Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Xây dựng thuật toán ánh xạ hệ số chất lượng cuộc sống từ bộ công cụ eq 5d 5l và eortc qlq c30 trên bệnh nhân bạch cầu mạn dòng tủy sử dụng imatinib và nilotinib tại việt nam khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 73 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VƯƠNG THỊ HƯƠNG

XÂY DỰNG THUẬT TOÁN ÁNH XẠ
HỆ SỐ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
TỪ BỘ CƠNG CỤ
EQ-5D-5L VÀ EORTC-QLQ-C30
TRÊN BỆNH NHÂN
BẠCH CẦU MẠN DỊNG TỦY SỬ DỤNG
IMATINIB VÀ NILOTINIB
TẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VƯƠNG THỊ HƯƠNG
Mã sinh viên: 1801295

XÂY DỰNG THUẬT TOÁN ÁNH XẠ
HỆ SỐ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
TỪ BỘ CÔNG CỤ
EQ-5D-5L VÀ EORTC-QLQ-C30
TRÊN BỆNH NHÂN
BẠCH CẦU MẠN DỊNG TỦY SỬ DỤNG
IMATINIB VÀ NILOTINIB


TẠI VIỆT NAM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Nguyễn Thị Thu Cúc
2. ThS. Dương Viết Tuấn
Nơi thực hiện:
1. Khoa Quản lý Kinh tế Dược

HÀ NỘI – 2023


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Thu Cúc –
Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Dược, là người đã tin tưởng giao đề tài cho tôi, định
hướng phát triển tư duy cho tôi trong nghiên cứu khoa học, trực tiếp hướng dẫn, chia sẻ
kinh nghiệm và động viên tôi từ những ngày đầu nghiên cứu khoa học đến khi hồn
thành khóa luận. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.S Dương Viết Tuấn –
Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Dược đã ln tận tình giúp đỡ và cho tơi nhiều góp ý
q báu để khóa luận của tơi được hồn thiện nhất.
Tơi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo Khoa
Quản lý Kinh tế Dược đã trao học bổng Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 20222023 cho tơi nhằm khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu này được tiến hành thuận lợi. Tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô trường Đại học Dược Hà Nội vì đã truyền
đạt cho tơi những kiến thức q giá từ lý thuyết trong sách vở đến thực hành và kinh
nghiệm cuộc sống để tơi có đủ sự tự tin để làm nghiên cứu này và hành trang cho chặng
đường tương lai phía trước.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Tổ chức Hội nghị Student
Conference on Pharmacy Research (SCPharmRes 2023) – Trường Đại học Y Khoa
Phạm Ngọc Thạch đã cho tôi cơ hội được báo cáo cơng trình nghiên cứu này của mình
và trao cho tơi giải Nhất phiên Oral Tiếng Anh. Đây chắc chắn là niềm tự hào lớn lao
và bước đệm vững chắc cho tơi trên hành trình nghiên cứu sau này.

Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình cùng những người bạn
thân thiết của tôi, những người đã luôn yêu thương, ủng hộ tôi và là nguồn động lực để
tơi cố gắng trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2023
Sinh viên

Vương Thị Hương


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Tổng quan về bệnh bạch cầu mạn dòng tủy ........................................................3
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................................3
1.1.2. Dịch tễ học .....................................................................................................3
1.1.3. Chẩn đoán và điều trị ...................................................................................3
1.1.4. Tiên lượng của bệnh .....................................................................................5
1.1.5. Tổng quan về các thuốc ức chế tyrosine kinase .........................................5
1.2. Tổng quan về chất lượng cuộc sống ......................................................................6
1.2.1. Định nghĩa .....................................................................................................6
1.2.2. Các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức
khỏe ..........................................................................................................................8
1.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống bằng bộ công cụ EQ-5D-5L và EORTC QLQC30 ................................................................................................................................10
1.3.1. Bộ câu hỏi EQ-5D-5L .................................................................................10
1.3.2. Bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 ................................................................... 11

1.4. Tổng quan về ánh xạ ............................................................................................ 11
1.4.1. Ánh xạ trong xác định hệ số chất lượng cuộc sống .................................. 11
1.4.2. Ánh xạ trực tiếp và ánh xạ gián tiếp hệ số chất lượng cuộc sống từ
QLQ-C30 và EQ-5D-5L .......................................................................................12
1.5. Tổng quan các nghiên cứu về thuật toán ánh xạ từ bộ công cụ EORTC QLQC30 lên bộ công cụ EQ-5D-5L trong đánh giá CLCS của bệnh nhân ung thư ......12
1.5.1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của nghiên cứu .................................................12
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ..............................................13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................20


2.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn....................................................................................20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ......................................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và nguồn dữ liệu .......................................................20
2.2.2. Cách xác định biến số .................................................................................22
2.2.3. Cơng thức tính tốn ....................................................................................23
2.2.4. Xây dựng các thuật toán ánh xạ ................................................................25
2.2.5. Thẩm định các mơ hình ánh xạ .................................................................28
2.2.6. So sánh các mơ hình ánh xạ .......................................................................28
2.2.7. Phân tích thống kê ......................................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................29
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................................................29
3.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân BCMDT theo bộ công cụ EQ5D-5L và QLQ-C30. ....................................................................................................30
3.2.1. Đánh giá 5 khía cạnh chất lượng cuộc sống theo bộ công cụ EQ-5D-5L
................................................................................................................................30
3.2.2. Hệ số chất lượng sống quy theo thang EQ-5D-5L ...................................31
3.2.3. Đánh giá 15 khía cạnh chất lượng cuộc sống theo bộ công cụ QLQ-C30
................................................................................................................................32
3.3. Kiểm tra tương quan ............................................................................................34

3.4. Lựa chọn biến dự đoán ........................................................................................36
3.5. Xác định các mơ hình ánh xạ...............................................................................36
3.6. Đánh giá hiệu suất dự đoán của các thuật toán ánh xạ ....................................36
3.7. So sánh hiệu suất dự đoán giữa các thuật toán ánh xạ .....................................38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................44
4.1. Bàn luận về đối tượng nghiên cứu ......................................................................44
4.2. Bàn luận về chỉ số chất lượng cuộc sống ước tính từ thang đo EQ-5D-5L .....44


4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ..........................................................................45
4.3.1. Bàn luận chung về hiệu suất dự đoán của các thuật toán ánh xạ ..........45
4.3.2. Bàn luận về các phương pháp hồi quy ......................................................46
4.3.3. Bàn luận về lựa chọn biến dự đoán ...........................................................47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................49
1. Kết luận ....................................................................................................................49
2. Kiến nghị ..................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................51
PHỤ LỤC .....................................................................................................................56
Phụ lục 1: Bộ khảo sát chất lượng cuộc sống theo bộ câu hỏi EQ-5D-5L ..............56
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát chất lượng cuộc sống theo bộ câu hỏi QLQ-C30 (phiên
bản 3) ............................................................................................................................57
Phụ lục 3: Công bố Khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài .............................59


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên Tiếng Anh

Tên Tiếng Việt


Adj R2

Adjusted R squared

R bình phương hiệu
chỉnh

Adjusted Limited
ALDVMM

Dependent Variable
Mixture Models

AP

Appetite Loss

BB

Beta Binomial
Bạch cầu mạn dòng tủy

BCMDT
Beta_TPM

Triệu chứng mất ngon
miệng

Beta Two-Part Model

Bảo hiểm y tế

BHYT

BMA

Bayesian Model
Averaging

Phương pháp trung bình
hóa mơ hình kiểu Bayes

CF

Cognitive Function

Chức năng nhận thức

CLAD

Censored Least Absolute
Deviation
Chất lượng cuộc sống

CLCS
CO

Constipation

Triệu chứng táo bón


DI

Diarrhea

Triệu chứng tiêu chảy

DY

Dyspnea

Triệu chứng khó thở


EEE
EF

Extended Estimating
Equations
Emotional Function

Chức năng cảm xúc
Bộ công cụ đo lường

EORTC QLQ-C30

European Organization
for Research and
Treatment of Cancer


EQ-5D

EuroQol 5 Dimensions

chất lượng cuộc sống
cho bệnh nhân ung thư
của Tổ chức Nghiên cứu
và Điều trị Ung thư
Châu Âu
Bộ công cụ đo lường
chất lượng cuộc sống
Châu Âu 5Q-5D.

