Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

tìm hiểu về đám tang của người Thái đen ở bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyên Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.47 KB, 89 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
CHƢƠNG 1TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI THÁI Ở TỈNH SƠN LA VÀ NGƢỜI
THÁI ĐEN Ở BẢN NÀ LẠN, XÃ TÔNG LẠNH, HUYỆN THUẬN CHÂU,
TỈNH SƠN LA 7
1.1. Nguồn gốc người Thái 7
1.2. Người Thái ở Sơn La 9
1.3. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội của xã Tông
Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 9
1.4. Người Thái đen ở bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn
La 11
CHƢƠNG 2 HÀNH TRÌNH TANG MA CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN BẢN NÀ
LẠN,XÃ TÔNG LỆNH, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA 22
2.1. Ngày thứ nhất 22
2.2. Ngày thứ hai 28
2.3. Ngày thứ ba 39
2.4. Ngày thứ tư 44
CHƢƠNG 3 TANG MA CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN Ở BẢN NÀ LẠN, XÃ
TÔNG LẠNH, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA: SỰ BIẾN ĐỔI VÀ
NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN 56
3.1. Biến đổi trong nghi lễ tang ma ở bản Nà Lạn 56
3.2. Giá trị nhân văn trong nghi lễ tang ma của người Thái đen ở bản Nà Lạn 66
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 82
2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Con người sinh ra, lớn lên rồi già đi. Không ai tránh được vòng quy luật
"Sinh - Lão - Bệnh - Tử" và đến một lúc nào đó phải lìa cõi trần. Đó là lẽ sinh tử,
là quy luật tự nhiên và khi con người chết đi thì việc làm tang ma là một việc hệ
trọng trong chu kỳ đời người trên cõi trần gian. Mỗi quốc gia, mỗi tộc người có
cách thức tổ chức nghi lễ tang ma khác nhau như địa táng, hỏa táng, thiên táng,
thủy táng
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có những phong tục tập
quán riêng góp phần hình thành nên tính đa dạng của văn hoá Việt Nam. Việc
gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hoá đa dạng đó là điều hết sức quan trọng đối
với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chính vì thế, trong văn kiện Đại hội XI của
Đảng đã có những định hướng quan trọng về phát triển văn hoá “Xây dựng nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống
nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ;
làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát
triển”.
Người Thái là một trong những dân tộc có nền văn hóa đặc sắc trong cộng
đồng các dân tộc ở nước ta. Người Thái có nhiều nhóm, nhiều nhánh, trong đó
có nhánh Thái Đen ở bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn
La còn lưu giữ được những phong tục tập quán, sinh hoạt cộng đồng, từ ăn, mặc,
ở cho đến đời sống tín ngưỡng, tâm linh mang đậm bản sắc văn hóa tộc người.
Đặc biệt là phong tục tang ma thể hiện được tính nhân văn sâu sắc, phản ánh đầy
đủ những giá trị văn hóa tộc người bao gồm: đời sống văn hóa tâm linh gắn với
con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, mối quan hệ và tình cảm của người
sống với người chết, gia đình với dòng họ, cộng đồng, tộc người này với cộng
đồng tộc người khác Ngoài ra nó còn phản ánh đời sống văn hóa hàng ngày của
3

đồng bào như nhà cửa, trang phục, đồ ăn, thức uống
Hiện nay, bối cảnh xã hội mới phần nào đã tác động đến các hoạt động

nghi lễ cổ truyền nói chung và nghi lễ tang ma của tộc Thái đen ở bản Nà Lạn,
xã Tông Lệnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La nói riêng làm cho không ít nét
văn hóa, nghi lễ ở đây đã và đang biến đổi.
Là một người làm công tác giảng dạy về lĩnh vực văn hóa tại địa phương,
tôi rất mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn về đời sống văn hóa của tộc người Thái
đen nơi đây để góp phần gìn giữ, bảo tồn kho tàng văn hóa dân gian phong phú
của đồng bào và cũng giúp cho các bài giảng của tôi hay hơn, gần gũi hơn với
các em học sinh. Và tôi chọn một nét văn hóa tiêu biểu là tang ma của người
Thái đen để tìm hiểu ở luận văn này và cũng là thực hiện mong muốn đó của tôi.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hóa của người Thái trong đó có tang ma là một chủ đề nghiên cứu rất
rộng và thu hút nhiều nhà nghiên cứu, trong đó nổi bật là các công trình nghiên
cứu như: Cuốn sách Luật tục Thái ở Việt Nam, Cầm Trọng, Ngô Đức Thịnh, Nxb
Văn hóa dân tộc (1999) đã tập trung vào các phong tục tập quán đã trở thành luật
lệ của bản mường mà tất cả mọi người đều phải tuân theo và thực hiện trong sinh
hoạt hàng ngày như cưới hỏi, tang ma, cúng bái…Nghiên cứu về Phong tục tang
lễ của người Thái đen xưa kia, tác giả Lường Vương Trung (2011), Nxb Thanh
niên [38] đã dành số trang từ trang 11 đến trang 66 để mô tả khá chi tiết về một
đám tang từ khi chuẩn bị cho đến các nghi thức hành lễ của người Thái ở Sơn
La. Công trình Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam (2008), Nxb Thông tấn - Hà Nội
[23] cũng đã mô tả khá kỹ về toàn bộ đời sống của người Thái ở Tây Bắc bằng
ảnh chụp thực tế. Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong Nhận diện văn hóa các dân
tộc thiểu số Việt Nam (2004), Nxb Văn hóa dân tộc [5] đề cập một cách toàn
diện về đời sống văn hoá sản xuất, văn hóa tổ chức đời sống, văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần của người Thái. Tác phẩm Mỹ thuật dân tộc Thái ở Việt Nam,
của Phan Ngọc Khuê (2004), Nxb Mỹ thuật [16] quan tâm đến các hình thức
4

trang trí nhà mồ của người dân tộc Thái.
Qua các tác phẩm trên, chúng tôi thấy hầu hết các tác giả đã đề cập,

nghiên cứu về nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến lịch sử, xã hội cũng như
truyền thống văn hóa dân tộc Thái song còn khá hiếm những công trình đề cập
riêng đến tang ma của người Thái đen và người Thái đen ở bản Nà Lạn, xã Tông
Lạnh, huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La. Thêm nữa, do các mối quan tâm và mục
đích khác nhau nên các tác giả công trình trên đề cập đến nghi lễ tang ma của
người Thái chủ yếu dừng lại ở việc mô tả nghi lễ mà chưa đề cập đến được nhiều
khía cạnh khác nhau trong đám tang của người Thái. Vì tộc Thái có nhiều nhóm,
nhiều ngành, cư trú ở nhiều địa bàn khác nhau nên tập trung vào nghiên cứu các
nét văn hóa của một nhóm Thái như ở đề tài này cũng sẽ rất có ý nghĩa trong
việc hiểu biết thêm về nét văn hóa đa sắc màu của tộc người Thái ở Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu về đám tang của người Thái đen ở bản Nà Lạn, xã
Tông Lạnh, huyên Thuận Châu, tỉnh Sơn La chúng tôi hy vọng sẽ hiểu được rõ
hơn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Thái đen thể hiện
trong đám tang.
Tìm hiểu đám tang của người Thái đen để thấy được các sắc thái riêng và
sự biến đổi của nó trong đời sống xã hội hiện nay, nhằm xác định những giá trị
đặc sắc của nó và góp phần làm phong phú thêm sự đa dạng của môi trường văn
hóa các dân tộc Việt Nam.
Qua đám tang, chúng tôi cũng mong muốn tìm hiểu các nghi thức hành lễ,
tính nhân văn, tính cộng đồng được thể hiện trong đám tang của người Thái.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu chính là tang lễ của người Thái
đen bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La với tất cả
5

