Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông duy tiên thuộc huyện duy tiên, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 76 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu nghiêm
túc của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát và phân
tích từ thực tế dưới sự hướng dẫn khoa học của Th.s Phí Thị Hải Ninh.
Đồng thời tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong
bản luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một
cơng trình nghiên cứu hay học vị nào, phần tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Tác giả
Bùi Thị Thương

1


LỜI CẢM ƠN

Nhằm vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế và nâng cao năng lực chuyên
môn, được sự đồng ý và tạo điều kiện của Phòng Đào tạo trường đại học Lâm
Nghiệp, với sự hướng dẫn trực tiếp của Th.s Phí Thị Hải Ninh, tơi đã tiến hành thực
hiện và hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước
sông Duy Tiên thuộc huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam”.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cơ Phí Thị Hải Ninh cùng
các thầy, cô Bộ môn Quản lý môi trường và Bộ môn kỹ thuật môi trường, trung tâm
thực hành thí nghiệm, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường đã tạo điều kiện
giúp đỡ em trong suốt q trình học tập và thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện Duy Tiên; công ty thủy lợi Duy Tiên đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá
trình thực hiện đề tài của em.
Mặc dù đã rất cố gắng, song do thời gian và năng lực cịn hạn chế nên đề tài
nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây em rất mong nhận


được sự đóng góp q báu của các thầy cơ giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Tác giả
Bùi Thị Thƣơng

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc sống càng hiện đại thì nhu cầu hưởng thụ các điều kiện vật chất và tinh
thần của con người càng cao. Xu hướng sống gần gũi với tự nhiên dần được lan rộng
và làm thay đổi cách sống của nhiều người. Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình
phát triển, trong thời gian dài con người đã để lại cho môi trường tự nhiên nhiều tác
động tiêu cực, biến đổi bộ mặt sinh thái của các hệ sinh thái tự nhiên. Một trong các
thực thể chịu tác động lớn nhất của con người chính là các dịng sơng khi lượng lớn
các chất thải xả xuống dịng sơng làm dịng sơng bị ơ nhiễm. Con người đã phải nhận
lấy hậu quả cuối cùng khi các thành phần môi trường xung quanh con người bị mất đi
các giá trị sinh thái vốn có của nó. Các hậu quả của ô nhiễm môi trường nước có thể
không tác động trực tiếp lên khu vực gây ô nhiễm mà chúng ảnh hưởng tới các khu
vực khác, đặc biệt là vùng hạ lưu.
Là một nhánh sông nằm trong vùng hạ lưu của lưu vực sơng Nhuệ, do cơng tác
quản lý cịn nhiều hạn chế, lại chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động từ các làng nghề,
khu công nghiệp, bệnh viện của khu vực Hà Nội ở phía thượng lưu nên chất lượng
nước của sơng Duy Tiên đang suy giảm và có nguy cơ bị ơ nhiễm. Chính vì vậy, việc
quản lý chất lượng nước mặt của sông từ đầu nguồn để hạn chế sự ảnh hưởng tới chất
lượng nước sông ở những vùng hạ lưu là rất quan trọng.
Xuất phát từ thực tế đó, nhằm đưa ra giải pháp góp phần cải thiện chất lượng
nước mặt sông Duy Tiên, đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất lượng

nước sông Duy Tiên thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam” đã được thực hiện. Đề
tài đã xác định được các nguyên nhân dẫn tới các vấn đề về chất lượng và trữ lượng
của sơng Duy Tiên, trên cơ sở đó, đề tài đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp chất
lượng nước mặt sông Duy Tiên. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được áp dụng
cho các lưu vực trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói riêng và tồn quốc nói chung.

3


Chƣơng 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Một số vấn đề chung
1.1.1. Nguồn nước và các vấn đề môi trường nước hiện nay
Là một trong những dạng tài nguyên nhạy cảm nhất với những tác động của
con người, tài nguyên nước đã và đang có những ảnh hưởng to lớn trả lại cho những
hoạt động tiêu cực của con người vào nguồn nước. Để hiểu thêm về nguồn nước cũng
như các vấn đề môi trường liên quan tới nguồn nước, ta có một số khái niệm như sau:
“Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác,
sử dụng bao gồm sơng, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước
dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác” [16].
“Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so
với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong
các thời kỳ trước đó.” [16].
“Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn
nước, làm cho nguồn nước khơng cịn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng
và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.” [16]
“Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có thể
tiếp nhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo đảm chất lượng nguồn nước cho mục
đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp

dụng.”[16]
Một trong số các vấn đề quan trọng liên quan tới môi trường nước hiện nay là ơ
nhiễm nguồn nước, nó được coi “là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và
thành phần sinh học của nước khơng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho
phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.” [16]. Như vậy, hàm lượng của
các chất gây ô nhiễm đã vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường và gây suy
giảm chất lượng môi trường.

4


Trong các dạng của tài ngun nước thì các dịng sông là dạng tài nguyên nhạy
cảm nhất. Bởi “lưu vực sơng là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới
đất chảy tự nhiên vào sơng và thốt ra một cửa chung hoặc thốt ra biển. Lưu vực
sơng gồm có lưu vực sơng liên tỉnh và lưu vực sông nội tỉnh.”[16], với một phạm vi
không gian tương đối rộng, lưu vực sông chịu tác động nhiều từ hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội của con người, và tác động cuối cùng tới chất lượng nước sông.

1.1.2. Hiện trạng tài nguyên nước sông trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Hiện trạng trữ lượng tài nguyên nước
- Trên thế giới:
Nước che phủ phần lớn diện tích trên mặt đất, chiếm 70% diện tích bề mặt trái
đất. Tuy nhiên, nước phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Sự phân
bố của chúng được thể hiện như trong hình 1.1.

Hình 1. 1. Phân bố tài nguyên nước trên Trái Đất [5]
Nhìn vào hình 1.1. cho thấy, 97% là nước mặn tồn tại trong các đại dương, 3%
còn lại là nước ngọt tồn tại ở các dạng băng tuyết, nước ngầm, nước mặt ngọt và hơi
nước trong khơng khí.
Tổng trữ lượng nước ngọt trên tồn cầu khoảng 35 triệu km3, trong đó nước