European Quality of Life
EQ-5D-3L

– 5 Dimensions – 3
Levels
European Quality of Life

Bộ công cụ đo lường
chất lượng cuộc sống
Châu Âu 5Q-5D với 3
mức độ phản hồi.
Bộ công cụ đo lường

EQ-5D-5L

– 5 Dimensions – 3
Levels


chất lượng cuộc sống
Châu Âu 5Q-5D với 5
mức độ phản hồi.

FA

Fatigue

Triệu chứng mệt mỏi

FGM

Fractional Regression
Model

FI

Financial difficulties

GLM

Generalized Linear
Model

HRQoL

Health-related quality of
life


Chất lượng cuộc sống
liên quan đến sức khỏe

ICC

Intraclass correlation
coefficient

Hệ số tương quan
Intraclass

IM

Imatinib

Thuốc Imatinib

IN

Insomnia

Triệu chứng mất ngủ

Linear_TPM

Linear Two-Part Model

LQR

Logistic Quantile

Regression

Khó khăn tài chính


MAE

Mean Absolute Error

NL

Nilotinib

Sai số tuyệt đối trung
bình
Thuốc Nilotinib
Nhiễm sắc thể
Philadelphia

NST Ph+

NV

Nausea/ Vomiting

OLS

Ordinary Least Square

Triệu chứng buồn nôn

và nôn
Hệ số tương quan xếp

p

hạng Spearman

PA

Pain

Triệu chứng đau

PF

Physical Function

Chức năng thể chất

Pred R2

Predicted R squared

R bình phương dự đốn

QALY

Quality-adjusted life year

Tuổi thọ được điều

chỉnh theo chất lượng

QL

Global health status

Sức khỏe toàn diện
Hệ số tương quan
Pearson

r
RF

Role Function

Chức năng vận động

RMSE

Root Mean Squared Error

Lỗi bình phương trung
bình gốc

SD

Standard Deviation

Độ lệch chuẩn


SF

Social Function

Chức năng xã hội

SG

Standard Gamble

Đặt cược chuẩn

SWS

Stepwise Selection

Phương pháp lựa chọn
từng bước

TKi

Tyrosine kinase inhibitor

Thuốc ức chế tyrosine
kinase

TTO

Time Trade Off


Đánh đổi thời gian

U

Utility

Tiện tích (sức khỏe)

VAS

Visual Analog Scale

Thang đo trực quan

WHO

World Health
Organization

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm các nghiên cứu liên quan ..............................................................15
Bảng 2.1. Các biến số trực tiếp......................................................................................22
Bảng 2.2. Các câu hỏi thuộc các vấn đề của bộ câu hỏi QLQ-C30 ..............................24
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học và lâm sàng của bệnh nhân (N=494) ....................29
Bảng 3.2. Điểm CLCS trung bình của bệnh nhân BCMDT ước tính theo bộ công cụ
EQ-5D-5L ......................................................................................................................31
Bảng 3.3. Đặc điểm phân bố điểm đánh giá 15 khía cạnh chất lượng cuộc sống của

bệnh nhân theo bộ câu hỏi QLQ-C30 ............................................................................32
Bảng 3.4. Hiệu suất dự đoán của các thuật toán ánh xạ từ xác thực mơ hình ...............37
Bảng 3.5. Hiệu suất dự đốn của các thuật tốn ánh xạ từ tồn bộ mẫu .......................38
Bảng 3.6. Hệ số hồi quy từ thuật tốn ánh xạ có hiệu suất tốt nhất ..............................42

DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Hình 1.1. Ước tính tổng số bệnh nhân mắc bệnh BCMDT tính đến năm 2025 ..............3
Hình 2.1: Các bước trong quy trình xây dựng mơ hình ánh xạ .....................................21
Hình 3.1. Đánh giá 5 khía cạnh chất lượng cuộc sống theo bộ cơng cụ EQ-5D-5L .....30
Hình 3.2. Phân bố điểm chỉ số EQ-5D-5L ....................................................................32
Hình 3.3. Điểm trung bình các khía cạnh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
BCMDT theo khảo sát bộ câu hỏi QLQ-C30 ................................................................34
Hình 3.4: Biểu đồ heatmap thể hiện tương quan Spearman giữa các thang đo QLQC30 với hệ số EQ-5D-5L, giữa từng cặp thang đo QLQ-C30 ......................................35
Hình 3.5. Tương quan Pearson giữa điểm chỉ số EQ-5D-5L quan sát và điểm chỉ số
EQ-5D-5L dự đốn được từ các mơ hình có độ phù hợp nhất ......................................40
Hình 3.6. Biểu đồ Bland-Altman về hiệu số giữa hệ số chất lượng cuộc sống dự đoán
và quan sát .....................................................................................................................42


ĐẶT VẤN ĐỀ
Với tình hình mắc và tử vong do các bệnh ung thư trên toàn thế giới tăng nhanh
cùng với sự hạn chế về ngân sách y tế ở nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển,
đánh giá công nghệ y tế trở thành công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà hoạch
định chính sách đánh giá và lựa chọn các can thiệp với hiệu quả điều trị cao đi kèm với
chi phí phù hợp. Trong các phương pháp đánh giá công nghệ y tế, phương pháp phân
tích chi phí - hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc xác định can thiệp ưu tiên, và
là tiêu chí bắt buộc trong việc xét duyệt thuốc vào danh mục chi trả bảo hiểm y tế [8].
Để thực hiện được phân tích chi phí - hiệu quả, cần có hai dữ liệu đầu vào bắt buộc
là chi phí và hiệu quả. Trong đó, hiệu quả thường được thể hiện bằng số năm sống được
điều chỉnh theo chất lượng (quality-adjusted life year - QALY) được đo lường dựa trên

