Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bài 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 12 trang )

Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

BÀI 1
MỐI QUAN HỆ CÁ NHÂN - XÃ HỘI

VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÂN HIỆU

I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài học, sinh viên cần thực hiện được những yêu cầu sau:
- Hiểu biết về vai trò của cá nhân trong xã hội.
- Hiểu biết về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, cá nhân và xã hội.
- Ý thức được trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với sự phát triển của xã hội.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng nhân hiệu cá nhân.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Khái niệm cá nhân; xã hội; tập thể
- Mối quan hệ giữa cá nhân - tập thể; cá nhân – xã hội.
- Cá nhân và nhân cách.
- Xây dựng nhân hiệu cá nhân.
- Vai trò của các kỹ năng cá nhân đối với việc phát triển nhân hiệu.

III. TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP:
Hùng là nhân viên mới của một công ty kinh doanh thiết bị văn phịng.
Anh là người trầm tính, ít nói, ngại giao tiếp nhưng sống chân thành với mọi
người. Công việc hàng ngày của Hùng là giao hàng cho các đại lý của công ty.
Dù công việc hàng ngày bận rộn nhưng gần đây, theo lời thuyết phục của người
bạn thân, Hùng và Việt (tên người bạn thân) đã cùng đăng ký theo học chương
trình cử nhân trực tuyến E-learning của Viện đại học Mở Hà Nội. Khi theo học
chương trình này, Hùng cảm thấy rất thú vị vì được mở mang kiến thức và có
cơ hội nhận được tấm bằng đại học mà anh ao ước bấy lâu. Tuy nhiên, công



Bài 1: Mối quan hệ cá nhân – xã hội và vấn đề xây dựng nhân hiệu

Trang 1


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

việc hàng ngày ở công ty đã khá bận rộn, giờ lại cộng thêm việc học hành...
làm cho cuộc sống của Hùng thêm áp lực căng thẳng hơn. Hơn nữa, bản tính
của Hùng vốn nhút nhát, ngại giao tiếp với mọi người nên Hùng cũng thấy
nhiều trở ngại khi tiếp xúc với bạn học.
Những người cùng nhóm học tập với Hùng thì thấy anh rất ít nói, rất rụt
rè, ít khi đưa ra ý kiến của mình. Hùng cũng khơng thích chia sẻ ý tưởng hoặc
tham gia các hoạt động của nhóm. Kể cả hoạt động online và offline, rất ít khi
thấy Hùng xuất hiện. Lâu dần, một cách vô thức, nhiều khi các thành viên trong
nhóm quên đi sự có mặt của anh. Ở cơng ty cũng vậy, ấn tượng của mọi người
về Hùng rất mờ nhạt vì Hùng chỉ lầm lũi làm việc theo sự phân công của người
Trưởng phịng. Đơi lúc, Hùng cũng chạnh lịng vì cảm thấy lạc lõng nhưng anh
tự thấy có những rào cản tâm lý rất khó để vượt qua.
Theo bạn, vấn đề Hùng đang gặp phải là gì? Hùng cần phải làm gì để
vượt qua các rào cản tâm lý để trở nên tự tin và thành công trong công việc
và cuộc sống?
Để giúp Hùng giải quyết các vấn đề của bản thân mình, chúng ta hãy tìm hiểu
các khái niệm sau đây:

Bài 1: Mối quan hệ cá nhân – xã hội và vấn đề xây dựng nhân hiệu


Trang 2


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

VI. NỘI DUNG MÔN HỌC
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm cá nhân: Cá nhân là khái niệm dùng để chỉ một con người
cụ thể sống trong một xã hội nhất định với tư cách là một thành viên của xã
hội.
1.2. Khái niệm xã hội: Xã hội là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng các
cá nhân trong mối quan hệ tương hỗ với nhau. Trong đó cộng đồng nhỏ nhất
của một xã hội là nhóm, tập thể, gia đình, cơ quan, đơn vị… và lớn hơn là cộng
đồng quốc gia, dân tộc và rộng lớn nhất là cộng đồng nhân loại.
1.3. Khái niệm tập thể: Tập thể là hình thức liên hệ các cá nhân thành
từng nhóm xuất phát từ lợi ích, nhu cầu ở các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
Do đó trong xã hội có nhiều tập thể khác nhau.
Chúng ta có thể áp dụng tình huống của Hùng để minh họa cho các khái
niệm này. Hùng là một cá nhân, sống trong xã hội. Hùng không sống tách rời
một mình mà Hùng là thành viên các tập thể/nhóm khác nhau. Ví dụ: ở nhà
Hùng là một thành viên của gia đình; ở cơng ty, Hùng là một nhân viên của
phòng Kinh doanh; ở lớp học Hùng là một thành viên của lớp, của nhóm học
tập v.v.. Như vậy, sống trong xã hội, cùng một lúc, Hùng là thành viên của
nhiều nhóm/ tập thể khác nhau, có nhiều mối quan hệ đan xen nhau.
Vậy với tư cách là một cá nhân thì Hùng có mối quan hệ với xã hội và với
từng nhóm / tập thể như thế nào?
2. Mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội
- Xã hội là do các cá nhân hợp thành. Những cá nhân sống và hoạt động

trong nhóm, cộng đồng khác nhau trong xã hội.
- Mỗi cá nhân là một con người mang những đặc điểm riêng. Các cá nhân
này phân biệt với nhau không chỉ về mặt sinh học mà còn về mặt quan
hệ xã hội.

Bài 1: Mối quan hệ cá nhân – xã hội và vấn đề xây dựng nhân hiệu

Trang 3


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

- Mỗi cá nhân có đời sống riêng, có những quan hệ xã hội của riêng mình.
Mỗi cá nhân có kinh nghiệm riêng, có nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng
riêng.
- Mỗi cá nhân dù sống ở đâu thì cũng là một thành viên của xã hội, mang
bản chất xã hội và khơng thể sống ngồi xã hội.
- Xã hội càng phát triển thì những nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân càng
đa dạng.
- Trong mối quan hệ với tập thể, cá nhân như là “bộ phận” của cái “toàn
thể”, thể hiện bản sắc của mình thơng qua tập thể nhưng khơng hồ tan
vào tập thể.
- Ngun tắc cơ bản của việc xác lập mối quan hê giữa cá nhân và tập thể
cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân và cộng đồng xã hội nói chung
chính là mối quan hệ lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng xã hội. Đó là
mối quan hệ vừa có sự thống nhất, vừa có sự mâu thuẫn.
- Thực chất của việc tổ chức xã hội là giải quyết mối quan hệ lợi ích nhằm
tạo khả năng cao nhất cho mỗi cá nhân tác động vào mọi quá trình kinh

tế, xã hội cho sự phát triển và được thực hiện.
- Xã hội càng phát triển thì cá nhân càng có điều kiện để tiếp nhận ngày
càng nhiều những giá trị vật chất và tinh thần
- Mặt khác, mỗi cá nhân trong xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện
để thúc đẩy xã hội tiến lên. Vì vậy thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu
và lợi ích chính đáng của cá nhân là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự
phát triển của xã hội.

3. Mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể (nhóm)
- Bản chất mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích – cái
móc nối, liên kết hoặc chia rẽ các thành viên.
- Trong tập thể có bao nhiêu thành viên (cá nhân) thì sẽ có bấy nhiêu lợi
ích. Lợi ích lại được thể hiện ở nhu cầu – nhu cầu vật chất và nhu cầu

Bài 1: Mối quan hệ cá nhân – xã hội và vấn đề xây dựng nhân hiệu

Trang 4


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

tinh thần. Nhu cầu của các cá nhân trong tập thể là khơng hồn tồn giống
nhau.
- Khả năng của tập thể thoả mãn nhu cầu cá nhân thường thấp hơn yêu cầu
của cá nhân xét về chất lượng, số lượng và tính đa dạng của nó. Tuy
nhiên mỗi cá nhân lại không thể tồn tại và phát triển một cách độc lập
hoàn toàn với những cá nhân khác và với tập thể. Đó là cơ sở để hình
thành tính tập thể, tính cộng đồng …

