Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian để xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng tại xã tả van, vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.98 KB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ ĐỊA KHÔNG
GIAN ĐỂ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG TRỌNG ĐIỂM
CHÁY RỪNG TẠI XÃ TẢ VAN, VƢỜN QUỐC GIA
HOÀNG LIÊN, TỈNH LÀO CAI
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (C)
MÃ SỐ: 310
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Phùng Văn Khoa
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thanh Tiến

Mã sinh viên:

1353104015

Lớp:

K58A-QLTNTN(C)

Khoá học:

2013 - 2017

Hà Nội, 2017


LỜI CẢM ƠN


Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trƣờng Trƣờng ĐH Lâm nghiệp Việt
Nam, đƣợc sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của q thầy cơ, đặc biệt là quý
thầy cô khoa Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trƣờng đã truyền đạt cho em
những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học ở trƣờng. Và
trong thời gian thực địa tại VQG Hồng Liên em đã có cơ hội áp dụng những
kiến thức học ở trƣờng vào thực tế, đồng thời học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm
thực tế tại nơi đây. Cùng với sự nổ lực của bản thân, em đã hồn thành luận văn
tốt nghiệp của mình.
Từ những kết quả đạt đƣợc này, em xin chân thành cám ơn:
Ÿ

Quý thầy cô trƣờng Trƣờng ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, đã truyền đạt cho

em những kiến thức bổ ích trong thời gian qua. Đặc biệt, là thầy Phùng Văn
Khoa đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này.
Ÿ

Ban Giám đốc Vƣờn Quốc Gia Hoàng Liên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho em trong thời gian thực địa.
Do kiến thức cịn hạn hẹp nên khơng tránh khỏi những thiếu sót trong
cách hiểu, lỗi trình bày. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô và Ban lãnh đao, các anh chị trong công ty để báo cáo tốt nghiệp đạt
đƣợc kết quả tốt hơn.
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 3
1.1 Tổng quan về GIS và viễn thám.................................................................. 3
1.1.1 Khái niệm về GIS (Geographic Information System) ......................... 3
1.1.2 Khái niệm về viễn thám ....................................................................... 4
1.2 Tổng quan về thực trạng cháy rừng ............................................................ 5
1.3 Ứng dụng công nghệ địa không gian .......................................................... 6
1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới....................................................................... 6
1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................... 8
1.3.3 Những khó khăn và tồn tại trong phát triển GIS ở Việt Nam ............ 10
1.4 Phân vùng trọng điểm cháy bằng công nghệ địa không gian ................... 11
1.4.1 Trên thế giới ....................................................................................... 11
1.4.2 Tại Việt Nam ...................................................................................... 12
PHẦN II ĐỐI TƢỢNG – MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƢƠNG PHÁP ....... 16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 16
2.1.1. Mục tiêu chung .................................................................................. 16
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 16
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 16


2.4.1. Phƣơng pháp kê thừa số liệu ............................................................. 16
2.4.2 Phƣơng pháp điều tra thực địa ........................................................... 17
2.4.3 Phƣơng pháp nội nghiệp .................................................................... 20
PHẦN III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI ............................... 27
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................... 27
3.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 27

3.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới, hành chính ..................................................... 27
3.1.2 Đặc điểm địa hình .............................................................................. 27
3.1.3 Khí hậu ............................................................................................... 28
3.1.4 Thủy văn ............................................................................................. 29
3.1.5 Thực vật, động vật .............................................................................. 29
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 30
3.2.1 Dân số ................................................................................................. 30
3.2.2 Lao động ............................................................................................. 30
3.2.3Văn hóa xã hội..................................................................................... 30
3.2.4 Tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng ............................................... 31
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 32
4.1 Đặc điểm rừng và tình hình cháy rừng tại xã Tả Van, Vƣờn quốc gia
Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai ................................................................................ 32
4.1.1 Đặc điểm rừng .................................................................................... 32
4.1.2 Tình hình cháy rừng tại xã Tả Van, VQG Hoàng Liên ..................... 33
4.2 Các nguyên nhân chủ yếu gây ra cháy rừng ............................................. 34
4.3 Bản đồ địa lý không gian phân vùng trọng điểm cháy rừng ..................... 40
4.4 Những biện pháp chủ yếu phòng cháy rừng: ............................................ 44
4.4.1 Biện pháp tổ chức hành chính: ........................................................... 45


4.4.2 Tuyên truyền giáo dục nâng cao cảnh giác về phòng cháy, chữa cháy
rừng ............................................................................................................. 47
4.4.3 Biện pháp lâm sinh trong phòng cháy rừng ....................................... 48
4.4.4 Hệ thống hồ đập, đê bao, kênh mƣơng giữ ẩm và phục vụ chữa cháy
rừng ............................................................................................................. 49
4.4.5. Quy hoạch vùng sản xuất nƣơng rẫy đề phòng cháy lan vào rừng ... 49
4.4.6 Giảm khối lƣợng vật liệu cháy: .......................................................... 50
4.4.7. Hệ thống chòi canh phát hiện cháy rừng: ......................................... 51
PHẦN IV KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ .................................... 53

5.1 Kết luận ..................................................................................................... 53
5.2 Tồn tại ....................................................................................................... 54
5.3 Kiến nghị ................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất ở xã Tả Van, VQG Hoàng Liên ..................... 32
Bảng 4.2 Thống kê tình hình cháy rừng ở xã Tả Van, VQG Hoàng Liên .......... 34
Bảng 4.3: Thống kê hiện trạng rừng theo điểm điều tra ..................................... 40
Bảng 4.4: So sánh diện tích rừng bị mất (ha) ...................................................... 44


