Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nguyễn trà my phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện đa khoa đống đa thành phố hà nội năm 2022 luận văn thạc sĩ dược học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TRÀ MY

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐÃ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
ĐỐNG ĐA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NĂM 2022
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2023

`


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TRÀ MY

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐÃ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
ĐỐNG ĐA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NĂM 2022



LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 8720412
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

HÀ NỘI 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Các số liệu, kết quả luận văn
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác
Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2023
Người thực hiện

Nguyễn Trà My


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS
Nguyễn Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn, bổ sung cho tôi nhiều kiến thức,
kinh nghiệm, đặc biệt là những kỹ năng trong nghiên cứu khoa học, luôn tạo điều kiện
thuận lợi giúp tơi hồn thành tốt luận văn này.
Tơi vô cùng biết ơn đến quý Thầy, Cô giảng viên bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dược – Trường Đại học Dược Hà Nội đã dìu dắt tơi trong q trình học tập và nghiên
cứu, trang bị cho tơi kiến thức vơ giá giúp tơi hồn thành luận văn.

Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc, khoa Dược Bệnh viện

đa khoa Đống Đa đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện
nghiên cứu.
Cuối cùng, với tất cả lịng kính trọng và biết ơn. Tơi xin gửi đến gia đình và tồn
thể người thân, bạn bè đã hết lòng giúp đỡ và động viên tơi, để tơi có được sự trưởng
thành như ngày hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2023
Học viên

Nguyễn Trà My


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
1.1. Danh mục thuốc đã sử dụng và phương pháp phân tích sử dụng thuốc ...................3
1.1.1. Danh mục thuốc đã sử dụng ..................................................................................3
1.1.2. Các phương pháp phân tích sử dụng thuốc ........................................................... 3
1.1.3. Một số văn bản pháp luật có liên quan đến sử dụng thuốc ...................................8
1.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại một số bệnh viện ...........................................10
1.2.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý............................ 10
1.2.2. Cơ cấu sử dụng thuốc biệt dược gốc và thuốc generic ........................................12
1.2.3. Thực trạng về sử dụng thuốc đơn thành phần, thuốc phối hợp đa thành phần,
thuốc tiêm truyền ...........................................................................................................13
1.2.4. Cơ cấu sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu ............................. 14
1.3. Vài nét về Bệnh viện đa khoa Đống Đa và khoa dược Bệnh viện đa khoa Đống Đa

.......................................................................................................................................16
1.3.1. Cơ cấu nhân lực và tổ chức Bệnh viện đa khoa Đống Đa ...................................16
1.3.2. Khoa Dược Bệnh viện đa khoa Đống Đa ............................................................ 16
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 18
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ...........................................................................18
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 18
2.2.2. Biến số nghiên cứu .............................................................................................. 18
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................21
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ...................................................................................................21


2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................................. 21
2.2.6. Biện pháp khắc phục sai số .................................................................................25
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................................... 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................26
3.1.1. Cơ cấu thuốc đã sử dụng theo nhóm thuốc: nhóm thuốc hóa dược - thuốc dược
liệu – thuốc cổ truyền ....................................................................................................26
3.1.2. Cơ cấu DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý ............................................26
3.1.3. Cơ cấu các thuốc đã sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ: Nhập khẩu/Sản xuất
trong nước ...................................................................................................................... 31
3.1.4. Cơ cấu DMT sử dụng theo thuốc đơn thành phần, đa thành phần ...................... 34
3.1.5. Cơ cấu DMT sử dụng theo đường dùng .............................................................. 35
3.2. Xác định bất cập và nguyên nhân trong danh mục thuốc đã sử dụng của Bệnh viện
đa khoa Đống Đa, thành phố Hà Nội năm 2022 ........................................................... 40
3.2.1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN ..............40
3.2.2. Cơ cấu các thuốc đã sử dụng theo ABC ............................................................ 40
3.2.3. Bất cập trong việc sử dụng các thuốc nhóm AN ...............................................47
3.2.4. Bất cập trong việc sử dụng cùng 1 hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, đường dùng

thì các biệt dược nằm trong nhiều hạng A, B, C ........................................................... 48
3.2.5. Bất cập và nguyên nhân trong sử dụng danh mục thuốc theo Thông tư 03/2019
TT-BYT ......................................................................................................................... 50
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 56
4.1. Mục tiêu 1: Mô tả cơ cấu thuốc đã sử dụng của Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,
thành phố Hà Nội năm 2022. ......................................................................................... 56
4.1.1. Kinh phí sử dụng thuốc ....................................................................................... 56
4.1.2. Về danh mục thuốc sử dụng ................................................................................56
4.1.3. Về cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm TDDL ........................................................ 57
4.1.4. Về cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ..............................................59
4.1.5. Cơ cấu DMT sử dụng theo thuốc đơn thành phần, đa thành phần ...................... 60
4.1.6. Cơ cấu DMT sử dụng theo thuốc hoá dược biệt dược gốc/ Generic ................... 61


