BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
======
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
Phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Hà Nội, tháng 5/2013
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan báo cáo tốt nghiệp: “Phát triển nghiệp vụ thanh toán
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây” là công trình nghiên cứu
của riêng em.
Tất cả số liệu trong báo cáo đều trung thực, phản ánh đúng thực tế tình hình
hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập - tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây.
Hà Nội, ngày 25/05/2013
Sinh viên
Đinh Huy Công
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………….………… 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TTQT THEO PHƯƠNG
THỨC TDCT CỦA NHTM …………………………………………………3
1.1. Thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT…………………… ……3
1.2. Thư tín dụng – công cụ của phương thức thanh TDCT…………… …4
1.2.1. Khái niệm………………………………………………………………4
1.2.2. Đặc điểm của giao dịch L/C. ………………………………………… 4
1.2.3. Cơ sở pháp lý điều chỉnh giao dịch L/C. …………………….………….7
1.2.4. Những nội dung chủ yếu của L/C. ………………… …………… … 8
1.2.5. Phân loại L/C. ……………………………………… ……… 11
1.3. Quy trình nghiệp vụ L/C. …………………………………….…… 12
1.3.1. Các chủ thể tham gia. ………………………………… ………… …13
1.3.2. Quy trình thanh toán L/C. …………………….…………… …… 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ TTQT THEO PHƯƠNG
THỨC TDCT TẠI BIDV HÀ TÂY……………………………………… 16
2.1. Khái quát về BIDV Hà Tây. ……………………….………………… 16
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. ……………………………………16
2.1.1.1. Giới thiệu về BIDV………………………………………… …16
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển BIDV Hà Tây…………… 17
2.1.2. Cơ cấu tổ chức BIDV Hà Tây. ……………………………….……… 18
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012. …………… 19
2.1.3.1. Đánh giá chung. …………………………………………………19
2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn. ……………………………………… 21
2.1.3.3. Hoạt động tín dụng. ……………………………………….…… 24
2.1.3.4. Hoạt động dịch vụ. ………………………………………………26
2.2. Thực trạng thanh toán TDCT tại BIDV Hà Tây………… ………….28
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ L/C…… ……………………………………….28
2.2.1.1. Nghiệp vụ phát hành L/C nhập khẩu…………………………… 29
2.2.1.2. Quy trình nghiệp vụ L/C xuất khẩu. …………………….……… 32
2.2.2. Tình hình hoạt động thanh toán XNK bằng L/C tại BIDV Hà Tây….…34
2.2.2.1. Tỷ trọng của phương thức thanh toán L/C ……………………….34
2.2.2.2. Tình hình hoạt động thanh toán XNK bằng L/C tại BIDV Hà Tây… 37
2.2.3. Kết quả đạt được, hạn chế và một số tồn tại…………….…………… 38
2.2.3.1. Kết quả đạt được…………………………………………………38
2.2.3.2. Hạn chế. …………………………………………………………39
2.2.3.3. Một số tồn tại trong hoạt động. ……………………….………….40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TTQT THEO
PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI BIDV HÀ TÂY… ………….………….…42
3.1 Định hướng phát triển thanh toán TDCT tại BIDV Hà Tây năm 2013….42
3.1.1. Định hướng phát triển KHKD của BIDV Hà Tây năm 2013………… 42
3.1.1.1. Định hướng hoạt động năm 2013. ……………………………… 42
3.1.1.2. Một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện KHKD năm 2013……….…44
3.1.2. Định hướng trong hoạt động thanh toán TDCT.………………………44
3.2. Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán TDCT…………….….45
3.2.1. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT.……………… …45
3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực con người. …………………… ………….46
3.2.3. Triển khai Marketing NH trong hoạt động tài trợ XNK…………….…47
3.2.4. Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý……………………… …… 47
3.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật công nghệ ngân hàng. ………………….50
3.2.6. Một số giải pháp khác. ……………………… ………………………50
3.3. Một số kiến nghị phát triển hoạt động thanh toán TDCT…………….51
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ. …………………………………………… 51
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước… ………………………… 52
3.3.3. Kiến nghị với BIDV. …………………………………………….……53
3.3.4. Kiến nghị với các doanh nghiệp XNK. ……………………………….54
KT LUN…………… …………………………… ……………………55
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIT TẮT
Kí hiệu viết tắt
Nguyên văn
BIDV
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
DPRR
Dự phòng rủi ro
KHKD
Kế hoạch kinh doanh
L/C
Letter of Credit
NH
Ngân hàng
NHCK
Ngân hàng chiết khấu
NHđCĐ
Ngân hàng được chỉ định
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHPH
Ngân hàng phát hành
NHTB
Ngân hàng thông báo
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHXN
Xác nhận xác nhận
QHKH
Quan hệ khách hàng
QTRR
Quản trị rủi ro
TCTD
Tổ chức tín dụng
TDCT
Tín dụng chứng từ
TMCP
Thương mại cổ phần
TTQT
Thanh toán quốc tế
UCP
The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits
XNK
Xuất nhập khẩu
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Nội dung
Trang
Sơ đồ 1
Quy trình thanh toán L/C.
14
Sơ đồ 2
Cơ cấu tổ chức BIDV Hà Tây
19
Sơ đồ 3
Cơ chế thực hiện nghiệp vụ L/C
28
Bảng 1
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn
22
Bảng 2
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn.