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên quý giá và vô cùng quan trọng đối với con ngƣời và
sinh vật sống trên trái đất. Không chỉ đơn thuần cung cấp thực phẩm, ngun vật
liệu cho con ngƣời, rừng cịn có vai trò quan trọng trong việc giữ đất, nƣớc… và
là lá phổi xanh cho tồn nhân loại. Bộ NN&PTNT đã cơng bố hiện trạng rừng
Việt Nam. Theo đó, tính đến ngày 31/12/2015, diện tích rừng để tính độ che phủ
tồn quốc là hơn 14,062 triệu ha (độ che phủ đạt 40,84%).Trong đó, rừng tự
nhiên là hơn 10,175 triệu ha, rừng trồng là hơn 3,886 triệu ha.
Mặc dù có sự gia tăng trong diện tích rừng nhƣng số lƣợng rừng mất mỗi
năng khơng thay đổi là bao nhiêu. Mỗi năm diện tích rừng bị mất bởi nhiều
nguyên do, trong số đó cháy rừng là một thảm họa gây thiệt hại lớn về nhiều mặt
đối với tài nguyên rừng, môi trƣờng sống và cả tính mạng, tài sản con ngƣời.
Ảnh hƣởng của nó không dừng lại trong phạm vi một quốc gia mà cịn ảnh
hƣởng đến cả khu vực và tồn cầu. Trong vài thập kỷ gần đây, biến đổi khí hậu
với những đợt nắng hạn kéo dài bất thƣờng đã làm cho cháy rừng trở thành thảm
họa ngày càng nghiêm trọng.
Tả Van là một xã nằm trong Vƣờn quốc gia Hoàng Liên trực thuộc huyện

SaPa tỉnh Lào Cai , đây là một xã nhỏ với nhiều dân tộc sinh sống chủ yếu là
dân tộc Giáy, dân tộc Mông. Đây vốn là một xã nghèo của huyện Sa Pa, giờ đây
với ngành nghề du lịch phát triển và trồng các cây nông sản có giá trị cao nhƣ
đào, thảo quả đã giúp thay đổi đời sống cho ngƣời đân ở đây. Song cũng do
nhận thức chƣa đầy đủ về rừng và tác động của cơ chế thị trƣờng, sự chênh lệch
cung cầu vê lâm sản… nên tình trạng vào rừng khai thác lâm sản trái phép, săn
bắt động vật hoang dã, lấy ong, lâm sản phụ… đang là một vấn nạn, làm cho
công tác quản lý quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy ở địa phƣơng
gặp nhiều khó khăn, chất lƣợng và trữ lƣợng ngày càng giảm, gia tăng tình trạng
xói mịn, rửa trơi và lũ lụt , làm ảnh hƣởng đến đời sống và sự phát triển kinh tế
- xã hội của xã Tả Van.

1


Trƣớc những tác hại của cháy rừng và tầm quan trọng của PCCCR , trong
những năm qua, chính quyền các cấp xã Tả Van và hạt kiểm lâm SaPa đã chủ
động thực hiện các biện pháp PCCCR. Đặc biệt trong nửa năm gần đây, chi cục
kiểm lâm Lào Cai đang áp dụng công nghệ địa không gian trong việc quản lý tài
nguyên rừng. Các cán bộ kiểm lâm tại đây đang đƣợc chỉ đạo tập huấn, nâng
cao kiến thức để làm quen với công nghệ GIS (Geographic Information System
– Hệ thống thông tin địa lý) và RS (Remote Sensing – Viễn thám). Điều này đã
góp phần làm giảm phần làm giảm cả số vụ cháy cũng nhƣ diện tích rừng bị
cháy tại địa phƣơng.
Tuy nhiên công tác PCCCR trong những năm tiếp theo của vƣờn quốc gia
Hoàng Liên sẽ gặp nhiều khó khăn đó là: Tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng
nghiêm trọng do sự gia tăng phát thải khí nhà kính, mục đích sử dụng đất bị thay
đổi từ đó khiến cho thời tiết có diễn biến phức tạp khó dự đốn cháy rừng. Bên
cạnh đó việc phát triển về dịch vụ du lịch cũng khiến lƣợng ngƣời đến vƣờn
quốc gia ngày càng đơng và chƣa có đủ điều kiện để nâng cao ý thức cho ngƣời

dân về PCCCR, gây khó khăn trong việc quản lý cơng tác Phịng chống cháy
rừng tại địa phƣơng. Áp dụng cơng nghệ địa không gian để tăng hiệu quả giám
sát cháy rừng là cần thiết cũng nhƣ giảm thiểu sức ngƣời, sức của trong cơng tác
PCCCR. Vì vậy để góp phần tăng cƣờng khả năng giám sát cháy rừng tại vƣờn
quốc gai Hồng Liên, tơi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ
địa không gian để xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng tại xã Tả
Van, Vƣờn Quốc Gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”

2


PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về GIS và viễn thám
1.1.1 Khái niệm về GIS (Geographic Information System)
- Hệ thống thơng tin địa lý đƣợc hình thành vào những năm 1960 và phát
triển rất rộng rãi trong 10 năm lại đây. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết
định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên
thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các
doanh nghiệp, các cá nhân... đánh giá đƣợc hiện trạng của các quá trình, các
thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý,
truy vấn, phân tích và tích hợp các thơng tin đƣợc gắn với một nền hình học (bản
đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào.
- Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa GIS. Nếu xét dƣới góc
độ hệ thống, thì GIS có thể đƣợc hiểu nhƣ một hệ thống gồm các thành phần:
con ngƣời, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và quy trình-kiến thức chuyên
gia nơi tập hợp các quy định, quy phạm, tiêu chuẩn, định hƣớng, chủ trƣơng ứng
dụng của nhà quản lý, các kiến thức chuyên ngành và các kiến thức về công
nghệ thông tin.
- Khi xây dựng một hệ thống GIS ta phải quyết định xem GIS sẽ đƣợc xây

dựng theo mơ hình ứng dụng nào, lộ trình và phƣơng thức tổ chức thực hiện nào.
Chỉ trên cơ sở đó ngƣời ta mới quyết định xem GIS định xây dựng sẽ phải đảm
đƣơng các chức năng trợ giúp quyết định gì và cũng mới có thể có các quyết
định về nội dung, cấu trúc các hợp phần còn lại của hệ thống cũng nhƣ cơ cấu tài
chính cần đầu tƣ cho việc hình thành và phát triển hệ thống GIS. Với một xã hội
có sự tham gia của ngƣời dân và q trình quản lý thì sự đóng góp tri thức từ
phía cộng đồng đang ngày càng trở nên quan trọng và càng ngày càng có vai trị
khơng thể thiếu.

