Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

Bài Giảng Lý Thuyết Kỹ Năng Của Luật Sư Trong Vụ Án Về Các Tội Xâm Phạm Sở Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 19 trang )

LÝ THUYẾT KỸ NĂNG CỦA LuẬT SƯ
TRONG VỤ ÁN VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM
SỞ HỮU


1. Một số vấn đề chung về các tội xâm
phạm sở hữu
 Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có
NLTNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại đến
quyền sở hữu tài sản của cq, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
 Khách thể của TP: là quyền sở hữu về tài sản. Tuy nhiên, cần
lưu ý một số vấn đề sau: tài sản là vật chất có giá và giá trị sử
dụng; tài sản phải là vật có khả năng chuyển dịch giữa các
chủ thể với nhau; chú ý: văn học nghệ thuật, sáng chế, phát
minh không thuộc chương này gq + giấy tờ có giá ghi danh
khơng phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở
hữu (VD: sổ đỏ; sổ tiết kiệm…)+ tài sản do tính chất và cơng
dụng đặc biệt như: rừng, ma túy, tàu bay, tàu biển, vũ khí
quân dụng…


 Mặt khách quan của tội phạm được thể
hiện dưới các dạng hành vi:
 Hành vi có tính chất chiếm đoạt;
 Hành vi có tính chất chiếm giữ;
 Hành vi sử dụng trái phép tài sản;
 Hành vi hủy hoại, làm hư hỏng, mất tài
sản


 Mặt chủ quan của tội phạm:


 Lỗi ở các tội xâm phạm sở hữu chủ yếu là
lỗi cố ý, chỉ có hai tội được thực hiện với lỗi
vơ ý đó là: thiếu trách nhiệm gây thiệt hại
đến tài sản của Nhà nước, CQ, tổ chức,
doanh nghiệp; tội vô ý gây thiệt hại nghiêm
trọng đến tài sản (tội phạm mới)
 Động cơ: vụ lợi chiếm phần lớn các tội
thuộc chương này


2. KNLS khi tiếp xúc khách hàng (đối với
các tội xâm phạm sở hữu)
 Chuẩn bị kỹ về hình thức, trang phục, tác
phong, văn phòng=> tạo cảm giác yên
tâm, an toàn, tin cậy cho khách hàng;
 Chia sẻ, lắng nghe khi tiếp xúc với khách
hàng thể hiện sự quan tâm, sự tận tình
của LS đối với thân chủ;
 Hỏi han về sức khỏe, về những vấn đề
liên quan đến việc bắt, tạm giữ, tạm giam


Khai thác các thông tin
 LS cần chuẩn bị kỹ nội dung cần trao đổi, khai thác thông
tin mấu chốt liên quan đến hành vi mà họ thực hiện, như:
diễn biến của hành vi như thế nào? Đặc biệt những vụ án
khởi tố thuộc chương sở hữu cần xem xét kỹ hợp đồng và
quy trình thực hiện hợp đồng đó (khởi tố về tội lừa đảo;
lạm dụng tín nhiệm…mà trước đó giữa thân chủ và các
đối tượng khác có thiết lập hợp đồng giải quyết vụ việc)

 Khi trao đổi với khách hàng để tìm thơng tin, LS cần hỏi
sâu về cách thức thực hiện, hậu quả của sự việc, đã khắc
phục chưa; bị gọi lên hỏi về sự việc chưa? Triệu tập bao
nhiêu lần? Khai những gì tại CQĐT rồi? Yêu cầu thân chủ
cần khai rõ sự thật LS mới có thể tư vấn chuẩn cho thân
chủ được.


Vụ án
Nguyễn Văn A nói với B để A nhờ ông X xin việc cho
con gái của B vào làm tại ngân hàng nhà nước. Muốn
vậy phải đưa cho A 200 triệu đồng. B đã đưa cho A
200 triệu để xử lý. Tuy nhiên, A khơng làm được điều
đó và không trả lại tiền cho B.
B rất bực tức về chuyện này, nhưng lại lo sợ nếu mình
tố cáo hành vi của A liệu mình có phạm tội đưa hối lộ
không?
Là LS anh chị sẽ tư vấn cho B như thế nào? Biết rằng B
rất muốn lấy lại số tiền trên, muốn xử lý A trước pháp
luật, nhưng lại muốn bản thân B được an toàn?