4.1.7. Cơ cấu DMT sử dụng theo đường dùng .............................................................. 63
4.2. Mục tiêu 2: Phân tích những vấn đề tồn tại trong danh mục thuốc đã sử dụng của
Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, thành phố Hà Nội năm 2022 .........................................64
4.2.1. Cơ cấu DMT sử dụng theo phân tích ma trận ABC/VEN ...................................64
4.2.2. Bất cập trong việc sử dụng các kháng sinh hạng A .............................................67
4.2.3. Bất cập trong việc sử dụng các thuốc nhóm AN................................................68
4.2.4. Bất cập trong việc sử dụng cùng 1 hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, đường nằm
trong nhiều hạng A, B, C ............................................................................................... 69
4.2.5. Bất cập trong sử dụng danh mục thuốc theo Thông tư 03/2019 TT-BYT ........71
4.2.6. Một số hạn chế của đề tài: .................................................................................. 72
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 73
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết

Tiếng Việt

tắt
BDG

Biệt dược gốc

BHYT

Bảo hiểm y tế

BV
DMT
DMTBV
GT
GTSD
HĐT&ĐT
KHTH

Bệnh viện
Danh mục thuốc
Danh mục thuốc bệnh viện
Giá trị
Giá trị sử dụng
Hội đồng thuốc và điều trị
Kế hoạch tổng hợp


KD

Khoa Dược

KM

Khoản mục

MHBT

Mơ hình bệnh tật

NK

Nhập khẩu



Quyết định

STT

Số thứ tự

SXTN

Sản xuất trong nước

TDDL


Tác dụng dược lý

TT-BYT
VEN
YHCT

Thông tư – Bộ Y tế
Thuốc tối cần, Thuốc thiết yếu, Thuốc không thiết yếu (V Vital drugs, E - Essential drugs, N - Non essential drugs)
Y học cổ truyền


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Cơ cấu tổ chức Bệnh viện đa khoa Đống Đa

17

Hình 1.2

Cơ cấu tổ chức khoa Dược Bệnh viện đa khoa Đống Đa

17



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Cơ cấu sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc generic

12

Bảng 1.2

Cơ cấu sử dụng theo thành phần và đường dùng

13

Bảng 1.3
Bảng 2.4
Bảng 3.5

Cơ cấu thuốc đã sử dụng theo nguồn gốc tại một số bệnh
viện
Biến số nghiên cứu trong phân tích DMT sử dụng
Cơ cấu DMT sử dụng theo thuốc hóa dược và thuốc dược
liệu và thuốc cổ truyền


15
20
26

Bảng 3.6

Tỷ lệ thuốc sử dụng theo nhóm TDDL

26

Bảng 3.7

Cơ cấu nhóm thuốc kháng sinh

29

Bảng 3.8

Mười thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều nhất

30

Bảng 3.9

Tỷ lệ thuốc SXTN, thuốc NK

31

Bảng 3.10 Danh sách các thuốc NK có chi phí sử dụng lớn nhất

Bảng 3.11

Cơ cấu thuốc điều trị ký sinh trùng và nhiễm khuẩn và tim
mạch SXTN và NK

Bảng 3.12 Tỷ lệ thuốc đơn thành phần, đa thành phần
Bảng 3.13

Cơ cấu danh mục thuốc hoá dược theo tên biệt dược gốc
và tên generic

Bảng 3.14 Tỷ lệ thuốc đường tiêm, uống và đường dùng khác
Bảng 3.15

Danh mục các thuốc cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng,
dạng bào chế dùng trong cả đường uống và đường tiêm

31
33
34
35
36
36

Bảng 3.16 Cơ cấu thuốc TDDL theo đường tiêm truyền

37

Bảng 3.17 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo đường dùng


39

Bảng 3.18 Mười thuốc kháng sinh đường tiêm sử dụng nhiều nhất

39

Bảng 3.19 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN

40

Bảng 3.20 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC

40


Bảng 3.21

Bảng 3.22

Cơ cấu sử dụng danh mục hoạt chất hạng A – nhóm thuốc
kháng sinh
Cơ cấu sử dụng danh mục hoạt chất hạng A – nhóm thuốc
tim mạch

41

42

Bảng 3.23 Kết quả phân tích ma trận ABC- VEN


43

Bảng 3.24 Các thuốc hoá dược hạng B trong phân loại E

44

Bảng 3.25 Các thuốc hoá dược hạng C trong phân loại E

45

Bảng 3.26 Danh mục thuốc AN được sử dụng

47

Bảng 3.27

Tỷ lệ về số lượng BDG và Generic những hoạt chất cùng
nồng độ, hàm lượng, đường dùng