3


1.1.2 Khái niệm về viễn thám
- Theo nghĩa rộng, viễn thám là môn khoa học nghiên cứu việc đo đạc,
thu thập thông tin về một đối tƣợng, sự vật bằng cách sử dụng thiết bị đo qua tác
động một cách gián tiếp (ví dụ nhƣ qua các bƣớc sóng ánh sáng) với đối tƣợng
nghiên cứu.
- Viễn thám khơng chỉ tìm hiểu bề mặt của Trái Đất hay các hành tinh mà
nó cịn có thể thăm dị đƣợc cả trong các lớp sâu bên trong các hành tinh. Trên
Trái Đất, ngƣời ta có thể sử dụng máy bay dân dụng, chuyên dụng hay các vệ
tinh nhân tạo để thu phát các ảnh viễn thám.
- Có hai loại viễn thám chính là viễn thám thụ động và viễn thám chủ
động.[1] Các cảm biến thụ động thu nhận các bức xạ tự nhiên đƣợc phát ra hoặc
đƣợc phản xạ từ vật thể hoặc khu vực xung quanh. Phản xạ ánh sáng mặt trời là
một nguồn phổ biến nhất mà các cảm biến thụ động thu nhận. Ví dụ, các cảm
biến viễn thám thụ động nhƣ phim trong nhiếp ảnh. hồng ngoại, thiết bị tích hợp
sạt và máy đo sóng radio. Thu nhận dữ liệu chủ động là ghi nhận các bƣớc sóng
điện từ do những nguồn chủ động phát ra, chúng đi đến đối tƣợng rồi phản xạ lại
sau đó cảm biến thu nhận tín hiệu. RADAR và LIDAR là những ví dụ về cảm
biến chủ động trong khi đó có thời gian trễ giữa lúc phát ra và thu nhận sóng

điện từ trong q trình đo đạc để xác định vị trí, vận tốc và phƣơng hƣớng di
chuyển của một đối tƣợng.
- Cảm biến viễn thám: Cảm biến là các thiết bị tạo ra ảnh về sự phân bố
năng lƣợng phản xạ hay phát xạ của các vật thể từ mặt đất theo những phần nhất
định của quang phổ điện từ.
- Cảm biến chia ra là cảm biến chủ động và cảm biến bị động:
 Cảm biến bị động thu nhận bức xạ do vật thể phản xạ hoặc phát xạ
từ nguồn phát tự nhiên là Mặt Trời.
 Cảm biến chủ động lại thu năng lƣợng do vật thể phản xạ từ một
nguồn cung cấp nhân tạo.

4


1.2 Tổng quan về thực trạng cháy rừng
- Một đám cháy rừng một đám cháy ngồi tầm kiểm sốt tại vùng quê
hoặc một khu vực hoang dã. Cháy rừng có thể đƣợc đặc trƣng bởi nguyên nhân
gây cháy, đặc tính vật lý của họ, vật liệu cháy tại thời điểm, và ảnh hƣởng của
thời tiết đến lửa (Flannigan, 2005). Hóa thạch than chỉ ra rằng cháy rừng bắt đầu
ngay sau khi có sự xuất hiện của thực vật trên cạn 420 triệu năm trƣớc đây.
Cháy rừng có thể gây thiệt hại đến tài sản và cuộc sống con ngƣời, nhƣng họ có
rất nhiều tác dụng có lợi trên thảm thực vật bản địa, động vật và hệ sinh thái đã
tiến hóa với lửa. Việc xảy ra cháy rừng trong suốt lịch sử sự sống trên cạn mới
đƣa ra phỏng đoán rằng lửa đã có hiệu ứng tiến hóa đến hệ thực vật và động vật
ở hầu hết các hệ sinh thái. Trái đất là một hành tinh chất dễ cháy do vỏ trai đất
bao phủ bởi thảm thực vật giàu carbon, khí hậu mùa khơ, lƣợng oxy trong khí
quyển, sự phổ biến rộng rãi của hiện tƣợng sấm sét và sự đốt cháy của núi lửa.
- Chiến lƣợc phòng ngừa, phát hiện và đàn các vụ cháy rừng áp đã thay
đổi trong những năm qua. Một kỹ thuật phổ biến và tiết kiệm để kiểm soát cháy:
đốt cháy một ngọn lửa nhỏ để giảm thiểu số lƣợng các vật liệu dễ cháy có mặt

tại khu vực có nguy cơ xảy ra cháy. Thực vật có thể đƣợc đốt cháy định kỳ để
duy trì sự đa dạng lồi cao và thƣờng xuyên đốt nhiên liệu bề mặt để giới hạn
tích lũy nhiên liệu. Nhiên liệu cũng có thể đƣợc loại bỏ bằng cách khai thác gỗ,
nhƣng biện pháp này khơng có ảnh hƣởng mấy đến diện cháy rừng lớn. Cháy
rừng chính nó đƣợc cho là "cách điều trị hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ của một
ngọn lửa lan rộng, cƣờng độ fireline, chiều dài ngọn lửa và nhiệt trên mỗi đơn vị
diện tích", theo Jan Van Wagtendonk, một nhà sinh vật học tại Trạm
Yellowstone - Mỹ. Mã xây dựng tại các khu vực dễ cháy thƣờng đòi hỏi rằng
các cấu trúc đƣợc xây dựng bằng vật liệu không cháy và khơng gian phịng
chống đƣợc duy trì bằng cách khơng để các vật liệu dễ cháy trong một khoảng
cách quy định từ cấu trúc.
- Năm 2013, tổng diện tích rừng bị cháy ở Việt Nam là 971,27 ha giảm
27% so với cùng kỳ năm trƣớc (Tổng cục kiểm lâm, 2014). Cả 3 loại rừng là
rừng đặc dụng, rừng sản xuất và rừng phịng hộ đều có diện tích rừng bị cháy
5


