Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

(Skkn 2023) một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ qua nhóm zalo lớp trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 25 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
TRƯỜNG MẦM NON A XÃ NGŨ HIỆP
***************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH CHĂM SÓC
GIÁO DỤC TRẺ QUA NHÓM ZALO LỚP TRONG THỜI GIAN TRẺ
NGHỈ DỊCH Ở NHÀ ”

Lĩnh vực
: Giáo dục nhà trẻ
Cấp học
: Mầm non
Tác giả
: Đặng Thị Chinh
Đơn vị công tác: Trường mầm non A xã Ngũ Hiệp
Chức vụ
: Giáo viên

Năm học: 2021- 2022


1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, cả thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng đang
gặp rất nhiều khó khăn về dịch bệnh Covid- 19. Một căn bệnh mang tính chất
“đại dịch”đang cướp đi sinh mạng của biết bao người khơng những thế cịn ảnh
hưởng đến kinh tế, chính trị cùng nhiều lĩnh vực khác của các quốc gia trên toàn
thế giới. Ngành giáo dục cũng khơng phải là một ngoại lệ: học sinh thì phải
ngừng đến trường trong một thời gian, trẻ không được nô đùa vui chơi cùng các


bạn, không được cô trực tiếp dạy bảo, hướng dẫn những bài học hay, những kỹ
năng sống cần thiết, không được khám phá thế giới thu nhỏ của trẻ trong ngôi
trường mầm non nhưng vô cùng phong phú... Để khắc phục những vướng mắc
trên ngành GD và ĐT đã chỉ đạo các nhà trường tăng cường sự gắn kết giữa nhà
trường và cha mẹ trẻ để cùng đồng hành chăm sóc - giáo dục trẻ trong những
ngày chống dịch. Đặc biệt là thông qua các kênh tuyên truyền như trang wed,
zalo, face...
Được sự chỉ đạo của các cấp, Ban giám hiệu nhà trường cũng đã nhanh
chóng triển khai các văn bản, kế hoạch... đến toàn thể CB, GV, NV trong nhà
trường. Từ đó các lớp đã nhanh chóng lập các nhóm zalo, facebook... tương tác
phối hợp với các bậc phụ huynh trong cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tuy nhiên trong một thời gian dài, cô và trị chỉ có thể gặp nhau qua màn
hình, qua những video bài học hay những cuộc họp trao đổi trên Zoom, những
tin nhắn trên nhóm Zalo cũng khiến cho trẻ và cơ gặp nhiều khó khăn: cơ và trẻ
khơng biểu lộ được hết tình cảm, hạn chế khả năng tập trung chú ý của trẻ với
những kiến thức mới...
Là một giáo viên đang giảng dạy trên mái trường mầm non, là người mẹ
thứ hai ln chăm sóc, dạy dỗ bảo ban các con, và cũng là người chắp cánh, thắp
sáng những ước mơ của trẻ thơ. Tôi luôn băn khoăn trăn trở phải làm gì? Bằng
những cách nào? Hình thức nào? Để phối hợp chặt chẽ, tương tác với phụ huynh
cùng chăm sóc và dạy dỗ trẻ thật khoa học, hiệu quả và điều quan trọng là để trẻ
ngày càng có nhiều nhận thức tiến bộ và đúng đắn về tinh thần, nhận thức, tình
cảm, ngơn ngữ, giao tiếp ứng xử, kỹ năng sống là điều quan trọng nhất trong
thời gian trẻ ở nhà phịng dịch khơng đến trường.
Từ những lí do trên, năm học 2021 - 2022 tơi đã nghiên cứu tài liệu và
mạnh dạn đưa ra đề tài “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc
giáo dục trẻ qua nhóm Zalo lớp trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà”


2

* Mục đích của đề tài:
- Tìm ra một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ
24- 36 tháng qua nhóm zalo lớp trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Các biện pháp phối kết hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ qua
nhóm zalo lớp trong thời gian trẻ nghỉ dịch.
*Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng lớp D2 trường mầm non nơi tôi đang công tác.
Tôi thực hiện đề tài này từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực hành- trải nghiệm.


3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

Cơ sở lý luận:
Đối với ngành học mầm non, phối hợp tương tác giữa gia đình và nhà
trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết thống nhất giữa trường mầm
non và cha mẹ học sinh về nội dung, phương pháp, cách tổ chức ni dưỡng
chăm sóc tạo sự gắn kết giữa phụ huynh, nhà trường và giáo viên cùng chăm
sóc, dạy dỗ trẻ trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà không đến trường. Phụ huynh
là người trực tiếp hướng dẫn dạy trẻ giúp trẻ nắm được kiến thức qua những
hướng dẫn gợi ý của giáo viên, qua các video mà cô tương tác trên Zalo lớp. Trẻ
có nắm được kiến thức về chăm sóc, giáo dục và kỹ năng sống để phát triển tồn
diện về thể chất và tinh thần…. Cịn gia đình là tế bào của xã hội và trẻ được