những thành tố văn hóa liên quan như: Hành trình của một đám tang; mục đích ý
nghĩa của các nghi lễ; thành phần tham gia; các khía cạnh về kinh tế, xã hội,
mạng lưới xã hội cũng như các chiều cạnh biến đổi của đám tang.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện chính trong phạm vi địa bàn là bản Nà Lạn, xã
Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La - nơi cư trú của nhóm Thái Đen.
Ngoài ra, để có được một số sự so sánh hoặc đối chứng cần thiết, chúng tôi cũng
mở rộng phạm vi nghiên cứu của mình ra một vài bản lân cận để tìm hiểu kỹ hơn
về các vấn đề liên quan.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau:
Tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu đã công bố: Chúng tôi sẽ tập
hợp, phân tích và kế thừa các công trình nghiên cứu về người Thái ở Việt Nam
nói chung, người Thái đen nói riêng và các tư liệu lịch sử, văn hóa, xã hội tại địa
phương để có được những hiểu biết khái quát và cơ bản về tộc/nhóm người này
cũng như địa bàn nghiên cứu.
Điền dã dân tộc học với quan sát tham dự, phỏng vấn sâu tại cộng đồng
Thái đen ở bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La. Chúng
tôi đã tham dự nhiều đám tang trong thời gian từ giữa năm 2013 đến nay và
phỏng vấn nhiều đối tượng khác nhau như: các cán bộ làm công tác văn hóa,
những người thày cúng, những người thuộc các thành phần xã hội khác nhau
tham dự đám tang, gia chủ tổ chức đám tang…Chúng tôi cũng đã chú ý phỏng
vấn nhiều người ở các độ tuổi khác nhau, thuộc các nghề nghiệp, các thành phần
xã hội, các điều kiện kinh tế khác nhau để có được ý kiến đa chiều về tang ma.
Chúng tôi cũng đã xin phép và được chấp nhận việc ghi âm, chụp ảnh, quay
phim từ những người cung cấp thông tin.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, đối chiếu…để phục vụ cho việc thu thập tư liệu cũng như xử lý tư liệu.
6

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ cung cấp thêm một số tư liệu về tang ma của người dân tộc
Thái đen và góp phần hiểu thêm về văn hóa truyền thống tộc người này ở bản Nà

Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La. Đồng thời nhìn nhận rõ
hơn về một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng còn tồn tại với sắc thái văn
hóa riêng của tộc người này trong xã hội hiện nay.
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về toàn bộ hoạt động của
một nghi lễ tang ma từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc một đám tang của người
Thái đen bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La. Chính vì
vậy, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, cán bộ công tác
trong lĩnh vực văn hóa để họ hiểu biết rõ hơn về các phong tục tập quán của từng
dân tộc, thuận lợi cho công việc chung của địa phương.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương
Chương 1. Tổng quan về người Thái ở tỉnh Sơn La và người Thái đen ở
bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Chương 2. Hành trình tang ma của người Thái đen ở bản Nà Lạn, xã Tông
Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Chương 3. Tang ma của người Thái đen ở bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh,
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La: Sự biến đổi và những giá trị nhân văn.








7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI THÁI Ở TỈNH SƠN LA VÀ NGƢỜI THÁI

ĐEN Ở BẢN NÀ LẠN, XÃ TÔNG LẠNH, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH
SƠN LA
1.1. Nguồn gốc ngƣời Thái
Theo kết quả số liệu tổng điều tra dân số ngày 1/4/2001 của Tổng cục thống kê
[5, Tr. 304], dân tộc Thái có 1.328.752 người, là dân tộc có dân số đông thứ 3 ở
Việt Nam, có mặt khắp cả nước. Sơn La 485.507 người, Nghệ An 200,132
người, Thanh Hóa có 225,336 người; Điện Biên 186,270 người, Lai Châu
119,803 người, Yên Bái 53,104 người, Hòa Bình 31,386 người, Đắc Lắk 17,135
người, Đắk Nông 10,311 người.
Người Thái [16, Tr. 23] tự gọi họ là “Côn Tay” hoặc “Côn Thay” và còn có
những tên gọi khác như: Tay Thanh, Man Thanh, Tay mười, Hàng Tang, Tay Dọ.
Người Thái ở Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An) vẫn chiếm số
đông nhất. Cho đến nay chúng ta biết đến ba ngành Thái chính là Thái Đen (Tay
Đăm), Thái Trắng (Tay Đơn hoặc Khao) và Thái Đỏ (Tay Đeng) Người Thái
thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái (ngữ hệ Thái - Ka Đai) là con cháu của người
Thái di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Qua các tư liệu về người Thái đã ghi lại: Từ lâu đời quê hương người Thái
nằm trong một vùng rộng lớn thuộc khu vực Xíp - xoong - păn - na (mười hai
cánh đồng) ở Vân Nam, Trung Quốc, khu Mường Ôm, Mường Ai (thuộc các
châu Tùng Lăng, Hoàng Nham), khu mường Bỏ té (thuộc miền Tây Nam Vân
Nam, Thượng Lào giáp Điện Biên) và Mường Thanh (Điện Biên). Họ đã trải qua
các đợt thiên di lớn và rồi có mặt đông đúc ở miền Tây Bắc Việt Nam.
Ở phía Bắc, ngành Thái trắng sau khi làm chủ được vùng thung lũng
Mường Lay đã theo dọc Sông Đà xuống Mường Chiên (Quỳnh Nhai), Mường
Chiến (Mường La) và nhập vào cánh đồng Phù Yên hoà với người Mường.
8

Khoảng thế kỉ XI - XII người Thái thuộc ngành Thái đen do hai tù trưởng
Tạo Ngần, Tạo Xuông dẫn đầu đã đi từ Mường Ôm, Mường Ai qua Mường Lò -
Luông (nay là Mường Là thuộc Vân Nam) vào Tây Bắc. Đầu tiên tới Mường Lò

(Nghĩa Lộ), họ đã khai khẩn Mường Lò và tập trung người Thái ở đây do Tạo Lò
đứng đầu. Đến đời con Tạo Lò là Lạng Chượng đã dùng lực lượng quân sự phát
triển thế lực lên Mường Chiên, Mường Trai, Ít Ong (vùng tả ngạn sông Đà thuộc
huyện Mường La), sau đó vượt Sông Đà tiến vào các vùng Mường Bú, Mường
La rồi Mường Muổi (Thuận Châu), Mường Quài (Tuần Giáo) và cuối cùng Lạng
Chượng đã dừng chân ở Mường Thanh (Điện Biên). Cuộc di dân này kéo dài đến
hai mươi năm. Những người Thái mới đến đã cùng người đồng tộc và cư dân
bản địa khác mở mang đất đai trên những thung lũng thuộc lưu vực sông Đà,
sông Mã, trở thành những cánh đồng tương tự như ngày nay. Ở Mường Muổi
(Thuận Châu) sau khi đã ổn định, một bộ phận người Thái đen lại tiếp tục di cư
qua Lào vào miền Tây Nghệ An, nay là nhóm Tày Muổi.
Người Thái ở Tây Bắc tập trung dân số đông nên văn hóa của họ đóng vai
trò rất quan trọng đối với khu vực này và đó cũng là nền văn hóa còn lưu giữ
được nhiều những yếu tố truyền thống cổ xưa, ít bị pha trộn với các nền văn hoá
xung quanh.
Người Thái cùng cư trú với các tộc người Khơ Mú, La Hả, Kháng, Mông,
Mường, xinh Mun…Có 3 ngành: Thái đen, Thái trắng, Thái đỏ. Đông nhất là
ngành Thái đen. Người Thái đen tập trung ở các vùng Điện Biên, Tuần Giáo (Tỉnh
Điện Biên); Văn Chấn, Trạm Tấu, Thị xã Nghĩa Lộ (Tỉnh Yên Bái); các huyện
Thuận Châu, Mai Sơn, Mường La, Sông Mã, Sốp Cộp, Yên Châu, Thành phố
Sơn La (tỉnh Sơn La). Ngành Thái trắng cư trú tập trung ở Mường Lay, Mường
Nhé (tỉnh Điện Biên); Phong Thổ, Mường Tè, Than Uyên (Tỉnh Lai Châu);
Quỳnh Nhai, Ngọc Chiến - Mường La (tỉnh Sơn La). Ngành Thái đỏ tập trung ở
vùng Mộc Châu, Phù Yên, Bắc Yên (tỉnh Sơn La); Các huyện Đà Bắc, Mai Châu
(tỉnh Hoà Bình) (theo văn bản của Nhà nước thì người Thái ở vùng này được xếp
9

