Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

đề cương ôn thi môn Pháp luật về chủ thể kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.34 KB, 48 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ÔN TẬP MÔN
PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH
LUẬT THƯƠNG MẠI I

MỤC LỤC
Câu 1: Phân biệt khái niệm chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp, thương nhân.....................................2
Câu 2: So sánh Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh.......................................................................2
Câu 3: Phân tích các quyền cơ bản của chủ Doanh nghiệp tư nhân......................................................3
Câu 4: So sánh các loại (2 loại) thành viên cơng ty hợp danh................................................................4
Câu 5: Phân tích các trường hợp hạn chế quyền của thành viên hợp danh..........................................5
Câu 6: Phân biện mua lại cổ phần và chuyển nhượng cổ phần.............................................................6
Câu 7: So sánh công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên...............................................7
Câu 8: Phân tích các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần......................................................8
Câu 9: Phân biệt cổ phiếu với trái phiếu.................................................................................................9
Câu 10: So sánh công ty TNHH 1 thành viên với công ty TNHH 2 thành viên trở lên......................10
Câu 11: So sánh công ty TNHH 1 thành viên với Doanh nghiệp tư nhân...........................................12
Câu 12: Phân tích các đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp, bị cấm góp vốn mua cổ phần phần
vốn góp vào doanh nghiệp (2 đối tượng, trình bày cả hai quy định K2, K3 Đ17 LDN 2020).............13
Câu 13: Trình bày mơ hình tổ chức quản lý cơng ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh...15
Câu 14: So sánh mơ hình tổ chức quản lý Cơng ty TNHH 2 thành viên trở lên với công ty cổ phần.
.................................................................................................................................................................. 17
Câu 15: Phân tích các quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp.......................................17
Câu 16: Phân tích các giao dịch phát sinh tư lợi...................................................................................19
Câu 17: So sánh thành viên HTX với thành viên công ty.....................................................................20
*so sánh HTX vs DN vs HKD.................................................................................................................21
Câu 18: So sánh HTX vs công ty. Trình bày mơ hình tổ chức quản lý của HTX...............................22
Câu 19: So sánh chia và tách công ty.....................................................................................................24
Câu 20: So sánh hợp nhất và sáp nhập công ty.....................................................................................25
21. Thủ tục hợp nhất và sát nhập doanh nghiệp...................................................................................25



Câu 22: Trình bày các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Phân tích các trường hợp
giải thể doanh nghiệp và điều kiện giải thể doanh nghiệp. Trình bày thủ tục giải thể doanh nghiệp.
.................................................................................................................................................................. 27
Câu 23: Phân tích các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trình bày
các căn cứ để tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản (= trình bày thế nào là DN, HTX mất khả
năng thanh tốn), hậu quả pháp lý của tịa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.............................31
Câu 24: Phân tích các điều kiện của hội nghị chủ nợ............................................................................33
Câu 25: Trình bày thủ tục phá sản.........................................................................................................35
Câu 26: Trình bày trường hợp phá sản theo thủ tục rút gọn...............................................................35
Câu 27: So sánh giải thể DN và phá sản DN. Tại sao thủ tục đòi nợ trong phá sản là thủ tục đòi nợ
đặc biệt, thủ tục phục hồi trong phá sản là thủ tục phục hồi đặc biệt?...............................................37
- Doanh nghiệp giải thể bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại...........................39
28. So sánh công ty hợp danh với cty tnhh 2 thành viên trở lên..........................................................40
29. Phân tích các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh................................................43
30. Phân tích thủ tục góp vốn thành lập công ty cổ phần.....................................................................45
31. Uu nhược điểm của công ty cổ phần.................................................................................................47


Câu 1: Phân biệt khái niệm chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp, thương nhân.
DOANH NGHIỆP < THƯƠNG NHÂN < CHỦ THỂ KINH DOANH
-

Chủ thể kinh doanh: những pháp nhân, thương nhân, người thực hiện trên thực tế những hành vi
kinh doanh.
- Thương nhân: tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, có đăng ký
kinh doanh.
- Doanh nghiệp: tổ chức có tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch đăng ký thành lập theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
 Mọi doanh nghiệp, thương nhân đều là chủ thể kinh doanh. Nhưng không phải mọi chủ thể kinh
doanh đều là doanh nghiệp, thương nhân. Vì có nhưng chủ thể kinh doanh khơng phải đăng ký

kinh doanh, ví dụ: cá nhân hoạt động thương mại thường xuyên nhưng không đăng ký kinh
doanh: bà bán hàng rong,…
 Mọi doanh nghiệp đều là thương nhân. Nhưng khơng phải mọi thương nhân đều là doanh nghiệp.
Ví dụ: HKD, HTX, cá nhân hoạt động thương mại thường xuyên có đăng ký kinh doanh là những
thương nhân nhưng khơng phải doanh nghiệp.

+ Thương nhân là gì?
Về khái niệm “thương nhân”, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005,thương
nhân được hiểu là những chủ thể bao gồm, tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, và những
cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật.
Thương nhân thực hiện các hoạt động thương mại theo các hình thức và các phương thức đa dạng trong
các ngành nghề mà pháp luật không cấm trên các địa bàn, các lĩnh vực. Trong đó, “hoạt động thương
mại” được hiểu là những hoạt động có tính chất kinh doanh, sinh lợi, bao gồm các hoạt động mua bán,
trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, và các hoạt động khác nhằm mục đích
sinh lợi nhuận.
+ Doanh nghiệp là gì?
“Doanh nghiệp”, theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, được hiểu là tổ chức có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích kinh doanh.
+ Chủ thể kinh doanh là gì?
Nếu như khái niệm “thương nhân”, “doanh nghiệp” còn được quy định cụ thể tại Luật thương mại năm
2005, Luật Doanh nghiệp năm 2020, thì đối với khái niệm “chủ thể kinh doanh” lại không được quy định
tại bất kỳ văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, căn cứ vào nghĩa của từ, có thể hiểu, “chủ thể kinh doanh” là
bất kỳ những đối tượng nào (có thể là tổ chức, cá nhân, hợp tác xã, hộ gia đình…) thực hiện hoạt động
kinh doanh, và thu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chủ thể kinh doanh thực hiện việc đầu tư,
kinh doanh trong những ngành, nghề, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Câu 2: So sánh Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh.



