đời sống thực tiễn lại rất hạn chế. Học sinh không được trải nghiệm thực tế
nên việc tiếp thu kiến thức khoa học trở nên nặng nề. Hơn nữa, trong quá trình
dạy học, tơi nhận thấy một số em cịn thụ động trong việc chuẩn bị bài ở nhà,
nhút nhát khi tham gia các hoạt động nhóm, thiếu tự tin trong giao tiếp và ngại
bày tỏ ý kiến riêng.
Đối với chương trình dạy mơn Khoa học hiện hành, tơi nhận thấy nội
dung sách giáo khoa kênh chữ nhiều, kênh hình ít, cịn nặng về lý thuyết và chưa
lơi cuốn được học sinh trong quá trình tìm hiểu để phát hiện ra kiến thức mới
của bài học. Đồng thời học sinh cũng ít được trải nghiệm, tự mình tạo ra các sản
phẩm từ những vật liệu thân thiện, gần gũi với đời sống các em. Một số em còn
chưa biết vận dụng kiến thức đã học vào thực hành làm một số đồ vật theo nội
dung từng bài học, kĩ năng quan sát, thuyết trình cịn hạn chế. Chính vì vậy mà
đơi khi tiết học trở nên trầm lắng, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thụ động,
không hứng thú trong học tập, việc học và chuẩn bị bài ở nhà chưa tự giác.


6

Năm học 2022-2023, tôi được phân công phụ trách lớp 5A5 với 54 học
sinh. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh trong lớp về sự
hứng thú, cách thức học tập môn Khoa học và thu được kết quả như sau:
Kết quả


u
1

2

3

Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ

(HS)

(%)

Rất thích

7

13

Thích

10

18,5


Bình thường

25

46,3

Khơng thích

12

22,2

Mơn học có nhiều chủ đề

8

14,8

Bài học sinh động, thầy cô vui vẻ, dễ hiểu

15

27,8

Kiến thức dễ nắm bắt

14

25,9


Kiến thức gắn với thực tế cuộc sống

17

31,5

Nghe giảng, phát biểu ý kiến, thảo luận và làm
việc

24

44,4

Được thực hiện các thí nghiệm thực hành để hiểu
sâu kiến thức về khoa học

30

55,6

Sự hứng thú của HS khi học môn Khoa học ở
mức độ:

HS thích mơn Khoa học vì:

Trong giờ học mơn Khoa học, HS thích được
học thơng qua các hoạt động:

Kết quả khảo sát cho thấy số lượng học sinh yêu thích mơn Khoa học khá
thấp, chỉ chiếm 31,5%. Các em thích học vì mơn Khoa học chủ yếu là do giáo

viên dạy, do kiến thức gần gũi với cuộc sống. Vẫn cịn 24 em vẫn thích cách học
theo lối truyền thống, do vậy mà các em ít có yếu tố đam mê nghiên cứu, kĩ


7

năng thực hành, thuyết trình cũng hạn chế. Đó là lí do tơi muốn đưa giáo dục
STEM vào để giảng dạy kết hợp phương pháp dạy học truyền thống.
3. Các biện pháp đã tiến hành
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dạy học lồng ghép giáo dục
STEM phù hợp với điều kiện thực tế
Để dạy học môn Khoa học gắn với giáo dục STEM đạt hiệu quả, trước hết
tôi tiến hành rà sốt chương trình mơn học, các hoạt động trong từng bài có thể
vận dụng dạy lồng ghép STEM. Sau đó cùng tổ khối chun mơn tập trung
thống nhất các bài, thảo luận để lựa chọn hình thức, phương pháp phù hợp với
đối tượng học sinh của mình. Chúng tôi lên kế hoạch dạy học từng bài gắn với
dạy học STEM có thể dạy trong 1, 2 hoặc 3 tiết, đưa dạy học STEM vào sinh
hoạt chuyên môn để tổ khối, đồng nghiệp và Ban giám hiệu cùng dự giờ rút kinh
nghiệm. Tham gia chuyên đề cấp trường, cấp huyện để học tập lẫn nhau. Lựa
chọn các chủ đề dạy học theo định hướng STEM được lồng ghép trong một tiết
học trên lớp hoặc tổ chức trong một hoạt động trải nghiệm trong, ngồi lớp.
Ví dụ: Khi dạy bài 31: Chất dẻo:
Để lập kế hoạch bài này, tôi đề ra mục tiêu cho học sinh cần nắm được
tính chất, công dụng và cách bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo; thực hành làm
được các sản phẩm từ chất dẻo. Về phần thực hành, tôi yêu cầu học sinh chuẩn
bị các vật liệu dễ kiếm như: chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, ống hút,... và nghiên
cứu cách làm các sản phẩm từ các nguyên liệu đó theo nhóm 4 ở nhà.
Tôi dành cho học sinh 1 tiết để các em thực hành trải nghiệm. Sau khi đã
khám phá các kiến thức theo mục tiêu của bài học thì việc lồng ghép giáo dục
STEM trong bài này nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh,

