- Quan sát dưới thấp: Cảnh hai bên bờ sông “ Con Sơng Đà gợi cảm…
cổ điển trên dịng trên”
- Sơng Đà khơng chỉ là dịng sơng hung bạo mà nó cịn là con sơng rất trữ
tình qua cái nhìn của người nghệ sĩ tài hoa Nguyễn Tuân: “Con Sông Đà
gợi cảm. Đối với mỗi người nó gợi cảm một cách khác nhau.”. Với
Nguyễn Tn có lần ơng nhìn “Sơng Đà như một cố nhân” – hình ảnh so
sánh rất độc đáo, liên tưởng bất ngờ của tác giả “Vang bóng một thời” làm
cho câu văn gợi hình, gợi cảm, giàu tính thẩm mĩ, Sơng Đà hiện lên rất gần
gũi, thân thiết, gắn bó – một cố nhân, người mà lúc nào Nguyễn Tuân cũng
mong mỏi chờ đợi, khao khát được gặp lại. Đây là sự hòa hợp giữa con
người và thiên nhiên.
- “Tơi nhìn cái miếng sáng…nguyệt há Dương Châu”: Chỉ là cái loáng
nước như trẻ con nghịch chiếu gương, cái miếng sáng lóe lên cũng gợi nhà
văn nhớ một câu thơ Đường. Không chỉ am hiểu về điện ảnh, võ thuật, thể
thao mà Nguyễn Tuân còn hiểu biết về thơ ca, Sông Đà không chỉ gợi cho
người ta nhớ những câu thơ và mà còn đánh thức cảm hứng làm thơ.
- Phép điệp: “Bờ Sông Đà, Bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên
Sông Đà” tạo cho câu văn giàu nhạc điệu, giọng điệu hào hứng, sôi nổi, say
mê kết hợp với hình ảnh đẹp, gần gũi: chuồn chuồn, bươm bướm làm cho
cảnh bờ sông hiện ra sinh động, đa sắc và cảm xúc say mê ngất ngây của tác
giả.
- “Chao ôi”: từ cảm thán diễn tả cái giây phút say sưa, ngỡ ngàng của
Nguyễn Tuân trước vẻ đẹp của cảnh vật. Và cảm xúc vui đó được so sánh
“vui như thấy cái nắng giịn tan sau kì mưa dầm vui như nối lại chiêm
bao đứt quãng.”. Câu văn rất đẹp, rất trữ tình, lối so sánh, ẩn dụ chuyển
đổi cảm giác “cái nắng giòn tan” cho người đọc chạm đến cái tận độ trong
cảm xúc hạnh phúc, vui sướng của tác giả khi được gặp lại sông Đà, được
tận hưởng vẻ đẹp hấp dẫn, cuốn hút của dịng sơng – cịn gì sung sướng hơn
khi được nối lại giấc chiêm bao đứt quãng!
- Sông Đà thật sự là một cố nhân với Nguyễn Tuân. Dù cho người cố nhân
đó lắm chứng nhiều tật, dù cho người cố nhân đó “chốc dịu dàng đấy, rồi
chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”- hình ảnh nhân hóa thật
sống động làm con sơng đà hiện lên thật gần gũi, có hồn. Đúng vậy, con
sơng hung bạo lắm chứng nhiều tật, từng được ông xem là “kẻ thù số một”
với những cái hút nước nguy hiểm, thác nước dữ dội - cái nhìn đầy khám
phá, phát hiện và sự sáng tạo thật độc đáo! Đây là cái nhìn toàn diện của
Nguyễn Tuân về thiên nhiên giúp cho người đọc có một lượng thơng tin
phong phú về dịng sơng Tây Bắc.
- “Thuyền tôi trôi…mà thôi”: câu văn với nhịp điệu khoan thai nhẹ nhàng
tác giả như đang đưa người đọc lặng chìm vào khơng gian n ắng để cảm
sâu cái vắng lặng, trầm mặc của bờ sông Đà, cái vắng lặng mà với Nguyễn
Tn có từ “đời Lí, đời Trần, đời Lê” và giờ vẫn thế, vẫn nguyên sơ, không
thay đổi.
- “Thuyền tôi trôi…những nõn búp”, “Một đàn hươu…sương đêm”: Vẫn
là phép điệp với nhịp khoan thai, nhẹ nhàng mở ra một không gian sông
nước mênh mông, rộng lớn, yên ắng, tĩnh lặng. Những hình ảnh đẹp đến say
lòng, đến ngỡ ngàng được tác giả liệt kê “Cỏ gianh với những nõn búp”,
“Nương ngô với những lá ngô non”, “Đàn hươu đang cúi đầu ngốn búp
cỏ gianh đẫm sương đêm” tạo ra vẻ đẹp vừa thơ mộng, vừa lãng mạn, vừa
hoang sơ, vừa căng đầy sức sống của bờ bãi sơng Đà. Những câu văn đậm
chất trữ tình, chất thơ. Khi viết về những dịng sơng đất nước, các văn sĩ
thường dùng thơ ca: Hoài Vũ viết về sơng “Vàm Cỏ Đơng”, Hồng cầm
viết “Bên kia Sơng Đuống”. Nguyễn Tuân không dùng thơ để viết nhưng
chất thơ, chất trữ tình vẫn vút lên từ những câu văn xi của ông.
