Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

(Skkn 2023) một số biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh xây dựng môi trường sinh hoạt đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 26 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
TRƯỜNG MẦM NON A XÃ NGŨ HIỆP

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN
PHỤ HUYNH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG SINH HOẠT
ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ TẠI NHÀ

Lĩnh vực :
Cấp học:
Tên tác giả:
Đơn vị:
Chức vụ:

Giáo dục nhà trẻ
Mầm non
Đặng Thị Kim Ngân
Trường mầm non A xã Ngũ Hiệp
Giáo viên

NĂM HỌC 2021-2022


MỤC LỤC
PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1
1. Mục đích nghiên cứu:........................................................................................2
2. Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................2
3. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:......................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................2
PHẦN II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................3
I. Cơ sở lý luận:.....................................................................................................3


II. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................4
1. Thuận lợi:..........................................................................................................4
2. Khó khăn:..........................................................................................................5
III. Các biện pháp:.................................................................................................7
1. Biện pháp 1: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kĩ năng cơ bản cho
bản thân để đảm bảo an toàn cho trẻ.....................................................................7
2. Biện pháp 2: Kết hợp với phụ huynh lập kế hoạch xây dựng môi trường sinh
hoạt tại nhà đảm bảo an tồn, phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ:...............8
3. Biện pháp 3: Kết hợp với phụ huynh xây dựng mơi trường sinh hoạt đảm bảo
an tồn theo từng phịng:.......................................................................................9
4. Biện pháp 4: Chủ động hướng dẫn trẻ các kĩ năng cần thiết để đảm bảo an
toàn, lồng ghép giáo dục trẻ nhận biết phù hợp lứa tuổi của trẻ.........................11
5. Biện pháp 5: Hướng dẫn phụ huynh phòng tránh một số nguy cơ khơng an
tồn mọi lúc mọi nơi trong chính ngơi nhà của mình..........................................13
6. Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh tạo môi trường sinh hoạt đảm bảo an
toàn cho trẻ về tinh thần:.....................................................................................14
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:..............................................................................16
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................19
I. KẾT LUẬN:.....................................................................................................19
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM............................................................................19
III. KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................19


1

PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ đã từng nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.
Thật đúng là như vậy, trẻ em giống như chiếc búp non mới mọc, mềm yếu

và dễ bị tổn thương nhất, cần được sự che chở, bao bọc của người lớn. Đặc biệt
là lứa tuổi nhà trẻ, trẻ còn chưa hồn thiện cả về tâm và sinh lý thì việc đảm bảo
an toàn cho trẻ càng là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu.
Để đảm bảo an tồn cho trẻ thì người lớn phải ln ln giám sát trẻ trong
mọi hoạt động, ngăn ngừa mọi nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường xung quanh
trẻ. Tôi nhận thấy trẻ nhà trẻ là những trẻ dễ có nguy cơ xảy ra tai nạn nhất vì trẻ
cịn non nớt, nhiều trẻ khả năng tự phục vụ cho bản thân còn kém. Một số trẻ thì
nhút nhát, chưa tự tin nhưng có những trẻ lại vơ cùng hiếu động, chưa phân biệt
được những nguy hiểm có thể gặp từ mơi trường sinh hoạt hàng ngày.
Năm học 2021-2022 do tình hình dịch Covid-19 nên trẻ tạm dừng đến
trường, mọi hoạt động của trẻ đều diễn ra tại gia đình. Vì vậy mơi trường sinh
hoạt của trẻ là hoàn toàn tại nhà nên việc xây dựng mơi trường sinh hoạt tại gia
đình có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ đặc biệt là sự an tồn. Thay
vì là các cơ giáo thì ơng bà bố mẹ chính là người trực tiếp chăm sóc và quan sát
trẻ hàng ngày. Vì vậy, đặt địa vị mình là một người phụ huynh tơi hiểu rằng bất
kì bậc làm cha mẹ nào cũng mong muốn nhất là con mình sẽ được bảo đảm an
tồn tuyệt đối cả về tinh thần lẫn thể chất. Vì thế, đảm bảo một mơi trường sinh
hoạt an tồn, phịng tránh các tai nạn thương tích là vơ cùng quan trọng.
Đáng buồn thay, khi mà thực tế hiện nay vẫn cịn tình trạng trẻ bị tai nạn
thương tích, bị bạo hành, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng ngay tại chính ngơi
nhà của mình. Có thể kể đến gần đây nhất là vụ cháu bé bị bạo hành bởi bố
dượng, mẹ kế, hay vụ cháu bé khoảng 5 tuổi bị rơi từ tầng 11 chung cư
Vinaconex 1 (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) và một số vụ khác được đăng tải
trên báo đài. Tuy rằng đó chỉ là những con số rất ít những con sâu làm rầu nồi
canh nhưng cũng là hôi chuông cảnh tỉnh và là bài học đắt giá cho tất cả các bậc
làm cha mẹ.
Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sinh hoạt tại nhà đối với sự
phát triển của trẻ, để chủ động phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ- người chăm
sóc trẻ đảm bảo an toàn trong thời gian trẻ ở nhà tránh dịch tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài: “ Một số biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh xây dựng

mơi trường sinh hoạt đảm bảo an tồn cho trẻ tại nhà” làm đề tài sáng kiến
kinh nghiệm trong năm học 2021-2022.


2

1. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra 1 số giải pháp nhằm hướng dẫn, tuyên truyền phụ huynh xây dựng
môi trường sinh hoạt đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhà cho trẻ tại nhà.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Cách hướng dẫn, tuyên truyền phụ huynh thực hiện xây dựng môi trường
sinh hoạt đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhà cho trẻ 18-24 tháng lớp D1 trường
mầm non A xã Ngũ Hiệp nơi tôi được công tác trong năm học 2021-2022.
3. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Các nội dung, giải pháp hướng dẫn, tuyên truyền phụ huynh nhằm xây
dựng môi trường sinh hoạt đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở nhà. Tôi thực hiện đề
tài này từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra thực trang.
Phương pháp nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thực hành - trải nghiệm.


