SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN
1.3.1. Các câu hỏi – bài tập về tương tác giữa các gen alen và gen đa hiệu.
Câu 1: Nêu các khái niệm trội hoàn toàn, trội trung gian, đồng trội và siêu trội.
Câu 2: Hãy giải thích cơ sở phân tử của hiện tượng trội hoàn toàn và trội trung gian. Có
người đã cho rằng cơ sở của hiện tượng trội trung gian là sự hòa trộn của vật chất di
truyền giữa bố và mẹ, em hãy lập luận để phản bác luận điểm đó.
Câu 3: Nêu điểm giống và khác nhau cơ bản của các hiện tượng trội hoàn toàn, trội trung
gian, đồng trội và siêu trội.
Câu 4: Trội khơng hồn tồn và tương tác át chế là hai thuật ngữ xác định mối quan hệ di
truyền. Điều khác biệt cơ bản nhất giữa hai khái niệm này là gì?
Câu 5: Thế nào là hiện tượng gen đa hiệu? Cơ sở phân tử của gen đa hiệu là gì? Tương
quan giữa các gen alen trong hiện tượng gen đa hiệu được thể hiện như thế nào?
Câu 6:
1
Hội chứng da xanh là một bệnh
bẩm sinh hiếm gặp do sai sót trong q
trình trao đổi chất ở người. Bệnh này
do một đột biến gen đã làm cho một
loại axit amin không được ruột non
hấp thụ và bị bài tiết ra ngồi làm cho
da mặt có màu xanh. Nếu hai vợ chồng
bình thường có 1 người con bị bệnh.
Tính xác suất để đứa con thứ hai cũng
bị bệnh.
Câu 7: Ở ngựa, phép lai lặp lại giữa hai ngựa hồng sinh ra 7 ngựa đỏ: 11 ngựa hồng: 6
ngựa xám.
a. Giải thích các kết quả này bằng cách viết các kiểu gen của các loại kiểu hình khác
nhau.
b. Phép lai nào sẽ tạo ra tỉ lệ % ngựa hồng lớn nhất?
Biết rằng tính trạng trên do 1 cặp gen quy định.
Câu 8: Ở thỏ, 4 alen của 1 gen tạo nên màu sắc của bộ lông. Những alen này biểu hiện
tính trạng trội theo thứ tự như sau:
C – xám > cch – chinchilla >ch – himalayan > c- bạch tạng.
Cặp alen cchch và cchc cho màu xám nhạt.
Người ta tiến hành lai các cặp thỏ khác nhau người ta thu được đời con như sau:
Cặp 1: Xám x chinchilla => 6 xám: 5 xám nhạt.
Cặp 2: Xám x xám nhạt => 8 xám: 3 xám nhạt: 4 himalayan
Xác định kiểu gen của các cặp thỏ bố mẹ.
2
Câu 9: Tóc có 5 màu là vàng, nâu sáng, nâu, nâu sẫm, đen. Lai các cặp bố mẹ có màu tóc
khác nhau thì đời con phân li như sau:
Vàng x vàng => tất cả vàng.
Đen x đen
=> tất cả đen.
Vàng x nâu => tất cả nâu sáng hoặc ½ vàng : ½ nâu.
Nâu x nâu
=> tất cả nâu hoặc ½ nâu sẫm : ½ nâu sáng hoặc ½ nâu: ¼ đen: ¼
vàng.
a. Xác định các kiểu gen của cả 5 màu tóc.
b. Nếu 1 người có tóc màu nâu sáng kết hơn với một người có tóc màu nâu sẫm thì con của
họ sẽ có màu tóc nào?
c. Nếu 1 người có tóc màu nâu sáng kết hơn với một người có tóc màu đen thì con của họ
sẽ có màu tóc nào?
Câu 10: Hoa của cây Chromus baffleus có thể có màu đỏ, hồng hoặc trắng. Từ các phép lai
dưới đây, hãy xác định kiểu gen của các cây bố mẹ.
