Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tts phần 2 tập san số 3 đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.25 MB, 20 trang )

4
Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách 3
[Khóa học Văn Chuyên sau Kiến thức đặc biệt 2k5]

oe
Sop

may gaetere
HÌN
HH.
0ã, ĐỀN
gainnt

eo

=

=

=o

THS - PHU LUC EBOOK TAI LIEU 32
Z

à

4

2

2



`

3 PHAN 7. CAM NHẬN ĐOẠN 12 CÂU THƠ: “Những người oợ nhớ chồng con
góp cho Đất Nước những trúi Vong Phu.. Những cuộc đời đã hố trúi sơng ta...” ©

[TRANG 2]
5



32 PHAN

8

8. CAM

&

NHAN

DOAN

zm

35 CAU THO: “Em oi em... Gợi trăm màu trên

trăm dang sơng xi” ® + [TRANG 11]

0


Thưởng Thức Sách

Thưởng Thức Sách

ee www.thuongthucsach.com


Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách 3

Z

[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

Z



3

2



+

3 PHAN 7. CAM NHAN DOAN 12 CAU THO: “Nhitng ngudi vo nho chong con
góp cho Đất Nước những trúi Vọng Phu.. Những cuộc đời đã hố núi sơng ta...” ®

1. MO BÀI GỢI Ý:

Cịn nhớ một Surriento - thị trấn cổ kính ở tỉnh Campania, miền Nam nước Ý đã
đi vào lời ca “Torna a Surriento” - “Hãy trở lại Surriento” mang đậm dấu ân tình
của người xa xứ nhớ quê hương. Lời nhắn nhủ trở lại cùng lời trách móc một
chàng trai đang bỏ Surriento ra đi, “bỏ lại biển xanh với những cổ vật dưới đáy, bỏ

lại những khu vườn thân thương vương thoảng mùi hoa cam dịu dàng...” luôn day
dứt trong tôi khi nghĩ về tiếng nhạc du dương: “Biển hiên hòa lớp sớng đẹp bao la.
Đời ta như rộn rang ngàn câu ca. Ôi quê hương xanh tươi như mộng đời. Latu luyến

trong tâm hôn bao người... Nếu ta từ biệt đất này đi xa, khác chỉ từ biệt với người
yêu ta, phải xa chốn quê hương đã nặng thê..." Quê hương, đất nước luôn là những

điều thiêng liêng, thiết tha trong dòng chảy nghệ thuật trên khắp thế giới như
thế. Khuất trong dòng chảy tháng năm, thi ca nhạc họa về đề tài này vẫn soi bóng

thời gian, vượt qua bao kiếp người mà ở mãi trong trái tim rung cảm. Để rồi trong
chính dáng hình đất nước hình chữ S những năm tháng kháng chiến chống Mỹ,
ta lại tìm thấy một “Đất Nước” được khám phá một cách mới mẻ, độc đáo qua lời

thơ Nguyễn Khoa Điểm trong trường ca “Mặt đường khát vọng” Qua đó, “Đất

Nước” được cảm nhận trong
thắng cảnh mang đậm chiều
thơ dành cho tất cả những
nặng lịng biết ơn với những

góc nhìn của không gian địa lý, qua những danh lam,
sâu văn hóa đã bật lên như một tiếng tri âm của nhà
điều đẹp đẽ dựng xây nên Tổ quốc. Nha tho mang
người đã “góp” cuộc đời, tên tuổi, số phận của mình


để hóa thân thành những địa danh, thắm cảnh đặc biệt của Việt Nam:

“Những người oợ nhớ chồng cịn góp cho Đất Nước những núi Vợng Phu
Những cuộc đời đã hod nui séng ta...”

2. THAN BAI:
2.1. LUẬN ĐIỂM 1:
“Sức hấp dẫn, lơi cuốn của thơ Nguyễn Khoa Diém đó là một hơn thơ trẻ trung
nơng cháy lí tưởng” (Hà Minh Đức) bởi ông đã sống bằng thơ, ghi lại đoạn đường
tuổi trẻ vất vả mà đáng nhớ qua từng câu thơ của mình. Điểm mạnh trong thơ
ơng khơng chỉ là sự chân thành cảm nhận trong từng điệu ngân rung trong tâm
hồn, mà nó cịn là nét đẹp đơn sơ, giản dị nhưng ẩn sâu là tình cảm của một
0

Thưởng Thức Sách

kai
Thưởng Thức Sách be www.thuongthucsach.com

2


Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách số
[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

người con yêu nước, người thanh niên cống hết sức trẻ cho đất nước trong thời
kì kháng chiến chống Mỹ. Với giọng thơ trữ tình chính luận được hịa quyện hài

hịa cùng cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng, ông đã chắp bút nên tác phẩm “Đất


Nước” trích từ chương V của bản trường ca “Mặt đường khát vọng” Qua đó, tư
tưởng “Đất Nước của Nhân dân" đã chỉ phối cách nhìn, cách nghĩ của ông - một

khám phá mới mẻ làm sâu sắc thêm ý niệm về đất nước trong thời chống Mỹ.

2.2. LUẬN ĐIỂM 2:
Lê Đạt từng bước vào một chân trời mới khi đắm mình trong những vần thơ: “Đọc
một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đị gió nổi, một khao
khát sang sơng, một thúc đẩy lên đường hướng thiện những uùng trời tốt đẹp hơn,
nhân tính hơn...". Chân trời ấy của những vần thơ hay đã tưới tắm, làm ngời sáng
trái tim ta, thơi thúc ta tìm kiếm lẽ sống và vươn lên hoàn thiện từng ngày. Cũng
bởi thế, từng vần thơ “Đất Nước” đã dắt tay ta vươn đến một tình cảm lớn, một lẽ
sống lớn, thôi thúc ta sống trách nhiệm và trọn vẹn hơn. Có thể nói, thơ ca Việt

Nam vốn đa dạng, mang cá tính đặc sắc từ những vần thơ cổ điển hào hùng;

nhưng đến khi hòa lòng vào nhịp ngân vang của “Đất Nước, ta mới càng thấm
thía những câu thơ nhẹ nhàng mà thấm đẫm tình yêu thương quê hương, Tổ
quốc của nhà thơ. “Đất Nước” chính là những vần thơ xuất phát từ trái tim, từ
chính rung động và cũng chính là nét sáng tạo của người nghệ sĩ tài hoa. Đoạn
thơ mười hai câu đã khẳng định những nét khám phá về không gian địa lý, vẻ đẹp
về thiên nhiên, phẩm

chất cao đẹp của nhân dân ta một cách thanh yên, nhẹ

nhàng và giàu nhịp điệu:

“Những người oợ nhớ chồng cịn góp cho Đất Nước những túi Vọng Phu
Cặp oợ chồng yêu nhau góp nên hịn Trống Mới”

Vận dụng tài tình nghệ thuật liệt kê với sự xuất hiện của hàng loạt những địa
danh nối tiếp nhau, nhà thơ đã phác họa trọn vẹn một bức tranh thiên nhiên Việt

Nam tươi đẹp, trải dài vẻ tuyệt mỹ, diễm lệ từ Bắc đến Nam. Trong bức tranh day

màu sắc ấy, ta bắt gặp bóng dáng của Nhân dân với vô vàn câu chuyện nằm sâu
trong tiềm thức bao thế hệ đã qua, từng câu chuyện lại gắn mình với từng bài học