khơi gợi niềm say mê nghiên cứu khoa học của các em. Tơi cho HS chia sẻ về
những ngun liệu mà nhóm mình đã chuẩn bị và ý tưởng về sản phẩm các
em sẽ làm. Sau đó, các em sẽ được thực hành làm sản phẩm với các dụng cụ đã
chuẩn bị. Sau khi học sinh thực hành xong, tôi cho các em trưng bày, chia sẻ về
sản phẩm của nhóm mình. Các sản phẩm của các em rất phong phú, đa dạng và
sáng tạo. Có em làm những chiếc ống đựng bút, chậu cây, những con vật đáng
yêu từ vỏ chai, vỏ hộp sữa chua. Thậm chí, có những em cịn làm cả mơ hình
chiếc xe tăng từ ống hút,... Mặc dù một số sản phẩm chưa được đồng đều, chưa
đẹp mắt nhưng điều đó khơng quan trọng bằng việc q trình các em làm ra sản


8

phẩm cũng là một sự cố gắng. Bản thân tôi luôn trân trọng những nỗ lực mà các
em đã làm được.
Thông qua cách làm này tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với hoạt động
trải nghiệm và sáng tạo vì các em được bộc lộ những kiến thức, kĩ năng tổng
hợp của một số mơn học như Tốn học, Khoa học, Kĩ thuật...hơn nữa cịn giúp
các em ni dưỡng những ước mơ trở thành những nhà khoa học trong tương
lai. Với việc xây dựng lồng ghép giáo dục STEM vào các bài dạy một cách phù
hợp với điều kiện thực tế của học sinh, bằng các vật liệu tái chế, dễ tìm, thân
thiện với mơi trường các em đã tạo ra được nhiều sản phẩm bằng chính đơi bàn
tay khéo léo của mình.
3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị, nghiên cứu bài học
môn Khoa học khi thực hiện lồng ghép giáo dục STEM
Sự chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên và chuẩn bị đồ dùng học tập,
nghiên cứu bài học của học sinh đối với mỗi tiết học là vô cùng quan trọng, ảnh
hưởng lớn đến sự thành công của tiết học đặc biệt là những tiết dạy có lồng ghép
STEM.Vì vậy giáo viên cần dành nhiều thời gian cho sự chuẩn bị hoặc nghiên
cứu kĩ bài học để giao cho học sinh chuẩn bị những kiến thức, đồ dùng cần cho

