Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong sản xuất nông nghiệp tại xã diễn thịnh huyện diễn châu tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
Khóa học 2012 -2016

TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật và phân bón trong sản xuất nông nghiệp tại xã Diễn Thịnh – huyện Diễn
Châu – tỉnh Nghệ An”

1. Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hằng
2. Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Bích Hảo
3. Mục tiêu nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu chung:
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý,
sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong sản xuất nơng nghiệp.
3.2.

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Diễn
Thịnh – huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An;
- Đánh giá đƣợc thực trạng quản lý, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật tại khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất đƣợc các giải pháp sử dụng hợp lý phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Diễn Thịnh
– huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An;
- Tìm hiểu thực trạng quản lý và sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật tại khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật


trong sản xuất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu.


5. Những kết quả đạt đƣợc:
Để đánh giá ảnh hƣởng của thuốc BVTV và phân bón đối với mơi trƣờng
và hiện trạng quản lý và sử dụng trên địa bàn xã Diễn Thịnh, khóa luận đã tiến
hành khảo sát, tổng hợp thông tin từ các cửa hàng bán thuốc, từ HTX Nam
Thịnh và từ 120 phiếu khảo sát các hộ dân. Kết quả thu thập, khảo sát và tổng
hợp đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
Diễn Thịnh là xã có truyền thống nơng nghiệp lâu đời. Năm 2016, diện
tích đất sản xuất nơng nghiệp là 534,34 ha chiếm 80% diện tích đất nơng nghiệp
và chiếm 67,21% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là một tiềm năng lớn của xã
để phát triển nông nghiệp theo hƣớng thâm canh.
Thực trạng quản lý và sử dụng phân bón và thuốc BVTV tại xã Diễn
Thịnh:
Về thuốc BVTV, tình trạng lạm dụng thuốc BVTV ở xã Diễn Thịnh đang
diễn ra phổ biến, dạng thuốc sử dụng đa dạng, liều lƣợng sử dụng thƣờng cao
hơn so với khuyến cáo vì đa số ngƣời dân sử dụng theo cách ƣớc lƣợng, thời
gian cách ly vẫn còn chƣa đƣợc đảm bảo. Trong quá trình sử dụng thuốc BVTV
hầu nhƣ ngƣời dân không trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động. 17,5% hộ sử dụng
nhƣng không đầy đủ và chỉ 3,3% số hộ sử dụng đầy đủ. Sau khi phun xong có
tới 83,34% số hộ điều tra đã vứt bào bì ngay trên bờ ruộng, dƣới sơng, mƣơng sẽ
gây ô nhiễm môi trƣờng.
Về phân bón ngƣời dân xã Diễn Thịnh sử dụng chủ yếu là 2 loại phân vô
cơ và hữu cơ. Lƣợng phân bón khơng cân đối giữa phân vơ cơ và phân hữu cơ.
Trong đó, lƣợng phân hữu cơ đƣợc sử dụng từ khoảng 1- 5 tấn/ha. Phân hữu cơ
chủ yếu là phân chuồng đƣợc ủ hoai trƣớc khi bón (80,83%). Lƣợng phân hữu
cơ sử dụng vẫn thấp nhiều so với tiêu chuẩn. Phân vô cơ đƣợc sử dụng chủ yếu
là phân đạm, kali, lân, NPK và phân vi sinh. Các loại phân này chủ yếu sử dụng
để bón lót và bón thúc.

Khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
quản lý và sử dụng thuốc BVTV và phân bón trong sản xuất nông nghiệp tại khu


vực nghiên cứu nhƣ: tăng cƣờng công tác khuyến nông, phổ biến kỹ thuật sử
dụng phân bón và thuốc BVTV; tổ chức các mơ hình sản xuất lúa và rau màu an
toàn và nâng cao ý thức ngƣời dân trong q trình sử dụng phân bón và thuốc
BVTV...


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sau sắc
đến Cơ ThS. Nguyễn Thị Bích Hảo, đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt q trình
thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Quản lý tài nguyên
rừng & Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đã tận tình truyền
đạt kiên thức tong suốt những năm em học tập tại đây.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ phòng Tài nguyên và
Môi trƣờng huyện Diễn Châu, UBND xã Diễn Thịnh và Hợp tác xã Nam Thịnh,
đã cung cấp cho em những thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài để hồn thành
khóa luận này. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong q trình học tập khơng
chỉ là nền tảng cho q trình thực hiện khóa luận mà cịn là hành trang quý báu
để em bƣớc vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong gia đình và bạn
bè đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt những năm học vừa
qua tại trƣờng Đại học Lâm Nghiệp.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2016



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 2
1.1. Tổng quan về hóa chất BVTV ....................................................................... 2
1.1.1. Khái niệm, vai trị, phân loại và quy trình kỹ thuật .................................... 2
1.1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở nƣớc ta .............................. 7
1.2. Tổng quan về phân bón .................................................................................. 8
1.2.1. Khái niệm, vai trị, phân loại và quy trình kỹ thuật .................................... 8
1.2.2.Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở nƣớc ta ................................... 13
1.3. Tác động của thuốc BVTV và phân bón đến mơi trƣờng và sức khỏe con
ngƣời.................................................................................................................... 15
1.3.1. Tác động của thuốc BVTV ....................................................................... 15
1.3.2. Tác động của phân bón ............................................................................. 16
1.4. Các kết quả nghiên cứu về việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón ........... 17
1.4.1. Đối với thuốc BVTV ................................................................................. 17
1.4.2. Đối với phân bón ....................................................................................... 18
CHƢƠNG II MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 21
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 21
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................... 21
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 21
2.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 21
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 21