Tiêu chí
Khái
niệm

Bản chất
Chủ thể
thành lập

Trách
nhiệm tài
sản
Đăng ký
Kinh
doanh
Chấm dứt
hoạt động

DNTN
Điều 188 luật doanh nghiệp 2020.
DNTN là doanh nghiệp do 1 cá nhân
làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tsan của mình về mọi hoạt động
của doanh nghiệp.
Là mơ hình doanh nghiệp do một cá
nhân làm chủ
công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có thể
là người nước ngồi nhưng phải thỏa
mãn các điều kiện về hành vi thương
mại do pháp luật đất nước đó quy định.
Chủ dntn: trách nhiệm vơ hạn

Bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kd: phòng đăng ký
kinh doanh sở kế hoạch đầu tư – CQ
ĐKKD cấp tỉnh
thực hiện theo quy định của Luật Doanh
nghiệp về giải thể doanh nghiệp hoặc
theo quy định của Luật Phá sản về thủ
tục phá sản.

HKD
khoản 1 điều 79 thuộc NĐ 01/2021/NĐ-CP
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành
viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu
trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối
với hoạt động kinh doanh của hộ.
Mơ hình kinh doanh do cá nhân hoặc một
nhóm cá nhân làm chủ
do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các
cá nhân là cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ
gia đình làm chủ.
Chủ hộ kd: tn vô hạn
Các thành viên trong hộ: trách nhiệm vô hạn
và liên đới.
Chỉ đăng ký kd trong một số trg hợp K2 Đ79
ND 01/2021.
Cơ quan đkkd: phòng tài chính kế hoạch
UBND cấp huyện.
khơng áp dụng hình thức giải thể hay phá sản.
Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động nộp lại bản

gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình tại
cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã
đăng ký.

Câu 3: Phân tích các quyền cơ bản của chủ Doanh nghiệp tư nhân.
Thứ nhất, Quyền quản lý doanh nghiệp theo Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020
Chủ doanh nghiệp tư nhân có tồn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định
của pháp luật.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Thứ hai, quyền cho thuê doanh nghiệp theo Điều 191 Luật doanh nghiệp 2020:
Với tư cách là một tài sản của mình, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê doanh nghiệp như thuê
các tài sản khác. Nhưng vì doanh nghiệp tư nhân là một chủ thể kinh doanh, có nhiều mối quan hệ với
chủ nợ, bạn hàng, với các chủ thể có liên quan khác nên về thủ tục, chủ doanh nghiệp tư nhân phải báo
cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho th có cơng chứng đến Cơ quan đăng ký kinh
doanh.Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với
tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp.
Thứ ba, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp theo uy định tại Điều 192 Luật doanh
nghiệp 2020.


Chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ thơng báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải
nêu rõ chủ sở hữu doanh nghiệp; tên, địa chỉ người mua; tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp;
tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ; hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký
mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết.
Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khi mà doanh nghiệp chưa thực hiện, những nghĩa vụ phát sinh trong thời gian trước ngày
chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ có thỏa thuận
khác.

Đối với người mua doanh nghiệp, sau khi hoàn tất thủ tục mua bán doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp tư
nhân, người mua chưa được quyền kinh doanh ngay mà còn phải đăng ký kinh doanh theo quy định của
Luật doanh nghiệp 2020. Ngoài ra thủ này được quy định đơn giản, cụ thể hơn ở Điều 54 Nghị định
01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho
doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết, mất tích.
Câu 4: So sánh các loại (2 loại) thành viên công ty hợp danh.
1. Khái niệm
Thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của
cơng ty;
Thành viên góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cơng ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Điểm giống nhau
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đều thuộc cơng ty hợp danh, có quyền tham gia họp thảo
luận, biểu quyết tại hội đồng thành viên, cùng hưởng lợi nhuận từ doanh nghiệp, cùng chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
3. Điểm khác nhau
- Về tính chất: thành viên hợp danh bắt buộc phải có khi sáng lập cơng ty tuy nhiên thành viên góp vốn là
không bắt buộc. Thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân và có trình độ chun mơn. Thành viên
góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, nếu là cá nhân cũng khơng bắt buộc phải có trình độ chun mơn
như thành viên hợp danh.
- Về chế độ chịu trách nhiệm các nghĩa vụ tài sản: thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về tài
sản, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp. Tức nếu xảy ra trường hợp
cơng ty mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản, thành viên hợp danh sẽ phải dùng toàn bộ tài sản để
thanh tốn các khoản nợ, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm.
- Về quyền quản lý của thành viên với cơng ty: thành viên hợp danh có quyền điều hành quyền quản lý
hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh, nhân danh công ty khi thực hiện các hoạt động kinh doanh
của cơng ty. Thành viên góp vốn khơng có quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty,
không được hoạt động kinh doanh nhân danh cơng ty mà nhân danh cá nhân mình hoặc nhân danh người
khác khi thực hiện việc kinh doanh đối với các ngành, nghề đã đăng ký của công ty.