ngầm chiếm 30,1%, lượng nước ngọt tồn tại trong băng tuyết vĩnh cửu chiếm 68,7%

5


và lượng nước mặt ngọt mà con người có thể khai thác sử dụng dễ dàng chỉ chiếm
0,3%.
Với 0,3% lượng nước mặt ngọt có tới 87% tồn tại trong các hồ nước, 11% trong
các đầm lầy, lượng nước sông là 2%. Mặc dù chỉ chiếm 2%, nhưng chính hệ thống
sơng ngịi và lưu vực của nó đã đem đến nhiều thay đổi cho bề mặt nó đi qua.
Như vậy, mặc dù lượng nước trên Trái đất là rất lớn, song lượng nước ngọt cho
phép con người khai thác và sử dụng chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé với phân bố
không đồng đều theo không gian, thời gian khiến cho nước ngọt đặc biệt trở thành
một dạng tài nguyên đặc biệt cần phải được quan tâm bảo vệ và sử dụng hợp lý.
- Tại Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tài nguyên nước đa dạng và phong phú,
bao gồm cả nguồn nước ngầm và nước mặt ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo như
sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá và các túi nước
ngầm. Tuy nhiên, trữ lượng của tài nguyên nước vào loại trung bình và có nhiều yếu
tố khơng bền vững và thuận lợi trong khai thác, sử dụng.
Theo Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, Việt Nam có
khoảng 2.360 con sơng có chiều dài trên 10 km có dịng chảy thường xun, trong đó
có 109 sơng chính. Bao gồm 9 hệ thống sơng chính là sơng Hồng, sơng Thái Bình,
sơng Bằng Giang-Kỳ Cùng, sơng Mã, sơng Cả, sơng Vu Gia-Thu Bồn, sông Ba, sông
Đồng Nai, sông Cửu Long và bốn nhánh sông là sông Đà, sông Lô, sông Sê San, sơng
Srê Pok, có diện tích lưu vực trên 10.000 km2, chiếm khoảng 93% tổng diện tích của
mạng lưới sơng ngịi Việt Nam. Trong số 13 lưu vực sơng chính và nhánh có diện
tích lớn hơn 10.000 km2 có đến 10/13 sơng có quan hệ với các nước láng giềng, trong
đó có 3/13 sơng thượng nguồn ở Việt Nam hạ nguồn chảy sang nước láng giềng, 7
sông thường nguồn ở nước láng giềng, hạ nguồn ở Việt Nam. Như vậy, Việt Nam

không những bị ràng buộc về nguồn lợi tài nguyên nước với các quốc gia khác mà
còn bị hạn chế trong sự chia sẻ và đồng thuận giữa các quốc gia.
Như vậy, đối với tài nguyên nước mặt ở Việt Nam, tổng trữ lượng nước bình
quân năm khoảng 830 tỉ m3 trong đó hơn 60% nguồn nước mặt được sản sinh ở nước
ngồi, chỉ có khoảng 309 tỉ m3 mỗi năm trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng trữ lượng tiềm

6


năng nước dưới đất chưa kể các hải đảo ước tính khoảng 60 tỷ m3/năm. Trữ lượng
nước ở giai đoạn tìm kiếm thăm dị sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m3/năm (khoảng 13%
tổng trữ lượng) [5].
Hệ thống sơng ngịi dày đặc nhưng sự phân phối nguồn nước không đều trên
khắp chiều dài đất nước. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa
trung bình năm của nước ta trong khoảng 2000mm/năm. Tuy nhiên lượng mưa phân
bố không đều tại các vùng miền như tại Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế) lượng mưa đạt
8000 mm/năm; tại Phan Rang (Ninh Thuận), Phan Rí (Bình Thuận) đạt 400-700
mm/năm [5].
Ngồi ra, nước mặt phân bổ không đồng đều theo mùa. Mùa khơ thì thiếu nước
gây ra hạn hán, mùa mưa lại thừa nước gây ra lũ lụt (Mùa lũ lượng mưa tập trung
chiếm 80-90% lượng mưa cả năm). Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm
vi lãnh thổ thì bình quân đầu người tại Việt Nam đạt 4.400 m3/người/năm (thế giới là
7.400 m3/người/năm). Theo chỉ tiêu đánh giá của Hiệp hội Tài nguyên Nước Quốc tế
IWRA (quốc gia nào có lượng nước bình qn đầu người thấp hơn 4.000
m3/người/năm thì bị xem là quốc gia thiếu nước) thì Việt Nam sẽ là quốc gia thiếu
nước trong tương lai rất gần. Không những vậy, chất lượng nguồn nước đang suy
giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân như: Thiên tai và biến đổi khí hậu đang đe
dọa tài nguyên nước; Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cao, nguồn nước ngọt
ngày càng khan hiếm và bị ơ nhiễm.
Chính vì vậy, việc duy trì, nâng cao sản lượng, chất lượng nước và sử dụng hợp

lý tài nguyên nước đã đang là nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.

1.1.2.2. Các vấn đề môi trường liên quan tới tài nguyên nước
 Ơ nhiễm mơi trường
Theo Viện Nước quốc tế Xtốc-khơm (SIWI), tình trạng ơ nhiễm nguồn nước
đang gia tăng trên Trái đất, với trung bình mỗi ngày khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh
hoạt bị đổ thẳng ra sông, hồ và biển. Nghiêm trọng nhất là tại các nước đang phát
triển, có đến 70% lượng chất thải cơng nghiệp khơng qua xử lý trực tiếp đổ vào các
nguồn nước. Tình trạng đó khiến cho 1/6 số dân tồn cầu hiện không tiếp cận được

7


nguồn nước sạch; hơn 1,6 triệu trẻ em đã tử vong mỗi năm do thiếu vệ sinh và thiếu
nước sạch.
Mức độ ô nhiễm nước ngày một trầm trọng do tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa ngày một tăng nhanh trong khi hệ thống xử lý nước thải, rác thải
chưa đáp ứng kịp và được kiểm sốt chặt chẽ. Khơng những trong các lĩnh vực kể
trên, hoạt động sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học ngày một tăng
nhanh và khó kiểm sốt; ơ nhiễm nước sơng hồ do nước thải, chất thải từ các ao nuôi
thủy sản, bãi chăn thả gia cầm xả thải trực tiếp không qua xử lý vào nguồn nước.
Ơ nhiễm mơi trường nước sơng khơng phải là vấn đề của riêng một quốc gia mà
bất cứ nơi nào có hoạt động của con người nơi đó có ơ nhiễm. Có thể kể đến một số
dịng sơng nổi tiếng trên thế giới như:
Sông Citarum, Indonesia, rộng 13.000 km2, là một trong những dịng sơng lớn
nhất của Indonesia. Theo số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), sông
Citarum cung cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho 14 triệu dân thủ đô Jakarta, tưới cho
những cánh đồng cung cấp 5% sản lượng lúa gạo và là nguồn nước cho hơn 2.000
nhà máy - nơi làm ra 20% sản lượng cơng nghiệp của đảo quốc này. Dịng sơng này
là một phần không thể thay thế trong cuộc sống của người dân vùng Tây đảo Java. Nó

chảy qua những cánh đồng lúa và những thành phố lớn nhất Indonesia. Tuy nhiên,
hiện tại nó là một trong những dịng sơng ơ nhiễm nhất thế giới. Citarum như một bãi
rác di động, nơi chứa các hóa chất độc hại do các nhà máy xả ra, thuốc trừ sâu trơi
theo dịng nước từ các cánh đồng và cả chất thải do con người đổ xuống. Ô nhiễm
nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt, người dân sử dụng nước cũng bị lây nhiễm
nhiều loại bệnh tật. Điều kinh hoàng hơn cả là nhiều hộ dân sống quanh dịng sơng
này hàng ngày vẫn sử dụng nước sơng để giặt giũ, tắm rửa, thậm chí cả đun nấu [7].
Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy
Himalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.
Sơng Hằng có lưu vực rộng 907.000 km2, một trong những khu vực phì nhiêu và có
mật độ dân cao nhất thế giới. Lưu vực sông Hằng gần như tạo ra một vùng đất liền
thứ ba của Ấn Độ và là một trong 12 vùng dân cư trên thế giới phụ thuộc vào con
sông. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 140 loài cá, 90 loài động vật lưỡng cư và