giáo dục nền tảng chính ở trong gia đình. Giáo dục không chỉ đơn thuần là nuôi
con đầy đủ về chất, mà chủ yếu là dạy con là người hữu ích, là người con hiếu
thảo trong gia đình, cơng dân tốt cho xã hội và đất nước. Ông Ragan- Nhà giáo
dục Mỹ đã nói: Nhà trường đầu tiên là gia đình người thầy đầu tiên là mẹ nên
người mẹ rất quan trọng đối với trẻ. Họ thực hiện thiên chức làm mẹ, làm thầy
một trọng trách khó khăn nhưng cao cả. Trong thời gian dịch bệnh trẻ ở nhà
không đến trường cha mẹ giữ vai trò đặc biệt quan trọng vừa là người thầy dạy
dỗ trẻ vừa chăm sóc giúp đỡ trẻ.
Nhận thức rõ về điều này, trong những năm học qua và đặc biệt là năm nay.
Do tình hình dịch bệnh trẻ không đến trường, tôi chú trọng công tác tương tác
phối kết hợp với phụ huynh qua nhóm Zalo thực hiện hiệu quả mối quan hệ giữa
nhà trường và cha mẹ trẻ ở lớp. Mối quan hệ này được xây dựng mật thiết theo
kế hoạch, biện pháp cụ thể, gắn chặt với các hoạt động chun mơn, chăm sóc,
ni dạy trẻ của nhà trường.
II. Cơ sở thực tiễn
- Trong năm học này tôi được phân công giảng dạy lớp 24-36 tháng tuổi.
- Lớp tơi phụ trách có tổng số 25 trẻ: số cháu nam và nữ tương đối đồng đều
nhau: 13 cháu gái và 12 cháu trai.
- Phụ huynh lớp tơi rất nhiệt tình chăm sóc, dạy dỗ trẻ và tương tác phối hợp
tốt với giáo viên. Phụ hunh đa số là công nhân viên chức chiếm 60% và phụ
huynh làm nghề tự do chiếm 40%.
- Nhà trường đã xây dựng trang wed riêng, thành lập các nhóm zalo tổ nhóm
để thuận tiện việc chỉ đạo các văn bản, kế hoạch, các nội dung công việc được
kịp thời, các nhóm lớp cùng thành lập nhóm zalo riêng tại các lớp để tuyên


4
truyền phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ: Giáo
viên gửi các bài học qua các video clip, các bài tuyên truyền, kỹ năng sống phù
hợp với lứa tuổi…

1. Thuận lợi
* Cơ sở vật chất- Trang thiết bị:
- Được phòng giáo dục quan tâm và chỉ đạo sát sao tập huấn về chuyên môn
nghiệp vụ và bồi dưỡng về công nghệ thông tin.
- Được ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên
nâng cao trình độ chun mơn sáng tạo hơn trong các hoạt động chăm sóc và
giáo dục trẻ. Nhà trường tạo điều kiện thời gian để giáo viên học tập bồi dưỡng
về chuyên môn như: Tin học, hướng dẫn phần mền làm bài giảng Eleaning, quay
bài sáng tạo.
* Giáo viên:
- Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo chun mơn của Phịng giáo dục đào tạo
huyện. Ban giám hiệu nhà trường luôn kiểm tra giám sát mọi hoạt động của giáo
viên và lớp học.
- Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ và được phụ huynh tin yêu, nhiệt tình ủng
hộ, yên tâm gửi con.
* Phụ huynh và trẻ:
- Hầu hết trẻ đều là những trẻ sinh vào đầu năm của lứa tuổi.
- Trẻ ngoan, mạnh dạn tự tin khi trị truyện với cơ qua Zoom qua các bài học
Video gửi lên nhóm Zalo của lớp.
- Phụ huynh hầu hết đều là phụ huynh trẻ, có học vấn nhất định, nhiệt tình và
ln phối kết hợp với cơ giáo ở lớp để chăm sóc dạy trẻ.
2. Khó khăn:
* Cơ sở vật chất- Trang thiết bị:
- Trang thiết bị làm bài giảng còn hạn chế
- Ngăn cách về khoảng cách địa lý giữa phụ huynh, học sinh và giáo viên
không được trực tiếp.
* Giáo viên:
- Chưa nắm bắt được tâm lý của phụ huynh và học sinh do dịch bệnh không
được trực tiếp trao đổi.
* Phụ huynh và học sinh:



5
- Trẻ khả năng nhận thức còn chưa đồng đều nên cịn rất nhiều khó khăn cho
giáo viên thực hiện. Khả năng giao tiếp của trẻ cịn hạn chế vì khơng dạy trực
tiếp nên gặp khó khăn cho giáo viên hiểu nhu cầu của trẻ khi trao đổi.
- Một số phụ huynh còn lơ là và chưa chú trọng trong việc cập nhật thơng
tin trên nhóm Zalo lớp.
III.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
Để thực hiện được tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh qua nhóm Zalo
tơi đã tiến hành khảo sát trẻ. Sau khi điều tra tình hình thực tế và tổng hợp số
liệu theo 2 tiêu chí đạt và chưa đạt tôi nhận thấy kết quả như sau:
Tổng số điều tra: 25 trẻ đạt 100%
Khảo sát thực tế 100% trẻ từ đầu năm với tổng số 25 trẻ:
Tiêu chí
TT

Nội dung

Đạt
Số
lượng

Đầu năm
Chưa đạt
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
%

lượng
%

1

Phối kết hợp với phụ huynh qua
10/25
nhóm Zalo

40

15/25

60

2

Trẻ tương tác với giáo viên qua
9/25
nhóm Zalo

36

16/25

64

40

15/25


60

36

16/25

64

3
4

Trẻ hứng thú khi tương tác với cơ

10/ 25

Trẻ có ý thức trong khi học tương
tác với cơ trong nhóm Zalo lớp
9/25

Để tun truyền và phối hợp tốt với phụ huynh trong lớp tơi ln trao đổi
hỏi thăm tình hình của trẻ ln quan tâm động viên trẻ kịp thời trong các hoạt
động để tạo niềm tin đối với phụ huynh và học sinh.
Để làm được điều đó bản thân giáo viên ln nỗ lực trong mọi hoạt động
tuy các con trong thời gian nghỉ dịch ở nhà bố mẹ người thân là những người
chăm sóc dạy dỗ trẻ giáo viên chỉ là người gợi ý, hướng dẫn, cịn gia đình là
người chủ đạo dạy trẻ.


