BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG
TỪ NGỮ VÀ CÂU VĂN
TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ TRI KỶ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG
TỪ NGỮ VÀ CÂU VĂN
TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ TRI KỶ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60. 22. 02.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN
NGHỆ AN - 2017
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự cố gắng của bản thân phải kể
đến sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Hồi Ngun, sự
động viên, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ trong tổ Ngôn ngữ, khoa Sư
phạm Ngữ Văn cũng như các bạn học viên lớp Cao học 23, chuyên ngành
Ngôn ngữ Việt Nam và gia đình.
Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, bạn bè
và người thân, đặc biệt là thầy giáo, TS. Nguyễn Hoài Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Do thời gian hạn hẹp, trình độ nghiên cứu khoa học cịn nhiều hạn chế
nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý của các
thầy cô giáo và các bạn quan tâm vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 7 năm 2017
Tác giả
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 3
5. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 3
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 4
1.1.1. Những nghiên cứu về truyện ngắn Lê Tri Kỷ góc độ văn chương ....... 4
1.1.2. Những nghiên cứu về ngơn ngữ truyện ngắn Lê Tri Kỷ góc độ
ngơn ngữ ......................................................................................... 7
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ....................................................................... 8
1.2.1. Truyện ngắn và ngôn ngữ truyện ngắn ........................................... 8
1.2.2. Vài nét về tác giả và tác phẩm ...................................................... 14
1.3. Tiểu kết chương 1 ................................................................................ 27
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ TRI KỶ ..... 28
2.1. Từ trong ngôn ngữ và từ trong tác phẩm văn chương ......................... 28
2.1.1. Từ trong ngôn ngữ ........................................................................ 28
2.1.2. Từ trong tác phẩm văn chương ..................................................... 29
2.2. Các lớp từ đặc sắc trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ .................................. 30
2.2.1. Lớp từ hội thoại ............................................................................ 30
2.2.2. Lớp từ địa phương ........................................................................ 38
2.2.3. Lớp từ Hán - Việt.......................................................................... 45
2.2.4. Lớp từ nghề nghiệp ....................................................................... 51
2.3. Tiểu kết chương 2 ................................................................................ 57
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CÂU VĂN TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ TRI KỶ ...... 58
3.1. Giản yếu về câu và câu trong văn bản nghệ thuật................................ 58
3.1.1. Khái niệm câu, phân loại câu........................................................ 58
3.1.2. Câu trong văn bản nghệ thuật ....................................................... 60
3.2. Câu văn trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ xét về mặt cấu tạo .................... 61
3.2.1. Câu đơn ......................................................................................... 61
3.2.2. Câu ghép ....................................................................................... 73
3.3. Câu văn truyện ngắn Lê Tri Kỷ xét theo mục đích giao tiếp ............... 83
3.3.1. Số liệu thống kê ............................................................................ 83
3.3.2. Câu trần thuật (câu kể) .................................................................. 85
3.3.3. Câu nghi vấn (câu hỏi).................................................................. 92
3.3.4. Câu cầu khiến (câu mệnh lệnh) .................................................... 98
3.3.5. Câu cảm thán (câu cảm) ............................................................. 100
3.4. Tiểu kết chương 3 .............................................................................. 102
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Lớp từ hội thoại trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ .............................. 31
Bảng 2.2. Lớp từ địa phương trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ .......................... 39
Bảng 2.3. Lớp từ Hán - Việt trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ ........................... 46
Bảng 2.4. Lớp từ nghề nghiệp trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ......................... 52
Bảng 3.1. Câu đơn trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ........................................... 62
Bảng 3.2. Câu ghép trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ ......................................... 74
Bảng 3.3. Đối chiếu câu đơn và câu ghép trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ ...... 82
Bảng 3.4. Các loại câu trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ xét theo mục đích
giao tiếp ......................................................................................... 84
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Truyện ngắn là một thể loại văn học có nhiều thành tựu và thu hút
sự chú ý của các nhà phê bình, nghiên cứu và độc giả. Khi nói đến đội ngũ
viết truyện ngắn hiện đại, sẽ là thiếu sót nếu khơng “điểm danh” các gương
mặt quen thuộc như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải,... và
các thế hệ tiếp nối như Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà,
Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Việt Hà... Trong số những tên tuổi đó, chúng ta
khơng thể khơng nhắc đến tác giả Lê Tri Kỷ - một cây bút bƣớc vào đời văn
khá muộn màng, khi đã ngồi 35 tuổi nhưng có nhiều đóng góp đáng kể đối
với truyện ngắn đương đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.
1.2. Lê Tri Kỉ là một tác giả khá đặc biệt. Ông là một trong những
người xây đắp nền móng cho phong trào sáng tác văn học trong ngành công
an và đã được nhà thơ Xuân Thiều kính mộ gọi là Nhà văn tiêu biểu nhất của
ngành công an nhân dân [87]. Có thể nói, tác giả Lê Tri Kỷ đã dành trọn đời
văn của mình để viết về mảng đề tài Vì an ninh Tổ quốc và bình n cuộc
sống. Ơng đã thể hiện tài năng văn chương qua nhiều thể loại như tiểu thuyết,
truyện ngắn, truyện ký, kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh,… song truyện
ngắn là thể loại mang lại thành công rực rỡ cho ông. Những trang viết của ơng
tinh tế và thấu đáo, lí giải sâu sắc nhiều vấn đề mang tính xã hội. Bởi thế, ông
không chỉ nhận được tình cảm yêu mến của các cán bộ, chiến sĩ cảnh sát mà
còn chiếm được sự kính trọng, ngưỡng mộ của những người cầm bút trong
lực lượng công an và đặc biệt là tạo được dấu ấn riêng trong lòng độc giả.