hệ số chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (health-related quality of life HRQoL) hay giá trị sức khỏe tiện tích (Utility - U). QALY hiện đang dần là một trong
những chỉ số đầu ra quan trọng bởi vì chỉ số này đánh giá hiệu quả điều trị trên cả hai
khía cạnh thiết yếu nhất trên đối tượng này là thời gian sống và chất lượng cuộc sống.
Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (BCMDT) là một rối loạn tế bào gốc tạo máu và
chiếm khoảng 20 - 25% [1] tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu ở người trưởng thành. Tuổi thọ cho
bệnh nhân mắc BCMDT đã được cải thiện đáng kể kể từ khi thuốc ức chế tyrosine kinase
(TKi) ra đời vào đầu thế kỷ XXI [19]. Đáng chú ý, điều trị bằng TKi khiến tiên lượng
của BCMDT đã thay đổi từ một căn bệnh gây tử vong thành một bệnh lý mà bệnh nhân
có thể sống với tuổi thọ bình thường [40]. Tuy nhiên, điều trị TKi chi phí cao kết hợp
với tỷ lệ mắc BCMDT ngày càng tăng đã dẫn đến gánh nặng điều trị BCMDT toàn cầu
cao [79]. Đặc biệt, trong bối cảnh nhà nước cắt giảm hỗ trợ cho nhóm bệnh nhân này.
Vì vậy, phân tích hiệu quả - chi phí nói chung bao gồm định mức chất lượng cuộc sống
trên các bệnh nhân BCMDT nói riêng là điều vơ cùng cần thiết để có thể định hướng
chính sách y tế và phân bổ nguồn lực chăm sóc sức khỏe trong thời đại trị liệu thuốc
trúng đích TKi chi phí cao, vượt quá ngưỡng chi trả của người bệnh.
Trong các bộ công cụ đo lường HRQoL, bộ công cụ chung đánh giá dựa theo sở
thích chung (generic preference-based measure) EQ-5D là phổ biến nhất; trong đó, phiên
bản 5Q-5D-5L là bộ cơng cụ được tiêu chuẩn hóa, có phiên bản Tiếng Việt và có bảng
thang đo dành cho người Việt Nam [54]. Tuy nhiên, EQ-5D-5L chỉ gồm 5 câu hỏi dựa
trên 5 khía cạnh về sức khỏe dẫn đến sự thiếu chính xác trong đo lường HRQoL [55],
[67]. Do đó, bộ cơng cụ EQ-5D-5L được cho là khơng thích hợp để định giá hệ số chất
lượng cuộc sống những người mắc bệnh mạn tính nói chung và ở những bệnh nhân ung
thư nói riêng [59]. Bên cạnh đó, trong các bộ cơng cụ đo lường HRQoL của người bệnh
1


ung thư hiện nay, bộ công cụ đánh giá chuyên biệt dựa theo sở thích người bệnh
(specific-condition preference-based measure) thường được sử dụng vì có sự liên quan
trực tiếp và nhạy cảm với các phương pháp điều trị cũng như các triệu chứng đặc thù
của bệnh ung thư dựa trên khả năng phản ánh chính xác các biến đổi lâm sàng (clinical

variance) [14]. Trong đó, bộ cơng cụ đánh giá người bệnh ung thư phổ biến nhất là của
Tổ chức Nghiên cứu và Điều trị Ung thư Châu Âu (EORTC-QLQ-C30) gồm 30 câu hỏi
chi tiết. Vì tính chất đặc hiệu dành riêng cho bệnh nhân ung thư, nên cũng giống như
những bộ cơng cụ đánh giá khơng theo sở thích khác, kết quả của bộ công cụ đo lường
này lại không được sử dụng để tạo ra hệ số HRQoL trong ước tính QALY.
Do vậy, xây dựng thuật tốn ánh xạ quy đổi kết quả từ bộ công cụ EORTC-QLQC30 sang hệ số HRQoL của bộ công cụ EQ-5D-5L là cần thiết. Mặc dù trên thế giới, đã
có một số thuật toán ánh xạ từ phép đo đặc hiệu cho các bệnh ung thư QLQ-C30 lên chỉ
số EQ-5D đã được phát triển, nhưng phần lớn là bộ công cụ EQ-5D-3L [29], [66], [73],
và chỉ có một số thuật tốn trên EQ-5D-5L [48], [51] nhưng các nghiên cứu này vẫn còn
nhiều hạn chế về xây dựng mơ hình và phương pháp hồi quy. Về xây dựng mơ hình, các
tác giả lựa chọn biến hầu hết bằng phương pháp lựa chọn từng bước (Stepwise Selection
- SWS) hoặc hồi quy đơn biến trong khi phương pháp này có thể cho ra các kết quả
dương tính giả với tỉ lệ tương đối cao [32], [35]. Hơn nữa, cách đưa các biến tương tác
và nhân khẩu học vào mơ hình cịn chưa rõ ràng, hoặc dựa vào kết quả từ nghiên cứu
khác. Ngoải ra, dựa trên kết quả tổng quan tài liệu trong và ngoài ngước, hiện chưa có
thuật tốn ánh xạ trực tiếp cho EQ-5D-5L dựa trên thang điểm cho người Việt Nam từ
EORTC-QLQ-C30 và chưa có nghiên cứu nào trên nhóm bệnh nhân bạch cầu mạn dịng
tủy. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là:
1) Xây dựng các thuật toán ánh xạ từ EORTC-QLQ-C30 lên chỉ số EQ-5D5L ở những người mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy đang điều trị bằng TKi
(imatinib và nilotinib) ở Việt Nam
2) So sánh hiệu suất dự đoán của các thuật toán ánh xạ
Kết quả của nghiên cứu được áp dụng để ước lượng HRQoL một cách chính xác
hơn từ dữ liệu của bộ cơng cụ chuyên biệt QLQ-C30 cho trường hợp khi bệnh nhân
BCMDT chưa hoàn thành EQ-5D-5L hoặc khi việc xác định HRQoL từ bộ công cụ
chung EQ-5D-5L là không khả thi và không thực tế. Hệ số HRQoL được ước tính từ
thuật tốn ánh xạ được sử dụng trong cơng tác phân tích chi phí - hiệu quả và ứng dụng
trong việc lựa chọn biện pháp can thiệp y tế phù hợp và quyết định các chính sách phân
bổ kinh tế y tế cho bệnh nhân BCMDT. Nghiên cứu hướng tới xây dựng quy trình ánh
xạ cho hai bộ cơng cụ này mở rộng trên dữ liệu của nhiều bệnh ung thư khác.
2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh bạch cầu mạn dòng tủy
1.1.1. Khái niệm
Bạch cầu mạn dòng tủy (BCMDT) là một bệnh ung thư ác tính hệ tạo máu, xuất
hiện khi tế bào gốc vạn năng chuyển dạng ác tính và tăng sinh tủy, dẫn tới một sự sản
xuất thừa quá mức các hạt bạch cầu hạt chưa trưởng thành, có cơ chế bệnh sinh gắn liền
với sự biến đổi về mặt di truyền.
1.1.2. Dịch tễ học
Ung thư hiện nay là căn bệnh mạn tính phổ biến và là mối quan tâm hàng đầu ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, BCMDT chiếm 3% trong tổng số các bệnh ung
thư với tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng kết hợp với chi phí điều trị cao đã trở thành một
gánh nặng sức khỏe toàn cầu đáng kể. BCMDT là một bệnh máu ác tính thường gặp
(chiếm khoảng 5% tổng số các bệnh về máu và 20 – 25 % các bệnh bạch cầu [1]). Tính
đến năm 2015, trên thế giới có khoảng 946.638 ca BCMDT và ước tính lên đến con số
là 1.185.171 bệnh nhân vào năm 2025 (Hình 1) [11].

