Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Ứng dụng công nghệ viễn thám và điều tra thực địa ước tính trữ lượng cácbon rừng ngập mặn làm cơ sở đề xuất chi trả các bon tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học
Lâm nghiệp, đồng thời giúp cho sinh viên có cơ hội làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học và hiểu biết thực tế, tơi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp:
“Ứng dụng công nghệ viễn thám và điều tra thực địa ước tính trữ lượng
cácbon rừng ngập mặn làm cơ sở đề xuất chi trả các bon tại huyện Thái Thụy
tỉnh Thái Bình”. Đến nay đề tài của tơi đã hồn thành.
Nhân dịp này, tơi xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn tới Ban giám Hiệu trƣờng
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên
rừng và Môi trƣờng và đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Hải Hịa đã trực tiếp tận tình
hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm q báu giúp tơi hồn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Cán bộ Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh
Thái Bình, Phịng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;
chính quyền và nhân dân địa phƣơng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp
đ tôi rất nhiều trong thời gian thực địa tại địa phƣơng.
Mặc dù đã có cố gắng nhƣng do thời gian và kinh nghiệm của bản thân
cịn nhiều hạn chế nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi
rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý của q thầy, cơ giáo để khóa luận của tơi
đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Sinh Viên

Phạm Minh Tuấn

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG


TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận: “Ứng dụng cơng nghệ viễn thám và điều tra thực địa ước
tính trữ lượng Cácbon rừng ngập mặn làm cơ sở đề xuất chi trả Các bon tại
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”.
2. Sinh viên thực hiện: Phạm Minh Tuấn
3. Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hải Hòa
4. Mục tiêu nghiên cứu:
a. Mục tiêu chung
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc cung cấp cấp cơ sở khoa
học ứng dụng viễn thám và GIS trong xây dựng mơ hình sinh khối và trữ lƣợng
Cácbon rừng ngập mặn tại Việt Nam.
b. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng và hiện trạng rừng ngập mặn tại huyện Thái Thụy,
tỉnh Thái Bình
- Xây dựng mơ hình sinh khối và trữ lƣợng các bon rừng ngập mặn dựa
vào dữ liệu viễn thám và điều tra thực địa tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bền vững rừng ngập
mặn tại khu vực nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian và thời gian:
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên tất cả 5 xã có rừng ngập
mặn: Thụy Trƣờng, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thƣợng, Thái Đơ của huyện
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
ii


- Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng tích lũy
Cácbon của rừng ngập mặn tại thời điểm nghiên cứu.
Phạm vị về nội dung:
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là khả năng tích lũy các bon trên mặt

đất của rừng ngập mặn ven biển.
6. Nội dung cơ bản của đề tài
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, đề tài thực hiện những nội dung cơ bản sau:
Nghiên cứu hiện trạng và tình hình quản lý rừng ngập mặn tỉnh Thái
Bình.
Xây dựng bản đồ hiện trạng, sinh khối và trữ lƣợng cácbon rừng ngập
mặn tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Nghiên cứu cơ hội, khó khăn và thách thức đối với chi trả dịch vụ cácbon
rừng tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Đề xuất một số giải pháp thực hiện chi trả cácbon rừng ngập mặn cho
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
7. Những kết quả đạt đƣợc
Qua nghiên cứu đề tài đã đạt đƣợc những kết quả sau:
Đề tài đã đánh giá đƣợc hiện trạng rừng ngập mặn :Tổng diện tích, cấu
trúc, chất lƣợng rừng. Thực trạng quản lý rừng ngập mặn: Hoạt động quản lý,
vai trị ngƣời quản lý, các chính sách dự án đƣợc thực hiện tại khu vực nghiên
cứu.
Xây dựng đƣợc bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn năm 2017 tại khu vực
nghiên cứu. Ƣớc tính đƣợc sinh khối rừng ngập mặn từ 25 OTC điều tra thực
địa. Xây dựng đƣợc bản đồ cấp kính cơ sở để ƣớc tính sinh khối và trữ lƣợng
Cácbon trên mặt đất từ đó thành lập đƣợc bản đồ sinh khối, trữ lƣợng các bon từ
phƣơng pháp nội suy khơng gian, đánh giá độ chính xác của phƣơng pháp nội
suy rừng ngập mặn tại huyện Tiền Hải, Thái Bình.
iii


Xây dựng sơ đồ SWOT (Strength, Weakness, Opportunity, Threats): Phân
tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng nhƣ thách thức của địa phƣơng đối với
việc chi trả dịch vụ môi trƣờng.
Từ những thuận lợi, khó khăn, thách thức, cơ hội trong công tác quản lý

rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý bảo vệ góp phần làm tăng trữ lƣợng các bon rừng giảm nguồn tác động đối
với rừng ngập mặn hƣớng tới chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại khu vực nghiên
cứu.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ............................................................ ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................ viii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. x
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................ x
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 3
1.1. Khái niệm cơ bản ........................................................................................... 3
1.1.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) .................................................................. 3
1.1.2. Viễn thám (RS)............................................................................................ 3
1.2. Tổng quan về rừng ngập mặn ......................................................................... 6
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 6
1.2.2. Vai trò của rừng ngập mặn ven biển Việt Nam .......................................... 6
1.2.3. Phân bố RNM trên thế giới và Việt Nam .................................................... 7
1.3. Sinh khối và trữ lƣợng các bon ...................................................................... 9
1.3.1. Sinh khối ..................................................................................................... 9
1.3.2. Trữ lƣợng các bon ..................................................................................... 10
1.3.3. Thƣơng mại cácbon từ rừng ...................................................................... 10
1.4. Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng (PFES)...................................................... 11
1.5. Sử dụng GIS và viễn thám để ƣớc tính sinh khối và trữ lƣợng các bon ...... 14