nhƣng trong đó rừng sản xuất có diện tích rừng lớn nhất và 95% diện tích cháy
thuộc về rừng trồng. Do có sự tham gia của hoạt động con ngƣời trong rừng
trồng nên đây là khu vực xảy ra nhiều vụ cháy nhất.
1.3 Ứng dụng công nghệ địa không gian
1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới
- Công nghệ địa không gian đƣợc nêu ra bởi Roger Tomlinson vào năm
1968 trong bài viết của ông: "A Geographic Information System for Regional
Planning" (Một hệ thống thông tin địa lý cho quy hoạch vùng miền), ông đƣợc
biết đến nhƣ cha đẻ của GIS. Trong những thập niên gần đây thì việc phát triển
của cơng nghệ khơng gian đã đƣa hàng nghìn vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo xung
quanh trái đất để giám sát và thăm dò bề mặt trái đất. Sự phát triển đấy đã đƣa
GIS và viễn thám lên một bƣớc tiến mới, đi cùng vơi nó là sự phát triển của
hàng ngàn các lĩnh vực khác có thể sử dụng cơng nghệ địa lý không gian

 Lịch sử GIS bắt đầu vào năm 1854, khi bệnh dịch tả tấn công thành
phố London, Anh. Bác sĩ ngƣời Anh, John Snow đã tạo một bản đồ về các địa
điểm bùng phát dịch, đƣờng giao thơng, đƣờng ranh giới giữa các vùng và các
dịng nƣớc.Khi ơng bổ sung các tính năng bản đồ, một điểu thú vị đã xảy ra:
Ông thấy rằng các trƣờng hợp mắc bệnh tả thƣờng đƣợc tìm thấy dọc theo một
nguồn nƣớc.Bản đồ bện dịch tả của John Snow là một sự kiện lớn kết nối địa lý
học và an tồn sức khỏe cộng đồng. Đây khơng chỉ mở đầu cho lĩnh vực phân
tích khơng gian mà cịn đánh dấu sự khởi đầu của một lĩnh vực nghiên cứu mới:
Dịch tễ học (Epidemiology) – nghiên cứu sự lây lan của dịch bệnh.Đến nay,
John Snow đƣợc biết đến nhƣ là cha đẻ của dịch tễ học. Công việc của John
Snow đã chứng minh rằng GIS là một công cụ giải quyết vấn đề. Ông đặt các
lớp địa lý trên bản đồ giấy và khám phá ra nguồn phát sinh của bệnh dich tả.
 Tại Nhật Bản, ứng dụng GIS đã đƣợc áp dụng rất phổ biến trong
mọi lĩnh vực. Những năm 70, các nghiên cứu tập trung vào xây dựng hệ thống
thông tin khu vực, thông tin đô thị, hệ thống thông tin về sử dụng đất, mạng lƣới
hạ tầng kỹ thuật đô thị. Những năm 80, triển khai ứng dụng vào công tác quản lý
tại địa phƣơng (quy hoạch, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đô thị…), nghiên cứu
6


nâng cao và chuyên sâu vào hệ thống thông tin đô thị. Những năm 90, áp dụng
vào đa ngành, liên ngành (nông nghiệp, khảo cổ, khoa học trái đất, giao thông,
quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai, giáo dục). Nhật Bản đã ứng dụng GIS
trong công tác quản lý và quy hoạch xây dựng từ cấp Chính phủ đến các bộ
ngành liên quan và công tác đào tạo quy hoạch trong các trƣờng đại học.
 Tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ & Canada), Mỹ là một trong những nƣớc đi
đầu về công nghệ GIS, hệ thống dữ liệu quốc gia đƣợc xây dựng rất hoàn chỉnh
dựa trên hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. GIS đã đƣợc phát triển ở khắp
các lĩnh vực liên quan đến không gian lãnh thổ nhƣ: môi trƣờng (lâm nghiệp, hải
dƣơng học, địa chất học, khí tƣợng thuỷ văn,…); hành chính – xã hội (nhân

khẩu học, quản lý rủi ro, an ninh,…); kinh tế (nơng nghiệp, khống sản, dầu mỏ,
kinh doanh thƣơng mại, bất động sản, giao thông vận tải, bƣu điện,…); đa ngành
liên ngành (trắc địa, quản lý đất đai, quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, thuế
bất động sản…). Đã có nhiều phần mềm GIS của Mỹ đƣợc lập và sử dụng tại
nhiều nƣớc trên Thế giới nhƣ: ESRI, Integraph, MapInfo, Autodesk; phần mềm
GIS của Mỹ chiếm thị phần lớn nhất trên thế giới.
 Tại Pháp, các lĩnh vực ứng dụng công nghệ GIS nhƣ: Dịch vụ công
(quy hoạch lãnh thổ quốc gia, địa chính, lãnh thổ địa phƣơng, dân số học, hạ
tầng xã hội, giáo dục, quốc phòng,…), tiếp vận (hàng khơng, tối ƣu hóa hành
trình tuyến đƣờng…); môi trƣờng/tài nguyên (nông nghiệp, địa chất, quản lý
đất,…); bất động sản (kiến trúc, xây dựng, quản lý di sản…); hạ tầng kỹ thuật
(cấp thoát nƣớc, cấp điện, quản lý mạng lƣới, gas, thông tin lien lạc…); thị
trƣờng (bảo hiểm, ngân hàng, thƣơng mại…); xã hội, tiêu dùng (xuất bản, y tế,
du lịch).
 Tại Hàn Quốc, GIS đã đƣợc áp dụng vào hầu hết mọi lĩnh vực trên
cả nƣớc. Hàn Quốc đã triển khai xây dựng hệ thống GIS quốc gia chia thành 03
giai đoạn: 1995 – 2000, 2001 – 2005 và 2006 – 2010 với tổng mức đầu khoảng
2 tỷ USD nhằm tập trung vào các mục tiêu: xây dựng nền tàng cơ sở (bản đồ địa
hình tồn quốc, địa chính, dữ liệu phi khơng gian…); xây dựng hạ tầng dữ liệu
không gian (khung dữ liệu quốc gia, ngân hàng dữ liệu, phát triển công nghệ
7