6

Từ kết quả khảo sát trên, tôi đi sâu nghiên cứu tìm ra các biện pháp hữu
hiệu nhất trong việc phối hợp tương tác với phụ huynh dạy trẻ qua nhóm Zalo
lớp cho trẻ nhà trẻ như sau:
1. Biện pháp 1:Tạo nhóm Zalo lớp
Ngay từ đầu năm học tơi được nhà tường phân công giáo viên chủ nhiệm
lớp nhà trẻ D2. Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trẻ nghỉ dịch ở nhà
không thể đến trường được nên việc tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh
đều thông qua điện thoại và qua Zalo và qua Zoom. Tôi đã lấy danh bộ của lớp
có tên học sinh, tên phụ huynh và số điện thoại gia đình. Tơi lập nhóm Zalo lớp
qua số điện thoại của bố mẹ trẻ tạo nhóm Zalo lớp để giáo viên và phụ huynh
cùng trao đổi.Tên nhóm chính là tên lớp, biểu tượng của nhóm, người quản trị
của nhóm là giáo viên chủ nhiệm của lớp, giáo viên kết bạn với phụ huynh trong
nhóm lớp mời phụ huynh vào nhóm. Ngồi ra tơi cịn lưu số điện thoại của tất cả
phụ huynh học sinh trên máy điện thoại để có gì tiện liên lạc khi không liên lạc
được trên Zalo. Do vậy, ngay từ đầu năm học nhóm đã kết nối được 100% thành
viên là phụ huynh học sinh trong lớp. Bởi vậy phụ huynh theo dõi nắm bắt tình
hình hoạt động và học tập của lớp cũng như hoạt động của con em mình ngay từ
đầu năm học. Ngay từ đầu năm học khi họp phụ huynh qua Zoom tôi đã đưa ra
những quy định của nhóm Zalo lớp: Chỉ có những hoạt động chung của nhóm
lớp, khơng chia sẻ những thơng tin không liên quan, không đưa thông tin trao
đổi riêng của con mình lên nhóm. Khơng chia sẻ thơng tin hay những đường link
liên kết không liên quan đến học sinh trong lớp. Nếu muốn trao đổi về cá nhân
của trẻ phụ huynh trao đổi riêng với cô giáo chủ nhiệm. Hạn chế đưa lên thông
tin cá nhân hoặc biểu tượng của trang cá nhân (ví dụ như: Chúc mừng sinh
nhật…) chỉ đưa lên thông tin của lớp, thông tin phải ngắn gọn, rõ ràng, ngôn
ngữ trong sáng, lịch sự để khơng ảnh hưởng đến phụ huynh khác trong nhóm.
Thời gian trao đổi thông tin phù hợp, tránh thời gian nghỉ ngơi buổi trưa hay
buổi đêm để không phiền đến các phụ huynh khác trong nhóm.
(Hình ảnh họp phụ huynh qua Zoom của lớp)
Kết quả đạt được: Từ những biện pháp trên tôi đã đưa ra ngay từ đầu

năm học nên các bậc phụ huynh tương tác rất tốt. Giáo viên và phụ huynh học
sinh chỉ trao đổi những vẫn đề học tập của trẻ và phụ huynh thực hiện đúng nội
quy của nhóm Zalo lớp.


7
2. Biện pháp 2: Tạo niềm tin, sự gắn kết giữa phụ huynh và học sinh.
Giáo viên muốn có sự phối hợp tốt với phụ huynh điều đầu tiên phải tìm
hiểu về tâm lí của họ. Đối với hầu hết các bậc phụ huynh trường mầm non A xã
Ngũ Hiệp nói chung và phụ huynh lớp nhà trẻ D2 nói riêng đều có trình độ nhận
thức khác nhau. Chính vì vậy, việc thường xun trao đổi trị truyện hỏi thăm
tình hình của trẻ khi ở nhà là rất cần thiết, tạo sự gắn kết gần gũi giữa giáo viên
và phụ huynh ngày càng hiểu nhau hơn và gần gũi hơn, tạo sự thân mật hơn giúp
phụ huynh bớt rụt rè. Phụ huynh sẽ tự tin hơn khi trao đổi với giáo viên chủ
nhiệm những điều liên quan đến trẻ, phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn khi trao
đổi trò truyện với cơ về cách chăm sóc và dạy dỗ trẻ.
Chính vì vậy, việc thường xuyên trao đổi với phụ huynh là rất cần thiết,
để phụ huynh chú ý quan tâm và thực hiện tốt công việc mà giáo viên và nhà
trường đưa ra. Người giáo viên phải suy nghĩ sáng tao, xây dựng hình thức và
nội dung sao cho phù hợp, tạo được ấn tượng ban đầu, tạo nhiều thời gian quan
tâm hỏi thăm trao đổi với phụ huynh động viên khích lệ trẻ. Trong thời kỳ dịch
diễn biến phức tạp hàng tuần cơ ln có bài tun truyền gửi tới phụ huynh về
cách chăm sóc trẻ, cách phịng bệnh, cách ăn uống dinh dưỡng để nâng cao sức
đề kháng cho cơ thể. Ngồi ra, cơ giáo ln gửi những video bài học tương tác
hàng tuần gửi tới phụ huynh và học sinh. Qua đó phụ huynh gửi tương tác của
trẻ với cơ và các bạn trên nhóm Zalo lớp. Khơng những vậy cơ cịn tổ chức trao
đổi với phụ huynh học sinh một tháng qua Zoom một lần. Cô giáo và phụ huynh
học sinh cùng nhau trò truyện trao đổi qua Zoom, tạo sự gần gữi hơn giữa cô
giáo phụ huynh và trẻ.
Kết quả đạt được: Nhờ việc thường xuyên quan tâm động viên và hỏi

thăm tình hình học sinh phụ huynh. Giáo viên thường xuyên mở phòng Zoom
trao đổi với phụ huynh, tạo nên sự gắn kết niềm tin giữa cô và trẻ phụ huynh
ngày càng gần gũi hơn, giáo viên tạo được sự tin tưởng của phụ huynh.
3. Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh qua tương tác trên nhóm Zalo
về cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ khi ở nhà:
3.1: Phối hợp với phụ huynh chăm sóc, dạy trẻ qua Zalo
Trong giai đoạn dịch diễn biến phức tạp trẻ ở nhà không thể đến trường
được đó là một sự thiệt thịi lớn.Trẻ khơng được đến trường, không được vui
chơi dưới mái trường mầm non thân yêu, không được gặp cô, gặp các bạn mà trẻ
phải ở nhà cùng với những người thân yêu. Vì sức khỏe vì sự an tồn của trẻ.
Cũng chính vì những điều đó bản thân là giáo viên rất yêu nghề và luôn trăn trở