1.5.1. Trên thế giới .............................................................................................. 14
1.5.2. Tại Việt Nam ............................................................................................. 16
1.6. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 17
PHẦN II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 18
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 18
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 18
2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 18
v


2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 19
2.3.1. Nghiên cứu hiện trạng và tình hình quản lý rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình
............................................................................................................................. 19
2.3.2. Xây dựng bản đồ hiện trạng, sinh khối và trữ lƣợng cácbon rừng ngập
mặn tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ........................................................... 19
2.3.3. Nghiên cứu cơ hội, khó khăn và thách thức đối với chi trả dịch vụ cácbon
rừng tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình .......................................................... 19
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp thực hiện tri trả Các bon rừng ngập mặn cho
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ........................................................................ 19
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 20
2.4.1. Hiện trạng và tình hình quản lý rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình ............... 20
2.4.2. Bản đồ hiện trạng, sinh khối và trữ lƣợng cácbon rừng ngập mặn tại huyện
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ................................................................................... 21
2.4.3. Xác định cơ hội, khó khăn và thách thức đối với chi trả dịch vụ Các bon
rừng tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình .......................................................... 26
2.4.4. Đề xuất giải pháp thực hiện chi trả cácbon rừng ngập mặn cho huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình ........................................................................................... 27
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 28

3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.................................................................... 28
3.2 Đặc điểm về kinh tế – văn hóa – xã hội ....................................................... 32
3.2.1. Dân số và mật độ dân số ........................................................................... 32
3.2.2. Kinh tế ....................................................................................................... 32
3.2.3. Văn hóa – du lịch ...................................................................................... 33
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 34
4.1. Hiện trạng và hoạt động quản lý rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu ........ 34
4.1.1. Hiện trạng rừng ngập mặn ......................................................................... 34
4.1.2. Hoạt động quản lý rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu ........................... 37
4.2. Xây dựng bản đồ sinh khối và trữ lƣợng các bon rừng ngập mặn ............... 39
4.2.1. Hiện trạng rừng ngập mặn và trữ lƣợng các bon tại OTC ........................ 39
vi


4.2.2. Bản đồ sinh khối và trữ lƣợng lƣợng cácbon rừng ngập mặn ................... 40
4.3. Cơ hội, khó khăn và thách thức đối với chi trả dịch vụ Các bon rừng tại
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ........................................................................ 49
4.4. Giải pháp thực hiện tri trả cácbon rừng ngập mặn ....................................... 50
4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp quản lý rừng ngập mặn hƣớng tới tham gia chi trả
dịch vụ môi trƣờng rừng...................................................................................... 50
4.4.2. Giải pháp quản lý về cơ chế chính sách .................................................... 52
4.4.3. Giải pháp đối với chính quyền địa phƣơng ............................................... 54
4.4.4. Một số giải pháp hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ......................... 55
Phần V KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ................................................... 56
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 56
5.2. Tồn tại........................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa

Từ viết tắt
BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

CDM

Clean development Mechanism - Cơ chế phát triển sạch

CER

Giá bán tín chỉ cácbon

DVMTR

Dịch vụ mơi trƣờng rừng

GIS

Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý

GPS

Hệ thống định vị tồn cầu


NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

NTTS

Ni trồng thủy sản

OTC

Ơ tiêu chuẩn

PFES

Chính sách về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng

PRA

Participatory Rural Assessmen - Công cụ đánh giá nhanh nơng
thơn có sự tham gia của cộng đồng

REDD

Giảm thiểu khí phát thải từ suy thối rừng và mất rừng

RNM

Rừng ngập mặn

RS


Remote sensing - Viễn thám

SENTINEL

Ảnh vệ tinh

TCLN

Tổng cục Lâm nghiệp

TTg

Thủ tƣớng chính phủ

UBND

Ủy Ban Nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

UNFCCC

Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

viii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Băng tần của Sentinel 2A. ................................................................... 5
Bảng 2.1. Mẫu điều tra các chỉ tiêu cấu trúc rừng ngập mặn. ............................ 22
Bảng 2.2. Dữ liệu viễn thám sử dụng trong đề tài. ............................................. 23
Bảng 2.3. Các điểm kiểm chứng. ....................................................................... 25
Bảng 4.1. Diện tích rừng ngập mặn tại tỉnh Thái Bình (ha). .............................. 34
Bảng 4.2. Phân bố diện tích rừng ngập mặn các xã thuộc huyện Thái Thụy. .... 34
Bảng 4.3. Bảng điều tra cấu trúc rừng ngập mặn. ............................................... 35
Bảng 4.4. Mơ hình SWOT về quản lý rừng ngập mặn Thái Thụy. .................... 38
Bảng 4.5. Kiểm tra độ chính xác của bản đồ. ..................................................... 40
Bảng 4.6. Sinh khối và trữ lƣợng các bon các OTC tại KVNC (tấn/ha). ........... 42
Bảng 4.7. So sánh giá trị D1.3 nội suy so với thực địa (cm). ............................... 45
Bảng 4.8. Phân cấp trữ lƣợng các bon theo Phạm Ngọc Bảy [1]. ...................... 48
Bảng 4.9. So sánh giá trị sinh khối nội suy so với thực địa (tấn/ha). ................. 48
Bảng 4.10. So sánh giá trị các bon nội suy so với thực địa (tấn/ha). .................. 49
Bảng 4.11. Mơ hình SWOT về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại Thái Thụy. 50

