Hướng dẫn các bước làm bài thi đại học và cấu trúc đề thi các môn
Môn: toán năm 2014
Bước 1 khi tiếp cận đề thi thì nên đọc lướt qua đề một lượt (khoảng 3 phút) để có
cảm nhận đề thi. Sau đó đọc quay lại chậm hơn và đánh dấu câu theo trình trình tự
và lên sơ đồ chiến lược để có xử lý phù hợp với thời gian làm bài. Trong đó, câu
quen biết, câu dễ có thể làm được ngay, không nên lao vào những câu khó rồi bị
tắc dễ mất phương hướng và rơi vào trạng thái mất năng lượng và không tự tin vào
bản thân. Rồi khi quay sang bài khác lại bị tắc, đến khi quay lại câu dễ cũng dễ
nhầm lẫn….
Bước 2 sắp xếp theo trình tự tối ưu: nên làm nhưng câu dễ (loại 1) trước, rồi mới
sang câu loại 2 vẫn dạng quen nhưng đòi hỏi phải biBước 1 khi tiếp cận đề thi thì
nên đọc lướt qua đề một lượt (khoảng 3 phút) để có cảm nhận đề thi. Sau đó đọc
quay lại chậm hơn và đánh dấu câu theo trình trình tự và lên sơ đồ chiến lược để
có xử lý phù hợp với thời gian làm bài. Trong đó, câu quen biết, câu dễ có thể làm
được ngay, không nên lao vào những câu khó rồi bị tắc dễ mất phương hướng và
rơi vào trạng thái mất năng lượng và không tự tin vào bản thân. Rồi khi quay sang
bài khác lại bị tắc, đến khi quay lại câu dễ cũng dễ nhầm lẫn….
Bước 2 sắp xếp theo trình tự tối ưu: nên làm nhưng câu dễ (loại 1) trước, rồi mới
sang câu loại 2 vẫn dạng quen nhưng đòi hỏi phải biến đổi kỹ năng – thêm vào
một số kỹ năng tính toán, loại 3 thường là những câu hỏi có mức độ suy luận tích
hợp nhiều kiến thức khác nhau. Loại 4 là những câu rất khó.
Bước 3 là làm bài thi theo trình tự đã sắp xếp. Thậm chí trong nhiều trường hợp có
thể buông câu loại 4 (câu rất khó). Với những thí sinh giỏi thì có thể thi trên thang
10 điểm để phấn đấu làm thủ khoa. Còn HS trung bình thì thi co lại (tùy theo năng
lực), dựa vào phân loại đề thì có thể chọn thang điểm 10 hay 9 hoặc 8 – thậm chí
là thang 6,7 điểm.
Điều thí sinh cần biết, điểm sàn Đại Học mấy năm gần đây ấn định trong khoảng
14-15 điểm ba môn thì phấn đấu đạt 6-7 điểm/ môn là có thể đỗ một trường Đại
Học nào đó. Do vậy, với những thí sinh có sức học trung bình nên lượng sức để
làm bài thi đến đâu chắc đến đó để đạt hoăc vượt “ngưỡng” điểm sàn Đại Học
theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Tuy nhiên, trong thi đại học không thể chủ quan bất cứ điều gì. Có nhiều trường
hợp học sinh giỏi do nóng vội muốn hoàn thành được bài thi trong thời gian sớm
nhất nên dễ mắc lỗi cẩu thả – làm bài thi không theo chiến lược. Cũng có những
thí sinh ngay khi nhận đề chủ quan và lao vào làm câu khó trước, đến khi “ngốn”
hết nhiều thời gian làm bài thì cuống dễ mất điểm…
Ở môn thi Toán, thí sinh cần sắp xếp các câu từ dễ đến khó theo trình tự nêu trên
và lượng sức để chọn “gói” điểm “đạt thủ khoa” hoặc “đậu Đại Học”… Với những
thí sinh làm bài thi tùy tiện thì rất ít bài thi đạt điểm từ 9,5-10 điểm mà chỉ đạt 7-8
điểm vì không sai sót ở khâu này sẽ sai câu khác.