1.3. Từ trước tới nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu về thân thế và sự
nghiệp sáng tác của Lê Tri Kỷ chưa nhiều. Qua khảo sát tư liệu, chúng tôi
nhận thấy truyện ngắn Lê Tri Kỷ cịn nhiều điều mới mẻ chưa được các cơng
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
2
trình đi trước nghiên cứu một cách thỏa đáng. Vì thế, chúng tơi muốn đi sâu
vào tìm hiểu truyện ngắn Lê Tri Kỷ một cách hệ thống hơn, đầy đủ hơn về
mặt nghệ thuật sử dụng từ ngữ và câu văn - một vấn đề mà bất kì tác giả nào
khi đặt bút viết truyện ngắn đều phải lưu tâm.
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Từ ngữ và câu
trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ để thực hiện luận văn này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, làm rõ nghệ thuật sử dụng từ ngữ và câu trong truyện ngắn
của Lê Tri Kỷ; qua đó, góp phần làm nổi bật phong cách ngôn ngữ truyện
ngắn của nhà văn và ngôn ngữ truyện ngắn Việt Nam đương đại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu và xác lập cơ sở lí thuyết để
tìm hiểu về truyện ngắn và từ ngữ, câu trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ.
Thứ hai, khảo sát, phân tích, chỉ ra những nét đặc sắc trong việc sử
dụng các lớp từ ngữ tiêu biểu, đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ.
Thứ ba, khẳng định những đóng góp của Lê Tri Kỷ đối với mảng đề tài
văn học Vì an ninh Tổ Quốc và bình n cuộc sống nói riêng và văn học
đương đại Việt Nam nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về từ ngữ và câu trong
truyện ngắn Lê Tri Kỷ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát 19 truyện ngắn trong Tuyển
tập truyện ngắn Lê Tri Kỷ (499 trang), Nhà xuất bản Hội nhà văn, Thành phố
Hồ Chí Minh, 2015.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi sử dụng và
phối hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có các phương pháp chính:
Phương phá thống kê, phân loại; Phương pháp so sánh đối chiếu; các thủ pháp
phân tích, miêu tả và tổng hợp.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ
thống về từ ngữ và câu trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ, qua đó, làm sáng tỏ
những đóng góp của tác giả Lê Tri Kỷ trong việc làm mới truyện ngắn Việt
Nam đương đại, đặc biệt là các truyện ngắn viết về người chiến sĩ công an.
Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu cuộc đời
và sự nghiệp của nhà văn Lê Tri Kỷ cũng như mảng truyện ngắn viết về đề tài
Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn
triển khai thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương 2. Đặc điểm từ ngữ trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ
Chương 3. Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Lê Tri Kỷ
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về truyện ngắn Lê Tri Kỷ góc độ văn
chương
Là một tác giả được tơn vinh là nhà văn tiêu biểu nhất của lực lượng
công an nhân dân, Lê Tri Kỷ đã để lại một khối lượng truyện ngắn đa dạng và
hấp dẫn. Chính mơi trường hoạt động trong ngành công an mà suốt đời ông
nặng lịng gắn bó đã là mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ để Lê Tri Kỷ gieo trồng,
nuôi dưỡng những mầm xanh văn học. Ơng thỏa sức thử nghiệm ngịi bút ở
nhiều thể loại khác nhau và đều gặt hái được những thành công với những
giải thưởng cao quý. Mặc dù ông không còn nữa, nhưng nhiều cuộc hội thảo
đã được tổ chức; nhiều nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình quan tâm
bàn luận tác phẩm của ơng.