- Tuỳ theo tính chất của mâu thuẫn và khả năng giải quyết những mâu
thuẫn đó mà mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân có thể được duy trì,
phát triển hoặc tan rã.
- Những tập thể đảm bảo được sự ổn định về mặt tổ chức, đáp ứng yêu cầu
của cá nhân thì tập thể đó sẽ được củng cố và phát triển. Tập thể bền
vững là tập thể được xây dựng trên nguyên tắc kết hợp hài hồ lợi ích,
nhu cầu của cá nhân với lợi ích, nhu cầu của tập thể;
- Để duy trì sự tồn tại và phát triển của một tập thể, mỗi cá nhân cần hiểu
rõ và thực hiện nghĩa vụ đối với tập thể, tôn trọng các quyết định của tập
thể, có ý thức trách nhiệm trước tập thể về hành vi của mình.
- Cần chống 2 khuynh hướng: tuyệt đối hoá tập thể, bắt cá nhân phải hy
sinh một chiều hoặc khuynh hướng tuyệt đối hoá lợi ích cá nhân một
cách cực đoan theo chủ nghĩa cá nhân.
Tiếp tục phân tích tình huống của Hùng, chúng ta thấy Hùng cần phải nhận
thức được mối quan hệ tương hỗ giữa cá nhân anh với tập thể và xã hội. Bản
chất của các mối quan hệ đó là vấn đề lợi ích gắn liền với vấn đề trách nhiệm.
Hùng phải điều chỉnh hành vi để gắn bó với các nhóm, các tập thể hơn. Khi
Hùng làm tốt các cơng việc trong nhóm thì đó cũng chính là cách Hùng đóng
góp cho sự phát triển của xã hội.

Bài 1: Mối quan hệ cá nhân – xã hội và vấn đề xây dựng nhân hiệu

Trang 5


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

4. Cá nhân và Nhân cách:

4.1. Khái niệm nhân cách: Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc riêng biệt
của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội tạo nên
đặc trưng riêng của cá nhân đóng vai trị chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự
khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình.
Mỗi cá nhân đều mang trong mình những đặc điểm riêng thể hiện “cái
tơi” của bản thân. Nhân cách là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối
quan hệ giữa con người với con người từ những chuyện bình thường, mối
quan hệ gia đình, kết giao đến mối quan hệ xã hội, công tác, kinh doanh.
Nhân cách thể hiện qua cách ứng xử của con người đối với người khác cũng
như đối với sự việc trong cuộc sống, đồng thời nhân cách thể hiện trình độ
văn hóa, nhân tính và ngun tắc sống của con người. Con người là một thực
thể xã hội, vì vậy chất lượng mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng quyết định
đối với chất lượng cuộc sống.
Nhân cách được định hình bởi hệ thống những phẩm giá thể hiện qua
các mối quan hệ của con người xuất phát từ tâm lý, tình cảm, nhân sinh quan,
nhận thức về bản thân và xã hội. Nhân cách là đặc trưng của từng cá nhân,
là bản chất thực của con người. Phía trước mọi người, trong cuộc đời, ln
có nhiều con đường. Người thiếu nhân cách sẽ mất phương hướng khi chọn
con đường chính đáng cho mình. Những khiếm khuyết về nhân cách của con
người có thể che giấu nhất thời đối với một số người nào đó, nhưng khơng
thể che giấu suốt đời.
Khơng thể nhìn bề ngồi để đánh giá nhân cách con người. Nhân cách là
phẩm chất bên trong, vô hình, nhưng được thể hiện qua tính chính trực và các
kỹ năng sống của con người. Người có nhân cách tốt dễ thu nhận được cảm
tình, lịng tin, sự tơn trọng và hợp tác của người khác, vì vậy họ có nhiều bạn
đồng hành tốt trong cuộc đời. Ngược lại, người nhân cách chưa tốt là con người
thiếu những kỹ năng sống thiết yếu, dễ gặp thất bại.