Thường người ra đề thi cũng đã sắp xếp theo trình tự khoa học từ dễ cơ bản – nâng
cao – khó. Vậy nguyên lý làm bài cũng nên được sắp xếp khoa học để không bị
mất năng lượng.
Để tránh bài làm tưởng được hết nhưng lại bị “rơi” 0,25 – 0,5 điểm thì kỹ năng
trình bầy bài thi rất quan trọng. Đồng thời, phải xem barem điểm theo cấu trúc nào
thì làm bài theo cấu trúc đó.
Điều đó cũng chứng minh một điều, các HS giỏi có thể làm được các câu khó
nhưng bị rơi vãi ở những câu dễ sẽ bị trừ điểm lỗi trình bầy. Có những bài thi đúng
hết đáp số nhưng bị trừ…
Việc phân loại các câu trong đề thi từ dễ đến khó để định ra một chiến lược là đạt
điểm 7, 8 – để tranh bị phân tán năng lượng một cách không cần thiết. Đề thi Đại
Học là đề cơ bản chưa phải là đề thi khó.
Một điểm cần lưu ý trong thi Đại Học là nếu chúng ta làm câu dễ mà bị sai hoặc
không làm được thì khả năng trượt Đại Học là rất lớn. Vì nếu có 500.000 người thi
mà câu dễ không làm được thì khả năng sẽ thua 490.000 người (họ làm được), còn
nếu câu khó không làm được thì khả năng chỉ thua 5.000 người – thì sẽ không là
vấn đề.
Mùa thi đến, sức ép tâm lý thường ở nhóm HS có khát vọng thi đỗ vào trường Đại
Học top 1. Lời khuyên cho HS cơ sức học trung bình có khát vọng vào Đại Học
thì không quá lo lắng vì chỉ cần phấn đấu làm thế nào bài thi đạt điểm sàn (tối đa
15 điểm) – thì không cần thiết phải áp lực vào trường lớn.
ến đổi kỹ năng – thêm vào một số kỹ năng tính toán, loại 3 thường là những câu
hỏi có mức độ suy luận tích hợp nhiều kiến thức khác nhau. Loại 4 là những câu
rất khó.
Bước 3 là làm bài thi theo trình tự đã sắp xếp. Thậm chí trong nhiều trường hợp có
thể buông câu loại 4 (câu rất khó). Với những thí sinh giỏi thì có thể thi trên thang
10 điểm để phấn đấu làm thủ khoa. Còn HS trung bình thì thi co lại (tùy theo năng
lực), dựa vào phân loại đề thì có thể chọn thang điểm 10 hay 9 hoặc 8 – thậm chí
là thang 6,7 điểm.
Điều thí sinh cần biết, điểm sàn Đại Học mấy năm gần đây ấn định trong khoảng
14-15 điểm ba môn thì phấn đấu đạt 6-7 điểm/ môn là có thể đỗ một trường Đại
Học nào đó. Do vậy, với những thí sinh có sức học trung bình nên lượng sức để
làm bài thi đến đâu chắc đến đó để đạt hoăc vượt “ngưỡng” điểm sàn Đại Học
theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Tuy nhiên, trong thi đại học không thể chủ quan bất cứ điều gì. Có nhiều trường
hợp học sinh giỏi do nóng vội muốn hoàn thành được bài thi trong thời gian sớm
nhất nên dễ mắc lỗi cẩu thả – làm bài thi không theo chiến lược. Cũng có những
thí sinh ngay khi nhận đề chủ quan và lao vào làm câu khó trước, đến khi “ngốn”
hết nhiều thời gian làm bài thì cuống dễ mất điểm…
Ở môn thi Toán, thí sinh cần sắp xếp các câu từ dễ đến khó theo trình tự nêu trên
và lượng sức để chọn “gói” điểm “đạt thủ khoa” hoặc “đậu Đại Học”… Với những
thí sinh làm bài thi tùy tiện thì rất ít bài thi đạt điểm từ 9,5-10 điểm mà chỉ đạt 7-8
điểm vì không sai sót ở khâu này sẽ sai câu khác.