8
làm sao để trẻ tuy không đến trường mà trẻ nghỉ dịch ở nhà vẫn nắm được kiến
thức, kỹ năng bài học và trẻ luôn hứng thú tham gia vào giờ học.Việc tương tác
phối kết hợp với phụ huynh để dạy dỗ và chăm sóc trẻ đó là một điều rất quan
trọng trong giai đoạn trẻ nghỉ dịch ở nhà không đến trường. Cha mẹ vừa là
người thầy, vừa là người cha, người mẹ chăm sóc dạy dỗ trẻ. Khơng những vậy
mà bố mẹ trẻ vẫn phải đi làm vì cuộc sống mưu sinh nên các bậc phụ huynh
khơng có nhiều thời gian. Nắm được tình hình tâm lý của phụ huynh, tôi luôn
trăn trở làm sao những video clip có nội dung phong phú, những thơng điệp mà
giáo viên gửi đến phải ngắn gọn xúc tích và cơ đọng, để đăng tải nhằm phổ biến
rộng rãi đến phụ huynh và các bé dễ hiểu, dễ nhớ. Vì vậy, tơi ln tìm tịi trên
mạng những hình ảnh sinh động gây ấn tương nhất. Qua hệ thống Zalo,
Facebook, giáo viên thường xuyên phối hợp cùng phụ huynh để nắm bắt tình
hình sức khỏe của trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc trẻ tại gia đình trong
thời gian trẻ nghỉ học phịng dịch bệnh covid. Đồng thời giáo viên cũng thơng
báo kế hoạch tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ
dịch ở nhà chưa đến trường.

Ví dụ: như bài tuyên truyền hướng dẫn trẻ phòng dịch Covid-19
Những bài tuyên tuyền về phòng dịch bệnh giáo viên làm những video có
những bài hát để tạo tâm thế cho trẻ và phụ huynh khi xem video có hình ảnh
kết hợp với những lời nói giúp phụ huynh và học sinh dễ nhớ, dễ hiểu có những
ấn tượng sâu sắc.
Ví dụ: Hoạt động video tuyên truyền hướng dẫn chăm sóc trẻ khi bị viêm
đường hơ hấp.
Bằng các hình ảnh tuyên truyền rất gần gũi dễ hiểu và dễ nhớ giúp học sinh
và phụ huynh nhìn vào là nhớ ví dụ như video clip giáo viên gửi tới phụ huynh:
Khi thời tiết giao mùa trẻ rất dễ bị ho, hắc hơi, sổ mũi, viêm đường hô hấptrong
thời gian dịch bệnh phụ huynh nên hạn chế đưa con đến nơi đông người sau đây
là một số cách chăm sóc trẻ tại nhà mà khơng cần dùng thuốc. Hình ảnh cho trẻ
nằm ở phịng thống chờm cho trẻ ở trán, nách, bẹn để làm giảm nhiệt độ, nếu
trẻ ở nhiệt độ trên 38 độ trở lên thì cơ đưa hình ảnh trẻ uống thuốc hạ sốt và nếu
trẻ ho nhiều cô đưa hình ảnh nước mật ong hoặc nước gừng hấp mật
ong….Những hình ảnh trên cơ đều kết hợp với lời nói.
Ví dụ: Qua bài tuyên truyền làm thế nào phát hiện, và cách phòng chống
bệnh tay chân miệng: Trước hết phụ huynh cần hiêu rõ bệnh tay chân miệng là
gì? Cơ đưa ra các hình ảnh bệnh tay chân miệng: Là bệnh truyền nhiễm cấp tính


9
do virus gây ra có biểu hiện đặc chưng là sốt, đau họng và tổn thương niêm mạc
miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước tập chung ở lòng bàn tay, bàn chân và
bên trong miệng của trẻ, đầu gối, mơng. Các virut này sống trong đường tiêu
hóa phân và lây từ người này sang người khác qua dịch tiết của nước bọt… ( Cơ
đưa các hình ảnh trẻ sốt, đau họng, hình ảnh bọng nước ở tay, chân, miệng…Cơ
kết hợp với lời nói lồng tiếng và kết hợp với hình ảnh về tay chân miệng). Và
bệnh tay chân miệng nhận biết qua 4 giai đoạn sau: Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn
khởi phát, giai đoạn toàn phát, giai đoạn lui bệnh: Cơ đều đưa ra các hình ảnh