- Về mặt hạn chế: Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên
hợp danh của công ty hợp danh khác nếu không được sự nhất trí của các thành viên cịn lại; không được
nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề với công ty đó để
trục lợi cá nhân hay lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; thành viên hợp danh không được chuyển tồn bộ
hoặc một phần vốn của mình cho người khác nếu không được thành viên hợp danh khác đồng ý. Thành
viên góp vốn khơng bị hạn chế như đối với thành viên hợp danh.
- Về số lượng thành viên tối thiểu: thành viên hợp danh phải có từ 2 thành viên trở lên, thành viên góp
vốn có thể có hoặc không và không giới hạn tối đa
- Về vấn đề chuyển nhượng vốn: Thành viên hợp danh chuyển nhượng vốn khó khăn hơn. Vì chỉ dược
chuyển nhượng vốn khi được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong cơng ty. Thành viên góp vốn có
thể chuyển nhượng vốn dễ dàng hơn nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật
- Về vấn đề gia nhập và rút khỏi công ty: Đối với thành viên hợp danh u cầu có ít nhất 3/4 thành viên
chấp thuận, đối với thành viên góp vốn u cầu có ít nhất 2/3 thành viên chấp thuận.
Câu 5: Phân tích các trường hợp hạn chế quyền của thành viên hợp danh.
Bởi vì chế độ trách nhiệm vơ hạn và liên đới nên Luật Doanh nghiệp 2020 đã đưa ra những quy định
nhằm múc đích để hạn chế quyền của thành viên hợp danh.
Căn cứ là Điều 181 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh có
nội dung cụ thể như sau:

“1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công
ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh cịn lại.
2. Thành viên hợp danh khơng được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh
doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của cơng ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân
khác.
3. Thành viên hợp danh khơng được quyền chuyển một phần hoặc tồn bộ phần vốn góp của mình tại
cơng ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”
Luật doanh nghiệp 2020 quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh bởi vì:
– Thứ nhất, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cơng
ty.

– Thứ hai, tính liên đới chịu trách nhiệm thanh tốn hết số nợ cịn lại của cơng ty nếu tài sản của công ty
không đủ để trang trải số nợ của công ty.
Ta nhận thấy, quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh được hiểu như sau:
– Đối với doanh nghiệp tư nhân chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản của
công ty (không chỉ trong phạm vi số vốn đăng ký). Trong khi đó, các thành viên hợp danh của công ty
hợp danh cũng phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của doanh nghiệp, có
nghĩa là thành viên hợp danh cũng chịu trách nhiệm tài sản vô hạn về các nghĩa vụ của công ty hợp danh.


Chính bời vì thế mà nghĩa vụ của thành viên hợp danh có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các thành
viên hợp danh khác, do đó mà pháp luật không cho phép một cá nhân được làm thành viên hợp danh của
hai công ty hợp danh hoặc thành viên hợp danh được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác.
– Công ty hợp danh là công ty đối nhân, được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, uy tín của các thành viên.
Bởi thế nên, có thể nói uy tín, tên tuổi của các cơng ty thuộc loại hình này gắn liền với các thành viên hợp
danh. Vì vậy, Pháp luật Việt Nam hạn chế “Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân
hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của cơng ty đó để tư lợi
hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.” Việc quy định như vậy là để tránh ảnh hưởng đến uy tín
của cơng ty hợp danh.
– Bởi vì tính chịu trách nhiệm vơ hạn của các thành viên hợp danh và tính đối nhân của công ty hợp danh
nên việc các thành viên chuyển nhượng một phần vốn góp hay tồn bộ vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác
là khơng hợp lý nên pháp luật đã đưa ra quy định để hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh trong
trường hợp này.
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, vì thế, nếu được sự đồng ý của
các thành viên hợp danh còn lại thì họ mới được thực hiện những điều mà pháp luật hạn chế quyền của
thành viên hợp danh này.
Câu 6: Phân biện mua lại cổ phần và chuyển nhượng cổ phần.
Tiêu chí
Bản chất

Chủ

thể
tham gia
Điều kiện

Chuyển nhượng cổ phần Đ127
Là việc buôn bán, tặng cho, chuyển
quyền sở hữu cổ phần của cổ đông trong
công ty cổ phần cho các tổ chức cá nhân
khác theo thủ tục và trình tự do luật DN
quy định.
- Bên bán: các cổ đông
- Bên mua: bất kỳ tổ chức, cá
nhân nào có nhu cầu.
Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng
cổ phần của mình cho người khác, trừ
03 trường hợp bị hạn chế.
-Thứ nhất, trong thời hạn 03 năm kể từ
ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, cổ đơng sáng lập
có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần
của mình cho cổ đơng sáng lập khác và
chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ
thông của mình cho người khơng phải là
cổ đơng sáng lập nếu được sự chấp
thuận của Đại hội đồng cổ đông.
-Thứ hai, cổ phần ưu đãi biểu quyết k đc
chuyển nhượng trừ TH ngoại lệ
- thứ 3, điều lệ công ty quy định

Mua lại cổ phần Đ132, 133

Là việc công ty mua lại cổ phần đã bán cho các
cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo
quyết định của công ty.

Bên bán: cổ đơng
Bên mua là chính cty cổ phần đó
Được thực hiện trong 03 trường hợp:
Thứ nhất, cổ đơng biểu quyết phản đối quyết
định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi
quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều
lệ.
Thứ hai, hội đồng quản trị có quyền quyết định
mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của
từng loại đã được chào bán trong 12 tháng.
Thứ ba, cơng ty có thể mua lại cổ phần của
từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của
họ trong công ty (không quá 30% ). Trường
hợp này, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng
cổ đông quyết định.