Thường người ra đề thi cũng đã sắp xếp theo trình tự khoa học từ dễ cơ bản – nâng
cao – khó. Vậy nguyên lý làm bài cũng nên được sắp xếp khoa học để không bị
mất năng lượng.
Để tránh bài làm tưởng được hết nhưng lại bị “rơi” 0,25 – 0,5 điểm thì kỹ năng
trình bầy bài thi rất quan trọng. Đồng thời, phải xem barem điểm theo cấu trúc nào
thì làm bài theo cấu trúc đó.
Điều đó cũng chứng minh một điều, các HS giỏi có thể làm được các câu khó
nhưng bị rơi vãi ở những câu dễ sẽ bị trừ điểm lỗi trình bầy. Có những bài thi đúng
hết đáp số nhưng bị trừ…
Việc phân loại các câu trong đề thi từ dễ đến khó để định ra một chiến lược là đạt
điểm 7, 8 – để tranh bị phân tán năng lượng một cách không cần thiết. Đề thi Đại
Học là đề cơ bản chưa phải là đề thi khó.
Một điểm cần lưu ý trong thi Đại Học là nếu chúng ta làm câu dễ mà bị sai hoặc
không làm được thì khả năng trượt Đại Học là rất lớn. Vì nếu có 500.000 người thi
mà câu dễ không làm được thì khả năng sẽ thua 490.000 người (họ làm được), còn
nếu câu khó không làm được thì khả năng chỉ thua 5.000 người – thì sẽ không là
vấn đề.
Mùa thi đến, sức ép tâm lý thường ở nhóm HS có khát vọng thi đỗ vào trường Đại
Học top 1. Lời khuyên cho HS cơ sức học trung bình có khát vọng vào Đại Học
thì không quá lo lắng vì chỉ cần phấn đấu làm thế nào bài thi đạt điểm sàn (tối đa
15 điểm) – thì không cần thiết phải áp lực vào trường lớn.
I. PHẦN CHUNG (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số.
b) Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: chiều
biến thiên của hàm số; cực trị; giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số; tiếp tuyến,
tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số; tìm trên đồ thị những điểm có tính
chất cho trước, tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)
Câu 2 (1 điểm):
Công thức lượng giác, phương trình lượng giác.
Câu 3 (1 điểm):
Phương trình, bất phương trình; hệ phương trình đại số.
Câu 4 (1 điểm):
- Tìm giới hạn.
- Tìm nguyên hàm, tính tích phân.
- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
Câu 5 (1 điểm):
Hình học không gian (tổng hợp): quan hệ song song, quan hệ vuông góc của
đường thẳng, mặt phẳng; diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ
tròn xoay; thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay;
tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.
Câu 6 (1 điểm):
Bài toán tổng hợp.
II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần 1 hoặc phần 2).
Theo chương trình chuẩn:
Câu 7a (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Đường tròn, elip.
- Viết phương trình đường thẳng.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng.
Câu 8a (1 điểm)
Phương pháp tọa độ trong không gian:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Đường tròn, Mặt cầu.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách
giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu 9a (1 điểm):
- Số phức.
- Tổ hợp, xác suất, thống kê.
- Bất đẳng thức; cực trị của biểu thức đại số.
Theo chương trình nâng cao:
Câu 7b (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Đường tròn, ba đường conic.
- Viết phương trình đường thẳng.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng.
Câu 8b (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong không gian:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Đường tròn, mặt cầu.
- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách
giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu 9b (1 điểm):
- Số phức.
- Đồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng y = (ax2 + bx + c) / (px + q) và một số yếu tố
liên quan.
- Sự tiếp xúc của hai đường cong.