22
Bảng 3
Nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng
23
Bảng 4
Tình hình sử dụng vốn huy động
24
Bảng 5
Tình hình hoạt động dịch vụ
26
Bảng 6
Biểu phí dịch vụ L/C nhập khẩu BIDV
31
Bảng 7
Biểu phí dịch vụ L/C xuất khẩu của BIDV
33
Bảng 8
Tốc độ tăng trưởng doanh số Thanh toán quốc tế
34
Bảng 9
Tỷ trọng các phương thức Thanh toán quốc tế
35
Bảng 10
Cơ cấu giao dịch hàng XNK theo phương thức TDCT
37
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, thương mại quốc tế đã trở thành hoạt động quan trọng không thể
thiếu trong chính sách kinh tế đối ngoại của bất kì quốc gia nào trên thế giới.
Thương mại quốc tế đem lại lợi ích không nhỏ cho các quốc gia và là động lực
mạnh tác động tích cực đối với nền kinh tế các nước. Nhờ có thương mại
quốc tế mà xu hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất giữa các nước được
đẩy mạnh, các nước tận dụng được lợi thế tương đối của mình cũng như
tìm kiếm được những lợi ích từ nước khác.
Thanh toán quốc tế là một lĩnh vực gắn liền hoạt động thương mại quốc tế.
Thanh toán quốc tế thúc đẩy thương mại quốc tế, từ đó thúc đẩy sản xuất,
tiêu dùng quốc tế. Do đó, xét về phương diện tổng thể, hoạt động thanh toán
quốc tế có vai trò vô cùng to lớn đối với việc phát triển kinh tế đối ngoại,
tăng trưởng kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống dân cư. Xét về
phương diện cụ thể, hoạt động thanh toán quốc tế là bộ phận không thể thiếu
trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại, nó không những
tạo doanh thu dịch vụ cho ngân hàng mà nó còn chắp nối, hỗ trợ cho các
hoạt động kinh doanh khác phát triển như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ
xuất nhập khấu, tín dụng, đồng thời giúp mở rộng quan hệ khách hàng, củng cố
vị thế của ngân hàng đối với bạn hàng và ngân hàng nước ngoài.
Với mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực thanh toán quốc tế cũng như áp dụng
những kiến thức vừa được đào tạo tại trường đại học vào thực tiễn, em đã xin
thực tập tại bộ phận thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát Triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Hà Tây. Trong quá trình thực tập
tại đây, em đã phần nào tích lũy được những kinh nghiệm riêng cho mình về
nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói chung, và phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ nói riêng. Chính vì thế, em đã chọn đề tài “Phát triển nghiệp vụ
thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây” làm đề tài
nghiên cứu.
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Luận giải những vấn đề lý luận về hoạt động TTQT theo phương thức TDCT,
đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán TDCT.
- Phân tích đánh giá thực trạng tình hình hoạt động và những khó khăn,
thuận lợi trong hoạt động thanh toán TDCT tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây, từ đó đề xuất ra các giải pháp,
kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán TDCT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: báo cáo tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản
về phương thức thanh toán TDCT, các nhân tố ảnh hưởng trong hoạt động
thanh toán TDCT.
- Phạm vi nghiên cứu: tình hình hoạt động thanh toán TDCT tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây giai đoạn từ
2010 – 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận Mác - Lênin, bao gồm:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Phép biện chứng
duy vật.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng trong báo cáo bao gồm:
phương pháp trừu tượng khoa học, phương pháp quy nạp và diễn dịch,
phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh kết hợp với việc minh
họa bằng sơ đồ, bảng biểu nhằm làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên trực quan hơn.
5. Kết cấu của báo cáo tốt nghiệp
Ngoài lời mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo được kết cấu
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức
tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Hà Tây.
Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức
tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Hà Tây.
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (TDCT)
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một
Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu
cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác
(người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này
kí phát trong phạm số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một
bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng.
Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, hoạt động "Tín dụng" bao gồm các
hình thức: Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh (tín dụng chữ ký) và cho thuê tài chính.
Như vậy, thuật ngữ "Tín dụng" ở đây được dùng theo nghĩa 'Tín dụng chữ ký",
chứ không phải để chỉ "một khoản cho vay" theo nghĩa thông thường. Điều này
được thể hiện rõ trong trường hợp khi người nhập khẩu ký quỹ 100% giá trị của
L/C, thì thực chất NHPH không cấp bất cứ một khoản cho vay nào, mà chỉ cho
người nhập khẩu "vay" sự tín nhiệm của mình bằng hình thúc "Tín dụng chữ ký"
thông qua việc phát hành L/C thể hiện cam kết thanh toán của NHPH. Ngay cả
trong trường hợp nhà nhập khẩu không hề ký quỹ, thì một khoản cho vay thực sự
chỉ xảy ra khi NHPH tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu và ghi nợ nhà
nhập khẩu. Như vậy, thuật ngữ "Tín dụng" trong phương thức tín dụng chứng từ
chỉ thể hiện khoản "tín dụng chữ ký " bằng lời hứa trả tiền của ngân hàng thay cho
lời hứa trả tiền của nhà nhập khẩu, vì ngân hàng có hệ số tín nhiệm cao hơn nhà
nhập khẩu.