Vụ án:











A là Giám đốc cơng ty Hyundai, có trụ sở tại HN. B là giám đốc chi nhánh ngân hàng T
có trụ sở tại HN. C là giám đốc cơng ty xăng dầu có trụ sở tại TP HCM.
Giữa A và C thiết lập hợp đồng mua bán xăng dầu, hình thức: nhận hàng bán, sau 10
ngày trả tiền, giao dịch được đảm bảo bằng thư bảo lãnh của B.
B viết thư bảo lãnh (1 bản duy nhất) gửi cho C, với mức bảo lãnh là 30 tỷ đồng cho
chứng thư bảo lãnh để A có thể ký hợp đồng mua bán xăng với C và nhận hàng bán.
Quy trình hồn tiền: Vì B bảo lãnh cho A nên sau khi bán hàng tiền phải được chuyển
vào TK ngân hàng của B, sau đó B sẽ chuyển tiền vào TK của C.
Sự việc xảy ra: sau khi A chuyển số tiền 20 tỷ vào cho ngân hàng của B, B liền rút tồn
bơ số tiền trên, cho vào TK cá nhân và bỏ trốn;
A đã bán hết số xăng dầu và khơng trả nốt số tiền cịn lại là 20 tỷ cho C. A không bỏ
trốn. Tuy nhiên C đã báo cơ quan công an về sự việc trên
C đem chứng thư bảo lãnh đến ngân hàng B để yêu cầu ngân hàng thanh toán, mới
biết là: chi nhánh ngân hàng chỉ có thể bảo lãnh tối đa 5 tỷ cho một chứng thư và ngân
hàng chỉ chịu trách nhiệm trên số tiền hợp lệ đó, cịn số tiền vượt quá thì cá nhân phát
hành chứng thư sai phải chịu trách nhiệm.
A khai: tôi đã thực hiện theo các yêu cầu của B và C, tiền đều chuyển khoản, không
đưa tiền mặt.


 Số tiền khách hàng mua xăng dầu của tôi đã CK vào TK của
tôi, song tôi là giám đốc Hyundai có nhiều mặt hàng điện tử
bn bán và khách hàng trong và ngồi nước nhiều nên tơi
chưa hạch tốn thu chi. Sau 2 ngày tôi đã bán hết sạch hàng,
tiền phải chuyển sau 10 ngày, vì doanh nghiệp làm ăn nên tận
dụng vốn là điều quan trọng. Do có lơ hàng giảm giá sâu, nên
tơi đã đặt mua tồn bộ hàng hóa đó, hiện nay do chưa bán

được nên tiền sử dụng mua hàng chưa hoàn lại được cho
bên C. Tôi đã xin khất nợ và trả dần hàng tháng. Hiện nay tôi
đã trả hết sau 2 năm.
 B sau khi bị bắt khai: A và B bàn nhau, sau đó B phát hành
thư bảo lãnh để cho C tin. Rồi chiếm đoạt tiền của C. tuy
nhiên, A phủ nhận lời khai này.
 Hiện nay: A và B đang bị khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản theo khoản 4 Điều 139 BLHS
  Nhận định của anh (chị) như thế nào khi khai thác thông tin
từ khách hàng? (hình thành cách thức tư vấn ban đầu cho


3. KNLS khi nghiên cứu hồ sơ vụ án các
tội xâm phạm sở hữu
 Nghiên cứu kỹ tài liệu phản ánh diễn biến sự việc phạm tội:
biên bản bắt, giữ người, lời khai ban đầu=> LS cần nhận
định khách hàng có ý định CĐTS khơng? Nếu có thì lúc
nào phát sinh ý định này?
 Nghiên cứu về kết luận của Hội đồng định giá tài sản
(thành phần có đúng khơng? Giá trị tài sản bị chiếm đoạt là
bao nhiêu? Cơ sở để định giá là gì? )
 Nghiên cứu cáo trạng, kết luận điều tra, nghiên cứu các tài
liệu khác trong hồ sơ vụ án (lời khai, hiện trường, tài liệu
phản ánh kết quả của các hoạt động điều tra…)
 Nghiên cứu về nhân thân của đối tượng: tiền án/tiền sự/
hồn cảnh gia đình/ mối quan hệ xã hội…