49

Bảng 3.28 Phân loại thuốc sử dụng theo thông tư 03/2019/TT-BYT

50

Bảng 3.29 Danh mục hoạt chất của thuốc NK có thể thay thế được

51

Bảng 3.30


Bảng 3.31

Chênh lệch chi phí giữa thuốc Generic SXTN và Generic
NK có khả năng thay thế
Chênh lệch chi phí giữa thuốc Biệt dược gốc và Generic
Nhóm 1 có khả năng thay thế

52

54


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt để bảo vệ tính mạng và nâng cao sức
khoẻ cho bệnh nhân. Chi phí ngày càng tăng và thiếu nguồn nhân lực thường
khiến cho hệ thống y tế khơng có đủ khả năng để cung ứng số lượng thuốc cần
thiết đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế
mức chi tiền thuốc tính theo bình qn đầu người liên tục tăng trưởng dương và
ổn định. Năm 2017, tiền thuốc chi cho đầu người khoảng 56 USD và dự báo con
số này sẽ cịn tăng lên với mức tăng ít nhất 14% cho tới năm 2025 [1]. Năm
2013 ở nước ta, chi phí tiền thuốc chỉ 33 USD/người trong khi trên thế giới là
180 USD/người, so với các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và Canada, mức
tiêu thụ thuốc bình quân đầu người là 800 USD/người/năm [2].
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân,
nên mơ hình bệnh tật càng phức tạp, mức độ nặng của người bệnh ảnh hưởng
trực tiếp tới việc sử dụng thuốc. Ngoài ra, kỹ thuật điều trị, kinh nghiệm, đạo
đức và trình độ chữa bệnh của thầy thuốc cũng ảnh hưởng tới việc kê đơn thuốc
điều trị cho người bệnh [3]. Do vậy, chi phí tiền thuốc cho người bệnh cơ bản
được thông qua hệ thống cơ sở y tế điều trị bệnh tật. Để đảm bảo chất lượng

khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh địi hỏi việc cung ứng thuốc
đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng và hợp lý đóng vai trị hết sức quan trọng.
Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến cơng tác cung ứng
thuốc chính là hoạt động sử dụng thuốc, đặc biệt là sử dụng thành cơng danh
mục thuốc trúng thầu với chi phí hợp lý nhất của bệnh viện.
Hiện nay trên thế giới, các bệnh viện đều cung ứng thuốc để sử dụng với
những cơ cấu phù hợp với tiêu chí của danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đó.
Nhìn chung, các tiêu chí của danh mục thuốc sử dụng tại Việt Nam như cơ cấu
thuốc đã sử dụng (khoản mục và giá trị) theo nhóm tác dụng dược lý, theo thành
phần, theo biệt dược gốc và thuốc generic, theo đường dùng, theo phân tích ma
trận ABC/VEN.

1


Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về danh mục thuốc đã sử dụng đều
dựa trên các tiêu chí nói trên [4], [5], [6] …. Trong đó, một số nghiên cứu đã chỉ
ra tồn tại và nguyên nhân tồn tại của danh mục thuốc đã sử dụng dựa trên các
tiêu chí nêu trên [6], [7], [8]. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chưa phân tích
sâu về các nguyên nhân liên quan tới chẩn đoán bệnh dựa trên các chỉ số sinh
hóa, kháng sinh đồ, kê đơn của thầy thuốc..…
Bệnh viện đa khoa Đống Đa là Bệnh viện đa khoa hạng II thuộc thành
phố Hà Nội. Mỗi năm bệnh viện khám và điều trị cho hàng trăm ngàn lượt bệnh
nhân với số lượng và giá trị tiền thuốc rất lớn. Cho đến nay, chưa có một nghiên
cứu nào về danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện. Do đó, việc đánh giá hiệu quả
sử dụng, chỉ ra những bất cập, tồn tại về danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
là hết sức cần thiết và mang tính thực tiễn. Đề tài: “Phân tích danh mục thuốc đã
sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa thành phố Hà Nội năm 2022” được thực
hiện với 2 mục tiêu:
1. Mô tả cơ cấu thuốc đã sử dụng của Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, thành