GIS, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, đào tạo chuyển giao công nghệ…); xây
dựng hệ thống ứng dụng đa ngành (hệ thống quản lý thông tin đất đai, hệ thống
quản lý thông tin quy hoạch, hệ thống quản lý thông tin kiến trúc…); đang phát
triển hệ thống nâng cao (thành phố thơng minh-U-city, tối ƣu hóa ứng dụng
nâng cao, hệ thỗng hỗ trợ quyết sách quy hoạch…).
1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
- Tại Việt Nam, cơng nghệ GIS đƣợc thí điểm khá sớm và đƣợc sử dụng

phổ biến để quản lý nhiều lĩnh vực. Từ năm 1995, Bộ Khoa học và Công nghệ
đã thành lập dự án Hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên thiên
nhiên và giám sát môi trƣờng, tạo điều kiện cho nhiều cơ quan trong cả nƣớc
tiếp cận với công nghệ thông tin địa lý (GIS). Hàng năm công nghệ GIS đều
đƣợc Bộ Khoa học và Công nghệ xác định là một trong những nội dung nghiên
cứu ứng dụng phục vụ nghiên cứu chuyên ngành và hiện đại hóa quản lý nhà
nƣớc. Thực tế cho thấy trình độ ứng dụng GIS tại Việt Nam nói chung chƣa đạt
mức phát triển cao trên thế giới, hiện chỉ đạt trung bình. Cơ sở dữ liệu cịn chƣa
đồng bộ và thiếu tính liên kết. Các cơ quan tự tạo lập dữ liệu qua quá trình
nghiên cứu triển khai cụ thể nên hệ thống dữ liệu cũng đã tản mát, khó tập trung.
Số liệu của ngành thống kê rất cần thiết để sử dụng chung cho các ngành nhƣng
không đủ chi tiết.
- Điểm mạnh của GIS so với các công nghệ khác là khả năng gắn kết các
thông tin kể cả yếu tố không gian phục vụ phân tích và truy cập theo yêu cầu.
GIS là một cơng nghệ kết hợp nhiều loại hình cơng nghệ (đồ họa trên máy tính,
bản đồ trợ giúp bằng máy tính, viễn thám,…), đặc biệt với khả năng phân tích,
GIS đƣợc coi nhƣ là một công cụ trợ giúp đắc lực hiện nay, hệ thống GIS đã và
đang đƣợc ứng dụng trong nhiều bộ ngành ở các lĩnh vực: quy hoạch xây dựng,
sử dụng đất, tài nguyên môi trƣờng, giao thông vận tải, các cơ quan đo đạc bản
đồ… và đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy tại một số trƣờng đại học.
Trong lĩnh vực Tài nguyên & môi trƣờng, từ cuối những năm 1980, GIS và viễn
thám đã đƣợc giới thiệu vào lĩnh vực giám sát tài nguyên môi trƣờng thông qua
dự án hợp tác quốc tế. Hệ thống GIS chủ yếu vẫn hoạt động độc lập riêng biệt,
8


chƣa có sự liên kết khớp nối liên ngành. Bộ Tài nguyên và môi trƣờng đã ban
hành một số văn bản quy định liên quan đến hệ thống ký hiệu và quy chuẩn
trong việc thể hiện bản đồ; tuy nhiên đây mới chỉ là quy chuẩn ngành.
Trong ngành giao thông vận tải, hệ thống GIS đã đƣợc áp dụng thực tế vào một

số yêu cầu cụ thể về quản lý cơ sở hạ tầng giao thông cũng nhƣ quản lý phƣơng
tiện giao thông theo thời gian thực. Phần mềm GIS đƣợc sử dụng phổ biến là
MapInfo. Trong lĩnh vực đo đạc bản đồ: đã ứng dụng hệ thống GIS trong việc
thành lập bản đồ ảnh số, thành lập bản đồ địa hình, bản đồ địa chính bằng cơng
nghệ số, đo đạc và thành lập các lƣới tọa độ, độ cao, xây dựng các cơ sở dữ liệu
nền GIS cho các thành phố. Phần mềm GIS đƣợc sử dụng: Intergraph, MapInfo,
ArcGIS…
 Trong khuôn khổ các dự án quốc tế INT/88/P42, INT/92/P23 và
các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, trong
gần 30 năm qua, PGS.TS. Đặng Văn Đức cùng các đồng nghiệp tại Viện CNTT
(Công nghệ thơng tin) đã tạo ra đƣợc nhiều loại hình GIS trên nền tảng hệ thống
CNTT khác nhau, nhƣ các phần mềm PopMap, MapScan, db-Map... trên máy
tính cá nhân và mạng LAN, phần mềm MapOnline tích hợp GIS với Internet tạo
thành hệ thống WebGIS, phần mềm PANav tích hợp GIS với thiết bị di động
hình thành hệ thống GIS di động (Mobile GIS), hệ thống PANavCS tích hợp
GIS với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và các thiết bị di động hình thành dịch
vụ dựa trên vị trí (LBS) phục vụ điều hành xe cộ... Các sản phẩm GIS do Viện
CNTT tạo ra đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt, sản
phẩm PopMap đã đƣợc phổ biến ứng dụng tại hàng trăm cơ quan, tổ chức trong
nƣớc và các nƣớc đang phát triển khác ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ-La tinh.
 Sử dụng viễn thám để phân loại và đánh giá trạng thái lớp phủ đã
đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giám sát biến động diện
tích rừng ở nhiều quy mô khác nhau. Với đề tài nghiên cứu “Ứng dụng GIS và
viễn thám trong giám sát biến động diện tích rừng của huyện Cao Phong – tỉnh
Hịa Bình giai đoạn 2005-2015” của Trần Thu Hà và đồng nghiệp đã đƣa ra kết
quả so sánh từ bản đồ sử dụng đất rừng của huyện trong giai đoạn từ năm 2005
9


