Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Báo cáo tài chính & phân tích chỉ số tài chính - Lê Văn Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820 KB, 39 trang )

BÁO CÁO TÀI CHÍNH & PHÂN
TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Lê Văn Lâm
1
Nội dung
PHẦN 1. BÁO CÁO TÀI CHÍNH
. Cơ bản về báo cáo tài chính
. Nguyên tắc dự phóng báo cáo tài chính
. Sử dụng tiền & chứng khoán khả mại làm nút
chặn
. Sử dụng nợ dài hạn làm nút chặn
2
1. Cơ bản về báo cáo tài chính
3
. Báo cáo tài chính là một bản ghi nhận chính
thức về các hoạt động tài chính của một công ty
được công bố cuối mỗi niên độ kế toán (thường
là quý hoặc năm).
.Báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế
toán; báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển
tiền tệ.
Bảng cân đối kế toán (balance sheet)
Là bảng liệt kê tài sản và nguồn vốn của công ty
tại một thời điểm nhất định
4
Tổng tài sản:
Tiền và các chứng
khoán khả mại
Tài sản lưu động
Tài sản cố định
Nguyên giá


- Khấu hao
= Tài sản cố
định ròng
Tổng nguồn vốn:
Nợ phải trả ngắn hạn
Nợ phải trả dài hạn
Vốn cổ phần
Lợi nhuận giữ lại tích lũy
Báo cáo thu nhập
Là báo cáo tình hình doanh thu, chi phí, lợi
nhuận của doanh nghiệp qua một thời kỳ nào đó
5
Doanh thu
- Chi phí bán hàng, các chi phí khác
- Lãi vay phải trả
+ Lãi thu được từ tiền & chứng khoán khả mại
- Khấu hao
= Lợi nhuận trước thuế
-Thuế
= Lợi nhuận sau thuế
-Cổ tức
= Lợi nhuận giữ lại
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
6
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận sau thuế
+ Khấu hao
+ Điều chỉnh thay đổi vốn lưu động:
- ∆ tài sản ngắn hạn
+ ∆ nợ ngắn hạn

= Tiền ròng từ hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
7
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
- Chi tiêu đầu tư cho TSCĐ
- Tiền phải trả cho hoạt động đầu tư
+ Tiền thu được từ hoạt động đầu tư
= Tiền ròng từ hoạt động đầu tư
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
8
Dòng tiền từ hoạt động tài chính:
+ Tiền thu được từ hoạt động vay mượn
+ Tiền thu được từ phát hành cổ phiếu
- Cổ tức
= Tiền ròng từ hoạt động tài chính
2. Nguyên tắc dự phóng BCTC
9
. Hầu hết các khoản mục trong BCTC đều bị tác
động bởi doanh thu (được dự phóng như là %
của doanh thu cuối năm)
. Tất cả các khoản mục bên tài sản được giả
định là bị tác động bởi doanh thu
. Nợ ngắn hạn cũng được giả định bị tác động
bởi doanh thu
. Nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu không bị tác
động bởi doanh thu (vì sao?)
. Khi dự phóng BCTC, phải sử dụng một khoản
mục làm “nút chặn”
3. Sử dụng tiền &
chứng khoán khả mại làm “nút chặn”

10
. Vai trò của “nút chặn”:
1. Giúp đảm bảo tài sản = nguồn vốn
2. Trả lời cho câu hỏi công ty sẽ tài trợ cho các
khoản đầu tư tăng thêm thế nào
. Có 3 khoản mục sau đây có thể sử dụng làm
“nút chặn” trong dự phóng BCTC:
a. Tiền & chứng khoán khả mại
b. Nợ dài hạn
c. Vốn cổ phần
3. Sử dụng tiền &
chứng khoán khả mại làm “nút chặn”
11
. Khi dùng tiền & chứng khoán khả mại làm
“nút chặn”, ta có:
Tiền mặt & chứng khoán khả mại = Tổng nguồn
vốn – Tài sản lưu động – Tài sản cố định ròng
. Ý nghĩa về kế toán: Tổng tài sản = Tổng
nguồn vốn
. Ý nghĩa về tài chính: Không phát hành thêm
chứng khoán; không phát hành thêm nợ hay
trả nợ. Công ty tài trợ cho các khoản đầu tư
bằng tiền mặt & chứng khoán khả mại
Ví dụ 1
12
Ví dụ 1
13
14
Ví dụ 1
15

16
Ví dụ 2
4. Sử dụng nợ dài hạn làm “nút chặn”
17
. Tiền & chứng khoán khả mại được sử dụng
làm “nút chặn”: giả định nợ dài hạn không đổi.
. Sử dụng tiền & chứng khoán khả mại làm nút
chặn có thể rơi vào trường hợp khoản mục này
bị âm khi dự phóng cho những năm tiếp theo:
vô lý!
4. Sử dụng nợ dài hạn làm “nút chặn”
18
Ví dụ 3
4. Sử dụng nợ dài hạn làm “nút chặn”
19
4. Sử dụng nợ dài hạn làm “nút chặn”
20
. Lý do: Tăng tốc độ tăng trưởng doanh thu,
tăng nhu cầu về tài sản lưu động và tài sản cố
định, tăng chi trả cổ tức dẫn đến công ty phải
tăng tài trợ
. Điều chúng ta muốn:
1. Tiền mặt và chứng khoán khả mại không âm
2. Khi cần thêm tài trợ, công ty sẽ vay mượn
. Như vậy: dùng nợ dài hạn làm “nút chặn”
4. Sử dụng nợ dài hạn làm “nút chặn”
21
. Tiền & chứng khoán khả mại + Tài sản lưu
động + tài sản cố định ròng = Nợ ngắn hạn +
Nợ dài hạn + Vốn cổ phần + Lợi nhuận giữ lại

tích lũy
. Tiền & chứng khoán khả mại + Tài sản lưu
động + tài sản cố định ròng = Nợ ngắn hạn +
Nợ dài hạn năm trước + Nợ dài hạn phát hành
thêm + Vốn cổ phần + Lợi nhuận giữ lại tích lũy
4. Sử dụng nợ dài hạn làm “nút chặn”
22
. Tiền & chứng khoán khả mại = 0
. Nếu: Tài sản lưu động + tài sản cố định ròng >
Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn năm trước + Vốn cổ
phần + Lợi nhuận giữ lại tích lũy → Cần vay
thêm nợ dài hạn
. Nếu: Tài sản lưu động + tài sản cố định ròng <
Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn năm trước + Vốn cổ
phần + Lợi nhuận giữ lại tích lũy → Không cần
vay thêm nợ dài hạn
4. Sử dụng nợ dài hạn làm “nút chặn”
23
C36 = Max (C28 + C32 – C35 – C37 – C38, B36)
C27 = C39 – C28 – C32
Nội dung
PHẦN 2. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
. Phân tích ROE
. Các chỉ số về tài sản
. Các chỉ số về khả năng thanh toán
. Các chỉ số giá
24
1. Phân tích ROE
25
ROE tương lai vs. ROE quá khứ

. ROE là một trong hai nhân tố để xác định tốc
độ tăng trưởng của dòng tiền trong mô hình
định giá DDM.
. ROE tương lai không hẳn sẽ tiếp tục xu
hướng của ROE quá khứ
. Dữ liệu lịch sử có thể cung cấp thông tin liên
quan đến hiệu năng công ty trong tương lai,
nhưng nhà phân tích không nên dựa hoàn toàn
vào nó.

×