Hình 1.1. Ước tính tổng số bệnh nhân mắc bệnh BCMDT tính đến năm 2025
1.1.3. Chẩn đốn và điều trị
1.1.3.1. Chẩn đoán
Bệnh BCMDT được chia thành 3 giai đoạn chủ yếu theo WHO là: Giai đoạn mạn
tính, tăng tốc và giai đoạn chuyển cấp. Hầu hết các bệnh nhân (90-95%) thuộc giai đoạn
mạn tính. Biểu hiện lâm sàng của từng giai đoạn cụ thể như sau:
❖ Giai đoạn mạn tính
3


Bệnh thường bắt đầu từ từ, âm ỉ nên khó xác định thời điểm bắt đầu bị bệnh. Thường
phát hiện ra bệnh khi gặp các triệu chứng như lách to (gặp ở 85 – 90% người bệnh), gan

to (trên 50% người bệnh) và các biểu hiện lâm sàng khác: Mệt mỏi, kém ăn, sụt cân, ra
mồ hôi đêm; thiếu máu mức độ nhẹ hoặc vừa; số lượng tiểu cầu ≥ 100 x 109 / L…
❖ Giai đoạn tăng tốc
Có thể rất nhanh chóng chuyển sang giai đoạn bạch cầu cấp, một số có thể quay
trở lại giai đoạn mạn tính. Biểu hiện lâm sàng nặng lên (thiếu máu, xuất huyết, nhiễm
trùng), lách to không đáp ứng với điều trị.
❖ Giai đoạn chuyển bạch cầu cấp
Trong giai đoạn này thường gặp biểu hiện lâm sàng đặc trưng cho bạch cầu cấp
như triệu chứng thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng, hội chứng thâm nhiễm.
1.1.3.2. Điều trị.
❖ Điều trị giai đoạn mạn tính và tăng tốc
• Điều trị nhắm đích bằng thuốc ức chế hoạt tính tyrosine kinase
- Lựa chọn đầu tay: cho bệnh nhân BCMDT là các thuốc ức chế hoạt tính tyrosine
kinase thế hệ 1 và 2, cụ thể là:
+ Các thuốc ức chế hoạt tính tyrosine kinase thế hệ 1: imatinib. Liều dung ban
đầu: 400 mg/ngày (4 viên hàm lượng 100mg/ngày) ở giai đoạn mạn tính; 600800 mg/ngày ở giai đoạn tăng tốc, 800 mg/ngày ở giai đoạn chuyển bạch cầu
cấp.
+ Thuốc ức chế hoạt tyrosine kinase thế hệ 2 như nilotinib và dasatinib. Liều
khởi đầu nilotinib được khuyến cáo là 300mg x 2 lần/ngày.
- Trường hợp bệnh nhân kháng với imatinib: có thể sử dụng các thuốc ức chế
hoạt tính tyrosine kinase thế hệ 2, hoặc ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại. Nếu sử
dụng nilotinib là lựa chọn điều trị bậc 2, hoặc điều trị trong giai đoạn tăng tốc hoặc
chuyển cấp, liều khởi đầu có thể tăng lên 400mg x 2 lần/ ngày.
• Các phương pháp điều trị khác
- Điều trị bằng thuốc:
+ Hydroxyurea: Liều khởi đầu 30-60 mg/kg cân nặng cơ thể/ngày.
+ Interferon – α: Liều khởi đầu 5 MU/m2/ngày.
- Ghép tế bào gốc tạo máu:
Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại với người cho phù hợp HLA là phương pháp
cho phép đạt tới tình trạng lui bệnh lâu dài với khả năng tiến tới khỏi bệnh.

- Điều trị hỗ trợ:
4


+ Truyền máu trong trường hợp thiếu máu rõ.
+ Bổ sung dịch bằng đường uống (2-3 lít nước/m2 hàng ngày),.
+ Allopurinol đường uống 300mg/ngày phòng ngừa và điều trị tăng axit uric
máu.
❖ Điều trị trong giai đoạn chuyển cấp
Trong giai đoạn chuyển cấp của BCMDT, cần điều trị như đối với bạch cầu cấp
(đa hóa trị liệu và ghép tủy đồng loại) phối hợp với điều trị nhắm đích bằng các
thuốc ức chế hoạt tính tyrosine kinase.
1.1.4. Tiên lượng của bệnh
Trước kia, giai đoạn mạn tính của BCMDT thường kéo dài 3-5 năm, sau đó nhanh
chóng chuyển thành bạch cầu cấp (có tiên lượng xấu, thời gian sống thêm thường không
quá 1 năm), 5 đến 10% bệnh nhân chết trong vịng 2 năm chẩn đốn, 10 đến 15% chết
sau mỗi năm. Ngày nay, với việc ứng dụng ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại và điều
trị nhắm đích bằng các thuốc ức chế hoạt tính tyrosine kinase, tiên lượng người bệnh
BCMDT được cải thiện [3]. Thuốc điều trị nhắm đích giúp bệnh nhân có thể đạt đáp ứng
sâu mức độ phân tử giúp bệnh nhân kéo dài một cách cơ bản sự sống và cải thiện CLCS,
tăng tỉ lệ sống sau 5 năm lên gấp 2 lần từ 30% đến 60% [4].
1.1.5. Tổng quan về các thuốc ức chế tyrosine kinase
Các thuốc TKi là các thuốc nhắm đích vào protein kinase. Protein kinase là một
loại enzyme có khả năng kích hoạt các thành phần protein khác bằng phản ứng
phosphoryl hóa (gắn liên kết phosphate cao năng phân tử ATP). Trong đó tyrosine
protein kinase có vai trị quan trọng trong phân chia, biệt hóa và hình thái của tế bào và
là đích nhắm của rất nhiều thuốc trúng đích.
1.1.5.1. Imatinib
Chỉ định và cơ chế tác dụng
Imatinib là thuốc đầu tiên của nhóm ức chế protein tyrosine kinase được Cục Thực

Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA phê duyệt để điều trị bệnh BCMDT cho người lớn
vào năm 2001, cho trẻ em vào năm 2003 và nhanh chóng trở thành chuẩn điều trị cho
bệnh nhân BCMDT hiện nay.
Liều dùng
Đối với bệnh nhân BCMDT, liều IM là 400mg/ngày ở giai đoạn mạn tính, có thể
xem xét tăng liều từ 400mg đến 600mg hoặc 800mg ở bệnh nhân giai đoạn mạn tính,
hoặc từ 600mg đến tối đa 800mg/ngày ở bệnh nhân trong giai đoạn tăng tốc.
Hiệu quả trong lâm sàng
5


IM có tác dụng trên tất cả các giai đoạn của BCMDT (giai đoạn chuyển cấp, tiến
triển, mạn sau khi thất bại với điều trị Interferon alpha). Hiệu quả của IM đã được chứng
minh qua rất nhiều nghiên cứu trên thế giới. Nghiên cứu lớn nhất về IM là nghiên cứu
của IRIS được thực hiện trên 1.106 bệnh nhân BCMDT giai đoạn mạn mới chẩn đoán
ngẫu nhiên nhận điều trị với IM 400 mg/ngày hoặc Interferon alpha phối hợp với
Cytarabine liều thấp [5]. Kết quả cho thấy, sau hơn 10 năm theo dõi, tỷ lệ sống toàn bộ
ở những bệnh nhân được điều trị imatinib đầu tay là 83,3% và tỷ lệ đáp ứng di truyền tế
bào tốt và tỷ lệ đáp ứng di truyền tế bào hoàn toàn lần lượt là 89% và 82,8%. Đối với
bệnh nhân giai đoạn chuyển cấp, IM cũng cho tiên lượng tốt hơn so với các phương
pháp khác [38].
Tại bệnh viện TMHH TP.HCM, năm 2015, tổng kết về điều trị bệnh BCMDT gồm
432 bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên cho kết quả như sau: Tất cả bệnh nhân trong mẫu nghiên
cứu đáp ứng huyết học hoàn toàn với IM, tỉ lệ đáp ứng tế bào di truyền tế bào tốt là
86,6% và đáp ứng di truyền tế bào hoàn toàn là 81,1% [6].
1.1.5.2. Nilotinib
Chỉ định và cơ chế tác dụng
Nilotinib là một TKi thế hệ 2 – một trong những lựa chọn điều trị bậc 1 hoặc bậc
2 cho bệnh nhân BCMDT sau khi thất bại hoặc khơng thể sử dụng imatinib. Nhìn chung,
cơ chế tác động của nilotinib có những điểm chính tương tự như imatinib.