Đối tượng cấp tín dụng của ngân hàng là rất phong phú và đa dạng, ví dụ
nếu cho vay mua đất, xây nhà thì ta gọi là tín dụng bất động sản; nếu cho vay
kinh doanh chứng khoán thì ta gọi là tín dụng kinh doanh chứng khoán; nếu
cho vay kinh doanh mua bán hàng hóa thì ta gọi là tín dụng thương mại, và nếu
đối tượng cấp tín dụng là bộ chứng từ hàng xuất thì ta gọi là "tín dụng chứng từ".
Như vậy, thuật ngữ "chứng từ" ở đây thể hiện đối tượng ngân hàng cấp tín dụng.
Ngoài ra, trong phương thức tín dụng chúng từ, thì tất cả các bên liên quan chỉ
giao dịch với nhau bằng chứng từ mà không liên quan đến hàng hoá, dịch vụ hay
các thực hiện khác. Người thụ hưỏng có lấy được tiền hay không lấy được tiền chỉ
căn cứ vào chứng từ, còn NHPH có thanh toán hay không cũng chỉ căn cứ vào
chứng từ, mà không căn cứ vào hàng hóa, dịch vụ hay các thực hiện khác.
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
4
1.2. Thư tín dụng – công cụ của phương thức thanh toán TDCT
1.2.1. Khái niệm
Thư tín dụng thương mại (letter of credit – L/C) là một chứng thư
(điện hoặc chứng chỉ), theo đó Ngân hàng phát hành cam kết trả tiền cho
người hưởng lợi nếu họ xuất trình được các chứng từ thanh toán đúng hạn và
phù hợp với các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C.
1.2.2. Đặc điểm của giao dịch L/C
- L/C là hợp đồng kinh tế hai bên:
Nhiều người lầm tưởng cho rằng, L/C là hợp đồng kinh tế ba bên, gồm:
nhà nhập khẩu, NHPH và nhà xuất khẩu. Thực tế, L/C là hợp đồng kinh tế
độc lập chỉ của hai bên là NHPH và nhà xuất khẩu. Mọi yêu cầu và chỉ thị
của nhà nhập khẩu đã do NHPH đại diện, do đó tiếng nói chính thức của
nhà nhập khẩu không được thể hiện trong L/C. Hiểu được điều này là rất
quan trọng, bởi vì nhiều nhà XNK cho rằng "L/C là của họ", ngân hàng chỉ
cung cấp dịch vụ để hưởng phí do đó, mọi thoả thuận giữa nhà xuất khẩu và
nhà nhập khẩu mới là quan trọng, còn việc ngân hàng có đồng ý hay không
chỉ là yếu tố tiền phí dịch vụ. Một sửa đổi L/C đã được nhà xuất khẩu và
nhà nhập khẩu đồng ý, nhưng nếu NHPH không chấp nhận thì giao dịch sẽ
không được thực hiện.
- L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hoá:
Hợp đồng ngoại thương do nhà xuất khẩu và nhập khẩu ký kết thể hiện
quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên, trong đó có quy định về nội dung
thanh toán. Do không tham gia ký kết hợp đồng ngoại thương nên ngân hàng
không có bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào trong việc thực hiện hợp đồng
ngoại thương. Còn L/C thể hiện cam kết thanh toán cùa ngân hàng phát hành
cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp.
Như vậy, về bản chất, L/C là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp
đồng ngoại thương hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là cơ sở để
hình thành giao dịch L/C. Trong mọi trường hợp, ngân hàng không liên quan
đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng như vậy, ngay cả khi L/C có bất cứ
dẫn chiếu nào đến hợp đồng này.
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
5
L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng
ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với
hợp đồng này. Một khi L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận, thì
cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không,
cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan
đến L/C.
Một số nhà nhập khẩu không hiểu hoặc cố tình làm ngơ quy tắc này,
khi gặp rủi ro trong giao dịch hợp đồng cơ sở đã quay sang khiếu nại hay
ngăn cản việc ngân hàng thanh toán bộ chứng từ xuất trình phù hợp.
Điều này là không được phép.
Trong thực tế, một số nhà nhập khẩu có thể sử dụng L/C như là công cụ
dự phòng để cụ thể hoá, chi tiết hoá hoặc bổ sung những điều khoản mà
hợp đồng thương mại còn sai; ngoài ra, còn để đính chính, sửa chữa những
nội dung bất lợi trong hợp đồng ngoại thương đã ký kết. Nếu người
xuất khẩu không chấp nhận, thì L/C coi như không được phát hành; và để
bảo vệ quyền lợi của mình, nhà xuất khẩu sẽ kiện nhà nhập khẩu ra toà trên
cơ sở các điều khoản của hợp đồng thương mại.
- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ:
Các ngân hàng, chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để
quyết định xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình
phù hợp hay không. Như vậy, các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm
quan trọng đặc biệt, nó là bằng chứng về việc giao hàng của người bán,
là đại diện cho giá trị hàng hóa đã được giao, do đó, chúng trở thành căn cứ
để ngân hàng trả tiền, là căn cứ để nhà nhập khẩu hoàn trả tiền cho
ngân hàng, là chứng từ đi nhận hàng của nhà nhập khẩu v.v Việc nhà
xuất khẩu có thu được tiền hay không phụ thuộc duy nhất vào xuất trình
chứng từ phù hợp; đồng thời, ngân hàng cũng chỉ trả tiền khi bộ chứng từ
xuất trình phù hợp, nghĩa là ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự thật
của hàng hóa mà bất kỳ chứng từ nào đại diện.
Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô
điều kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trong thực tế hàng hoá có thể không
được giao hoặc được giao không hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ.