đạo lí, giá trị khác nhau mà ông bà xưa đã truyền lại mãi mn đời cho con cháu
mai sau. Hình tượng Đất Nước hiện lên qua từng địa danh như thế, một Đất Nước

hùng vĩ, một giang sơn gấm vóc được tạo dựng bằng hành trình xây dựng, vun

đắp của ơng cha. Khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc đều là những cảnh đẹp say

đắm lòng người, những danh lam thắng cảnh mang theo hồn thiêng của riêng nó

từ câu chuyện lưu truyền đến hơm nay. Đó cũng là cách núi Vọng Phu và hòn
0

Thưởng Thức Sách

Thưởng Thức Sách

kai
ey www.thuongthucsach.com

3



Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách số
[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

Trống Mái đi vào huyền thoại cổ tích, biểu trưng cho những vẻ đẹp phẩm chất
của lịng thủy chung, son sắt và tình nghĩa vợ chồng thiết tha, cảm động. Đất

Nước từ “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể” với sự tích hịn Vọng Phu qua câu

chuyện nàng Tơ Thị bỏng con đợi chồng, sau khi chết đã hóa thân thành tượng

đá, giữ đúng lịng thủy chung và tiết hạnh của mình. Lời ca dao: “Đồng Đăng có
phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tơ Thị, có chùa Tam Thanh...” hay “Bình Dinh có múi Vọng
Phu/ Co dam Thi Nai, co Cu Lao Xanh/ Em Bình Định cùng anh Được ăn bí đó

niếu canh trước dừa” vẫn gợi nguyên ý nghĩa đặc biệt ấy. Theo tác giả Nguyễn
Dược - Trung Hải trong Số tay địa danh Việt Nam, NXB Giáo dục năm 1998, nước

ta hiện nay có đến bảy Hịn Vọng Phu ở các tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An,

Đắk Lắk, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên. Cảm thương tình cảnh người vợ bồng
con chờ chồng đến hóa đá, nhạc sĩ Lê Thương đã sáng tác bài Hòn Vọng Phu với

lời ngân nga cảm động lòng người: “Bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về/

Bao nhiêu phen thời gian xóa phai lời thể⁄ Người tung hoành bên nti xa xam/
Người mong chồng cịn đứng mn năm...” ca ngợi tính chung thủy của người vợ

năm nào, ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Bằng ý thơ gợi
nhắc về câu chuyện “Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ..." ấy, Nguyễn Khoa


Điểm đã có cái nhìn khám phá đặc biệt và nhân văn.

Từng hòn núi ấy được tạc nên bằng tình nghĩa vợ chồng do “những người vợ nhớ
chồng”, “cặp vợ chồng yêu nhau” cùng tô điểm, làm đẹp nên dáng hình Đất Nước
như nhiều nhà thơ vẫn ngày đêm tha thiết nhắc về lối sống đẹp của của nhân dân
Việt Nam:

“Vọng phu đá ẩn bóng người
Tréng chong mòn mdi biển trời khắc ghỉ
Đây hòn Trống Mới uy nghi
Mối tình sơn sắt chia ly sao đành”
(Tuyệt tác Hạ Long - Nguyễn Thị Tính)
Hay:

“Nghe trới ngày xưa biễn ở đây
Biển đi để lại núi non nay

Mưa nguồn chớp bể chia hai ngã

Hòn Vọng phu thương uọng hải đài
Thuổ nhỏ tơi thường hay hỏi mẹ
Vì sao đỉnh rưúi mọc hành người
0

Thưởng Thức Sách

Thưởng Thức Sách ta www.thuongthucsach.com

4



Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách số
[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

Doi chong lau quá nên thành đá
Hon vong phu kia dung voi doi”
(Núi Vọng Phu - Hồ Dzếnh)
Núi Vọng Phu trong lời ca của nhạc sĩ Lê Thương, trong câu thơ Nguyễn Khoa

Điểm hay trong từng dáng hình giữa dặm dài đất nước vẫn trọn vẹn một đạo
nghĩa thủy chung, ân tình của người vợ dành cho chồng mình. Vẻ đẹp sắt son ấy
một lần nữa được thi nhân gửi vào lời thơ nhắc về hòn Trống Mái - một địa danh
đặc biệt có ở cả Quảng Ninh - Vịnh Hạ Long và Thanh Hóa - núi Trường Lệ, Sầm

Sơn. Câu chuyện chàng Ngư Phủ cùng người vợ Tiên cùng nhau hóa đá để kết
dun mãi mãi đã hóa vào nước non sơng núi, đã gửi lại thế hệ bao đời sau bao
khát vọng và ước mơ

của tình u đơi lứa vững vàng, bền chặt. Hịn Vọng Phu,

hịn Trống Mái khơng chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp
tâm hồn của Nhân dân, trở thành lời nhắn nhủ cho tình u lứa đơi thắm thiết,

tình nghĩa vợ chồng chung thủy - một phần tình cảm quan trọng đã góp phần
dựng xây một Đất Nước hịa hợp, hạnh phúc.

2.3. LUẬN ĐIỂM 3:
Tiếp nối vẻ đẹp của tình nghĩa vợ chồng thủy chung chính là những vần thơ hào
hùng gợi nên vẻ đẹp của truyền thống đánh giặc cứu nước, vẻ đẹp của người anh


hùng làng Gióng năm xưa:

“Gót ngựa của Thánh Giớng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín cơn oơi góp mình dựng Đất tổ Hừng Vương”
Vốn văn hóa dân gian sâu rộng trải trên mỗi trang thơ với những
mẻ, tỉnh tế của nhà thơ hiện lên qua từng cách ông liệt kê những
cảnh của đất nước. Từng “trăm ao đảm” đến “Đất tổ Hùng Vương”
chuyện lịch sử đặc biệt mà nhân dân vẫn ln ngợi ca, khi người

cảm nhận mới
dấu tích, thắng
mang theo câu
anh hùng làng

Gióng năm xưa đã đánh đuổi giặc ân bằng tất cả sự quả cảm, can đảm và hết lòng
cứu nước, cứu dân. Nhổ bụi tre đằng ngà quật vào giặc, cùng ngựa sắt bay về Trời

chính là cách Phù Đổng Thiên Vương đã ở lại mãi trong từng làn gió mảnh đất
của nước non ta, mãi phù trợ cho non sơng xã tắc vững bền qua năm tháng.