2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 22
2.5.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu..................................................................... 22
2.5.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa .................................................... 22
2.5.3. Phƣơng pháp phỏng vấn ............................................................................ 22
2.5.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu .................................................... 23
CHƢƠNG III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU
VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 24
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 24
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ................................................................................. 24
3.1.2. Khí hậu ...................................................................................................... 24
3.1.3. Các nguồn tài nguyên ................................................................................ 25
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 26
3.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập .................................................... 26
3.2.2. Kinh tế ....................................................................................................... 27
3.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ...................................... 28
CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 30
4.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu ........................... 30
4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 ........................................ 30
4.1.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng của một số loại cây trồng chính tại xã
Diễn Thịnh năm 2016. ......................................................................................... 30
4.2. Thực trạng quản lý và sử dụng phân bón và thuốc BVTV tại khu vực nghiên
cứu ....................................................................................................................... 32
4.2.1. Thực trạng kinh doanh, quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã ... 32
4.2.2. Thực trạng kinh doanh,và quản lý và sử dụngphân bón trên địa bàn xã .. 42
4.2.3. Thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng các loại phân bón và thuốc BVTV
............................................................................................................................. 49
4.3. Đề xuất một số giải pháp cho việc quản lý và sử dụng hợp lý thuốc BVTV
và phân bón ......................................................................................................... 51
4.3.1. Giải pháp về mặt quản lý .......................................................................... 51



4.3.2. Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân ................................. 52
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................................ 54
1. Kết luận ........................................................................................................... 54
2. Tồn tại.............................................................................................................. 55
2. Khuyến nghị .................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CỤM TỪ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

BVTV

Bảo vệ thực vật

BNNPTNT

Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

HTX

Hợp tác xã

UBND

Ủy ban nhân dân



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại thuốc theo công dụng ............................................................ 4
Bảng 1.2. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại(theo quy định của WHO) ..... 6
Bảng 1.3. Lƣợng phân bón vơ cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm ................. 14
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Diễn Thịnh .................... 30
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng cây trồng của xã năm 2015 .......... 31
Bảng 4.3.Thực trạng buôn bán, kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn xã Diễn
Thịnh năm 2016 .................................................................................................. 32
Bảng 4.4. Một số loại thuốc BVTV đƣợc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
tại xã Diễn Thịnh ................................................................................................. 35
Bảng 4.6. Kết quả điều tra về thời điểm phun thuốc BVTV trên địa bàn xã Diễn
Thịnh năm 2015 .................................................................................................. 38
Bảng 4.7. Phƣơng thức sử dụng thuốc BVTV của ngƣời dân xã Diễn Thịnh .... 39
Bảng 4.8. Liều lƣợng sử dụng thuốc BVTV của ngƣời dân xã Diễn Thịnh ....... 40
Bảng 4.9. Sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV của các hộ dân tại xã
Diễn Thịnh........................................................................................................... 41
Bảng 4.10. Thực trạng bn bán, kinh doanh phân bón trên địa bàn xã Diễn
Thịnh năm 2016 .................................................................................................. 43
Bảng 4.12.Cách thức sử dụng phân hữu cơ của ngƣời dân xã Diễn Thịnh ........ 45
Bảng 4.13. Lƣợng phân hữu cơ bón cho cây trồng ở xã Diễn Thịnh ................. 45
Bảng 4.14. Một số loại phân bón vơ cơ đƣợc sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp tại xã Diễn Thịnh ..................................................................................... 46
Bảng 4.15. Lƣợng phân hóa học bón cho một số cây trồng chính trên địa bàn xã
Diễn Thịnh ........................................................................................................... 47
Bảng 4.16. Đánh giá của ngƣời dân về sử dụng thuốc BVTV và phân bón ....... 51

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1.Các triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV của ngƣời dân xã Diễn Thịnh 41



ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự bùng nổ dân số trong những năm qua đã làm nảy sinh vấn đề an ninh
lƣơng thực và gây sức ép lên các vùng đất nông nghiệp trong khi diện tích đất
nơng nghiệp ngày càng thu hẹp. Một vấn đề đặt ra cho thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng là làm thế nào để đáp ứng đủ nhu cầu lƣơng thực của con
ngƣời. Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất
nông nghiệp là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm tăng năng suất cây
trồng và đáp ứng nhu cầu đó.
Trong vài thập kỷ gần đây năng suất cây trồng khơng ngừng tăng lên.
Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là 2 yếu tố quan trọng ảnh hƣởng lớn đến
năng suất cây trồng. Bón phân đầy đủ, cân đối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
an toàn, hợp lí sẽ thu đƣợc năng suất cây trồng cao và chất lƣợng sản phẩm tốt,
không làm suy kiệt và ô nhiễm môi trƣờng đồng thời đồng thời ngƣời sản xuất
lại thu đƣợc lợi nhuận cao.
Tuy nhiên, do điều kiện sống và nhận thức của ngƣời dân còn thấp nên
phân bón, thuốc BVTV đã bị lạm dụng quá mức, nhiều loại thuốc đã bị cấm sử
dụng hoặc không rõ nguồn gốc vẫn đƣợc lƣu hành và sử dụng một cách tùy tiện.
Chính những điều đó đã dẫn đến hậu quả làm ô nhiễm môi trƣờng, mất cân bằng
sinh thái một cách nghiêm trọng, làm cho đất bị thối hóa, mất khả năng sản
xuất và gián tiếp ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời, động vật.
Diễn Thịnh là một xã có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, đang trên con
đƣờng phát triển của huyện Diễn Châu, với mức đầu tƣ phân bón, thuốc BVTV
cao.Sản phẩm nơng nghiệp mà xã sản xuất ra không chỉ phục vụ nhu cầu cho
ngƣời dân trong vùng mà còn phục vụ nhu cầu cho các vùng lân cận.Trong
những năm gần đây do điều kiện thời tiết bất lợi, dịch bệnh sâu hại phát triển
nhanh, khó kiểm sốt mà ngƣời dân sử dụng lƣợng phân bón và thuốc BTTV
nhiều hơn, liều lƣợng cao hơn. Vì vậy, tình hình quản lý, sử dụng phân bón,
thuốc BVTV là vấn đề cần đƣợc quan tâm.