phố Hà Nội năm 2022.
2. Phân tích những vấn đề tồn tại trong danh mục thuốc đã sử dụng của
Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, thành phố Hà Nội năm 2022.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phản ánh được thực trạng hoạt
động sử dụng thuốc của Bệnh viện đa khoa Đống Đa thành phố Hà Nội năm
2022, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp xây dựng danh mục thuốc hợp lý
góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả trong hoạt động đầu thầu và sử dụng
thuốc cho Bệnh viện đa khoa Đống Đa thành phố Hà Nội trong những năm tiếp
theo.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Danh mục thuốc đã sử dụng và phương pháp phân tích sử dụng thuốc
1.1.1. Danh mục thuốc đã sử dụng
Khái niệm
Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện (DMT) là một danh sách các
thuốc đã được sử dụng thực tế hằng năm tại bệnh viện.
Mỗi bệnh viện sẽ xây dựng một danh mục thuốc đặc thù riêng cho mình,
Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh
viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện,
thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện [9].
Hội đồng thuốc và điều trị đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng
DMT bệnh viện, sự lựa chọn thuốc để mua sắm, sử dụng cho người bệnh theo
nguyên tắc: ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất
trong nước [9].
Việc phân tích danh mục thuốc đã sử dụng là để chỉ ra những bất cập và
nguyên nhân của DMT bệnh viện, sự lựa chọn thuốc để mua sắm, sử dụng cho
người bệnh theo nguyên tắc: ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất,

thuốc sản xuất trong nước [9]. Từ đó giúp cho các nhà quản lý kịp thời điều
chỉnh hoạt động cung ứng thuốc của các bệnh viện được tốt hơn.
1.1.2. Các phương pháp phân tích sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc không hợp lý là vấn đề được quan tâm trên tồn cầu vì
những hậu quả nghiêm trọng mà nó mang lại như làm tăng đáng kể chi phí cho
hoạt động chăm sóc sức khỏe, giảm chất lượng điều trị, tăng nguy cơ xảy ra các
phản ứng có hại của thuốc. Trong các bệnh viện, HĐT&ĐT với nhiệm vụ tư vấn
cho Giám đốc bệnh viện về việc sử dụng thuốc nhằm mục đích đảm bảo thuốc
được sử dụng một cách hiệu quả, an toàn, hợp lý và kinh tế. Để quản lý được
việc sử dụng thuốc một cách hiệu quả cần có các phương pháp phân tích dữ liệu
và tổng hợp thông tin về thuốc. Từ những kết quả thu được, HĐT&ĐT sẽ có

3


những biện pháp thích hợp nhằm quản lý và phát hiện ra các vấn đề về sử dụng
thuốc. Để phân tích hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện Hội đồng thuốc
cần áp dụng các phương pháp như: Phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị,
phân tích VEN, phân tích theo liều xác định trong ngày - DDD (Defined Daily
Dose) và giám sát các chỉ số dùng thuốc [9].
1.1.2.1. Phân tích nhóm điều trị
Phân tích nhóm điều trị là phương pháp dựa vào đánh giá số lượng và giá
trị tiền thuốc sử dụng của các nhóm tác dụng dược lý. Phương pháp này sử dụng
dữ liệu thống kê chi phí sử dụng, phần trăm chi phí của từng thuốc sử dụng trên
tổng chi phí sử dụng thuốc của tồn viện. Sau đó phân loại nhóm điều trị cho
từng thuốc: phân loại này này có thể dựa vào phân loại DMT thiết yếu của Tổ
chức Y tế thế giới hoặc theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại
Dược lý - Điều trị của hiệp hội Dược thư bệnh viện của Mỹ (AHFS) hoặc hệ
thống phân loại Giải phẫu - Điều trị - Hóa học (ATC) của Tổ chức Y tế thế giới.
Tại Việt Nam hiện nay, quy trình phân tích nhóm điều trị được thực hiện theo

thơng tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế [9].
Phân tích nhóm điều trị giúp:
+ Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất với chi
phí nhiều nhất.
+ Xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý trên cơ sở thơng tin và
tình hình bệnh tật.
+ Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu
thụ khơng mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể như sốt rét hay sốt xuất
huyết.
+ HĐT&ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các
nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.

4


Từ đó tiến hành phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao để
xác định những thuốc có đơn giá cao và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí
thấp nhưng mang lại hiệu quả cao [9].
1.1.2.2. Phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn
trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện [9].
Phân tích ABC có thể sử dụng số liệu về thuốc cho chu kỳ trên 1 năm
hoặc ngắn hơn. Sau khi phân tích, các thuốc (nhất là thuốc thuộc hạng A) cần
được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc khơng có trong danh
mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều trị có hiệu lực
tương đương nhưng có chi phí thấp hơn. Ưu điểm chính của phân tích ABC là
giúp xác định xem phần lớn nguồn ngân sách được chi trả cho những thuốc nào.
Thông thường thuốc hạng A chiếm khoảng 10 - 20% tổng số thuốc, thuốc hạng
B chiếm khoảng 10 - 20% tổng số thuốc và thuốc hạng C chiếm khoảng 60 80% [9].