đến năm 2015 cho thấy tổng diện tích đất có rừng sau 10 năm đã tăng từ

7975,77 ha lên 10300,64 ha (tăng 2324,87 ha). Nâng độ che phủ của rừng từ
31,32% lên 40,24%.
 Áp dụng công nghệ địa không gian để đi đến đề tài “Ứng dụng
GIS/GPS trong quản lý mất rừng tại Việt Nam” từ đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả
quản lý mất rừng với các ƣu điểm sau: Thứ nhất là giúp xác định chính xác vị trí
và diện tích các điểm mất rừng, hai là xác định nhanh chóng ranh giới các điểm
mất rừng, ba là giúp xác định nhanh chóng và chính xác đƣờng đi đến điểm mất
rừng. Kết qủa thu đƣợc là ta có thể dựa vào số điểm mất rừng để lập kế hoạch
kiểm tra và xác minh. Dữ liệu đƣợc tạo tự động nên có tính cập nhật thƣờng
xun, giúp sớm phát hiện các điểm mất rừng mới. Dữ liệu mất rừng tự tổng
hợp từ ảnh vệ tinh tuy không phải là dữ liệu chính xác tuyệt đối nhƣng cũng
tƣơng đối chính xác và rất có ích cho cơng tác quản lý và lập kế hoạch. Dữ liệu
này có tính khách quan, khơng phụ thuộc vào con ngƣời nên có ý nghĩa nếu
đƣợc dùng hợp lý. Trên đây là một trong rất nhiều ứng dụng của công nghệ địa
không gian mà Việt Nam đã đạt đƣợc trong những năm vừa qua.
1.3.3 Những khó khăn và tồn tại trong phát triển GIS ở Việt Nam
- Trong quá trình phát triển và ứng dụng CNTT nói chung và GIS nói
riêng ở Việt Nam, giới làm GIS và các địa phƣơng muốn ứng dụng GIS đang
gặp những khó khăn, từ nhiều phía, có cả những khó khăn do chính họ tạo ra
nhƣ một thứ rào cản nhận thức không dễ vƣợt qua.
- Cũng nhƣ giới KHCN nói chung, các nhà tƣ vấn GIS đang giới thiệu cho
các tổ chức, các địa phƣơng có nhu cầu (đang ở dạng tiềm năng) những gì họ có
trong tay, có thể làm, mà khơng bắt đầu từ tìm hiểu nhu cầu của ngƣời dùng để
tìm cách đáp ứng. Mặt khác, những ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ, phê
duyệt dự án thì hầu hết khơng có hiểu biết đầy đủ về GIS và khả năng ứng dụng
của nó, cứ theo nhận thức cũ về “các lớp bản đồ số hoá” mà quyết định. Trong
trƣờng hợp nếu tƣ vấn đúng, thì lại gặp khó khăn mn thủa: vốn. Cái khó ló cái
khơn, nhiều địa phƣơng khơng đủ vốn để thực hiện dự án ngay một lúc và ở quy
mô lớn (toàn tỉnh).
10



- Khó khăn lớn nhất, khó vƣợt qua nhất trong việc phát triển và ứng dụng
GIS là sự thiếu hợp tác của các tổ chức và cá nhân đƣợc giao trách nhiệm nắm
giữ các loại thông tin, dữ liệu. GIS sẽ ra sao nếu không đủ thông tin, nếu dữ liệu
khơng đáng tin cậy ? Ngồi ra, các nhà khoa học Việt Nam có tính “độc lập” hơi
bị cao, nên các tổ chức làm GIS không đƣợc tập hợp lại thành một đơn vị mạnh,
đủ năng lực làm đƣợc những việc lớn (trong lĩnh vực kinh tế ngƣời ta đang hình
thành các tập đồn, dù có thể chƣa thểđúng tầm, và KHCN khi nào cũng phải
chậm một vài nhịp ?) Chính vì thế, tại cuộc hội thảo quốc tế tại Hà Nội về viễn
thám và GIS một chuyên gia nƣớc ngồi đã nhận xét về tính manh mún, tản
mạn, đơn ngành của GIS Việt Nam. Ít ngƣời nghĩ đến việc trao đổi, chia sẻ và
tích hợp các dữ liệu và xây dựng những hệ thống thông tin quốc gia hoặc địa
phƣơng.
1.4 Phân vùng trọng điểm cháy bằng công nghệ địa không gian
1.4.1 Trên thế giới
- Global Forest Watch Fires (GFW Fires – Giám sat cháy rừng toàn cầu)
là một nền tảng trực tuyến để theo dõi và ứng phó với cháy rừng và vùng trong
khu vực ASEAN sử dụng gần các thơng tin thời gian thực. GFW Fires có thể
giúp mọi ngƣời chống trọi tốt hơn những đám cháy có hại trƣớc khi nó vƣợt ra
ngồi tầm kiểm sốt và bắt những ngƣời có thể đã đốt rừng trái phép chịu trách
nhiệm trƣớc pháp luật.
GFW Fires kết hợp dữ liệu vệ tinh thời gian thực từ hệ thống NASA‟s
Active Fires, hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao, bản đồ chi tiết về độ che phủ đất
và chủ yếu cho các sản vật chủ lực nhƣ dầu cọ và bột gỗ, điều kiện thời tiết và
dữ liệu chất lƣợng không khí để theo dõi hoạt động chữa cháy và các tác động
liên quan trong khu vực Đông Nam Á. GFW Fires cũng cung cấp sự phân tích
đang diễn ra tại nơi xảy ra cháy, và giúp xác định đƣợc những ngƣời có trách
nhiệm.
Bằng cách làm việc với các chính phủ quốc gia và địa phƣơng, các tổ

chức phi chính phủ, các tập đoàn, và các cá nhân, GFW Fires đang làm việc để
đẩy nhanh thời gian phản ứng với đám cháy, tăng cƣờng lực lƣợng phòng chống
11


