Chương 3
Phân tích tài chính doanh nghiệp
Mục tiêu chương 3
- Trình bày mục tiêu PTTC, phân biệt các
phương pháp phân tích tài chính
- Trình bày nội dung và cách lập các báo cáo
tài chính, mối quan hệ giữa các báo cáo
- Cách lập các chỉ số tài chính và ý nghĩa
- Thực hành phân tích tài chính một công ty cụ
thể
Nội dung
1. Khái niệm
2. Mục đich phân tích tài chính DN
3. Các phương pháp phân tích
4. Các báo cáo tài chính
5. Nội dung phân tích tài chính
Khái niệm
Phân tích tài chính là một
tập hợp các khái niệm,
phương pháp và công cụ
cho phép xử lý các thông
tin kế toán và thông tin
khác về quản lý khác nhằm
đánh giá tình hình tài
chính, rủi ro, chất lượng
hiệu quả các hoạt động của
DN đó
Mục đích phân tích tài chính
• Đối với từng đối
tương sử dụng
thông tin mà phân
tích tài chính phục
vụ những mục
đích cụ thể
Mục đích phân tích tài chính
• Nhà quản trị
• Chủ sở hữu/cổ đông
• Người cho vay
• Các đối tượng khác:
Nhà nước, công
nhân viên…
Mục đích phân tích tài chính
Phương pháp phân tích tài chính
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích xu hướng
Phương pháp tỷ trọng (common-size
analysis)
Phương pháp phân tích theo tỷ lệ (chỉ số
tài chính)
Hệ thống báo cáo tài chính
• Bảng cân đối kế toán
• Báo cáo kết quả kinh doanh
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
• Thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn
bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành
tài sản đó của DN tại một thời điểm nhất định.
Đặc điểm:
• Phản ánh tổng quát TS, NV theo một hệ thống chỉ
tiêu được quy định thống nhất
• Phản ánh TS, NV dưới hình thức giá trị
• Phản ánh tình hình tài chính của DN tại một thời
điểm nhất định
Bảng cân đối kế toán
Kết cấu:
Kết cấu chiều ngang:
• Bên trái gọi là TS: được dùng để phản ánh kết cấu
của TS
• Bên phải gọi là NV: phản ánh các nguồn hình
thành TS
Kết cấu chiều dọc
• Phần trên phản ánh TS, phần dưới phản ánh NV.
Bảng cân đối kế toán
Nguyên tắc
Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn
Tổng tài sản = Nợ phái trả + Vốn chủ sở hữu
Vốn CSH = Giá trị TS – Giá trị nợ phải trả
Bảng cân đối kế toán công ty CP
Mặt trời
(triệuđ)
Tài sản: Nguồn vốn
Tiền 2.540 Khoản phải trả 18.221
Chứng khoán ngắn hạn 1.800
Phải thu 18.320 Nợ thuế 3.200
Hàng tồn kho 27.530 Nợ ngắn hạn khác 4.102
Tài sản ngắn hạn 50.190 Nợ ngắn hạn 25.523
Nhà xương, thiết bị 43.100 Nợ dài hạn 22.000
Khấu hao tích lũy (11.400) Tổng nợ 47.523
Nguyên giá 31.700 Vốn cổ phần thường 13.000
Tổng tài sản 81.890 Thặng dư vốn 10.000
Lợi nhuận giữ lại 11.367
Vốn chủ sở hữu 34.367
Tổng nguồn vốn 81.890
Báo cáo kết quả kinh doanh
Là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả
kinh doanh trong một kỳ họat động của DN chi
tiết cho các hoạt động chính và các hoạt động
khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ của DN về
các khoản thuế và các khoản khác.
