Tải bản đầy đủ (.ppt) (47 trang)

Tập huấn kiểm tra giám sát, thi hành kỷ luật đảng ở chi bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.46 KB, 47 trang )

TẬP HUẤN
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG

Đông Triều, tháng 8/2023
1


I. QUAN NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRỊ, MỤC ĐÍCH
CƠNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG
1. Khái niệm
a. Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh
đạo của Đảng, là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá,
kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy,
tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết,
chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm
tra. Tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới
và đảng viên.

2


Chủ thể kiểm tra gồm:
- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận, đảng uỷ cơ sở; cấp
uỷ, ban thường vụ cấp uỷ từ cấp trên cơ sở
trở lên.
- Uỷ ban kiểm tra, các ban đảng, văn phòng
cấp uỷ, cơ quan UBKT.
- Ban cán sự đảng, đảng đoàn



3


Đối tượng kiểm tra gồm:
- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận, đảng uỷ cơ sở
- Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, thường trực
cấp uỷ trên cơ sở trở lên
- Uỷ ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp
việc của cấp uỷ
- Ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng viên

4


1. Khái niệm
b. Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi,
xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp
ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát
chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.
Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp
dưới và đảng viên. Tổ chức đảng và đảng viên thực hiện
nhiệm vụ giám sát theo sự phân cơng.
Giám sát của Đảng có giám sát thường xuyên và
giám sát theo chuyên đề.
Giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp.
5



Chủ thể giám sát gồm:
- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận, đảng uỷ cơ sở
- Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ từ cấp trên cơ
sở trở lên.
- Uỷ ban kiểm tra, cơ quan tham mưu, giúp
việc của cấp uỷ

6


Đối tượng giám sát gồm:
- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận, đảng uỷ cơ sở
- Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, thường trực
cấp uỷ trên cơ sở trở lên
- Uỷ ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp
việc của cấp uỷ
- Ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng viên

7


2. Vị trí, vai trị cơng tác kiểm tra, giám sát

8


II. U CẦU, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC
CƠNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG

9



2. Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng
a. Dựa vào tổ chức đảng: Tổ chức đảng là cơ quan lãnh
đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên. Có dựa vào tổ
chức đảng thì chủ thể kiểm tra mới nắm được tình hình,
điều kiện, hồn cảnh, khó khăn, thuận lợi, ưu khuyết điểm
của đối tượng được kiểm tra để có cơ sở xem xét, kết luận
một cách chính xác.
Dựa vào tổ chức đảng vừa là phương pháp cơ bản của
công tác kiểm tra, giám sát vừa là vấn đề có tính ngun
tắc trong cơng tác xây dựng Đảng.

10


2. Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng
b. Phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng
viên: Tổ chức đảng được thành lập theo quy định của Điều
lệ Đảng, đảng viên tự nguyện gia nhập Đảng, vì vậy tổ
chức đảng và đảng viên phải tự giác chấp hành Cương
lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và nhiệm vụ được giao. Tự giác là bản chất
của Đảng. Do vậy, khi tiến hành kiểm tra, giám sát, cần coi
trọng và phát huy tinh thần tự giác tự phê bình của đối
tượng được kiểm tra để nhận rõ ưu khuyết điểm, vi phạm
để có cơ sở kết luận chính xác.

11



2. Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng
c. Phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng:
Một trong những phương châm xây dựng Đảng là tổ chức,
động viên quần chúng tham gia xây dựng Đảng, góp phần
kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức đảng, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện nhiệm vụ và phẩm chất của cán bộ,
đảng viên.

12


2. Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng
d. Làm tốt công tác thẩm tra, xác minh: Yêu cầu cơ bản
của công tác kiểm tra, giám sát là phải đánh giá đúng, sai,
ưu, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) của đối tượng được
kiểm tra để có quyết định chính xác. Vì vậy phải hết sức
coi

13


2. Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng
e. Kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với
công tác thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm
tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và
phối hợp với các ban, ngành có liên quan: Trong điều kiện Đảng
cầm quyền, đảng viên hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội. Đảng viên vi phạm pháp luật của Nhà nước cũng là vi
phạm kỷ luật Đảng. Vì vậy phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác

kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra của Nhà nước,
thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra của các đồn thể. Vì thanh
tra nhà nước mới có đủ điều kiện để xem xét, kết luận những vi
phạm về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội... Kết luận của
thanh tra nhà nước là cơ sở để tổ chức đảng nghiên cứu, kết luận
vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra.