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ OTC........................................................................................... 22
Hình 2.2. Ảnh Sentinel Khu vực nghiên cứu. ..................................................... 23
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Thái Thụy. ................................................. 28
Hình 4.1. Phân bố rừng ngập mặn theo huyện Thái Thụy. ................................. 35
Hình 4.2. Hiện trạng rừng ngập mặn huyện Thái Thụy. ..................................... 39
Hình 4.3. Phân bố không gian OTC khu vực nghiên cứu. .................................. 41
Hình 4.4. Giá trị nội suy đƣờng kính theo IDW. ............................................... 44
Hình 4.4. Giá trị nội suy sinh khối theo IDW. .................................................... 46
Hình 4.5. Giá trị nội suy sinh khối theo IDW. .................................................... 47


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tổng quan phƣơng pháp nghiên cứu. ................................................ 20
Sơ đồ 4.1. Mơ hình quản lý rừng ngập mặn tại huyện Thái Thụy. ..................... 37

x


ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng và thách thức đối với
tất cả các quốc gia trên trái đất. Nồng độ khí nhà kính cao (chủ yếu là CO 2)
trong bầu khí quyển đã đƣợc chứng minh là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi
khí hậu (UNFCCC, 2007). Với mục đích giảm thiểu biến đổi khí hậu, cơng ƣớc
khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) năm 1992 và Nghị
định thƣ Kyoto năm 1997 đã đƣợc phê chuẩn. Các cơ sở pháp lý này rất quan
trọng để chứng minh cam kết của cộng đồng quốc tế trong việc giảm phát thải
và ngăn ngừa biến đổi khí hậu. Thƣơng mại phát thải Các bon đƣợc coi là một
công cụ quan trọng trong quá trình giảm phát thải và bảo vệ chống lại sự thay
đổi khí hậu. Giao dịch của cơ chế phát triển sạch (CDM), đặc biệt là sáng kiến
giảm thiểu phát thải do mất rừng và suy thoái rừng (REDD và REDD+) đang
đóng vai trị quan trọng trong việc bn bán các-bon trong lâm nghiệp.
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu mới về sinh khối và trữ lƣợng các bon
của các khu rừng trên toàn cầu, cả hai đều cần thiết trong q trình phát thải và
giảm thiểu biến đổi khí hậu. Có 3 cách tiếp cận chính để nghiên cứu về sinh khối
và trữ lƣợng Các bon của rừng. Bao gồm việc khảo sát thực nghiệm, xây dựng
các mơ hình tốn học cho sinh khối và ƣớc lƣợng trữ lƣợng các bon đƣợc sử
dụng rộng rãi. Tại Việt Nam việc xác định trữ lƣợng sinh khối và tích lũy Các
bon rừng cho tới nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, tuy nhiên đa số các
cơng trình vẫn tiến hành theo phƣơng pháp truyền thống Công nghệ viễn thám
đƣợc sử dụng trong nƣớc cho tới nay phần nào mới chỉ đáp ứng đƣợc công tác

thành lập bản đồ phân bố rừng, kiểm kê rừng… thông qua các dữ liệu ảnh viễn
thám quang học nhƣ Landsat, SPOT Việc xác định sinh khối của HST rừng bằng
phƣơng pháp viễn thám, đặc biệt là viễn thám siêu cao tần chủ động (viễn thám
radar) đã có một số nghiên cứu và đem lại những kết quả nhất định, tuy nhiên
đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn nhƣng ứng dụng này còn rất hạn chế.
Do đó, đề tài nghiên cứu “Ứng dụng cơng nghệ viễn thám và điều tra
thực địa ước tính trữ lượng các bon rừng ngập mặn làm cơ sở đề xuất chi trả
các bon tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình” là thực sự cần thiết. Kết quả
1


nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc đánh giá thực trang công tác quản lý
rừng ngập mặn tại địa phƣơng, góp phần hồn thiện cơ sở lý luận , xây dựng bản
đồ hiện trạng rừng, xây dựng đƣợc mối liên hệ sinh khối, lƣợng Các bon tích lũy
với một số nhân tố điều tra từ đó đánh giá đƣợc khả năng lƣu trữ Các bon trên
mặt đất của rừng ngập mặn, đề xuất giải pháp nâng cao ứng dụng dịch vụ chi trả
mơi trƣờng rừng, đóng góp vào cơng tác chống biến đổi khí hậu cho khu vực
nghiên cứu.

2


PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Hệ thống thông tin địa lý ( Geographic Information System - GIS) là một
hệ thống dựa trên cơ sở máy tính nhằm hỗ trợ và thúc đẩy quá trình nhập và lƣu
trữ giữ liệu, phân tích dữ liệu và hiển thị các dữ liệu, đặc biệt trong các trƣờng
hợp chúng ta phải thao tác với các dữ liệu địa lý (Roft A. de By, 2001).