3

PHẦN II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Việc giúp trẻ nhận ra những mối nguy hiểm trong tình huống cụ thể, đồng
thời nhận thức được việc nên làm và khơng nên làm phù hợp với hồn cảnh để

giúp bản thân mình an tồn. Đối với trẻ nhà trẻ thì khả năng nhận ra nguy hiểm
và phịng tránh nguy hiểm là gần như khơng có vì vậy vai trị của người lớn càng
quan trọng trong việc bảo đảm an tồn cho trẻ.
Để xây dựng mơi trường sinh hoạt đảm bảo an tồn cho trẻ tại nhà thì
trước hết chúng ta cần tìm hiểu mơi trường sinh hoạt là gì? Mơi trường sống
chính là nơi tồn tại sự sống và phát triển của con người, môi trường sống là một
khái niệm rộng, ảnh hưởng rất lớn đến sự sống và tất cả sự việc, hồn cảnh bảo
quanh con người. Mơi trường sống là không gian sống, cung cấp tất cả nguồn tài
nguyên thiên nhiên, là nơi chứa đựng các phế thải do chính con người tạo ra
trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt, mơi trường sống có trong lành thì con
người mới đảm bảo có sức khỏe. Mơi trường sống bao gồm môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội.
Môi trường tự nhiên là môi trường bao gồm các thành phần tự nhiên như
nước, sinh vật, khí hậu, địa hình, đất trồng, địa chất…Mơi trường tự nhiên là
mơi trường giúp con người có nhiều điều kiện để phát triển và tồn tại lâu dài như
khơng khí để con người hít thở, đất để xây dựng nhà cửa, chăn ni, trồng trọt…
Đối với trẻ nhỏ, mơi trường tự nhiên chính là cây cối, hoa lá xung quanh, là ánh
nắng, là những cơn mưa, những làm gió mát, những âm thanh quen thuộc,
những con vật quen thuộc… Vì vậy, mơi trường tự nhiên chính là nguồn dưỡng
chất lành tính giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh.
Môi trường xã hội là tổng quan các mối quan hệ xã hội giữa con người với
con người thông qua các quy định, cam kết, hệ thống pháp luật, thể chế, môi
trường xã hội là định hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ
nhất định. Trong mùa dịch, “xã hội” với trẻ thu nhỏ lại chính là gia đình. Mối
quan hệ với ông bà cha mẹ, hay những quy định mà ông bà bố mẹ đặt ra với trẻ
về những điều nên hay khơng nên chính là những ràng buộc trong “xã hội” của
trẻ. Môi trường xã hội là tạo cho trẻ cảm giác an toàn trên tinh thần, được yêu
thương, bao bọc, quan tâm, không bị bạo lực… giúp trẻ phát triển về cả thể chất
và tinh thần.
Để đảm bảo an tồn cho trẻ, chúng ta phải phịng tránh tai nạn thương tích,

phịng tránh tối thiểu những nguy cơ, ngun nhân dẫn tới làm tổn thương đến
thể xác và tinh thần của con trẻ.


4

Để đảm bảo an tồn cho trẻ địi hỏi người giáo viên phải thực sự hiểu trẻ,
phải có những phương pháp dạy sao cho trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu, có như vậy mới
giúp trẻ dễ khắc sâu trong tâm trí, định hình cho mình những phản ứng phù hợp
với mọi tình huống xảy ra hàng ngày, phối hợp với phụ huynh để truyền tải
thơng tin đó đến với trẻ một cách nhanh nhất, chính xác nhất.
Một mơi trường sinh hoạt an tồn là mơi trường vật chất phải đảm bảo các
tiêu chí được quy định tại Quyết định 548/QĐ-LĐTBXH ngày 06/05/2011, cụ
thể như sau:
* Đảm bảo an toàn xung quanh ngơi nhà
*Đảm bảo an tồn các phịng trong ngơi nhà
*Đảm bảo an toàn về điện
*Đảm bảo an toàn cầu thang và lan can
*Đảm bảo an toàn các đồ dùng gia đình
*Một số quy định an tồn khác
Ngơi nhà an tồn phải phải đạt 23/33 các tiêu chí được quy định tại quyết
định trên, trong đó có 15 tiêu chí bắt buộc phải đạt.
II. Cơ sở thực tiễn
Trong năm học này tôi được phân công giảng dạy lớp nhà trẻ 18-24 tháng
D1 trường mầm non A xã Ngũ Hiệp.
Nhà trường đã có nhiều năm liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp
huyện, nhận giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân
huyện và được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Sĩ số lớp gồm 27 cháu trong đó có 14 cháu nữ, 13 cháu nam. Các giáo viên
trong lớp đều đạt trình độ trên chuẩn.

Sau khi xác định đề tài tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình và
nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
* Cơ sở vật chất- Trang thiết bị:
- Cô giáo đã có laptop cũng như điện thoại thơng minh để kết nối cũng như
xây dựng video gửi tới phụ huynh.
* Giáo viên:
- Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo chun mơn của Phịng giáo dục
đào tạo huyện Thanh Trì, Ban giám hiệu trường về các hoạt động trong thời gian
nghỉ dịch.
- Được phịng GD&ĐT huyện Thanh trì cùng nhà trường tạo điều kiện để
bản thân được tham gia các buổi tập huấn về ứng dụng CNTT trong giảng dạy,
cũng như tập huấn về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ….


5

- Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ và được phụ huynh tin yêu, nhiệt tình
ủng hộ, yên tâm gửi con.
*Phụ huynh và trẻ:
- Phụ huynh hầu hết đều là phụ huynh trẻ, có học vấn nhất định, nhiệt tình.
- Hiện nay gia đình các bé đều có đầy đủ các thiết bị điện tử để cơ giáo có
thể truyền tải thơng tin và liên lạc với gia đình.
- Hầu hết các gia đình đều là thường trú tại địa phương, đã có các cơng
trình khép kín và các phịng riêng biệt.
- Trẻ trong lớp đã có nhận thức nhất định về thế giới xung quanh.
2. Khó khăn:
*Cơ sở vật chất- Trang thiết bị:
Phương tiện trao đổi, kết nối với phụ huynh là máy tính, điện thoại nên tín
hiệu cũng như các ứng dụng còn hạn chế, các phần mềm cắt ghép, chỉnh sửa

video cịn nặng, gây các khó khăn trong việc hoàn thành video cũng như kết nối
với phụ huynh.
* Giáo viên:
- Do tình hình dịch bệnh nên giáo viên chỉ tương tác được với phụ huynh
qua hình thức gián tiếp nên đôi khi chưa truyền tải trực tiếp, kịp thời tới phụ
huynh.
- Học sinh chưa đi học trực tiếp nên cơ khơng năm bắt được hết hồn cảnh,
điều kiện sống của từng gia đình trẻ.
- Việc điều tra đều thông qua các thiết bị CNTT nên không tránh khỏi việc
chưa chính xác.
* Phụ huynh và học sinh:
- Do dịch bệnh, bố mẹ đi làm thiếu người trông nom trẻ khi trẻ ở nhà, có
gia đình để trẻ ở nhà một mình với các anh chị lớn hơn.
- Có những gia đình ở chung cư hay các nhà cao tầng, tiềm ẩn nhiều nguy
cơ mất an toàn.
- Do dịch bệnh, một số cháu trong lớp đã bị mắc Covid-19, sức khỏe giảm
sút, ảnh hưởng tới việc học tập, vui chơi của trẻ.
- Trẻ còn nhỏ, khả năng giao tiếp của trẻ cịn hạn chế nên gặp khó khăn
trong việc hiểu nhu cầu của trẻ.
- Có trẻ đầu năm, trẻ cuối năm nên nhận thức và sự phát triển không
đồng đều.
* Kết quả khảo sát thực tế về việc xây dựng mơi trường sinh hoạt đảm bảo
an tồn tại nhà theo 15 tiêu chí bắt buộc tại thời điểm tháng 9/2021 trên tổng số
27 gia đình tham gia khảo sát:


6

STT
1

2
3

4

5
6
7

8

9

10

11

12
13
14

Tiêu chí
Đạt
Xung quanh ao, hố chứa nước, hố vơi, cống
19/27
thốt nước trong khu vực nhà ở phải có hàng
(70,3%)
rào chắc chắn đảm bảo an toàn cho trẻ em
Giếng nước, bể nước hoặc các đồ dùng chứa
17/27

nước khác phải có nắp đậy an toàn
(62,9,%)
Những dụng cụ, đồ dùng nguy hiểm hoặc vật
15/27
chứa chất độc hại nguy hiểm phải để trong kho
(55,5%)
chứa đồ an tồn
Cửa sổ phải có chấn song, các thanh dọc chắc
18/27
chắn và khoảng cách đảm bảo trẻ không chui
(66,7%)
qua được
Khu bếp phải riêng biệt, có cửa ngăn và có
14/27
khóa để trẻ dưới 6 tuổi không tiếp xúc được với
(51,8%)
bếp lửa, bình ga
Dây dẫn điện phải được đi ngầm trong tường
18/27
hoặc có vỏ bọc chắc chắn nếu đi bên ngồi
(66,7%)
Các cơng tắc điều khiển, cầu chì, ổ cắm được
16/27
lắp đặt ngồi tầm với của trẻ dưới 6 tuổi và phải
(59,2%)
có hộp hay lưới bảo vệ hoặc có nắp đậy an tồn
Phải sử dụng các loại đèn có phần vỏ ngồi
19/27
bằng vật liệu cách điện tại các phịng trong ngơi
(70,3%)

nhà
Khơng đặt ổ cắm điện trong phịng vệ sinh, nhà
19/27
tắm, nếu có phải đặt sau cầu chì/Ap-to-mat và ở
(70,3%)
vị trí an tồn ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi
Cầu thang phải có lan can, tay vịn chắc chắn.
18/27
Bậc cầu thang có chiều cao, bề mặt rộng phù
(66,7%)
hợp đảm bảo an toàn cho trẻ em
Khoảng cách giữa các thanh dọc của lan can
cầu thang đảm bảo trẻ dưới 6 tuổi không chui
16/27
lọt và khơng có các thanh ngang để trẻ em sử (59,2%)
dụng trèo qua
Phích nước phải có hộp đựng hoặc dây đai giữ
18/27
và để ở vị trí an tồn ngồi tầm với của trẻ dưới
(66,7%)
6 tuổi
Các loại thuốc được để trong tủ đựng thuốc và
19/27
để ở vị trí ngồi tầm với của trẻ dưới 6 tuổi
(70,3%)
Dao, kéo và các vật sắc nhọn dùng để cắt để
16/27


8/27

(29,7%)
10/27
(37,1%)
12/27
(44,5%)
9/27
(33,3%)
13/27
(48,2%)
9/27
(33,3%)
11/27
(40,8%)
8/27
(29,7%)
8/27
(29,7%)
9/27
(33,3%)
11/27
(40,8%)
9/27
(33,3%)
8/27
(29,7%)
11/27


7


ngồi tầm với của trẻ dưới 6 tuổi
(59,2%)
(40,8%)
Khơng cho trẻ nhỏ chơi các đồ chơi nhỏ hoặc
16/27
11/27
15
các vật nhỏ dễ nuốt
(59,2%)
(40,8%)
Qua khảo sát tình hình thực tế ở lớp tơi nhận thấy:
- Tiêu chí 1, 2, 4, 6, 8, 9, 12, 13, 14 đạt tỉ lệ cao.
- Các tiêu chí 3, 5, 7, 10, 11, 15 đạt tỉ lệ thấp hơn.
Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã đề ra một số biện pháp thực hiện sau.
III. Các biện pháp:
1. Biện pháp 1: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kĩ năng cơ
bản cho bản thân để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Việc tự học bồi dưỡng kiến thức về phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
là rất quan trọng. Hơn ai hết giáo viên, phải là người nắm vững những kiến thức,
kỹ năng cơ bản về phịng, tránh và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra. Nếu
không được bồi dưỡng thường xuyên thì khơng thể có kiến thức và khó xử trí
được các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ.
Ngồi việc tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn do nhà trường và phòng
giáo dục tổ chức giáo viên cịn cần tự nghiên cứu, tìm tịi qua sách, báo, đài,
Internet,... về cách phịng, chống tai nạn, thương tích cho phù hợp với đặc điểm
tâm, sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế ở địa phương. Cần chú trọng việc trang
bị kiến thức và hình thành kỹ năng phịng, chống tai nạn thương tích cho trẻ hay
các biện pháp đảm bảo an tồn cho trẻ tại nhà.
Bản thân tơi đã tự sưu tầm những sách báo có liên quan đến phịng chống
tai nạn thương tích, đảm bảo an tồn cho trẻ khi ở nhà.