STT
Phép lai
Đời con
1
Đỏ 1 x hồng
2/3 đỏ: 1/3 hồng
2
Đỏ 1 x trắng
½ đỏ: ½ hồng
3
Đỏ 2 x hồng
½ đỏ: ¼ hồng: ¼ trắng
4
Đỏ 3 x hồng
Tất cả đỏ
5
Đỏ 3 x trắng
Tất cả đỏ
Câu 11: Khi nhân giống vịt có mào, người ta thấy chỉ có ¾ số trứng nở, 1/ 4 số trứng bị
chết ở giai đoạn phôi. Trong số vịt nở ra, 2/3 số vịt có mào cịn 1/3 bình thường. Hãy giải
thích kiểu di truyền của tính trạng có mào và cho biết sẽ thu được đời con như thế nào nếu
cho lai vịt có mào với vịt bình thường?
Câu 12: Người mắc bệnh múa giật Huntington thường bắt đầu biểu hiện bệnh khi ở tuổi
trung niên. Bệnh này do một alen trội hiếm gặp gây ra. Một phụ nữ có mẹ bị biểu hiện bệnh
cịn bố cơ thì khơng.
3
a. Hãy tính xác suất cơ ta có thể mắc bệnh.
b. Tính xác suất để cơ ta truyền bệnh cho con khi cơ ta bị bệnh.
c. Nếu cơ ta có 3 người con, hãy tính xác suất để cả 3 người cùng bị bệnh.
1.3.2. Các câu hỏi – bài tập về tương tác giữa các gen không alen phân li độc lập.
Câu 13: Thế nào là tương tác gen bổ trợ, át chế, cộng gộp? Trình bày cơ sở phân tử của mỗi
kiểu tương tác gen này?
Hướng dẫn:
Nội dung này đã được trình bày kĩ trong phần lí thuyết.
Câu 14: Biến dị tổ hợp là gì? Tương tác gen hình thành biến dị tổ hợp khác với phân li độc
lập và hốn vị gen như thế nào?
Câu 15: Có người phát biểu rằng các tính trạng đã di truyền theo quy luật tương tác gen
thì tất yếu phải di truyền theo quy luật phân li độc lập. Điều đó đúng hay sai? Tại sao?
Câu 16: Dạng toán đơn giản về tương tác gen, từ tỉ lệ kiểu hình suy ra kiểu tác động
giữa các gen.
Cho cá thể hoa đỏ lai với cá thể hoa trắng, F1 đồng loạt hoa trắng. Cho F1 tự thụ
phấn thì F2 có tỉ lệ: 75% hoa trắng: 18,75% hoa đỏ :6,25% hoa vàng.
a. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật nào? Xác định kiểu gen của P.
b. Cho cây F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình ở đời con như thế nào?
Câu 17: Lí thuyết dưới dạng bài tập, từ sơ đồ cơ sở sinh hóa suy ra mối quan hệ giữa các
gen:
Ở một lồi thực vật, màu sắc hoa được hình thành do sự tcs động qua lại của hai gen
phân li độc lập theo sơ đồ:
4
Hai alen tương ứng a và b khơng có hoạt tính.
a. Quy luật di truyền chi phối hiện tượng trên là gì?
b. Viết kiểu gen của cây hoa đỏ và cây hoa trắng thuần chủng.
c. Cho cây hoa trắng lai với cây hoa trắng được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F1 tự thụ
phấn, tỉ lệ kiểu hình F2 thế nào?
Câu 18: Lí thuyết, dùng để hệ thống các tỉ lệ thường có của tương tác hai cặp gen phân
li độc lập:
Cho các phép lai:
a. AaBb x AaBb
b. AaBb x Aabb
c. AaBb x aabb.
Với mỗi kiểu tương tác gen đã học em hãy xác định kiểu hình tương ứng ở mỗi phép lai.
Câu 19: Bài toán về tương tác gen trên phả hệ:
Sự di truyền màu của lợn được nghiên cứu qua sơ đồ phả hệ sau:
5
Em hãy biện luận để xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng trên.
Câu 20: Bài tốn thuận về tương tác nhiều cặp gen, có cặp liên kết hoàn toàn, tương tác
át chế và bổ trợ.