1.1.2. Viễn thám (RS)
Viễn thám (Remote sensing – RS) đƣợc hiểu là một khoa học và nghệ
thuật để thu nhận thông tin về một đối tƣợng, một khu vực hoặc một hiện tƣợng
thơng qua việc phân tích tài liệu thu nhận đƣợc bằng các phƣơng tiện. Những
phƣơng tiện này khơng có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tƣợng, khu vực hoặc với
hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu. [6].
Viễn thám dùng để thu nhận thông tin khách quan về bề mặt trái đất và
các hiện tƣợng trong khí quyển nhờ các bộ phận cảm biến (Sensors) đƣợc lắp
đặt trên máy bay, vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ hoặc đặt trên các trạm quỹ đạo.
Công nghệ viễn thám cho phép ghi lại đƣợc các biến đổi tài nguyên và môi
trƣờng, đã giúp công tác giám sát, kiểm kê tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng
hiệu quả hơn.
Viễn thám cung cấp nhanh tƣ liệu ảnh có độ phân giải cao, làm dữ liệu cơ bản
cho việc thành lập và hiệu chỉnh hệ thống bản đồ và cơ sở dữ liệu địa lí quốc gia.
Tách thơng tin trong viễn thám có thể phân thành 5 loại:
- Phân loại: Là quá trình tách, gộp thơng tin dựa trên các tính chất phổ,
khơng gian và thời gian cho bởi ảnh của đối tƣợng cần nghiên cứu.
- Phát hiện biến động: Là sự phát hiện và tách các sự biến động dựa trên dữ
liệu ảnh đa thời gian.

3


- Tách các đại lƣợng vật lý: Chiết tách các thơng tin tự nhiên nhƣ đo nhiệt
độ, trạng thái khí quyển, độ cao của vật thể dựa trên các đặc trƣng phổ hoặc thị
sai của ảnh lập thể.
- Tách các chỉ số: Tính tốn xác định các chỉ số mới ( Chỉ số thực vật
NDVI, chỉ số xây dựng SAVI, …)
- Xác định các đặc điểm: Xác định thiên tai, các dấu hiệu phục vụ tìm kiếm
khảo cổ…

 Ảnh vệ tinh Sentinel
Vệ tinh này có khối lƣợng 2300 kg đƣợc phóng 03/04/2014.
Vệ tinh Sentinel -1A cung cấp các ảnh Radar với các độ phân giải, độ phủ
khác nhau, độ phân giải cao nhất là 5x 5m ở chế độ strip map,
Phục vụ điều tra, giám sát các đối tƣợng trên bề mặt Trái đất. Với các ƣu
thế về khả năng chụp ảnh không phụ thuộc thời tiết, bất kể ngày đêm ảnh vệ tinh
Sentinel-1A đã đƣợc sử dụng để lập bản đồ ngập lụt.
Đặc trƣng bởi độ phân giải cao, có thể giám sát bề mặt Trái đất cả ngày &
đêm, thậm chí qua cả mƣa, mây bao phủ, do đó hình ảnh thu đƣợc liên tục ngay
cả trong mùa mƣa.
Với 13 kênh phổ, từ dải ánh sáng nhìn thấy & cận hồng ngoại đến dải
hồng ngoại sóng ngắn với các độ phân giải không gian khác nhau, đầu thu đa
phổ của Sentinel-2A mang lại khả năng giám sát mặt đất ở cấp độ chƣa từng có.
Sentinel-2 là vệ tinh quan sát Trái đất quang học đầu tiên có ba băng phổ
nằm trong dải “rìa đỏ” (red edge), cung cấp thông tin quan trọng về trạng thái
của thực vật.
Sentinel-2A đƣợc phóng lên quĩ đạo ngày 23/6/2015.
Khi vệ tinh thứ hai (Sentinel-2B) đƣa vào sử dụng thì cả hai sẽ có chu kỳ
lặp lại là 5 ngày, nếu kết hợp với Landsat 8 thì chu kỳ quan sát trái đất sẽ là 3
ngày.

4


Với dữ liệu này thì độ phân giải khơng gian cao hơn Landsat 8. Sentinel2A có nhiệm vụ giám sát các hoạt động canh tác nông nghiệp, rừng, sử dụng đất,
thay đổi thực phủ/ sử dụng đất.
Bảng 1.1. Băng tần của Sentinel 2A.
Band

Resolution


Central
Wavelength

Description

B1

60 m

443 nm

Ultra blue (Coastal and Aerosol)

B2

10 m

490 nm

Blue

B3

10 m

560 nm

Green


B4

10 m

665 nm

Red

B5

20 m

705 nm

Visible and Near Infrared
(VNIR)

B6

20 m

740 nm

Visible and Near Infrared
(VNIR)

B7

20 m


783 nm

Visible and Near Infrared
(VNIR)

B8

10 m

842 nm

Visible and Near Infrared
(VNIR)

B8a

20 m

865 nm

Visible and Near Infrared
(VNIR)

B9

60 m

940 nm

Short Wave Infrared (SWIR)


B10

60 m

1375 nm

Short Wave Infrared (SWIR)

B11

20 m

1610 nm

Short Wave Infrared (SWIR)

B12

20 m

2190 nm

Short Wave Infrared (SWIR)
Nguồn:

5


1.2. Tổng quan về rừng ngập mặn

1.2.1. Khái niệm
Rừng ngập mặn (Mangrove- RNM) là kiểu rừng phát triển trên vùng đất
lầy, ngập nƣớc mặn vùng cửa sông, ven biển, dọc theo các sơng ngịi, kênh rạch.
RNM là thuật ngữ mơ tả hệ sinh thái thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới đƣợc
hình thành trên nền các thực vật vùng triều cƣờng với tổ hợp động thực vật đặc
trƣng [13].
1.2.2. Vai trò của rừng ngập mặn ven biển Việt Nam
Rừng ngập mặn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển, ngăn
chặn gió bão, hạn chế xói lở,mở rộng diện tích đất liền và điều hịa khí hậu.
RNM khơng những cung cấp các lâm sản có giá trị nhƣ gỗ, củi, than, tannin mà
còn là nguồn cũng cấp nơi ở, thức ăn cho các loài thủy sản. Là nơi cƣ trú và làm
tổ của nhiều loài chim, thú,…
RNM là nơi lƣu trữ, cung cấp tài nguyên động thực vật
Sản phẩm lâm nghiệp: Loài cây lâm nghiệp cho gỗ, củi, than, làm thuốc,
cây cho nuôi ong, cây cho nhựa sản xuất nƣớc giải khát, công nghiệp sợi, giấy,
ván ép…
Nơi cung cấp thức ăn cho các loài động vật đặc biệt cho các loại thủy sản.
Nơi cƣ trú, nuôi dƣ ng các loài động vật, đặc biệt các loài thủy sản.
Góp phần duy trì bền vững năng suất thủy sản ven bờ.
RNM có vai trị Sinh thái - Mơi trƣờng vơ cùng to lớn
Là lá phổi xanh điều hịa khí hậu trong vùng, giữ độ mặn lớp đất mặt, hạn
chế sự xâm nhập mặn vào đất liền.
Là bức tƣờng xanh vững chắc làm giảm tốc độ dòng chảy, giảm thiệt hại
do thiên tai: gió, bão, sóng thần.

6


Mở rộng diện tích đất bồi, hạn chế xói lở: RNM giúp trầm tích bồi tụ
nhanh hơn, ngăn chặn tác động của song biển, giảm tốc độ gió, vật cản cho trầm

tích lắng đọng, hạn chế xói lở và q trình xâm thực bờ biển.
RNM có vai trị văn hóa:
Là một hệ sinh thái rừng đặc biệt chỉ có ở bờ biển vùng nhiệt đới. Rừng
ngập mặn là nơi gặp g giữa hệ sinh thái biển và hệ sinh thái trên đất liền. Quá
trình trao đổi vật chất và năng lƣợng trong hệ sinh thái này diễn ra với cƣờng độ
lớn nhất và tốc độ nhanh nhất trong các hệ sinh thái rừng. Đây là một hệ sinh
thái rừng có tính đa dạng sinh học rất cao, ý nghĩa to lớn về sinh thái, mơi
trƣờng, du lịch,…Vì vậy, nghiên cứu và bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn
đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
1.2.3. Phân bố RNM trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới:
RNM phân bố chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới của cả
2 bán cầu, trong khoảng từ 300 Bắc và 380 Nam, dọc bờ biển Châu Phi, Châu
Đại Dƣơng, Châu Á và Châu Mỹ.
Theo báo Tamnhin.net, năm 2010 các nhà khoa học cho biết sau khi phân
tích dữ liệu từ Hệ thống vệ tinh chụp ảnh trái đất Landsat của NASA,ƣớc tính
RNM cịn tồn tại chiếm 12,3% diện tích bề mặt trái đất ( Tƣơng ứng khoảng
137.760 Km2) và phân bố trên 123 quốc gia trên thế giới. Trong đó có khoảng
42% tìm thấy ở Châu Á, sau đó là Châu Phi với 21%, 15% thuộc Bắc và Trung
Mỹ, 12% tại Châu Đại Dƣơng và cuối cung là Nam Mỹ với 11%.
Diện tích RNM lớn nhất tại Indonexia chiếm tới 21%, Brazil chiếm
khoảng 9% và Úc chiếm 7% tổng diện tích RNM trên thế giới. .
Trong nhiều thập niên gần đây, rất nhiều khu vực ven biển này đã chịu
sức ép ngày càng tăng của việc phát triển đô thị và cơng nghiệp . Hơn 50% diện
tích RNM đã bị mất đi vì những nguyên nhân do con ngƣời gây ra. RNM đã bị
khai thác quá mức hoặc chuyển sang nhiều dạng sử dụng đất khác trong đó có
7


công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển đô thị, công nghiệp… RNM đã bị

giảm từ 20 – 75% ở nhiều nƣớc Châu Á đang phát triển và vùng biển Caribe.
Tại Việt Nam:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh
và thành phố. Phan Nguyên Hồng (1999) đã chia vùng phân bố rừng ngập mặn
Việt Nam thành 4 khu vực với 12 tiểu khu và xác định điều kiện sinh thái cho
từng tiểu khu [8]:
a) Khu vực I: Ven biển Đông Bắc
Khu vực này đƣợc chia thành 3 tiểu khu :
Tiểu khu 1: từ Móng Cái đến Cửa Ơng, bờ biển dài khoảng 55 km. Tiểu
khu này gồm lƣu vực cửa sông Kalong, lƣu vực vịnh Tiên Yên - Hà Cối và
vùng ven bờ cửa sông Tiên Yên- Ba Chẽ.
Tiểu khu 2: từ Cửa Ông đến Cửa Lục, bờ biển dài khoảng 40 km.
Tiểu khu 3: từ Cửa Lục đến mũi Đồ Sơn, bờ biển dài khoảng 55 km.
Quần thể cây ngập mặn: Điều kiện sinh thái trên đây đã làm cho khu hệ
thực vật ngập mặn ở đây tƣơng đối phong phú và có khả năng chịu mặn cao. Có
lồi chỉ phân bố ở khu vực I mà khơng có ở các khu vực khác nhƣ chọ, hếp Hải
nam. đâng, vẹt dù, trang là loài cây phổ biến ở đây nhƣng lại rất ít thấy xuất
hiện ở rừng ngập mặn Nam Bộ.
b) Khu vực II: ven biển đồng bằng Bắc Bộ Khu vực này đƣợc chia thành 2 tiểu
khu :
Tiểu khu 1: từ mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc
Tiểu khu 2: từ cửa sông Văn Úc đến cửa Lạch Trƣờng thuộc khu vực bồi
tụ của hệ sông Hồng.
c) Khu vực III: ven biển Trung Bộ từ mũi Lạch Trƣờng đến mũi Vũng Tầu.
Khu vực này đƣợc chia thành 3 tiểu khu :
Tiểu khu 1: từ Lạch Trƣờng đến mũi Ròn
Tiểu khu 2: từ mũi Ròn đến mũi đèo Hải Vân
8