Chính câu chuyện Thánh Gióng dũng cảm nhổ tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân đã

tạo cho nhân dân một niềm tin sắt đá về sự kiên cường, can đảm, mở ra bao con

đường đứng lên đấu tranh cứu nước về sau. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, tình yêu Tổ
quốc sẽ thôi thúc ta trỗi dậy, cùng nhau đánh đuổi giặc ngoại xâm và giành lại
0

Thưởng Thức Sách


kai
Thưởng Thức Sách ty www.thuongthucsach.com

5


Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách số
[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

độc lập cho dân tộc mình. Bên cạnh đó, chỉ tiết “chín mươi chín con voi” càng

khẳng định tầm quan trọng của sự trung thành, son sắt một lịng, tinh thần đồn
kết của Nhân dân ta dành cho đất nước. Bởi, tương truyền nơi phần mộ của Vua

Hùng thứ 6 đã được chôn trên núi Cả theo lời dặn của Người, để Người có thể
thực hiện ước nguyện đứng trên núi cao trơng nom bờ cõi cho con cháu. Cạnh
dén con có một cột đá, người xưa truyền lại khi Thục Phán được Vua Hùng
nhường ngôi, đã dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thể nguyện muôn đời bảo
vệ giang sơn gấm vóc mà Vua Hùng trao lại và đời đời hương khói tại miếu Vua
Hùng. Người ta vẫn nhắc về câu chuyện đã có một trăm voi khi nghe tin Hùng
Vương chọn đất đóng đơ và về chầu về đất Tổ, trong đó có một con voi đã quay
ngược hướng với đàn, thể hiện lòng chưa trung thành và ngay thẳng. Từ đó, chín
mươi chín con voi quần tụ, chung sức chung lịng bao quanh đất Tổ, “góp mình
dựng đất Tổ Hùng Vương” để bảo vệ vua Hùng, bảo vệ Nhân dân. Chính nơi dấu

tích từng ao đảm mà gót ngựa Thánh Gióng đi qua và để lại, nơi những hịn đá

bao quanh đền thờ vua Hùng đã được tạc dựng trong lòng người bao thế hệ bởi


những giá trị văn hóa sáng ngời, thể hiện vẻ đẹp phẩm chất, tinh thần dân tộc

đậm nét của người Việt Nam ta.

2.4. LUẬN ĐIỂM 4:
Cánh thiên di nơi câu chữ đưa ta đi qua núi rừng, non nước phía Bắc và trở lại
dịng chảy hiển hịa phía Nam. Núi cao rộng sâu, rừng vàng biển bạc một phần
cũng nhờ:

“Những cơn rồng nằm im góp dịng sơng xanh thẳm”
Đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh “Long, Lân, Quy, Phụng”, hình ảnh của rồng
vẫn luôn là biểu tượng thiêng liêng, dần ăn sâu vào tâm thức người Việt với sự trù
phú, quyền uy, thịnh vượng, cho những ước mơ, khát vọng của Nhân dân. Ta nhớ
một thủ đô Hà Nội với tên gọi đầu tiên: Thăng Long - rồng bay; một vùng Đông

Bắc đất nước có Hạ Long - rồng hạ; một đồng bằng Nam Bộ với dịng sơng Cửu
Long - chín rồng chảy trơi, dạt dào mạnh mẽ. Vì thế, hình ảnh “những con rồng”

cùng con số chín đã cùng làm nên cái tên của dịng sơng lớn - Cửu Long, gửi gắm

bao ước nguyện về sự vững bền, trường tồn vĩnh hằng của đất nước. Cách dùng

từ của Nguyễn

Khoa Điểm thật tài tình, khi linh vật lại “nằm im” ở Nam Bộ,

nguyện dùng cả đời mình phị tá cho nước non, cho miền Nam Tổ quốc, góp vào

dáng hình chữ S một “dịng sơng xanh thẳm”, nước chảy hiển hịa, bồi đắp phù sa,
cá tôm, đem lại cuộc sống ấm no cho bao người dân lương thiện nơi đây. Chính


bởi “nằm im” bảo vệ cho phía Nam, lặng lẽ hịa trong dịng chảy Cửu Long,
0

Thưởng Thức Sách

kai
Thưởng Thức Sách ty www.thuongthucsach.com

6


Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách số
[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

“những con rồng” - những khát vọng, ước mơ của Nhân dân cũng được khơi
dòng, tỏa đi khắp bốn phương đất nước. Phải chăng để viết nên những lời thơ
giàu cảm xúc như thế, Nguyễn Khoa Điểm đã có một q trình lao động nghệ
thuật vô cùng nghiêm túc và cần mãn? Bởi “Cái kết tỉnh của uẩn thơ là muối
bién/ muối lắng ỗ ô nề uà thơ đọng ở bê sâu” (Chế Lan Viên). Chính sự cần cù, tâm
huyết và hết lịng cho những vần thơ đã giúp “Đất Nước” đọng lại mãi trong lòng
mỗi người qua bao thế hệ, đã làm nên một dáng hình thơ ca Nguyễn Khoa Điểm

sáng mãi trên bầu trời thi ca Việt Nam.

2.5. LUẬN ĐIỂM 5:
Nước Việt ta từ ngàn đời ln có truyền thống hiếu học tỏa sáng giữa năm châu,
luôn ghi danh vào tên tuổi người tài của thế giới bằng những thành quả, những
hành trình lĩnh hội tri thức đáng ngợi ca. Cũng vì thế, mảnh vườn thơ ca của
Nguyễn Khoa Điểm đã chan chứa bao hạt mầm trân trọng, tin tưởng vào những

người “học trị” dù nghèo khó hay đủ đầy, những người đã hết lịng góp sức mình

vào dựng xây đất nước:

“Người học trị nghèo giúp cho Đất Nước mình nui Bút, non Nghiên”
Miền Trung hiện lên thật đặc biệt với hình ảnh núi Bút non Nghiên do cậu học

trị nghèo dựng nên, mang đến tên tuổi, động lực cho thế hệ sau này noi theo,
phấn đấu vì chữ nghĩa, cơng danh, thành tài. Ta nhớ những lời răn dạy yêu
thương của ông bà ngày thuở nhỏ: Cần mẫn chăm chỉ học hành sẽ sớm thoát
khỏi cái nghèo, vất vả; chỉ có việc học, chỉ có tri thức mới giúp ta tìm kiếm cơng
danh, thành đạt như mong muốn. Bài học thân thương ấy vẫn đi theo mỗi người
Việt Nam từ khi ấu thơ đến lúc trưởng thành, vẫn là lời tâm niệm trong trai tim

ta. Lời thơ chính là niềm tự hào của người con miền Trung dành cho quê hương
xứ sở; dành cho vùng đất Quảng Ngãi với bao mến thương trải dài trang viết. Nền
văn hóa, tỉnh thần vươn lên rạng rõ sáng ngời, khơng chỉ đồn kết, thủy chung
mà người Việt Nam cịn ln cầu tiến, biết vượt qua mọi gian khó để tiến về phía
trước.

2.6. LUẬN ĐIỂM 6:
Nhà thơ Lưu Quang Vũ từng viết: “Nếu chứng ta là kẻ khơng có tài chí lắm, khơng
uiết được điều gì to tát, thì cũng sẽ tiết được những trang sách uê những năm
tháng ta sống, uề những cay đẳng uà những tiềm yêu thương đơn giản của cơn

người” Thưởng trọn từng trang thơ của Nguyễn Khoa Điểm, ta dễ thấy “những
0

Thưởng Thức Sách


kai
Thưởng Thức Sách ty www.thuongthucsach.com

7


Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách số
[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

niềm yêu thương đơn giản” ấy trong chính những địa danh, thắng cảnh mà ơng
nhắc về với lịng tự hào thiết tha:
“Con cóc, cơn gà quê hương cùng góp cho Hạ Lơng thành thắng cảnh

Những người dan nao da gop tên Ông Đốc, Ông Trưng, Bà Đen, Bà Điểm”
Dù là con vật lớn lao, hùng vĩ như voi, rồng dũng mãnh đến “con cóc, con gà quê
hương” nhỏ bé đều đã và đang làm đẹp cho đất nước, đều “góp” vào mỗi địa danh,

thắng cảnh những vẻ đẹp, giá trị văn hóa sâu sắc, tròn vẹn theo thời gian. Lời thơ
ngần rung từ trái tim tự hào và biết ơn của thi sĩ, để rồi hình ảnh Hạ Long đã trở

thành niềm tự hào của miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Năm 1962, khu
vực vịnh Hạ Long được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 1994,
vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị

thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2, với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa
chất - địa mạo vào năm 2000. Với những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và
thẩm mỹ đặc biệt của vịnh, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Danh

lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long là di tích quốc gia đặc biệt và cho đến hôm nay, Hạ