Bài 1: Mối quan hệ cá nhân – xã hội và vấn đề xây dựng nhân hiệu


Trang 6


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
con người
- Nhân cách không phải là cái bẩm sinh sẵn có mà được hình thành và phát
triển phụ thuộc vào 3 yếu tố:
o Tiền đề sinh học và tư chất di truyền học
o Môi trường xã hội: là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển
của nhân cách thông qua sự tác động qua lại của gia đình, nhà
trường và xã hội đối với mỗi cá nhân.
o Thế giới quan của các nhân: bao gồm toàn bộ các yếu tố như quan
điểm, lý luận, niềm tin, định hướng giá trị của cá nhân.
Có thể nói, sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài
và phức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài,
giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của
mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi người. Trong
q trình sống, con người có được những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói
quen... và ngược lại, khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên
chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Khơng chỉ
thế, họ cịn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để
đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngồi. Như thế, q trình này ln gắn
với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người và do vậy, gắn với quá trình
tự giáo dục, quá trình thường xun tự hồn thiện mình của nhân cách. Nhân
cách khơng phải là một cái gì đó đã hồn tất, mà là q trình ln địi hỏi sự
trau dồi thường xuyên.

Trong mối quan hệ với xã hội thì nhân cách của cá nhân có một ý nghĩa
quan trọng. Cá nhân có nhân cách tốt, có ý thức đóng góp cho sự phát triển của
xã hội thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại cá nhân có nhân cách xấu
sẽ cản trở sự phát triển của xã hội.
Muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp thì cần phải có đại đa số cá nhân có
nhân cách tốt, có uy tín, có trách nhiệm đối với sự phát triển của xã hội. Khi

Bài 1: Mối quan hệ cá nhân – xã hội và vấn đề xây dựng nhân hiệu

Trang 7


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

từng cá nhân có ý thức tự hồn thiện bản thân, có khả năng xây dựng uy tín và
hình ảnh tốt đẹp thì chính họ, bằng hành động của mình đã góp phần thúc đẩy
xã hội phát triển.
Quay lại tình huống của Hùng, chúng ta thấy Hùng cần phải hoàn thiện
bản thân mình hơn nữa. Việc Hùng rụt rè, tách rời với các hoạt động của nhóm
đã thể hiện ý thức trách nhiệm của Hùng với tập thể, với công việc là chưa cao.
Sự xuất hiện thưa thớt trong các hoạt động đã làm cho Hùng bị mọi người lãng
quên. Điều này là bất lợi cho uy tín và hình ảnh của Hùng. Hùng cần phải chú
trọng xây dựng nhân hiệu cho bản thân mình.
5. Nhân hiệu – uy tín và hình ảnh tốt đẹp của cá nhân
5.1. Xây dựng nhân hiệu
Việc con người chú ý xây dựng nhân hiệu chính là cách tạo dựng hình
ảnh, uy tín của cá nhân đối với xã hội.
-


Nhân hiệu là sự thể hiện giá trị tổng thể của một cá nhân đối với xã hội,
phản ánh tính cách và năng lực của mỗi cá nhân. Nó giúp phân biệt cá
nhân này với những cá nhân khác.

- Vấn đề xây dựng nhân hiệu còn có ý nghĩa là mỗi cá nhân cần tự nhận
thức về các điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, cảm xúc…có được của mình
nhờ vào các nguồn lực sẵn có (học vấn, các thành tích về kinh tế - xã
hội,…) cũng như cách sử dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho
bản thân và định hướng cho sự phát triển của bản thân.
5.2. Lợi ích từ việc chú trọng xây dựng nhân hiệu
- Quá trình xây dựng nhân hiệu chính là q trình "truyền bá" những thơng
điệp, khắng định những giá trị cá nhân của giúp mỗi người:
o Hiểu rõ hơn về bản thân mình
o Tăng sự mạnh dạn và tự tin
o Kiểm sốt bản thân mình tốt hơn
o Tạo sự khác biệt

Bài 1: Mối quan hệ cá nhân – xã hội và vấn đề xây dựng nhân hiệu

Trang 8


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

Lợi ích từ việc sở hữu nhân hiệu của cá nhân là rất lớn. Nhân hiệu sẽ mang
lại những lợi ích cụ thể trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Nó có thể tạo ra sự
phát triển bền vững và đem về lợi nhuận lâu dài cho bạn.