vào nhóm Thái trắng, nhưng chính họ tự xưng mình là Tay đeng (Thái đỏ), hay
Tay Éng, Tay Khoong - Từ Thanh Hoá sang.
1.2. Ngƣời Thái ở Sơn La

Người Thái ở Sơn La [4, Tr.13] gồm 4 ngành (chi) với 485.507 người,
chiếm 51,2% dân số toàn tỉnh.
Thái trắng cư trú ở Mường Chiên (Quỳnh Nhai), Ngọc Chiến (Mường
La). Thái đen ở Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Sông Mã. Đặc
biệt Thái đen ở Yên Châu lại khác hẳn so với ở vùng trên cả về tiếng nói, ăn
mặc, tập tục.
Chi (ngành) Thái ở Mộc Châu tự gọi là Thái đỏ (Tay đeng). Ở Bắc Yên,
Phù Yên lại tự xưng là Tay đón (Thái trắng), ở xã Huy Bắc tự gọi là Tay khoong
(người khoong) - “khoong” là một địa danh miền Tây Thanh Hóa (nơi họ từng ở
ngày xưa). Nhóm Thái ở Pác Ngà (Bắc Yên) tự gọi là Tay Eng (người Eng),
“Eng” cũng là địa danh ở Thanh Hóa.
Tay đeng (Thái đỏ Mộc Châu) gốc gác từ Vân Nam qua Lào: từ Luông
Pha Băng qua Mường Xáng; Mường Xăm, qua rừng Mường Xén vào đất Giao
Chỉ (đời Lý) thuộc Nghệ An. Từ Mường xén họ tỏa ra Thanh Hóa qua Hồi Xuân,
La Hán vào Mường Mun (Lai Châu) rồi lên Mộc Châu Sơn La.
1.3. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội của xã Tông
Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Xã Tông Lạnh [3, Tr. 6] nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Sơn La trong vùng
địa hình có độ cao trung bình từ 800 - 810m, so với mặt nước biển, có diện tích
tự nhiên là 1.444 ha, nằm chạy dọc theo con suối Nậm Muổi bên đường Quốc lộ
6 (Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La- Điện Biên), cách Thành phố Sơn La 28 Km,
cách huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên 57 Km.
Toạ độ địa lý: 21
0
12' đến 21
0
41' vĩ độ bắc. 103
0
20' đến 103
0

59' kinh độ
đông. Phía Đông giáp xã Chiềng Pấc, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, phía Tây
10

giáp thị trấn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, phía Nam giáp xã Thôm Mòn,
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp xã Noong Lay, huyện Thuận
Châu, tỉnh Sơn La.
Thiên nhiên đã phú cho xã Tông Lạnh một nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú. Về lâm sản, ở đây có trên 70 loài cây, nhiều loài đã được ghi vào
sách đỏ Việt Nam: đinh hương, săng lẻ, vàng tâm, dổi, kền kền, pơ mu… Nhìn
chung vùng này trước đây, chỉ cách đây khoảng hai mươi năm nhiều cánh rừng
vẫn chưa bị tàn phá, thảm thực vật còn dầy, động vật cũng phong phú, nhất là
các loài thuộc bộ móng guốc, gặm nhấm như lợn rừng, hươu, nai, nhím, sóc
cũng đã từng tồn tại ở đây
Khí hậu ở Sơn La nói chung, và ở xã Tông Lạnh nói riêng thuộc loại nhiệt
đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 25
0
C (cao nhất
36
0
C, thấp nhấp 7,1
0
C). Trong năm, khí hậu ở đây phân thành hai mùa rõ rệt,
mùa mưa khí hậu nóng, nhiệt độ thường từ 30 - 36
0
C lại có gió nóng. Hàng năm,
mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 - 10. Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng
2.000 - 2.100 mm, thường gây lũ đột ngột, xói mòn và rửa trôi mạnh. Mùa khô
lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, ít mưa, sông, suối khô cạn.
Theo thống kê năm 2009, xã Tông Lạnh gồm 16 bản, có 830 hộ với

10.852 nhân khẩu, có 5 dân tộc anh em cùng chung sống trong xã, tổng giá trị
sản xuất hàng năm đạt vào khoảng 20.445.46 triệu đồng. Trong đó, tổng giá trị
sản xuất nông, lâm, chiếm 12.600.80 triệu đồng, sản xuất dịch vụ chiếm
6.320.16 triệu đồng còn lại là là các loại hình sản xuất khác. Thu nhập bình quân
là 1.570.000/1tháng/1 người.
Riêng dân tộc Thái đen tại xã có số lượng đông nhất chiếm 80% họ
chung sống với nhau tập trung thành những bản làng và tiểu khu đông đúc xen
kẽ là một số cư dân của các dân tộc khác đến làm ăn, buôn bán. Mỗi bản thường
có từ 40 đến 50 hộ, bản lớn có tới trên 100 hộ. Do người Thái có tập quán ở nhà
sàn và cũng thích nghi với cách sinh hoạt này, mỗi nhà đều có khoảng đất rộng
11

và ít khi có bờ rào ngăn cách giữa nhà này với nhà kia. Mỗi bản đều có ranh giới
rất cụ thể, có khu rừng, ruộng nước, nương, bãi chăn gia súc, rừng cấm, rừng ma,
rừng đầu nguồn nước…người Thái là một trong những cư dân đã sống tại đây rất
lâu đời ở đây nên người Thái đã lựa chọn cho mình những vị trí đẹp và thuận lợi
cho đời sống và từ đó lập bản lập mường. Đó là những nơi đồi núi thấp, gần
sông, suối, có địa thế rộng rãi, bằng phẳng thuận tiện cho việc canh tác, đi
lại…Bên cạnh bộ máy hành chính, mỗi bản đều có hệ thống chức dịch và được
hưởng những quyền lợi và các nghĩa vụ kèm theo.
Mỗi bản gồm nhiều gia đình của nhiều dòng họ cư trú. Các bản đều có
khu vực đất đai và vùng thiên nhiên thuộc sở hữu tập thể, mối quan hệ thích tộc
và thân tộc là do hôn nhân mang lại: (Ải Noọng) - (Lung Ta) và (Nhinh Sao)
luôn ràng buộc và chi phối với tập quán tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc
gặp hoạn nạn, khó khăn.
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và con người như vậy là cơ
sở hình thành bản sắc văn hóa, những luật tục, mang nhiều nét riêng đặc thù từ ngàn
đời nay của người dân bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
1.4. Ngƣời Thái đen ở bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La