tiết học. Để chuẩn bị cho bài học tiếp theo, tôi thường đặt ra cho HS các câu hỏi
và tình huống thực tế liên quan đến bài học mới mà các em chưa biết để khơi
dậy sự tò mò và khám phá của học sinh. Sau đó, tơi đều u cầu các em về nhà
đọc trước bài trong sách giáo khoa; sưu tầm thêm tư liệu hoặc tranh ảnh liên
quan đến nội dung bài học. Với những tiết thực hành làm sản phẩm STEM, tôi
giao nhiệm vụ cho các em về nhà chuẩn bị các nguyên liệu, dụng cụ cần thiết,
sau đó nghiên cứu để đưa ra những phương án chế tạo ra sản phẩm. Đầu buổi
học, các em cùng bàn sẽ kiểm tra lẫn nhau về sự chuẩn bị của mình, sau đó báo
cáo lại cho nhóm trưởng về sự chuẩn bị bài cũng như các tư liệu, tranh ảnh mà
bạn cùng bàn với mình đã sưu tầm được. Đến đầu mỗi tiết học, các nhóm trưởng
sẽ báo cáo lại cho giáo viên. Căn cứ vào đó, tơi sẽ tặng hoa thi đua cho các tổ,
cuối tuần vào tiết sinh hoạt lớp sẽ tổng kết, tuyên dương những cá nhân, những
tổ có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài chu đáo. Từ đó nâng cao ý thức tự học, tự
chuẩn, nghiên cứu bị bài của học sinh.
Việc chuẩn bị trước bài học của học sinh là rất quan trọng trong mọi loại
hình giáo dục, đặc biệt là trong các tiết học lồng ghép STEM. Sau khi thực hiện


9

biện pháp này, tơi thấy các tiết học đều có hiệu quả hơn hẳn. Việc chuẩn bị
trước bài học giúp học sinh sẵn sàng tiếp thu kiến thức và tham gia vào các hoạt
động thực hành. Các em đều tự tin hơn trong quá trình học tập và thực hành,
thoải mái đóng góp ý kiến và tham gia vào các hoạt động học tập. Việc chuẩn bị
trước bài học còn giúp học sinh phát triển khả năng tư duy và giải quyết vấn đề.
Học sinh có thể dành thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu về các sản phẩm liên
quan đến bài học, từ đó giúp các em áp dụng kiến thức vào các hoạt động thực
hành một cách dễ dàng, chính xác hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài 53: Cây con mọc lên từ hạt:
Trước khoảng một tuần, tôi yêu cầu học sinh ươm hạt đậu xanh, đậu đen,

lạc... vào bông ẩm hoặc cát ẩm khoảng 4 - 5 ngày và mang đến lớp. Mục đích
của việc này là giúp các em quan sát, theo dõi quá trình phát triển của cây con
từ hạt. Từ đó các em sẽ khắc sâu hơn về kiến thức trồng cây và nắm được các
điều kiện nảy mầm của hạt.
Hay với bài 54: Cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ:
Tôi cho học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc cây con mọc lên từ các bộ phận
của cây mẹ rất gần gũi với đời sống của các em. Ví dụ những cây mọc ra từ
thân cây mẹ như cây mía, cây sắn; cây con mọc lên từ củ như củ hành, củ tỏi,
củ gừng, củ khoai, .... Việc làm này thật sự hiệu quả, bởi thay vì các em chỉ tìm
hiểu kiến thức thơng qua lý thuyết trong sách giáo khoa hay do giáo viên truyền
đạt, tiết học trầm lắng, chỉ có một số em phát biểu xây dựng bài thì giờ đây với sự
chuẩn bị về cả kiến thức lẫn đồ dùng học tập, tôi nhận thấy đa số học sinh tham
gia các hoạt động học tập sôi nổi hơn, tiếp nhận thông tin bài học chủ động hơn,
ghi nhớ nội dung bài nhanh hơn. Đồng thời thông qua cách tổ chức các hoạt động
trong bài dạy của giáo viên, học sinh được lĩnh hội kiến thức, vận dụng vào thực
tiễn cuộc sống một cách linh hoạt và hiệu quả.


10

Ảnh: Học sinh quan sát cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
3.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM cho học sinh
Ngoài dạy các bài học lồng ghép giáo dục STEM trong buổi học chính
khóa, tơi cịn tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm STEM thông
qua việc tổ chức “Ngày hội STEM”. Tôi tổ chức các không gian trải nghiệm
STEM trong lớp học; tạo không gian cho các em trưng bày và giới thiệu một số
sản phẩm mà mình đã làm được.
Việc đầu tiên tơi bắt tay làm là tìm hiểu về hứng thú của các em khi tham
gia hoạt động trải nghiệm STEM, các em có nhu cầu, mong muốn gì với những
vật liệu dễ kiếm, điều gì các em chưa biết để xây dựng nên những mơ hình hấp