Xuất phát từ thực tế đó, khóa luận “Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật và phân bón trong sản xuất nơng nghiệp tại xã Diễn Thịnh –
huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An” đã đƣợc thực hiện.
1


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về hóa chất BVTV
1.1.1. Khái niệm, vai trị, phân loại và quy trình kỹ thuật
1.1.1.1. Khái niệm thuốc BVTV
Ngay từ khi mới ra đời thuốc bảo vệ thực vật(BVTV) đƣợc đánh giá cao
và đƣợc coi là một trong những thành tựu lớn của khoa học kỹ thuật
Thuốc BVTV hay nông dƣợc là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên
hoặc tổng hợp hóa học đƣợc dùng để phịng và trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột..hại
cây trồng và nông sản. (Theo tài liệu tập huấn khuyến nôngcủa Chi cục bảo vệ
thực vật Nghệ An,(2012).
Theo quy định tại Điều 1, Chƣơng 1, Điều lệ quản lý thuốc BVTV ( ban
hành theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CO ngày 03/6/2012 của Chính Phủ), ngồi
tác dụng phịng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV cịn bao
gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trƣởng thực vật, các chất làm
rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới đƣợc
thuận tiện ( thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc..) những chế phẩm có
tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thiên nhiên
thực vật đến để tiêu diệt.
Thuốc bảo vệ thực vật gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên nhóm
sinh vật hại, nhƣ thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ bệnh dùng để trừ
bệnh cây... trừ một số trƣờng hợp cịn nói chung mỗi nhóm thuốc chỉ có tác
dụng đối với sinh vật gây hại thuộc nhóm đó. Thuốc BVTV nhiều khi cịn gọi là
thuốc trừ hại và khái niệm này bao gồm cả thuốc trừ các loại ve, rệp hại vật nuôi

và trừ cơn trùng hại cây, thuốc điều hịa sinh trƣởng cây trồng(Nguyễn Thị Hồng
Hạnh, 2006).
Chủng loại hóa chất BVTV đang sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng. Hiện
nay, nhiều nhất vẫn là hợp chất lân hữu cơ, Chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib,
đến IIvà m, sau đó là các nhóm carbamat và pyrethroid(LêHuy Bá, 2008).
2


Theo Thôngtƣ 36/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thơn thì danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng có 1.201 hoạt
chất với 3.107 tên thƣơng phẩm, danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng có 16
hoạt chất với 29 tên thƣơng phẩm, danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng có 29
hoạt chất khác nhau.
1.1.1.2. Vai trị của thuốc BVTV
Thuốc BVTV đóng vai trị quan trọng trong sản xuất nông nghiệp với
nhiều ƣu điểm nổi trội:
 Có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện tích rộng và chặn
đứng những trận dịch trong thời gian ngắn;
 Đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệ năng suất cây trồng, cải
thiện chất lƣợng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế;
 Thuốc BVTV xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại trên các bộ phận của cây,
tác động đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây nhƣ rút ngắn thời gian
sinh trƣởng làm cây sớm ra hoa, kết quả, tăng chất lƣợng nông sản...
1.1.1.3. Phân loại
Hiện nay, thuốc BVTV rất đa dạng và phong phú về cả chủng loại và số
lƣợng.Việc phân loại thuốc BVTV có thể thực hiện theo nhiều cách nhƣ phân
loại theo công dụng, phân loại theo gốc hóa học (nhóm clo hữu co, nhóm lân
hữu cơ..), phân loại theo nguồn gốc, phân loại theo con đƣờng xâm nhập, phân
loại theo tính độc của thuốc... Các thuốc trừ sâu có nguồn gốc khác nhau thì tính
độc và khả năng gây độc khác nhau.

a. Phân loại theo công dụng:
Theo tài liệu của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông
thôn, ở Việt Nam, tính đến năm 2004, trên thi trƣờng đã có 436 hoạt chất với
hàng nghìn tên thƣơng mại khác nhau về thuốc BVTV. Tuy nhiên ta có thể phân
loại thànhnăm loại chính dựa vào cơng dụng của thuốc nhƣ trên bảng 1.1.

3


Bảng 1.1. Phân loại thuốc theo công dụng
STT

Công dụng

Thành phần chính
 Hợp chất hữu cơ clo ( hydrocloruacacbon);
 Hợp chất hữu cơ phospho (este axit

1

Thuốc trừ sâu
bệnh

phosphoric;
 Muối carbamic;
 Pyrethroids tự nhiên và nhân tạo;
 Dinitro phenol;
 Thực vật.
 Nitro anilin;


2

Thuốc diệt cỏ

 Muối carbamic và thiocarbamic;
 Hợp chất nitơ dị vòng (triazin);
 Dinitrophenol và dẫn xuất phenol.
 Thuốc diệt nấm vô cơ ( trên căn bản sulfur
đồng và thủy ngân);

3

Thuốc diệt nấm

 Thuốc diệt nấm hữu cp( dithiocarbamat);
 Thuốc diệt nấm qua rễ ( bezimidazoles);
 Kháng sinh ( sản phẩm từ vi sinh vật).

4

Thuốc diệt chuột

 Chất chống đông máu ( hydroxy coumarins);
 Các loại khác( Arsennicals, thioureas).
 Ức chế sinh trƣởng ( hợp chất quatermary);