(Hình ảnh 1: Giáo viên tham gia buổi tập huấn “Phịng chống tai nạn
thương tích” do nhà trường tổ chức)
Ngồi ra, bản thân tơi cũng tham gia các buổi tập huấn về công nghệ thông
tin do nhà trường và Phòng Giáo dục tổ chức để nâng cao kỹ năng công nghệ
thông tin để làm video và tương tác với phụ huynh và học sinh một cách thuần
thục và nhanh nhất.
(Hình ảnh 2: Giáo viên tham gia buổi tập huấn “Công nghệ thông tin” do
nhà trường tổ chức)
Kết quả đạt được: Từ những buổi tập huấn rất hữu ích và những tài liệu
mà nhà trường cung cấp, cũng như các tài liệu bản thân tự sưu tầm, bản thân tôi
đã tự nâng cao được kiến thức về phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
2. Biện pháp 2: Kết hợp với phụ huynh lập kế hoạch xây dựng mơi
trường sinh hoạt tại nhà đảm bảo an tồn, phịng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ:


8

Bất kỳ việc gì đặt ra muốn hồn thành tốt và đạt được kết quả cao thì cần
có một kế hoạch cụ thể và rõ ràng, nếu khơng có kế hoạch sẽ rất dễ bị rơi vào
tình trạng bị động, làm việc khó thành cơng. Vì vậy, để đạt được mục tiêu một
cách tồn diện nhất, tơi đã lên kế hoạch về những vẫn đề cần trao đổi với phụ
huynh, để từ đó phụ huynh nắm bắt được những điều cần làm với môi trường
sinh hoạt của trẻ sao cho đảm bảo được an toàn cho trẻ tại nhà.
Trao đổi với phụ huynh về 23 tiêu chí về một ngơi nhà an tồn, từ đó phụ
huynh cũng có những kế hoạch xây dựng với ngơi nhà của mình sao cho an toàn
nhất. Trước hết các bậc phụ huynh đối chiếu 23 tiêu chí về một ngơi nhà an tồn
với ngơi nhà mình đang ở để nắm được những tiêu chí mình chưa đạt được từ đó
có kế hoạch sửa chữa, cải tạo để đạt được tiêu chí đề ra.
Cơ lập kế hoạch để gửi nội dung kết hợp với phụ huynh thông qua việc gửi

video và các bài tuyên truyền qua các tháng.
Kế hoạch kết nối với phụ huynh:
Nội dung
Nội dung kết nối
Ghi
Tháng
chú
Tháng 9
Khảo sát về môi trường sinh hoạt của trẻ tại nhà
Kết nối, tuyên truyên với phụ huynh về 23 tiêu chí
Tháng 10
ngơi nhà an tồn.
Kết nối, tun truyên với phụ huynh về nội dung xây
Tháng 11 dựng mơi trường sinh hoạt đảm bảo an tồn về tinh
thần cho trẻ là như nào
Kết nối, tuyên truyên với phụ huynh về nội dung xây
Tháng 12
dựng phịng khách an tồn
Kết nối, tuyên truyên với phụ huynh về nội dung xây
Tháng 1
dựng phịng bếp an tồn
Kết nối, tun trun với phụ huynh về nội dung xây
Tháng 2
nhà tắm- nhà vệ sinh an toàn
Kết nối, tuyên truyên với phụ huynh về nội dung xây
Tháng 3
dựng ngơi nhà an tồn vơi scác gia đình ở trọ.
Kết nối, tuyên truyên với phụ huynh về nội dung xây
Tháng 4
dựng môi trường sinh hoạt đảm bảo an tồn điện.

Tháng 5
Tổng kết các tiêu chí.
* Kết quả: Khi đã có kế hoạch, tơi cũng triển khai dễ dàng các tiêu trí tới
phụ huynh lớp mình một cách khoa học, nhanh chóng. Việc trao đổi với phụ
huynh về 23 tiêu chí nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và hợp tác từ phía phụ
huynh.


9

3. Biện pháp 3: Kết hợp với phụ huynh xây dựng mơi trường sinh hoạt
đảm bảo an tồn theo từng phịng:
Đa số hiện nay các ngơi nhà đều được phân theo các phòng: Phòng khách,
phòng ngủ, khòng bếp, phòng vệ sinh. Mỗi phịng đều có đồ dùng riêng biệt từ
đó cũng tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ.
* Với phòng khách: Phịng khách là nơi để tiếp khách vì vậy hay có
những đồ dùng như bàn ghế, cốc chén, tủ kệ, ngồi ra cịn có thể có thêm phích
nước nóng…Những đồ dùng trên là đồ dùng quen thuộc, tưởng chừng vô hại
nhưng cũng là một mối nguy hiểm với trẻ. Với trẻ nhỏ, thói quen nơ đùa, chạy
nhảy khiến trẻ khơng chú ý quan sát hoặc không điều khiển được tốc độ của
mình dẫn đến việc trẻ hay bị vấp ngã. Các cạnh bàn, cạnh ghế hay cạnh của tủ
chính là những “kẻ thù” với trẻ. Khi chẳng may bị ngã vào cạnh bàn, cạnh ghế
chắc chắn trẻ sẽ bị đau, tím, thậm trí là tạo nên vết thương chảy máu. Như vậy
thật là nguy hiểm. Những đồ dùng trên bàn như cốc chén, phích nước nếu vỡ
cũng sẽ tạo ra những tai nạn đáng tiếc với không chỉ trẻ nhỏ mà cịn với cả
người lớn. Vì vậy, để có thể tạo nên một “Phịng khách an tồn” phụ huynh có
thể dùng các miếng đệm để bịt các góc bàn, cạnh ghế, cạnh tủ, hạn chế va đập
mạnh cho trẻ. Những vật dụng như ấm chén hay phích nước nóng, phụ huynh để
lên cao tránh xa tầm với của trẻ hoặc sắp xếp gọn gàng khơng để trẻ nghịch gây
vỡ. Ngồi ra, phụ huynh cũng giải thích với trẻ về mực độ nguy hiểm của các

vật dụng có thể gây nguy hiểm để trẻ có thể hiểu và tránh.
(Hình ảnh 3: Phịng khách tối giản hóa, đảm bảo an tồn và có khơng gian
vui chơi cho trẻ)
*Với phịng bếp: Phịng bếp là nơi có nhiều vật dụng nguy hiểm đối với
trẻ như dao, bếp, bát đũa… Đây cũng là phòng phụ huynh cần để tâm nhất. Các
vật sắc nhọn như dao, bếp gas, lị vi sóng và thậm chí các vi khuẩn xung quanh
bếp. Tuân thủ các quy tắc cơ bản về an tồn nhà bếp là một thói quen tốt để an
tồn trong chính gia đình mình. Điều quan trọng là phải biết ai đang ở trong
không gian nhà bếp của bạn – ví dụ như trẻ em khơng nên để một mình trong
nhà bếp!
Giữ dao trong một khối bằng gỗ hoặc trong một ngăn kéo. Đảm bảo dao
ln ngồi tầm tay của trẻ em.
Để xa các vật có thể gây bỏng hoặc cháy, nổ khỏi tầm tay của trẻ em.
Lau sạch vết đổ ngay lập tức. Giữ sàn khô sao cho khơng bị trượt và ngã.
Mỗi gia đình cần thiết có 1 bình cứu hỏa và phụ huynh cần chắc chắn rằng
mình biết sử dụng bình cứu hỏa.