8


lồi cá heo sơng Hằng. Hiện nay, sơng Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễm
nhất trên thế giới vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền cơng nghiệp hóa chất, rác thải
cơng nghiệp và rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý tới mức những người mộ đạo trước
kia tôn thờ nguồn nước sông này giờ đây lại trở nên khiếp sợ chính nguồn nước đó.
Chất lượng nước đang trở nên xấu đi nghiêm trọng. Cùng với sự mất đi khoảng 3040% lượng nước do những đập nước đang làm cho sông Hằng trở nên khô cạn và có
nguy cơ biến mất. Sơng Hằng được người Hindu rất coi trọng và sùng kính, là trung
tâm của những truyền thống xã hội và tôn giáo của đất nước Ấn Độ. Theo ước tính,
có hơn 400 triệu người sống dọc hai bờ sơng Hằng và mỗi ngày có 2 triệu người tới
bờ sông làm các nghi thức tắm rửa tại đây. Ngoài ra, do phong tục hỏa táng một phần
thi thể rồi thả trôi sông nên những thi thể người trơi lững lờ trên dịng sơng này, rồi
rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu lò đốt cũng là một nguyên nhân làm tăng ô
nhiễm sông. Nước sông giờ không những không thể dùng ăn uống, tắm giặt mà cịn
khơng thể dùng cho sản xuất nơng nghiệp. Các nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ các

kim loại độc trong nước sông khá cao như thủy ngân (nồng độ từ 65-520ppb), chì
(10-800ppm), crom (10-200ppm) và nickel (10-130ppm) [7].
Sơng Hồng Hà, là con sơng dài thứ 2 ở Trung Quốc, có vai trị rất quan trọng
đối với người dân nước này. Đây chính là nguồn cung cấp nước lớn nhất cho hàng
triệu người dân ở phía Bắc Trung Quốc nhưng hiện giờ đã bị ô nhiễm nặng nề bởi sự
cố tràn dầu và các chất thải công nghiệp.
Sông Sarno, Italy, chảy qua Pompeii tới phía Nam của vịnh Naples. Con sông
này nổi tiếng bởi mức độ ô nhiễm nhất châu Âu với rất nhiều rác thải sinh hoạt và rác
thải công nghiệp. Sông Sarno đã không chỉ làm ô nhiễm tại những nơi nó chảy qua
mà cịn làm ơ nhiễm vùng biển mà nó đổ vào gần khu vực vịnh Naples.
Sơng King nằm ở Tây Australia. Sơng này có độ phèn rất cao do chịu tác động
của hơn 1,5 triệu tấn rác thải sunfit từ hoạt động khai khoáng được đổ xuống mỗi
năm gây ô nhiễm nghiêm trọng cho con sơng này [7].
Các dịng sơng từ khắp nơi trên Trái đất, từ những châu lục phát triển tới
những quốc gia đói nghèo, ngồi vai trị cung cấp nước cho các hoạt động sinh hoạt,
sản xuất và khai thác các nguồn lợi sẵn có chúng cịn là nơi tiếp nhận các chất thải từ

9


chính những hoạt động trên. Sau cùng, tất cả đều chung trong thực trạng đang ngày
càng trở nên ô nhiễm.
 Cạn kiệt nguồn nước
“Chúng ta sẽ cạn nước trước khi chúng ta cạn dầu. Chúng ta bị khủng hoảng
nguồn nước vì chúng ta đã đưa ra những quyết định sai lầm trong vấn đề quản lý
nước. Biến đổi khí hậu sẽ càng làm tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng này”, Peter Brabeck,
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nestlé, đã đưa ra quan điểm này trong cuộc phỏng vấn
với giới điều hành doanh nghiệp do Financial Times thực hiện.
Dân số Trái đất ngày càng gia tăng không ngừng đã gây áp lực rất lớn đối với
các dạng tài nguyên trên Trái đất trong đó có tài nguyên nước. Việc mở rộng phát

triển không ngừng các hoạt động sản xuất đang làm nguy hại đến thiên nhiên để thoả
mãn được những nhu cầu gia tăng kinh tế và nguồn lợi của con người. Vấn đề cạn
kiệt nguồn nước không chỉ là chuyện của một quốc gia mà là vấn đề toàn cầu. Từ các
nước đang phát triển đến các nước phát triển, từ các nước khoa học công nghệ lạc hậu
tới các nước có nền khoa học cơng nghệ tiên tiến.
Điển hình như dịng sơng Mississippi, con sơng dài thứ 2 ở Mỹ, với 3.782 km,
bắt nguồn từ hồ Itasca, chảy qua hai bang Minnesota và Louisiana. Mực nước sông
Mississippi giảm tới 22% trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2004. Sự sụt giảm
này liên quan tới tình trạng biến đổi khí hậu và gây ảnh hưởng lớn đối với hàng trăm
triệu người trên thế giới. Theo Quỹ bảo vệ thiên nhiên tồn cầu (WWF), con sơng này
đang trở nên cạn kiệt, khô cằn, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người và phá hủy sự
sống ở những vùng lưu vực con sơng. Nếu con sơng này “chết” thì hàng triệu người
sẽ mất đi những nguồn sống của họ, sự đa dạng sinh học bị phá hủy trên diện rộng,
nước ngọt sẽ thiếu trầm trọng và đe doạ tới an ninh lương thực [7].
Tình trạng đơ thị hóa nhanh trong năm thập kỉ qua đã làm thay đổi cảnh quan
châu Phi và đe dọa nghiêm trọng nguồn cung cấp nước và các điều kiện vệ sinh ở
châu lục này, khiến nhiều quốc gia châu Phi phải đối mặt nguy cơ cạn kiệt nguồn
nước trong vài thập kỷ tới.
Tổ chức Bảo tồn toàn cầu (WFF) vừa phát hành bản báo cáo về Top 10 dịng
sơng trên thế giới đang bị đe dọa nhằm hướng tới ngày Nước sạch toàn cầu (22/3).

10


Trong 10 dịng sơng đang cạn kiệt nhanh chóng thì châu Á có tới 5, trong đó có sơng
Mekong. Con sông này đang bị cắt vụn ra bởi hàng loạt đập ngăn nước từ Trung
Quốc chạy dài về hạ lưu qua các nước Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Trung Quốc đã và đang xây dựng hơn 10 hồ chứa trên sông Mekong; Lào đã và đang
xây dựng 35 công trình thủy lợi – thủy điện trong đó có 27 hồ chứa trên sông nhánh
và 8 đập dâng trên sông chính; ở Thái Lan đã có 10 hồ chứa vừa và lớn hiện tại quốc