Tiểu khu 3: từ mũi đèo Hải Vân đến mũi Vũng Tầu
d) Khu vực IV: ven biển Nam Bộ
Khu vực này đƣợc chia thành 4 tiểu khu:
Tiểu khu 1: Từ mũi Vũng Tầu đến cửa sơng Sồi Rạp (ven biển Đơng
Nam Bộ)
Tiểu khu 2: từ cửa sơng Sồi Rạp đến cửa sông Mỹ Thanh (ven biển
đồng bằng sông Cửu Long)
Tiểu khu 3: từ cửa sông Mỹ Thanh đến cửa sông Bảy Háp (ven biển tây
nam bán đảo Cà Mau)
Tiểu khu 4: từ cửa sông Bảy Háp (mũi Bà Quan) đến mũi Nãi, Hà Tiên
(ven biển phía tây bán đảo Cà Mau)
Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc ( QĐ số 2089/QĐ- BNN-TCLN về
việc cơng bố hiện trạng rừng tồn quốc năm 2011 của bộ trƣởng Bộ NN&PTNT
công bố ngày 30/8/2012) diện tích RNM tính đến 31/12/2011 là 139.955ha trong
đó diện tích RNM tự nhiên là 60.023ha [13].
Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc (QĐ số 3135/QĐ- BNN-TCLN về
việc cơng bố hiện trạng rừng tồn quốc năm 2014 của bộ trƣởng Bộ NN&PTNT
cơng bố ngày 6/8/2015) diện tích RNM tính đến 31/12/2014 là 84.502 trong đó
diện tích RNM tự nhiên là 33.441ha [13].
1.3. Sinh khối và trữ lƣợng các bon
1.3.1. Sinh khối
Sinh khối là các vật chất hữu cơ ở trên và dƣới mặt đất và cả thực vật
sống và thực vật chết ví dụ nhƣ cây thân gỗ, cây hoa màu/lƣơng thực, cây thân
cỏ, thảm mục, rễ cây, v.v. Sinh khối bao gồm cả các bể đƣợc xác định ở trên và
dƣới mặt đất.
Tƣơng tự nhƣ vậy, sinh khối rừng đƣợc định nghĩa là tổng số các chất
hữu cơ sống trên mặt đất trong rừng, ƣớc tính bằng tấn khô trên một đơn vị diện

9



tích. Sinh khối có thể đƣợc chia thành hai loại khác nhau, bao gồm sinh khối
trên mặt đất và dƣới mặt đất.
Sinh khối trên mặt đất là sinh khối sống trên mặt đất bao gồm: thân cây,
gốc cây, cành nhánh, vỏ, hạt và lá.
Sinh khối dƣới mặt đất là tất cả sinh khối sống của rễ. Những rễ cây có
đƣờng kính nhỏ hơn 2 mm (đƣợc khuyến nghị) bỏ qua bởi vì chúng thƣờng rất
khó để phân với vật chất hữu cơ trong đất hoặc vật rơi dụng khác (UN-REDD,
2012).
1.3.2. Trữ lượng các bon
Theo UN-REDD (2012): Hàm lƣợng Các bon là tỷ lệ Các bon (tính theo
%) theo sinh khối khơ của một phần nào đó xác định của cây rừng (thân, cành,
lá, rễ …).
Bể chứa Các bon là bể chứa lƣu giữ Các bon. Đối với rừng, có 5 loại bể
chứa Các bon đƣợc xem xét để ƣớc tính, đó là:
+ Các bon trong cây gỗ sống (sinh khối trên và dƣới mặt đất)
+ Các bon trong gỗ cây chết (cây đứng và cây đổ)
+ Trữ lƣợng Các bon trong tầng thảm tƣơi, cây bụi (cây tái sinh, cây bụi, cỏ)
+ Trữ lƣợng Các bon trong thảm mục (mảnh gỗ mục, vật rơi rụng, mùn)
+ Các bon hữu cơ trong đất.
Trữ lƣợng Các bon là khối lƣợng của Các bon trong một bể chứa Các bon.
1.3.3. Thương mại cácbon từ rừng
Thƣơng mại các bon đƣợc biết đến nhƣ là cơng cụ chính để giảm phát thải
CO2, một trong 4 loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Sự kích hoạt của thị trƣờng
này đƣợc hỗ trợ bởi 4 cơ chế đƣợc nêu trong Nghị định thƣ Kyoto. Đó là phát
thải kinh doanh, cơ chế phát triển sạch (CDM), tham gia thực hiện (JI) và giảm
phát thải do mất rừng và suy thoái rừng (REDD) [5].