5

Thuốc kích thích


 Kích thích đâm chồi ( Carbamaters);
 Kích thích rụng quả ( cyclohexmide).
( Nguồn: Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết,2000)

b. Phân loại theo gốc hóa học:
Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhƣng mau phân hủy trong
mơi trƣờng.
Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666... nhóm này có độ độc cấp tính tƣơng đối
thấp nhƣng tồn lƣu lâu trong cơ thể con ngƣời, động vật và môi trƣờng, gây độc
4


mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58... độ độc cấp tính của các loại thuốc
thuộc nhóm này tƣơng đối cao nhƣng mau phân hủy trong cơ thể ngƣời và mơi
trƣờng hơn so với nhóm clo hữu cơ.
Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin... đây là thuốc đƣợc dùng rộng rãi
bởi vì thuốc tƣơng đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tƣơng đối cao khả
năng phân hủy tƣơng tự nhóm lân hữu cơ.
Nhóm Pyrethoide (cúc tổng hợp ): Decsi. Sherpa, Sumicidine, nhóm này
dễ bay hơi và tƣơng đối mau phân hủy trong môi trƣờng và cơ thể ngƣời.
Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để
kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng lồi.
Chất điều hịa sinh trƣởng cây trồng gồm các chất có tác dụng kích thích
sinh trƣởng (Auxin, Gibberelin, Cytokinin…) và các chất ức chế sinh trƣởng
(Paclobutatrazole…), các chất này có thể là chất tổng hợp hóa học, chất có
nguồn gốc sinh học (Gibberellin…) hoặc chất chiết suất từ sinh vật (chất Oligo
saccarit từ rong biển…).
Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide,Xentari, NPV...): Rất ít độc
với ngƣời và các sinh vật khơng phải dịch hại

Ngồi ra cịn có nhiều chất nguồn hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu
mỏ đƣợc dùng làm thuốc trừ sâu ( Chi cục Bảo Vệ Thực Vật,2010)
c. Phân loại theo tính độc của thuốc:
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị đo
lƣờng đƣợc biểu thị dƣới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ
thể. Các loại thuốc BVTV đƣợc chia mức độ độc theo bảng:

5


Bảng 1.2. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại(theo quy định của WHO)
Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)
Dạng lỏng
Qua
miệng

Qua da

Dạng rắn
Qua
miệng

Qua da

Rất độc

≤ 20

≤40


≤5

≤10

Độc

20-200

40-400

5-50

10-100

Độc trung bình

200-2000

400-4000

50-500

100-1000

Ít độc

>2000

>4000


>500

>1000

(PGS.TS. Nguyễn Trần Oánh,TS. Nguyễn Văn Viên và KS.Bùi Trọng Thủy, 2007)

1.1.1.4. Quy trình kỹ thuật
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng:
1) Đúng thuốc: Khi chọn mua thuốc BVTV nông dân cần biết rõ loại dịch
hại cần phịng trừ. Cần mua những loại thuốc có tác động chọn lọc (có tác dụng
trừ sâu bệnh cao nhƣng tƣơng đối ít độc đối với sinh vật có ích nhƣ ong mật, cá
tôm, ký sinh và thiên địch). Chọn thuốc an tồn đối với cây trồng, ít nguy hại
đến ngƣời tiêu thụ sản phẩm. Chọn thuốc có thời gian cách ly ngắn, không lƣu
tồn lâu dài trong nguồn nƣớc và trong đất.
2) Đúng liều lƣợng và nồng độ: Pha đúng nồng độ và phun đủ lƣợng nƣớc
quy định để đảm bảo thuốc trãi đều và tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất. Khi
dùng thuốc BVTV, cần đọc kỹ hƣớng dẫn khi dùng thuốc, phải có dụng cụ cân,
đong thuốc, không ƣớc lƣợng bằng mắt, không bốc thuốc bột bằng tay. Phun hết
lƣợng thuốc đã tính tốn trên thửa ruộng định phun thuốc.
3) Đúng lúc: Phun thuốc đúng lúc kịp thời vào thời điểm dịch hại trên đồng ruộng
dễ bị tiêu diệt và theo dự tính, dự báo, điều tra của cơ quan chuyên môn BVTV.
4) Đúng cách: Pha thuốc đúng cách, làm thế nào để chế phẩm thuốc đƣợc
hòa tan thật đồng đều vào nƣớc. Phun thuốc đúng cách là phun rãi đều làm cho
thuốc tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất, tập trung vào nơi sinh vật gây hại.

6


1.1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở nước ta
Tại Việt Nam, việc sử dụng thuốc BVTV chỉ phổ biến từ thế kỷ thứ

XIX.Trƣớc đó, việc việc diệt trừ sâu, bệnh chủ yếu bằng phƣơng pháp bắt sâu
haybiện pháp mang tính mê tín, bùa phép.
Đầu thế kỷ 20, khi nền nông nghiệp Việt Nam bắt đầu phát triển đến một
mức nhất định, hình thành nên các đồn điền, trang trại nơng nghiệp lớn thì việc
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bắt đầu gia tăng. Trong thời kỳ này, Việt Nam
cũng sử dụng chủ yếu các hợp chất hóa học vơ cơ nhƣ các nƣớc trên khu vực và
trên thế giới.
Từ những năm 50, Việt Nam chỉ sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật
nhƣ DDT, Lindan, Oarathion-ethyl, Polyclorocamphene...
Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam có những bƣớc chậm hơn so
với các nƣớc phát triển. Thập niên 70 và 80 Việt Nam còn sử dụng hợp chất hóa
học gốc Clor hay gốc photpho hữu cơ (DDT thuộc nhóm clor hữu cơ, Metyl
Parathion, Monocrophos thuộc nhóm lân hữu cơ, Furadan thuộc nhóm
Carbamate) thì các nƣớc phát triển đã ngƣng sử dụng các loại hợp chất này. Ví
dụ nhƣ ở Mỹ đã cấm sử dụng DDT từ năm 1992, mãi đến năm 1993 Việt Nam
mới có lệnh cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nhóm Clor hữu cơ.
Trong những năm qua, cùng với việc mở rộng diện tích sự chuyển dịch cơ
cấu và quá trình đầu tƣ thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng, đặc biệt là việc
sử dụng ngày càng nhiều giống lúa Trung Quốc, diện tích nhiễm sâu bệnh ngày
càng tăng, do đó lƣợng thuốc BVTV đƣợc dùng củng có xu hƣớng tăng lên.
Theo thống kê của Tổng cục Môi trƣờng (2012), hiện này gần 100% diện
tích đất canh tác nơng nghiệp ở Việt Nam đều có sử dụng thuốc BVTV, ƣớc tính
có khoảng hơn 1000 chủng loại thuốc BVTV đƣợc sử dụng. Theo thống kê của
Cục tài nguyên môi trƣờng, lƣợng thuốc BVTV đƣợc sử dụng ở Việt Nam từ
năm 1986-1990 khoảng 13 nghìn-15 nghìn tấn (Hồng Lê, 2003) và thống kê
của Viện Bảo vệ thực vật Việt Nam, năm 1990 lƣợng thuốc BVTV từ 10.300 tấn
lên tới 33000 tấn, đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 là 50.000 tấn (
7