Phương pháp phân tích ABC dùng để xác định và so sánh chi phí y tế
trong hệ thống danh mục thuốc, qua đó sẽ cung cấp thơng tin cơ bản để giảm
thiểu chi phí và phân tích chi phí - hiệu quả. Phân tích ABC cho thấy những
thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục
hoặc có sẵn trên thị trường. Từ kết quả phân tích thơng tin thu được có thể được
sử dụng để:
+ Lựa chọn hoặc thay thế các thuốc có chi phí thấp hơn.
+ Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế.
+ Thương lượng với nhà cung ứng hoặc đấu thầu thuốc để mua được
thuốc với giá thấp hơn.

5


+ Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của cộng đồng để từ đó phát hiện những điểm chưa hợp lý trong sử dụng thuốc
bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mơ hình bệnh tật.
+ Xác định phương thức mua thuốc khơng có trong DMT thiết yếu của
bệnh viện.
Kết quả phân tích ABC sẽ là cơ sở khoa học để lãnh đạo bệnh viện,
HĐT&ĐT và lãnh đạo các đơn vị trong bệnh viện để ra những chính sách, qui
chế,... để quản lý và sử dụng hợp lý nhất các thuốc hạng A. Khi đó, 80% kinh
phí sử dụng thuốc sẽ được sử dụng hiệu quả và kinh tế thông qua việc quản lý và
sử dụng 10-20% danh mục thuốc của bệnh viện. Trong điều kiện có thể, bệnh
viện sẽ tổ chức quản lý sử dụng hiệu quả cả các thuốc hạng B, khi đó 95% kinh
phí sử dụng thuốc của bệnh viện đã được sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, để quản
lý được thêm 15% kinh phí có hiệu quả, bệnh viện phải huy động thêm các
nguồn lực quản lý thêm 10-20% danh mục thuốc. Nếu khơng dựa vào phân tích
ABC bệnh viện rất có thể tập trung nguồn lực để quản lý 80% danh mục thuốc
bệnh viện những thực chất chỉ quản lý được 20% kinh phí sử dụng cho thuốc.

Trong một số trường hợp, phân tích ABC cần phải sử dụng cả số lượng về giá
thành, các thuốc biệt dược và chi phí ngồi thuốc như dụng cụ đi kèm... Phân
tích ABC cũng có thể được sử dụng để đánh giá một phác đồ điều trị khi tất cả
các thuốc sử dụng có hiệu quả tương đương. Tóm lại: Ưu điểm chính của
phương pháp này là giúp xác định phân lớn ngân sách chỉ trả cho những thuốc
nào.
1.1.2.3. Phân tích VEN
Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua
sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí khơng đủ để mua toàn
bộ các loại thuốc như mong muốn. Bên cạnh đó, phân tích VEN cịn cho phép so
sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả năng sử dụng khác nhau. Trong
phân tích VEN, các thuốc được chia thành 3 hạng mục như sau:

6


+ Thuốc V (Vital drugs) là những thuốc dùng trong các trường hợp cấp
cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ cơng tác khám,
chữa bệnh của bệnh viện.
+ Thuốc E (Essential drugs) là những thuốc dùng trong các trường hợp
bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mơ hình
bệnh tật của bệnh viện.
+ Thuốc N (Non-essential drugs) là những thuốc dùng trong các trường
hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều
trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao khơng tương xứng với
lợi ích lâm sàng của thuốc [9].
* Ý nghĩa của phân tích VEN:
Phân tích VEN là 1 phương pháp đặc biệt giúp cho nhà quản lý bệnh viện
đưa ra ưu tiên cho việc lựa chọn, mua thuốc và sử dụng trong hệ thống quản lý
bệnh viện đưa ra ưu tiên cho việc lựa chọn, mua thuốc và sử dụng trong hệ

thống, quản lý hàng tồn kho và xác định sử dụng thuốc với giá cả phù hợp [10],
[11].
+ Về lựa chọn thuốc: Thuốc V, E được ưu tiên lựa chọn, đặc biệt trong
trường hợp nguồn ngân sách hạn hẹp.
+ Về mua sắm thuốc: Các thuốc V, E cần phải kiểm soát khi đặt hàng đủ
số lượng dự trữ cần thiết, giảm dự trữ thuốc nhóm N. Nếu ngân sách hạn hẹp thì
việc sử dụng phân tích VEN được dùng để đảm bảo số lượng các thuốc V, E
được mua đầy đủ trước tiên, sau đó sẽ lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy để
mua thuốc thiết yếu. Đối với nhà cung cấp mới, có thể thử mua các thuốc khơng
thiết yếu trước.
- Về sử dụng thuốc: Theo dõi kiểm soát sử dụng thuốc, đưa ra các kiến
nghị về sử dụng thuốc V và E, xem xét hạn chế dùng thuốc nhóm N.
- Về dự trữ: Chú ý đặc biệt lưu trữ các thuốc V, E có một số lượng tồn
kho an tồn nhất định, tránh trường hợp thiếu thuốc.