biểu hiện của từng giai đoạn bệnh và kết hợp với lời nói. Hình ảnh phịng bệnh
rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và thường xuyên vệ sinh nhà cửa và đồ
dùng đồ chơi…..
(Hình ảnh minh họa bài tuyên truyền phát hiện và phòng chống bệnh tay chân miệng)
Qua những bài tuyên truyền mà tôi gửi tới phụ huynh và học sinh lớp nhà
trẻ D2 tơi cịn thường xuyên dạy trẻ những bài học theo chương trình và những
kỹ năng sống hàng ngày để trẻ nắm được kiến thức. Những bài học tơi gửi lên
nhóm Zalo lớp, các hình ảnh phải được chọn lọc làm sao cho trẻ dễ nhớ và dễ
thực hiện. Ngoài video bài học các cơ cịn tích cực sưu tầm chia sẻ đến phụ
huynh những nội dung bổ ích phù hợp với lứa tuổi của trẻ điển hình là video kỹ
năng sống “Khơng nên ăn kẹo vào buổi tối”: video một bạn nhỏ rất thích ăn kẹo
vào buổi sáng, trưa, tối bé được ba nhắc nhở nhưng bé không nghe lời, bé đi ngủ
cịn ngậm kẹo nữa. Mẹ nhắc nhở bé khơng nên ăn kẹo vào buổi tối vì các vi
khuẩn rất dễ tấn công vào bề mặt của răng làm cho răng bị sâu. Muốn không bị
sâu răng phải thường xuyên đánh răng ngày 2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ
và sau khi ngủ dạy. Không những vậy, bé phải ăn uống đầy đủ chất để có hàm
răng trắng bóng và chắc khỏe. Đây là những đoạn video hoạt hình mà trẻ rất
thích và có ý nghĩa giáo dục rất tốt cho trẻ.
(Hình ảnh video kỹ năng sống: khơng nên ăn kẹo vào buổi tối)
Không những vậy mà tôi luôn tìm tịi những kỹ năng sống gần gũi và phù
hợp với lứa tuổi của trẻ như: Dạy trẻ sắp xếp gọn gàng ngăn nắp: Trẻ lứa tuổi
nhà trẻ những kỹ năng sống và kinh nghiệm của trẻ cịn chưa có nên tôi luôn lựa
chọn đề tài làm sao trẻ học dễ nhớ, dễ thực hiện.
(Hình ảnh video kỹ năng sống: Dạy trẻ sắp xếp gọn gàng ngăn nắp)
Những bài học mà tôi đưa ra chia sẻ cho học sinh vào buổi tối thứ bẩy hàng
tuần: Đó là những bài thơ, câu chuyện, những kỹ năng sống hoặc bài tạo hình
giúp trẻ khéo léo đôi bàn tay:


10

Ví dụ: Video bài thơ “u mẹ” tơi đã tìm những hình ảnh trên mạng
qua các trang thơ của trẻ 24- 36 tháng tuổi, lắp ghép tạo thành video để gửi tới
các bé. Ngồi dạy thơ, tơi cịn lồng ghép các bài hát, các trị chơi qua các hình
thức như đặt câu hỏi, để trẻ trả lời, giúp trẻ tạo hứng thú khi học. Khơng những
vậy, tơi cịn tập nói khi nào giọng trầm, khi nào nói giọng bổng và âm thanh
lồng vào các video tôi cũng phải nghiên cứu chọn những bài nhạc vui tươi, tình
cảm tạo sự phấn khởi cho người xem. Qua đó giúp trẻ hứng thú, không nhàm
chán và trẻ nắm được kiến thức nhanh nhất và đạt hiệu quả nhất.
(Hình ảnh video bài thơ: yêu mẹ)
Ví dụ: Video tạo hình “Dạy trẻ tơ màu bơng hoa” trước khi làm video tôi
đã chuẩn bị thật kỹ lưỡng về hình ảnh, nguyên vật liệu, thiết bị để quay.Trẻ
không được học trức tiếp mà trẻ học qua video. Vì vậy, tơi phải quay làm sao để
hình ảnh rõ nét nhất và lời nói hướng dẫn của cơ rõ ràng dễ hiểu nhất. Video tôi
kết hợp nhạc bài hát để gây hứng thú cho trẻ và có nhạc nền nhẹ nhàng tạo cảm
giác khi xem video có sự phấn khởi vui tươi. Không những trẻ được các cô
tương tác bài học qua Zalo mà giáo viên còn giới thiệu thông tin tới phụ huynh
để được hướng dẫn tổ chức cho trẻ vui chơi, học tập, giới thiệu “Cẩm nang hỗ
trợ cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ mầm non” giới thiệu phụ huynh khai thác và
sử dụng phần mềm giáo dục trẻ (Kidsmart, happy Kid, Bút chì thơng minh, các
bài giảng E- learning về giáo dục mầm non).
Những việc làm này của giáo viên đã được các bậc phụ huynh đồng tình
ủng hộ và tích cực phối hợp thực hiện. Sự phối hợp tốt của phụ huynh đã giúp
trẻ tham gia các hoạt động trong thời gian nghỉ dịch chưa đến trường. Sự phối
hợp nhịp nhàng và có kế hoạch sẽ tạo được sự thống nhất giữa gia đình và nhà
trường về phương pháp, cách thức giáo dục trẻ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
hình thành thói quen và phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ.
Phối kết hợp với các bậc phụ huynh sẽ tạo nên nguồn lực vật chất tinh thần,
góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Qua đó
tuyên truyền hướng dẫn kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ khoa học cho các bậc
phụ huynh. Từ đó hướng dẫn cha mẹ vận dụng hợp lý.

Để đảm bảo tốt công tác trên đòi hỏi người giáo viên phải xây dựng kế
hoạch cho từng tháng và cụ thế hóa nội dung cơng việc và phải đánh giá rút kinh
nghiệm để tìm ra những giải pháp tích cực và có tính thiết thực hơn. Hình thức
phối hợp tuyên truyền với phụ huynh phải đa dạng phong phú và khuyến khích
sự quan tâm, đồng tình của các bậc phụ huynh.


11
Kết quả: Qua những video mà tơi gửi lên nhóm zalo lớp. Trẻ nắm được
kiến thức bài học và hứng thú khi học bài. Trẻ thuộc các bài thơ, câu chuyện
các trị chơi vận động, kỹ năng tơ màu, trẻ có kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi.
Qua các bài học tơi dạy trẻ, trẻ phát triển tồn diện về mọi mặt.
3.2: Tương tác giữa cô và trẻ trên nhóm Zalo.
Trong giai đoạn dịch Covid diễn biến phức tạp học sinh phải nghỉ dịch ở
nhà không đến trường người giáo viên phải nghiên cứu làm sao để phụ huynh và
học sinh luôn quan tâm và tương tác với cô giáo qua nhóm Zalo lớp đó là một
điều thành cơng lớn của giáo viên trong tình hình dịch bệnh trẻ không đến
trường. Quay video về các hoạt động học tập, hoạt động kỹ năng sống…để
hướng dẫn cho trẻ thực hành tại nhà. Khi các video mà tôi đưa ra vào 8h tối thứ
bầy hàng tuần những video tuyên truyền như: Kỹ năng nuôi dưỡng, đảm bảo
dinh dưỡng hợp lý trong các bữa ăn của trẻ, giúp tăng cường sức đề kháng, nâng
cao sức khỏe và khả năng chống đỡ bệnh tật nói chung và phịng chống dịch
bệnh Covid nói riêng, video kỹ năng sống và video bài học phụ huynh và các bé
tương tác rất tốt với cô.
Để tạo được khơng khí và tinh thần học tốt cho trẻ ngay từ đầu năm học cơ
và trị lớp nhà trẻ D2 đã có những màn giới thiệu về cơ giáo và các bé trong lớp
vô cùng thú vị. Giáo viên làm những Video giới thiệu về trường về cô giáo trong
lớp, tên tuổi, trình độ chun mơn và những sở thích và tình u thương trẻ thơ
của các cơ. Khơng những vậy các bé của lớp nhà trẻ D2 giáo viên kết hợp với
phụ huynh tương tác quay những đoạn video clip của trẻ giới thiệu tên tuổi và