Người ta biết được có nhiều gen xác định màu hạt ngơ: A, C, R. Cả ba gen này đều cần
để cho hạt ngơ có màu. Locus của một gen át chế trội đói với màu của hạt liên kết chặt với
C. Các gen sau đây đơn độc hay kết hợp tạo hạt không màu: I-, aa-, cc-, rr-.
a. Trong số các cá thể F2 của một tổ hợp lai AAIICCRR x aaiiCCRR, phần cây hạt có
màu chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
b. Trong số các cá thể F2 khơng màu, về mặt lí thuyết, các cá thể đồng hợp tử chiếm tỉ lệ
bao nhiêu?
Câu 21: Dạng bài tập về tương tác ba cặp gen trong đó hai cặp bổ trợ và cùng át chế cặp
thứ ba:
Khảo sát sự di truyền của nhóm máu Lewis-a ở người, người ta nhận thấy khi trong kiểu
gen có sự hiện diện của gen A thì hồng cầu có yếu tố Lewis-a (L +), nhưng khi hiện diện cả
B quy định sự tiết enzim phân giải yếu tố này thì hồng cầu khơng có Lewis-a (L -). Trong
một cộng đồng:
Ở một số gia đình, bố và mẹ đều có kiểu hình L - và kiểu gen AaBb thì ở các con của
họ có sự phân tính theo tỉ lệ 13L-:3L+. Ở một số gia đình khác, ở đời con lại có sự phân ly
theo tỉ lệ 2L-:1L+.
Ở một số gia đình, bố và mẹ đều có khả năng tiết enzim và có kiểu gen Bb thì phần
lớn các con của họ phân tính theo tỉ lệ 3 có khả năng tiết:1 khơng có khả năng tiết. Tuy
nhiên, ở một số gia đình khác lại có sự phân tính theo tỉ lệ 9 có khả năng tiết:7 khơng có
khả năng tiết.
6
Các kết quả trên có thể được giải thích như thế nào? Lập sơ đồ lai cho từng trường
hợp để kiểm chứng.
Câu 22: Dạng bài về tương tác ba cặp gen mà đề bài cho dữ kiện về từng đôi riêng rẽ.
Một cây ngơ phát triển từ một hạt có màu đỏ thẫm, tự thụ phấn được thế hệ F1 phân
ly theo tỉ lệ 9 hạt đỏ thẫm:3 hạt đỏ:3 hạt vàng:1 hạt trắng.
Một số phát triển từ hạt đỏ ở F1 khi tự thụ phấn cho thế hệ lai phân li theo tỉ lệ 9 hạt
đỏ thẫm: 3 hạt đỏ: 4 hạt trắng.
Hãy giải thích kết quả của các phép lai trên và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp.
Câu 23: Một lồi hoa có 3 gen phân li độc lập cùng kiểm sốt sự hình thành sắc tố đỏ của
hoa là K, M, L. Ba gen này hoạt động trong con đường hóa sinh như sau:
Chất khơng màu 1
K
Chất không màu 2
L
Sắc tố cam
M
Sắc tố đỏ
Ba alen lặn tương ứng là k, l, m là các alen đột biến của 3 gen đó.
Một cây hoa đỏ đồng hợp về cả ba alen dại được lai với một cây hoa không màu đồng hợp
về cả 3 alen đột biến lặn. Tất cả các cây F1 có hoa màu đỏ. Sau đó cho các cây F1 giao
phấn với nhau để tạo F2. Hãy xác định tỉ lệ cây F2 có:
a. Hoa màu vàng cam.
b. Hoa màu đỏ.
c. Hoa khơng màu.
Câu 25: Dạng toán tương tác ba cặp gen nhưng tỉ lệ không đẹp và rất dễ gây nhầm lẫn
do sai số cao.
Ở chuột, ba cặp gen độc lập nhau ảnh hưởng đến màu lơng. Chuột bạch có kiểu gen
đồng hợp tử lặn của cả 3 cặp alen aa, bb, cc. Giải sử có 4 dịng thuần chủng chuột bạch, và
lai mỗi dòng với dòng hoang dại. Trong mỗi trường hợp thế hệ F2 được tạo ra, các kiểu gen
nào của các dịng chuột bạch có thể suy ra từ số lượng của các thế hệ F2 sau đây?