Cuốn Kỷ yếu Hội thảo về đề tài Vì An ninh Tổ quốc và Bình yên cuộc
sống (1993 và 1997) đã tập hợp được khá nhiều ý kiến đánh giá về truyện
ngắn của Lê Tri Kỷ. Nhà nghiên cứu Phong Lê nhận đinh: Những tập truyện
ngắn của Lê Tri Kỷ… không xa lạ với truyện ngắn nói chung. Có nghĩa là
khơng hƣớng tới cái căng thẳng, cái giật gân mà hƣớng tới cái thơng thƣờng,
cái bình dị và do thế mà Lê Tri Kỷ lại đƣợc xem là ngƣời viết truyện tâm lí xã hội [46]. Cịn nhà phê bình Tơn Phương Lan khẳng định: Ngịi bút của ơng
đã kết hợp đƣợc yếu tố tâm lý và nghiệp vụ, tình cảm cách mạng và thế thái
nhân tình. Nhân vật trong một số truyện đã đƣợc ngƣời Trƣởng ty Công an
"giải tỏa" không phải bằng bao che, thỏa hiệp mà chính là bằng cách làm
việc, bằng những nguyên tắc trên. Với cách xử lý đó, Lê Tri Kỷ đã tránh đƣợc
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
5
cho nhân vật của mình sự đơn giản, hời hợt… Ý thức về việc nâng cao tính
văn học cho tác phẩm đã giúp cho ngòi bút Lê Tri Kỷ phát hiện vấn đề một
cách sâu sắc, nhân bản hơn dƣới những câu chuyện bình thƣờng [46]. Ở một
bài viết khác, Tôn Phương Lan khẳng định thêm: Nhà văn Lê Tri Kỷ xứng
đáng đƣợc trao giải thƣởng cao quý [...] Các sáng tác của Lê Tri Kỷ càng về
sau càng vƣợt lên sự chi phối ngoài văn chƣơng... Chất nhân văn xuyên thấm
trong nhiều truyện, nhiều trang viết của ông đã làm cho văn ông vƣợt ra khỏi
sự dễ dãi của kiểu kết thúc có hậu thƣờng tình, gây đƣợc ít nhiều sự thú vị cho
ngƣời đọc [46].
Năm 2001, Nhà xuất bản Công an nhân dân đã cho ra mắt cuốn Kỷ yếu
Hội thảo nhân kỉ niệm 20 năm thành lập Nhà xuất bản Công an nhân dân.
Trong cuốn kỷ yếu này, nhà văn Lê Tri Kỷ cũng được nhắc đến với một niềm
trân trọng, ngợi ca. Trong bài viết Mấy điều suy nghĩ về tác phẩm của nhà văn
Lê Tri Kỷ, tác giả Hoàng Như Mai khẳng định: Một là, là cán bộ công an ông
ý thức cần đƣa ngƣời công an, công việc của ngƣời công an vào văn học để
độc giả hiểu thêm, hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó quan tâm giúp đỡ ngành cơng an;
Hai là, ông yêu mến thiết tha công việc công an, “nghề cơng an”. Vì u mến
nên ơng mới thấy đƣợc, thấu triệt đƣợc những cái tốt, cái hay, cái đẹp, đồng
thời cũng băn khoăn, day dứt về cái bất cập, thiếu sót, sai, xấu của cơng an
[62, tr.63]. Chính vì vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy đề tài an ninh xã hội
trong các tác phẩm của Lê Tri Kỷ thu hút người đọc khơng phải vì thoả mãn
trí tị mị mà vì bài học triết lý nhân sinh sâu sắc toát ra từ mỗi câu chuyện.
Trong bài Một đời, cho một nghề, tác giả Phạm Ngọc Cảnh viết:....
Quảng Trị có thêm một cốt cách, văn học cách mạng Việt Nam có một tài
năng. Đó là Lê Tri Kỷ. Ngƣời dành một đời cho một nghề. Gắn bó mọi tâm
sức với lực lƣợng ngƣời cầm súng. Ngƣời đã xong một đời cống hiến mà thấy
mình chƣa xong nợ đáp đền. Đó là Lê Tri Kỷ. Nhà văn Lê Tri Kỷ của công an
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
6
nhân dân Việt Nam [8]. Với bài viết này, Phạm Ngọc Cảnh cũng đã khái quát
được cuộc đời đầy thăng trầm của Lê Tri Kỷ, thật sự bị chinh phục bởi một
ngọn đèn cháy kiệt đến giọt dầu cuối cùng trên công việc [8].
Lê Tri Kỷ, một con người tài năng và nhân cách, đã để lại dấu ấn rất
sâu đậm cho nhiều đồng nghiệp, bạn bè và các học trị cũng như độc giả của
mình. Là một đồng nghiệp, người bạn thân thiết của Lê Tri Kỷ, nhà thơ Xuân
Thiều đã có nhiều bài viết nhận xét, đánh giá rất sâu sắc về ông. Trong bài Lê
Tri Kỷ - Nhà văn tiêu biểu nhất của ngành công an nhân dân, Xn Thiều
khẳng định: Bây giờ thì ơng đã là nhà văn quá cố. Nhƣng Hội Nhà văn Việt
Nam, Bộ Nội vụ và đông đảo bạn đọc đều coi ông là nhà văn tiêu biểu của
ngành công an, ngƣời có cơng đầu khai phá và chăm chút xây dựng phong
trào sáng tác và là ngòi bút tâm huyết về mảng đề tài vì an ninh Tổ quốc và
bình yên cuộc sống, mảng đề tài mà nhiều năm trƣớc đây ít đƣợc quan tâm
của giới văn học nếu khơng nói là bỏ qn [87].
Từng được Lê Tri Kỷ dìu dắt, tác giả Nguyễn Thị Thu Trang xem ông
là người anh lớn trong sự nghiệp cầm bút của mình. Trong bài viết Nhớ về
một ngƣời anh, nhà văn Lê Tri Kỷ, Nguyễn Thị Thu Trang viết: Viết về Công
an, nhƣng ông không viết về truyện hình sự nhằm hấp dẫn bằng sự ly kỳ gay
cấn, mà nói về tình ngƣời, tình đời. Truyện của ơng vừa gợi đƣợc sự sáng
suốt trong lý trí, vừa tạo đƣợc sự rung động đầy tính nhân văn thiết tha
hƣớng thiện. Lê Tri Kỷ đã có cơng đem đến cho bạn đọc một hình tƣợng
ngƣời chiến sỹ công an chân thực. Chiến sỹ công an trƣớc hết cũng là con
ngƣời, cũng đau đớn, buồn vui, hờn giận, yêu ghét nhƣ mọi ngƣời, khiến ta
cảm thông và gần gũi [92].