10

Đảm bảo vệ sinh phịng bếp khơng chỉ ở những đồ dùng dụng cụ mà còn ở
cách chế biến thức ăn. Phụ huynh cần để riêng thịt sống và gia cầm hoặc các sản
phẩm sống khác bạn cần sử dụng ngay hoặc bảo quản chúng và không được để
chung với nhau. Việc phòng ngừa này tránh nhiễm bẩn qua các vi khuẩn có hại
từ thực phẩm này sang thức ăn khác. Rửa tay của bạn trước khi sơ chế thức ăn
và sau khi xử lý thịt hoặc gia cầm. Tay có thể là nơi vận chuyển vi khuẩn.
(Hình ảnh 4: Phòng bếp được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, hạn chế các đồ
dùng gây nguy hiểm )
*Phòng tắm- Nhà vệ sinh: Các vận động của trẻ còn rất vụng về, chưa
được khéo léo như người lớn, hơn nữa trẻ thường rất tò mò, hiếu động và đặc

biệt hầu như trẻ nào cũng rất thích nước. Trượt ngã là nguyên nhân hàng đầu
xảy ra trong phịng tắm. Vì thế, phụ huynh hãy trang bị thảm chống trượt – loại
có các hạt cao su ở mặt sau để dính chặt vào sàn nhà. Sàn nhà tắm ướt có thể
gây trượt ngã, thậm chí điện giật. Vì vậy việc tránh để nước đọng trên sàn bằng
cách lau khô sàn sau mỗi lần sử dụng là rất cần thiết.
Ngoài ra, chúng ta thường hay có thói quen để máy sấy, máy uốn tóc, máy
cạo râu…trong phòng tắm. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nước là một chất dẫn điện.
Vì vậy, hãy đặt các thiết bị điện này tránh xa khu vực có nước hoặc bạn cũng có
thể sử dụng các chất cách điện, khơng thấm nước để lót bên dưới các thiết bị này
ở nơi khơ thống, đảm bảo an tồn điện. Cách tốt nhất là đặt tất cả các thiết bị
điện trên một cái kệ ở một khu vực an toàn, tránh xa tầm tay của trẻ. Phụ huynh
cùng cần nhắc nhở trẻ về mức độ nguy hiểm của việc nghich các thiết bị điện.
Một trong những dụng cụ, đồ dùng không thể thiếu trong phịng tắm- vệ
sinh đó chính là các dung dịch tẩy rửa. Cất các dung dịch tẩy rửa đúng chỗ cũng
giúp con giảm các nguy cơ xảy ra nguy hiểm. Việc này cịn giúp phịng tắm
trơng gọn gàng và sạch sẽ.
(Hình ảnh 5: Nhà vệ sinh và nhà tắm có vách ngăn, chất tẩy rửa được để
trên cao xa tầm với)
Nhiệt độ nước tắm cũng là một yếu tố an tồn đáng lưu ý vì nếu chẳng may
vặn sang bên nước nóng trẻ có nguy cơ phải đối mặt với các tai nạn đáng tiếc
như bỏng nước. Phụ huynh cần giữ thói quen vặn vịi về bên nước lạnh mỗi khi
dùng xong. Giáo dục trẻ về các kí hiệu trên vịi nước:
Ví dụ như: Vặn vịi nước sang bên màu xanh là nước lạnh, màu đỏ là nước
nóng. Nếu vặn sang vịi nóng con có thể sẽ bị bỏng tay, rất có thể con sẽ bị
bỏng. Nếu con muốn muốn dùng nước ấm, con có thể nhờ ơng bà bố mẹ lấy hộ.
Khơng nên để trẻ một mình vào nơi chứa nước kể cả xô chậu nước, khi
dùng xong phụ huynh cần đổ hết nước, úp xô, chậu, đảm bảo các xô, thùng


11


không chứa nước trong nhà vệ sinh. Giám sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần
khu vực có chứa nguồn nước.
Với những nhà có các phịng khơng tách biệt (nhà trọ): Phụ huynh có thể
dùng vách ngăn để ngăn các phịng với nhau, tạo khơng gian an tồn cho trẻ.
Chú ý lối đi giữ các phịng cần thơng thống, an tồn.
Ngồi ra, các phịng và các khơng gian khác trong gia đình cũng cần đảm
bảo an tồn như: Khu vực cầu thang, lan can, phòng ngủ, phòng học ….để trẻ có
một mơi trường đảm bảo an tồn tuyệt đối khi ở nhà.
(Hình ảnh 6: Cầu thang bậc thấp vừa phải, lan can, tay vịn có thanh chắn
đảm bảo an toàn cho trẻ )
* Kết quả: Phụ huynh đã hiểu rõ hơn về các mối nguy hiểm tiềm ẩn ở các
phịng và loại bỏ những nguy cơ đó để đảm bảo an tồn cho trẻ. Học sinh lớp tơi
cũng có những nhận thức về mối nguy hiểm ở các phịng trong gia đình mình, từ
đó hạn chế được các tai nạn ngoài ý muốn.
4. Biện pháp 4: Chủ động hướng dẫn trẻ các kĩ năng cần thiết để đảm
bảo an toàn, lồng ghép giáo dục trẻ nhận biết phù hợp lứa tuổi của trẻ.
Ơng cha ta có câu phịng bệnh hơn chữa bệnh vì vậy chủ động dạy trẻ để
đảm bảo an toàn cho bản thân vẫn rất cần thiết. Luôn luôn để mắt đến trẻ mọi
lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và luôn muốn
khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình: Mắt nhìn, tay
sờ và ngậm vào miệng để nếm thử...Vì thế mà trẻ thường mắc phải các tai nạn
ngoài ý muốn.
Khi thực hiện quay các video để chia sẻ trên zalo nhóm lớp, tơi cùng giáo
viên ln lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ trong mọi chủ đề, lồng
ghép nội dung phịng tránh tai nạn thương tích vào chương trình giáo dục. Cho
trẻ làm quen với những biển cấm, biển báo nguy hiểm, cảnh báo những đồ vật
gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ không được đến gần
VD: Chủ đề Gia đình: lồng ghép các câu hỏi vào các video như: “những đồ
dùng nào trong gia đình có thể gây nguy hiểm trẻ khơng được đến gần” (các đồ

dùng sử dụng điện, phích đựng nước nóng, dao, kéo...), sử dụng đúng các các đồ
dùng, dụng cụ trong gia đình,….
Chủ đề Trường mầm non: khi chơi đồ chơi phải như thế nào, nếu đưa vào
miệng sẽ bị làm sao...
Chủ đề Thực vật: Giáo dục trẻ không được leo trèo lên cành cây sẽ bị ngã
rất nguy hiểm..
Chủ đề Động vật: Những con vật nào là con vật nguy hiểm, những con vật
nào con không nên tới gần….