7
F2
của Kiểu hoang Khơng
dịng
dại
Màu quế
Agouti
Chocolat
Trắng
e
(đen)
1
87
0
32
0
2
62
0
32
0
3
96
30
0
0
4
287
86
92
29
Câu 26: Dạng tốn tương tác hai cặp gen có sử dụng chỉ số khi
39
18
41
164
bình phương để kiểm
định giả thiết.
Khi lai hai thứ hoa thuần chủng hoa đỏ và hoa trẳng với nhau được F1 toàn hoa đỏ. Cho
F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có 176 cây hoa đỏ và 128 cây hoa trắng.
a. Hãy đưa ra giả thiết để giải thích thí nghiệm trên. Hãy dùng tiêu chuẩn khi bình
phương để kiểm định giả thiết.
b. Tính xác suất có thể gặp ít nhất 1 cây hoa đỏ trong 3 cây.
Biết với số bậc tự do là (n- 1)= 1, α = 0,05 thì khi bình phương lí thuyết = 3,84.
Câu 27: Lai hai thứ ngô thuần chủng, một thứ cao 140cm, một thứ cao 100cm. ở F1 thu
được đồng loạt cây có chiều cao 120cm. ở F2 có xấp xỉ 6% cây cao 140cm và xấp xỉ 6%
cây cao 100cm. Giả thiết gen trội làm tăng chiều cao của cây.
1) Hãy xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng kích thước của cây ngô.
2) Xác định tỷ lệ từng loại kiểu hình ở F2.
Câu 28: Bài tốn về tương tác ba cặp gen
8
Câu 29: Bài toán về tương tác gen át chế có gen gây chết
Câu 30: Bài tốn về tương tác gen cộng gộp giữa hai cặp gen không alen phân li độc
lập.
Giả sử 2 gen A và B, mỗi gen có 2 alen và các alen trội tương tác cộng gộp xác định chiều
cao cây trong các quần thể. Đồng hợp tử AABB cao 50 cm; aabb cao 30 cm.
a. Xác định chiều cao các cây F1 trong phép lai 2 đồng hợp tử nói trên.
b. Kiểu gen nào của F2 cho chiều cao 40cm?
c. Tính tần số nhóm cây cao 40cm ở F2?
Câu 31: Bài toán về tương tác ba cặp gen không alen phân li độc lập.
Ba gen, mỗi gen có 2 alen phân li độc lập ( A, B, D) tham gia xác định chiều cao cây.
Cây đồng hợp tử lặn về 3 gen đó có chiều cao 2cm. Mỗi alen trội làm cây cao thêm 2cm.
giả sử rằng mơi trường khơng tác động đến tính trạng này.
9
a. Hãy xác định chiều cao của các cây F1 trong phép lai hai đồng hợp tử cao nhất và thấp
nhất.
b. Xác định các nhóm kiểu hình có thể có ở F2 và tần số các nhóm đó khi cho F1 tự thu
phấn.
c. Tỷ lệ các cây F2 có chiều cao bằng với chiều cao của các cây bố mẹ.
Câu 32:
Câu 33: Dạng toán về tương tác ba cặp gen phân li độc lập phối hợp với kiểm định Khi
bình phương.
Ở một loài thực vật, khi đem lai hai cây có hoa trắng với nhau, người ta thu được F1. Cho
F1 tự thụ phấn được F2 có 1455 cây hoa trắng, 185 cây hoa đỏ nhạt, 117 cây hoa hồng,130
cây hoa đỏ và 33 cây hoa đỏ đậm.
a. Hãy đề ra giả thuyết về quy luật di truyền chi phối phép lai trên.
b. Dùng tiêu chuẩn khi bình phương để chứng minh giả thuyết đã đưa ra là đúng với độ tin
cậy (xác suất) 5%. Các giá trị khi bình phương tương ứng với số bậc tự do ở độ tin cậy 5%
được cho trong bảng sau:
Số bậc tự do 2
3
4
5
10
Giá trị khi
5,991
7,815
9,488
11,070
bình phương
Câu 34: Ở một lồi cơn trùng, gen A qui định màu thân còn gen B qui định hình dạng cánh.