Liều dùng
Liều khởi đầu nilotinib được khuyến cáo là 300mg x 2 lần/ngày với điều trị bậc 1
và có thể lên tới 400mg x 2 lần/ngày với điều trị bậc 2 hoặc giai đoạn chuyển cấp.
Hiệu quả lâm sàng
Các nghiên cứu lâm sàng pha 3 để đánh giá hiệu quả và an toàn của nilotinib trên
các bệnh nhân được chẩn đoán mới, cho thấy tỉ lệ đáp ứng sớm hơn, cao hơn đồng thời
có nguy cơ tiến triển sang giai đoạn cấp tính thấp hơn so với các bệnh nhân sử dụng
imatinib [41]. Trên cơ sở theo dõi 5 năm của nhóm bệnh nhân Nhật Bản, ước tính tỉ lệ
sống sót của bệnh nhân BCMDT sau 6 năm là 91,6% với liều nilotinib 300mg hai lần
mỗi ngày, 95,8% với liều nilotinib 400mg hai lần mỗi ngày và 91,4% với phác đồ điều
trị bằng imatinib, từ đó thấy được nilotinib hiệu quả mạnh hơn và chọn lọc hơn imatinib.
Do những đặc tính vượt trội nay, nilotinib được sử dụng để kiểm sốt những trường hợp
khơng dung nạp hoặc kháng lại với imatinib.
1.2. Tổng quan về chất lượng cuộc sống
1.2.1. Định nghĩa
1.2.1.1. Chất lượng cuộc sống
6


Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một khái niệm đa chiều, tổng hợp, có nội dung
rất phong phú liên quan đến mọi mặt của cuộc sống con người. CLCS là một thuật ngữ
đại diện cho nhu cầu của con người, mức độ hài lịng hay khơng hài lịng về các lĩnh vực
sống khác nhau, chỉ có thể được mơ tả bởi cá nhân và thay đổi tùy theo sở thích cá nhân,
thường bao gồm an ninh tài chính, sự hài lịng trong cơng việc, cuộc sống gia đình, sức
khỏe và sự an toàn.
1.2.1.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
❖ Khái niệm sức khỏe
Năm 1948, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa về sức khỏe là một trạng
thái hoàn toàn thoải mái kể cả về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần
là khơng có bệnh tật.

❖ Khái niệm chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
Khi xét riêng trong lĩnh vực y học, một định nghĩa hẹp hơn của chất lượng sống
đã ra đời. Đó là chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (health-related quality of
life – HRQoL). Tổ chức Y tế Thế giới – WHO đưa ra định nghĩa về HRQoL: “chất lượng
cuộc sống liên quan đến sức khỏe là những ảnh hưởng do một bệnh tật, hoặc một rối
loạn sức khỏe của một cá nhân đến sự thoải mái và khả năng hưởng thụ cuộc sống của
cá nhân đó”. Do đó, sức khỏe khơng chỉ được xem xét dưới góc độ y khoa thuần túy mà
cịn dưới góc độ tâm lý, xã hội và kinh tế.
Như vậy, ở cấp độ cá nhân, HRQoL bao gồm các nhận thức chủ quan của người
bệnh về thể chất và tinh thần và các yếu tố tác động như biến cố rủi ro, điều kiện sức
khỏe, tình trạng chức năng, hỗ trợ xã hội và hoàn cảnh kinh tế. Ở cấp độ cộng đồng,
HRQoL bao gồm các nguồn lực, điều kiện, chính sách và thực tiễn ở y tế cộng đồng có
ảnh hưởng đến nhận thức về sức khỏe và tình trạng chức năng của người dân [57].
1.2.1.3. Vai trò của đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
Đánh giá HRQoL cung cấp sự hiểu biết tồn diện về tình trạng sức khỏe của bệnh
nhân, điều này rất quan trọng đối với việc ra quyết định chăm sóc sức khỏe, phân bổ
nguồn lực và đánh giá hiệu quả của các can thiệp chăm sóc sức khỏe. Đánh giá HRQoL
đặc biệt quan trọng đối với các bệnh mãn tính, trong đó mục tiêu điều trị chính là duy
trì hoặc cải thiện sức khỏe của bệnh nhân hơn là chữa khỏi bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng đánh giá HRQoL trong các bệnh mãn tính có thể giúp xác định những bệnh nhân
có nguy cơ dẫn đến kết quả xấu và có thể hướng dẫn các quyết định điều trị [65].
Đánh giá HRQoL cũng rất cần thiết trong nghiên cứu lâm sàng vì nó cung cấp
7


thước đo khách quan về hiệu quả của các can thiệp chăm sóc sức khỏe. Đánh giá HRQoL
cũng có thể cung cấp thơng tin về hiệu quả chi phí của các biện pháp can thiệp chăm sóc
sức khỏe bằng cách so sánh chi phí điều trị gia tăng với hiệu quả gia tăng của nó trong
việc cải thiện sức khỏe của bệnh nhân [8]. Đánh giá HRQoL cũng cung cấp thước đo
khách quan về hiệu quả của các can thiệp chăm sóc sức khỏe và có thể hướng dẫn các

quyết định chính sách và phân bổ nguồn lực y tế. Do đó, đánh giá HRQoL được khuyến
khích việc kết hợp vào thực hành lâm sàng thông thường và nghiên cứu lâm sàng. Trong
phạm vi nghiên cứu này, đánh giá CLCS có thể được đại diện bởi đánh giá HRQoL.
1.2.2. Các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
Cùng với sự phát triển của y học, các bộ công cụ để lượng giá HRQoL ngày càng
phong phú đa dạng về đối tượng cũng như phương pháp. Nhưng nhìn chung, để ước tính
HRQoL có 2 phương pháp chính là phương pháp ước tính trực tiếp và phương pháp ước
tính gián tiếp [21].
❖ Phương pháp ước tính HRQoL trực tiếp
Phương pháp ước tính HRQoL trực tiếp là yêu cầu người trả lời đánh giá một tình
trạng giả định dựa trên tình trạng của bệnh nhân đó với các đáp án của câu hỏi. Các
phương pháp trực tiếp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp đặt cược
chuẩn, phương pháp đánh đổi thời gian và thang đo trực quan.
- Đặt cược chuẩn (Standard Gamble – SG): yêu cầu các cá nhân lựa chọn giữa
hai phương pháp điều trị giả định: một phương pháp mang lại sức khỏe hoàn hảo trong
một khoảng thời gian ngắn hơn và một phương pháp mang lại thời gian dài hơn ở tình
trạng sức khỏe hiện tại của họ. Phương pháp này cho phép các nhà nghiên cứu ước tính
điểm tiện ích của một người, phản ánh giá trị tiện ích* “kỳ vọng” mà họ đặt vào tình
trạng sức khỏe hiện tại của họ [31].
- Đánh đổi thời gian (Time Trade Off – TTO): yêu cầu các cá nhân đánh đổi số
năm sống trong tình trạng sức khỏe hồn hảo để lấy số năm sống trong tình trạng sức
khỏe hiện tại của họ. Phương pháp này cho phép các nhà nghiên cứu ước tính số năm
sống được điều chỉnh theo chất lượng (QALYs) của một người, là thước đo cả số lượng
và chất lượng cuộc sống [28], [52], [63].
- Thang đo trực quan (Visual Analog Scale – VAS): sử dụng thang trực quan
bệnh nhân sẽ lựa chọn tình trạng sức khỏe của bản than dựa trên thang điểm từ 0 đến
100. Trong đó 100 điểm tương ứng với sức khỏe tốt nhất mà đối tượng phỏng vấn có thể
hình dung được. 0 điểm tương ứng với sức khỏe xấu nhất. Khi so sánh khả thi của 2
phương pháp VAS và TTO người ta nhận thấy rằng VAS khả thi hơn và đáng tin cậy hơn
8