gia này đang có kế hoạch xây thêm; ở Campuchia có dự án giữ mực nước Biển Hồ
với một cao trình nhất định để phát triển tưới [15]. Những con đập đó sẽ ngăn cản các
luồng cá di cư và gây xáo trộn lớn tới hệ thủy sinh vật, tạo ra nguy cơ về nguồn nước
và cuộc sống của hơn 60 triệu con người [8].
Tại Việt Nam, GS.TS Hà Văn Khối, trường Đại học Thủy lợi cho biết, qua
nghiên cứu cho thấy, từ năm 2004, mực nước về mùa kiệt vùng hạ du sông Hồng
ngày càng có xu hướng giảm thấp, dù những năm gầy đây, lưu lượng nước xả xuống
hạ du từ hồ Hịa Bình, Thác Bà và gần đây là Tuyên Quang đều tăng gấp 1,5-2,8 lần;
về mùa kiệt, mực nước vùng hạ du sông Hồng năm sau lại thấp hơn năm trước. Kỉ lục
vào ngày 21/2/2010, mực nước sông Hồng ở Hà Nội chỉ đạt 0,1 m. Mực nước sông
Hồng thấp đã làm toàn bộ hệ thống nước ngầm ở khu vực đồng bằng sơng Hồng,
trong đó có Hà Nội bị hạ thấp, kéo theo đó là sự sụt lún nền đất [9].
Nguyên nhân việc nguồn nước ngọt trên các sơng ngịi cạn dần do khí hậu thay
đổi, ơ nhiễm và các đập ngăn nước với các quy hoạch không hiệu quả và phương án
bảo vệ không tương xứng đối với các khu vực tự nhiên.
 Lũ lụt, lũ quét
“Rừng đầu nguồn cũng gọi là rừng ni dưỡng nước. Nó bao gồm rừng nguyên
sinh, thứ sinh và rừng trồng trên diện tích tập trung nước của các con sông hay hồ
chứa nước” [18]. Như vậy có thể thấy được vai trị to lớn của rừng trong bảo vệ tài
nguyên nước. Tuy nhiên, hiện nay nạn phá rừng đang ngày một tăng nhanh và khó
kiểm sốt đã làm mất đi một diện tích lớn rừng đầu nguồn, từ đó làm nguồn nước về
mùa cạn nhiều sông suối khô kiệt, về mùa lũ làm tăng tốc độ xói mịn đất, tăng tính
trầm trọng của lũ lụt.

11


Trong tình hình biến đối khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ tới nước ta với
hàng loạt những trận bão lũ nguy hiểm, đời sống và môi trường của người dân phải
chịu các tác động nặng nề như:

Bão Nari (Bão số 11) là cơn áp thấp thứ 40, cơn bão nhiệt đới thứ 25 và cơn bão
cuồng phong thứ 8 theo danh sách bão trong mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương
2013. Bão Nari là cơn bão đã đổ bộ vào Philippines làm chết 38 người, tàn phá cây
cối, nhà cửa và gây ngập lụt. Vào đêm 14/10/2013, bão Nari đã đổ bộ Việt Nam và
tàn phá dữ dội nhiều thành phố miền Trung. Lũ lụt cũng khiến giao thông Bắc Nam
ách tắc, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống dân cư địa phương. Trận lụt còn làm 350 ha lúa
và 3.284 ha hoa màu bị ngập và cuốn trôi 104.000 m3 đất từ khu vực thủy lợi và
nhiều tuyến đường bê tơng.
Ngày 30/9/2013, bão Wutip (bão số 10) hồnh hành miền Trung, gây ra trận
“đại hồng thủy” làm 9 người chết, 199 người bị thương, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.
Cơn bão này đã gây ra một cơn lũ kinh hoàng nhất sau gần nửa thế kỷ. Từ giữa tháng
10/2011, các trận mưa lớn liên tiếp đã gây ngập lụt nặng tại nhiều tỉnh thành miền
Trung. Nước lụt đã nhấn chìm khoảng 170.000 căn nhà và 23.700 ha hoa màu. Lũ lụt
cũng làm 55 người chết [10].
Những vùng bị ngập lụt, môi trường bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng đến sức khỏe
của nhân dân. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do phân, rác, nước thải, bãi thu gom, tập
kết xử lý chất thải rắn, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật... bị cuốn
chung vào nguồn nước. Các cơng trình xử lý nước thải, hệ thống thoát nước thải bị
phá hủy làm cho phân, rác, nước thải tồn đọng từ các nhà vệ sinh, hệ thống cống
rãnh, chuồng trại chăn nuôi tràn trực tiếp ra môi trường. Cây cối, hoa màu bị chết vì
bị ngâm trong nước lâu ngày; xác chết của một số loài động vật, gia súc, gia cầm làm
phát sinh dịch bệnh cho người và gia súc gia cầm. Hơn nữa, các công trình cấp và dữ
trữ nước sinh hoạt cũng bị tác động to lớn qua mỗi đợt mưa lũ. Nếu xảy ra trong giai
đoạn giao mùa giữa mùa Hè và mùa Thu các đợt ngập lụt mưa lũ này còn tiềm ẩn
nguy cơ dễ bùng phát dịch bệnh [11].

12


 Xâm nhập mặn

Nguồn nước suy giảm, các hồ chứa thượng nguồn vận hành không hợp lý, nhu
cầu về nước tăng lên dẫn đến tình trạng thiếu nước vùng hạ du. Đối với các tỉnh ven
biển việc lấy nước càng khó khăn hơn do ở cuối hệ thống sơng và bị ảnh hưởng xâm
nhập mặn. Tại việc Nam, hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của tình trạng xâm nhập mặn trên.
Nguồn nước mặt cấp cho sản xuất và dân sinh duy nhất từ dịng chính sơng
Hồng – sơng Thái Bình phân vào các nhánh sông, các cống lấy nước và các trạm
bơm. Dưới tác động ảnh hưởng đồng thời của dòng chảy kiệt, điều tiết mực nước
thượng lưu, yếu tố địa hình, chế độ thủy triều và kịch bản nước biển dâng làm cho
ranh giới xâm nhập mặn ngày một tiến sâu hơn. Vùng cửa sơng ven biển do có hệ
thống đê khống chế nên đối với khu vực này mặn không xâm nhập vào trong đồng
nhưng làm ngưng trệ quá trình lấy nước tưới từ sông, phục vụ cho nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản. Giới hạn xâm nhập mặn (từ ngày 16 đến ngày 25 tháng 1 năm 2008)
gồm các con triều cường và triều trung bình thuộc 1 kỳ triều có đỉnh mặn lớn nhất ở
các sơng: Trà Lý, Sơng Hồng, Ninh Cơ, sông Đáy. Độ sâu xâm nhập mặn diễn biến
từ 30,3 km đến 40 km theo cực đại đỉnh ở mức xâm nhập mặn 1‰ [12].
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, từ giữa đến cuối tháng 3/2012, nước
mặn có độ mặn 0,1‰ sẽ xâm nhập sâu 70km tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, Hàm Lng nước mặn có độ mặn 0,4‰ (gây hại cho
cây trồng) xâm nhập sâu 50km, đến thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang); xã Tân Thạch
(huyện Châu Thành), Mỹ Hòa (huyện Ba Tri) của tỉnh Bến Tre. Cũng tại 3 sơng trên,
nước mặn có độ mặn 0,1‰ xâm nhập sâu 70km. Trên sông Định An, Trần Đề, nước
mặn có độ mặn 0,4‰ xâm nhập sâu 60km đến xã An Phú Tân (huyện Tiểu Cần, tỉnh
Trà Vinh) và xã Nhơn Mỹ (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng). Nước mặn có độ mặn
0,1‰ xâm nhập sâu 70km đến thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) và xã
Phú Hữu (huyện Châu Thanh, tỉnh Hậu Giang. Tại Cà Mau, trên sơng

ng Đốc, Cái

Lớn, nước mặn có độ mặn từ 4-29‰ xâm nhập sâu 65km đến thị trấn U Minh (huyện

U Minh) và xã Hỏa Lựu (thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang). Viện Khoa học Thủy lợi
miền Nam nhận định, nước mặn sẽ tràn vào một số kênh đầu mối tại Đồng bằng sông

13


Cửu Long làm ảnh hướng đến việc bơm nước vào ruộng trong quá trình cày ải gieo sạ
lúa hè thu [13].
Nguyên nhân khách quan của tình trạng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu,
nhiệt độ và nước biển dâng cao.