Phương Liễu, 2006). Đây là những con số đáng báo động.
Theo thống kê của Cục BVTV, tổng cục thống kê và tổng cục hải quan thì
lƣợng thuốc nhập khẩu vào Việt Nam năm 1998 là 42.738 tấn, tăng gấp 2 lần so
với năm 1991. Lƣợng thuốc trừ sâu khơng có xu hƣớng tăng lên và cũng khơng
có xu hƣớng giảm đi, trong khi đó lƣợng thuốc trừ bệnh tăng từ 2.600 tấn năm
1991 lên 7.532 tấn năm 1996 và 10.406 tấn năm 1998. Lƣợng thuốc trừ cỏ có xu
hƣớng tăng nhanh và cho đến nay đã cao hơn thuốc trừ bệnh... Đây là con số
thống kê theo con đƣờng nhập khẩu chính thức, thực tế thì lƣợng thc nhập lẩu
vào nƣớc ta cũng khơng nhỏ, trong khi đó, phần lớn thuốc đƣợc nhập khẩu là
các loại thuốc trừ sâu có giá rẻ và có độ độc cao thậm chí đã bị hạn chế hay cấm
sử dụng.
1.2. Tổng quan về phân bón
1.2.1. Khái niệm, vai trị, phân loại và quy trình kỹ thuật
1.2.1.1. Khái niệm phân bón
Có nhiều khái niệm phân bón khác nhau.Theo Nguyễn Nhƣ Hà và Lê Bích
Hảo (2009), phân bón là chất chứa một hay nhiều nguyên tố dinh dƣỡng cần thiết
với cây, đƣợc sử dụng cho cây trồng với mục đích khơng ngừng tăng năng suất,
chất lƣợng nơng sản và độ phì nhiêu đất.
Ngồi ra, phân bón cịn đƣợc hiểu là sản phẩm có chức năng cung cấp
dinh dƣỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất, trong thành phần chứa
một hoặc nhiều yếu tố dinh dƣỡng vô cơ đa lƣợng, trung lƣợng, vi lƣợng, đất
hiếm, hữu cơ, axit amin, vitamin, axit humic, axit fuvic, vi sinh vật có ích, có
một hoặc nhiều: Chất giữ đất, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, chất
điều hịa sinh trƣởng thực vật, chất phụ gia, yếu tố hạn chế sử dụng (Công ty cổ
phần phân bón Bình Điền, 2003).
1.2.1.2. Vai trị của phân bón
Phân bón có vai trị rất quan trọng và khơng thể thiếu đƣợc đối với sản
xuất nông nghiệp, là cơ sở cho việc sản xuất nông nghiệp thâm canh đạt hiệu
quả cao và bền vững. Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao ngƣời sử dụng cần
8



có những hiểu biết cần thiết về phân bón và mối quan hệ giữa phân bón với đất
và cây trồng:
 Giúp tăng năng suất cây trồng
 Giúp cải tạo độ phì nhiêu cho đất
 Tăng chất lƣợng nơng sản
 Cung cấp dƣỡng chất trực tiếp cho cây
 Cải thiện sự đa dạng sinh học (tuổi thọ đất) và khả năng sản xuất lâu dài
của đất;
 Giúp cây trồng có khả năng chống chịu một số bệnh và tác động của
ngoại cảnh;
 Giúp nông dân thu đƣợc lợi nhuận cao hơn do sản xuất có hiệu quả.
1.2.1.3. Phân loại phân bón
Có nhiều cách phân loại đƣợc đƣa ra bởi nhiều tác giả khác nhau.
Theo Cẩm Hà (2012), dựa vào chức năng, phân bón đƣợc chia thành:
 Phân bón lá: Là các loại phân bón thích hợp cho việc phun trực tiếp vào
thân, lá và thích hợp cho cây hấp thu dinh dƣỡng qua thân, lá.
 Phân bón rễ: Là các loại phân bón đƣợc bón trực tiếp vào đất hoặc vào
nƣớc để cung cấp chất dinh dƣỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ.
Theo Bách khoa toàn thƣ mở (Wikipedia ), phân bón đƣợc phân thành ba
nhóm chính:phân hữu cơ, phân hóa học (phân vơ cơ) và phân vi sinh, theo cách
phân loại này sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc hình thành.
Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng trong nơng nghiệp, có nguồn gốc
từphân ngƣời, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác
thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ cho đất bằng cách
cung cấp thêm các chất hữu cơ và bổ dƣỡng.
 Phân hóa học hay phân vơ cơ là những hóa chất chứa các chất dinh
dƣỡng thiết yếu cho cây đƣợc bón vào cây nhằm tăng năng suất, có các loại
phân bón hóa học chính nhƣ:


phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức

hợp, phân hỗn hợp, phân vi lƣợng.