cháy rừng bất hợp pháp, giúp đảm bảo những ngƣời đang đốt trái phép phải chịu
trách nhiệm, phối hợp quan hệ giữa các cơ quan chính phủ.
GFW Fires đƣợc xây dựng trên nền tảng đột phá, Global Forest Watch,
nhƣng với một tập trung cụ thể vào việc giảm thiểu hoạt động chữa cháy độc hại
trong khu vực ASEAN. GFW Fires là miễn phí để sử dụng và cho phép tiếp cận
dữ liệu mở trong việc đƣa thông tin ra quyết định có liên quan vào tay của tất cả
những ai muốn giảm thiểu các tác động của vụ cháy rừng đến sức khỏe con
ngƣời và sinh kế.
1.4.2 Tại Việt Nam
* Hệ thống theo dõi cháy rừng trực tuyến của Cục Kiểm lâm (gọi tắt là
FireWatch Việt Nam) là một hệ thống tự động phát hiện sớm các điểm cháy
(hotspots) trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ dữ liệu ảnh MODIS và AVHRR trên
vệ tinh TERRA, AQUA và các vệ tinh NOAA thu đƣợc thƣờng xuyên tại trạm
thu TeraScan đặt tại Cục. FireWatch Việt Nam (Phiên bản 2.0, 2008) nhằm hỗ
trợ lực lƣợng kiểm lâm toàn quốc và các đơn vị, ngƣời dân liên quan thực hiện
PCCCR, khai thác thông tin cháy, quản lý cháy rừng kịp thời và hiệu quả.
- Đƣợc xây dựng trên nền Web, FireWatch Việt Nam gồm các cấu phần
và chức năng (phần phổ biến rộng rãi) sau:
 Cập nhật tức thời (real-time) thông tin về các điểm cháy phát hiện đƣợc
từ dữ liệu vệ tinh.
 Cung cấp, cập nhật danh mục điểm cháy, thông tin cháy chi tiết (gồm tên
vệ tinh, ngày giờ, tọa độ địa lý, thuộc đơn vị hành chính đến cấp xã,
cƣờng độ cháy và diện tích ảnh hƣởng) cho 5 phiên ảnh gần nhất.
 Cung cấp, cập nhật các điểm cháy cho 3 phiên ảnh gần nhất trên nền dịch
vụ bản đồ phục vụ cho các đơn vị kiểm lâm trên toàn quốc khai thác

thông tin cháy một cách tƣơng tác giúp quản lý cháy rừng kịp thời và hiệu
quả. Dịch vụ bản đồ trực tuyến gồm bản đồ nền địa lý, hành chính, nền
địa hình (DEM), bản đồ hiện trạng rừng và nền ảnh ghép Landsat-TM.

12


 Cung cấp, cập nhật ảnh cháy do hệ thống trạm thu của SeaSpace tự động
tạo nên và ảnh Quicklooks phục vụ việc theo dõi hiện trạng phủ mây và
chất lƣợng ảnh.
 Cơ sở dữ liệu cháy cho phép tìm kiếm tra cứu dữ liệu cháy lịch sử theo
ngày tháng năm và theo địa phƣơng.
 Dữ liệu thống kê cháy theo tháng năm và theo địa phƣơng.
 Thông tin giới thiệu hệ thống.
- Về hạn chế của FireWatch Việt Nam: còn quản lý cơ sở dữ liệu MODIS và
NOAA/AVHRR ở mức chuẩn 1b với ảnh quicklooks, dữ liệu cháy lịch sử và
một số bản đồ GIS của Cục Kiểm lâm. Dịch vụ hạn chế gồm các dịch vụ cho
phép tra cứu và download những dữ liệu đó phục vụ các ứng dụng giám sát tài
nguyên môi trƣờng đa ngành (diễn biến rừng, nơng nghiệp, nghiên cứu biển,
thời tiết, khí hậu, phòng chống thiên tai, lũ lụt…)
* Bên cạnh Hệ thống theo dõi cháy rừng trực tuyến của Cục kiểm lâm để
phối hợp nâng cao hiệu quả giám sát cháy rừng cịn có Hệ thống giám sát cháy
rừng nhằm cảnh báo sớm các vụ cháy rừng, là một giải pháp phát hiện sớm cháy
rừng dựa trên các giải pháp phần cứng và phần mềm hiện đại, hoạt động hiệu
quả trên phạm vi lớn khơng giới hạn về khoảng cách, nhanh chóng phát hiện ra
các đám cháy rừng và cảnh báo đến các nhân viên giám sát và cán bộ quản lý.
Hệ thống đƣợc xây dựng bởi hai thành phần chính:
o Hệ thống phần cứng: Thực hiện việc giám sát trực tiếp các khu rừng,
đƣợc lắp đặt tại các khu vực rừng cần giám sát, không giới hạn bởi
khoảng các giữa các trạm và trung tâm điều hành hay giữa các trạm

với nhau.
o Hệ thống phần mềm: Hoạt động trên máy chủ cung cấp giao diện cho
các cán bộ giám sát, cán bộ quản lý có thể thực hiện việc giám sát,
điều hành ở khắp mọi nơi.

13


- Với một trung tâm điều hành có thể tƣơng tác và quản lý hàng trăm các
trạm giám sát ở khắp mọi nơi, đáp ứng đƣợc cho các nhu cầu giám sát của một
vƣờn quốc gia, một tỉnh, một vùng miền, hay cả quốc gia.
- Các trạm giám sát hoạt động liên tục 24/24 liên tục theo dõi khu vực
xung quanh trạm, tìm ra các đám cháy từ những dấu hiệu nhỏ nhất nhƣ khói, lửa
và gửi cảnh báo về trung tâm điều hành. Các trạm giám sát thông minh có thể
phân biệt chính xác các đám cháy ở các dạng khác nhau: khói, lửa, khói và lửa
khơng bị nhầm lẫn với các yếu tố gây nhiễu nhƣ: mây, sƣơng mù hay ánh sáng
mặt trời.
- Mỗi trạm giám sát hoạt động có thể giám sát đƣợc một phạm vi rừng
rộng lớn từ 600 ha đến 1300 ha tùy từng địa hình khác nhau. Các trạm hoạt động
độc lập với nhau và chỉ tự động liên lạc với trung tâm điều hành khi phát hiện ra
sự đám cháy.
- Hệ thống cung cấp giao diện thân thiện cho ngƣời sử dụng, phù hợp với
nhiều thiết bị truy cập khác nhau: máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại
thơng minh hay các thiết bị khác có trình duyệt và truy cập đƣợc Internet.