Nhận xét truyện ngắn Lê Tri Kỷ, nhà văn Ma Văn Kháng nhận định:
Viết về đề tài an ninh, Lê Tri Kỷ có một cách riêng trong nhận diện nhân vật
và cuộc sống. Sách của ông ở giữa sách của các nhà văn nhƣng không trộn
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
7
lẫn. Chúng có một tiếng nói riêng, một tiếng nói thầm thì vừa đủ nghe, vừa đủ
để nhớ, để yêu quý ông. Văn chƣơng của ông là sự từng trải, là sự chiêm
nghiệm, là tình yêu với đất nƣớc và với cách mạng [44].
Còn Dương Duy Ngữ qua bài viết Ƣớc mong của nhà văn Lê Tri Kỷ đã
chia sẻ: Tơi thích những trang văn của ơng. Bởi viết về công an là viết về con
ngƣời, con ngƣời trong ngành công an. Do vậy viết đƣợc nhƣ ông khó lắm
[...] Đọc truyện ơng, thấy tấm lịng ngƣời viết, tấm lịng ngƣời cơng an thật
nhân ái, cao cả [65].
Nguyễn Thị Thu Hằng, qua bài viết Hành trình sáng tác truyện ngắn Lê
Tri Kỷ thể hiện lịng kính trọng đối với nhà văn, tôn vinh Lê Tri Kỷ là một
trong những ngƣời xây nền đắp móng cho phong trào sáng tác văn học trong
ngành công an [33]. Gần đây, tác giả Hồng Vân đã lí giải sự thành cơng của
Lê Tri Kỷ về thể loại truyện ngắn. Theo Hồng Vân: Sự tiên phong dấn thân và
mạnh dạn tìm tịi hƣớng đi mới của ông trong mảng văn học đề tài về công an
mãi là một dấu ấn lớn lao và đầy ý nghĩa [99].
1.1.2. Những nghiên cứu về ngôn ngữ truyện ngắn Lê Tri Kỷ góc độ
ngơn ngữ
Với bài viết Nhà văn Lê Tri Kỷ - Một đời văn tài hoa và sâu sắc, tác giả
Phan Quế cho là một cây bút có phong cách riêng và một con ngƣời nhân
hậu, trách nhiệm. Văn ông cẩn trọng, chừng mực, đƣợm chất nho gia, có nét
Tây học và đơi chút hóm hỉnh dân gian giàu chất quê kiểng xứ Quảng [73].
Để chứng minh cho lời nhận xét này, Phan Quế đã phân tích và chỉ ra những
nét đặc sắc của hai truyện ngắn Đêm Văn Miếu và Mụ Quới.
Tác giả Nguyễn Hồng Lam, trong bài viết Mối thâm tình của một nhà
văn và một nhà tình báo nhận xét:... đó tồn là những truyện viết về đề tài
công an nhƣng khai thác ngôn ngữ nội tâm, cảm xúc và thân phận con ngƣời
[...] Nhà văn Lê Tri Kỷ đã trở thành một bậc thầy ngôn ngữ trong việc "đọc"
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
8
con ngƣời và phát hiện nhân vật [50].
Tác giả Thanh Hằng, qua bài viết Lê Tri Kỷ - nhà văn dấn thân trong
sự sáng tạo nhấn mạnh: Mỗi trang viết của ông đều rung ngân từ sâu thẳm
trái tim của một nhà văn giàu trải nghiệm, luôn bao dung trong niềm chan
chứa yêu thƣơng. Tất cả những điều đó đều thấm sâu trong mỗi con chữ đã
đƣợc ơng chắt lọc trên “cánh đồng” chữ nghĩa [31].
Với bài viết Nhà văn Lê Tri Kỷ: Một cuộc đời sôi động và đa sắc văn
chƣơng, Phạm Thị Thái đã khẳng định: Trong mơi trƣờng đó, ơng đƣợc tơi
luyện, “lửa thử vàng” và đã trở thành một Lê Tri Kỷ vững vàng trong nghiệp
vụ, sắc nét trong từng câu văn và hoà quyện bởi trái tim ấm nóng của một
nhà văn giàu lịng thƣơng ngƣời và ln trắc ẩn với cuộc đời [...] Lê Tri Kỷ
đã tạo dựng cho mình một phong cách riêng độc đáo. Phong cách ấy đƣợc
thể hiện rõ nét nhất trong các tập truyện ngắn của ông [76].