Long vẫn luôn để lại trong ta những ấn tượng riêng về dòng chảy ngát xanh, về

dãy non cao điệp trùng hùng vĩ. Dưới ngòi bút của Nguyễn Khoa Điểm, từng câu

thơ là ý nghĩa tượng trưng cho hàng loạt vẻ đẹp tâm hồn: nhân hậu, trí tuệ, tài

năng, lịng dũng cảm của nhân dân. Chính các động từ “góp” “góp nên”, “ để lại”...
được điệp lại đầy tinh tế đã và đang tô điểm cho Đất Nước trở nên mới mẻ, đặc

biệt qua từng câu thơ.
Một Đất Nước bình dị, mộc mạc, thân quen một lần nữa hiện lên trong dáng hình

chăm chỉ, cần cù, hết lịng vì Tổ quốc non sơng của Nhân dân để “góp tên Ơng

Đốc, Ơng Trang, Bà Đen, Bà Điểm”. Miễn Nam gợi ta nhớ, ta thương trong từng về

đẹp chịu thương chịu khó, dầm dãi nắng mưa, lao động lam lũ để dựng nên cơ đồ,
dựng xây núi sông, bờ cõi, nhà cửa, ruộng nương. Từng vùng miền, từng Bắc Trung - Nam trong dải đất hình chữ § tỏa rộng khắp trang thơ đã làm nên một
không gian địa lí đáng trân trọng và tự hào, khiến ta càng q, càng thương, càng

hướng lịng mình về từng vùng đất thân thương giữa Việt Nam mình.

217. LUẬN ĐIỂM 7:
Vốn là một người con am hiểu về phong tục tập quán, vẻ đẹp từng vùng miền từ
Bắc vào Nam, nhà thơ xứ Huế đã dành trọn tấm lòng viết về sự hóa thân của

Nhân dân dành cho Đất Nước. Đó là một quá trình dựng xây, bảo vệ và phát triển

bằng tất cả máu xương, tâm hồn của Nhân dân ta:
0


Thưởng Thức Sách

Thưởng Thức Sách

& www.thuongthucsach.com

8


Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách 3

Z

[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

“Và ở âu trên khắp ruộng dong go bai
Chẳng mang một đứng hình, một ao ước, một lối sống ơng cha”
Ruộng đồng gị bãi, nương lúa khoai ngơ... tất cả đều là hình ảnh của quê hương

xứ sở, của làng quê Việt Nam thân thương, gần gũi. Những núi non, sông biển,

tên bản, tên làng đều mang dáng hình Đất Nước, đều đáng được nâng niu, trân
trọng; đều đáng để ta mang theo bên mình trong hành trình ta lớn lên. Hình
tượng Đất Nước trong câu chữ của Nguyễn Khoa Điểm cũng chính là điệu tâm
hồn, ước mơ, giá trị mà ông cha ta đã dành cả đời người để xây dựng, để bồi đắp
trong ta những khát vọng cao đẹp từ “dáng hình” anh hùng, trí dũng, kiên cường,

nhân nghĩa của cha ông ta. “Dáng hình” ấy đã được lưu danh trong bao trang sử,


bao ghi công, nhớ ơn trên những tấm bia còn vương nỗi niềm tự hào của bao
người nằm xuống. Nhưng “dáng hình” ấy cũng chính là “dáng hình” của những
người vơ danh đã ngã xuống vì non sơng, đã hiến trọn cuộc đời cho dân tộc anh

hùng. Những “dáng hình” lặng thầm mang tên Nhân dân, hướng về Tổ quốc,

hướng về tương lai mà cho đi không nề hà, khơng suy tính, khơng đắn đo. Trên
khắp Tổ quốc này, Nhân dân và bao người anh hùng, bao người con đất Việt đã
gửi gắm vào từng hơi thở, từng tấc đất, từng núi non, từng cây cỏ những dáng
hình, ao ước, “một lối sống ông cha” với phẩm chất nhân nghĩa, uống nước nhớ

nguồn, tỉnh thần đoàn kết, gắn bó chung sức, chung lịng. Dáng hình ấy, lối sống
ấy chính là tiền đề cho hành trình phát triển vững bền của một quốc gia, một dân
tộc, cũng chính là vẻ đẹp ẩn hiện sau lời thơ mà thi nhân đã dốc lịng gửi gắm.
Giọng thơ đong đây tính triết luận, chiêm nghiệm, lắng sâu đã đại diện cho cái

hay, cái đẹp trong hồn thơ Nguyễn Khoa Điểm. Nhà thơ ca ngợi sự hóa thân của
Nhân dân vào từng di tích lịch sử, danh lam lam thắng cảnh làm nên Đất Nước,

bộc bạch tiếng lịng đậm tình với non sơng. Bởi dù là ai, ở bất kì tầng lớp nào, mỗi
người con Việt Nam đều cần có tình u nước đậm sâu, đều cần hiểu được sứ
mệnh và bổn phận của mình cho q hương, đất nước, dân tộc:

“Ơi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cững thấy
Những cuộc doi da hod nui sing ta...”

Thán từ “ôi” tạo nên sự du dương, cân bang trong trong câu tho chan hòa, làm

cho lời thơ thêm lắng đọng, da diết mà khơng hẻ gị bó, khơ khan khi tác giả gửi
gắm lời nhắn nhủ của mình. Câu thơ vừa là lời ca ngợi sự hóa thân của Nhân dân


vào Đất Nước, vừa nhắn gửi ẩn thâm vẻ vai trò, sứ mệnh của thanh niên, tuổi trẻ
lúc bấy giờ trong hành trình cống hiến, góp giá trị vào non sơng. Vẻ đẹp “bốn
0

Thưởng Thức Sách

Thưởng Thức Sách

& www.thuongthucsach.com

9


Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách số
[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

ngàn năm” được dựng xây từ cuộc đời, trí tuệ của Nhân dân và vẻ đẹp ấy cần

được kế thừa, phát huy bằng chính sự hiến dâng hết mình của thế hệ trẻ u
nước. Đất Nước đẹp đếẽ, hài hịa như thế khơng khỏi khiến người đọc bồi hồi, xốn
xang:

*Ôi ! Việt Nam! Yêu suốt một đời...”
(Vui thế hôm nay, Tố Hữu)

2.8. LUẬN ĐIỂM 8:
Sức sống của một tác phẩm văn học bắt nguồn từ chính tình cảm mãnh liệt gợi

lên từ sâu thẳm trong tâm khẩm nhà thơ, từ quá trình xây dựng nội dung và nghệ


thuật đậm nét riêng, in đậm dấu ấn phong cách sáng tạo của người nghệ sĩ chân
chính. Với “Đất Nước”, từng lời thơ cùng hệ thống ngơn từ đậm chất nghệ thuật,
đậm cá tính sáng tạo đã mang đến cho người đọc những dư vị cảm nhận riêng,

những nét trầm bổng trong cảm xúc cùng nhịp điệu thơ ca lắng đọng của
Nguyễn Khoa Điểm. Lời thơ ấy đã cõng trên lưng mình những tâm sự, chiêm
nghiệm thiết tha, gửi đến người đọc bao giá trị sâu sắc, cho ta hiểu được vẻ đẹp

của không gian địa lý non sông không chỉ là chiều dài hay chiều rộng của dáng
hình chữ S, mà cịn là chiều sâu văn hóa từ chính Nhân dân đã tạo nên. Bằng thể
thơ tự do, phóng khống; giọng thơ trữ tình - chính luận thủ thỉ, tâm tình, biến