- Hệ phương trình mũ và lôgarit.
- Tổ hợp, xác suất, thống kê.
- Bất đẳng thức. Cực trị của biểu thức đại số.
MÔN VĂN
I- Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm)
Câu 1 (2, 0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn
học Việt Nam
- Khái quát văn hoc Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm
1945
- Hai đứa trẻ- Thạch Lam
- Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân
- Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ)- Vũ Trọng Phụng
- Chí phèo (trích)- Nam Cao
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)- Nguyễn Huy Tưởng
- Vội vàng- Xuân Diệu
- Đây thôn Vũ Dạ- Hàn Mặc Tử
- Tràng Giang –Huy Cận
- Chiều tối- Hồ Chủ Tịch
- Từ ấy- Tố Hữu
- Một thời đại trong thi ca (trích)- Hoài Thanh và Hoài Chân
- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đén hết thế kỷ
XX
- Tuyên ngôn độc lập và tác giả Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc- Phạm Văn
Đồng
- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng)- Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng –Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca- Thanh Thảo
- Người lái đò trên Sông Đà (trích)-Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)- Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ chồng A Phủ (trích)- Tô Hoài
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Rừng xà nu (trích)- Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích)- Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa (trích)- Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)- Lưu Quang Vũ
Câu 2 (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã
hội ngắn (khoảng 600 từ)
-Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
-Nghị luận về một hiện tượng đời sống
II- Phần riêng (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc- hiểu và kiến thức văn học để
viết bài nghị luận văn học
(Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu 3a hoặc 3b)
Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
- Hai đứa trẻ- Thạch Lam
- Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân
- Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ)- Vũ Trọng Phụng
- Chí phèo (trích)- Nam Cao
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)- Nguyễn Huy Tưởng
- Vội vàng- Xuân Diệu
- Đây thôn Vũ Dạ- Hàn Mặc Tử
- Tràng Giang –Huy Cận
- Chiều tối- Hồ Chí Minh
- Từ ấy- Tố Hữu
- Một thời đại trong thi ca (trích)- Hoài Thanh và Hoài Chân
- Tuyên ngôn độc lập và tác giả Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc- Phạm Văn
Đồng
- Tây Tiến- Quang Dũng
- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng)- Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng –Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor- ca-Thanh Thảo
- Người lái đò trên Sông Đà (trích)-Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)- Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ chồng A Phủ (trích)- Tô Hoài
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Rừng xà nu (trích)- Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích)- Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa (trích)- Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)- Lưu Quang Vũ
Câu 3b: Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
- Hai đứa trẻ- Thạch Lam
- Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân
- Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ)- Vũ Trọng Phụng
- Chí phèo (trích)- Nam Cao
- Đời thừa (trích)- Nam Cao
- Nam Cao
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)- Nguyễn Huy Tưởng
- Vội vàng- Xuân Diệu
- Xuân Diệu
- Đây thôn Vũ Dạ- Hàn Mặc Tử
- Tràng Giang –Huy Cận
- Tương tư- Nguyễn Bính
- Nhật ký trong tù- Hồ Chí Minh
- Chiều tối- Hồ Chí Minh
- Lai tân- Hồ Chí Minh
- Từ ấy- Tố Hữu
- Một thời đại trong thi ca (trích)- Hoài Thanh và Hoài Chân
- Tuyên ngôn độc lập và tác giả Hồ Chí Minh
- Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc- Phạm Văn
Đồng
- Tây Tiến- Quang Dũng
- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
- Tố Hữu
- Tiếng hát con tàu-Chế Lan Viên
- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng)- Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng –Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo
- Người lái đò trên Sông Đà (trích)-Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)- Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)- Lưu Quang Vũ
- Vợ chồng A Phủ (trích)- Tô Hoài
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Những đứa con trong gia đình (trích)- Nguyễn Thi
- Rừng xà nu (trích)- Nguyễn Trung Thành
- Một người Hà Nội- Nguyễn Khải
- Chiếc thuyền ngoài xa (trích)- Nguyễn Minh Châu