1.2. Quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc
1.2.1. Khái niệm quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Khái niệm quản lý tổng hợp tài nguyên nước được hiểu theo nhiều cách khác
nhau, nhưng để thống nhất chung, khái niệm này dựa theo định nghĩa của tổ chức
“Cộng tác vì nước tồn cầu“ (GWP, 2000) như sau: “Quản lý tổng hợp tài nguyên
nước là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất
đai và các tài nguyên khác có liên quan, sao cho tối đa hóa các lợi ích kinh tế và phúc
lợi xã hội một cách cơng bằng mà khơng phương hại đến tính bền vững của các hệ
sinh thái thiết yếu”.
Khái niệm quản lý tổng hợp tài nguyên nước xuất phát từ cơ sở thực tế có rất
nhiều hoạt động sử dụng các nguồn nước có hạn phụ thuộc lẫn nhau như nhu cầu
nước tưới và lượng nước tiêu nội đồng từ các khu vực canh tác nơng nghiệp cao thì
lượng nước sạch cho sinh hoạt và các ngành công nghiệp bị giảm đi; nếu giữ lại đủ
lượng nước trên sông để bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì nước để tưới tiêu cho nơng
nghiệp sẽ ít đi; nước thải ơ nhiễm từ các khu tập trung đông dân, khu công nghiệp xả
ra sơng làm nhiễm bẩn các dịng sơng thì các hệ sinh thái trên lưu vực sông bị đe dọa.
Như vậy, nếu sử dụng khơng có kế hoạch và hài hịa lợi ích giữa các bên liên
quan thì nguồn tài ngun nước khan hiếm sẽ bị sử dụng một cách lãng phí, mất đi
tính bền vững.


1.2.2. Nội dung quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Quản lý tổng hợp nguồn nước bao gồm các hợp phần và nội dung như sau:
-

Tổng hợp về quản lý nguồn nước mặt và nước dưới đất:

Cách tiếp cận tổng hợp giữa quản lý đất và nước là một sự khởi đầu của chu
trình thủy văn, tuần hoàn vận chuyển nước giữa các quyển hay thành phần: khơng
khí, đất, cây trồng và nguồn nước mặt, nước dưới đất. Kết quả phát triển sử dụng đất

14


và lớp phủ trồng trọt (bao gồm cả lựa chọn cây trồng) sẽ ảnh hưởng tới sự phân bố
vật lý cũng như chất lượng nước và điều này phải được xem xét cẩn thận trong quy
hoạch tổng thể và quản lý các nguồn tài nguyên nước.
Lưu vực và quản lý ở cấp lưu vực không chỉ quan trọng ở nghĩa tổng hợp các
vấn đề sử dụng đất và nước, mà còn rất bức thiết trong quản lý các mối quan hệ giữa
lượng và chất, giữa các quyền lợi ở thượng lưu và hạ lưu
-

Tổng hợp giữa quản lý nguồn nước ngọt với quản lý vùng biển ven bờ

Quản lý nguồn nước ngọt với quản lý vùng biển ven bờ sẽ phải được nhất thể
hóa, phản ảnh tính liên lục giữa nước ngọt và nước biển ven bờ. Hệ nước ngọt là vật
thể rất quan trọng xác định những điều kiện của vùng biển ven bờ và do đó người
quản lý hệ nước ngọt sẽ phải xem xét những yêu cầu của vùng biển ven bờ khi quản
lý tài nguyên nước. Đây là trường hợp đặc biệt của vấn đề quan hệ giữa thượng lưu
và hạ lưu, mà vấn đề này càng ngày càng được chú ý đối với tất cả các nước

-

Tổng hợp giữa quản lý số lượng và chất lượng tài nguyên nước:

Quản lý tài nguyên nước có nhiệm vụ duy trì trữ lượng nước phù hợp với chất
lượng an toàn. Như vậy, quản lý chất lượng nước là hợp phần cần thiết của quản lý
tổng hợp tài nguyên nước. Sự xuống cấp, suy thoái chất lượng nước làm giảm hiệu
quả sử dụng tài nguyên đối với các bên liên quan ở vùng hạ lưu.
-

Tổng hợp giữa các quyền lợi liên quan đến thượng lưu và hạ lưu:

Việc tiếp cận tổng hợp trong quản lý tài nguyên nước hàm ý nhận dạng các
xung đột về quyền lợi giữa các bên có liên quan ở vùng thượng lưu và hạ lưu. Những
“tổn thất” về tiêu thụ (nhu cầu) ở thượng lưu sẽ làm giảm lưu lượng nước sông. Các
thải lượng ô nhiễm xả ra ở thượng lưu sẽ làm suy thối chất lượng nước sơng.
-

Tổng hợp trong hệ thống nhân tạo:

Khi phân tích tài nguyên nước phải kết hợp phân tích các hoạt động của con
người và cơ cấu dịch vụ. Tổng hợp liên ngành trong q trình lập chính sách quốc
gia. Tổng hợp tất cả các bên liên quan trong quá trình quy hoạch và quyết định; sau
cùng là tổng hợp quản lý nước và nước thải [15].

15


Nếu làm tốt các mặt tổng hợp trên trong quan hệ hài hòa giữa ba thành tố kinh
tế - xã hội – môi trường sẽ đạt được sự quản lý tài nguyên nước bền vững.


1.3. Các giải pháp quản lý chất lƣợng nƣớc sông
1.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sơng
-

pH:

Là đại lượng đặc trưng cho tính axit hay kiềm của nước và đặc trưng bởi nồng
độ ion H+. là chỉ số thể hiện độ axít hay bazơ của nước, là yếu tố môi trường ảnh
hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nước.
Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình đơng tụ hóa học,
sát trùng, làm mềm nước, kiểm sốt sự ăn mòn. Trong hệ thống xử lý nước thải bằng
quá trình sinh học thì pH phải được khống chế trong phạm vi thích hợp đối với các
lồi vi sinh vật liên quan, pH là yếu tố mơi trường có ảnh hưởng tới tốc độ phát triển
và giới hạn sự phát triển của vi sinh vật ở trong nước. Khi pH của nước bằng 7 mẫu
nước trung tính. pH > 7: nước có tính bazơ và pH < 7: nước có tính axit.
-

Tổng chất rắn lơ lửng - TSS:

Là các chất có khối lượng nhỏ khơng chìm xuống được, bị lơ lửng trong nước.
Các chất này có thể tạo nên từ các chất keo trong nước như keo SiO2, Al(OH)3,
Fe(OH)3…; ngồi ra chúng có thể được tạo nên từ các chất mùn, các hạt đất, cát có
khối lượng nhỏ khơng chìm xuống đáy được. Đơn vị của TSS là mg/l.
Các chất lơ lửng có tầm quan trọng đối với đời sống của nhiều sinh vật sống
trong nuớc như động vật không xương sống, tuy nhiên các chất lơ lửng cũng cản trở
đến q trình quang hợp của một số lồi thủy sinh. Các chất rắn lơ lửng thường làm
cho nước bị đục và do đó sẽ làm giảm tầm nhìn xa của các thủy sinh vật và ngăn cản
sự xuyên qua của ánh sáng mặt trời.
-


Amoni - NH4+:

Amoni là một thành phần rất hay gặp trong nước thải. Các dòng thải chứa
amoni có thể gây độc đối với mơi trường nước, gây ra hiện tượng giảm nồng độ oxy
trong nước, hiện tượng phú dưỡng và ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ Clo của nước.
Sự có mặt của NH4+ chứng tỏ nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt hoặc

16


nước thải từ các nhà máy sản xuất phân đạm. Đơn vị của Amoni là mg/l.
-

Oxy hòa tan - DO:

Lượng oxy hòa tan trong nước xuất phát từ hai nguồn: từ khơng khí và từ q
trình quang hợp của các thực vật sống dưới nước; biểu diễn thông qua chỉ số oxy hòa
tan. Chỉ số oxy hòa tan (DO) được biểu diễn bằng số mg oxy tan trong 1 lít nước, đơn
vị mg/l. Oxy tan rất ít trong nước. Độ tan bão hòa của oxy trong nước sạch ở 0oC
trong khoảng 10 ÷ 12 ppm (1 ppm = 1 mg/l). Trên thực tế ít khi nước bão hịa oxy mà
chỉ đạt 70 ÷ 80 % so với mức bão hịa.
DO của nước biến động nhanh và theo quy luật cực đại vào giữa trưa, cực tiểu
vào ban đêm và sáng sớm. Ngoài ra DO cũng biến đổi theo chiều sâu của nước và có
nhiều ở trên mặt nước. Ở các hệ sinh thái nước, ban ngày có q trình quang hợp xảy
ra mạnh nên DO tăng, ban đêm quá trình hô hấp của các sinh vật diễn ra nên DO
giảm đôi khi thiếu oxy làm chết các sinh vật.
DO bị giảm do thực vật, động vật và các sinh vật phân hủy tiêu thụ oxy. Chỉ số
DO cho biết mức độ ô nhiễm của nước, đặc biệt khi trong nước có nhiều chất hữu cơ,
các vi sinh vật tiêu thụ oxy mạnh làm giá trị DO giảm đáng kể.

-

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5):

Trong nước ln xảy ra q trình oxy hóa các chất hữu cơ có sự tham gia của
các vi sinh vật. Các q trình này ln tiêu tốn oxy và được đặc trưng bởi chỉ số nhu
cầu oxy sinh hóa.
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) là lượng oxy mà vi sinh vật đã sử dụng trong quá
trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước, đơn vị tính mg/l biểu diễn bằng số mg oxy
mà vi sinh vật sử dụng để oxy hóa các chất hữu cơ có trong 1 lít nước.
BOD là chỉ tiêu thơng dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước. Trong
nước có nhiều chất hữu cơ thì q trình oxy hóa xảy ra nhiều, lượng oxy mà vi sinh
vật tiêu thụ càng nhiều. Trong thực tế không thể xác định được lượng oxy cần thiết để
vi sinh vật oxy hóa hồn tồn chất hữu cơ có trong nước vì thời gian này kéo dài cả
tháng nên chỉ cần xác định lượng oxy cần thiết khi ủ mẫu vào phòng tối trong 5 ngày

17


ở 20oC. Sau 5 ngày ủ, có khoảng 80 % nhu cầu oxy được sử dụng và kết quả được
biểu diễn bằng BOD5.
Chỉ số BOD5 là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước. Chỉ
số này càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong
nước càng lớn như vậy nước bị ô nhiễm nặng. Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ nước
khơng hoặc ít ơ nhiễm.
-

Nhu cầu oxy hóa học - COD:

Là lượng oxy cần tốn cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ có trong 1 lít

nước thành CO2 và H2O, đơn vị mg/l. COD cho biết hàm lượng của chất hữu cơ có
thể bị oxy hóa có trong 1 lít nước do đó đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá sự ô nhiễm nước.
Chỉ số COD bao gồm cả lượng chất hữu cơ khơng bị oxy hóa bởi vi sinh vật
nên giá trị COD luôn cao hơn giá trị BOD [14].

1.3.2. Khả năng tự làm sạch của nước sông
Nguồn nước là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội. Nhưng ngược lại kinh tế xã hội phát triển lại tạo nên các mâu thuẫn bức xúc về
nguồn nước. Sự phát triển nhanh chóng của đơ thị hóa và cơng nghiệp tạo sức ép
nặng nề lên các dịng sơng, làm nó cạn kiệt về nguồn nước, giảm chất lượng, gây ô
nhiễm môi trường nước. Khả năng tự làm sạch là đặc tính tự nhiên của các dịng
sơng. Hình thức điều tiết dịng chảy, bổ sung nước để pha lỗng làm giảm nhẹ cường
độ ơ nhiễm nhằm tăng cường khả năng tự làm sạch của dòng chảy. Nước bị ô nhiễm,
nồng độ các tạp chất trong nước cao, lượng oxy hịa tan thấp. Vì vậy cần phải bổ sung
lượng dòng chảy để tăng hàm lượng oxy cho các phản ứng phân hủy sinh học cũng
như quá trình trao đổi chất.
Trong chu trình vật chất ở mơi trường nước có ba q trình vận động cơ bản
là:

(1) Tạo thành: quá trình này chủ yếu diễn ra trong cơ thể thủy sinh vật;
(2) Phân hủy: là quá trình diễn ra ngồi cơ thể thủy sinh vật;
(3) Tích tụ: là q trình tích tụ và lắng động ở nước và ở đáy.

18


Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ, khi các chất ơ nhiễm là những muối vơ cơ
(NaCl, KCl...) hịa tan được xả vào nước sẽ không diễn ra một sự thay đổi nào rõ rệt
ngồi sự pha lỗng tự nhiên khi con sơng tăng dần thể tích trong q trình chảy do

điều tiết dịng chảy hoặc do các sơng nhánh đổ vào.
Hầu hết các muối của các axít vơ cơ thuộc loại này có thể xảy ra những sự thay
đổi hóa học do chúng tác dụng với các chất khác có mặt trong nước sơng. Ngược lại
khi các con sơng bị ơ nhiễm hữu cơ thì chúng có khả năng khắc phục được gánh nặng
ô nhiễm bằng cách tự làm sạch và phục hồi chất lượng một cách tự nhiên theo thời
gian và được gọi là hiện tượng tự làm sạch của sông. Hiện tượng này chủ yếu được
quyết định bởi các phản ứng sinh hóa do các hoạt động của vi sinh vật, đặc biệt là vi
khuẩn. Những vi khuẩn sử dụng các chất hữu cơ làm thức ăn, phân tích các hợp chất
hữu cơ phức tạp thành các chất cuối cùng đơn giản và ít độc hại. Các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng tự làm sạch của dịng sơng bao gồm: Nồng độ oxy hịa tan, loại
chất hữu cơ, các tác nhân sinh học như tảo, vi khuẩn, động vật nguyên sinh... Đặc
tính vật lý của dịng chảy như: lưu tốc, lưu lượng, diện tích mặt cắt ngang, đặc tính
đáy là những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán oxy từ khơng khí vào nước
cũng ảnh hưởng đến quá trình tự làm sạch của sông.