1.4.1. Điều kiện kinh tế
Người Thái đen ở bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La là những cư dân nông nghiệp. Ngành nghề chính là trồng lúa nước, lúa
nếp, các thứ hoa màu; chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, dê, cá…đan lát, dệt thổ cẩm.
Bên cạnh đó là một số loại hình dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ tập trung chủ yếu ở
những nơi đông dân cư. Người Thái đen là cư dân sinh sống lâu đời nhất ở đây,
vì vậy ngay từ đầu đặt chân đến mảnh đất này, người Thái đã tập trung đến việc
khai phá ruộng đất ở những thung lũng thành những cánh đồng rộng lớn.
Với bộ nông cụ làm ruộng như cày, mai, xẻng; các biện pháp kĩ thuật liên
hoàn (làm đất, làm mạ, gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch); đặc biệt là hệ thống
12

thuỷ lợi “dẫn thuỷ nhập điền” mương, phai, lái, lịn và cọn nước, cùng với các
nghi lễ tín ngưỡng liên quan. Qua nhiều thế hệ, người Thái đen đã đúc kết và
tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Hiện nay, người Thái đen ở bản
Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã chuyển sang làm hai
vụ lúa. Vụ chiêm cấy tháng 2, thu hoạch tháng 5; vụ mùa cấy tháng 7 thu hoạch
tháng 10. Ngoài ra, họ còn làm nương rẫy, đó là lối canh tác “phát đốt, gieo
trồng”. Công cụ để làm nương rẫy chủ yếu là: dao, rìu, móc, khều, gậy chọc lỗ
bọc sắt hoặc không bịt sắt, nạo cuốc để làm cỏ, nhíp để gặt. Sản phẩm thu về là
ngô, khoai, sắn. Ngoài việc trồng trọt, người Thái đen ở đây cũng rất giỏi trong
việc chăn nuôi trâu, bò, lợn gà, cá ruộng…săn bắn muông thú, hái lượm lâm thổ
sản, rau, măng…đánh cá ở các sông suối. Do ý thức tự cung tự cấp này mà họ
hiểu rất rõ về vai trò của chăn nuôi, trồng trọt, hái lượm, săn bắt…trong cuộc
sống. Vì vậy, người Thái đen ở bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La thường dùng những thức ăn có sẵn như: rau rừng, thịt thú rừng
(măng, nấm, thỏ, chim…), các loại côn trùng như: ong, trứng kiến, dế…hầu hết
là họ thường dùng những thứ mình trồng và kiếm được. Đến nay cuộc sống của
người dân được phần nào cải thiện nên thức ăn có phần phong phú hơn.
Các nghề thủ công ở bản Nà Lạn cũng phát triển. Người phụ nữ Thái đen

nơi đây có tính cần cù, chịu thương chịu khó, đôi bàn tay khéo léo cùng với trí
sáng tạo dệt nên những tấm vải thổ cẩm theo các mô típ hoa văn hình thù chim,
hoa cỏ, cây cối rất tinh xảo. Họ đã làm ra nhiều sản phẩm nổi tiếng như: khăn
piêu, mặt chăn, mặt gối, túi thổ cẩm…Các chàng trai không những tài giỏi về săn
bắn, thiết kế dựng lên những nếp nhà sàn khang trang, thoáng mát mà còn có tài
đan lát các vật dụng trong gia đình rất đẹp như: ếp, bung, cóm khẩu, tấm phên trải
sàn nhà, chài, lưới…Bên cạnh đó do điều kiện địa hình tự nhiên chạy dọc theo
đường quốc lộ nên rất thuận lợi cho các loại hình dịch vụ ở đây phát triển, hình
thành nên các tiểu thương, các doanh nghiệp với các ngành, nghề đa dạng, đời
sống của nhân dân trong khoảng mười năm trở lại đây thay đổi một cách rõ rệt.
13

1.4.2. Điều kiện văn hóa, xã hội
- Nhà ở truyền thống
Nhà ở truyền thống của đồng bào dân tộc Thái đen nơi đây chủ yếu là nhà
sàn (loại nhà có mái mu rùa có hai đầu hồi) [23, Tr. 37]. Phía trên mái nhà có
Khau Cút là hai thanh tre để chéo nhau. Những thanh tre hoặc gỗ, cũng được
chia nhiều kiểu dáng khác nhau, thể hiện các tầng lớp trong xã hội. Người giàu
thì luôn làm Khau Cút hình hoa thể hiện sự thanh tao và giàu có. Còn ngược lại
dân thường thì làm thanh gỗ vắt chéo và không có họa tiết gì. Còn những gia
đình mới ra ở riêng thì làm hình người phụ nữ mang bầu để cầu mong sự sinh sôi
nảy nở. Nguyên vật liệu để dựng ngôi nhà sàn thường được khai thác tại chỗ,
bằng những nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên như: tre, gỗ, nứa, lợp cỏ gianh
hay lá cọ (nay có nhiều nhà lợp mái ngói). Xưa kia phần lớn nhà sàn đều là loại
nhà cột chôn nên cây cột thường được chọn là loại gỗ có lõi tốt không bị mối
mọt. Kĩ thuật làm nhà rất thủ công bằng những công cụ đơn giản như: dao, rìu
(sau này có loại nhà vì kèo mới sử dụng đến cưa, đục, bào…). Điều đặc biệt là
ngôi nhà sàn truyền thống này hoàn toàn không dùng đinh sắt hay dây thép mà
chỉ dùng lạt mây, tre hay sợi dây rừng để buộc đòn tay làm mái.
Đặc biệt hơn đó là nhà sàn chỉ có số gian lẻ không những thế mà cả số

đòn tay, cầu thang lên xuống, số lượng cửa chính, cửa sổ, cả thanh chắn cửa sổ
cũng là số lẻ. Bởi lẽ đồng bào cho rằng con số lẻ là con số may mắn, là con số
phát triển cần phải thêm vào. Hai đầu hồi của nhà được đặt cầu thang, bên
(Quản) bẩy bậc là dành cho nam giới và khách tới chơi nhà, bên (Chan) chín bậc
là dành cho gia đình và phụ nữ.
Ngôi nhà sàn thường được chia làm ba tầng rõ rệt: tầng nền đất gầm sàn
(Lang) xưa họ thường ngăn để chăn nuôi gia súc, gia cầm, còn ngày nay họ chỉ
để củi hay đặt khung cửi. Tầng mặt sàn (Hạn Hươn) là không gian sinh hoạt của
gia đình và phần này được phân chia theo gian cho mỗi thành viên trong gia
đình. Ở phần mặt sàn sát với Chan đặt bếp dùng để nấu nướng, gian sát với Quản
14

là nơi đặt gian thờ cúng Hóng và nơi tiếp khách. Tầng ba trong ngôi nhà sàn là
phần gác trên quá giang Khứ Hươn phần này chủ yếu là để thóc lúa, nhất là thóc
giống và những đồ đun nấu trong nhà. Xưa kia đây cũng là nơi cất giữ đồ đạc
quý trong nhà như vàng bạc, nồi đồng, ninh đồ xôi chưa được dùng đến.
Nhà ở của người Thái hay các dân tộc khác cũng vậy, nó là một trong
những nhu cầu cần thiết cho sinh hoạt gia đình, mang đậm tính văn hoá của cộng
đồng và nhà sàn cũng là giá trị văn hoá lâu đời của người Thái.
- Trang phục
Cũng như nhiều dân tộc khác, trang phục của phụ nữ Thái bản Nà Lạn thể
hiện rõ nhất bản sắc văn hóa tộc người [12, Tr. 96] - [16, Tr. 63]. Một bộ trang
phục nữ Thái gồm: áo ngắn (Xửa Cỏm), áo dài (Xửa Chái và Xửa Luổng), váy
(Xỉn), thắt lưng (Xải Cỏm), khăn (Piêu), nón (Cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại
hoa tai, vòng cổ, vòng tay, xà tích…Xửa Cỏm (áo ngắn bó sát người có hàng cúc
bướm) có thể may bằng nhiều loại vải với màu sắc khác nhau. Chính hàng khuy
bạc hay kim loại đã làm cho Xửa Cỏm trở thành chiếc áo đặc trưng của bộ nữ
phục Thái. Theo quan niệm dân gian Thái, hai hàng cúc bạc trên hai vạt áo Xửa
Cỏm là tượng trưng cho sự kết hợp nam với nữ, tạo nên sự trường tồn của nòi
giống. Phụ nữ Thái còn mặc hai loại áo dài là (Xửa Chái) và (Xửa Luổng). Xửa