10



Thị rƣờng các bon tồn cầu đƣợc dự đốn là sẽ mở rộng trong tƣơng lai
khi Hội nghị các bên từ UNFCCC gần đây đã xác nhận vai trò hiệu quả nhất của
rừng là giảm phát thải. REDD và REDD + đƣợc coi là khởi đầu thành công của
LHQ. Đây là những biện pháp hiệu quả và tƣơng đối rẻ về bảo vệ khí hậu so với
các giải pháp khác.
Theo nghiên cứu "Định giá rừng Việt Nam" của Trung tâm Nghiên cứu Mơi
trƣờng-Rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp), rừng phía Nam có trữ lƣợng các-bon cao
nhất, sau đó là các khu rừng ở miền Trung và miền Bắc. Với giá trung bình dao động
từ 5-10 USD / tấn, giá trị trữ lƣợng cácbon trong rừng sản xuất ở miền Nam dao
động từ 61 triệu đồng / ha (rừng phục hồi) đến 119 triệu đồng / ha (rừng giàu). Giá trị
trữ lƣợng cácbon trung bình dao động từ 50 đến 121 triệu đồng / ha, trong khi rừng
phía Bắc dao động từ 46 đến 100 triệu đồng / ha.
1.4. Chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng (PFES)
Các khái niệm chính liên quan đến chi trả cho dịch vụ môi trƣờng rừng
theo Nghị định 99/2010 / NĐ-CP ban hành ngày 24/09/2010 [10].
Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật,
động vật, vi sinh vật, nƣớc, đất, khơng khí, cảnh quan thiên nhiên. Mơi trƣờng
rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con ngƣời, gọi là giá trị
sử dụng của môi trƣờng rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nƣớc, phòng hộ
đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ
và lƣu giữ Các bon, du lịch, nơi cƣ trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và
lâm sản khác.
Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của
môi trƣờng rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân,
bao gồm:
+ Bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng hồ, lịng sơng, lịng suối;
+ Điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho sản xuất và đời sống xã hội;

11



+ Hấp thụ và lƣu giữ Các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng
nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thối rừng, giảm diện tích rừng và
phát triển rừng bền vững;
+ Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh
thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
+ Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng
nguồn nƣớc từ rừng cho ni trồng thủy sản
Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng
+ Chi trả trực tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng trả tiền trực tiếp
cho bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng.Chi trả trực tiếp đƣợc áp dụng trong
trƣờng hợp bên sử dụng dịch vụ mơi trƣờng rừng có khả năng và điều kiện thực
hiện việc trả tiền thẳng cho bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng không cần
thông qua tổ chức trung gian. Chi trả trực tiếp đƣợc thực hiện trên cơ sở hợp
đồng thỏa thuận tự nguyện giữa bên sử dụng và cung ứng dịch vụ môi trƣờng
rừng phù hợp với quy định tại Nghị định này, trong đó mức chi trả không thấp
hơn mức do Nhà nƣớc quy định đối với cùng một loại dịch vụ môi trƣờng rừng.
+ Chi trả gián tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng trả tiền cho bên
cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng ủy thác qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức
làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh cho Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định. Chi trả gián tiếp đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp bên sử
dụng dịch vụ mơi trƣờng rừng khơng có khả năng và điều kiện trả tiền trực tiếp
cho bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng mà thông qua tổ chức trung gian. Chi
trả gián tiếp có sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nƣớc, giá dịch vụ môi trƣờng
rừng do Nhà nƣớc quy định.
Đối tượng và loại dịch vụ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng
+ Các cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn
chế xói mịn và bồi lắng lòng hồ, lòng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nƣớc

cho sản xuất thủy điện.
12


+ Các cơ sở sản xuất và cung ứng nƣớc sạch phải chi trả tiền dịch vụ về
điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho sản xuất nƣớc sạch.
+ Các cơ sở sản xuất cơng nghiệp có sử dụng nƣớc trực tiếp từ nguồn nƣớc
phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho sản xuất.
+ Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hƣởng lợi từ dịch vụ
mơi trƣờng rừng phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo
tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.
+ Các đối tƣợng phải trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng cho dịch vụ hấp thụ
và lƣu giữ Các bon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con
giống tự nhiên, sử dụng nguồn nƣớc từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
Đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng là các chủ rừng của các
khu rừng có cung ứng dịch vụ mơi trƣờng rừng, gồm:
+ Các chủ rừng là tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao rừng, cho thuê rừng để sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự đầu
tƣ trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp đƣợc giao do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xác nhận theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao rừng, cho thuê
rừng; cộng đồng dân cƣ thôn đƣợc Nhà nƣớc giao rừng để sử dụng ổn định lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cƣ thơn tự đầu tƣ trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp đƣợc Nhà nƣớc
giao do Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận theo đề nghị của cơ quan chuyên
môn về lâm nghiệp, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thơn có hợp đồng
nhận khốn bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nƣớc
(sau đây gọi chung là hộ nhận khoán); hợp đồng nhận khoán do bên giao khoán
và bên nhận khoán lập, ký và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.