các hoạt động ngô nghĩnh đáng yêu của bé. Phụ huynh và các bé rất nhiệt tình
quay và gửi những video giới thiệu của trẻ đưa lên nhóm Zalo lớp để cơ và các
bạn cùng xem. Qua đó tuy các con khơng được gặp mặt trực tiếp mà qua các
video clip giới thiệu của các bạn trong lớp bé biết được mặt các bạn và biết tên
các bạn trong lớp. Những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu đó để lại những ấn
tượng sâu sắc đối với cô, phụ huynh và các bé trong lớp.
(Hình ảnh các bé được phụ huynh quay video giới thiệu với cơ và các bạn)
Ví dụ: Video bài thơ “u mẹ” khi tơi gửi lên nhóm phụ huynh đã tương
tác rất tốt trẻ thuộc bài thơ “yêu mẹ” và phụ huynh quay video trẻ đọc thơ gửi
lên nhóm Zalo để cơ và các bạn cùng xem.
(Hình ảnh bé đọc bài thơ: Yêu mẹ)
Kết quả: Phối kết hợp giữa giáo viên phụ huynh và trẻ trong nhóm Zalo
lớp phụ huynh tương tác tốt với cô. Qua các bài học mà cơ gửi trên nhóm phụ
huynh đều có hình ảnh video quay bài học của trẻ gửi lên nhóm zalo lớp. Đó là


12
niềm vui, niềm hạnh phúc động viên lớn nhất của phụ huynh và học sinh dành
cho cô giáo sau mỗi bài học.
4. Biện phát 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng gửi tới phụ
huynh và học sinh trên nhóm Zalo lớp trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà.
4.1: Nâng cao, bồi dưỡng những phần mền công nghệ thông tin phục vụ cho
làm video tương tác:
Trong thời gian trẻ nghỉ dich ở nhà không đến trường cô và trị khơng được
học trực tiếp. Những bài tun truyền, những video clip bài học đòi hỏi người
giáo viên phải nghiên cứu tìm tịi cơng nghệ thơng tin và các phần mền để làm
video. Đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của giáo viên. Phòng giáo dục và nhà
trường đã bồi dưỡng những lớp tập huấn về công nghệ thông tin, các phần mềm
để làm video. Từ đó giáo viên làm được những video clip bài học sinh động và
đa dạng gửi lên nhóm Zalo của lớp.

(Hình ảnh tập huấn bồi dưỡng công nghệ thông tin)
4.2: Lựa chọn nội dung, đề tài, thiết kế các video dưới dạng trò chơi:
Phương pháp dạy học áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm
non tạo ra sự tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả trong quá trình
dạy học đa giác quan cho trẻ.Tư liệu bài giảng mang tính chân thực phong phú.
Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen các hiện tượng tự nhiên, xã hội mà
trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng giáo viên có thể chủ động
kiếm tìm nguồn tài ngun giáo dục qua mạng thông tin tuyên truyền,
Internet….Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh âm thanh, văn
bản, phim…sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ
mầm non giúp trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. Khơng những vậy trẻ cịn có
những hình ảnh khắc sâu trong tâm trí của trẻ. Việc quay video clip gửi cho phụ
huynh không đơn thuần chỉ là bài giảng đơn thuần được thiết kế bởi chương
trình Powerpoint mà đó bao gồm nhiều các phương tiện ứng dụng cơng nghệ
thơng tin như: Máy tính, điện thoại, mạng interne, đầu đĩa, loa, các ứng dụng
phần mềm….
Vì vậy việc lựa chon đề tài và phương tiện ứng dụng công nghệ thông tin
trong bài giảng cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Trẻ không được học trực
tiệp mà học qua các video clip cơ giáo gửi lên nhóm Zalo lớp trẻ học qua các
hình ảnh, qua các bài giảng điện tử. Vì vậy những video clip bài học cô gửi tới
phải rõ nét và hướng dẫn dễ hiểu nhất và trẻ nắm được kiến thức mà cô giáo
muốn gửi tới cho trẻ qua bài học. Đó là một điều trăn trở của tôi làm thế nào để


13
trẻ hiểu, hình ảnh đưa ra như thế nào? Cơ hướng dẫn ra sao, làm video clip sử
dụng công nghệ ứng dụng nào để đưa được kiến thức bài mà cơ muốn gửi đến
cho trẻ. Nhằm để khắc phục tình hình đó phịng giáo dục huyện và nhà trường
tạo điều kiện bồi dưỡng các lớp tập huấn về công nghệ thơng tin để các giáo