9


 Phân vi sinh là loại phân bón trong thành phần có chứa một hoặc nhiều
loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm, phân giải
lân, phân giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng khả năng quang
hợp và các vi sinh vật có ích khác có mật độ và hoạt tính đạt quy định của quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
1.2.1.4.Quy trình kỹ thuật trong nơng nghiệp
a. Phân vơ cơ
 Phân đạm
Trong 13 loại dƣỡng chất thiết yếu cho cây trồng thì đạm đứng vị trí hàng
đầu về lƣợng hấp thụ với tầm quan trọng cao nhất, chiếm 2 - 3% tổng vật chất
khô của cây trồng. Tuy nhiên đây lại là loại phân bón dễ thất thốt, đặc biệt qua
con đƣờng bay hơi khiến lƣợng đạm mà cây trồng hấp thụ đƣợc chỉ từ 30 – 40%
lƣợng cung cấp. Việc sử dụng phân đạm sao cho hiệu quả, tránh lãng phí và ơ
nhiễm mơi trƣờng là quan tâm hàng đầu của tất cả bà con nơng dân nói chung và
ngƣời trồng tiêu nói riêng.
Khi đạm vào trong cây sẽ đƣợc tổng hợp để giúp tạo thành các loại
protein từ đơn giản đến phức tạp, hay còn gọi là chất thịt, thành phần cơ bản của
cơ thể sống. Nó tham gia vào cấu tạo của axit nucleic và có vai trò quan trọng
trong việc trao đổi chất của cơ thể cây trồng.
Ngồi ra, đạm cịn là thành phần của diệp lục tố tạo nên màu xanh cho lá
cây, đây chính là yếu tố thiết yếu giúp thực vật quang hợp, biến đổi năng lƣợng
của ánh sáng để chuyển đổi nƣớc và cacbonic thành đƣờng bột, ni sống tồn

thế giới động vật.
Phân đạm là thức ăn chính của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển; lá có
kích thƣớc to sẽ tăng khả năng quang hợp từ đó làm tăng năng suất cây trồng.
Cách thức bón nhƣ sau:
+ Rắc trực tiếp xuống ruộng: Hình thức này đƣợc sử dụng nhiều đối với
cây lúa và cây ngơ. Sau đó dựa vào từng đợt sinh trƣởng và tình trạng lúa xấu
hay tốt mà rắc thêm ít hay nhiều. Tuy nhiên, nếu nƣớc trong ruộng bị rò rỉ,
10


khơng đƣợc kiểm sốt tốt sẽ gây thất thốt phân, làm giảm hiệu quả và tác dụng
của phân bón.
+ Vùi đạm vào gốc đối với một số loại cây rau màu nhƣ khoai lang. Khi
trồng ngƣời dân thƣờng vùi đạm vào gốc rồi phủ đất lên. Cách này làm giảm sự
thất thốt đạm tuy nhiên bón nhiều gây nên hiện tƣợng tích lũy nitrat trong cây.
+ Rắc trực tiếp lên bề mặt luống rau sau khi mƣa xong hoặc ngƣời dân
dùng vòi phun tƣới ẩm trên mặt luống làm cho đạm tan. Đây là phƣơng pháp đỡ
tốn sức lao động và rất nhanh, nhƣng đây cũng là phƣơng thức mất đi lƣợng
đạm lớn do bốc hơi hoặc do rửa trôi dễ gây ơ nhiễm đất, nƣớc, khơng khí và
lƣợng đạm mà cây trồng hấp thụ đƣợc là rất ít.
+ Ngồi ra, ngƣời dân thƣờng hịa đạm vào nƣớc sau đó dùng uroa hoặc
gáo để tƣới cho rau. Việc này giúp cây dễ hấp thu hơn nhƣng mất nhiều thời
gian và cơng sức lao động, khó đảm bảo sự đồng đều trong khi tƣới.
Tùy thuộc vào từng loại cây trồng và mức độ sinh trƣởng của cây mà
lƣợng bón và thời điểm bón cũng khác nhau.Lúa thƣờng bón ít nhất là 2 lần/vụ,
tùy thuộc vào sự phát triển mà có thể bón từ 3 – 4 lần.Đối với cây rau thƣờng bón
đạm khi cây cịi cọc, lá vàng, chậm phát triển.Thời tiết cũng ảnh hƣởng đến số lần
bón đạm. Mƣa nhiều làm rửa trôi các chất dinh dƣỡng trong đất, ngƣời dân thƣờng
bổ sung đạm cho cây sau khi mƣa xong. Ngoài ra, một số hộ trồng rau cũng sử dụng
phân đạm sát với thời điểm thu hoạch để rau xanh, non hơn, dễ tiêu thụ hơn. Việc sử

dụng đạm trong mỗi lần bón của các hộ chỉ mang tính chất tƣơng đối, lƣợng đạm chủ
yếu đƣợc xác định bằng kinh nghiệm của bản thân và hỏi ngƣời khác.
 Phân kali và phân lân
Ngoài phân đạm, phân lân và kali là 2 loại phân khống khơng thể thiếu
đối với các loại cây trồng.
Phân lân tham gia vào quá trình hình thành mầm non, đẻ nhánh, phân hoa,
đậu quả, tăng cƣờng sự vận chuyển đƣờng và tích lũy bột. Theo điều tra, loại
phân này thƣờng đƣợc sử dụng đối với cả cây lúa và cây màu.Lân có thể để bón
lót và bón thúc, có thể bón cùng với đạm bón lót trƣớc khi trồng.Ngoài ra, phân
11


lân còn đƣợc kết hợp để ủ cùng với phân chuồng bón lót cho cây lúa. Theo cách
này ta thấy, phân lân ủ với phân chuồng tốt hơn là bón trực tiếp cho cây trồng,
giúp bổ sung lân cho phân, nâng cao dinh dƣỡng trong phân chuồng và giúp
phân chuồng tránh đƣợc hiện tƣợng mất đạm trong quá trình ủ. Lân cũng dùng
để bón thúc khi cây trồng vào giai đoạn phát triển, đƣợc bón trực tiếp cho cây
trồng. Phân kali thƣờng đƣợc sử dụng nhiều trên các loại cây trồng, có tác dụng
thúc đẩy sự phát triển của rễ, ra hoa, kết quả sớm, kích thích q trình quang
hợp tạo chất đƣờng bột trong cây nên ngƣời ta gắn phân kali với cây lấy quả.Vì
vậy, ngƣời nơng dân thƣờng bón nhiều clorua kali vào lúc cây hình thành nụ và
hoa.Tập quán sử dụng tro bếp kết hợp phân chuồng bón lót cho cây trồng cũng
là nguồn cung cấp kali cho cây trồng, đây là nguồn cung cấp kali rất hữu ích
mang lại hiệu quả cao.
b. Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là phân chứa các chất dinh dƣỡng ở dạng những hợp chất
hữu cơ. Những chất dinh dƣỡng có trong phân hữu cơ, cây không trực tiếp sử
dụng đƣợc mà phải qua sự phân giải nhờ vào quá trình hoạt động của các vi sinh
vật và các tác động lý hóa trong đất. Đặc điểm này có liên quan rất lớn đến cách
sử dụng phân hữu cơ với nguyên tắc cơ bản là phải làm sao cho phân mau phân