Điểm qua những ý kiến, những nhận định trên, có thể thấy, truyện
ngắn Lê Tri Kỷ đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Nhưng do mục
đích, tính chất của bài viết, các tác giả chỉ mới đưa ra những đánh giá về giá
trị nội dung mà chưa có cái nhìn đầy đủ và có hệ thống về ngôn từ trong
truyện ngắn của ông. Các ý kiến sơ bộ của những người đi trước là những
gợi ý quan trọng giúp chúng tôi thực hiện đề tài Từ ngữ và câu trong truyện
ngắn Lê Tri Kỷ.
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.2.1. Truyện ngắn và ngôn ngữ truyện ngắn
1.2.1.1. Khái niệm truyện ngắn
Truyện ngắn cũng như các thể loại văn học khác là câu chuyện về cuộc
đời, về con người. Mỗi nhà văn, khi cầm bút đều muốn gửi gắm một vấn đề
nhân sinh nào đó trong tác phẩm của mình. Truyện ngắn đã từng gắn với
những tên tuổi lừng danh trên thế giới như Heminway, A. Tsêkhôp, Gôgôn,
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
9
G. Mơpatxăng, Lỗ Tấn,... Cịn ở Việt Nam, những nhà văn như Phạm Duy
Tốn, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam,… cũng đã góp phần đưa
truyện ngắn lên một vị trí trang trọng trong nền văn học hiện đại. Chính vì
truyện ngắn có một sức hấp dẫn, thu hút kì lạ như vậy, cho nên đã được giới
nghiên cứu, phê bình đặc biệt quan tâm.
Thuật ngữ truyện ngắn có nguồn gốc từ tiếng Italia, Novella với nghĩa
gốc là một cái tin mới, một truyện mới. Ý nghĩa của từ này khơng căn cứ vào
tính chất ngắn, nghĩa là không căn cứ vào khối lượng hay dung lượng mà vào
nội dung câu chuyện được kể. Trong Tiếng Anh, short là ngắn, short story là
truyện ngắn. Còn người Trung Quốc và Nhật Bản gọi truyện ngắn là đoản
thiên tiểu thuyết để phân biệt với loại tiểu thuyết chương hồi dài tập hay tiểu
thuyết trƣờng thiên.
Ở Việt Nam, khái niệm truyện ngắn cũng được rất nhiều nhà nghiên
cứu phân tích, lí giải. Theo các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi: Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại
truyện ngắn bao trùm hết các phƣơng diện của đời sống: đời tƣ, thế sự hay sử
thi, nhƣng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn đƣợc viết ra để tiếp thu
liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ [28, tr.370-371]. Đồng quan điểm với
nhóm tác giả trên, Lại Nguyên Ân đã định nghĩa rất cụ thể về truyện ngắn:
Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thƣờng đƣợc viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các
phƣơng diện của đời sống con ngƣời và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là
dung lƣợng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với ngƣời tiếp nhận (độc giả)
đọc nó liền một mạch khơng nghỉ [1, tr.1846-1847]. Ở một góc nhìn chun
sâu hơn, các tác giả trong sách Lí luận văn học đã đưa ra một cái nhìn rất đầy
đủ về truyện ngắn: Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự, khn khổ ngắn
nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức truyện kể dân
gian nhƣ truyện cổ, truyện cƣời, hoặc gần với những bài kí ngắn. Nhƣng thực
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
10
ra khơng phải, nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện
cuộc sống đƣơng thời. Nội dung thể loại truyện ngắn có thể khác nhau: đời
tƣ, thế sự hay sử thi nhƣng cái độc đáo của nó là ngắn. Có thể kể về cuộc đời
hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật,
nhƣng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn
tự sự đối với cuộc đời [60, tr.397].
Như vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về truyện ngắn nhưng về cơ
bản chúng ta có thể rút ra được những nét đặc trưng của thể loại này. Khác
với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong tồn bộ sự đầy đặn và
tồn vẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện
tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm
hồn của con người. Vì thế, truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức
tạp. Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của
truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Nghĩa là, truyện ngắn thường
khơng nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt
trong tương quan với hồn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện
thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại
của con người. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời
gian, không gian hạn chế; chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì
đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn khơng chia
thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc
tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là
chấm phá. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết cô
đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa
nói hết. Chi tiết trong truyện ngắn đóng vai trị hết sức quan trọng. Nó góp
phần tạo cảnh trí, khơng khí, tình huống và khắc họa tính cách, hành động,
tâm tư nhân vật.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
11
Nếu tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn, miêu tả cuộc sống trong
quá trình phát triển, với bộn bề những sự kiện, số phận nhân vật, xung đột, và
chiều kích khơng gian, thời gian ở tầm vĩ mơ,… thì truyện ngắn là một hình
thức tự sự cỡ nhỏ, chỉ thể hiện cái nhát cắt của dịng đời. Nếu tiểu thuyết mở
ra với diện rộng thì truyện ngắn tập trung xốy vào một điểm; có thể là một
khoảnh khắc trong cuộc đời một con người. Dù có dung lượng nhỏ nhưng lại
có cách phát hiện nghệ thuật đời sống theo chiều sâu cho nên sức chứa của
truyện ngắn vẫn là rất lớn. Vì thế, truyện ngắn vẫn là một thể loại có khả năng
to lớn trong việc đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống. Tuy nó
là thể loại cỡ nhỏ nhưng lại là thể loại phát hiện nghệ thuật đời sống theo
chiều sâu, là thể loại gần gũi với đời sống hàng ngày, súc tích, dễ đọc, dễ nhớ.