viên có kiến thức hơn trong công nghệ làm giáo án điện tử và làm video clip ứng
dụng vào bài học. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất là việc lựa chọn các hình ảnh thể
hiện trong video và các hiệu ứng để khi trẻ nhìn vào hình ảnh và kết hợp với lời
nói hướng dẫn của cô trẻ hiểu được nội dung, kiến thức bài học mà cơ muốn
truyền đạt đến cho trẻ.
Ví dụ: Với mơn nhận biết tập nói về con vật sống dưới nước tơi sử dụng
các video, hình ảnh về các con vật như con cá, tơm, cua… Tơi chọn hình ảnh
video động những hình ảnh rõ nét phù hợp, kết hợp với hiệu ứng chỉ dẫn và lời
nói của cơ trẻ rất hứng thú chăm chú quan sát. Khơng những hình ảnh video bài
học mà tơi cịn ứng dụng cơng nghệ thơng tin thiết kế các trị chơi: “Con gì biến
mất” tơi đưa ra các hình ảnh 4 con vật: cá, tơm, cua, ốc. Cơ đưa ra 4 hình ảnh
con vật sống dưới nưới trẻ đọc tên các con vật đó. Nhiệm vụ của trẻ khi hình ảnh
con vật mất đi trẻ phải nói tên được con vật đó. Cứ như vậy cho đến con vật vật
cuối cùng. Tôi sử dụng phần mềm Capcut hiệu ứng thời gian ảnh từng con vật
biến mất và kết hợp với âm thanh cổ động khi trẻ trả lời. Với những trò chơi này
trẻ rất hứng thú xem và tham gia vào giờ học
Ví dụ: Trong video clip bài học: Nhận biết tập nói xe đạp chủ đề PTGT tôi
đã sử dụng phần mềm Capcut, Powerpoint, Camtasia…Tơi tìm chọn những hình
ảnh xe đạp trên mạng đẹp và rõ nét nhất đây là những hình ảnh cơ giáo dạy trẻ
qua video clip vì vậy hình ảnh phải sắc nét. Khi tôi dạy đến các bộ phận của
chiếc xe đạp như: Tay lái xe đạp, yên xe đạp, bàn đạp xe đạp, bánh xe đạp.Tôi
sử dụng phần mềm camtasia để tạo hiệu ứng vòng tròn ở đúng vị trí bộ phận đó
và kết hợp với lời nói của cơ. Qua hình ảnh, hiệu ứng, kết hợp lời nói trẻ sẽ nắm
kiến thức bài học một cách sâu sắc nhất. Tơi cịn sử dụng phần mềm Powerpoint
để áp dụng vào trò chơi: Ai nhanh hơn trong bài học này. Khi hình ảnh xuất hiện
trẻ phải nói được tên của các bộ phận đó và cơ có kết hợp âm thanh lời nói cổ vũ
khi trẻ trả lời đúng. Qua bài học video clip mà tơi gửi lên trên nhóm Zalo lớp tôi
thấy phụ huynh học sinh xem và tương tác rất tốt đó cũng là niềm động lực của
phụ huynh học sinh đối với cô giáo qua các bài học mà cơ gửi tới phụ huynh qua
nhóm Zalo lớp.

(Hình ảnh: Video bài học nhận biết tập nói xe đạp)


14
4.3. Lựa chọn thời gian phù hợp để gửi video
Trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà không đến trường được vì dịch bệnh.
Ba mẹ trẻ vừa là người chăm sóc vừa là người thầy dạy trẻ trực tiệp trong giai
đoạn này. Vì cc sống và điều kiện mưu sinh cha mẹ đi làm khơng có thời gian
dạy trẻ vào các buổi ngày trong tuần. Nắm được đặc điểm và tâm lý phụ huynh,
các video bài học của lớp có giờ gửi quy định. Bài học chúng tôi gửi vào 8 h tối
thứ 7 hàng tuần. Trong thời gian đó phụ huynh có thời gian dạy trẻ hoạt động
xem video bài học. Thời gian phù hợp và kết hợp với phụ huynh chăm sóc dạy
trẻ nên trẻ đạt được kết quả rất tốt qua các video bài học cô giáo gửi tới phụ
huynh.
(Hình ảnh bé và mẹ học bài qua Zalo)
Kết quả đạt được: Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào bài
giảng gửi tới phụ huynh và học sinh trên nhóm Zalo lớp trong thời gian trẻ nghỉ
ở nhà đạt kết quả rất tốt. Phụ huynh và học sinh đã tương tác rất tốt với những
video clip cô gửi trên nhóm lớp.
IV. Kết quả đạt được chung
Qua một năm thực hiện: “ Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh
chăm sóc giáo dục trẻ qua nhóm zalo lớp trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà"
,
tôi thu được kết quả đáng kể như sau:
* Đối với giáo viên:
- Bản thân tôi được trau dồi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ, đặc biệt nhận
thức sâu hơn về phối hợp với phụ huynh trên nhóm Zalo lớp. Tơi hiểu thêm về
đặc điểm tính cách và hồn cảnh sống của từng trẻ trong lớp để có các biện pháp
phù hợp trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển tồn diện về
mọi mặt.

- Xây dựng tìm hiểu nhiều hơn các ứng dụng phần mềm để tạo ra những
bài học thật sinh động, sáng tạo giúp trẻ nắm được kiến thức độ tuổi và giúp trẻ
phát triển mọi mặt về thể chất và tinh thần.
- Sưu tầm được nhiều bài thơ, câu chuyện, trò chơi, tranh ảnh, các video kỹ
năng sống, bài hát mới để đưa vào dạy trẻ.
- Phụ huynh ngày càng tin yêu hơn và luôn cởi mờ trao đổi với cô.
* Đối với trẻ:
Sau khi tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số biện pháp
phối hợp với phụ huynh qua nhóm Zalo lớp trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà”
tôi nhận thấy trẻ ở lớp tôi đã nắm được kiến thức độ tuổi và có một số kỹ năng
sống phù hợp với độ tuổi.