hủy, chuyển các chất dinh dƣỡng từ khó tiêu sang dạng dễ tiêu để kịp cung cấp
dinh dƣỡng cho cây. Do đó trƣớc khi sử dụng phải qua chế biến để cho phân
hoai mục, nhất là với các phân hữu cơ ở dạng còn tƣơi nhƣ phân chuồng, phân
rác, than bùn.
Phân hữu cơ chủ yếu đƣợc dùng bón lót trƣớc khi gieo trồng, nên nếu
ngƣời dân có bón thúc phải bón sớm trƣớc khi cây sinh trƣởng mạnh hoặc trƣớc
khi ra hoa (với các cây lâu năm). Cách bón là bón rải đều trên mặt đất hoặc bón
theo hàng, theo hốc. Phân xanh thì cày vùi xuống đất.Liều lƣợng bón tùy loại đất
và loại cây. Lƣợng bón lót trung bình của phân chuồng đã ủ hoai từ 500kg – 5
tấn/ha (tùy theo chất lƣợng phân). Phân vi sinh bón ở nơi đất mới, đất trồng cạn,
sau một vụ ngập nƣớc, nơi chƣa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… mới có
hiệu quả cao (TS Nguyễn Đăng Nghĩa,2011).
12


1.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở nước ta
Xu hƣớng phát triển kinh tế hiện nay của Việt Nam là giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên,
dù đang cố gắng để đƣa đất nƣớc trở thành một nƣớc công nghiệp, nhƣng hiện
tại và trong tƣơng lai gần nƣớc ta vẫn là một nƣớc nông nghiệp. Vì vậy, an tồn
lƣơng thực là điều kiện tiên quyết để ổn định xã hội và tạo tiền đề phát triển đất
nƣớc. Do đó ngành nơng nghiệp vẫn là một ngành đƣợc nhà nƣớc rất quan tâm.
Trong những năm gần đây diện tích đất canh tác của nƣớc ta khơng những
khơng tăng lên mà cịn có xu hƣớng giảm đi bởi hai nguyên nhân chính:
Thứ nhất, khả năng tăng thêm diện tích đất canh tác của nƣớc ta là khơng
đáng kể.
Thứ hai là cùng với xu hƣớng chuyển dịch kinh tế, q trình đơ thị hóa và
hiện đại hóa đất nƣớc thì một diện tích khá lớn đất nơng nghiệp đã đƣợc chuyển
sang đất sản xuất công nghiệp, đất xây dựng và đất nhà ở. Đó là chƣa kể đến
một diện tích khơng nhỏ đất nơng nghiệp đang bị thối hóa và mất dần khả năng

sản xuất do nhiều lý do khác nhau.
Trong khi diện tích đất canh tác đang có xu hƣớng giảm đi thì nhu cầu
lƣơng thực, thực phẩm lại không ngừng tăng do: Dân số tăng nhanh và nhu cầu
nông sản cho xuất khẩu ngày càng lớn. Giải pháp hợp lý và đúng đắn nhất là
thâm canh và sử dụng phân bón. Trong q trình này nơng nghiệp nƣớc ta bắt
buộc phải chuyển từ một nền nông nghiệp truyền thống “chủ yếu dựa vào đất”
sang một nền nơng nghiệp thâm canh “dựa vào phân bón” (Nguyễn Văn Bộ và
Nguyễn Trọng Thi, 1997).
Lƣợng phân bón vơ cơ sử dụng 1985 – 2007 ở Việt Nam đƣợc tóm tắt
trên bảng 1.3.

13


Bảng 1.3. Lƣợng phân bón vơ cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm
(ĐVT: 1000 tấn N, P2O5, K2O)
N + P2O5 +

Năm

N

P2O5

K2O

NPK

1985


342,3

91,0

35,9

54,8

462,2

1990

425,4

105,7

29,2

62,3

560,3

1995

831,7

322,0

88,0


116,6

1223,7

2000

1332,0

501,0

450,0

180,0

2283,0

2005

1155,1

554,1

354,4

115,9

2063,6

2007


1357,5

551,2

516,5

179,7

2425,2

K2O

(Nguồn: Trương Hợp Tác, 2009)
Theo tính tốn, lƣợng phân vơ cơ sử dụng tăng mạnh trong vịng 20 năm
qua, tổng các yếu tố dinh dƣỡng đa lƣợng N+P2O5+K2O năm 2007 đạt trên 2,4
triệu tấn, tăng gấp hơn 5 lần so với lƣợng sử dụng của năm 1985. Ngoài phân
bón vơ cơ, hàng năm nƣớc ta cịn sử dụng khoảng 1 triệu tấn phân hữu cơ, hữu
cơ sinh học, hữu cơ vi sinh các loại.
Xét về tỷ lệ sử dụng phân bón cho các nhóm cây trồng khác nhau cho thấy
tỷ lệ phân bón sử dụng cho lúa chiếm cao nhất đạt trên 65%, các cây công
nghiệp lâu năm chiếm gần 15%, ngơ khoảng 9% phần cịn lại là các cây trồng
khác. Tuy nhiên so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, lƣợng phân bón
sử dụng trên một đơn vị diện tích gieo trồng ở nƣớc ta vẫn còn thấp, năm cao
nhất mới chỉ đạt khoảng 195 kg NPK (Trƣơng Hợp Tác, 2009).
Việc sử dụng phân bón ở nƣớc ta chủ yếu mới đƣợc chú trọng ở các vùng
đồng bằng – nơi trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Trong khi đó các vùng
khác chƣa đƣợc chú trọng, đặc biệt là đất ở khu vực miền núi nơi đất thƣờng có
tỷ lệ các chất dinh dƣỡng thấp.