Như vậy, việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
6
hàng hóa; nếu hàng hoá không khớp với chứng từ, thì hai bên mua bán
trực tiếp giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng mua bán, không liên quan
đến ngân hàng. Chỉ trong trường hợp chứng từ không phù hợp, mà
ngân hàng vẫn thanh toán cho người xuất khẩu, thì ngân hàng phải chịu
hoàn toàn trách nhiệm, bởi vì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán
lại tiền cho ngân hàng.
- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ:
Vì giao dịch chỉ bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ,
nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của
giao dịch L/C. Để được thanh toán, người xuất khẩu phải lập được bộ
chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của L/C
bao gồm số loại, số lượng mỗi loại và nội dung chứng từ phải đáp ứng được
chức năng của chứng từ yêu cầu.
- L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro và đôi khi còn là công cụ từ chối
thanh toán và lừa đảo:
Xét về góc độ là công cụ thanh toán và phòng ngừa rủi ro cho nhà
xuất khẩu và nhà nhập khẩu, thì L/C có ưu điểm vượt trội so với các
phương thức thanh toán khác. Chính vì vậy mà phương thức này đã tồn tại
phát triển như ngày nay. Tuy nhiên, trong thực tiễn thương mại quốc tế,
do diễn biến của thị trường, giá cá v.v mà L/C có thể bị lạm dụng trở thành
công cụ để từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán và là công cụ để gian lận
và lừa đảo.
Từ bản chất của L/C là chỉ giao dịch bằng chứng từ và khi kiểm tra
chứng từ lại chỉ xem xét trên bề mặt, chứ không xem xét tính chất “bên trong
của chứng từ”, chính vì điều này mà không ít các tranh chấp xảy ra về
tính chất tuân thủ chặt chẽ của chứng từ. Trong thực tế, lập được một bộ
chứng từ hoàn hảo không có bất cứ sai sót nào là một việc làm không hề
đơn giản chút nào, hơn nữa, giữa “phù hợp” và “sai sót” lại có gianh giới
mong manh, tuỳ thuộc vào tập quán, trình độ, quan điểm, động cơ của các
bên liên quan.
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
7
1.2.3. Cơ sở pháp lý điều chỉnh giao dịch L/C
Văn bản pháp lý điều chỉnh đơn yêu cầu mở thư tín dụng (L/C): Đơn
yêu cầu mở thư tín dụng về mặt bản chất pháp lý là hợp đồng dịch vụ ký kết giữa
Ngân hàng phát hành và Người yêu cầu mở thư tín dụng, do vậy, khi viết đơn phải
dựa vào những văn bản pháp lý điều chỉnh loại hợp đồng này, đó là:
- Luật thương mại Việt Nam 2005;
- Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam 2005;
- Các luật điều chỉnh Ngân hàng phát hành và Người yêu cầu ;
- UCP 600 2007 ICC, nếu được dẫn chiếu trong hợp đồng.
Hiện nay trên thế giới chưa có bộ luật quốc tế nào điều chỉnh hoạt động TTQT
theo phương thức TDCT, tuy nhiên đã có các bộ tập quán quốc tế điều chỉnh
kĩ lưỡng về phương thức thanh toán này. Bao gồm:
- UCP 600, 2007, ICC: Đây là văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của tín dụng
chứng từ, là “Quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ,
số 600, bản sửa đổi năm 2007” của Phòng thương mại Quốc tế (Uniform
Customs and Practice for Documentary Credits ICC, 2007 Revision, No 600);
- ISBP 681, 2007, ICC: Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra
chứng từ theo L/C số 681 năm 2007 của Phòng thương mại Quốc tế
(International Standard Banking Practice for the examination of documents
under documentary credits);
- eUCP1.1, 2007, ICC: Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ
điện tử (Supplement to UCP 600 for Electronic Presentation, version 1.1) là
tập quán quốc tế bổ sung cho UCP 600 nhằm điều chỉnh việc chỉ xuất trình
chứng từ điện tử, hoặc kết hợp với việc xuất trình chứng từ bằng văn bản;
- URR 725, 2008, ICC: Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng
Ấn bản ICC số 725 (Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursement – URR
725) có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/10/2008 thay cho URR 525.
Do có nhiều nguồn luật cùng tham gia điều chỉnh, nên:
Trình tự ưu tiên về tính pháp lý theo thứ tự giảm dần sẽ là: Công ước và
Luật quốc tế, Luật quốc gia, Thông lệ và tập quán quốc tế. Nếu có mâu thuẫn giữa
các nguồn luật thì: Luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất
pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế; Công ước và luật quốc tế sẽ được
ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với luật quốc gia.
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
8
Thông lệ và tập quán quốc tế là những văn bản quy phạm pháp luật tuỳ ý.
Bởi vì, các văn bản này do ICC phát hành, mà ICC là một tổ chức mang tính
hiệp hội, nghề nghiệp (phi chính phủ, phi quyền lực) chứ không phải là một
tổ chức liên chính phủ (tổ chức quyền lực), do đó, UCP (và các văn bản khác)
do ICC ban hành không mang tính chất pháp lý bắt buộc (không giống
như luật) đối với các hội viên cũng như các bên liên quan.
Hiện nay ở nước ta, các Ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh
ngoại thương đã thống nhất sử dụng bộ tập quán quốc tế này như một văn bản
pháp lý điều chỉnh các loại thư tín dụng được áp dụng trong thanh toán quốc tế
giữa Việt Nam và các nước ngoài.