Chái may bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng,
gấu áo phủ quá đầu gối. Theo tục lệ, phụ nữ có chồng mới mặc Xửa Chái vào dịp
cưới xin, hội hè. (Xửa Luổng) là áo khoác ngoài, may dài, rộng, chui đầu, có tay
hoặc không có tay. Phụ nữ Thái từ khi còn trẻ đã may loại áo này, một dành cho
bản thân khi về già và một dành biếu mẹ chồng khi về làm dâu. Các cụ già mặc áo
Xửa Luổng lộn trái mặc vào ngày thường, chỉ khi chết mới mặc mặt phải.
Nói về bộ trang phục nữ Thái đen không thể thiếu chiếc khăn piêu. Chiếc
khăn piêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thể hiện sự khéo léo của
mỗi cô gái. Khăn Piêu là đặc trưng của người dân tộc Thái với đường nét tinh xảo
và hoa văn mang đậm chất núi rừng hoang sơ cùng màu sắc sặc sỡ.
15

So với nữ phục thì nam phục Thái đơn giản hơn, ít chứa đựng sắc thái tộc
người và cũng biến đổi nhanh hơn. Trang phục nam giới gồm: áo, quần, thắt
lưng và các loại khăn. Áo nam giới có hai loại, áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn
may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn. Khuy áo làm bằng
đồng hay tết thành nút vải. Áo không có trang trí hoa văn chỉ trong dịp trang
trọng người ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo cánh ngắn mới, áo được xẻ tà
hai bên hông Trang phục Thái phản ánh rõ nét đặc điểm của cư dân nông
nghiệp trồng trọt, sự chinh phục, tìm tòi các nguyên liệu trong thiên nhiên để tạo
ra trang phục đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống. Trang phục vượt qua cả giá trị vật
chất thuần túy của nó thể hiện lối sống, quan niệm thẩm mỹ, đạo đức, tư tưởng
xã hội, tín ngưỡng
- Văn hoá gia đình và dòng họ
Gia đình người Thái đen bản Nà Lạn cũng như nhiều dân tộc khác, là gia
đình phụ hệ bao gồm ông, bà, cha, mẹ và con cái. Đó cũng là một đơn vị kinh tế
đồng thời một tế bào xã hội và là hiện tượng phổ biến hiện nay của người Thái ở
Sơn La. Khi hai cá thể nam nữ kết hợp thành một tổ hợp gia đình, thì ở người
Thái, cũng hình thành quan hệ ba chiều, trong đó, mỗi chiều là một họ mà thực
chất là một nhóm thân thuộc. Dòng họ giữ vai trò quan trọng trong đời sống của

gia đình.
Toàn bộ anh em trai cùng một cha, ông nội, cụ nội, hợp thành quan hệ
huyết thống gọi là Ải Noọng, xa hơn nữa thì có chung một tổ tiên gọi là Đẳm
[18, Tr. 118 -119].
Tất cả anh em trai của vợ gọi là Lung Ta tức họ ngoại, họ của các ông cậu
Tất cả các anh em cọc chèo hợp thành một nhóm gọi là Nhinh Sao hay
họ nhà trai.
Người Thái rất chú trọng đến việc dạy dỗ con cái. Con gái theo mẹ làm
nghề truyền thống của phụ nữ từ 8 đến 10 tuổi. Cũng ở tuổi này bắt đầu tập lao
động, làm nương dệt vải…Con trai làm các công việc đồng áng, lên rừng để khi
16

lớn lên các em vững trãi trong cuộc sống. đặc biệt sau khi lấy vợ, trong thời gian
ở rể , bố vợ có trách nhiệm dạy dỗ con rể lao động, làm những việc từ mài dao
đan gùi…đến các tập quán, lễ nghi trong ứng xử hàng ngày.
Tuy người Thái theo truyền thống phụ hệ nhưng trong mỗi gia đình, sự
bình đẳng, lấy tình thương yêu vợ chồng làm đầu vẫn là nét văn hoá nổi bật.
Huyết thống dòng cha của người Thái được thể hiện ở tín ngưỡng đặc biệt quan
trọng đó là thờ cúng tổ tiên, gọi là thờ Ma Nhà hay Ma Đẳm. Trong mỗi cộng
đồng cùng Đẳm đều thấy có một chiếc gươm thiêng Đáp Đẳm được truyền từ
đời này qua đời khác, theo dòng trưởng.
Cộng đồng người Thái cũng theo phong tục tập quán tôn trọng dòng họ
ông cậu Lung Ta được biểu hiện trong cách ứng xử hợp lý giữa họ nhà trai
Nhinh Sao với họ ông cậu Lung Ta này. Đó là khi bên Lung Ta có việc tang ma
thì bên Nhinh Sao phải có nghĩa vụ chia xẻ, đóng góp. Ngược lại, bên Nhinh Sao
dựng nhà mới, Lung Ta sẽ đến dựng cột thiêng, bỏ vào lỗ chôn cột hoặc chân đá
kê, vật thiêng bằng bạc để làm nền cho sự phát lộc. Lung Ta là người dựng bếp
chính cho ngôi nhà mới, rồi đặt ba ông đầu rau và nhóm bếp lửa lần đầu tiên.
- Tín ngưỡng, phong tục
Nói về phong tục tập quán, trong cái chung của người Thái thì mỗi ngành

lại có những đặc điểm riêng của mình. Người Thái trắng, Thái đỏ có tết nguyên
đán nhưng người Thái đen lại không có, bởi người Thái trắng và Thái đỏ họ tính
theo lịch âm lịch như người Kinh và người Hán, còn người Thái đen lại tính theo
lịch riêng của mình. Giữa lịch Thái đen và lịch âm lịch chênh nhau rất đáng kể,
ví dụ: Tháng 3 âm lịch lại là tháng 9 của lịch Thái đen; tháng giêng của lịch Thái
đen là tháng 7 âm lịch…Cho nên người Thái đen xưa kia không có khái niệm về
ăn tết nguyên đán. Những ngày tết nguyên đán, người Thái đen cũng nghỉ ngơi,
yến tiệc, vui chơi nhưng không phải là Tết mà là tháng “Xên Hươn” (cúng nhà
cuối năm).
Ở mỗi vùng, mỗi bản thường có các ông "Mo" hoặc “Po mự" để lo việc xem
17