1.3.3. Một số giải pháp quản lý chất lượng nước sơng
Trong q trình phát triển kinh tế xã hội, nhiều dịng sơng đã bị ơ nhiễm. Để cải
thiện và khơi phục chất lượng nước sông, nhiều giải pháp được đưa ra và áp dụng tại
các quốc gia trên thế giới. Căn cứ vào mức độ ô nhiễm, nguồn gốc ô nhiễm và khả
năng tự làm sạch của môi trường, các giải pháp được đưa ra bao gồm:
-

Xử lý triệt để các nguồn thải trước khi chảy vào các con sông;

-

Tăng cường khả năng giám sát và quản lý môi trường nước;

-


Tăng lượng dịng chảy nhằm tăng khả năng pha lỗng và tự làm sạch

của các con sông-

Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất để tăng

cường tái sử dụng nguồn nước và giảm phát thải
Giải pháp tăng dịng chảy cho các con sơng bằng biện pháp cấp thêm nước cho
các con sông bị ô nhiễm đã được xử lý thành cơng ở Mỹ. Một số dịng sơng bị ô

19


nhiễm người ta đã xây dựng các hồ chứa phía thượng nguồn và về mùa khô khi mức
độ nhiễm bẩn của các dịng sơng cao thì điều tiết nước từ hồ chứa về để pha lỗng
nồng độ ơ nhiễm và tăng cường khả năng tự làm sạch của dịng sơng. Kênh Gowanus
ở thành phố New York là một con kênh rất ô nhiễm do nước thải công nghiệp và sinh
hoạt được làm sạch nhờ biện pháp lấy nước sạch từ kênh Buttermilk dẫn vào đầu
kênh Gowanus nhằm pha loãng nồng độ ô nhiễm tăng khả năng tự làm sạch của nó.
Tại Trung Quốc, Tây Hồ của thành Phố Hàng Châu một trong các hồ tự nhiên đẹp
nhất Trung Quốc cũng bị ô nhiễm nặng vào các năm 90, và giải pháp cải tạo là dùng
nước sông Tiền Đường dẫn vào hồ khi triều cường và được dẫn ra khỏi hồ khi triều
rút, với hệ thống đường ống cấp và thoát nước lên đến 22 km. Sông Châu Giang chảy
qua thành phố Quảng Châu, sơng Hồng Phố chảy qua Thượng Hải cũng ở tình trạng
ơ nhiễm nặng. Thành phố Quảng Châu, Thượng Hải đã có những giải pháp quyết liệt
như xử lý triệt để các nguồn thải, trong đó có các giải pháp nâng cao lưu lượng dòng
chảy về mùa kiệt...
Những năm gần đây do sức ép của phát triển kinh tế xã hội, môi trường nước
sông Nhuệ ngày càng ô nhiễm, hiện nay đã đến mức báo động, cùng với q trình cạn
kiệt dịng chảy mà các ý tưởng về tăng nguồn nước cho hệ thống Sông Nhuệ, sông

Đáy đã được xúc tiến triển khai như:
Dự án làm sống lại sơng Đáy với biện pháp cơng trình lấy nước đầu nguồn tại
Vân Cốc (cống Cẩm Đình) và đào kênh Ngọc Tảo cho phép lấy nước mùa kiệt
khoảng 50m3/s, dẫn lũ thường xuyên 1000m3/s và phân lũ lớn 5000m3/s từ sông
Hồng vào sông Đáy. Dự án này đã thi công xong các cống đầu mối (Cẩm Đình - cạnh
cống Vân Cốc, cống Hiệp Thuận - cạnh đập Đáy) và kênh Ngọc Tảo đang trong giai
đoạn hoàn thiện. Nhưng như vậy vẫn chưa thể lấy nước từ sơng Hồng vào sơng Đáy
vì đoạn sông từ đập Đáy đến Mai Lĩnh vẫn chưa được khơi thông;
Những nghiên cứu về biện pháp sinh học xử lý nước thải được phát triển rất
nhanh trong những năm gần đây, vai trò của thực vật đã được quan tâm và ứng dụng
nhiều đem lại hiệu quả cao. Các nhà khoa học Israel, thuộc trường Đại học Ben –
Guron (1996) đã nghiên cứu ứng dụng bèo hoa dâu để xử lý nước thải. Các nhà khoa
học đã sử dụng bèo hoa dâu Lemna gibba xử lý nước thải sinh hoạt. Bể được xây

20


dựng để xử lý có chiều sâu 20 – 30 cm, sau 10 ngày thu hoạch bèo làm thức ăn cho
chăn nuôi, nước thải qua xử lý đạt đủ tiêu chuẩn để dùng tưới cho rau và hoa quả [5].
Ngoài một số giải pháp về cơng nghệ, cơng trình quy mơ vẫn cần có sự kết hợp
của các giải pháp quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước sông. Với những
tác động không ngừng của hoạt động phát triển, chất lượng nước tại các con sông
đang suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, số lượng những đề tài về đánh giá chất lượng
nước sông từ cấp trung ương tới địa phương là khơng nhỏ. Có thể kể đến các đề tài
nghiên cứu như:
“Đánh giá chất lượng môi trường nước sông lô đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc
và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước trên đoạn sông này”, do Nguyễn Lựu
Hương thực hiện năm 2013. Đề tài đã đánh giá chi tiết được chuỗi quan hệ nhân quả
của các ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế xã hội và q trình tự nhiên tới chất
lượng mơi trường nước sông Lô, cung cấp một sự hiểu biết tổng thể và thực tế về

vùng nghiên cứu. Đồng thời, đánh giá được hiện trạng môi trường nước sông Lô và
đưa ra giải pháp quản lý. Song các giải pháp này khơng cụ thể và sát với tình hình
thực tế của lưu vực sông Lô.
Ngô Thanh Huyền đã tiến hành “Đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai đoạn
chảy qua tỉnh Đồng Nai” vào năm 2013 và đã đưa ra kết quả về tình hình và những
ngun nhân chính ảnh hưởng tới chất lượng nước sơng Đồng Nai từ đó đề xuất các
biện pháp quản lý tài nguyên nước phù hợp cho hệ thống sông Đồng Nai đoạn chảy
qua tỉnh Đồng Nai.
“Nghiên cứu chỉ số chất lượng nước để đánh giá và phân vùng chất lượng nước
sông Hậu”, được thực hiện bởi Tôn Thất Lãng (2007) đã ứng dụng chỉ số chất lượng
môi trường nước để xây dựng nên một bản đồ tổng hợp về chất lượng nước tại lưu
vực sông Hậu phục vụ cho công tác quản lý, quy hoạch và kiểm sốt chất lượng cho
lưu vực sơng này.
Kết luận:
Như vậy, từ nghiên cứu tổng quan cho thấy, nước sông nói riêng và tài ngun
nước nói chung đóng vai trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, quốc gia và khu vực nhưng đang bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường, cạn

21


kiệt nguồn nước và nhiều nguy cơ khác. Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra giải pháp sử
dụng bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên có giá trị này đã nhận được sự quan tâm
của các nhà khoa học trên tồn thế giới.
Bên cạnh đó, đánh giá chất lượng môi trường nước và quản lý chất lượng nước
sông là một vấn đề khó và địi hỏi nhiều tâm sức và thời gian nghiên cứu. Chính vì
vậy, những đề tài theo hướng giải quyết vấn đề này rất đáng được sự quan tâm,
hưởng ứng của các nhà chuyên môn và xã hội. Với mục đích nhằm khắc phục những
tồn tại của nghiên cứu đi trước, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu cho công tác quản
lý tổng hợp nguồn nước, em đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản

lý chất lượng nước sông Duy Tiên thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”. Đề tài này
nhằm cung cấp một cơ sở khoa học trong việc để xuất giải pháp quản lý tổng hợp bảo
vệ nguồn nước lưu vực sông.