- Ở nơi nào (tổ chức/tập thể /xã hội) có nhiều cá nhân chú trọng đến việc
xây dựng và gìn giữ nhân hiệu (có nghĩa là họ chú trọng đến việc xây
dựng và giữ gìn uy tín, nhân cách tốt) thì ở nơi đó sẽ là mảnh đất, nơi
những yếu tố nhân văn nảy mầm tạo nên sự phát triển lâu bền.
- Để xây dựng được nhân hiệu tốt, mỗi cá nhân cần phải trau dồi mọi mặt
cả về đạo đức, kiến thức tự nhiên, xã hội, kiến thức chuyên môn và các
kỹ năng cá nhân cần thiết.
6. Vai trò của các kỹ năng cá nhân/kỹ năng mềm đối với sự phát triển nhân
hiệu của con người
Một người có nhân hiệu tốt tức là có uy tín và hình ảnh tốt, điều này liên
quan trực tiếp đến sự thành cơng của họ. Nói cách khác, sự thành cơng của con
người chính là kết quả của việc xây dựng nhân hiệu và là biểu hiện của uy tín
và hình ảnh của cá nhân.
NHU CẦ
CẦU
Ví dụ trong doanh nghiệ
nghiệp

Ví dụ chung

Thà
Thành tí
tích

Địa vị
vị

Tình bạ
bạn


Sự ổn đị
định

Thứ
Thức ăn

Tự
hồ
hồn thiệ
thiện

Sự kính trọ
trọng

Thử
Thử thá
thách trong cơng việ
việc

Chứ
Chức danh

Sự thừ
thừa nhậ
nhận

Bạn bè
bè ở cơ quan

Sự an toà

toàn

Trợ
Trợ cấp

Nhu cầ
cầu sinh lý

Bài 1: Mối quan hệ cá nhân – xã hội và vấn đề xây dựng nhân hiệu

Lương cơ bả
bản

Trang 9


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

Mơ hình tháp nhu cầu của Maslow cho thấy, nhu cầu của con người không
ngừng tăng lên. Chúng ta nỗ lực học tập, phấn đấu để phát triển, để thành công,
để thăng tiến, thực chất là để thoả mãn các nhu cầu ngày càng cao của mình.
Thực tế đã cho thấy chìa khố dẫn đến thành cơng thực sự của con người
là phải biết kết hợp cả tất cả các kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng cá
nhân. Các kỹ năng cá nhân được xếp vào loại kỹ năng mềm, là những kỹ năng
thể hiện sự thông minh cảm xúc của con người.
Khái niệm thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence – EI) là sức mạnh
tình cảm của một cá nhân, bao gồm năng lực về các mặt như : khả năng tự
nhận thức, khả năng kiểm soát cảm xúc, khả năng thích ứng, khả năng giao

tiếp...
Các nghiên cứu của hàng chục chuyên gia về 500 tổ chức, tập đồn, cơ
quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trên khắp thế giới đã đưa ra khẳng
định rằng : chỉ số IQ hay sự thơng minh trí tuệ chỉ đứng vị trí thứ hai sau yếu
tố trí tuệ xúc cảm (đo bằng EQ – Emotional Quotient) đối với sự thành công
của con người, ở bất kỳ lĩnh vực nào.
Người có độ thơng minh cảm xúc cao sở dĩ được hoan nghênh là vì họ có
khả năng kịp thời đưa ra những phán đốn chính xác đối với tình cảm của chính
mình và của người khác để rồi trên cơ sở đó điều chỉnh hành vi và ngơn ngữ
của mình để hành động. Cịn người có có độ thông minh cảm xúc thấp, do
không kịp thời hiểu được tình cảm của chính mình và khơng nhạy cảm để hiểu
được những người tiếp xúc với mình nên trong thực tế cuộc sống dễ buồn bực
và hay gặp trở ngại ở mọi nơi.
Daniel Goleman, một chuyên gia về tâm lý đã chỉ ra rằng, thành cơng ln
có quan hệ chặt chẽ với những người có EQ cao. Sự thơng minh cảm xúc đặc
biệt quan trọng với người lãnh đạo bởi tinh tuý của người lãnh đạo nằm ở chỗ
là khiến người khác làm việc tốt hơn. Cũng có thể khẳng định được rằng tố chất
của một người thành công phần lớn dựa vào sự thông minh cảm xúc. Các nghiên