dẫn, thú vị, phù hợp và thoả mãn những nhu cầu của các em. Từ những thực tiễn
trên, bản thân tơi ln suy nghĩ tìm tịi, nghiên cứu, tham khảo tài liệu để tìm ra
những nội dung hoạt động ngoại khóa có ứng dụng phương pháp giáo dục
STEM cho học sinh. Trước tiên tôi phải nghiên cứu chương trình, cập nhật
thơng tin từ chun đề, trên mạng Internet, tự bồi dưỡng chun mơn, tìm hiểu
một số kiến thức về STEM, về các hoạt động có thể áp dụng được phương pháp
STEM. Từ đó, trên cơ sở những định hướng, gợi ý về nội dung, hình thức,
phương pháp tổ chức học tập, tôi đã xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện
được hoạt động trải nghiệm. Thông qua các tiết học lồng ghép STEM, các em đã
tạo ra những sản phẩm có chất lượng để tham gia trưng bày trong “Ngày hội


11

STEM”. Trong ngày hội các em được tìm hiểu về các sản phẩm mình đã tạo ra
như: quạt mini để tạo ra gió, khẩu trang để chống khói, bụi, dịch bệnh; bình lọc
nước bằng than củi, cát; máy hút bụi mini, mơ hình thuyền chạy bằng năng
lượng nước, mơ hình cối xay gió,…

Ảnh: Học sinh tham gia “Ngày hội STEM” cấp lớp


12

Hoạt động trải nghiệm STEM là biện pháp hữu hiệu khơi dậy niềm đam
mê khoa học của học sinh. Ở đó, các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động
khoa học, khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn
đời sống khác nhau. Hoạt động này dành cho những học sinh có năng lực, sở
thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải
quyết các vấn đề thực tiễn; thơng qua q trình tổ chức dạy học các bài học

STEM và hoạt động trải nghiệm STEM phát hiện các học sinh có năng khiếu để
bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, kĩ
thuật.
3.4. Biện pháp 4: Tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê cho học sinh
qua môn Khoa học gắn với giáo dục STEM
Trong chương trình giáo dục tiểu học, muốn khuyến khích và ni dưỡng
niềm đam mê khoa học cho học sinh, bên cạnh việc chia sẻ những tấm gương
các nhà khoa học vĩ đại thì các hoạt động thực tế cũng đóng vai trị khơng kém
phần quan trọng. Tôi thường gắn khoa học với cuộc sống thường ngày thơng
qua việc khuyến khích học sinh vận dụng những kiến thức đã học để tạo ra
những sản phẩm thiết thực cho cuộc sống hàng ngày từ đơn giản đến phức tạp.
Học sinh thường sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi môn học được áp dụng vào cuộc
sống thực tế. Vì vậy, giáo viên có thể tạo ra các hoạt động thực tế, dự án nghiên
cứu dựa trên các vấn đề xã hội, môi trường, khoa học công nghệ trong cuộc sống
để giúp học sinh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của môn Khoa học và giáo dục
STEM.
Thông qua hoạt động STEM sẽ giúp khơi dậy niềm đam mê khoa học của
học sinh và khuyến khích các em dám nghĩ, dám làm, vận dụng khoa học vào
đời sống thực tiễn với các hoạt động “ học mà chơi, chơi mà học.” Qua những
tiết dạy lồng ghép STEM, từ những vật liệu dễ tìm, dễ kiếm, thân thiện với môi
trường, học sinh được vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tự mình trải
nghiệm để tạo ra các sản phẩm bằng đôi bàn tay khéo léo, tư duy, óc sáng tạo và
bước đầu tạo ra được các sản phẩm có tính thẩm mĩ cao. Qua đó dần dần hình
thành ở các em tính năng động, mạnh dạn trước tập thể, tạo cho các em tinh thần
hợp tác, chia sẻ trong các họat động nhóm ; bước đầu hình thành cho học sinh
tập làm nhà khoa học trẻ; khơi dậy niềm đam mê, hứng thú trong học tập,
khuyến khích các em dám nghĩ, dám làm, vận dụng khoa học vào đời sống thực
tiễn với các hoạt động “ học mà chơi, chơi mà học”.