Hậu
quả
pháp lý

– Thứ nhất, người nhận chuyển nhượng
cổ phần sẽ trở thành cổ đông công ty từ
thời điểm các thông tin của họ được ghi
đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.
– Thứ hai, vốn điều lệ của công ty

không đổi, số cổ phần nắm giữ, tỷ lệ sở
hữu cổ phẩn của các cổ đông không đổi.

-Thứ nhất, cổ phần được mua lại được coi là
cổ phần chưa bán (Cổ phần chưa bán là cổ
phần được quyền chào bán và chưa được thanh
toán). Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ
phần mua lại sẽ đc tiêu hủy.
-Thứ hai, công ty phải làm thủ tục điều chỉnh
giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị
mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại
trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hồn thành
việc thanh tốn mua lại cổ phần, trừ trường
hợp pháp luật về chứng khốn có quy định
khác.

Câu 7: So sánh công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Giống nhau:








Đều có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Có sự tách biệt giữa tài sản cơng ty và tài sản cá nhân, các thành viên trong công ty chịu trách
nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn
góp vào doanh nghiệp

Các thành viên góp vốn của công ty TNHH 2 thành viên trở lên và cổ đơng cơng ty cổ phần có
thể là tổ chức hoặc cá nhân
Đều chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
số vốn đã góp vào doanh nghiệp
Đều được phát hành trái phiếu.
Thời hạn góp vốn: Trong vịng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.

Khác:
Tiêu chí

sở
pháp lý
Số lượng
tv
Cấu trúc
vốn
Huy động
vốn
Chuyển
nhượng
vốn

CT TNHH 2 TV
Được quy định tại điều 46 Luật doanh
nghiệp 2020
Tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50
thành viên.
Vốn điều lệ không chia thành các
phần bằng nhau.

Không được phép phát hành cổ phiếu
Chuyển nhượng phải có điều kiện (ưu tiên
chuyển nhượng cho thành viên công ty).

CTCP
Được quy định tại điều 111 Luật doanh
nghiệp 2020
Tối thiểu là 03 thành viên và không giới hạn
tối đa.
Vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau,
được ghi nhận bằng cổ phiếu.
Được phép phát hành cổ phiếu để huy động
vốn
Dễ dàng, tự do chuyển nhượng (Trừ 3 trường
hợp: trong 03 năm đầu, cổ đông sáng lập chỉ
được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông
sáng lập khác và cho người khác không phải


Cơ cấu tổ
chức

– Có một mơ hình:
Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,
Ban kiểm sốt (Cơng ty có ít hơn 11 thành
viên khơng bắt buộc thành lập Ban kiểm
sốt)
– Hội đồng thành viên là cơ quan quyết
định cao nhất của công ty.


là cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận
của Đại hội đồng cổ đông; cổ phần ưu đãi
biểu quyết k đc chuyển nhượng trừ trường
hợp ngoại lệ; điều lệ công ty quy định)
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị,
Ban kiểm sốt, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc (Cơng ty có dưới 11 cổ đơng và các cổ
đơng là tổ chức giữ dưới 50% tổng số cổ
phần thì khơng bắt buộc phải có Ban kiểm
sốt);
Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (Ít nhất 20%
số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên
độc lập và có Ban kiểm tốn nội bộ trực
thuộc Hội đồng quản trị).
– Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định
cao nhất.
– Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của
cơng ty cổ phần.

Câu 8: Phân tích các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
-

Hạn chế chuyển nhượng Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông. Số
phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết này thì phụ thuộc vào điều lệ của cơng ty quy định.
Điểm đặc biệt là chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đơng sáng lập được quyền nắm giữ cổ
phiếu ưu đĩa biểu quyết.

Theo Khoản 3 điều 116, quy định cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết khơng được chuyển nhượng
cổ phần đó cho người khác. ( trừ th ngoại lệ)
Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 1 Điều 116, Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ
đơng sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Sau thời hạn 03 năm, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập được chuyển đổi thành cổ
phần phổ thông và điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ có những quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ
thông.
Như vậy, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau
03 năm khi cổ phần có thể chuyển nhượng thành cổ phần phổ thơng thì mới có thể chuyển nhượng.
-

Hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

Theo Điều 120, Luật Doanh nghiệp 2020 đối với trường hợp cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập, các
cổ đông phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần được quyền chào bán tại thời điểm
đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký


doanh nghiệp, thì cổ đơng sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đơng sáng
lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thơng của mình cho người khơng phải là cổ đơng sáng
lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì hạn chế này sẽ bị
bãi bỏ. Đặc biệt, phần hạn chế này chỉ áp dụng cho số cổ phần bắt buộc phải mua tại thời điểm đăng ký
doanh nghiệp, không áp dụng với các cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập
doanh nghiệp hay cổ phần mà cổ đông sáng lập đã chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông
sáng lập của công ty.
-

Hạn chế chuyển nhượng theo điều lệ công ty


Chuyển nhượng cổ phần trong cơng ty cổ phần cịn bị hạn chế nếu trong điều lệ cơng ty có quy định (K1
Đ127) Điều lệ của công ty quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này có hiệu lực
khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Câu 9: Phân biệt cổ phiếu với trái phiếu.
Giống nhau:
-

Đều là phương thức để công ty huy động nguồn vốn
Đều là loại chứng khoán xác định quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu
Đều có thể trao đổi, chuyển nhượng, mua bán, thế chấp,…
Đều có mệnh giá ghi trên bề mặt

Khác nhau:
Tiêu chí
Bản chất

Chủ thể phát
hành
Tư cách chủ
sở hữu
Quyền
sở hữu

chủ

Cổ phiếu (chứng khoán vốn)

Trái phiếu (chứng khoán nợ)

là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi

nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn
điều lệ cơng ty.
chỉ có Cơng ty cổ phần có quyền phát
hành cổ phiếu. Cơng ty trách nhiệm hữu
hạn khơng có quyền phát hành cổ phiếu.
Người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ
đông của công ty cổ phần

chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát
hành và quyền sở hữu đối với một phần
vốn vay của chủ sở hữu.
công ty cổ phần và cơng ty trách nhiệm hữu
hạn đều có quyền phát hành trái phiếu.