Chú ý:
 Khi nghiên cứu các bản cung, lời khai và các

tài liệu khác trong hồ sơ vụ án, LS cần xác
định rõ:
 Những chứng cứ bất lợi cho thân chủ?
 Những chứng cứ có lợi cho thân chủ
 Những điểm chưa rõ cịn mâu thuẫn
* Từ đó LS đưa ra các kiến nghị với cơ quan
tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng để xem xét lại sự việc


Vụ án:
Chị Trần Thị Bảy có vay tiền của Nguyễn Ngọc A số tiền 50 triệu đồng, với lãi xuất
500.000đ/ ngày, tuy nhiên thỏa thuận này bằng miệng không ghi vào giấy vay nợ.
Sau hai tháng thì chị Bảy khơng cịn khả năng trả nợ nên ln lẩn trốn A.
Với nhiều ngày mai phục, cuối cùng thì A và đồng bọn gồm 2 người nữa cũng phát hiện
ra chị Bảy hơm đó đi ra từ ổ cở bạc trong chợ. Nhìn thấy chị Bảy A đã lao ra tát cho chị
ta 1 cái và nói “mày dám trốn à, làm tao mất cơng tìm kiếm bao ngày, mất cơng mất
việc vì mày, con cờ bạc”
Chúng ép chị Bảy đi theo chúng về một ngôi nhà, tại đây chúng cho chị ta ăn uống bình
thường và có đưa ra điêu kiện: “Bảo người nhà mang tiền đến trả thì thả cho về”. Ban
đầu chị Bảy không nghe, cố cãi “tao vay, tao trả, việc gì chúng mày phải bắt tao làm
gì”. Nghe thấy thế, A lao đến tát chj ta vài cái nữa, trả ngay tiền nợ cho tao, đồng thời
hai đối tượng B và C cũng dằn giọng: “Hôm nay khơng trả khơng có đường về, B cịn
cầm khay cốc chén ném vào tường khiến chị Bảy vô cùng sợ hãi. Bọn chúng yêu cầu
chị Bảy viết lại số tiền nợ cộng lãi ngày = 80 triệu”. Chúng đưa điện thoại cho chị Bảy
gọi điện về nhà cho mọi người, nhưng ai cũng từ chối giúp chị Bảy. Đến 9h tối, người
nhà báo cơng an, cơng an đã tìm ra chỗ chị Bảy bị nhốt và thấy hai đối tượng đang ngồi
ở qn nước vỉa hè.
Chị Bảy nói: khơng bị đánh đập gì ngồi hai lần A tát chị ta như trên.
Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các đối tượng A,B,C về hai tội:

Đ123 và Đ 133 BLHS. Là LS bào chữa/ bảo vệ cần chú ý ?


4. Kiến nghị với các cơ quan tố tụng
 Yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng quan trọng trong vụ án (LK của
họ LS xác định rất có lợi cho thân chủ);
 Kiến nghị chuyển tội danh cho thân chủ hoặc chứng minh thân chủ
không phạm tội
 Đề xuất áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cho thân chủ (đề nghị
giám định để xác định tình trạng của thân chủ)
 Đề xuất thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang biện pháp khác
(CY: nếu LS xác định đối tượng không thể đủ đk cho hưởng án treo, tuy
nhiên loại án mà thân chủ phạm phải chỉ là tội nghiêm trọng hoặc ít
nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ ở khoản 1 Điều 46 có thể áp
dụng điều 47 nên sử dụng biện pháp đề xuất mức hình phạt tù bằng
thời hạn tạm giam)
 (Ví dụ: A khi 16 tuổi có hành vi trộm cắp tài sản giá trị 800.000 đồng bị
đưa vào trường giáo dưỡng 2 năm, sau khi đi giáo dưỡng được hơn 1
năm, khi A đã hơn 17 tuổi, A tiếp tục trộm tài sản của một thày giáo
trong trường, trị giá tài sản 1,5 triệu đồng. CQĐT đã khởi tố A về tội
trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS. Là LS anh chị có tư vấn


5. Lâp kế hoạch hỏi khi tham gia các vụ án
xâm phạm sở hữu
 Định hướng trước có sự thống nhất với
thân chủ để mọi việc được ăn khớp;
 Khai thác những điểm có lợi cho thân chủ
 Các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu và có chủ
đích nhằm đạt được mục tiêu đề ra, tuy

nhiên khi hỏi không được quá lộ ý đồ.