ngày tốt, xấu cho những ai có nhu cầu như các ngày cưới vợ, gả chồng, dựng nhà,
lên nhà mới, tang ma…Các ông mo thường có cuốn sổ cổ làm căn cứ cho việc tính
toán lịch và chọn ngày, chọn giờ phục vụ cho dân khi có nhu cầu.
Người Thái khi tiến hành một công việc hệ trọng nào đấy thường quan
tâm đến một số ngày như vễn ók (ngày sinh), vễn tỗng (ngày cúng tổ), mự kảu
kôn (ngày bố mẹ mất), mự hùa đỏn (ngày đưa hồn bố mẹ lên nhà), mự xành phãy
pá (ngày thiêu xác bố, mẹ)…Những ngày này người ta tính theo ngày của lịch
Thái và không được tiến hành các công việc hệ trọng.
Mỗi ngành Thái có những đặc điểm riêng (kể cả tiếng nói và tên chỉ các đồ
vật) nhưng họ vẫn nghe được, hiểu được nhau. Giữa các ngành Thái họ sống bên
nhau rất gần gũi, chan hoà, không có sự tách biệt và rất tôn trọng nhau.
Người Thái quan niệm chết là về Mường trời tiếp tục sống ở thế giới đó.
Hoả táng là tục lệ đã có từ ngàn xưa của người Thái đen ở một số vùng của Tây
Bắc và đặc biệt là ở bản Nà Lạn. Họ tin rằng khi thi hài được “tắm rửa” bằng
lửa, linh hồn sẽ lên được mường trời, tiếp tục “sống” trong một thế giới khác.
Người Thái nói chung và người Thái ở bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La nói riêng không theo Tôn Giáo nào, chỉ thờ “Phi” (ma
tưởng tượng) người chết làm lễ chia của (bỏ mả), không có giỗ chạp hàng năm,

trong tang ma có lễ gọi hồn, dẫn hồn về mường trời.
Cũng như nhiều dân tộc khác, họ cũng có quan niệm về hồn, vía mà họ gọi
là Khuôn (Hồn). Bất kể cái gì được sinh ra và tồn tại trên trái đất đều có hồn. Từ
những núi non, cây cối, hòn đá đến các động vật nhỏ nhất, như con kiến, con mọt
đến những động vật to nhất như voi cũng có hồn, vía. Còn con người thì quan
niệm ở mỗi tộc người có thể khác nhau, nhưng nhìn chung tộc người nào cũng có
hồn và ít nhất mỗi con người cũng có từ ba hồn trở lên. Ví dụ: Người Việt có ba
hồn bảy vía hoặc bảy hồn chín vía. Người Mường tuy không nói rõ bao nhiêu hồn
vía, nhưng lễ cầu thọ hay còn gọi là vía mạnh (Voái Sẳn) phải đi kiếm chín loại
gai, múc nước ở chín vực suối, khe…để đặt lên bàn cúng hồn, vía. Bày mâm cúng
18

cũng phải lót chín lượt lá chuối. Người Thái thì hoàn toàn khác và có thể là một
tộc người có quan niệm nhiều hồn, vía nhất: "Xam xíp khuôn mang nả, hả xíp
khuôn mang lăng" (Ba mươi hồn phía trước, năm mươi hồn phía sau). Như vậy,
người Thái có tới 80 hồn. Có một số vùng quan niệm một con người có tới 110
hồn “Hốc síp khuôn mang nả, hả síp khuôn mang lăng” (Sáu mươi hồn phía
trước, năm mươi hồn phía sau). Mỗi bộ phận ở trên cơ thể con người đều có
hồn riêng: hồn đầu, hồn tai, hồn mắt, hồn lưỡi, răng, cổ, chân, tay, gan, phổi
v.v…Tất cả các hồn đó gộp lại thành hồn chung - “Hồn người”. Hồn Người còn
gọi là Hồn Chủ hay Hồn Mình (Khuôn Chảu). Nếu đau mắt thì họ cho là hồn
mắt bị xúc phạm mà bỏ đi, hoặc ma nào đó dụ đi nên làm cho mắt bị đau…Tất
cả các bộ phận trên cơ thể con người mà bị đau thì có nghĩa là hồn đó bị xúc
phạm hay bị ma ám, ma dụ đi nên mới đau. Mỗi khi bị đau mà làm thuốc không
khỏi thì họ đi xem bói để tìm ma. Tìm được ma rồi họ mới tổ chức lễ cúng
(Xên) để xin và gọi hồn về.
Đối với một con người họ cho hồn, vía là quan trọng bậc nhất. Một con
người mà không có hồn thì người đó không thể sống và tồn tại được. Bởi hồn là
nhựa sống và là chỗ dựa tinh thần của thân xác. Giữa hồn và thân xác không thể
tách rời nhau được. Cho nên việc cầu hồn cúng vía là việc làm hết sức quan

trọng và cần thiết đối với họ. Ngày nay quan niệm này đã nhạt đi song họ vẫn tin
rằng linh hồn luôn tồn tại .
Đặc điểm ở người Thái Tây Bắc là không có Thần, Thánh mà chỉ gọi
chung là Ma (Phi): Ma cây đa (Phi Co Bả), ma núi, ma rừng (Phi Pu, Phi Pá), ma
sông, suối v.v…Và hồn cũng là một loại ma - Ma hồn (Phi Khuôn), vì hồn cũng
như các loại ma khác mắt thường không nhìn thấy được. Thờ cúng tổ tiên là một
phong tục thể hiện tình cảm và đạo lý truyền thống của người Việt Nam nói
chung và người Thái Tây Bắc nói riêng. Đó là lòng thành kính biết ơn của con
cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ đã khuất. Đây là một tín ngưỡng phổ biến và
nổi bật của các tộc người Việt Nam. Tục thờ cúng tổ tiên được thể hiện qua các
19

nghi lễ cụ thể ở từng tộc người. Đối với người Thái Tây Bắc, họ có nơi thờ cúng
tổ tiên cho toàn tông tộc, dòng họ hay gia đình. Đó có thể là một hòn đá thiêng,
một gốc cây, hay một khu rừng cấm…(ma họ) được thờ ở nơi thờ dòng họ.
Những gia đình trong một họ thờ và cúng họ mình (Xên Đẳm) vào một dịp nào
đó trong năm, cũng như kiêng không ăn thịt một con vật tổ nào đó… Họ Quàng
(Hoàng) không ăn thịt hổ
1
, họ Lò không ăn thịt chim Tăng Lo, họ Hà thờ chim
bìm bịp
2
[18, Tr.10]…Những người sống chung trong một gia đình thờ ma nhà
(Phi Hươn). Người trưởng gia có quyền thay mặt gia đình cúng ông bà, tổ tiên,
làm chủ lễ “Xên Hươn”. Trưởng gia nắm vận mệnh của gia đình.
Người Thái quan niệm tổ tiên của họ ở trên trời được các Then cai quản
thông qua hồn chúa đất. Hồn sống trên trời vài trăm năm và rồi chết lần thứ hai
trở thành Phi quay lại mặt đất thành kiến, sâu, bọ; sâu bọ chết đi biến thành thứ
rêu chuyên mọc những chỗ ẩm ướt…Với riêng nhánh người Thái đen lại quan
niệm, chết có thiêu xác mới lên được trời. Đây chính là nguồn gốc tục hỏa táng

của người Thái đen.
Người Thái thờ ma ngay cạnh Hóng - cạnh nơi ngủ của gia trưởng và cả
gia đình. Cứ mười ngày một lần làm lễ Pạt Tông - lễ cúng ma nhà (phải có cá và
rau làm đồ cúng). Ma nhà luôn bên cạnh gia đình và chăm sóc đến đời sống gia
đình. Với tổ tiên ở trên trời hay ở bãi tha ma, không ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống gia đình bằng ở Hóng nên các ma trên chỉ được mời về chứng giám vui
chơi trong các dịp gia đình có “đại sự” như cưới xin, ma chay, lên nhà
mới…Cơm cúng trong các dịp trên thường là cơm lam, thịt chim, thịt ếch, cá đĩa
rau hay đĩa măng.
Đối với người Thái, chết chưa phải là hết, thể xác và linh hồn vẫn còn
hằng lui tới với gia đình. Người Thái quan niệm, thế giới người sống ra sao thì
thế giới cõi chết cũng vậy. Do đó, người chết cũng cần phải có vốn liếng để bắt