Người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ
phần trở thành cổ đông của công ty và
tùy thuộc vào loại cổ phần họ nắm giữ,
họ có những quyền khác nhau trong
công ty. Người sở hữu cổ phiếu của công
ty cổ phần được chia lợi nhuận (hay cịn
gọi là cổ tức), tuy nhiên lợi nhuận này
khơng ổn định mà phụ thuộc vào kết quả
kinh doanh của công ty. Họ có quyền

Người sở hữu trái phiếu khơng phải là
thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở
thành chủ nợ của công ty.
Người sở hữu trái phiếu do cơng ty phát
hành được trả lãi định kì, lãi suất ổn định,
không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh

của công ty.


Trách nhiệm
tài sản của
chủ sở hữu
Thời gian sở
hữu
Hệ quả của
việc
phát
hành

tham gia vào việc quản lý và điều hành
hoạt động của công ty, tham gia biểu
quyết các vấn đề của công ty, trừ cổ
đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi
hồn lại khơng được dự họp Đại hội
đồng cổ đơng và biểu quyết các vấn đề
của cơng ty.
TNHH

Khơng có thời hạn cụ thể, nó phụ thuộc
vào ý chí và quyết định của chủ sở hữu
cổ phiếu.
làm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần
và làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các
cổ đơng hiện hữu.

Khơng có trách nhiệm ts


Có một thời hạn nhất định được ghi trong
trái phiếu.
làm tăng vốn vay, nghĩa vụ trả nợ của công
ty nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ
phần của các cổ đông hiện hữu.

Câu 10: So sánh công ty TNHH 1 thành viên với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Giống nhau:
-

-

Cả công ty TNHH 1 thành viên và Cơng ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có tư cách pháp nhân
kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên đều có
thể là tổ chức hoặc cá nhân là thành viên góp vốn.
Thành viên cơng ty, chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp
của mình.
Cơng ty có thể điều chỉnh việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Theo đó việc giảm vốn điều lệ chỉ có
thể thực hiện sau 02 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và
đáp ứng các điều kiện cụ thể (trừ trường hợp thành viên cơng ty khơng thanh tốn đủ và đúng hạn
vốn điều lệ cơng ty trong vịng 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập công ty);
Không bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát;
Thủ tục pháp lý về gia nhập thị trường, rút lui thị trường giống nhau: Thủ tục thành lập doanh
nghiệp, thủ tục phá sản, thủ tục giải thể công ty.
Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp công ty TNHH chuyển thành công ty cổ phần.
Cả hai loại hình cơng ty đều được phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Khác nhau:

Tiêu chí
Số lượng
thành viên
Cơ cấu tổ
chức

CT TNHH 1 TV
Chỉ có 1 thành viên tham gia góp vốn và
là chủ sở hữu cơng ty.
- Khơng bắt buộc phải có Hội đồng thành
viên.
- Cơng ty TNHH 1 thành viên do tổ chức
làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và

CT TNHH 2 TV
Có 2 thành viên đến tối đa 50 thành viên
góp vốn và là các chủ sở hữu công ty.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có
Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc.


Trách
nhiệm
sản

tài

Tăng vốn

điều lệ

Giảm vốn
điều lệ

Chuyển
nhượng
vốn góp

hoạt động theo một trong hai mơ hình sau
đây:
+ Chủ tịch cơng ty, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc;
+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc.
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của
công ty.
Công ty TNHH tăng vốn điều lệ thông
qua việc chủ sở hữu cơng ty góp thêm vốn
hoặc huy động thêm vốn góp của người
khác. Chủ sở hữu cơng ty quyết định hình
thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc
huy động thêm phần vốn góp của người
khác, cơng ty phải tổ chức quản lý theo
loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở
lên hoặc công ty cổ phần.
- Hồn trả một phần vốn góp cho chủ sở

hữu nếu cty hdong liên tục 2 năm trở lên
và bảo đảm vẫn thanh toán đủ các khoản
nợ và các nghĩa vụ tsan khác
- VDL k đc chủ sở hữu thanh tốn đầy đủ
và đúng hạn
Chủ sở hữu cơng ty có tồn quyền chuyển
nhượng và định đoạt tồn bộ hoặc một
phần vốn điều lệ của công ty

Các thành viên công ty cùng chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số
vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
+ Tăng vốn góp của thành viên;
+ Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên
mới.

- hồn trả một phần vốn góp nếu hoạt
động…..
VDL k đc các thành viên thanh toán đầy
dủ và đúng hạn

Thành viên của cơng ty muốn chuyển
nhượng phần vốn góp của mình cho người
khác thì phải chào bán phần vốn đó cho
các thành viên cịn lại.
Các thành viên cịn lại có quyền ưu tiên
mua trong vòng 30 ngày kể từ ngày chào
bán và sau đó nếu các thành viên cịn lại
khơng mua, thành viên đó có quyền

chuyển nhượng cho bên thứ ba với cùng
điều kiện và điều khoản đã chào bán cho
các thành viên cịn lại.

Câu 11: So sánh cơng ty TNHH 1 thành viên với Doanh nghiệp tư nhân.
Khái niệm từng loại hình Doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp 2020, Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ
chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.


Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Giống nhau
– Được thành lập bởi một chủ sở hữu.
– Không được phát hành bất kỳ loại cổ phiếu nào.
– Phải tiến hành làm thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp nếu có sự thay đổi về chủ sở hữu vốn như:
chuyển nhượng một phần vốn góp hoặc tiếp nhận phần vốn góp.
– Phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu khi chuyển nhượng toàn bộ vốn góp.
Khác nhau
Tiêu chí
Chủ sở hữu

Tư cách pháp
nhân
Chế độ trách
nhiệm tài sản
Vốn góp

Hạn chế quyền

góp vốn, mua
cổ phần vốn
góp của doanh
nghiệp
Thay đổi vốn
điều lệ

Công ty TNHH 1 TV
Cá nhân, tổ chức (tổ chức có tư cách
pháp nhân) có thể đồng thời là chủ hộ
kinh doanh
Có tư cách pháp nhân kẻ từ ngày đc
cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp
Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm
vi số vốn điều lệ
Vốn điều lệ của công ty TNHH là tổng
giá trị tài sản do chủ sở hữu góp trong
thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp. Chủ sở hữu công ty phải
chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
cho cơng ty.
Khơng bị hạn chế

Có quyền tăng/giảm vốn đầu tư, vốn
điều lệ tùy hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp;
Dù tăng hay giảm vốn điều lệ đều phải
thông báo với cơ quan đăng ký kinh

doanh.
* Công ty giảm vốn điều lệ trong các
trường hợp sau đây:
– Hoàn trả một phần vốn góp trong

Doanh nghiệp tư nhân
Cá nhân và cá nhân này không đồng thời
là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp
danh cơng ty hợp danh
Khơng có tư cách pháp nhân

Chịu trách nhiệm vơ hạn bằng tồn bộ tài
sản của mình
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Tài sản
được sử dụng vào hoạt động kinh doanh
của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải
làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho
doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân khơng được quyền
góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần,
phần vốn góp trong cơng ty hợp danh,
cơng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty
cổ phần (Khoản 4 điều 188 Luật doanh
nghiệp 2020)
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh
nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm
vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. phải thể hiện
trong sổ sách kế tốn của cơng ty.

Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp
hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh
nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi
đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh
doanh.


vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt
động kinh doanh liên tục trong hơn 02
năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp
và bảo đảm thanh toán đủ các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã
hoàn trả cho chủ sở hữu.
– Vốn điều lệ không được chủ sở hữu
thanh tốn đầy đủ và đúng hạn.
* Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên tăng vốn điều lệ:
Bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư
thêm hoặc huy động thêm vốn góp của
người khác.
Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc
huy động thêm phần vốn góp của
người khác thì phải chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp.
Quyền
phát
hành
chứng
khốn
Cơ cấu tổ chức


Được phát hành trái phiếu
Không phát hành cổ phần tuè trường
hợp chuyển đổi thành cơng ty cổ phần
Có thể lựa chọn 01 trong 02 mơ hình
sau:
– Chủ tịch cơng ty, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

Trường hợp tăng vốn: Không phải thực
hiện thông báo với cơ quan đăng ký kinh
doanh, chỉ cần thể hiện trong sổ sách kế
toán của cơng ty;
tăng vốn đầu tư: chỉ có phương thức duy
nhất là chủ dn tự đầu tư thêm.
Có thể lấy tài sản của cá nhân mình để
đầu tư thêm hoặc nhân danh cá nhân mình
huy động vốn cho doanh nghiệp bằng
cách vay vốn của tổ chức cá nhân khác.

Không đc phát hành bất kỳ loại chứng
khoán nào
Chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê người
quản lý.

– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Câu 12: Phân tích các đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp, bị cấm góp vốn mua cổ phần phần
vốn góp vào doanh nghiệp (2 đối tượng, trình bày cả hai quy định K2, K3 Đ17 LDN 2020).
Những đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và
quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải mọi tổ chức và mọi cá nhân đều được pháp
luật trao cho quyền này. Trong đó một số chủ thể, nếu họ có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp sẽ
ảnh hưởng đến lợi ích xã hội và nhà nước. Vì vậy Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, pháp
luật quy định những chủ thể sau đây sẽ không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh
nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.


Việc thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 17 Luật Doanh
nghiệp năm 2020 là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh vào một
trong các mục đích sau đây:




Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản
2 Điều này;
Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân
sách nhà nước;
Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị;

Việc pháp luật quy định chủ thể này không được thành lập và quản lý doanh nghiệp là nhằm đảm bảo
công khai, minh bạch trong việc huy động, sử dụng ngân sách nhà nước. Đồng thời cũng góp phần ngăn
chặn các hành vi tiêu cực, tham nhũng gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
- Người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước.
Các chủ thể này được quy định tại Điểm b, c, d Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Cụ thể:





Cán bộ, công chức, viên chức theo luật cán bộ, công chức và luật viên chức
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiẹp,.. trừ trg hợp đc cử lm đại diện theo ủy quyền để
quản lý phần vốn góp của NN tại DN hoặc quản lý tại DN NN
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong DNNNtheo quy định điểm a khoản 1 đ88 trừ trường
hợp người đc cử lm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của NN tại DN