1.2.4. Những nội dung chủ yếu của L/C
Cho đến nay, chưa có nguồn luật chính thức nào ở tầm quốc gia
cũng như quốc tế quy định nội dung bắt buộc của L/C. UCP600 cũng không có
điều khoản nào quy định về nội dung bắt buộc của L/C, mà chỉ có định nghĩa
về Tín dụng tại Điều 2:
"Credit means any arrangement, however named or described, that is
irrevocable and thereby constitutes a definite undertaking of the issuing bank
to honour a complying presentation"
(Tín dụng là một thỏa thuận, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào,
nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng
phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp)
Như vậy, về mặt nguyên tắc, L/C không nhất thiết phải tuân theo một
chuẩn mực nào cả, mà là một thỏa thuận bất kỳ, nhưng trên thực tế thì giao dịch
L/C lại mang tính tiêu chuẩn rất cao:
- Các mẫu đơn mở L/C của các NHTM được thiết kế với các điều khoản như
một hợp đồng chuẩn được in sẵn.
- Các L/C được phát hành qua Swift phải tuân thủ mẫu chuẩn với các
điều khoản bắt buộc (M) và tùy chọn (O) theo quy định của Hiệp hội Swift
và được thống nhất toàn cầu.
- Các L/C được phát hành bằng thư do từng ngân hàng thiết kế, nhưng có
nội dung tương tự như L/C phát hành qua Swift.
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
9
Những nội dung cơ bản của L/C
1. Số hiệu L/C (Credit Number):
Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi
trong việc trao đổi thư từ, điện tín trong việc thực hiện L/C, hoặc để ghi vào
các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C.
2. Địa điểm phát hành L/C:
Là nơi NHPH viết cam kết thanh toán cho Người thụ hưởng. Địa điểm này có
ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật quốc gia giải quyết
những tranh chấp vể L/C.
3. Ngày phát hành L/C (Date of Issuance):
Bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C. Thông thường, L/C được nhà nhập khẩu
mở trước ngày giao hàng một thời gian nhất định để nhà xuất khẩu có đủ thời
gian cần thiết chuẩn bị hàng hoá gửi đi. Nếu L/C được mở sớm thì có lợi cho
người xuất khẩu có đủ điều kiện tốt cho chuyến hàng gửi đi. Nhưng ngược lại,
nếu mở L/C quá sớm trước ngày giao hàng, thì bên nhập khẩu sẽ bị đọng vốn
vì phải ký quỹ mở L/C. Vì vậy, thời điểm mở L/C cần phải hợp lý cho cả hai
bên xuất khẩu và nhập khẩu.
4. Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C:
- Người yêu cầu, người thụ hưởng (hoặc người thụ hưởng thứ nhất và người
thụ hưởng thứ hai nếu là L/C chuyển nhượng) …
- Các ngân hàng: NHPH, NHXN, NHTB, NHđCĐ
- Các cơ quan, tổ chức: Cơ quan cấp các chứng từ liên quan như:
Bộ thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp, Cơ quan hải quan,
tổ chức kiểm định hàng hóa, người chuyên chở, công ty bảo hiểm
5. Số tiền, loại tiền, số lượng, đơn giá (Credit Currency and Amount):
Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số và bằng chữ, phải thống nhất với nhau.
Nếu số tiền bằng số và bằng chữ khác nhau thì người thụ hưởng phải làm
thủ tục tiến hành sửa đổi L/C. Gắn liền với số tiền là đơn vị tiền tệ. Để tránh
nhầm lẫn, khi viết đơn vị tiền tệ nên tham chiếu tiêu chuẩn ISO về ký hiệu
tiền tệ như: đôla Mỹ có ký hiệu là USD, đôla Hồng Kông là HKD,
của Singapore là SGD, đôla Úc là AUD
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
10
6. Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C:
Là thời hạn mà NHPH cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu nhà
xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều
quy định của L/C. Thời hạn của L/C được tính từ ngày mở L/C (Date of
Issuance) đến ngày hết hiệu lực của L/C (Expiry Date).
Địa điểm của ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị là địa điểm xuất trình
chứng từ và được xem là địa điểm xuất trình bổ sung đối với NHPH. Địa điểm
xuất trình của L/C có giá trị tự do là địa điểm của bất kỳ ngân hàng nào.
7. Thời hạn trả tiền của L/C (Date of Payment):
Liên quan đến việc trả tiền ngay hay kỳ hạn, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào
quy định trong hợp đồng ngoại thương.
8. Ngày giao hàng (Shipment Date):
Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương mà ngày giao hàng cũng được quy định
trong L/C.
9. Những nội dung liên quan đến hàng hoá:
Như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chát, bao bì,
ký mã hiệu v.v cũng được ghi vào L/C. Để bảo đảm bức điện được truyền đi
một cách an toàn, chính xác và đầy đủ, thì dung lượng bức điện phải có
giới hạn. Chính vì vậy, đối với những hợp đồng có nội dung mô tả hàng hoá
phức tạp, quá dài thì mục nội dung mô tả hàng hoá chỉ được thể hiện vắn tắt
trong bức điện, còn nội dung chi tiết sẽ được gửi bằng thư.
10. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá:
Bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR ); nơi gửi và nơi
giao hàng, cách vận chuyển và nơi trả hàng v.v… Ngoài các nội dung này, thì
trong L/C cũng quy định là “hàng hóa được phép chuyển tải hay không?”. Điều
này là vì, nếu hàng hóa phải chuyển tải trong quá trình vận chuyển từ nơi gửi
hàng đến nơi trả hàng có nhiều khả năng ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số
lượng hàng hóa. Vì sự bốc dỡ hàng từ phương tiện vận tải này sang phương
tiện vận tải khác có thể gây ra cho hàng hóa dễ bị bể, gẫy, thất thoát, hao hụt,
làm rách bao bì Cho nên, những hàng hóa dễ bị tổn thất trong quá trình
chuyển tải thì L/C cấm chuyển tải.
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
11
11. Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình:
Đây là nội dung quan trọng của L/C, vì bộ chứng từ quy định theo L/C
là bằng chứng chứng minh người xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng đúng như L/C đã quy định. Nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp,
thì NHPH sẽ thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu.
Bộ chứng từ do L/C quy định nhiều hay ít tuỳ theo tính chất hàng hoá,
quy định của nước nhập khẩu và sự thoả thuận giữa hai bên mua bán, nhất
là đối với người mua. Nội dung quy định chứng từ bao gồm: Số loại
chứng từ; số lượng mỗi loại; bản chính hay bản sao; người phát hành;
Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng thực hiện thanh toán trên cơ sở
chứng từ, chứ không dựa vào hàng hoá. Các chứng từ thương mại quốc tế
rất quan trọng bởi chúng kiểm soát sự vận động của hàng hóa. Nhà
xuất khẩu có nhận được tiền hay không, và nhanh hay chậm phụ thuộc vào
chứng từ. Vì vậy, yêu cầu lập chứng từ phải nghiêm ngặt, hoàn hảo, phù hợp
với những điều khoản và điều kiện của L/C.
1.2.5. Phân loại L/C
Căn cứ vào tính chất thông dụng và đặc điểm nghiệp vụ:
- L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Là loại L/C mà khi
Ngân hàng đã mở ra thì phải có trách nhiệm trả tiền cho người bán trong
thời hạn hiệu lực của nó - không có quyền sửa đổi bổ sung hay hủy bỏ
L/C đó nếu chưa được sự đồng ý của các bên có liên quan. Đây là loại
L/C được áp dụng rất phổ biến trong TTQT.
- L/C đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại L/C mở ra chưa có hiệu lực ngay.
Nó chỉ có hiệu lực khi một L/C thứ hai đối ứng với nó được mở ra.
L/C này thường được áp dụng trong phương thức buôn bán hàng đổi
hàng hay gia công hàng xuất khẩu.
- L/C xác nhận (Confirmed L/C): Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang
được một Ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của Ngân hàng
phát hành L/C. Do được hai Ngân hàng cam kết trả tiền nên độ an toàn
rất cao.
- L/C miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): Là loại L/C mà
sau khi Người hưởng lợi đã được trả tiền thì Ngân hàng phát hành L/C
không có quyền đòi lại tiền Người hưởng lợi L/C trong bất cứ trường
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
12
hợp nào. Hối phiếu sẽ có câu: “ Miễn truy đòi lại người kí phát” (Without
recourse to drawer).
- L/C tuần hoàn (revolving L/C): Là loại L/C mà số tiền của LC được
tự động có giá trị trở lại như cũ sau khi người hưởng lợi L/C đã sử dụng
xong hoặc L/C đã hết thời hạn hiệu lực. L/C tuần hoàn sử dụng khi hai
bên tin cậy lẫn nhau, mua hàng thường xuyên, định kỳ, khối lượng lớn
và thời hạn dài, hàng hóa đồng nhất về chủng loại, phẩm chất, bao bì.
- L/C chuyển nhượng (transferable L/C): Là loại L/C mà trong đó quy định
người hưởng lợi đầu tiên có thể yêu cầu Ngân hàng mở L/C hoặc
Ngân hàng trả tiền, chấp nhận trả sau hay chiết khấu - Ngân hàng
chuyển nhượng, chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền cho một
hay nhiều người khác hưởng lợi.
- L/C giáp lưng (back to back L/C): Là loại L/C được mở ra căn cứ vào
L/C khác làm đảm bảo, làm vật thế chấp. L/C giáp lưng dùng trong buôn
bán thông qua trung gian, khi người trung gian không muốn lộ thông tin
khách hàng.
- L/C có điều khoản đỏ (Red-clause L/C): Là loại L/C trong đó quy định
ngân hàng phát hành ứng trước một khoản tiền nhất định cho người
hưởng lợi trước khi người bán thực hiện việc giao hàng và xuất trình
chứng từ. Red-clause L/C còn được gọi là L/C ứng trước.
Căn cứ vào thời điểm thanh toán
- L/C trả ngay: Là loại L/C không huỷ ngang mà ngân hàng mở cam kết
sẽ thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu ngay sau khi nhận được bộ
chứng từ phù hợp với L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- L/C trả chậm: Là loại L/C không huỷ ngang được ngân hàng mở cam kết
thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu sau một thời gian nhất định đã
được thoả thuận giữa các bên liên quan, sau khi nhà xuất khẩu trình đủ
bộ chứng từ phù hợp với L/C và trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
13
1.3. Quy trình nghiệp vụ L/C.
1.3.1. Các chủ thể tham gia.
- Người xin mở L/C (Applicant for L/C): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình phát hành một L/C, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân
hàng cho người bán theo L/C này. Người xin mở L/C có thể là người mua
(buyer), nhà nhập khẩu (importer), người mở L/C (opener), người trả tiền
(accountee).
- Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): là người được hưởng tiền thanh toán
hay sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán.Người thụ hưởng L/C có thể có
những tên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà XK (exporter),
người ký phát hối phiếu (drawer).
- Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) hay ngân hàng mở L/C (Opening
Bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của người mua, phát hành một L/C
cho người bán. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán
thoả thuận và quy định trong hợp đồng mua bán.
- Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát
hành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo
thường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành
ở nước nhà xuất khẩu.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): trong trường hợp nhà XK muốn
có sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân hàng có thể
đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Thông thường
ngân hàng xác nhận là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều
trường hợp ngân hàng thông báo được đề nghị là ngân hàng xác nhận L/C.
- Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được ngân hàng
phát hành uỷ nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với những qui
định trong L/C thì:
Thanh toán (pay) cho người thụ hưởng
Chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn
Chiết khấu (negotiate) bộ chứng từ
Trách nhiệm của ngân hàng được chỉ định là giống như ngân hàng phát hành
khi nhận được bộ chứng từ của nhà XK gửi đến.
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
14
1.3.2. Quy trình thanh toán L/C
Sơ đồ 1: Quy trình thanh toán L/C
- Bước 1: Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, nhà NK chủ động viết đơn và
gửi các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc xin mở L/C gửi tới ngân hàng
phục vụ mình (NH phát hành L/C), yêu cầu ngân hàng mở một L/C với một
số tiền nhất định và theo đúng những điều kiện nêu trong đơn, để trả tiền
cho nhà XK.
- Bước 2: Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của nhà NK, NH phục vụ nhà
NK sau khi đã đồng ý, và nhà NK đó thực hiện ký quỹ (nếu có), mở một
L/C với một số tiền nhất định để trả tiền cho nhà XK rồi gửi bản chính
(bản gốc) cho NH phục vụ nhà XK (NH thông báo)
- Bước 3: Nhận được bản chính L/C từ NH phát hành, NH thông báo phải
xác thực L/C đã nhận được và gửi bản chính L/C cho nhà XK.
- Bước 4 : Căn cứ vào các nội dung của L/C và những thỏa thuận đó ký trong
hợp đồng, nhà XK sẽ tiến hành giao hàng cho nhà NK.
- Bước 5: Sau khi đó tiến hành giao hàng, nhà XK phải hoàn chỉnh ngay bộ
chứng từ hàng hoá theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
15
hối phiếu rồi gửi toàn bộ các chứng từ này cho NH thông báo/NH thanh toán
để xin thanh toán.
- Bước 6: NH thông báo/thanh toán nhận được bộ chứng từ từ nhà XK phải
kiểm tra thật kỹ, nếu thấy các chứng từ này mà bề mặt của chúng không có
mâu thuẫn với nhau và với L/C thì sẽ tiến hành chuyển bộ chứng từ cho
NHPH hoặc trả tiền cho các chứng từ đó (trường hợp L/C xác nhận).
- Bước 7: NHTB chuyển bộ chứng từ cho NHPH và yêu cầu NH này trả tiền
cho bộ chứng từ.
- Bước 8: Nhận được bộ chứng từ, NH phát hành phải kiểm tra kỹ, nếu các
chứng từ phù hợp với L/C thì NHPH trích tiền từ:
tài khoản ký quỹ mở L/C đứng tên nhà NK (nếu là ký quỹ 100%);
hoặc trích tài khoản ký quỹ và tài khoản tiền vay ( nếu là ký quỹ <100%);
hoặc trích 100% giá trị L/C từ tài khoản tiền vay (nếu mức ký quỹ
là 0%).
để chuyển trả cho NH thông báo/ thanh toán L/C. Trong các trường mức ký
quỹ <100%, khách hàng phải làm cam kết đảm bảo nguồn tại thời điểm
thanh toán.
Trường hợp bộ chứng từ có bất đồng, NHPH thông báo cho khách hàng
biết và nếu khách hàng đồng ý chấp nhận bất đồng thì trình tự thanh toán
bộ chứng từ giống như đối với bộ chứng từ không có bất đồng.
- Bước 9: NHPH thông báo việc trả tiền đối với L/C cho nhà NK, đồng thời
NH chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà NK hoặc làm thủ tục ký hậu
vận đơn để người đó có đủ căn cứ đi nhận hàng.
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY
2.1. Khái quát về BIDV Hà Tây
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiền thân là
Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam được thành lập theo quyết định số 117/TTg của
Thủ tướng chính phủ ngày 26/4/1957 - là ngân hàng thương mại lâu đời nhất
Việt Nam. Trải qua gần 50 năm hoạt động, xây dựng và trưởng thành với các
tên gọi khác nhau:
- Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
- Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV).
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một
doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, là ngân hàng chuyên ngành về lĩnh vực
đầu tư và phát triển được thành lập sớm nhất tại Việt Nam, đã và đang hoạt động
theo mô hình Tổng công ty nhà nước quy định tại quyết định số 90/TTg
ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ, có chức năng, nhiệm vụ sau:
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế
phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư
cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên
toàn quốc.
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án,
trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước
như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC), Công ty phát triển đường
cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
17
Một số ghi nhận và giải thưởng tiêu biểu:
- Giải thưởng “Ngôi sao chất lượng quốc tế 2011” do Tổ chức Định hướng
sáng kiến doanh nghiệp BID Quality Award (trụ sở tại Tây Ban Nha)
trao tặng.
- Ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam
năm 2012” (The best local trade finance house 2012) từ do Tạp chí
Euromoney bình chọn.
- Giải thưởng Ngân hàng của năm - House of the year Vietnam 2012
do Asia Risk tổ chức.
- 02 giải thưởng “Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc
năm 2012” (STP - Straight through Payments - Excellence Award 2012)
do Ngân hàng HSBC và Ngân hàng Standard Chartered (SCB) trao tặng.
- Nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước CHXHCN
Việt Nam trao tặng qua các thời kì: Huân chương Độc lập hạng Nhất,
hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu
Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh….
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển BIDV Hà Tây
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
(BIDV Hà Tây) là một trong những chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam, có trụ sở tại 197 Quang Trung, quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội.
Tiền thân của chi nhánh BIDV Hà Tây là: phòng Đầu Tư và Phát triển
Hà Sơn Bình, được thành lập ngày 01/06/1990.
BIDV Hà Tây là chi nhánh đơn vị thành viên của BIDV, hạch toán
phụ thuộc và đại điện theo ủy quyền của BIDV trong hoạt động kinh doanh
tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, có quyền tự chủ kinh doanh theo cấp và
chịu sự rằng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BIDV. Do đó sự hình thành
và phát triển cũng như chức năng nhiệm vụ của BIDV Hà Tây không tách rời
với sự đi lên và phát triển của toàn hệ thống.
BIDV Hà Tây luôn theo sát sự chỉ đạo của hội đồng quản trị BIDV cũng
như các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của nhà nước, đồng thời
đặt ra mục tiêu hiệu quả và an toàn trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu cao nhất
của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp nhất từ đó phát triển
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
18
mở rộng quy mô hoạt động chi nhánh đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần
cho cán bộ công nhân viên.
Nhận thức được đúng đắn vai trò và trách nhiệm của mình trong những
năm qua, chi nhánh đã vượt qua những khó khăn thách thức để vươn lên
đứng vững và đổi mới, phát triển không ngừng. Niềm tin và uy tín của BIDV
Hà Tây ngày một tăng lên, số lượng khách hàng quan hệ với ngân hàng ngày
càng được mở rộng. Các dịch vụ cung cấp của ngân hàng luôn đáp ứng đầy đủ
và hoàn hảo cho tất cả các thành phần kinh tế đem lại hiệu quả thiết thực
góp phần vào sự phát triển, tăng trưởng của nền kinh tế.
Sự đóng góp của BIDV Hà Tây, nhất là trong những năm gần đây được
ghi nhận bằng Huân chương lao động hạng Ba (giai đoạn 1995-1999) và
Huân chương lao động hạng Nhì (l999-2004) do Nhà nước trao tặng và nhiều
bằng khen của Đảng và Nhà nước, các bộ ngành, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân
tỉnh Hà Tây cũ. Căn cứ kết quả thực hiện phấn đấu các năm liên tục, đặc biệt
là giai đoạn 2006-2008, chi nhánh đã được các cấp và Liên bộ xét, duyệt nâng
hạng chi nhánh lên doanh nghiệp hạng I từ 01/01/2009.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức BIDV Hà Tây
Tính tới thời điểm hiện tại, BIDV Hà Tây có địa chỉ tại 197 Quang Trung,
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Tổng số cán bộ, nhân viên chi nhánh đều có
tuổi đời tr và phần lớn có trình độ đại học. Chi nhánh có tổ chức gồm; Ban
giám đốc gồm 01 giám đốc và các phó giám đốc, 18 phòng ban và quỹ
tiết kiệm, trong đó có 06 phòng giao dịch, 04 quỹ tiết kiệm tại các quận
Hà Đông, Thanh Xuân và các địa điểm khác trên địa bàn.
Hiện nay, chi nhánh đang thực hiện cơ cấu tổ chức theo chủ trương của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
19
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức BIDV Hà Tây
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012
2.1.3.1. Đánh giá chung
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, BIDV Hà Tây luôn bám sát
mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và chỉ đạo của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam để tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch
được giao. Với phương châm hoạt động là chất lượng, hiệu quả, an toàn,
chi nhánh đã quán triệt toàn thể cán bộ công nhân viên tập trung mọi nỗ lực,
tìm mọi biện pháp hữu hiệu trong công tác quản trị điều hành cũng như
thực hiện nhiệm vụ của mỗi cán bộ, lấy mục tiêu lợi nhuận là thước đo hiệu quả
kinh doanh của chi nhánh. Dưới đây là 1 số thành tựu đạt được trong giai đoạn
2010 – 2012:
Thứ nhất, chi nhánh luôn tuân thủ những chỉ đạo của Hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc BIDV cũng như quy định của NHNN:
BAN GIM ĐC
Khi quan h
khch hng
Phng QHKH
I
Phng QHKH
II
Phng QHKH
cá nhân
Khi QLRR
Phng QLRR
Khi tc
nghip
Phng qun
tr n dng
Phng GDKH
C nhân
Phng GDKH
Doanh nghip
Phng QL v
DV Kho Qu
Khi qun l
ni b
Phng Ti
chnh - KT
Phng TCNS
- Văn phòng
Phng KHTH
Khi trc
thuc
Cc P. Giao
dch
Cc Qu t
kim