1
Theo truyền thuyết họ Quàng (Hoàng) có cùng họ với hổ
2
Tương truyền chim bìm bịp có công cứu ông tổ họ Hà thoát chết khi chạy giặc
20

đầu cuộc sống mới. Do vậy, trong nghi lễ tang ma của người Thái mới có tục
chia của cho người chết.
Ngày mất của bậc bề trên nhất trong họ sẽ được chọn để làm ngày giỗ
chung cho cả dòng họ, Đối với người Thái, thờ cúng tổ tiên thông qua các dịp
làm Hóng (Dệt Hóng). Nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Thái không thực hiện
vào ngày giỗ như của người Việt. Trong những ngày này mọi người phải giữ yên
lặng, không được làm nói to, không được bật loa, đài to. Phận dâu hoặc con gái
đã đi lấy chồng thì không được làm cơm cúng, kiêng đi lại gần chỗ thờ cúng
Nghi lễ làm Hóng thường được tổ chức mỗi năm một lần. Trong ngày làm
Hóng, con cháu bao giờ cũng về tề tựu đông đủ để làm lễ cúng ông bà tổ tiên.
Sau lễ cúng, gia chủ sẽ mời bà con con dân bản tham dự bữa cơm thân mật để

hưởng những lễ vật được sử dụng trong lễ cúng. Tục thờ cúng tổ tiên được phản
ánh trong các truyện kể dân gian của người Thái chưa phản ánh trực tiếp đến
nghi lễ thờ cúng mà mới chỉ đề cập đến các hình thức thờ cúng của người dân.
Thờ cúng tổ tiên là cách thể hiện lòng thành kính đối với ông bà, cha mẹ và
những người đã khuất, cũng là biểu hiện của đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của
đồng bào Thái.
Đối với những gia đình duy tâm hoặc có người hay ốm đau thì họ thường
làm thêm một ban thờ nhỏ ngoài nhà để thờ cúng ma đói ma khát, ma lang thang.
Vào những ngày mùng một, ngày rằm, hay khi trong nhà có người ốm đau họ
thường thắp hương, bày hoa quả, bánh kẹo để cúng các ma với hi vọng những
hồn ma sẽ không quấy rầy gia đình, phù hộ cho gia đình được mạnh khỏe, làm
ăn thuận lợi
Tiểu kết
Người Thái đen cư trú đại đa số ở vùng Tây Bắc, vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa với hai mùa rõ rệt, mùa đông khô hạn, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Đặc
điểm khi hậu và đất đai rừng núi đã định hình nên những phương thức sản xuất
truyền thống: Lúa ruộng, lúa nương, săn bắn, hái lượm. Trong đời sống văn hóa,
21

người Thái đen giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống: ngôn ngữ, chữ viết,
trang phục, nghệ thuật, phong tục tập quán Người Thái quan niệm rằng vạn vật
hữu linh, đối với người Thái, chết chưa phải là hết, thể xác và linh hồn vẫn còn
tồn tại. Họ cho rằng, thế giới người sống ra sao thì thế giới của người chết cũng
vậy mọi vật đều có linh hồn và có thần linh cai quản cho nên mỗi khi gặp khó
khăn họ thường làm lễ để cúng khấn kêu gọi các vị thần linh giúp đỡ. Chính vì
vậy cuộc sống của người Thái đều gắn liền với những nghi thức cúng bái, cầu
xin thần linh cho con người khoẻ mạnh, mùa màng bội thu, vật nuôi sinh sôi đầy
đàn không bị dịch bệnh…
Bản Nà Lạn xã Tông Lạnh thuộc địa bàn vùng núi cao miền Tây Bắc, nơi
người Thái đen chiếm số dân đông nhất. Đây là vùng có điều kiện tự nhiên rất đa

dạng, những đặc điểm tự nhiên này đã tạo nên những dấu ấn đậm nét trong đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân ở đây, nhất là dân tộc Thái đen. Do
sống cùng người Kinh và một số dân tộc khác cho nên ít nhiều họ cũng bị ảnh
hưởng về một số chiều cạnh kinh tế, văn hóa, cùng với yếu tố môi trường, khí
hậu người Thái đen nơi đây luôn dâng lên các vị thần linh, tổ tiên dòng họ và tất
cả những người có công khai phá ra bản mường những lễ vật là thành quả lao
động của họ như: lúa, gạo, trâu, lợn, gà, rau, quả…để tỏ lòng thành biết ơn, lòng
kính trọng, tin tưởng vào sức mạnh và sự phù trợ của đấng thần linh luôn che
chở cho con người thoát khỏi mọi sự đe doạ của bệnh tật, đói rét, thiên tai khắc
nghiệt và cầu cho mùa màng bội thu.

22

CHƢƠNG 2
HÀNH TRÌNH TANG MA CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN BẢN NÀ LẠN,
XÃ TÔNG LỆNH, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

Con người sinh ra, lớn lên, già và chết (sinh, lão, bệnh, tử) trong đó chết
và mai táng là một thủ tục quan trọng, phải thực hiện nhiều công đoạn nhất trong
các phong tục của người Thái Hoả táng là tục lệ đã có từ ngàn xưa của người
Thái đen ở bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Sau khi
một người qua đời thì công tác chuẩn bị cho đám tang là bước đầu tiên, tiếp theo
là các nghi lễ, cuối cùng là an táng. Nghi lễ tang ma và các tập tục liên quan đến
tang ma của người Thái đen ở bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La là một trong những nét văn hoá của dân tộc, phản ánh quan niệm về
tôn giáo tín ngưỡng, tập quán địa phương và mối quan hệ giữa con người với con
người. Chúng tôi sẽ miêu tả một cách có hệ thống đám tang theo trình tự thời
gian từ khi mất cho tới khi dựng xong nhà mồ cho người mất và lễ mời người
vong hồn mất về nhập vào gia tiên.
2.1. Ngày thứ nhất

2.1.1. Lúc lâm chung
Khi trong nhà có người hấp hối sắp tắt thở, người nhà phải gọi trưởng tộc
đến chủ trì, chọn một nhóm dâu, rể đến túc trực, anh em họ hàng đến tập trung
nghe xem người chuẩn bị chết có thể căn dặn được con cháu điều gì không và
theo dõi xem nhịp thở của người sắp mất thế nào.
Sau khi tắt thở, người thân vuốt mắt và đỡ cằm thi hài để khỏi mắt mở,
miệng há khu vực người chết nằm được quây lại bằng một tấm ri đô bằng vải.
Người chết được tắm rửa bằng nước thơm và thay quần áo. Nước thơm
dùng để tắm cho người chết thường được đun lên với một ít hoa - lá thơm có
trong gia đình như: hoa bưởi, củ sả, lá hương nhu…Người Thái cho rằng dùng
23

nước tắm có mùi thơm dịu sẽ có tác dụng khử các mùi hôi tanh cho cơ thể người
chết, như thế khi về "Mường Trời" sẽ được sạch sẽ, thơm tho. Việc tắm rửa cho
người chết phải được thực hiện trước khi liệm, do đó nước tắm cần được chuẩn
bị nhanh chóng trước khi thi thể bị lạnh cứng. Nước tắm đun cho đến khi có thể
nhúng tay thấy ấm là được. Người ta thả hoa vào nước, cầm nhành hoa nhúng
nước, vảy trên đầu, lên mặt và khắp thân thể người vừa mất. Sau đấy lấy khăn
mới hay xé vuông vải trắng làm khăn, nhúng nước ấm, lau rửa mặt mũi, mình
mẩy, chân tay thật sạch sẽ. Rồi lấy lược, thường là lược bằng sừng trâu chải tóc,
nếu người có búi tóc thì búi lại cho thật gọn đẹp. Người cầm hoa vừa vảy nước
và vừa nói “Người đã bỏ đời, đã lìa sống, hãy tắm nước hoa biến thành người
lành, chải đầu thành người hay người mới lên với tổ tiên”.
Sau khi được gội đầu, chải, búi tóc và thay quần áo, người mất được mặc
đồ cẩn thận. Đối với nhà nghèo, đồ thay là những bộ quần áo hàng ngày còn tốt,
đối với gia đình giàu có thì đồ thay là đồ mới, với những người cao tuổi hoặc chết
do bệnh tật lâu ngày thì đồ thay là đồ mới đã được chuẩn bị từ trước.
Việc tắm rửa, thay đồ cho đến khâm liệm chỉ những người ruột thịt cùng
với họ hàng thân cận mới được làm còn các bậc dâu, rể và người ngoài không
được tham gia. Thông thường người bố mất việc tắm rửa là con trai, hoặc em