22


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đề tài nhằm đề xuất được giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Duy
Tiên trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con
người tới chất lượng nước sông Duy Tiên
- Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý chất lượng nước sông.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu đánh giá chất lượng nước thông qua 6 chỉ tiêu:
pH, NH4+, TSS, COD, BOD5, DO và ảnh hưởng của hoạt động phát triển kinh tế xã
hội của cộng đồng địa phương tới chất lượng nước trên lưu vực sông Duy Tiên đoạn
chảy qua huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước sông Duy Tiên
-

Mức độ sử dụng nước sông Duy Tiên hiện tại và nhu cầu sử dụng nước trong

tương lai;

-

Hiện trạng các hệ thống công trình khai thác, sử dụng nguồn nước; các hệ
thống cơng trình cấp nước; các dự án cấp nước đang triển khai thực hiện,

2.3.2. Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước sông Duy Tiên
-

Điều tra nguyên nhân làm suy giảm chất lượng nước mặt của sơng Duy Tiên,

-

Xác định vị trí lấy mẫu nước mặt: theo vị trí đầu – cuối nguồn nước sơng và
theo vị trí tiếp nhận nguồn gây ơ nhiễm theo loại hình sinh hoạt, sản xuất trên
dịng sơng. Từ đó, lấy mẫu, phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước mặt tại
các điểm lấy mẫu đã lựa chọn.

-

Xây dựng đồ thị minh họa các chỉ tiêu đo được qua các lần quan trắc và so
sánh với quy chuẩn chất lượng nước như: QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn

23


kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 39:2011/BTNMT quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu; QCVN
38:2011/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ

đời sống thủy sinh.
-

Phân tích, đánh giá kết qua thu thập được.

2.3.3. Đề xuất giải pháp quản lý nâng cao chất lượng nước mặt của sông
Duy Tiên và hiệu quả sử dụng nước sông.
- Giải pháp công nghệ
- Giải pháp quản lý
- Giải pháp quy hoạch

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Để hiểu rõ hơn về vấn đề và đối tượng nghiên cứu, đề tài đã tiến hành thu thập
tài liệu thứ cấp bao gồm kết quả của các báo cáo, cơng trình đề tài nghiên cứu khoa
học đã được cơng bố, các báo cáo hành chính của địa phương nghiên cứu; các văn
bản luật được ban hành theo quy định của pháp luật. Dữ liệu thứ cấp được kế thừa để
phục vụ nghiên cứu này bao gồm:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam;
- Các tài liệu, quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam, các thông tư hướng dẫn về
thực hiện đánh giá chất lượng nước mặt. Cùng các báo cáo, chuyên đề nghiên cứu
khoa học, tạp chí, tài liệu có liên quan tới đề tài.

2.4.2. Phương pháp tiếp cận sinh thái.
Trong điều kiện tự nhiên, các hệ sinh thái khi chịu một tác động từ bên trong
hoặc bên ngoài mối quan hệ tác động - phản ứng - phục hồi của hệ sinh thái với tác
động đó sẽ được thiết lập. Trong đó tác động có thể được coi là một tác nhân, hoạt
động mà làm thay đổi tính chất, chức năng của hệ sinh thái so với bình thường. Phản
ứng của một hệ sinh thái với một tác động có thể được coi như quá trình biến đổi
động hoặc tĩnh của hệ sinh thái như là kết quả của tác động.

Đối với các hệ sinh thái thủy vực như sông, biểu hiện ban đầu khi bị ô nhiễm là
sự suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, sự sống của các loài thực vật thủy sinh
bản địa bị ảnh hưởng, các tính chất vật lý thơng thường của nước biến đổi (biến đổi

24


màu, độ đục tăng, có mùi vị lạ, bắt đầu xuất hiện các loại động thực vật ưa ô nhiễm
như cỏ dại, rêu v.v...). Ở mức độ cao hơn, xảy ra hiện tượng chết hoặc di cư hàng loạt
các loài động vật bậc cao, hàm lượng vi sinh vật loài nấm và vi khuẩn gia tăng, đặc
biệt là vi khuẩn yếm khí, rêu tảo phát triển mạnh, độ đục, độ màu tăng đáng kể, cuối
cùng, xảy ra các hiện tượng lên men, thối rữa, hàm lượng oxy hòa tan tiến tới 0, nhiều
loài sinh vật bản địa biến mất.
Khả năng tự làm sạch của mơi trường nói chung và các hệ sinh thái thủy vực nói
riêng phụ thuộc vào các q trình biến đổi lý - hóa - sinh học như pha lỗng, lắng,
phân hủy hóa - sinh, hay các quá trình trao đổi chất và sau một thời gian hệ sinh thái
có thể phục hồi trạng thái ban đầu. Cơ sở để quá trình này đạt hiệu quả cao phụ thuộc
chủ yếu vào hàm lượng oxy hịa tan. Vì vậy, q trình tự làm sạch trong mơi trường
nước động (sông, suối) dễ thực hiện hơn so với môi trường nước tĩnh (hồ, ao) do quá
trình đối lưu và khuếch tán oxy của khí quyển vào nước xảy ra dễ dàng hơn. Ngồi
ra, nó cũng phụ thuộc vào hàm lượng tảo, vi tảo và các thực vật thủy sinh khác, bởi
chúng đóng vai trị quyết định trong việc cung cấp oxy trong nước thông qua các
phản ứng quang hợp. Khi các chất ô nhiễm được đưa vào nước quá nhiều, vượt quá
giới hạn của quá trình tự làm sạch thì nguồn nước sẽ bị ô nhiễm lâu dài.
Như vậy, đối với lưu vực sơng, có thể coi khả năng phục hồi chất lượng là quá
trình phục hồi các chức năng tự nhiên của hệ sinh thái đã bị mất hoặc biến đổi sau khi
chịu tác động ơ nhiễm, q trình này là kết quả vận động của các tác nhân cấu thành
hệ sinh thái, bao gồm các vận động hóa học, vật lý và sinh học. Tuy nhiên, điều này
chỉ đúng khi việc xả thải đã chấm dứt, còn trong trường hợp tác động này vẫn tiếp tục
kéo dài hoặc gia tăng cường độ thì phải xem xét đến khả năng biến đổi của hệ sinh

thái để thích nghi với điều kiện mới. Trong trường hợp này, khả năng tự phục hồi của
hệ sinh thái tại điểm chịu tác động khơng cịn mà phải xét đến khả năng thiết lập hệ
sinh thái mới. Như vậy, khả năng tự phục hồi của lưu vực sơng cịn phải liên quan
đến cường độ, tần suất và thời gian của tác động ô nhiễm.
Khi một dịng sơng ơ nhiễm được một nhánh sơng khác ít ơ nhiễm hơn nhập lưu
hoặc được pha lỗng bằng nước mưa, dịng nước ít ơ nhiễm từ các lưu vực khác chảy
vào làm lưu lượng nước tăng lên từ đó hàm lượng chất ơ nhiễm sẽ giảm xuống. Như
vậy, nếu ứng dụng được khả năng tự làm sạch của nước sơng việc phục hồi các dịng
sơng bị ơ nhiễm là khả thi.

25


×