một chút so với TTO [24].
Vì các phương pháp ước tính trực tiếp khá tốn thời gian khi nghiên cứu và người
nghiên cứu phải là một người được đào tạo cơ bản để giải thích rõ ràng các câu hỏi mà
khơng dẫn dắt hoặc gây khó hiểu cho bệnh nhân. Đồng thời cũng địi hỏi người được
phỏng vấn phải có một trình độ cơ bản. Do đó phương pháp này ít được ưa chuộng hơn
so với các phương pháp gián tiếp [7].
❖ Phương pháp ước tính HRQoL gián tiếp
Phương pháp ước tính HRQoL gián tiếp là yêu cầu bệnh nhân trả lời các câu hỏi
nghiên cứu trong bộ câu hỏi. Hiện nay có rất nhiều các bộ cơng cụ đã được triển khai để
định giá HRQoL, nhìn chung chia thành 2 loại: Bộ công cụ chuyên biệt và bộ công cụ
chung.
Bộ công cụ đo lường chuyên biệt (condition-specific preference-based measure)
dùng để đo lường CLCS cho người bệnh mắc một tình trạng sức khỏe cụ thể hoặc một
bệnh cụ thể, ví dụ:
- KDQOL (Kidney Disease Quality of Life) sử dụng cho người mắc bệnh thận.
- QoL-AD (Quality of Life Alzheimer Disease) cho bệnh nhân Alzheimer
- AQLQ (Asthma Quality of Life Questionnaire) cho bệnh hen suyễn
- EORTC QLQ-C30 (European Organization for Research and Treatment of
Cancer) cho bệnh nhân ung thư.
Bộ công cụ chung (generic preference-based measure) đo lường CLCS có thể áp
dụng rộng rãi cho các loại bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh, cho các phương pháp
điều trị y tế và can thiệp sức khỏe khác nhau, ví dụ:
- EQ-5D (EuroQol 5 Dimensions) đánh giá 5 khía cạnh sức khỏe: vận động, tự
chăm sóc, các hoạt động hằng ngày, tình trạng đau/ khó chịu, lo lắng/ trầm cảm [30].
- SF-36 (Short Form - 36) được thiết kế gồm 36 mục kết hợp trong 8 khía cạnh
thuộc 2 nhóm thể chất và tinh thần [70].
- QWB-SA (Quality of Well-being Scale - Self Administered) đánh giá chất lượng
cuộc sống về hoạt động thể chất, sức khỏe tâm thần và hỗ trợ xã hội [60].

Nhìn chung các bộ cơng cụ đo lường CLCS chung và chuyên biệt đều cho ta cái
nhìn tổng quát về CLCS của của bệnh nhân tuy nhiên nếu như các bộ công cụ chuyên
biệt đi sâu vào đặc điểm, triệu chứng hoặc đặc trưng cho bệnh nhân đó, thì các bộ công
cụ định giá CLCS chung lại cho ta cái nhìn tổng quan giữa mọi đối tượng và vì vậy có
9


thể so sánh các bệnh với nhau, so sánh các phương pháp điều trị khác nhau từ đó có thể
giúp ích trong việc đưa ra các quyết định định hướng y tế [45]. Khơng thể đưa ra kết
luận chính xác phương pháp hay bộ công cụ nào không tốt hoặc tốt nhất. Mà tùy vào
mục đích cũng như đối tượng nghiên cứu mà nghiên cứu chọn ra bộ công cụ hợp nhất
hoặc kết hợp hai hay nhiều bộ công cụ đánh giá [26].
1.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống bằng bộ công cụ EQ-5D-5L và EORTC QLQC30
1.3.1. Bộ câu hỏi EQ-5D-5L
EQ-5D-5L là thước đo tiêu chuẩn về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
để cung cấp một bản câu hỏi đơn giản, chung chung để sử dụng trong đánh giá kinh tế
và lâm sàng cũng như khảo sát sức khỏe dân số [9]. Bộ công cụ đã được chứng minh có
hiệu quả trong đánh giá một số bệnh tự miễn, mạn tính trong đó có BCMDT.
Bộ câu hỏi EQ-5D gồm 5 câu hỏi về 5 khía cạnh: đi lại, tự chăm sóc, sinh hoạt
thường lệ, đau/ khó chịu, lo lắng/ u sầu. Bộ câu hỏi EQ-5D-5L là phiên bản mới của EQ5D từ phiên bản EQ-5D-3L, mở rộng sự phản hồi của bệnh nhân từ 3 mức độ đánh giá
lên 5 mức độ đánh giá trong mỗi khía cạnh. Mức 1: Khơng ảnh hưởng; Mức 2: Ảnh
hưởng ít; Mức 3: Ảnh hưởng tương đối; Mức 4: Ảnh hưởng nhiều; Mức 5: Ảnh hưởng
rất nhiều/không thể làm được.
Bộ công cụ EQ-5D không yêu cầu đào tạo với người phỏng vấn và người được
phỏng vấn mà chỉ cần họ có khả năng sử dụng thước đo để đo khoảng cách và xác định
điểm số [7]. Trong đó, phiên bản EQ-5D-5L với nhiều cấp độ lựa chọn hơn, đã cải thiện
độ nhạy với sự thay đổi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và giảm triệu ứng trần ở giá
trị tiện ích thu được [69]. Bộ câu hỏi EQ-5D-5L được chứng minh có hiệu quả hơn khi
khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư so với EQ-5D-3L [49].
Tuy nhiên thang đo EQ-5D nói chung có nhược điểm là có tính chủ quan cao do

dựa trên cảm nhận cá nhân của người đánh giá. Do đó khó có thể giải thích điểm số và
mỗi người sẽ có một cảm nhận về mức điểm CLCS riêng. Một hạn chế khác của bộ công
cụ EQ-5D là chỉ gồm 5 câu hỏi dựa trên 5 khía cạnh về sức khỏe của bệnh nhân nên
thiếu nhiều khía cạnh khác nhau của chất lượng cuộc sống liên quan trực tiếp đến bệnh,
nhất là ở bệnh nhân ung thư với thời gian điều trị kéo dài và chi phí điều trị tốn kém thì
những yếu tố như triệu chứng bệnh, các chức năng, hoạt động xã hội, khó khăn tài
chính..., do vậy hệ số HRQoL của bệnh nhân được xác định với mức độ chính xác kém,
gây khó khăn trong việc phân tích chi phí – hiệu quả [55], [67]. Do đó, bộ cơng cụ EQ5D-5L khơng được khuyến khích để sử dụng trong đo lường hệ số chất lượng cuộc sống
ở những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính nói chung và bệnh nhân ung thư nói riêng [59].
10