12

*Sưu tầm, sáng tác các bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ nhận
biết và phòng tránh các nguy cơ khơng an tồn.
Các bài thơ, truyện, bài hát có tác dụng rất hiệu quả trong việc giáo dục trẻ
nói chung và trong trường hợp này cũng khơng ngoại lệ. Thông qua những bài
thơ, truyện, bài hát nhẹ nhàng và tình cảm, trẻ sẽ học về an tồn một cách tự
giác, không bị một sức ép hay mệnh lệnh nào bắt buộc.
Phịng tránh trẻ leo trèo, tơi sáng tác bài thơ “Bé ơi nhớ lấy”:
Bé ơi nhớ lấy
Cầu thang là để bé đi
Lan can bảo vệ bé đi an tồn.
Trong phịng có ghế, có bàn
Bé ngồi cho đúng ấy là bé ngoan.
Bé chớ có trèo lan can
Sẽ nguy hiểm lắm kẻo mà ngã đau.
Bé ngoan hãy nhớ bảo nhau
Nghe lời bố mẹ mọi người đều vui.
Để giáo dục hành vi an tồn, vệ sinh cho trẻ, tơi đã sưu tầm các bài thơ:
Đi đứng

Khi đi em bước nhẹ nhàng
Không làm xô ghế động bàn mới ngoan
Ra vào em nhớ nhẹ chân
Khơng như lúc ở ngồi sân nơ đùa
(Trường mầm non Thành Công – Hà Nội)
Xuống cầu thang
Này các bạn nhỏ
Khi xuống cầu thang
Bé lưu ý nhé
Bước xuống cẩn thận
Nhớ đừng đùa nhau
Đừng lấy tay vịn
Làm cầu trượt chơi
Nhỡ mà bị rơi
Thì nguy hiểm lắm!
(Sưu tầm)
Đừng chơi gần bếp
Cái bếp là nơi nấu ăn
Bé ơi đừng có loanh quanh lại gần


13

Bếp ga, tủ lạnh, quạt trần
Nồi cơm, chảo điện rất gần tầm tay
Lại cịn cả phích nước đầy
Khơng may ngã phải là gây bỏng liền
An toàn là việc đầu tiên
Bé ơi phải nhớ, tránh liền bếp thôi.
(Sưu tầm)

Để dạy trẻ nhận biết và phòng tránh một số vật dụng nguy hiểm, tơi đã sưu
tầm các bài hát “Phích nước nóng”, “Mẹ ơi cô bảo”.
Kết quả đạt được: Bằng việc hướng dẫn trẻ các kĩ năng cần thiết để đảm
bảo an toàn, đồng thời vận dụng các bài thơ, bài hát sưu tầm trên vào trong q
trình giảng dạy, tơi đã giáo dục những hành vi an toàn cho trẻ. Từ đó, giúp trẻ
nhận biết và tránh được một số nguy cơ khơng an tồn cho bản thân trẻ
5. Biện pháp 5: Hướng dẫn phụ huynh phòng tránh một số nguy cơ
khơng an tồn mọi lúc mọi nơi trong chính ngơi nhà của mình.
Tơi cùng các giáo viên khác thực hiện khẩu hiệu: “Trẻ ở đâu, người lớn
phải ở đó”. Hàng ngày, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, tôi đã hướng dẫn
phụ huynh lưu ý:
Thường xuyên kiểm tra xem túi quần, túi áo trẻ để đảm bảo trẻ không giữ
những đồ dễ gây ra tai nạn như: kim băng, ngòi bút, hòn bi, hột, hạt nhỏ,…
Nhắc phụ huynh không đeo đồ trang sức đắt tiền cho trẻ, không cho trẻ mặc
quần áo có đính hạt cườm hoặc dây buộc tóc có đính hạt.
Để hạn chế các hành vi khơng an tồn của trẻ như: chạy xung quanh , xô
đẩy nhau với anh chị em, sử dụng không an toàn các vật liệu. Phụ huynh hãy
dùng cách loại trừ các hành vi khơng an tồn của trẻ trước khi nó xảy ra, bằng
cách sắp xếp một mơi trường hợp lý cho con. Đồng thời làm đổi hướng các hành
vi khơng an tồn của trẻ. Nói cách khác là gây sự chú ý của trẻ đến một việc
khác. Ví dụ: trẻ đang chạy lung tung trong nhà, bố mẹ bảo trẻ hãy ngồi thử xếp
các đồ chơi, hoặc ghép các mảnh ghép tạo thành bức tranh. Việc tạo cho trẻ một
thách thức mới thường làm chuyển các hành vi không an toàn sang hành vi an
toàn hơn. Mặt khác, nhắc nhở trẻ không được cho đồ vật vào tai, mũi, miệng,
khơng ngậm, cắn đồ chơi.
Vui chơi ngồi trời: Đối với nhà có sân vườn, trong lúc trẻ chơi ngồi sân
vườn, trẻ rất ham chơi nên có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm,
rách da, gãy xương... Ngoài ra, trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá để ném hoặc
chạy nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương. Vì vậy trước khi cho trẻ ra
hoạt động ngồi trời phụ huynh chú ý kiểm tra, loại bỏ các vật sắc nhọn bằng



14

kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt, đá, sỏi...khỏi nơi vui chơi của trẻ. Không để
trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong, tổ kiến để đề phịng rắn cắn, ong đốt,
kiến cắn. Phụ huynh phải luôn bao quát ở bên trẻ để đảm bảo trẻ vui chơi mà
vẫn an toàn. Bố mẹ cũng cần kịp thời giải thích ngay cho trẻ về sự nguy hiểm
của các vật nhọn khi chơi, đùa nghịch hay sinh hoạt để trẻ có thể ghi nhớ ngay
và cẩn thận hơn khi chơi.
Giờ ăn: Khi cho trẻ ăn, phụ huynh kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn,
uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống cịn q nóng. Khơng ép trẻ ăn, uống
khi trẻ đang khóc, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc mà phụ
huynh cố ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ. Vì thế phụ huynh phải để trẻ
ăn trong tâm trạng thật thoải mái, không cố ép trẻ. Khi ăn cần cho trẻ ăn ở tư thế
ngồi, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ. Giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa
nghịch, nói chuyện dễ bị sặc, nghẹn. Dị vật đường ăn thường gặp là hóc xương,
nghẹn nên phụ huynh hãy chế biến những món ăn mềm, xay nhỏ, phù hợp với
lứa tuổi nhà trẻ. Khi cho trẻ ăn các quả nên chon các loại quả khơng có hạt, nếu
có hạt cần chú ý bóc bỏ hạt trước khi đưa cho trẻ.
Thận trọng khi cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các thuốc dạng viên
Giờ ngủ: Khi trẻ chuẩn bị lên giường phụ huynh chú ý xem trẻ cịn ngậm
thức ăn trong miệng khơng, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật nhỏ lạ, các loại
hạt, kẹo cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi ngủ trẻ nhét vào
miệng, mũi, tai. Để dị vật rơi vào đường thở gây ngạt thở.
Kết quả đạt được: Bằng việc tuyên truyền phụ huynh thường xuyên giám
sát, ở gần trẻ gia đình trẻ lớp tơi đã loại bỏ được hết những tai nạn có thể xảy ra.
Đồng thời trẻ lớp tôi đã nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản
thân và biết cách phòng tránh.
6. Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh tạo môi trường sinh hoạt đảm