Tình huống
 Chị H đi sinh nhật về khuya, khi đi qua một đoạn đường vắng vẻ thì A là
một thanh niên to cao xuất hiện chặn xe chị H lại. A yêu cầu chị H cho A
quan hệ tình dục, nói rồi A liền lao đến ơm chị H.
 Chị H rất hoảng sợ, sau đó đã bình tĩnh được ngay và nói với A: tơi vừa đi
sinh nhật về uống nhiều rượu, hơi mệt mỏi, anh giữ giúp tôi chiếc xe máy,
tôi vừa mua tuần trước đấy 22 triệu, tôi xuống suối rửa mặt cho tỉnh táo rồi
lên vui vẻ với anh.
 A tin lời H nói, đứng giữ xe cho H xuống suối rửa mặt. H băng qua suối
chạy về nhà, còn A sau khi giữ xe được khoảng 15 phút, thấy lâu quá liền
xuống suối xem, không thấy H đâu.
 A tức tối cho rằng H lừa mình, A liền đi xe về nhà ngủ. Sáng hôm sau tức
quá mang xe ra chợ bán được 8 triệu đồng.
 A bị cơ quan điều tra bắt giữ sau khi chị H tố cáo. CQĐT đã khởi tố vụ án/
khởi tố bị can đối với A về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
 Là LS bào chữa cho A anh (chị) có những phương án như thế nào?


5. Tham gia phiên tòa giải quyết các vụ án
xâm phạm sở hữu
 Kiểm tra tính hợp pháp của HĐXX (những vụ
án do người chưa thành niên thực hiện hoặc
người có nhược điểm về thể chất, tâm thần)
 Xem xét các đối tượng tham gia tố tụng được
triệu tập, đặc biệt về người làm chứng để có
căn cứ đề nghị hợp lý liên quan
 Chuẩn bị kỹ các tài liệu phục vụ cho cơng

việc tại phiên tịa


Khi tranh tụng tại tòa cần chú ý
 Cung cấp chứng cứ, tài liệu quan trọng liên quan đến
vụ án đang giải quyết hoặc đề nghị TA thu thập thêm
chứng cứ chứng minh (khi đề nghị cần đưa ra cơ sở,
căn cứ hợp lý)
 Đánh giá chứng cứ chứng minh thân chủ không
phạm tội; hoặc phạm tội khác; hoặc xin giảm nhẹ;
hoặc chứng minh chưa đủ cơ sở kết tội cần trả hồ sơ
yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ thêm (ln theo
hướng có lợi cho thân chủ)
 Hỏi trọng tâm, dễ hiểu, sát với mục tiêu đặt ra theo
định hướng bảo vệ tốt nhất cho thân chủ


Chuẩn bị luận cứ bào chữa, bảo vệ
 LS phải xác định rõ định hướng bào
chữa/bảo vệ
 Sau khi đã có định hướng phải phân tích
theo định hướng đó
 Đánh giá chứng cứ, sử dụng chứng cứ để
chứng minh
 Đề xuất: định hướng như thế nào, đề xuất
phải sát với định hướng bào chữa đó.


Ví dụ:
Nguyễn Văn A đang trèo rào vào Xí nghiệp Z 71 của Quân đội

mục đích trèo và tháo trộm cơng tơ điện của Xí nghiệp. A đã
tháo xong chiếc thứ nhất, bỏ vào bao tải để bên lề hàng rào, rồi
tiếp tục trèo lên tháo chiếc thứ 2. Lúc này, A nhìn thấy K đang đi
tới, đứng lại ngay dưới gốc cây sát cây cột điện mà A đang trèo
tháo công tơ, K đi vệ sinh. A lo sợ bị K phát hiện hơ hốn sẽ bị
lộ. A liền tụt xuống và lấy ½ viên gạch đập mạnh vào gáy của K
khiến K ngất xỉu tại chỗ. A nhanh chóng trèo lên tháo xong chiếc
thứ 2 rồi tháo chạy khỏi hiện trường. Sau đó, K đã tỉnh lại và đến
bệnh viện chụp chiếu. Theo quyết định trưng cầu giám định, K bị
thương tích 7%. Trị giá 4,9 triệu đồng. A chưa có TATS. A bị xử
lý về tội Trộm cắp tài sản và cố ý gây thương tích
Anh (chị) hãy xác định định hướng bảo vệ cho K trong vụ án?



×