15
- Trẻ đã nắm được kiến thức độ tuổi: trẻ thuộc các bài thơ, bài hát, các câu
chuyện và trẻ có kỹ tơ màu và vốn từ của trẻ ngày càng phong phú.
- Trẻ đã có một số kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi: lễ phép chào hỏi,
không nghịch đồ ăn, không nên ăn kẹo vào buổi tối…..
- Trẻ đã biết cách sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách an toàn. Điều này cho
thấy rằng áp dụng các biện pháp tôi đề ra là rất phù hợp với trẻ.
* Đối với phụ huynh:
- Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh. Phụ huynh rất
yên tâm, tin tưởng khi gửi con và rất đồng tình ủng hộ giáo viên trên lớp với
phương pháp chăm sóc, ni dưỡng giáo dục trẻ.
- Phụ huynh đã có kiến thức về cách chăm sóc dạy trẻ: chăm sóc trẻ tại
nhà và cách phòng bệnh cho trẻ những bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ….
- Phụ huynh tương tác rất tốt với cơ qua nhóm Zalo: Phụ huynh ln trao
đổi với giáo viên về tình hình học tập của con, tương tác các bài học của trẻ trên
nhóm, ln đồng tình ủng hộ cơ trong các hoạt động của trường, lớp khi giáo
viên cần.

Sau một thời gian nghiên cứu tìm tịi, triển khai áp dụng các biện pháp. Tơi
đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích và thu được kết quả tốt trong công
tác phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ qua nhóm zalo lớp trong thời
gian trẻ nghỉ dịch ở nhà.
Bảng tổng hợp khảo sát trẻ trước và sau khi thực hiện đề tài như sau:
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Chưa
Nội dung
SL
Đạt
Chưa đạt
Đạt
đạt
Phối kết hợp với phụ huynh
10/2 40 15/ 60 24/ 96
Sl
1 4%
qua nhóm Zalo
5
%
25
%
25 %
Trẻ tương tác với giáo
9/2
36 16/ 64 23/ 92
Sl
2 8%
viên qua nhóm Zalo

5
% 25
%
25 %
Trẻ hứng thú khi tương
10/
40 15/ 60 24/ 96
Sl
1
4%
tác với cơ
25
% 25
%
25
%
Trẻ có ý thức trong khi
9/2
36 16/ 64
23/ 92
học tương tác với cơ Sl 5
2 8%
% 25 %
25 %
trong nhóm Zalo lớp

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


16

1. KẾT LUẬN:
Từ những biện pháp đã áp dụng tôi rút ra nhiều bài học bổ ích cho bản
thân. Để trẻ nắm được kiến thức là một việc làm rất cần thiết và vô cùng quan
trọng hàng ngày đối với tất cả mọi người trong gia đình và cơ giáo. Vì vậy, việc
phối hợp chặt chẽ với phụ huynh chăm sóc dạy dỗ trẻ trong thời gian trẻ nghỉ
dịch ở nhà là rất quan trọng. Qua việc thực hiện những biện pháp trên tôi thấy trẻ
mạnh dạn tự tin hơn so với đầu năm, các bài học trẻ tương tác rất phong phú đa
dạng, phụ huynh luôn đồng hành với giáo viên trong chăm sóc và dạy dỗ trẻ.
Các bậc phụ huynh đã có ý thức tầm quan trọng của nhóm zalo, và đã chủ
động tương tác có hiệu quả hơn trên nhóm.
Giáo viên và phụ huynh tạo nên sự gắn kết, niềm tin giữa cô và trẻ phụ
huynh ngày càng gần gũi hơn, giáo viên tạo được sự tin tưởng của phụ huynh.
Qua các bài học mà cô gửi trên nhóm phụ huynh đều có hình ảnh video quay bài
học của trẻ gửi lên nhóm zalo lớp. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc động viên
lớn nhất của phụ huynh và học sinh dành cho cô giáo sau mỗi bài học.
Sáng kiến này được tôi áp dụng thành công ở lớp tôi, kết quả đạt được rất
tốt.
2* Bài học kinh nghiệm
- Qua đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh qua
nhóm Zalo lớp trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà” tôi rút ra được bài học kinh
nghiệm cho bản thân. Sự phối kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ là một
điều vơ cùng quan trọng. Cha mẹ đóng một vai trị lớn lao giúp trẻ phát triển
toàn diện.
2. Khuyến nghị
- Bồi dưỡng cho giáo viên về công nghệ thông tin, bài giảng điện tử.
- Trang bị đồ dùng thiết bị như: Loa đài, vi tính, tai nghe để ứng dụng làm video.
- Thường xuyên tổ chức các tiết dạy chuyên đề cho giáo viên bồi dưỡng
chun mơn để chị em có cơ hội học hỏi nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
- Tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức công nghệ thông tin và các phần
mềm ứng dụng làm video clip.

Trên đây là đề tài “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh qua nhóm
Zalo lớp trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà” của cá nhân tơi. Rất mong được sự
nhận xét, góp ý của hội đồng khoa học các cấp để đề tài được hoàn thiện hơn,
ứng dụng hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


17
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tôi cam kết đây là SKKN của mình viết, khơng
sao chép nội dung của người khác.
Người viết


18
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu
1.Chương trình giáo dục mầm non.

Tác giả

Nguyễn Đức Thái - NXB Giáo dục
Việt Nam.
2. Hướng dẫn các hoạt động phát triển Trần Lan Hương- Trần Thị Nga - NXB
tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ Giáo dục Việt Nam.
mầm non.
3.Tâm lý học trẻ em.
Nguyễn Bích Thủy- Nguyễn Thị Anh
Thư – NXB ĐHSP.
4. Thiết kế, tổ chức các HĐ có chủ Đặng Thị Lê Na – Đào Thị Điểmđích, HĐ góc và HĐ ngồi trời trong NXB Giáo dục Việt Nam.

trường mầm non.
5. Các hoạt động giáo dục tình cảm và Lương Thị Bình – Phan Lan Anh –
kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non.
NXB Giáo dục Hà Nội.
6. Kỹ năng quản lý cảm xúc của bản Lê Mỹ Dung – NXB Giáo dục Việt
thân.
Nam


19

Hình ảnh họp phụ huynh qua Zoom của lớp

Hình ảnh bài tuyên truyền hướng dẫn chăm sóc trẻ khi bị viêm đường hô hấp



×