Cả hai gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và khoảng cách giữa chúng là 10cM. Khi lai
một con cái dị hợp tử có kiểu gen Ab//aB với một con đực có kiểu gen ab//ab người ta thu
được đời con có kết quả như sau:
490 cá thể có kiểu gen Aabb có độ hữu thụ bình thường.
500 cá thể có kiểu gen aaBb bị bán bất thụ (độ hữu thụ bằng 50% so với bình
thường).
4 cá thể có kiểu gen aabb có độ hữu thụ bình thường.
5 cá thể có kiểu gen AaBb bị bán bất thụ.
Cá thể mẹ trong phép lai trên có điều gì bất thường dẫn đến kết quả lai lại có sự khác biệt
nhau về độ hữu thụ? Giải thích kết quả lai.
Câu 35: Dạng bài về tương tác gen trong đó có 1 gen lien kết với SNT giới tính X tại
vùng khơng tương đồng với Y
Ở một lồi động vật, cho lai giữa cá thể cái mắt đỏ thuần chủng với cá thể đực mắt
trắng thuần chủng thu được tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 1 cái mắt đỏ thẫm: 1 đực mắt đỏ. Cho
các cá thể đực và cái ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Thống kê kết quả của tất cả các
cặp giao phối, người ta thu được tỷ lệ kiểu hình ở F2 của cả đực và cái đều là 3/8 mắt đỏ
thẫm: 3/8 mắt đỏ : 2/8 mắt trắng.
Hãy cho biết :
a) Tính trạng mầu mắt được di truyền theo những qui luật di truyền nào?
b) Kiểu gen của P và của F1 như thế nào?
(Biết rằng ở loài động vật trên, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con đực là XY, con cái là XX
và khơng có hiện tượng đột biến xảy ra).
11
1.3.3. Các câu hỏi – bài tập về tương tác giữa các gen không alen liên kết với nhau và
tương tác gen nhân với hệ thống di truyền tế bào chất.
Câu 36: Ở một lồi thực vật, sự hình thành diệp lục do hai locus gen Aa và Bb tương tác bổ
trợ, hai locus này trong cùng nhóm gen liên kết có tần số hốn vị gen là 20%. Diệp lục chỉ
được tổng hợp khi trong kiểu gen có cả hai alen A và B. Những cây không tổng hợp được
AB
diệp lục sẽ chết sau giai đoạn cây mầm. Hãy tính tỉ lệ cây con cịn sống khi cho cây ab tự
thụ phấn bắt buộc.
Câu 37: Có hai dịng ruồi giấm thuần chủng A và B đều có kiểu hình đột biến – mắt xù xì.
Lai ruồi cái của dịng A với ruồi đực của dòng B thu được F1 gồm 100% ruồi cái mắt kiểu
dại và 100% ruồi đực mắt xù xì. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 gồm 256 ruồi cái
mắt kiểu dại: 250 ruồi cái mắt xù xì: 64 ruồi đực mắt kiểu dại và 436 ruồi đực mắt xù xì.
Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.
Câu 38: Thế nào là hiệu ứng dòng mẹ (tiền định tế bào chất)? Giải thích.
Câu 39: Khi nghiên cứu tính trạng chiếu xoắn của vỏ ốc nước ngọt, người ta xác định được
tính trạng do một gen quy định. Tuy nhiên người ta lại thấy kiểu hình của đời con trong các
thì nghiệm về hiện tượng này có xu hướng biểu hiện chậm 1 thế hệ so với quy luật phân li.
Em hãy giải thích.
Câu40: Khi lai hai thứ thực vật thuần chủng, người ta thu được kết quả lai như sau:
Cho cây thân bò thụ phấn bởi hạt phấn của cây thân đứng được F1 đều hữu thụ. F2 có 75%
số cây hữu thụ và 25 % số cây bị bất thụ đực do túi phấn khơng nở.
a. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai của phép lai trên.
b. Kết quả của phép lai nghịch với phép lai trên.
12