đổi linh hoạt; bằng biện pháp liệt kê, tạo ấn tượng về vẻ đẹp dồi dào, phong phú
của những thắng cảnh, những dấu tích, nhà thơ đã xây dựng nên một “Đất Nước”
từ trái tim giàu xúc cảm và tài năng thơ ca sâu sắc, định vị một tên tuổi, một

dáng hình trong thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ.
Nhà thơ Raxun Gamøzatop từng khẳng định: “Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến
đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Khơng chỉ đơn giảm là đẹp mà còn đẹp một cách
riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình uà thấy được mình - nghĩa là
đã trỗ thành một nhà thơ” Đến với thơ Nguyễn Khoa Điểm, vẻ đẹp riêng trong thơ
ơng được thể hiện ở cách nhìn mới mẻ về Đất Nước trong chiều dài lịch sử, chiều
rộng địa lý và chiều sâu văn hóa thật tinh tế, lắng đọng. Những những cảnh quan

thiên nhiên, vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh gắn liền với đời sống của Nhân

nhân đã được tiếp nhận và cảm thụ một cách có chọn lọc, tỉnh tế và sâu sắc.
Đoạn thơ đã minh chứng cho một chân lí: Đất Nước là sự “hóa thân” kì diệu diệu


của Nhân dân, do Nhân dân tạo dựng và chỉ được phát triển khi thế hệ trẻ ln ý

thức về điều đó và “hóa thân” để tiếp nối, phát huy những giá trị muôn đời.
0

in

SA

Thưởng Thức Sách

tn

GS

Thưởng Thức Sách

ey www.thuongthucsach.com

tt

10


Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách 3

Z

[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]


3. KẾT BÀI GỢI Ý:

“Xưa u q hương tì có chìm, có bướm
Có những ngày trốn học vì địn roi
Nay u q hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi”

Dường như câu thơ của Giang Nam đã gửi gắm đến mỗi người trẻ hôm nay những người may mắn sống trong hịa bình, độc lập lời nhắc nhở công lao, sự biết

ơn sâu sắc đến Nhân dân đã ngã xuống để giành lại độc lập, hịa bình cho từng

dáng hình Đất Nước. Bao năm trơi qua, thơ ca vẫn làm tròn sứ mệnh gửi gắm vào
tâm hồn mỗi người những giá trị, bài học sâu sắc, khiến ta thêm trân q cuộc

sống q giá mà mình đang có. Đó cũng chính là thơng điệp mà Nguyễn Khoa

Điểm đã gửi gắm trong “Đất Nước” với cách thể hiện hoàn toàn khác biệt, khi nhà
thơ tập trung liệt kê những địa danh, truyền thuyết xưa từ Bắc vào Nam; ngôn từ,
hình ảnh bình dị dân dã, tạo nên một khơng gian nghệ thuật riêng cho đoạn

trích. Đã nhiều năm kể từ ngày tác phẩm ra đời, khi non nước Việt Nam khơng

cịn gánh chịu tiếng bom rơi, chiến tranh đã qua đi nhưng lời thơ của Nguyễn

Khoa Điểm vẫn vẹn nguyên giá trị như những ngày đầu, vẫn chiếm giữ một vị trí

đặc biệt trong kho tàng văn chương Việt Nam. Tác phẩm đã gieo vào lòng người
bao xúc cảm về ý nghĩa sâu sắc trong từng câu thơ, khiến ta càng thêm tự hào,
càng thêm yêu dòng máu Lạc Hồng của mình đang trơi chảy, càng thêm nỗ lực
để hồn thiện mình qua từng tháng năm.

Z
32

3
PHAN

š
8. CẢM


NHẠN

ĐOẠN

`
35 CAU

THƠ:

“Em ơi em... Gợi trăm màu trên,

trăm dáng sơng xi” ®

1. MO BÀI GỢI Ý:
Còn nhớ trong những vần thơ ruộng cạn mưa ngâu, trong bao bể dâu cuộc đời
từng có một thi sĩ với giọng thơ được nhận xét rằng: “chính luận cao sang 0à
thuyết phục, đằm sâu mà ngân uang, chan chứa cảm hứng lãng mạn với rung động
lớn lao của thời đại mà uẫn ngân nga những ước ao thâm kín trơng trái từn những
chàng trai, cơ gái khắp ngä đường hành quân. Những chàng trai, cô gái ấy, nay đã
khơng cịn trẻ trữa, nhưng họ đã rắn rồi lén vé tinh than với những uân thơ ngợi ca

đất nước”

Chính phong cách “chính luận cao sang” đặc biệt ấy đã làm nên một

Nguyễn Khoa Điểm gắn bó với Nhân dân bằng lời thơ trữ tình, đằm thắm, giàu

triết lí và suy tưởng sâu sắc đến hôm nay. Thơ ông ln gắn bó với những điều

chân thực, gần gũi nhất về tuổi trẻ trong năm tháng bom rơi lửa đạn giữa thời kì
0

Thưởng Thức Sách

kai
Thưởng Thức Sách te www.thuongthucsach.com

11


Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách số
[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

kháng chiến chống Mỹ tàn khốc đã qua. Vì thế, đoạn trích “Đất Nước" đã được ra
đời và trở thành minh chứng tiêu biểu cho niềm tin về tuổi trẻ, thôi thúc thế hệ

thanh niên vùng tạm chiếm miền Nam nói riêng và mỗi người trẻ nói chung hãy
ln hết mình trong sứ mệnh, sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, dân tộc anh hùng:
“Em ơi em

Gợi trăm rnàu trên trăm dáng sông xuôi”


2. THÂN BÀI:
2.1. LUẬN ĐIỂM 1:
“Tuổi trẻ ơi trong sương gid thang nam

Ta đã lớn rồi, chín đây hy uọng
Hãy ngã xuống tay Nhân dâm, hỡi sắc uàng của nắng
Hỡi hương thơm của nông mặn mô hôi”
(Trường ca mặt đường khát uợng)
Vốn là một trí thức tham gia kháng chiến, trưởng thành trong phong trào đấu
tranh của học sinh, sinh viên Huế, Nguyễn Khoa Điểm cịn là nhà thơ có nhiều
đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam bằng chính sự trải nghiệm tuổi trẻ đây “sương
gió thành năm” để thể hiện khát vọng chiến đấu, một niềm tin cháy bóng vào đất

nước và nhân dân. Thơ Nguyễn Khoa Điểm mang đậm phong cách trữ tình chính luận sâu sắc; gợi nhiều suy tưởng, nhiều bài học triết lí từ chiêm nghiệm

chân thành, quý báu của nhà thơ. Qua đó, Trường ca “Mặt đường khát vọng” của
ông đã trở thành tập trường ca hùng tráng đi vào lòng bao thế hệ, được ơng hồn
thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu
nước. Bản trường ca khái qt tồn bộ q trình thức tỉnh của tuổi trẻ các vùng
bị tạm chiếm miền Nam, giúp họ nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ; thôi
thúc họ hướng về Nhân dân, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy
xuống đường đấu tranh hịa nhịp với cuộc chiến của tồn dân tộc. Đoạn thơ

thuộc phần cuối của “Đất Nước” trích từ chương V của trường ca, là một đoạn
thơ sâu sắc thể hiện tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” đậm đà, sâu sắc trên bình
diện chiều dài của lịch sử và gửi gắm lời nhắn gửi chân thành của thi nhân dành
cho mỗi người hôm nay.
0


in

SA

Thưởng Thức Sách

tn

GS

Thưởng Thức Sách

ey www.thuongthucsach.com

tt

12


Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách 3

Z

[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

2.2. LUẬN ĐIỂM 2:
Trong một bài thơ đặc biệt của mình, nữ sĩ tài hoa Emily Dickinson từng viết
rằng: “Người ta không thể hiểu hịa bình là gì nếu khơng trải qua bi kịch của
chiến tranh” Lời thơ ấy càng khiến tôi nhớ đến sự hi sinh, cống hiến anh dũng
của biết bao thế hệ cha ông đã cống hiến và hi sinh để gìn giữ đất nước:

“Em ơi em

Hay nhin rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Cơn gái, con trai bằng tuổi chúng ta”
Cụm từ “Em ơi em” tha thiết vang lên như lời gọi từ tận đáy lòng của nhà thơ
dành cho mỗi người trẻ, nhẹ nhàng và thủ thỉ bao tâm tình đang chất chứa khi

nhìn đất nước rơi vào những ngày giặc giã triển miên. Có lẽ, đó cịn là tiếng gọi

dậy của nhà thơ dành cho thế hệ trẻ, rằng hãy dùng chính sức lực, tinh thần tuổi
trẻ của mình để cống hiến cho nước nhà, cùng Nhân dân đánh đuổi giặc ngoại
xâm đang từng ngày tàn phá, gây hại cho biết bao nhiêu người dân vơ tội. “Hãy

nhìn rất xa” - “em” hãy nhìn lại về bốn nghìn năm dài rộng của mà Nhân dân đã

dựng xây đất nước. Không phân biệt trai gái, họ là những người ngày ấy “bằng
tuổi chúng ta” đã đứng lên anh dũng, hiên ngang ra trận với quyết tâm lớn, tình
u Tổ quốc ln cháy bùng trong trái tim nhiệt thành của họ. Họ chính là người
con gốc Hà Tĩnh - Lý Tự Trọng dũng cảm bước vào máy chém, chàng trai mười
bảy tuổi vẫn hô tên Việt Nam và hát quốc ca, giữ vững tỉnh thần đến giây phút
cuối cùng; hay là nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên Nguyễn Thị Minh Khai,
chị Võ Thị Sáu - nữ anh hùng lực lượng vũ trang qua đời khi tuổi còn rất trẻ và
cịn vơ số người anh hùng khác đã đổ máu, mồ hơi và nước mắt cho hình hài của

Đất Nước trở thành cảm hứng của biết bao thi sĩ:

“Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!
Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất

Khi Nguyễn Trãi làm thơ uà đánh giặc,
Nguyễn Du viết Kiểu, đất nước hóa thành ăn,
0

in

SA

Thưởng Thức Sách

tn

GS

Thưởng Thức Sách

ey

ee www.thuongthucsach.com

13


Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách 3

#

[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

Khi Nguyễn Huệ cuối vơi vao ctta Bac.

Hung Dao diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...
(Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng?, Chế Lan Viên)
Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước, bởi nếu như người đàn ông ở chiến

trường chiến đấu khơng ngại gian khó thì người phụ nữ ở nhà vẫn “cần cù lao

động”, tb “nuôi cái cùng con”, tăng gia sản xuất, trở thành hậu phương vững chắc
cho người ở phương xa. Khi giặc giã đến nhà thì người phụ nữ đảm đang, tảo tần
và dịu dàng ấy luôn sẵn sàng, luôn kiên cường để đối mặt với quân thù tàn bạo:
“Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Nhiêu người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh uà em đêu nhớ”
Với Nhân dân, trước bao gian khổ hiểm huy, chỉ cần trong tim có tình u nước
thì mọi điều đều có thể vượt qua, mọi chơng gai trở ngại đều có thể được chỉnh

phục bằng sức mạnh của lịng đồn kết, ý chí quyết tâm sắt đá khơng mịn. Bởi

nói như nhà văn Ilia Erenbua: “Dờng suối chảy ồo sơng, sơng đồ o đại trường
giang Vonga, con sơng Vonga đi ra biễn. Lịng u nhà, u làng xóm, u miền q
trở nên lịng u Tổ quốc”. Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ yếu lòng, người phụ

nữ Việt Nam sẵn sàng kiên cường, sắt đá để đánh đuổi quân thù, hi sinh thầm

lặng với cốt cách “kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang” Bên cạnh những

người ta nhớ đến, trân trọng khắc cốt ghi tâm thì vẫn cịn hàng nghìn, hàng triệu

người đã ngã xuống mà không ai nhớ rõ, ta chỉ chắc chắn rằng họ đã dùng quãng
đời tươi đẹp của mình để đánh đổi làm nên Đất Nước:


“Nhưng em biết khơng
Có biết bao người cơn gới, cơn trai

Trong bốn ngàn lớp người giống ta lúa tuổi
Ho đã sống và chết
Giản di va bình tâm
Khơng ai nhó mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
0

in

SA

Thưởng Thức Sách

tn

GS

Thưởng Thức Sách

ey www.thuongthucsach.com

tt

14



Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách số
[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

“Họ” là đại từ phiếm chỉ, không xác định rõ đối tượng nào, bởi nhà thơ muốn

nhắc về cả một thế hệ, một tầng lớp con
đặt tên” nhưng họ khơng ốn trách mà ra
giản dị, chết thì bình tâm. Cuộc sống của
trên thời gian bao nhiêu năm, mà họ dựa

người “vô danh”, không được “nhớ mặt
đi một cách tự nguyện: sống thì lặng lẽ
“người con gái, con trai” ấy không dựa
vào sự cống hiến, đóng góp sức trẻ hết

mình khi cịn sống. Nhớ về những lớp trẻ “vô danh” đáng trân quý ấy khiến ta
nghĩ về vần thơ của Thanh Thảo trong trường ca “Những người đi tới biển”,
những lời thiết tha đã khắc họa rõ nét chân dung bao con người bình dị, lặng lẽ hi
sinh cả một đời người:

“Và cứ thế nhân dâm thường ít nói
Như mẹ tơi lặng lẽ suốt đời
Và cứ thế nhân dân cao voi voi

Hơn cả những ngơi sao cơ độc giữa trời."
(Trích “Những người đi tới biển” - Thanh Thảo)

2.3. LUẬN ĐIỂM 3:
Mổ lịng ra đón lấy những âm vang và cảm nhận cái vẻ đẹp “man mác của vũ trụ”

tác giả Antoine de Saint trong “Hoàng tử bé" đã khẳng định: “Những thứ đẹp đẽ
trên thế giới khơng thể được nhìn thấy hoặc chạm ào, chúng phải được cảm nhận

bang trai tim”. Tua nhu chiếc van tình cảm, văn chương cũng chính là một trong

những thứ đẹp đẽ trên thế giới, để rồi khi muốn hiểu được vẻ đẹp ấy, người nghệ
sĩ phải cảm nhận nó bằng chính tình u thương chân thành trong trái tim mình.
Nguyễn Khoa Điềm đã thấy, đã cảm nhận rõ sự ra đi của bao nhiêu lớp người để
rồi họ “giữ; “ truyền" lại cho ta những giá trị vật chất và tỉnh thần sâu sắc của Đất
Nước trong chiều sâu văn hóa:
“Họ giữ uà truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyển lửa cho mỗi nhà từ hờn than qua cơn cúi
Họ truyện giọng điệu mình cho cơn tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dan
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
0

Thưởng Thức Sách

Thưởng Thức Sách

kai
te www.thuongthucsach.com

15



Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách 3

Z

[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]
Có nội thù thì úng lên đánh bại”

Điệp từ “họ” được điệp lại đến năm lần, tạo sự nhịp nhàng, cân đối trong câu thơ.

Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong quan niệm của nhà thơ Nguyễn Khoa
Điểm gắn liền với chiều sâu văn hóa thật đậm đà, sâu sắc. Nhân dân không chỉ là

người xây dựng, bảo vệ đất nước mà còn kế thừa và truyền lại tiếp nối cho các

thể hệ sau. “Họ” cùng nhau truyền lại cho con cháu cách trồng lúa nước - nền
văn minh đã có từ lâu đời với mong muốn đời sau sẽ luôn ấm no, thốt khỏi năm

tháng tối tăm lạnh lẽo. “Họ” ni dưỡng và mong muốn con cháu tiếp nối ngôn
ngữ riêng của dân tộc, “giọng điệu mình” đại diện cho quê hương xứ sở, cho bản
làng thương mến từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. “Họ”

mang trên vai mình những “tên xã, tên làng” dù phải đi đến đâu, chính tiếng nói

ấy, bản sắc văn hóa ấy ln được họ gìn giữ và lưu truyền đầy trân trọng. Tiếng
nói dân tộc trong lịng Nhân dân là thứ ngơn ngữ thiêng liêng, sâu nặng nghĩa

tình:
“Ơi tiếng Việt suốt đời tơi mắc nợ
Qn nỗi mình qn áo mặc cơm ăn


Trời xanh quá môi tôi hồi hộp q
Tiếng Việt ơi, tiếng Việt xót xa tình.”

(Tiếng Việt - Lưu Quang Vũj)
Nhân dân đã truyền lại và cũng để nhắc nhở thế hệ sau phải biết ghi nhớ tự hào

suốt đời về truyền thống của đất nước con Rồng, cháu Tiên có nền văn hóa lịch

sử lâu đời. Khi Tổ quốc cần, Nhân dân luôn sẵn sàng “vùng lên đánh bại” bằng

tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và lịng u nước thiết tha:
“Ơi! Tổ quốc ta, ta u như máu thịt
Như mẹ cha ta như uợ như chồng

Ôi Tổ quốc, nếu cân ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”
(“Sao chiến thắng” - nhà thơ Chế Lan Viên)

0

in

SA

Thưởng Thức Sach

tn

GS


Thưởng Thức Sách

ey www.thuongthucsach.com

tt

16


Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách 3

Z

[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

2.4. LUẬN ĐIỂM 4:
Nhà thơ trở về với cội nguồn dân gian qua lời ca dao, dân ca, thể hiện truyền
thống của dân tộc và vẻ đẹp tỉnh thần của Nhân dân thật sâu sắc, lắng đọng:

“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Bốn từ Đất Nước được lặp lại, nhấn mạnh “Đất Nước này là Đất Nước của nhân
dân”, của những bài ca dao thần thoại, của nền văn hóa đã đi sâu vào huyết quản

và trái tim. Để rồi Đất Nước ấy da “day” cho mỗi con người yêu quê hương, yêu
Tổ quốc và trưởng thành hơn:
“Day anh biết “u em từ thuở trơng nơi”

Biết quỹ cơng cầm ồng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà khơng sợ đài lâu

Ơi những địng sơng bắt nước từ lâu
Mà khi oề Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khả chèo đò, kéo thuyền ượt thác
Gợi trăm màu trên trăm đứng sông xuôi”.

Ý thơ được sáng tạo từ lời ca dao “Yêu em từ thuở trong nơi Em nằm em khóc,
anh ngồi anh ru” gợi lên tình yêu thủy chung, sắt son trọn vẹn một lòng mà “anh”

dành cho “em” - một khám phá của nhà thơ ở phương diện tình u đơi lứa, làm
nên vẻ đẹp mới mẻ trong cách nhìn về Đất Nước. Bởi lẽ, hình ảnh Đất Nước vẫn
thường hiện lên với vẻ đẹp tỉnh thần bất khuất, kiên cường, đồn kết, bởi tỉnh

thần quật cường khơng khuất phục suốt chiều dài thời gian; nhưng khi hòa vào

từng vần thơ lắng đọng của Nguyễn Khoa Điểm, Đất Nước lại được khám phá ở

phương diện tình u thủy chung, một lịng một dạ từ “anh” và “em” từ thuở ấu
thơ cho đến khi trưởng thành. Đó là một cách khám phá rất riêng, thể hiện góc

nhìn mới lạ, đầy sáng tạo của thi nhân.

Đất Nước còn được cảm nhận qua lời “dạy anh biết” q trọng tình nghĩa, sống
nghĩa tình có trước có sau. Bởi như ca cao từng răn dạy: “Cầm vàng mà lội qua

sông /Vàng

rơi không tiếc tiếc công cầm vàng”. Con người cần đối xử chân thành


với nhau, sống chí tình vẹn nghĩa và dành cho nhau sự thẳng thắn, trung thực,

giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là vẻ đẹp truyền thống đặc biệt của người Việt Nam
ta, một vẻ đẹp “Thương người như thể thương thân” trọn vẹn.
0

in

SA

Thưởng Thức Sách

tn

GS

Thưởng Thức Sách

oy www.thuongthucsach.com

tt

17


Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách 3

Z


[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

Hình ảnh “trồng tre đợi ngày thành gậy" đã gợi lại hành trình gian nan, vất vả

muôn trùng mà Nhân dân ta đã trải qua trong những cuộc kháng chiến trường kì
của dân tộc. Những cuộc chiến đấu quên mình, những lần khởi binh “Quyết tử
cho Tổ quốc quyết sinh” kiên cường, nhẫn nại, quyết chí và dốc tồn bộ tâm

huyết, sức lực và trái tim cho lý tưởng dành cho Tổ quốc. Đó là vẻ đẹp của truyền
thống đánh giặc ngoại xâm cứu nước, truyền thống anh hùng đã đưa Tổ quốc
thoát khỏi bi kịch nước mất, nhà tan.
Đất Nước là cái Nôi đã chở che, bảo bọc cho mỗi người, “dạy” ta tình u thương

gia đình khi cịn tấm bé, “dạy” ta biết q cơng sức mình, q trọng những nỗ lực
từng ngày trơi qua. Đất Nước cịn “dạy” ta biết kiên trì, phấn đấu hết lịng cho
những hồi bão, ni dưỡng ý chí của ta qua từng khó khăn, trở ngại mà ta phải
trải. “Ơi những dịng sơng bắt nước từ đầu”, từ nguồn cội nào đã đưa câu hát về

với Đất Nước mình? “Người đến khi chèo đị, kéo thuyền vượt thác” như ơng lái
đị trên sơng Đà của Nguyễn Tuân, như đoàn thuyền đánh cá mà Huy Cận đã

diễn tả... Tất cả họ đều gợi lên rõ ràng những hình ảnh người lao động, góp từng

phan đời nhỏ tạo ra một Đất Nước kì vĩ nên thơ, họ đã cùng “gợi trăm màu trên

trăm dáng sông xuôi” hôm nay. Bởi thế: chính Nhân dân là người làm nên Đất
Nước muôn đời.