14



1.3. Tác động của thuốc BVTV và phân bón đến môi trƣờng và sức khỏe
con ngƣời
1.3.1. Tác động của thuốc BVTV
Vềcơ bản thuốc BVTV đƣợc sử dụng để bảo vệ vụ mùa chống lại sâu
bệnh và cỏ dại, nhƣng đôi khi chúng làm hại cây trồng. Đó là trong các trƣờng
hợp sau:
 Liều lƣợng quá cao kiềm chế sự phát triển của cây trồng.
 Thuốc BVTV ảnh hƣởng đến các loại cây trồng xung quanh loại cây mà
nó bảo vệ.
 Dƣ lƣợng thuốc diệt cỏ ảnh hƣởng đến cây trồng luân canh hoặc kiềm chế
sử phát triển của cây.
 Dƣ lƣợng thuốc BVTV tích tụ trên cây trồng quá nhiều khiến ngƣời ta
phải tiêu hủy sản phẩm.
Khi phun thuốc lên cây, xử lý hạt giống và đất bằng thuốc hóa học, có
trƣờng hợp thuốc gây độc trực tiếp cho cây. ở nƣớc ta, việc sử dụng các thuốc
trừ nấm chứa đồng, thuốc trừ nấm chứa thủy ngân hữu cơ phun cho khoai tây, cà
chua, lúa... nếu pha chế không đúng cách hoặc dùng liều lƣợng quá cao, có thể
làm cho lá và những chồi, chỉ sau một ngày phun thuốc, cây và chồi có thể bị
héo và đen, thời tiết càng nóng, ẩm tác động của thuốc đối với cây trồng càng
thể hiện nhanh.
Các loại thuốc BVTV đã và đang là những ngun nhân đóng góp vào
cơng việc làm giảm số lƣợng nhiều lồi sinh vật có ích, làm giảm tính đa dạng
sinh học. Dƣ lƣợng thuốc BVTV tồn dƣ trong đất, gây hại đến các vi sinh vật,
côn trùng có ích trong đất, chúng làm nhiệm vụ phân hủy, chuyển hóa các hóa
chất bảo vệ thực vật, chất hữu cơ thành khoáng chất đơn giản, thành các dinh
dƣỡng cần thiết cho cây trồng.
Ảnh hƣớng đến quần thể sinh vật: nếu sử dụng thuốc với nồng độ quá cao
sẽ tác động đến mô, tế bào của cây trồng, gây hiệu ứng cháy, táp lá, thân làm

giảm năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Sử dụng thuốc tràn lan, không đúng
15


quy trình, sử dụng thuốc có phổ độc rộng gây hại, tiêu diệt các quần thể sinh vật
có lợi. Sử dụng thuốc tràn lan, khơng đúng quy trình, sử dụng thuốc có phổ độc
rộng làm phát sinh dịng sâu, bệnh hại kháng thuốc.
1.3.2. Tác động của phân bón
 Khả năng gây ảnh hƣởng xấu của phân bón tới mơi trƣờng
Các loại phân bón có thể tạo ra các chất gây ô nhiễm môi trƣờng nếu chúng
ta bón phân không hợp lý và đúng kỹ thuật. Khả năng gây ô nhiễm mơi trƣờng từ
phân hữu cơ có khi cịn cao hơn cả phân hố học. Việc sử dụng khơng hợp lý cộng
với khả năng chuyển hoá của phân ở các điều kiện khác các loại phân hữu cơ có thể
tạo ra nhiều chất khí CH4, CO2, H2S… các ion khống NO3.
Ví dụ: Ở Việt Nam do sử dụng phân bắc tƣơi trong trồng rau đã gây ô
nhiễm môi trƣờng đồng thời ảnh hƣởng tới sức khoẻ của ngƣời sử dụng.
Các loại phân hố học (đặc biệt là phân đạm) có thể làm ô nhiễm nitrat
nguồn nƣớc ngầm, hiện tƣợng phản đạm hố dẫn đến mất đạm, gây ơ nhiễm
khơng khí, làm đất hố chua, hiện tƣợng tích đọng kim loại nặng Cu, Pb, Zn, Cd
... trong nƣớc và đất, hiện tƣợng phú dƣỡng nguồn nƣớc mặt, liên quan đến q
trình tích luỹ lân và đạm.Việc sử dụng các loại phân bón chua với lƣợng lớn và
liên tục có thể làm đất bị chua, ảnh hƣởng trực tiếp đến cây trồng và cịn làm
cho đất tăng tích luỹ các yếu tố độc hại nhƣ sắt, nhơm, mangan di động.
 Bón phân gây ảnh hƣởng xấu tới chất lƣợng sản phẩm
Thực tế sản xuất đã cho thấy rằng: việc bón phân thiếu, thừa hay bón phân
khơng cân đối đều làm giảm chất lƣợng nông sản. Điều này thấy rõ nhất với yếu tố N.
Nếu bón quá nhiều đạm, có thể dẫn đến nhiều bất lợi cho cây trồng và ảnh
hƣởng xấu tới chất lƣợng nông sản: làm tăng tỷ lệ nƣớc trong cây, tăng hàm
lƣợng NO3- trong rau gây tác hại cho ngƣời sử dụng, làm giảm tỷ lệ Cu trong
chất khô của cỏ có thể gây vơ sinh cho bị; cây trồng dễ bị sâu bệnh, kéo dài thời

gian sinh trƣởng, gây ô nhiễm môi trƣờng...
Bón thiếu đạm, cây trồng rút ngắn thời gian sinh trƣởng, năng suất, chất
lƣợng nông sản giảm.
16


×