bảo an toàn cho trẻ về tinh thần:
Đảm bảo an tồn cho trẻ cho trẻ khơng chỉ trên phương diện vật chất mà
còn phải đảm bảo an toàn cho trẻ cả về yếu tố tinh thần.
Yếu tố an toàn và thân thiện ở đây phải được thể hiện không chỉ ở môi
trường thiên nhiên (như đầy đủ lượng ánh sáng, khơng khí trong lành, nguồn
nước sạch), mơi trường vật chất (bao gồm điều kiện phòng ốc, sân chơi, nơi ngủ
nghỉ) mà cịn ngay ở mơi trường tâm lý – xã hội nữa. Sự an toàn và thân thiện
của môi trường tâm lý – xã hội phản ảnh qua các mối quan hệ tích cực giữa
những thành viên trong gia đình với nhau, giữa thành viên gia đình đối với trẻ,
giữa cơ giáo với trẻ và thậm chí cả thái độ của phụ huynh và cô giáo. Kỳ thực,
môi trường tâm lý – xã hội thường là yếu tố tích cực, tác động thúc đẩy và hỗ trợ


15

mạnh mẽ quá trình học tập và phát triển của trẻ, nhất là khi trẻ có cảm giác hồn
tồn thoải mái vui vẻ, được tôn trọng, được quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và dìu
dắt. Khi xây dựng mơi trường tâm lý – xã hội thì trước hết cần đảm bảo các u
cầu sau:
- Ln bảo đảm an tồn cho trẻ mọi lúc mọi nơi. “ An toàn đối với trẻ”
không chỉ được hiểu là về thân thể trẻ mà cịn về tâm lý. Đối với trẻ càng nhỏ thì
mơi trường càng gần gũi, thân thiết thì trẻ sẽ càng cảm thấy an tồn.
- Mơi trường có bầu khơng khí thân thiện, cởi mở và hỗ trợ trẻ.
- Hỗ trợ việc hợp tác và học tập tích cực.
 Nghiêm cấm hình phạt bạo lực thể xác và các hành vi dọa nạt, quấy rối,
phân biệt đối xử.
 Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo của trẻ.
 Tạo cơ hội cho trẻ được bình đẳng và tự quyết định.
 Kết nối trường học và gia đình thơng qua sự tham gia của cha mẹ.
 Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trẻ, cha mẹ và giáo viên.

Như vậy, sẽ là tốt nhất nếu trẻ được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có
đầy đủ cả cha và mẹ, có ơng bà, người thân xung quanh, được u thương, quan
tâm, chăm sóc, giáo dục đúng cách, được đối xử bình đẳng với anh chị em cùng
thế hệ.
Tuy nhiên khơng phải gia đình nào cũng hồn chỉnh, sẽ vẫn có những
trường hợp trẻ thiếu bố hoặc mẹ. Dư luận xã hội vô cùng phẫn nộ khi những vụ
án bạo hành trẻ em trong thời gian gần đây. Những đứa trẻ đáng lẽ được sống
trong sự yêu thương, nâng niu lại phải chịu những trận địn roi kinh hồng trong
chính ngơi nhà mình sinh sống. Nhưng thật đáng buồn, người gây ra đau đớn đó
là những người thân quen hay chính bố mẹ đẻ các cháu. Ví dụ như: Mẹ kế đánh
con gái 8 tuổi tử vong ở TP.HCM, vụ bé gái 3 tuổi bị cắm 9 cây đinh vào đầu...
Những vụ bạo hành trẻ em rúng động dư luận,gây ra những nỗi đau về thể xác,
những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các con.
Thậm chí, có những trường hợp đau lòng khiến các cháu phải ra đi mãi mãi để
lại những sự tiếc nuối, căm phẫn của nhiều người.
Những trẻ có gia đình thiếu bố hoặc mẹ vốn đã thiệt thòi hơn các bạn cùng
trang lứa, lại phải chịu những nỗi bất hạnh mà không ai mong muốn như những
bé trong những trường hợp trên thật đang thương. Với những đứa trẻ may mắn
hơn khơng bị bạo hành, thì chúng cũng thường nhạy cảm hơn so với những trẻ
có gia đình hồn thiện. Có trẻ sẽ tự ti với bạn bè và thu mình lại, có trẻ sẽ trở
nên cáu kỉnh, nóng tính. Vì vậy, nếu gia đình nào rơi vào trường hợp trên, cùng
với phụ huynh, cô giáo sẽ dời sự chú ý của trẻ vào các hoạt động văn nghệ thể


16

thao tích cực theo sở thích của trẻ; tìm ở trẻ những năng khiếu mà trẻ có, từ đó
giúp trẻ phát huy khả năng của bản thân, khiến trẻ tự tin hơn, cởi mở hơn. Khen
ngợi trẻ khi trẻ có những biểu hiện tốt, gợi lên cho trẻ niềm tự hào về bản thân.
Ngồi ra, cơ giáo cũng giúp người bố hoặc người mẹ hiểu được rằng mình