Pháp luật không cho phép họ tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp để chuyên tâm thực hiện và hồn
thành tốt nhất các cơng việc cơng và tránh tình trạng tham ơ, tham nhũng.
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân
sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức khơng có tư cách pháp nhân.
Đối với cá nhân, tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hồn thiện và độc lập khi họ có đủ năng lực pháp
luật và năng lực hành vi dân sự. Những đối tượng chưa đủ năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự thì khả năng thực hiện các nghĩa vụ của họ sẽ bị hạn chế. Vì vậy các chủ thể này
khơng thể thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Đối với tổ chức, một tổ chức có tư cách pháp nhân khi có đủ các điều kiện theo Bộ luật Dân sự năm 2015
quy định. Việc quy định những tổ chức khơng có tư cách pháp nhân thì khơng được quyền thành lập
doanh nghiệp là hợp lý. Bởi một tổ chức có tư cách pháp nhân mới có năng lực tài chính để tham gia sản
xuất kinh doanh, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích cho bên cịn lại khi giao dịch với doanh nghiệp đó.
- Chủ thể đang gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra.
Chủ thể này được quy định cụ thể tại Điểm e, g Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, gồm:


Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp
hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang
bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp
khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.


Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự là người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành các hoạt

động điều tra kể từ kể từ khi có quyết định khởi tố bị can cho đến trước khi có bản án kết tội của Tịa án
hoặc có quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra mà các quyết định này không bị hủy bỏ bởi cơ quan
có thẩm quyền.
Người đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt
buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc đã bị tước hoặc hạn chế quyền tự do kinh doanh, khó có thể thực hiện các
hoạt động kinh doanh.
Người đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là những cá
nhân đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về nghề nghiệp, công việc mà họ thực hiện.


Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất
định theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp
nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại
cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.
Trường hợp khơng được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Theo Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền góp vốn, mua
cổ phần, mua phần vốn góp vào cơng ty cổ phần, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, ngoại
trừ hai trường hợp sau:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để
thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Các đối tượng khơng được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, cơng
chức, viên chức, luật phịng chống tham nhũng.
Theo quy đinh của Luật phịng, chống tham nhũng chỉ có cán bộ, cơng chức, viên chức là người đứng
đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan mới khơng có quyền góp vốn, mua cổ phần. Cịn các cán bộ,
cơng chức, viên chức khơng giữ chức vụ khơng bị cấm góp vốn, mua cổ phần.
Câu 13: Trình bày mơ hình tổ chức quản lý công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh.
a, Công ty trách nhiệm hữu hạn:
- CT TNHH 1 TV

TH chủ sở hữu là cá nhân: K1D85
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty gồm: chủ tịch công ty và giám đốc hoặc tổng giám đốc.
Chủ tịch cơng ty có thể kiêm nhiệm hoặc th người khác làm tổng giám đốc, giám đốc. Tổng giám đốc,
giám đốc có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại điều lệ công ty hoặc tại hợp đồng lao động.
TH chủ sở hữu là tổ chức: K1D79
một trong hai mơ hình sau đây:






Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm.
Giám đốc, Tổng giám đốc Có thể được bổ nhiệm hoặc thuê. Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc ký
hợp đồng thuê. Nhiệm kỳ không quá 05 năm. Giám đốc, Tổng giám đốc điều hành hoạt động
kinh doanh hằng ngày của công ty.
Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm. Gồm từ 03 đến 07
thành viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành
viên bầu

Đối với cơng ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của
Luật này thì phải thành lập Ban kiểm sốt; trường hợp khác do công ty quyết định
- Công ty TNHH 2 TV trở lên đ54
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành
viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì phải thành lập Ban kiểm sốt; trường hợp khác
do công ty quyết định.
Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty. Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.
Chủ tịch Hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên bầu. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên
không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
b, Công ty cổ phần. đ137
ông ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mơ hình sau đây:
Thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Trường hợp cơng ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ
phần của cơng ty thì khơng bắt buộc phải có Ban kiểm sốt;
Thứ hai: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít
nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm tốn trực thuộc
Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công
ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
Đại hội đồng cổ đơng gồm các cổ đơng có quyền biẻu quyết
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của cơng ty. Có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định thực
hiện quyền và nghĩa vụ của công ty trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ
đông.


c, Cơng ty hợp danh.
Mơ hình tổ chức quản lý của công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành
viên, giám đốc ( tổng giám đốc).
- Hội đồng thành viên là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty hợp danh. Hội đồng thành viên bao
gồm tất cả các thành viên ( thành viên hợp danh và thành viên góp vốn). Hội đồng thành viên bầu một
thành viên hợp danh làm chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền quyết định các cơng việc kinh doanh của
công ty.
- Giám đốc (tổng giám đốc): Nếu Điều lệ cơng ty khơng có quy định khác thì chủ tịch Hội đồng thành

viên đồng thời kiêm Giám đốc( tổng giám đốc).
Câu 14: So sánh mơ hình tổ chức quản lý Công ty TNHH 2 thành viên trở lên với công ty cổ phần.
Công ty tnhh hai tv trở lên
Gồm:
- Hội đồng thành viên,
- Chủ tịch Hội đồng thành viên,
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
- Ban kiểm sốt (bắt buộc với doanh nghiệp nhà
nước và cơng ty con của doanh nghiệp nhà nước).

Công ty cổ phần
Trừ trường hợp pháp luật về chứng khốn có quy
định khác, CTCP có quyền lựa chọn tổ chức quản
lý và hoạt động theo một trong hai mơ hình sau
đây:
– Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị, Ban
kiểm sốt và Giám đốc hoặc Tổng giám đố.
(Trong đó, Ban kiểm sốt khơng bắt buộc phải có
đói với cơng ty có dưới 11 cổ đông và các cổ
đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần
của công ty).
– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (trường hợp này ít
nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là
thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm tốn trực
thuộc Hội đồng quản trị.)