13

Ví dụ: Khi dạy bài Lắp mạch điện đơn giản:
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về vật dẫn điện, vật cách điện và
nguyên lí hoạt động của một mạch điện, tôi sẽ tổ chức cho học sinh tham gia
hoạt động tạo đồ vật, đồ chơi (đèn ngủ, quạt mini, máy hút bụi mini,...) có thể
hoạt động được nhờ mạch điện đơn giản từ những nguyên liệu, đồ dùng mà các
con đã chuẩn bị. Phát triển bốn kĩ năng dựa trên bốn thành tố của phương pháp
STEM: Khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ, tốn học.

Ảnh: Sản phẩm máy hút bụi mini học sinh làm được
sau khi học xong bài Lắp mạch điện đơn giản
Từ việc học sinh được vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
thông qua các hoạt động trải nghiệm, tự mình tạo ra các sản phẩm từ những vật
dụng, thân thiện với môi trường, gần gũi với đời sống của các em, tôi nhận thấy
các em rất sơi nổi, tích cực, tự tư duy, tìm tịi sáng tạo trong giờ học, tạo nên
khơng khí thi đua nhau trong học tập. Qua đó cho thấy được sự thành cơng lớn
của tiết dạy chỉ có được khi giáo viên tạo được hứng thú và niềm đam mê cho
học sinh trong học tập, đồng thời với giải pháp tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam
mê cho học sinh qua môn Khoa học gắn với giáo dục STEM, học sinh được tìm
hiểu kiến thức mới trong bài học, vận dụng vào thực hành, tạo ra các sản phẩm
theo nội dung yêu cầu của từng bài học, đặt nền móng cho những phát minh
khoa học trong tương lai.


14

4. Kết quả SKKN
Qua những biện pháp tôi đã áp dụng ở trên khi dạy học môn Khoa học lồng
ghép với giáo dục STEM trong một số tiết học, tôi nhận thấy học sinh lớp tơi đã

có nhiều tiến bộ trong học tập. Trong tất cả các tiết học, các em rất hứng thú,
chủ động trong việc nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu học tập để tiếp nhận
và vận dụng kiến thức thông qua các hoạt động. Việc học sinh tích cực, chủ
động hơn trong việc lĩnh hội, tìm tịi kiến thức mới giúp các em tiếp thu kiến thức
tốt hơn, ghi nhớ kiến thức sâu hơn. Các em tự mình tạo ra các sản phẩm theo nội
dung yêu cầu bài học một cách sáng tạo, đẹp và có tính thẩm mĩ. Sau gần một
năm học, các kĩ năng mềm của học sinh cũng đã tiến bộ rõ rệt, có những em
đứng trước đám đơng trình bày rất tốt, còn được cả lớp đặt biệt danh là “chuyên
gia”. Khả năng thực hành của của các em sau khi được trải nghiệm học những
tiết học lồng ghép STEM cũng tốt hơn hẳn khi học theo hình thức truyền thống.
Học sinh chủ động hơn trong mọi việc, khả năng tự làm việc cũng như hợp tác
nhóm cũng tốt hơn. Đặc biệt là những em ham tìm tịi khám phá, các em không
chỉ dừng lại ở những giờ học STEM mà còn thỏa sức sáng tạo làm ra các sản
phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Sau hơn một học kì, mức độ u thích
mơn Khoa học của học sinh lớp tôi đã thay đổi rõ rệt. Đa số các em thấy yêu
thích khoa học hơn, việc lĩnh hội kiến thức khoa học khơng cịn nặng nề mà trở
nên hấp dẫn và bổ ích đối với các em. Chất lượng môn Khoa học thay đổi không
chỉ thấy rõ ở những bài học áp dụng với phương pháp dạy học gắn với giáo dục
STEM nói riêng mà chất lượng mơn Khoa học nói chung cũng có sự thay đổi
tích cực.
Bảng số liệu kết quả học tập môn Khoa học của học sinh lớp 5A5
(năm học 2022 - 2023)
Thời điểm