13


1.5. Sử dụng GIS và viễn thám để ƣớc tính sinh khối và trữ lƣợng các bon
1.5.1. Trên thế giới
Cho đến nay đã có rất nhiều ứng dụng trong nghiên cứu cũng nhƣ trong
thực tiễn về áp dụng GIS. Hàng loạt các bản đồ chuyên đề cũng nhƣ các bản đồ
dự báo đƣợc thiết lập bằng các mơ hình khác nhau từ các mơ hình đơn giản nhƣ
các mơ hình hồi quy truyền thống, hồi quy logistic cho đến các mơ hình phân
tích khơng gian phức tạp trong hệ thống GIS. Các kết quả cho thấy khả năng tích
hợp và phân tích khơng gian và thuộc tính là rất cao trong các mơ hình dựa vào
cơng nghệ GIS. Điều đó đã hỗ trợ tốt cho ngƣời quản lý cũng nhƣ các nhà hoạch
định chính sách trong việc giám sát, quản lý, thiết lập kế hoạch và đặc biệt là dự
báo nguồn tài nguyên rừng, giảm phát phát thải các bon từ suy thoái rừng và mất
rừng. khối các bon rừng với các yếu tố ảnh hƣởng, dự báo tăng trƣởng và phát
thải CO2 (Campell và cộng sự, 2008) [17].
Hiện nay trên thế giới nhiều tổ chức quốc tế đã hình thành phƣơng pháp
luận để định hƣớng nghiên cứu và khả năng ứng dụng viễn thám và GIS trong
quản lý các bể chứa Các bon của rừng tự nhiên. Về phƣơng pháp nghiên cứu hấp
thụ CO2 của hệ sinh thái rừng, K.G. MacDicken (1997) đã lập các mơ hình quan
hệ giữa sinh khối với các nhân tố điều tra rừng nhƣ đƣờng kính, chiều cao và
mật độ để giám sát Các bon hấp thụ trong lâm nghiệp và nông lâm kết hợp.
Peter Snowdon và cộng sự (2002) khi nghiên cứu hấp thụ Các bon rừng đã xác
định bốn bể chứa Các bon sinh thái là thực vật sống trên mặt đất, cây bụi thảm
tƣơi, trong rễ và đất, và đƣa ra phƣơng pháp thu thập mẫu để phân tích hàm
lƣợng Các bon trong mỗi bể chứa. Jennier C. Jenkins và cộng sự (2004) sử dụng
nhiều kiểu dạng mơ hình để lập tƣơng quan giữa Các bon hấp thụ với đƣờng
kính ngang ngực cho các loài cây rừng khác nhau ở Bắc nƣớc Mỹ. Đến năm
2007, với nhu cầu giám sát nhanh lƣợng Các bon trong rừng để tham gia các

chƣơng trình chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, Trung tâm Nông Lâm kết hợp thế
giới (ICRAF, 2007) đã phát triển các phƣơng pháp dự báo nhanh lƣợng Các bon
lƣu giữ thông qua việc giám sát thay đổi sử dụng đất bằng phân tích ảnh viễn
thám, lập ơ mẫu nghiên cứu sinh khối và ƣớc tính lƣợng Các bon tích lũy [19].
14


Các phƣơng pháp này cần đƣợc kế thừa và xem xét áp dụng một cách phù
hợp hơn đối với các hệ sinh thái rừng của Việt Nam, trong đó hƣớng nghiên cứu
lập ô mẫu thu thập số liệu sinh khối, phân tích mẫu để xác định lƣợng cácbon và
mơ hình hóa mối quan hệ giữa sinh khối, lƣợng Các bon tích lũy với các nhân tố
điều tra rừng, sinh thái là có cơ sở khoa học và dễ ứng dụng.
Về ứng dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS trong giám sát hấp thụ Các
bon rừng cũng đƣợc coi nhƣ là một công cụ hữu hiệu. Roger M. Gifford (2000)
sử dụng kết hợp GPS để định vị ô mẫu nhằm theo dõi lƣợng Các bon trên mặt
đất, đồng thời sử dụng phƣơng pháp mơ hình hóa mối quan hệ Các bon tích lũy
với các nhân tố điều tra rừng đƣợc định vị theo thời gian và không gian.
ICRAFF (2007) giám sát thay đổi sử dụng đất rừng và lƣợng Các bon tích lũy
thơng qua kết hợp điều tra mặt đật và ảnh viễn thám [19], [21].
Công nghệ viễn thám và GIS vì vậy rất cần thiết trong giám sát lƣợng Các
bon tích lũy, tuy nhiên cần nghiên cứu để đƣa ra quy trình ứng dụng nhằm giám
sát trực tiếp CO2 hấp thụ trong các dự án REDD.
Rabiatul Khairunnisa và cs (2011) ứng dụng viễn thám chụp đặc tính
quang phổ và không gian của khu vực rừng ngập mặn là một phƣơng pháp hiệu
quả đê ƣớc tính thảm thực vật, cũng nhƣ mật độ và cấu trúc thực vật rừng ngập
mặn. Chúng có thể thu thập thơng tin tại khu vực khó tiếp cận và có thể cho
phép phủ sóng lặp đi lặp lại trong năm giúp ích cho việc điều tra biến động rừng
cũng nhƣ điều tra thảm phủ, điều tra sinh khối và trữ lƣợng các bon trở nên dễ
dàng hơn bao giờ hết [19].
Claudia Kuenzer và cs (2011) viễn thám là công cụ đƣợc lựa chọn để

cung cấp thông tin không gian về phân bố hệ sinh thái RNM, sự khác biệt giữa
các loài, hiện trạng và sự thay đổi liên tục của quần thể đƣớc. Các nghiên cứu
nhƣ vậy có thể dựa trên các cảm biến khác nhau, từ ảnh chụp trên khơng đến
hình ảnh quang học có độ phân giải cao và trung bình và từ dữ liệu siêu âm đến
dữ liệu SAR tích cực. Các kỹ thuật viễn thám đã cho thấy tiềm năng phát hiện,
xác định, lập bản đồ và giám sát các điều kiện và thay đổi của RNM trong hai
thập kỷ qua, đƣợc phản ánh bởi số lƣợng lớn các bài báo khoa học đƣợc xuất
15


×