Do đó, nó có tác dụng và ảnh hưởng kịp thời trong đời sống, đặc biệt, có sức
thu hút sự sáng tạo của nhiều thế hệ cầm bút.
1.2.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn
Theo M.Gorki, Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học và là một
trong những yếu tố quyết định sự thành công của một tác phẩm, nhất là với
thể loại truyện ngắn. Đây là phương tiện cơ bản để nhà văn bộc lộ chủ đề, tư
tưởng của tác phẩm, bộc lộ tính cách nhân vật và thuyết phục người đọc đồng
tình với mình về cách đánh giá đối với những hiện tượng và con người được
miêu tả. Nếu khơng có ngơn ngữ thì nhà văn khơng thể tái hiện bức tranh đời
sống và truyền đạt thông điệp tư tưởng, thẩm mỹ đến người đọc. Ngược lại,
về phía người đọc, sự tiếp nhận tác phẩm cũng chỉ được thực hiện qua sự tiếp
nhận cấu trúc ngơn ngữ. Hay nói cách khác, hình tượng nhân vật, bức tranh
phong cảnh, cốt truyện, kết cấu, chủ đề, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật và
thế giới con người,... đều chỉ được nắm bắt nhờ những hình thức của nghệ
thuật ngơn ngữ.
Bên cạnh đặc điểm chung của văn xi tự sự, ngơn ngữ truyện ngắn có
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
12
những nét đặc thù riêng của nó. Những nét đặc thù này được tạo nên bởi tính
chất riêng của thể loại truyện ngắn. Như đã trình bày ở trên, yếu tố quan trọng
bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, dung lượng vừa phải, câu
văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm có chiều sâu, sức lan tỏa nhiều chiều
để người đọc tự khám phá. Vì vậy, mỗi nhà văn khi cầm bút viết truyện ngắn,
đối diện với trang sách, trang đời phải có tài năng lựa chọn ngôn ngữ, không
được ôm đồm, dài dịng trong câu chữ, mà phải biến hố, linh hoạt. Nhà văn
Nguyễn Cơng Hoan đã từng nói: Truyện ngắn khơng phải là truyện, mà là
một vấn đề đƣợc xây dựng bằng chi tiết với bố trí chặt chẽ và bằng thái độ
với cách đặt câu, dùng tiếng có cân nhắc. Muốn truyện là truyện ngắn chỉ nên
lấy một trong ngàn ấy ý làm ý chính, làm chủ đề cho truyện. Những chi tiết
trong truyện chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy thôi [40, tr.124]. Khác với truyện
vừa và tiểu thuyết, ngơn ngữ truyện ngắn địi hỏi sự cơ đúc và độ kết tinh, sắc
gọn. Chính sự cơ nén nhân vật, sự kiện, thời gian, khơng gian buộc truyện
ngắn phải tìm đến hình thức ngơn ngữ phù hợp. Người viết truyện ngắn phải
biết gạt bỏ những chi tiết rườm rà, xoáy sâu vào những chi tiết đắt giá. Vì thế,
M. Gorky từng cho rằng, muốn viết văn hay phải bắt đầu từ truyện ngắn, bởi
truyện ngắn luyện cho tác giả biết tiết kiệm từ ngữ, biết cách viết cơ đọng.
Chính việc dồn nén chữ nghĩa cũng tạo ra vô số khoảng trống nên dù đã đọc
xong mà truyện vẫn như chưa dừng lại. Không chỉ chú trọng đến sự cô đúc,
ngắn gọn, ngôn ngữ truyện ngắn cũng rất đa dạng về giọng điệu trong cách
xưng hơ, gọi tên, dùng từ. Đó có thể là giọng điệu suồng sã, ngợi ca hay châm
biếm, đả kích,.. Các sắc thái giọng điệu này góp phần làm cho truyện ngắn là
một trong những hình thức nghệ thuật có khả năng gợi mở rất lớn, có sức ám
ảnh, tạo ấn tượng mạnh mẽ đến người đọc.
Một đặc trưng quan trọng về ngôn ngữ truyện ngắn mà chúng ta khơng
thể khơng nói đến, đó là, ngơn ngữ truyện ngắn là ngôn ngữ của đời sống.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
13
Không như ngôn ngữ thơ thường tạo cho người đọc những cảm xúc bay bổng
bởi giàu nhịp điệu, tính nhạc cao, hàm súc, đa nghĩa, ngơn ngữ truyện ngắn
thường rất chân thực, gần gũi và tự nhiên; bởi đó là những câu chuyện trong
đời sống thường nhật, phản ánh bản chất cuộc sống của con người. Tuy nhiên,
vì truyện ngắn là những lát cắt cuộc đời, cho nên, trong một số tác phẩm,
ngồi thứ ngơn ngữ thơ ráp trần trụi thì vẫn có những đoạn, những câu văn du
dương, giàu chất thơ qua lời nhân vật người kể chuyện, lời đối thoại hoặc độc
thoại của nhân vật, v.v..