trai, cháu trai còn mẹ mất thì việc tắm rửa sẽ là con gái, em gái, cháu
gái…Người vừa mất được đặt xuống đệm mới, thay trang phục mới (xửa luổng),
dùng thắt lưng bằng tơ lụa để thắt (Xải Cỏm), không được dùng thắt lưng bằng
các chất liệu khác. Chiếc áo dài mặc ngoài phải là màu đen, những áo dài màu
khác đều mặc lồng bên trong. Đặt hai bàn tay người chết úp lên bụng. Chẻ lạt
nhỏ tròn, vót nhọn đầu mà khâu liền các mép vải liệm quanh thi hài với nhau,
tiếp theo lấy vuông vải trắng và vuông vải Khuýt (Thổ Cẩm) chập vào nhau phủ
lên mặt người mất. Trường hợp chồng chết thì vợ lấy khăn Piêu mới gấp tư gối
đầu, nếu có thì cả khăn piêu của con dâu. Trường hợp người vợ chết thì lấy khăn
Piêu của con dâu hoặc cháu dâu tặng, nếu không có thì lấy Piêu của người chết
24

gối đầu (ngoài chiếc đội đầu). Người ta cho một số đồng bạc trắng vào miệng,
vào tay và khâu vào cổ áo cho người chết. Nếu gia đình có điều kiện có thể khâu
lên mảnh vải căng trên cây nêu (Co Cao) cho người chết hoa tai và vòng tay
bằng bạc, làm như vậy để khi lên trời họ sẽ có chút tiền để tiêu. Lược dùng để
chải đầu khi tắm rửa được chặt đôi ra, một nửa đặt vào gối, cạnh đầu thi hài, một
nửa để vợ hay chồng giữ lại cho đến khi chết thì cho vào liệm theo như thế, vợ
hay chồng cắt ít tóc cho vào cùng nửa chiếc lược. Sau khi đã thao tác xong các
việc trên, người chết được đắp chăn mới, không trùm đầu, chỉ đắp từ cổ xuống.
Tiếp theo, lấy chiếc màn của vợ chồng đang dùng (nếu góa bụa hay chưa vợ
chưa chồng lấy màn bản thân đang nằm) chập hai quai lại, căng theo dọc dưới xà
để trùm kín thi hài. Khi khâm liệm (Cộn Pang) phải có hai mảnh thổ cẩm lót dọc
hai bên sườn của người mất, quần áo buộc dọc thân. Việc khâm liệm được thực
hiện dưới một chiếc xà nhà nếu là đàn ông trong gia đình thì thi hài được đặt
dưới xà nhà gian tiếp giáp với gian để bàn thờ, phụ nữ và con trẻ ở những gian
tiếp theo. Người ta khâm liệm cho người chết dưới xà ngang giữa hai cột cái
trong nhà, (gọi là cột Xau Hẹ). Theo quan niệm của người Thái đen, ma nhà trú
ngụ trên xà ngang đó, khâm liệm ở đây để ma nhà biết mà đi. Trường hợp chồng
đã mất, vợ trở thành chủ gia đình thì cũng được khâm liệm tại chỗ dưới xà bên

gian thờ gia tiên như ông chủ. Nếu trường hợp con cái chết, ai nằm gian nào thì
được khâm liệm dưới xà gian đó. Trên mái nhà đối diện với nơi đặt người chết,
người ta thường dỡ một viên ngói hoặc lấy ngọn giáo chọc thủng, dựng một cành
tre nối ra chỗ thủng đó. Dưới gầm sàn nơi liệm người chết, người ta dùng đinh
đóng xuống. Làm như vậy, người Thái đen cho rằng họ đã mở cửa đất, cửa trời
báo với trời gia đình có người thân qua đời và mở cửa cho người chết về với tổ
tiên…
2.1.2. Chuẩn bị nghi thức Tức và Phăn Hóng (báo với trời và hàng xóm nhà
có người mất)
Sau khi khâm liệm xong, người thân gào khóc gọi hồn một hồi rồi tất cả
25

trở lại không khí im lặng để bình tĩnh chuẩn bị mọi công việc. Người Thái đen
quan niệm rằng khóc lúc này người chết sẽ vương vấn phần hồn và không ra đi
thanh thản được…Sau khi đã tiến hành xong xuôi những công việc trên thì tiếp
đến công việc chuẩn bị nghi lễ Tức
Gia đình mổ một con vịt chặt lấy đầu, hai cánh và hai chân để nguyên cả
lông, buộc túm treo lên xà phía trên chân thi hài, gọi là Pết Khảm Khái, tức là vịt
để vong hồn cưỡi vượt sông Ta Khái trên trời và tiếng kêu của con vịt sẽ giúp
đưa đường cho người chết qua sông để mau lên trời về với tổ tiên. Tiếp theo họ
cắt đồng bạc trắng thành chín mảnh và lấy vải gói thành chín gói nhỏ, một quả
trứng gà luộc, một nắm xôi, gói chung thành một gói, cả gói trứng, xôi và chín
gói bạc lại được gói chung một gói bằng mảnh vó hay chài cũ buộc túm treo lên
xà, phía trên thi hài. Gói xôi trứng là thức ăn đường và chín gói bạc là tiền lộ phí
của vong hồn.
Khi thực hiện nghi thức Tức, và Phăn Hóng, người ta lấy: Một rổ đựng
một súc vải và đĩa trầu cau, một rổ đựng thức ăn chua và ngọt gọi là Pan Xổm
Van, một rổ đựng đĩa con gà luộc, đặt các rổ đó cạnh thi hài. Người con trai cả,
cầm một thanh kiếm trần đi ra ngoài sàn, vợ, con theo mang ra các rổ vải, gà,
thức ăn chua ngọt đặt dưới chân mái đầu hồi. Người con trai cả rút kiếm chỉ lên

trời
3
kêu to ba lần: “trời ơi bố (mẹ) tôi đã chết rồi” có nghĩa là báo cho Trời và
Then biết. Rồi tất cả quay vào nhà và mang rổ đựng các thứ vào, riêng rổ thức ăn
chua ngọt thì đổ đi. Người con trai cả đi vào trước, đến bếp lửa chính (Chi phay
Cang) chém ba nhát kiếm tượng trưng, một nhát vào sàn bếp đồng thời đạp đổ
hòn rau cái, một nhát vào Nả Hóng (bàn thờ) và một nhát vào Pha Hóng (vách
bàn thờ), dỡ Pha Hóng xuống đất.
Sau khi đã dỡ Pha Hóng xong, người con trai cả quay vào quỳ bên thi hài,
phía Nả hóng, mà gọi ba lần “bố ơi!” hay “mẹ ơi!” rồi hét to “trời ơi bố tôi chết

3
Theo phong tục cũ còn bắn kèm súng kíp tạo tiếng nổ báo tin cho bà con trong bản

×