7


1.1.2.4. Phân tích ma trận ABC/VEN
Có nhiều nghiên cứu về sử dụng thuốc trong bệnh viện cũng kết hợp giữa
các phương pháp phân tích, nhất là ma trận ABC/VEN để phân tích cụ thể hơn
nữa thực trạng sử dụng thuốc trong bệnh viện, qua đó góp phần giúp bệnh viện
kiểm soát tốt hơn hoạt động sử dụng thuốc cũng như cơng tác cung ứng thuốc
trong bệnh viện.
Phân tích ABC kết hợp với phân tích VEN để xác định mối quan hệ giữa
thuốc có chi phí cao nhưng có độ ưu tiên thấp, để hạn chế hoặc loại bỏ thuốc.
1.1.3. Một số văn bản pháp luật có liên quan đến sử dụng thuốc
Trong những năm gần đây, Bộ y tế đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn
về quản lý sử dụng thuốc, có liên quan đến các cơ sở khám chữa bệnh:
- Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ y tế quy định tổ

chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện. Khoa Dược có chức năng và tham
mưu cho Giám đốc về tồn bộ cơng tác Dược trong bệnh viện, nhằm đảm bảo
cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Như vậy khoa Dược đóng vai trị chủ đạo và đầu
mối trong quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện [13].
- Thông tư 07/VBHN-BYT ngày 19/04/2018 của Bộ Y tế Hướng dẫn sử
dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Theo đó, bệnh viện căn cứ tình
trạng người bệnh, mức độ bệnh lý để lựa chọn thuốc dùng thích hợp. Bệnh nhân
chỉ dùng đường tiêm khi không uống được hoặc khi sử dụng thuốc theo đường
uống không đáp ứng yêu cầu điều trị [14].
- Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc phê duyệt Đề án Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam [15].
- Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ y tế quy định hoạt
động của HĐT & ĐT. Thông tư nêu rõ chức năng của HĐT&ĐT là tư vấn cho
Giám đốc về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị, thực hiện tốt chính sách
quốc gia về thuốc trong bệnh viện. Theo đó HĐT&ĐT có 6 nhiệm vụ cơ bản :

8


1. Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc
2. Xây dựng DMT bệnh viện
3. Xây dựng và thực hiện hướng dẫn điều trị
4. Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
5. Giám sát phản ứng có hại của thuốc và các sai sót trong điều trị
6. Thơng báo kiểm sốt thơng tin thuốc
HĐT&ĐT đóng vai trị điều phối, xử lý các vấn đề sử dụng thuốc trong đó
quan trọng nhất là xây dựng và quản lý DMT bệnh viện.
- Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 của Bộ y tế ban hành danh
mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi

thanh toán của quỹ BHYT [16].
- Thông tư 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019 của Bộ y tế ban hành danh
mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng
cung ứng thay thế cho thơng tư 10/2016/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01 tháng 06 năm 2019 [17].
- Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ y tế về danh mục
và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ
và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
Thông tư quy định về 1030 thuốc tân dược phân thành 27 nhóm tác dụng dược
lý và 59 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu nằm trong phạm vi thanh tốn
quỹ BHYT [18].
- Thơng tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ y tế Quy định
việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập thay thế thơng tư 11/2016/TTBYT có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019. Thông tư quy định số lượng
thuốc sử dụng nằm trong khoảng 80-120% so với số lượng thuốc trúng thầu. Đối
với thuốc cấp cứu, thuốc giải độc, thuốc hiếm, thuốc kiểm soát đặc biệt, dịch
truyền bảo đảm thực hiện 50-120% so với số lượng thuốc trúng thầu [19]. Về
phân chia nhóm trong Gói thầu thuốc generic trong thông tư 11/2016/TT-BYT.