Ngoài ra, chúng ta thấy, việc vận dụng ngôn ngữ của mỗi nhà văn tùy
thuộc vào sở trường của mỗi người. Bên cạnh việc hướng tới ngơn ngữ chung,
có tính chất đại chúng, ngôn ngữ của mỗi nhà văn mang đặc trưng của từng
vùng miền, gắn liền với tính cách, cơng việc của mỗi cá nhân. Cũng từ đó mà
từ khẩu ngữ, từ địa phương, từ nghề nghiệp xuất hiện nhiều và được sử dụng
rất độc đáo, đặc sắc trong các truyện ngắn. Chính điều này làm cho truyện
ngắn đến gần hơn với bạn đọc khắp mọi miền Tổ quốc.
Nhà văn Tơ Hồi rất tinh tế khi cho rằng: Câu văn cũng nhƣ tre gỗ để
làm nhà. Càng đẽo, soi kĩ lƣỡng, tinh tế, lắp đƣợc đúng mộng mẹo, nhà càng
chắc, đẹp [38, tr.184]. Vì thế, khi viết truyện ngắn, mỗi nhà văn ln có sự
lựa chọn và trau chuốt ngơn ngữ theo cách riêng của mình. Một nhà văn đích
thực luôn ý thức trong việc sử dụng và sáng tạo ngơn ngữ, vì ngơn ngữ là yếu
tố đầu tiên quy định cung cách ứng xử của nhà văn đó, là phương tiện để giúp
nhà văn giao tiếp với bạn đọc. Đối với văn chương, ngôn ngữ không chỉ là cái
vỏ của tư duy mà còn biểu hiện tài năng, cá tính và quan điểm nghệ thuật của
các tác giả. Vì vậy, đứng trước một thực tế sáng tác, mỗi nhà văn sẽ có những
cách sử dụng vốn từ ngữ khác nhau. Và truyện ngắn là mảnh đất màu mỡ cho
các nhà văn thể nghiệm và tạo nên phong cách riêng cho mình. Đúng như lời
nhà văn Nguyễn Tuân: Cũng cùng một vốn ngơn ngữ ấy, nhƣng sử dụng có
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
14
tìm tịi sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thƣớc. Có vốn mà khơng biết sử
dụng thì cũng chỉ là nhà giàu giữ của. Dùng chữ nhƣ đánh cờ tƣớng, chữ nào
để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt
gọi là văn cứng đơ, thấp khớp [96, tr.58].
Tóm lại, khơng phải ngẫu nhiên mà truyện ngắn lên ngôi, trở thành mũi
nhọn của văn xuôi hiện nay. Sự hàm súc, cô đọng, khai thác chiều sâu số phận
và nội tâm con người qua ngôn ngữ gợi mở mang tính đối thoại đã tạo cho
truyện ngắn một chất lượng mới vượt ra ngoài cái khung chật hẹp của thể loại.
1.2.2. Vài nét về tác giả và tác phẩm
1.2.2.1. Tác giả Lê Tri Kỷ
a. Một cuộc đời luôn sống và chiến đấu vì bình yên cho Tổ quốc
Đại tá, nhà văn Lê Tri Kỷ, tên thật là Nguyễn Duy Hinh, sinh ngày
14.06.1924, mất ngày 08.05.1993, tại Hà Nội. Ông sinh ra và lớn lên trên
mảnh đất miền Trung quanh năm nắng lửa khô cằn - dải đất Lưỡng Kim, xã
Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cũng chính mảnh đất đầy gió
Lào cát trắng này đã ni dưỡng ơng lớn lên từng ngày, nâng đỡ ông trưởng
thành cùng năm tháng để trở thành một người chiến sĩ công an quả cảm, một
nhà văn mà trái tim trĩu nặng yêu thương con người, u thương cuộc đời.
Ngồi 20 tuổi, ơng đã giữ nhiều trọng trách trong ngành công an ở tỉnh nhà.
Do nhu cầu công tác tại Quảng Trị, Lê Tri Kỷ đã đảm nhận nhiều chức vụ
khác nhau trong nhiều thời kỳ. Ơng từng cơng tác ở Uỷ ban xã và hoạt động
thanh niên cứu quốc. Năm 1946, ông làm Bí thư cứu quốc huyện Gio Linh.
Đến tháng 06 năm 1946, ông gia nhập vào ngành công an và công tác tại
Công an tỉnh Quảng Trị. Từ năm 1946 đến tháng 07 năm 1958, Lê Tri Kỷ
thuyên chuyển nhiều vị trí cơng việc như: Trưởng Cơng an huyện Hải Lăng,
Trưởng văn phịng Ty Cơng an tỉnh Quảng Trị. Tháng 11 năm 1949, ông lên
Việt Bắc làm phái viên kiểm tra của Nha cơng an Trung ương; sau đó, giữ
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
15
chức vụ Phó Trưởng ty Cơng an tỉnh Bắc Giang. Từ tháng 7 năm 1951, ông
về Bộ làm cán bộ nghiên cứu, trong đó, có thời gian vào cơng an Liên khu
Bốn làm Phó văn phịng rồi lại trở về Bộ làm Phó phịng nội gián, hoạt động
cơng tác chính trị, phụ trách tuyên truyền. Tháng 8/ 1958 đến tháng 01/ 1981,
ông chuyển sang làm Trưởng ban biên tập Tạp chí cơng an nhân dân, Trưởng
phịng tun truyền; Trưởng phịng sáng tác - Cục cơng tác chính trị Bộ cơng
an (nay thuộc Tổng cục chính trị Bộ cơng an). Tháng 02 năm 1981, khi Nhà
xuất bản Công an nhân dân được thành lập, Lê Tri Kỷ được lãnh đạo Bộ cử
sang cơng tác và giữ chức vụ Phó Giám đốc rồi Quyền Giám đốc - Tổng biên
tập Nhà xuất bản công an nhân dân thuộc Bộ công an cho đến khi nghỉ hưu.