Câu 15: Phân tích các quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp.
Theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định như sau: “Người quản lý doanh nghiệp là
người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành

viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch
Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh
quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ
công ty.”
Quyền của người quản lý doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật liên quan đã quy định rõ quyền của từng chức danh cụ
thể: Ví dụ: Chủ tịch cơng ty TNHH 1 thành viên (Điều 99), Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần (Điều 156)



Người quản lý doanh nghiệp có thể được sắp xếp theo cấp bậc, những người quản lý chung và chịu trách
nhiệm đối với các vấn đề quan trọng được coi là những người quản lý cấp cao: Chủ tịch Hội đồng quản trị
công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Chủ tịch công ty
TNHH 1 thành viên…
Người quản lý cấp cơ sở (cấp dưới) có thể là Giám đốc hoặc các trưởng phịng/ban chun mơn.
Tuy nhiên vai trị của người quản lý doanh nghiệp cho dù ở vị trí nào cũng gần như nhau, một số vai trò
nổi bật như:
– Đại diện về mặt pháp lý cho công ty: Đại diện cho doanh nghiệp để ký kết hợp đồng với đối tác, đại
diện tham gia, giải quyết các vụ việc tranh chấp, các thủ tục hành chính…
– Xây dựng cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm các chức danh trong doanh nghiệp
– Quyết định và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty
– Thực hiện việc phân công, quản lý, kiểm tra công việc của cấp dưới quyền;
– Chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp
chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng
thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật Doanh
nghiệp năm 2020 cũng quy định về trách nhiệm của người quản lý tương tự như đối với người đại diện
(đ13) tại các điều: Điều 71; Điều 83; Điều 97; Điều 107; Điều 165; Điều 173. Cụ thể gồm các nghĩa vụ
sau:

Thứ nhất, thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp
pháp tối đa của cơng ty.
Thứ hai, người quản lý có nghĩa vụ trung thành với lợi ích của cơng ty; khơng lạm dụng địa vị, chức vụ
và sử dụng thơng tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích
của tổ chức, cá nhân khác.
Thứ ba, người quản lý có nghĩa vụ thơng báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho cơng ty về doanh nghiệp mà
mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ,
cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối.
Thứ tư, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng có quy định mở nhằm tạo điều kiện cho công ty tự chủ trong
việc xác định các nghĩa vụ của người quản lý theo Điều lệ cơng ty.
Thứ năm, ngồi các nghĩa vụ trên của người quản lý, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định rất rõ
trách nhiệm của người quản lý trong công ty cổ phần khi họ vi phạm nghĩa vụ của người quản lý. Theo
đó, “thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy
định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã
nhận và bồi thường tồn bộ thiệt hại cho cơng ty và bên thứ ba”.
Câu 16: Phân tích các giao dịch phát sinh tư lợi.


giao dịch có khả năng tư lợi là giao dịch có khả năng sẽ gây thiệt hại về tài sản, quyền lợi của công ty do
người đại diện tham gia giao dịch lạm dụng vị thế của mình nhằm thu lợi cho cá nhân.
Dựa vào các yếu tố cấu thành của một giao dịch như: chủ thể tham gia giao dịch, giá trị giao dịch, nội
dung giao dịch, pháp luật về kiểm sốt giao dịch có khả năng tư lợi chỉ ra những giao dịch sau của công
ty cần phải đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ hơn:
Thứ nhất, giao dịch giữa cơng ty với người có liên quan. Khi tham gia giao dịch với các chủ thể này công
ty phải chịu những sức ép nhất định về tài chính cũng như quản lý, là nguyên nhân làm cho các giao dịch
có nguy cơ khơng được xác lập một cách cơng bằng, bình đẳng.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Luật Doanh nghiệp), người có liên quan[7] là cá nhân,
tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
- Công ty mẹ, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của cơng ty mẹ và người có thẩm quyền bổ
nhiệm người quản lý của công ty mẹ; Công ty con, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của

công ty con; Cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh
nghiệp đó thơng qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thơng qua việc ra quyết định của công
ty; Cá nhân là người đại diện theo ủy quyền của công ty, tổ chức đó;
- Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên;
- Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể,
con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại
diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đơng sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
- Doanh nghiệp trong đó cá nhân, cơng ty, tổ chức trên có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của
công ty.
Thứ hai, giao dịch có giá trị lớn.
Giá trị của giao dịch bao hàm trong đó lợi ích mà cơng ty có thể đạt được, là điều mà các chủ thể tham gia
giao định đều hướng đến. Pháp luật về quản trị công ty đặc biệt quan tâm đến các giao dịch có giá trị lớn,
bởi các giao dịch có giá trị lớn có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính và nền tảng chung của công
ty. Dẫn đến lo ngại rằng nếu để xảy ra tư lợi thì cơng ty sẽ phải hứng chịu những thiệt hại nghiêm trọng.
Thứ ba, giao dịch có nội dung bất thường.
Giao dịch có nội dung bất thường là các giao dịch sau:
- Giao dịch trong tình trạng pháp lý đặc biệt của cơng ty (đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc giải thể),
một số giao dịch tư lợi có thể diễn ra như: cất giấu, tẩu tán tài sản; cầm cố, thế chấp, tặng cho tài sản; ký
kết hợp đồng mới…
- Các giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật như giao dịch nội gián (insider trading) là hành vi vi
phạm pháp luật do những người có chức trách của cơng ty mua hoặc bán cổ phần của công ty nhờ việc sử
dụng những thông tin chưa được công bố mà người này có được từ việc giữ chức trách nhất định trong
cơng ty[9].
- Giao dịch đơn phương của công ty như: từ bỏ quyền đòi nợ, hay giãn nợ, miễn nợ[10]…



×