9


Nhóm 1 gồm:
+ Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc
PIC/s-GMP tại cơ sở sản xuất thuộc nước tham gia ICH và Australia;
+ Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn WHOGMP do Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận và được cơ quan quản lý quốc
gia có thẩm quyền cấp phép lưu hành tại nước tham gia ICH hoặc Australia;
Nhóm 2: Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EUGMP hoặc PIC/s-GMP nhưng không thuộc nước tham gia ICH và Australia;
Nhóm 3: Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn WHOGMP được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận;
Nhóm 4: Thuốc có chứng minh tương đương sinh học do Bộ Y tế
cơng bố;

Nhóm 5: Là những thuốc cịn lại, thuốc khơng đáp ứng tiêu chí của các
nhóm 1, 2, 3 và 4.
1.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại một số bệnh viện
1.2.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Năm 2014, Bộ Y ban hành Thông tư 40/TT-BYT ngày 17/11/2014 về
DMT tân dược và Thông tư 05/2015/TT- BYT ngày 17/3/2015 về DMT thuốc
đông dược, vị thuốc y học cổ truyền [20] , [16]. Đến ngày 30/10/2018, Bộ Y
ban hành Thông tư 30/2018/TT-BYT Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện
thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu
thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế [18] thuộc phạm
vi thanh toán của quỹ BHYT làm nền tảng để các cơ sở khám, chữa bệnh xây
dựng DMT sử dụng tại đơn vị mình.
Qua khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa, DMT sử dụng đa dạng về
nhóm tác dụng được lý. Cụ thể DMT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai năm
2020 gồm 1784 khoản mục phân thành 18 nhóm tác dụng dược lý [21]; Bệnh
viện đa khoa Bắc Kạn 2018 sử dụng 350 khoản mục thuộc 16 nhóm tác dụng

10


dược lý [22]. Tại Bệnh viện đa khoa khu vực Nam Bình Thuận tỉnh Bình Thuận
năm 2017, DMT sử dụng tại bệnh viện là 633 khoản mục được chia thành 17
nhóm tác dụng dược lý và tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh danh mục thuốc
sử dụng năm 2017 là 745 khoản mục phân thành 11 nhóm tác dụng dược lý [6],
[4]. Phần lớn kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện trong những năm gần đây
cho thấy thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm có số lượng
và giá trị sử dụng lớn nhất. Bên cạnh đó, các nhóm thuốc điều trị: ung thư, tim
mạch, nội tiết cũng có chi phí sử dụng cao. Điều này phản ánh xu hướng mặc
dù bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm ưu thế nhưng đã có sự gia tăng dần của các
bệnh khơng lây nhiễm trong mơ hình bệnh tật tại Việt Nam ...

 Về thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh
Theo số liệu của Cục khám chữa bệnh báo cáo những năm gần đây, chi
phí dùng cho điều trị kháng sinh luôn ở mức cao. Điều này cho thấy thực trạng
chi phí cho việc dùng thuốc kháng sinh trong điều trị là một gánh nặng kinh tế
đối với ngân sách quốc gia dành cho y tế. Theo kết quả phân tích kinh phí sử
dụng một số nhóm thuốc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai năm 2020 cho
thấy nhóm thuốc kháng sinh có chi phí sử dụng lớn nhất trong các thuốc chiếm
tỉ lệ 23,6% về tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [21]. Tương tự tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2018 chi phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỉ
lệ cao nhất chiếm 47,71% tổng giá trị tiền thuốc [23]; tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Quảng Ninh năm 2017, kháng sinh cũng là nhóm thuốc chiếm tỉ lệ chi phí
cao nhất là 28,38% [24].
Qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy chi phí cho thuốc kháng sinh
chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện, kết quả này cũng
cho thấy MHBT tại Việt Nam có tỉ lệ nhiễm khuẩn cao, mặt khác cũng cho thấy
tình trạng lạm dụng kháng sinh ở Việt Nam vẫn còn phổ biến.

11


Nghiên cứu sâu hơn về các phân nhóm kháng sinh thì phân nhóm betalactam ln chiếm tỷ trọng cao về số khoản mục cũng như về giá trị sử dụng
trong các thuốc kháng sinh.
1.2.2. Cơ cấu sử dụng thuốc biệt dược gốc và thuốc generic
Thuốc biệt dược gốc là thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở
đã có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an tồn và hiệu quả. Thuốc generic là một
thuốc thành phẩm được sản xuất khơng có giấy phép nhượng quyền của cơng ty
có thuốc phát minh và được đưa ra thị trường những thay thế thuốc phát minh
sau khi bằng sáng chế hoặc các độc quyền đã hết hạn và được bán với thuốc rẻ
hơn [19]. Thuốc biệt dược gốc thường có giá thành cao hơn thuốc generic, vì
nhà sản xuất phải đầu tư chi phí nghiên cứu, thực hiện q trình xây dựng

thương hiệu và chi phí bảo hộ lên thương mại. Các thuốc biệt dược gốc do
khơng có thuốc cạnh tranh trong đấu thầu nên hầu hết đều trúng thầu với giá
cao. Một số thuốc biệt dược gốc đã hết hạn bảo hộ độc quyền sáng chế có giá
chênh lệch khi lớn so với thuốc generic nhóm 1 có cùng hoạt chất, nồng độ, hàm
trọng trên thị trường.
Một số nghiên cứu tại Việt Nam về sử dụng biệt dược gốc và thuốc
generic như trình bày trong bảng 1.1
Bảng 1.1. Cơ cấu sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc generic
Số
TT