14


Hệ thống có đẩy đủ các chức năng giám sát truy cập đảm bảo an toàn cho dữ
liệu cũng nhƣ hoạt động chung. Việc phân quyền đƣợc thực hiện thông qua hệ

thống tài khoản với nhiều vai trò khác nhau.
- Khi phát hiện ra đám cháy, hệ thống có các chức năng cảnh báo bằng âm
thanh, bằng Email, bằng SMS đến các nhân viên giám sát và đến các nhà quản
lý bằng danh sách đƣợc cài đặt trƣớc.
- Hệ thống cung cấp chức năng kiểm chứng thông tin cho nhân viên giám
sát trƣớc khi quyết định gửi thông báo đến các cơ quan chức năng và những
ngƣời có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng.
- Hệ thống cung cấp giao diện quản lý thông tin các đám cháy ở hai dạng
cơ bản: Dạng bảng biểu và Dạng bản đồ.
- Trong đó dạng dữ liệu đƣợc cung cấp ở dạng bản đồ cung cấp một cách
trực quan các thông tin cần thiết phục vụ công tác chữa cháy và công tác quản lý
nhƣ: Thông tin chi tiết của vụ cháy (thể hiện bằng vị trí đám cháy trên bản đồ,
hình ảnh chụp đƣợc của đám cháy, tộ độ cụ thể, thời điểm phát hiện đám cháy,
loại thông tin phát hiện đƣợc là khói, lửa hay cả hai), đƣờng đi từ trạm cứu hỏa
phụ trách quản lý khu vực đến vị trí đám cháy, địa hình của khu vực xảy ra
cháy,...

15


PHẦN II
ĐỐI TƢỢNG – MỤC TIÊU – NỘI DUNG
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Ứng dụng công nghệ địa không gian để tăng hiệu quả công tác giám sát
cháy rừng ở vƣờn quốc gia Hoàng Liên
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình cháy rừng tại VQG Hồng Liên
- Áp dụng cơng nghệ địa khơng gian để thành lập bản đồ giám sát cháy

rừng tại VQG Hồng Liên.
- Đề xuất giải pháp cải thiện phịng chống cháy rừng tại khu vực nghiên
cứu.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Khóa luận tập trung nghiên cứu khu vực trọng điểm cháy rừng của
VQG Hoàng Liên thuộc là xã Tả Van, huyện SaPa, tỉnh Lào Cai trong thời gian
từ năm 2000 đến nay.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm rừng và tình hình cháy rừng tại VQG Hoàng Liên
2.3.2. Nghiên cứu các nguyên nhân gây ra cháy rừng tại khu vực NC
2.3.3. Lập bản đồ các vùng trọng điểm cháy rừng tại khu vực NC
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác phịng chống cháy
rừng tại khu vực nghiên cứu.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phƣơng pháp kê thừa số liệu
- Kế thừa tài liệu, số liệu nghiên cứu cháy rừng từ năm 2000 đến nay
- Kế thừa bản đồ hiện trạng rừng
- Kế thừa tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội

16


2.4.2 Phƣơng pháp điều tra thực địa
2.4.2.1 Điều tra 100 điểm tại khu vực nghiên cứu điển hình về cháy rừng
- Sử dụng máy định vị toàn cầu (GPS - Global Positioning System) để đo
điểm điều tra tại Khu nghiên cứu (xã Tả Van) :
+ Điều chỉnh hệ UTM và đơn vị đo:
 Nhấn phím MENU hai lần để chọn màn hình MENU chính.
 Vào Set Up / ENTER, ta có màn hình.


 Chọn Units \ ENTER. Ta có màn hình chỉnh Units

17


 Các chỉnh sửa trong dây nhƣ sau:
• Possition Format: Chọn UTM UPS
• Map Datum: Chọn Indian Thailand
• Distance / Speed: Chọn Metric
• Elevation / Vert Speed: Chọn Meters
• Các thơng số cịn lại khơng cần hiệu chỉnh
 Sau khi chỉnh xong nhấn phím QUIT thốt ra màn hình.
+ Bấm điểm xác định tọa độ vị trí điều tra:
 Đặt GPS tại điểm đo, mở máy và chờ máy định vị. Khi máy định vị máy
sẽ cung cấp tọa độ điểm đứng.
 Nhấn và giữ phím ENTER trong khoảng 3 giây, ta có màn hình

 Vào Avg \ ENTER, ta có màn hình

18


 Để cho máy tự động đo. Chú ý ở cột Accuracy, đây chính là sai số, khi sai
số đạt trị nhỏ nhất và ổn định thì chọn SAVE rồi nhấn phím ENTER. Tiến
hành đặt tên cho điểm.

 Tên của điểm thƣờng mặc định bằng số thứ tự của điểm đó trong bộ nhớ
máy, máy tự động đánh số tự điểm sau mỗi lần ghi từ 001 đến 1.000 thì
thơi. Nếu ngƣời sử dụng chấp nhận theo cách đặt tên của máy thì khơng
cần thực hiện bƣớc đặt tên dƣới dây

 Đặt tên cho điểm bằng cách vào khung đặt tên, nhấn ENTER ta sẽ có màn
hình bộ chữ và số. Lần lƣợt chọn các chữ và số theo tên điểm mà ta muốn
đặt.
Chú ý sau lần chọn một chữ cái hay số, nhấn ENTER để có thể chọn chữ tiếp
theo. Sau khi đặt tên xong thì chọn OK trong bảng chữ rối nhấn ENTER

19


×