1.3.2. Bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30
Việc đánh giá có hệ thống HRQoL có thể cho phép các bác sĩ lâm sàng xác định
nguy cơ gặp phải các vấn đề tâm lý xã hội của bệnh nhân từ đó có thể bắt đầu các chiến
lược can thiệp thích hợp cần thiết. Vì vậy năm 1986 [13], nhóm nghiên cứu của Tổ chức
Nghiên cứu và Điều trị Ung thư Châu Âu đã khởi xướng một chương trình nghiên cứu
với mục tiêu dài hạn là phát triển một hệ thống đo lường tích hợp để đánh giá CLCS của
bệnh nhân tham gia các thử nghiệm lâm sàng.
EORTC QLQ-C30 là bảng câu hỏi đánh giá CLCS chuyên biệt, đánh giá chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư một cách toàn diện và chi tiết. Thay vì chỉ đánh
giá 5 khía cạnh từ 5 câu hỏi như bộ cơng cụ EQ-5D-5L thì QLQ-C30 bao gồm tới 30
câu hỏi khai thác 15 khía cạnh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và CLCS của bệnh
nhân. Trong đó có 5 thang đo chức năng (bao gồm các khía cạnh về khả năng hoạt động
thể lực, khả năng nhận thức, hịa nhập xã hội, khía cạnh về khả năng thể chất, vai trò,
nhận thức, cảm xúc, và xã hội); 9 thang đo triệu chứng toàn thân do bệnh hoặc do quá
trình điều trị ung thư gây ra (mệt mỏi, đau đớn, buồn nơn, khó thở, chán ăn, mất ngủ,
táo bón, tiêu chảy); thang đo tình trạng sức khỏe tồn cầu và tác động tài chính của căn
bệnh này [25]. Trong đó có 28 câu hỏi với 4 mức độ đánh giá (Khơng, Ít/hơi, Khá/nhiều,
Rất nhiều) và 2 câu hỏi với 7 mức độ đánh giá (từ Rất kém đến Tuyệt vời) [14]. Khác

với thế hệ 2 là có thêm mức độ thứ 4 cho các câu trả lời từ 1 đến 28, câu hỏi số 4 được
thay đổi thành “Bạn có cần nghỉ ngơi trên giường/ ghế suốt ngày không?”.
Cho đến nay, bộ câu hỏi QLQ-C30 phiên bản 3.0 đã được sử dụng trong hơn 500
nghiên cứu đánh giá CLCS trên bệnh nhân ung thư ở nhiều quốc gia trên thế giới, đã
được chuyển ngữ sang 95 thứ tiếng khác nhau, được nghiên cứu kiểm định giá trị, độ
tin cậy và tính hợp lệ, cải tiến cho phù hợp với văn hóa của từng ngơn ngữ thuộc các
vùng địa lý khác nhau [14], [50].
1.4. Tổng quan về ánh xạ
1.4.1. Ánh xạ trong xác định hệ số chất lượng cuộc sống
Ánh xạ là một kỹ thuật thống kê được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế y tế để
ước tính hay tiên lượng các tiện ích sức khỏe cho một công cụ đo lường HRQoL chưa
được bệnh nhân đánh giá trực tiếp. Ánh xạ liên quan đến việc phát triển một mơ hình
thống kê ước tính mối quan hệ giữa các điểm thang đo phụ của một bộ cơng cụ chun
biệt và điểm số tiện ích (hệ số HRQoL) được thiết lập dựa trên bộ công cụ chung. Sau
đó, điểm số tiện ích dự đốn có thể được sử dụng để tính tốn số năm sống được điều
chỉnh theo chất lượng (QALY) để sử dụng trong đánh giá kinh tế của các can thiệp chăm
sóc sức khỏe.
11


Lý thuyết cơ bản về ánh xạ dựa trên giả định rằng có mối quan hệ giữa điểm các
mục của bộ công cụ HRQoL chuyên biệt và thước đo HRQoL chung với giả định là
công cụ chuyên biệt phản ánh một số khía cạnh của chất lượng cuộc sống liên quan đến
sức khỏe cũng được đánh giá bằng công cụ chung và mối quan hệ giữa hai yếu tố này
có thể được ước tính và sử dụng để dự đốn điểm số dựa trên sở thích cho cơng cụ
HRQoL. Ánh xạ là một kỹ thuật hữu ích khi việc định giá trực tiếp HRQoL bằng thước
đo dựa trên sở thích chung là không khả thi hoặc không thực tế.
1.4.2. Ánh xạ trực tiếp và ánh xạ gián tiếp hệ số chất lượng cuộc sống từ QLQ-C30
và EQ-5D-5L
Ánh xạ trực tiếp và ánh xạ gián tiếp là hai phương pháp được sử dụng để ánh xạ

hai bộ công cụ QLQ-C30 và EQ-5D-5L để ước tính các tiện ích của trạng thái sức khỏe.
Ánh xạ trực tiếp liên quan đến việc ước tính trực tiếp hệ số chất lượng cuộc sống dựa
trên mối quan hệ giữa các thang đo phụ QLQ-C30 và điểm chỉ số EQ-5D-5L (đã được
quy đổi điểm tiện ích: EQ-5D-5L là biến liên tục), sử dụng các mơ hình thống kê như
hồi quy tuyến tính hoặc phi tuyến tính. Ánh xạ gián tiếp liên quan đến việc dự đoán hệ
số chất lượng cuốc sống dựa vào mối quan hệ giữa các thang đo phụ QLQ-C30 và điểm
số phản hồi các mục EQ-5D-5L (chưa được quy đổi điểm tiện ích: EQ-5D-5L là biến
thứ bậc), sử dụng các mơ hình thống kê hồi quy logistic thứ tự. Nghiên cứu này tập trung
xây dựng thuật toán ánh xạ trực tiếp các mục điểm QLQ-C30 lên điểm chỉ số EQ-5D5L trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân BCMDT tại Việt Nam.
1.5. Tổng quan các nghiên cứu về thuật toán ánh xạ từ bộ công cụ EORTC QLQC30 lên bộ công cụ EQ-5D-5L trong đánh giá CLCS của bệnh nhân ung thư
1.5.1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của nghiên cứu
Nhu cầu về các dịch vụ y tế ngày càng gia tăng đi kèm với chi phí chăm sóc sức
khỏe leo thang khiến cho ngành y tế đã và đang đối mặt với những thách thức lớn. Với
nguồn lực hạn chế, việc vẫn phải cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cho người bệnh
nhưng với chi phí tối thiểu là thách thức cho các chun gia y tế. Chính vì vậy, việc đánh
giá thuốc và dịch vụ y tế hiện nay khơng chỉ dừng ở đánh giá tính an tồn và hiệu quả
mà cịn phải xem xét tính chi phí – hiệu quả và tác động ngân sách lên Quỹ BHYT [15].
Để phân tích chi phí – hiệu quả, cần phải có dữ liệu về chi phí và hiệu quả. Trong
đó, chỉ số QALY thường được lựa chọn làm kết quả đầu ra cho hiệu quả vì đây là một
thước đo về tác động của các can thiệp y tế thể hiện cả hai mặt của kết quả y tế gồm:
mức độ cải thiện sức khỏe và thời gian cải thiện sức khỏe. QALY được tính bằng tích
của thời gian sống của bệnh nhân và hệ số HRQoL được đánh giá bằng cách sử dụng dữ
liệu từ phản hồi của bệnh nhân dựa trên phỏng vấn trực tiếp bằng bộ công cụ đánh giá
12