2.5. LUẬN ĐIỂM 5:
Nhà văn Pháp Buy phông từng xác quyết: “Phong cách nghệ thuật ấy là cơn

người”. Từ sự lựa chọn về cách sống qua từng vần thơ, từ cách nhìn nhận và hình
thành thế giới quan, từ sở thích, cá tính sẽ dần hình thành nên cá tính riêng của

mỗi
bút
đọc
lựa
giãi
đọc

người nghệ sĩ. Đường đời mn nẻo, đường văn mn lối, từng người cảm
sẽ tìm ra hướng đi riêng để tạo nên “điểm chạm” độc đáo trong lịng người
qua từng tác phẩm tâm huyết của mình. Với Nguyễn Khoa Điểm, nhà thơ đã
chọn thể thơ tự do linh động, phong cách trữ tình chính luận nhiều suy tư để
bày lịng mình, cất lên những lời gửi gắm chân thành, đẹp đẽ cho mỗi người
đến hôm nay. Tác giả kết hợp tài tình những chất liệu văn hóa dân gian cùng

yếu tố lịch sử, chiều dài thời gian, chiều sâu văn hóa để vừa làm rõ vai trị của

Nhân dân, vừa nhấn mạnh giá trị của Đất Nước trong mỗi con người qua đoạn
thơ trên. Đồng thời, các danh từ chung “người người lớp lớp”, “con gái con trai”
“người con gái, “người con trai, “đàn bà” “nhiều người”, “nhiều anh hùng”, “lớp

người”.. không chỉ cá nhân một ai mà tất cả đều hướng về Nhân dân, về những

người đã cùng làm nên Đất Nước. Cấu trúc đặc biệt “Họ” đi kèm với các động từ
0

in


SA

Thưởng Thức Sách

tn

GS

Thưởng Thức Sách

ey

ee www.thuongthucsach.com

18


Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách số
[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]
chỉ hành

động,

các danh

từ cụ thể “hạt lúa”, “lửa? “hòn than” “con cúi” “đập”,

“bờ”.. gợi đến các giá trị vật chất hữu hình mà ông cha ta, Nhân dân ta đã truyền

nối cho con cháu đời sau qua bao thế hệ. Bên cạnh đó, hệ thống các danh từ trừu


tượng từ “giọng điệu”, “tên làng”, “tên xã” đã gợi lại nhiều giá trị tỉnh thần cao quý,
vừa khiến người đọc hình dung rõ nét những giá trị hữu hình cụ thể và giá trị vơ
hình, giá trị văn hóa ln hài hịa, đan cài vào nhau đầy tinh tế.

Viết về chiều dài lịch sử, sự hi sinh của Nhân dân, nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm
không chọn điểm lại các sự kiện lớn, triều đại hay kể tên cụ thể về những người
anh hùng có công với dân tộc, mà ngược lại, ông tập trung đến những giá trị bình

dị nhất, trọn vẹn nhất qua từng điều giản dị, thân quen trong cuộc sống của mỗi

người. Lời thơ như gửi gắm tấm lòng biết ơn, sự ghi nhận công lao của bao thế hệ
đã làm nên Đất Nước hôm nay - một Đất Nước sừng sững hiên ngang với muôn

vàn vẻ đẹp về sự thủy chung, kiên cường bất khuất. Vì lẽ đó, đoạn trích khép lại
đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” một cách trọn vẹn: Đất Nước

của dân, do Nhân
cảm tinh tế trong
vần; từ thể thơ tự
Khoa Điểm để lại

dân làm ra, bảo tồn và gìn giữ cho đến hôm nay. Từ những rung
nội dung cùng việc vận dụng nghệ thuật đặc sắc trong lối gieo
do cùng cách sử dụng từ ngữ đa dạng tỉnh tế đã giúp Nguyễn
dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc yêu văn chương khi đi qua

từng vần thơ “Đất Nước”. Đọc tác phẩm đã khiến ta thêm một cách nhìn, một sự

thấu hiểu, biết ơn và trân quý nhiều hơn. Bởi trước những sóng gió, khó khăn, thế

hệ thanh niên ngày ấy đã dành tình yêu cho Tổ Quốc một cách đáng quý, đáng
trọng và thật đáng tự hào - dẫu con đường ấy có phải đánh đổi bằng cả tuổi xuân:
“Thêm một tuổi đời, uậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa rrữa. Vài năm nữa thôi

minh sé tré thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thấy thống
bn. Tuổi xn của mình đã qua đi trong lũa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh
phúc trong tình u ồ tuổi trẻ. Ai lại khơng tha thiết uới mùa xuân, ai lại không
muon cai sang ngdi trong đổi mắt uà trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở
tuổi hai mươi ? Nhưng... tuổi hai mươi của thời đại này đã đẹp phải dẹp lại những
udc mo hanh phúc mà lẽ ra họ phải có” (Đặng Thùy Trâm).

3. KẾT BÀI GỢI Ý:
“Thơ là thơ, muôn tuổi uẫn xn xanh
Thơ là thơ, tiếng nói của tâm tình
Tình hơ cạn thì thơ đâu cịn nữa

Người trăm tuổi như thơ thì oạn thuỡ
0

Thưởng Thức Sách

Thưởng Thức Sách

kai
te www.thuongthucsach.com

19


Chun trang ơn Văn - Thưởng Thức Sách 3


Z

[Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức đặc biệt 2k5]

Vẫm trẻ trung hø hớ tuổi đôi mươi
Thơ là thơ đâu sống bằng kiếp con người
Thể xác chết nhưng tâm hồn thơ bất diệt”

(Thi nhân không tuổi - Bằng Bá Lân)
Người ta thường kể về tuổi của đời người, của hoa, cỏ cỏ cây, của vạn vật trên thế

gian này. Nhưng lạ thay, người đời vẫn thường quên đi tuổi của những áng thơ.
Có lẽ vì thơ khơng “sống bằng kiếp con người” mà nó sống bằng những giá trị

nhân văn, tư tưởng của người cầm bút chứa đựng sâu trong từng câu từ lời thơ
ngân vang ấy. Cũng vì thế, dù thời gian đổi thay, tháng năm có làm vạn vật

chuyển động khơng ngừng thì hỏn thơ vẫn “bất diệt, để lại vẻ đẹp muôn mau
muôn vẻ đến đời sau. Chủ đẻ, đẻ tài quê hương đất nước đã đi vào bao trang sổ

nhỏ của bạn đọc yêu văn chương, nhưng bằng sự khám phá, sáng tạo, tiếp cận

mới mẻ của mình, Nguyễn Khoa Điểm qua đoạn trích “Đất Nước" đã đóng góp
vào nền văn chương Việt Nam những vần thơ hay, độc đáo và đầy dư ba. Những

van tho ngân rung trong trái tim người đọc, ngân rung trong tâm hồn những
người trẻ với sứ mệnh dựng xây, giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống

văn hóa ngàn đời của con cháu Rồng Tiên.


0

Thưởng Thức Sách

Thưởng Thức Sách

kai
tw www.thuongthucsach.com

20



×