14


3. Các hình thức kiểm tra, giám sát

Hình thức KT,GSc KT,GS

Kiểm tra,
giám sát
thường xuyên

Kiểm tra
định kỳ

Kiểm tra
bất thường,
giám sát
chuyên đề

15


3. Các hình thức kiểm tra, giám sát

1. Kiểm tra, giám sát thường xuyên:
Hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên trên các lĩnh vực
diễn ra thường xuyên. Do đó, cơng tác kiểm tra, giám sát
cũng phải được tiến hành một cách thường xuyên, gắn
chặt với các hoạt động đó, chứ khơng phải lúc làm, lúc bỏ.
Có làm được như vậy mới kịp thời phát hiện những biểu
hiện lệch lạc, sai trái để lãnh đạo, chỉ đạo và có biện pháp
điều chỉnh cho phù hợp.
2. Kiểm tra định kỳ: Thực hiện theo chương trình, kế hoạch
từ đầu năm

16


3. Các hình thức kiểm tra, giám sát
3. Kiểm tra bất thường, giám sát chuyên đề:
Hình thức kiểm tra này được áp dụng khi có sự việc đột
xuất xảy ra cần phải tiến hành kiểm tra, hoặc khi có yêu
cầu của tổ chức đảng cấp trên. Cùng với giám sát thường
xuyên, còn thực hiện giám sát theo chuyên đề.

17


V. SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA
KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT
Sự giống nhau:
Kiểm tra và giám sát đều là hoạt động của nội bộ đảng do cấp uỷ, tổ
chức đảng và uỷ ban kiểm tra các cấp thực hiện.
Kiểm tra và giám sát đều nhằm đạt được mục đích là nắm vững và

đánh giá đúng thực chất tình hình, từ đó để phịng ngừa, ngăn chặn, điều
chỉnh, uốn nắn mọi hành vi của tổ chức và các nhân có liên quan; nhằm
phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vị chính trị và cơng tác xây dựng đảng
trong sạch, vững mạnh.
Đối tượng và nội dung của kiểm tra, giám sát: đều là tổ chức đảng và
đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của đảng, trong việc
thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của
cấp uỷ và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung
ương.
18


V. SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA
KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT
Sự khác nhau về mục đích:
Giám sát là việc làm thường xuyên, liên tục để chủ động phòng
ngừa, ngăn chặn xẩy ra vi phạm từ lúc mới manh nha. Giám sát
giúp đối tượng được giám sát thực hiện đúng nghị quyết, chỉ thị,
quy định, quy chế; phát hiện, góp ý, nhằm chủ động phòng ngừa,
ngăn chăn khuyết điểm, vi phạm hành chính. Qua giám sát, nếu
phát hiện có dấu hiệu vi phạm mới tiến hành kiểm tra.
Mục đích của kiểm tra là làm rõ đúng, sai. Sau khi kiểm tra kết
luận và xử lý (nếu có vi phạm đến mức phải xử lý). Đối với kiểm
tra, có thể vi phạm rồi mới kiểm tra, có vụ việc vi phạm đã qua
nhiều năm khi phát hiện mới được kiểm tra làm rõ về nội dung, tính
chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân của vi phạm để xử lý

19



V. SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA
KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT
Sự khác nhau về đối tượng:
Đối với kiểm tra: đảng viên vừa là đối tượng kiểm tra
vừa là chủ thể kiểm tra.
Đối với giám sát: đảng viên chỉ là đối tượng giám sát và
chỉ trở thành chủ thể giám sát khi được tổ chức đảng có
thẩm quyền phân cơng. Đối tượng giám sát rộng hơn đối
tượng kiểm tra, vì bao gồm cả các tiểu ban, hội đồng, tổ
công tác do cấp uỷ các cấp lập ra …

20



×