chất lượng cuộc sống. Do vậy, việc xác định mức độ cải thiện sức khỏe hay hệ số HRQoL
là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phân tích chi phí – hiệu quả, kinh tế y tế.
Điều trị bệnh ung thư đã và đang là một gánh nặng kinh tế lớn khơng chỉ với người
bệnh mà cịn đối với Quỹ BHYT. Trong các bệnh ung thư, bệnh BCMDT là một bệnh

máu ác tính thường gặp với số người mắc bệnh tăng nhanh chóng trong những năm qua.
Do đó việc phân tích chi phí – hiệu quả các bệnh nhân BCMDT là vô cùng quan trọng
trong việc lên kế hoạch điều trị với hiệu quả và chi phí mong đợi khi mà nguồn lực tài
chính y tế cịn hạn hẹp và mức thu nhập bình qn cịn thấp, chính sách chi trả cho thuốc
IM, NL đã thay đổi, khơng cịn chương trình hỗ trợ thuốc cho người bệnh. Kéo theo đó
là sự cần thiết và tầm quan trọng của việc đánh giá chất lượng cuộc sống hay ước lường
chỉ số HRQoL ở những bệnh nhân BCMDT một cách chính xác và hợp lý.
Từ đặc điểm của hai thang đo trên trong đánh giá chất lượng cuộc sống trên những
bệnh nhân ung thư, có thể thấy rằng cả hai bộ cơng cụ đều hữu dụng và được sử dụng
linh hoạt trong đánh giá cơng nghệ y tế nói chung và phân tích hiệu quả - chi phí nói
riêng. Bộ cơng cụ chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư QLQ-C30 đi sâu vào đặc điểm,
triệu chứng hoặc đặc trưng cho bệnh nhân đó, cho phép đánh giá chất lượng cuộc sống
trên bệnh nhân ung thư chính xác hơn, được ứng dụng trong thử nghiệm lâm sàng và
hiệu quả trong việc so sánh giữa nhiều phương pháp can thiệp ung thư nhằm đưa ra lựa
chọn điều trị ưu tiên cho người bệnh. Trong khi đó, bộ cơng cụ đo lường CLCS chung
EQ-5D-5L lại cho ta cái nhìn tổng quan giữa mọi đối tượng và vì vậy hệ số chất lượng
cuộc sống EQ-5D-5L của bệnh nhân ung thư được ứng dụng trong đánh giá kinh tế y tế,
được sử dụng để so sánh với các nguồn lực được chi cho các bệnh khác giúp các nhà
hoạch định đưa ra các chính sách phân bổ nguồn lực y tế phù hợp [26].
Vì vậy, để đo hường hệ số HRQoL một cách chính xác hơn nhằm giải quyết hiệu
quả nhiều vấn đề kinh tế y tế trên bệnh nhân BCMDT, việc xây dựng thuật toán ánh xạ
quy đổi kết quả từ bộ công cụ EORTC-QLQ-C30 sang hệ số HRQoL của bộ công cụ
EQ-5D-5L là cần thiết. Các mơ hình ánh xạ này được sử dụng để ước tính điểm chỉ số
EQ-5D-5L từ dữ liệu QLQ-C30 cho những bệnh nhân mới chưa hoàn thành bộ câu hỏi
EQ-5D-5L hoặc khi khơng có sẵn dữ liệu EQ-5D-5L trực tiếp của các bệnh nhân
BCMDT.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
❖ Tình hình nghiên cứu ngồi nước:
Mặc dù trên thế giới, đã có một số thuật tốn ánh xạ từ phép đo đặc hiệu cho các
bệnh ung thư QLQ-C30 lên chỉ số EQ-5D đã được phát triển, nhưng phần lớn là bộ công

cụ EQ-5D-3L [29], [66], [73], và chỉ có một số thuật tốn trên EQ-5D-5L [48], [51].
13


Kết quả tổng quan tài liệu qua quá trình tìm kiếm trên bốn nguồn cơ sở dữ liệu uy tín
(Pubmed, Cochrane, ResearchGate và GoogleScholar) thơng qua 3 từ khóa chính
(“mapping”, “EQ-5D-5L” và “QLQ-C30”) thu được 8 nghiên cứu liên quan đến hướng
nghiên cứu của đề tài. Đặc điểm các nghiên cứu được tóm tắt ở Bảng 1.1.

14


Bảng 1.1. Đặc điểm các nghiên cứu liên quan
Tác giả - năm
1. Yousefi và
cộng sự (2021)
[74]

Đối tượng
nghiên cứu
668 BN ung
thư đại trực
tràng và ung
thư vú tại
Iran
Sử dụng
EQ-5D5LIran

2. Xu và cộng sự
(2020) [71]


2222 BN
ung thư
hạch (u
lympho) tại
Trung Quốc
EQ-5D5LTrung

Lựa chọn biến

Mơ hình ánh xạ

Phân tích đơn
biến các đặc
điểm nhân khẩu
học và lâm sàng
(p < 0,05) chọn
biến cho mơ
hình đa biến với
tất cả các thang
đo QLQ-C30,
sau đó loại bỏ
ngược (p < 0,1)
Tuổi và giới tính
được đưa vào
mơ hình dựa vào
các nghiên cứu
trước đây

- Mơ hình 1: tất cả các

thang đo
- Mơ hình 2: các thang đo
phụ tác động chính - Mơ
hình 3: Mơ hình 2 + các
cặp tương tác (QL x FA,
PF x RF và RF x PA)
- Mơ hình 4: Mơ hình 3 +
dữ liệu lâm sàng và nhân
khẩu học (tuổi và loại ung
thư)
- Mơ hình 1: tất cả các
thang đo
- Mơ hình 2: mơ hình 1 +
các cặp bình phương
- Mơ hình 3: mơ hình 2 +
hai cặp tương tác
- Mơ hình 4: mơ hình 3 +
các biến nhân khẩu học
(giới tính và tuổi)

15

Phương pháp
hồi quy
OLS, CLAD

Thẩm định
mơ hình
Xác thực chéo
10 lần


OLS, Tobit,
Beta_TPM,
ALDVMM
Thẩm định
mơ hình
Xác thực chéo
10 lần

Hiệu suất dự đốn
EQ-5D-5L = (- 0,071; 0,894)
Pred R2 = (59,89%; 71,58%)
Adj R2 = (61,32%; 71,93%)
RMSE = (0,1002; 0,1180)
MAE = (0,0712; 0,0904)
ICC = (0,632; 0,739)
p = (0,691; 0,801)
Thuật toán ánh xạ tốt nhất là OLS-4

Mean (EQ-5D-5L) = 0,81 ± 0,21 (-0,81; 1)
Trung bình 10 lần xác thực cho toàn bộ
mẫu:
R2 = (0,5469; 0,6046)
RMSE = (0,1282; 0,1445)
MAE = (0,0876; 0,1023)
Trung bình 10 lần xác thực cho nhóm
BN u lympho Hodgkin:
R2 = (0,4631; 0,5458)
RMSE = (0,1395; 0,1517)
MAE = (0,0943; 0,1059)

Trung bình 10 lần xác thực cho nhóm
BN u lympho khơng Hodgkin:
R2 = (0,5588; 0,6021)
RMSE = (0,1288; 0,1467)


×