có trách nhiệm phải gần gũi, yêu thương nhiều hơn, dành nhiều thời gian hơn
cho con, bù đắp phần tình cảm cịn thiếu nơi trẻ. Một khi trẻ cảm nhận được sự
quan tâm từ phía người thân, trẻ sẽ khơng cịn những mặc cảm, tự ti.
Kết quả đạt được: Trẻ lớp tôi luôn mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt
động, thể hiện được những năng khiếu của bản thân, luôn vui tươi, gần gũi với
mọi người. Phụ huynh lớp tôi cũng đã dành nhiều thời gian hơn cho con em
mình, và nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn tinh thần
cho trẻ.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua quá trình phối hợp với phụ huynh trong việc xây dựng mơi trường sinh
hoạt đảm bảo an tồn cho trẻ khi ở nhà thôi thấy kết quả được nâng lên và có sự
chuyển biến rõ rệt cụ thể. Từ những biện pháp tơi nghiên cứu và thực hiện, phụ
huynh thì ngày càng quan tâm đến việc đảm bảo an toàn cho con và chủ động
hơn trong các vấn đề trao đổi thơng tin cùng giáo viên để chăm sóc giáo dục cho
con mình. Từ đó, giúp tơi có nghị lực trong cơng tác, đó chính là động lực để tơi
tiếp tục cố gắng phấn đấu bẩn thân, tiếp tục bồi dưỡng bản thân mình hơn nữa.
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên tôi thu được kết quả với giáo
viên, học sinh, phụ huynh như sau:
1. Đối với giáo viên:
- Bản thân tôi được trau dồi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ, đặc biệt nhận
thức sâu hơn về việc đảm bảo an tồn cho trẻ. Tơi hiểu thêm về đặc điểm tính
cách và hồn cảnh sống của từng trẻ trong lớp để có các biện pháp phù hợp
trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt sau
khi học sinh đi học trở lại bình thường.
- Xây dựng mơi trường lớp học an tồn và khơng có sự cố nào về thương
tích, giáo viên đã biết cách xử trí một số trường hợp nguy hiểm xảy ra ở trẻ.
- Sưu tầm được nhiều bài thơ, câu chuyện, trò chơi mới để đưa vào giáo
dục trẻ.
- Được phụ huynh ngày càng tin yêu hơn và yên tâm gửi con đến lớp.
2. Đối với trẻ:

Sau khi tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài Một số biện pháp tuyên
truyền, hướng dẫn phụ huynh xây dựng mơi trường sinh hoạt đảm bảo an
tồn cho trẻ tại nhà, tôi nhận thấy trẻ ở lớp tơi đã được đảm bảo an tồn 100%.


17

- Trẻ đã nhận biết và tránh được một số hành động nguy hiểm
- Trẻ đã có nhận thức đúng, sai về an toàn
- Trẻ đã biết cách sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách an toàn.
Điều này cho thấy rằng áp dụng các biện pháp tôi đề ra là rất phù hợp với trẻ.
3. Đối với phụ huynh:
- Vì làm tốt cơng tác tun truyền phối kết hợp với phụ huynh như vậy nên
phụ huynh rất yên tâm tin tưởng khi gửi con và phụ huynh rất đồng tình ủng hộ
giáo viên trên lớp với phương pháp chăm sóc, ni dưỡng giáo dục trẻ
- Phụ huynh đã có kiến thức về xây dựng môi trường sinh hoạt đảm bảo
an tồn cho trẻ tại nhà và rất tích cực trong việc phối hợp cùng giáo viên đẩm
bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
- Phụ huynh có ý thức hơn trong cơng tác đảm bảo an tồn cho con em
mình.
Qua thời gian áp dụng các biện pháp trên, cuối năm học đa số học sinh lớp
tôi đã được đảm bảo an tồn khi ở nhà, khơng xảy ra các tai nạn thương tích hay
bất kì trường hợp bạo hành nào về thể chất và tinh thần.
Lớp tôi đã đã đạt kết quả tốt hơn so với đầu năm như sau:
Tiêu chí
Đầu
Cuối
STT
năm
năm

Xung quanh ao, hố chứa nước, hố vơi, cống thốt
19/27
26/27
1 nước trong khu vực nhà ở phải có hàng rào chắc
(70,3%) (96,2%)
chắn đảm bảo an tồn cho trẻ em
Giếng nước, bể nước hoặc các đồ dùng chứa nước 17/27
26/27
2
khác phải có nắp đậy an tồn
(62,9,%) (96,2%)
Những dụng cụ, đồ dùng nguy hiểm hoặc vật chứa
15/27
27/27
3 chất độc hại nguy hiểm phải để trong kho chứa đồ
(55,5%) (100%)
an tồn
Cửa sổ phải có chấn song, các thanh dọc chắc chắn 18/27
26/27
4
và khoảng cách đảm bảo trẻ không chui qua được
(66,7%) (96,2%)
Khu bếp phải riêng biệt, có cửa ngăn và có khóa để
14/27
26/27
5 trẻ dưới 6 tuổi khơng tiếp xúc được với bếp lửa,
(51,8%) (96,2%)
bình ga
Dây dẫn điện phải được đi ngầm trong tường hoặc 18/27
27/27

6
có vỏ bọc chắc chắn nếu đi bên ngồi
(66,7%) (100%)
Các cơng tắc điều khiển, cầu chì, ổ cắm được lắp
16/27
27/27
7 đặt ngồi tầm với của trẻ dưới 6 tuổi và phải có hộp
(59,2%) (100%)
hay lưới bảo vệ hoặc có nắp đậy an tồn
8 Phải sử dụng các loại đèn có phần vỏ ngồi bằng vật 19/27
27/27


18

9

10

11

12
13
14
15

liệu cách điện tại các phịng trong ngơi nhà
Khơng đặt ổ cắm điện trong phịng vệ sinh, nhà tắm,
nếu có phải đặt sau cầu chì/Ap-to-mat và ở vị trí an
tồn ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi

Cầu thang phải có lan can, tay vịn chắc chắn. Bậc
cầu thang có chiều cao, bề mặt rộng phù hợp đảm
bảo an toàn cho trẻ em
Khoảng cách giữa các thanh dọc của lan can cầu
thang đảm bảo trẻ dưới 6 tuổi không chui lọt và
khơng có các thanh ngang để trẻ em sử dụng trèo
qua
Phích nước phải có hộp đựng hoặc dây đai giữ và để
ở vị trí an tồn ngồi tầm với của trẻ dưới 6 tuổi
Các loại thuốc được để trong tủ đựng thuốc và để ở
vị trí ngồi tầm với của trẻ dưới 6 tuổi
Dao, kéo và các vật sắc nhọn dùng để cắt để ngoài
tầm với của trẻ dưới 6 tuổi
Không cho trẻ nhỏ chơi các đồ chơi nhỏ hoặc các
vật nhỏ dễ nuốt a

(70,3%)

(100%)

19/27
(70,3%)

27/27
(100%)

18/27
25/27
(66,7%) (92,5%)
16/27

25/27
(59,2%) (92,5%)
18/27
(66,7%)
19/27
(70,3%)
16/27
(59,2%)
16/27
(59,2%)

27/27
(100%)
27/27
(100%)
27/27
(100%)
27/27
(100%)



×