- Trong giây phút ngất ngây của cảm xúc, Nguyễn Tuân liên tưởng đưa đến
hình ảnh so sánh bất ngờ: “Bờ sông hoang dại…tuổi xưa” – ngôn ngữ của
Nguyễn Tuân đạt đến bến bờ siêu cảm giác (cách nói của Nguyễn Đăng
Mạnh). Hình ảnh so sánh gây chấn động trí tưởng tượng của người đọc làm
bật lên được vẻ đẹp hoang sơ, nguyên thủy, hồn nhiên, tươi sáng của bờ
Sông Đà, người đọc như đang lạc vào thế giới của cổ tích thần tiên khi đến
với sơng Đà.
- Một lần nữa Nguyễn Tuân lại thốt lên “Chao ôi”: từ cảm thán bộc lộ niềm
khao khát của tác giả muốn được đánh thức bởi âm thanh tiếng còi của một
chuyến xe lửa. Đó cịn là niềm khao khát về tuyến đường sắt nối Hà Nội lên
Tây Bắc (lúc này vẫn chưa có).
- Hình ảnh: “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu khỏi áng cỏ sương” tác giả như
đang hịa mình vào thiên nhiên, cảm nhận sâu trong cái hồn của thiên nhiên
để nghe được tiếng nói của con vật lành. Đây là hình ảnh thật đẹp, cách cảm
nhận tinh tế.
- Dưới sông“những đàn cá dầm xanh, bụng trắng như bạc rơi thoi” rất
sinh động, đa dạng. Và nếu không yêu, không say vẻ đẹp dịng sơng, thì làm
sao tác giả có thể ghi lại được cái khoảnh khắc bất ngờ, tế nhị, tuyệt vời của
thiên nhiên: “Tiếng cá đập nước đuổi đàn hươu vụt biến.”.
-“Thuyền tôi trôi trên: “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – bao nhiêu
cảnh, bấy nhiêu tình” của một tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà): vẫn
cái điệp khúc “Thuyền tôi trôi” thật khoan thai nhẹ nhàng. Và Nguyễn
Tuân, người nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp đó thực sự thả hồn, chìm
đắm trong cái đẹp, cái mênh mông, cái nên thơ của Sông Đà rồi nhớ và
ngâm những câu thơ của Tản Đà. Vâng, Sơng Đà xứng đáng là một tình
nhân gần gũi, thân thiết, dịu dàng, tình tứ, ngọt ngào…!
Nhận xét:
- Đoạn văn rất đẹp, rất trữ tình. Tác giả đã ghi lại được vẻ đẹp lãng mạn, thơ
mộng, trữ tình, hoang sơ, hồn nhiên, gần gũi, tĩnh lặng … của Sơng Đà và để
lại trong thiên nhiên đó cái cảm xúc yêu say đắm, ngất ngây của mình trước
cái đẹp. Nguyễn Tuân xứng đáng là “tình nhân” của Tây Bắc. Nếu nói cả
cuộc đời cầm bút ơng ln đi tìm cái đẹp thì với “Người lái đị Sơng Đà”
phần nào ơng đã toại nguyện với khát khao đó của mình.
- Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình đặt cạnh bên nhau tạo cho con Sông Đà
là một cơng trình nghệ thuật tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng cho Tây Bắc.
- Qua đoạn trích ta thấy được ngòi bút tài hoa, vốn tri thức uyên bác, cái
nhìn đầy khám phá phát hiện của Nguyễn Tuân về thiên nhiên. Có lẽ vì vậy
mà “Người lái đị Sơng Đà” không chỉ đem đến cho người đọc những thông
tin bổ ích về về Tây Bắc mà cịn khơi dậy trong lịng người đọc tình u và
lịng tự hào về thiên nhiên, con người về quê hương, đất nước Việt nam!
- Có ý kiến cho rằng: người ta biết đến một nhà văn là bởi tài năng nhưng
họ sẽ nhớ mãi đến nhà văn đó là bởi tấm lịng của nhà văn trên những
trang viết. Có thế nói với tác phẩm “Người lái đị Sơng Đà”, người đọc
khơng chỉ biết đến mà còn nhớ mãi Nguyễn Tuân bởi lẽ cái tài và cái tình
của ơng