Số HS

Hoàn thành tốt

Hoàn thành


Chưa hoàn thành

Giữa HKI

46

18

33,3%

36

66,7%

0

0

Cuối HKI

46

26

48,1%

28

51,9%


0

0

Giữa HKII

46

32

59,3%

22

40,7%

0

0


15

PHẦN III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc áp dụng lồng ghép STEM vào dạy học không phải là việc làm một
sớm một chiều mà là cả một quá trình áp dụng, thay đổi phương pháp dạy học.
Giáo viên không nên đòi hỏi ở các em quá nhiều mà cần nhìn nhận vào những
cố gắng, nỗ lực ở các em.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, thành công tuy nhỏ nhưng tôi

ý thức được rằng để giúp các em học sinh học tốt mơn Khoa học, địi hỏi giáo
viên dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu soạn giảng, có lịng nhiệt tình
với học sinh và tâm huyết với nghề. Thầy cô giáo đã miệt mài, tận tụy xây dựng
nội dung bài học phù hợp với từng đối tượng học sinh thì sẽ giúp các em phát
triển tư duy, óc sáng tạo, tạo được hứng thú, niềm đam mê với mơn Khoa học.
Có thể nói, bước đầu thành công trong việc dạy lồng ghép giáo dục STEM
trong môn Khoa học cho học sinh lớp 5 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi
sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng để giảng dạy môn Khoa học ở các năm
sau, với mong muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn
Khoa học và khả năng ứng dụng kiến thức khoa học vào đời sống.
Tuy nhiên những biện pháp mà tôi đã áp dụng trên, tuỳ đối tượng học sinh
cũng cần có sự vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo của giáo viên. Phương
pháp giáo dục STEM còn khá mới mẻ và có nhiều phương pháp tiếp cận khác
nhau trong giảng dạy và học tập nên cần được sự quan tâm của tồn xã hội.
Nhưng tơi tin rằng nếu chúng ta dốc hết tâm huyết, tận tụy với học sinh, soạn
giảng nghiêm túc thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành cơng.
2. Khuyến nghị:
Để dạy học lồng ghép giáo dục STEM vào môn Khoa học ở lớp 5 đạt hiệu
quả, tôi xin có vài đề nghị sau:
2.1. Đối với Phịng Giáo dục và Đào tạo Thanh Trì:
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề dạy học về những phương pháp dạy
học mới, trong đó có mơ hình dạy học theo định hướng STEM để giáo viên có
điều kiện học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2. Đối với nhà trường:
- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn về việc
tổ chức các hoạt động giáo dục STEM trong từng khối lớp.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên không ngừng học hỏi,
đổi mới, nghiên cứu, tìm tịi các giải pháp hay ứng dụng vào giảng dạy.



16

2.3. Đối với giáo viên:
- Mỗi giáo viên cần xác định vai trị chủ đạo của mình trong việc đổi mới
phương pháp dạy học. Trước mỗi bài dạy cần tìm hiểu kĩ nội dung bài học, sưu
tầm tư liệu phục vụ cho bài giảng; lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với
đối tượng học sinh đặc biệt là luôn linh hoạt và sáng tạo trong dạy học lồng ghép
giáo dục STEM.
- Luôn chủ động tự học, tự bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, tìm tịi, sáng
tạo trong giảng dạy để có những giải pháp hay được chia sẻ rộng rãi góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện học sinh.
Trên đây, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm giúp cho giáo viên và
học sinh dạy - học khoa học theo định hướng giáo dục STEM. Tơi rất mong
nhận được sự quan tâm góp ý của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để tôi
tiến bộ hơn và thêm kinh nghiệm giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Trì, ngày 12 tháng 4 năm 2023
Tôi xin cam đoan nội dung SKKN của bản thân,
không sao chép của người khác. Nếu vi phạm tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Người viết

Nguyễn Thanh Hảo


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Khoa học 5

- Nhà xuất bản Giáo dục


2. SGV Khoa học 5

- Nhà xuất bản Giáo dục

3. Tài liệu Tập huấn triển khai thực hiện thí điểm giáo dục STEM theo chương
trình GDPT 2018 - Sở GD và ĐT Hà Nội
4. Trang web: />5. Các tài liệu liên quan đến giáo dục STEM sưu tầm trên mạng internet.



×