Bài 1: Mối quan hệ cá nhân – xã hội và vấn đề xây dựng nhân hiệu

Trang 10


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

cứu cũng chỉ ra rằng, ai có thể nắm bắt tốt hơn tình cảm của người khác thì
người đó có năng lực thích ứng mạnh hơn trong cơng tác và học tập.

Người có EQ cao cũng có thể xử lý tốt các vấn đề nan giải. Các nhà tâm
lý học cho rằng, khi người ta gặp mâu thuẫn và khó khăn trong cơng tác, nếu
chỉ dựa vào phân tích lý tính thì khơng thể giải quyết được mà phải thường
thơng qua giao tiếp, đặt mình vào vị trí người khác mà nghĩ cho họ, hiểu họ để
tháo gỡ vấn đề.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong số các yếu tố làm nên sự thành
cơng của con người, chỉ có 25% thuộc kiến thức chun mơn, cịn 75% là những
kiến thức thuộc kỹ năng mềm/ những kỹ năng thể hiện độ thông minh cảm xúc
mà họ được trang bị.
Giải quyết tình huống
Nhân vật Hùng trong tình huống của bài học là một người trầm tính, ngại
giao tiếp, ngại tiếp xúc và thiếu hụt một số kỹ năng cá nhân. Sự tự ti đã làm
Hùng tách rời với các hoạt động của nhóm học tập và nhóm làm việc. Điều này
nếu khơng được khắc phục sớm thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc
và sự nghiệp của Hùng. Việc Hùng bị mọi người trong công ty và trong lớp học
lãng quên chính là một dấu hiệu cảnh báo.
Để khắc phục tình trạng này, Hùng cần phải chú ý đến vấn đề xây dựng
nhân hiệu. Bên cạnh việc tiếp thu các kiến thức khoa học, Hùng cần phải không
ngừng trau dồi các kỹ năng mềm - các kỹ năng làm tăng độ thông minh cảm
xúc. Trong mọi ngành nghề công việc con người đều cần đến kỹ năng mềm.
Phương pháp để trau dồi kỹ năng mềm là học hỏi từ cuộc sống và tham gia các
khoá học kỹ năng để vận dụng, thực hành. Hùng có thể quan sát từ cách hành
động, ứng xử của những người xung quanh để học tập hoặc để rút ra những
kinh nghiệm cho bản thân mình. Cố gắng rèn luyện bản thân để tự tin thấm
nhuần cách giao tiếp ứng xử lịch thiệp, tạo cho mình những phản xạ xử trí các
tình huống một cách hợp lý.
Bài 1: Mối quan hệ cá nhân – xã hội và vấn đề xây dựng nhân hiệu

Trang 11



Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Trình bày các khái niệm cá nhân, tập thể, xã hội. Phân tích mối quan hệ
giữa cá nhân - tập thể; cá nhân – xã hội.
2. Phân tích các yếu tố quy định sự hình thành và phát triển nhân cách con
người. Cho ví dụ minh họa.
3. Phân tích luận điểm: “Cá nhân có nhân cách tốt, có ý thức đóng góp cho
sự phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại cá
nhân có nhân cách xấu sẽ cản trở sự phát triển của xã hội”.
4. Nhân hiệu là gì? Vì sao con người cần xây dựng nhân hiệu cho bản thân
mình?
5. Bạn có suy nghĩ gì về vai trò của bản thân đối với sự phát triển của xã
hội?

/ HẾT /

Bài 1: Mối quan hệ cá nhân – xã hội và vấn đề xây dựng nhân hiệu

Trang 12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×