Bệnh viện/ năm nghiên cứu

nhóm

khoản

%

%

mục

KM

GT

21

350


4,29

3,53

19

316

12,3

11,9

17

633

4,58

4,44

điều
trị

1

2
3

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm

2018 [23]
Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc
Nghệ An năm 2016 [25]
Bệnh viện đa khoa khu vực Nam Bình

12

BDG

Số


Thuận tỉnh Bình Thuận năm 2017 [26]
4

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh 2017
[27]

11

745

10,6

18,03

Ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều
trị, giá thuốc và khả năng cung ứng, điều này cũng góp phần giúp cho tỷ lệ thuốc
BDG sử dụng tại các bệnh viện ngày một giảm đi. Một số bệnh viện tỉnh đã ưu
tiên sử dụng nhiều thuốc generic hơn các BDG trong những năm gần đây với tỷ

lệ BDG khoảng dưới 25% về GTSD nhưng tỷ lệ này vẫn còn rất cao.
1.2.3. Thực trạng về sử dụng thuốc đơn thành phần, thuốc phối hợp đa thành
phần, thuốc tiêm truyền
Bộ Y tế đã ban hành trong 07/VBHN-BYT ngày 19/04/2018 quy định
hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Theo đó, căn cứ
vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý bệnh viện lựa chọn đường dùng
thuốc thích hợp. Chỉ dùng đường tiêm khi bệnh nhân khơng uống được hoặc khi
sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng yêu cầu điều trị [28]. Tuy nhiên
hầu hết ở các bệnh viện thuốc tiêm truyền chiếm tỷ lệ cao nhất về cả số khoản
mục và giá trị sử dụng. Trong thời gian gần đây các thuốc uống ngày càng được
cải thiện nhiều về sinh khả dụng nên từng bước xóa bỏ đi quan điểm cứ điều trị
nội trú tại bệnh viện là thực hiện tiêm truyền, nhất là các kháng sinh dự phòng
phẫu thuật. Tuy nhiên, việc này ảnh hưởng tới nguồn bệnh nhân của mỗi bệnh
viện, tính phức tạp của tâm lý người bệnh khi điều trị ở nơi chỉ được quan tâm
bằng thuốc đường uống, bị ra viện sớm … và tính tự chủ của bệnh viện.
Bảng 1.2. Cơ cấu sử dụng theo thành phần và đường dùng
Số
TT

Bệnh viện/ năm

nhóm

nghiên cứu

điều
trị

1


Bệnh viện đa khoa tỉnh

21

Số
khoản
mục
350

13

Thuốc có > 1

Thuốc tiêm

thành phần

truyền

% Số

%

% Số

%

KM

GT


KM

GT

10

8,7

52,2

64,6


Số
TT

Bệnh viện/ năm

nhóm

nghiên cứu

điều
trị

Số
khoản
mục


Thuốc có > 1

Thuốc tiêm

thành phần

truyền

% Số

%

% Số

%

KM

GT

KM

GT

Bắc Kạn năm 2018
[23]
Bệnh viện đa khoa
2

huyện Nghi Lộc Nghệ


19

316

12,1

8,7

39,9

36,2

17

633

23,67

32,04

27,61

27,2

11

745

21,03


18,29

29,07

59,29

An năm 2016 [25]
Bệnh viện đa khoa khu
3

vực Nam Bình Thuận
tỉnh Bình Thuận năm
2017 [26]

4

Bệnh viện đa khoa tỉnh
Tây Ninh 2017 [27]

Kết quả các nghiên cứu trên đã tiến hành phần lớn cho thấy tại các bệnh
viện, khoản mục thuốc đơn thành phần có số lượng và giá trị sử dụng chiếm tỷ
lệ cao trong DMT đã sử dụng.
1.2.4. Cơ cấu sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu
Một quốc gia có ngành cơng nghiệp dược phát triển như thế nào được thể
hiện bằng việc tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước so với thuốc nhập khẩu.
Theo báo cáo của Bộ Y tế ngày 18/07/2019 về đề án “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam” cho thấy: Tại nhiều bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện chỉ
đạo xây dựng danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
với chính sách ưu tiên thuốc sản xuất trong nước. Nhiều địa phương, bệnh viện

đạt kết quả ấn tượng về sử dụng thuốc sản xuất trong nước và đạt mục tiêu của
đề án. Theo báo cáo, năm 2018 tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc trong nước tuyến
huyện đã tăng lên 76,62%, tuyến tỉnh tăng lên 57,03%, nếu tính cả tuyến huyện

14


×