Báo cáo kết quả kinh doanh
• Nội dung
1. Tổng doanh thu
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = (1)- (2)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp = (3) – (4)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: = (5)+(6-7)-(8+9)
Báo cáo kết quả kinh doanh
• Nội dung (tiếp)
11. Thu nhập khác: thu nhập từ những nghiệp vụ khác biệt
với hoạt động thông thường bao gồm thanh lý tài sản, thu
được các khoản nợ khó đòi…
12. Chi phí khác: chi phí hay lỗ do những nghiệp vụ khác
biệt với họat động kinh doanh…
13. Lợi nhuận khác = 12- 11
14. Tổng lợi nhuận trước thuế= 10+13
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: (14)x Thuế suất
16. Lợi nhuận sau thuế= (14) – (15)
Doanh thu thuần 112,760
Giá vốn hàng bán (85,300)
Lợi nhuận gộp 27,460
Chi phí hoạt động
Chi phí bán hàng (6,540)
Chi phí quản lý (9,400)
Tổng chi phí hoạt động (15,940)
Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) 11,520
Lãi phải trả
Lãi vay ngân hàng: (850)
Tổng lãi phải trả (850)
Lợi nhuận trước thuế (EBT) 10670
Thuế (40%) (4268)
Lợi nhuận ròng
6402
Báo cáo kết quả kinh
doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCLCTT là báo cáo tổng hợp phản ánh việc
hình thành và sử dụng tiền trong kỳ kế toán.
BCLCTT cho biết lượng tiền vào, ra của doanh
nghiệp qua 3 họat động: hoạt động sản xuất kinh
doanh, họat động đầu tư và họat động tài trợ.
BCLCTT phản ánh tổng lượng tiền tồn đầu kỳ, lượng
lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và lượng tiền thuần
cuối kỳ.
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các nhà quản trị
có thể tìm ra các biện pháp để quản lý nguồn ngân quỹ
tốt, đảm bảo đủ tiền để đáp ứng họat động kinh doanh.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bằng việc xem xét 3 dòng tiền trên báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, có thể phân tích:
• Hoạt động chủ yếu tạo ra tiền của doanh nghiệp
• Khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khả năng thực hiện
nghĩa vụ đối với Nhà nước
• Khả năng tài trợ cho sự tăng trưởng thông qua dòng
tiền hoạt động
• Khả năng chi trả cổ tức cho cổ đông
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Nội dung:
• Dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
• Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
• Dòng tiền từ hoạt động tài trợ (financing)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
• Phương pháp trực tiếp
• Phương pháp gián tiếp
Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Dòng tiền vào:
• tiền thu bán hàng
• tiền thu từ các khoản nợ
phải thu
• tiền thu từ các khoản thu
khác
Dòng tiền ra:
• tiền đã trả cho người
bán
• tiền đã trả cho công
nhân viên
• tiền đã nộp thuế và các
khoản khác cho Nhà
nước
• tiền đã trả cho các khoản
nợ phải trả khác
Phương pháp trực tiếp
Chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra
là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sxkd
Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Việc tính toán dòng tiền họat
động xuất phát từ Lợi nhuận
ròng, sau đó điều chỉnh các
khoản mục phi tiền tệ và các
khoản lợi nhuận mà doanh
nghiệp có được không phải từ
họat động kinh doanh, sự biến
động của vốn lưu động để tính
toán dòng tiền ra (vào).
• Tài sản tăng thì dòng
tiền giảm
• Tài sản giảm thì dòng
tiền tăng
• Nguồn vốn tăng thì dòng
tiền tăng
• Nguồn vốn giảm thì
dòng tiền giảm
Phương pháp gián tiếp
Tiền = Nợ phải trả + VCSH-Phải thu - HTK– TSCĐ
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền vào:
• bán/thanh lý tài sản
cố định
• Tiền thu hồi từ các
khoản đầu tư vào đơn
vị khác
• Tiền lãi từ các khoản
đầu tư vào đơn vị
khác
Dòng tiền ra:
• Tiền đầu tư vào các
đơn vị khác (góp vốn,
mua các công cụ nợ
của các đ/v khác)
• mua tài sản cố định
và tài sản dài hạn
khác
Chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra
là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền từ hoạt động tài trợ
Dòng tiền vào:
Tiền thu do đi vay,
do các chủ sở hữu
góp vốn
Dòng tiền ra:
• Chi trả gốc nợ vay
• Tiền đã hoàn vốn cho
các chủ sở hữu, mua
cổ phiếu quỹ
• Cổ tức, lợi tức trả cho
chủ sở hữu
• Chi trả nợ thuê tài
chính
Chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra
là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài trợ