Là một cán bộ công an tận tụy với cơng việc, có q trình hoạt động
đầy gian lao, thử thách, Lê Tri Kỷ được Nhà nước tặng Huân chương kháng
chiến hạng Ba, Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Hn chương Qn
cơng hạng Nhất, Huy chương Vì an ninh Tổ Quốc. Mới đây, Lê Tri Kỷ được
truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Không chỉ đón nhận những
danh hiệu cao quý, cuộc đời nhà văn Lê Tri Kỷ đã được điện ảnh công an
dựng thành phim hết sức sinh động.
b. Niềm đam mê văn chƣơng của ngƣời chiến sĩ công an
Là một người chiến sĩ công an đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng
khác nhau song Lê Tri Kỷ lại có một niềm đam mê văn chương rất lớn. Mặc
dù bước vào nghề văn khá muộn nhưng Lê Tri Kỷ để lại một sự nghiệp văn
học khá đồ sộ. Hơn 30 năm cầm bút, nhà văn Lê Tri Kỷ đã có một sự nghiệp
đáng tự hào với nhiều tác phẩm văn học mang tầm vóc thời đại. Tài năng và
sự am hiểu sâu sắc các vấn đề xã hội của ông được ghi nhận ở nhiều thể loại:
truyện ngắn, truyện kí, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh,...
cùng các tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc với bạn đọc như Cây đa xanh
(truyện, 1961), Một ngƣời không nổi tiếng (truyện ký, 1970), Biển động ngày
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
16
hè (kịch bản sân khấu, 1976), Thung lũng khơng tên (kịch bản điện ảnh,
1971), Câu lạc bộ chính khách (tiểu thuyết, 2 tập,1986), Cuộc tình thế kỷ (tập
truyện, 1992, tái bản 1994), Thủ phạm vụ án Ôn Nhƣ Hầu (ký sự, 1960), Phố
vắng (tập truyện ký,1965), Đất lạ (kịch bản điện ảnh, 1971), Những tiếng nói
thầm (truyện ký, 1978), Sống chìm (tập truyện ngắn, 1984); Khơng thiện
khơng ác (tập truyện,1988), Tội và tình (Kịch bản phim truyện), Khơng nơi ẩn
nấp (Kịch bản phim truyện, 1971), v.v..
Những sáng tác của Lê Tri Kỷ ghi nhận sự thành công của ông ở nhiều
thể loại văn học khác nhau, trong đó, truyện ngắn là thể loại ông gặt hái được
nhiều thành công hơn cả. Năm 1994, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập
Qn đội nhân dân, ngày Quốc phịng tồn dân, tập truyện ngắn Cuộc tình thế
kỷ của ơng được tặng giải A của Hội đồng văn học về đề tài chiến tranh cách
mạng và lực lượng vũ trang, Hội nhà văn. Năm 1995, nhân kỷ niệm 50 năm
ngày thành lập ngành công an, tập truyện ngắn Không thiện, không ác của ông
lại được Bộ nội vụ kết hợp với Hội nhà văn tặng giải A. Vì thế, khơng có gì
phải ngạc nhiên khi Lê Tri Kỷ chính là nhà văn công an đầu tiên trở thành hội
viên Hội Nhà văn Việt Nam và cũng là nhà văn công an đầu tiên được trao
Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
c. Là “ngƣời anh lớn” trong lực lƣợng cầm bút của ngành công an
Không chỉ là một người đam mê sáng tác, Lê Tri Kỷ còn là một người
rất có trách nhiệm đối với cơng việc cầm bút của các nhà văn trẻ. Ông cũng là
người đầu tiên dẫn dắt các cây viết từ các đơn vị cơ sở đi những bước đi đầu
tiên để vào nghề.
Vì thế, có thể nói, trong lực lượng cầm bút của ngành cơng an, nhà
văn Lê Tri Kỷ được xem như một người tiên phong, một người anh cả,
người thầy của nhiều thế hệ, rất có cơng trong việc xây dựng, dìu dắt đội ngũ
những người viết trẻ trong ngành công an. Trong sự thành danh của nhiều
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
17
nhà văn công an thế hệ sau này, những dấu ấn của ông để lại là không thể
phủ nhận. Với trách nhiệm và tình cảm của người đã đặt viên gạch nền
móng cho văn học cơng an, ơng đã nhen nhóm, ủng hộ và tạo dựng nên
khơng khí sáng tác, thúc đẩy niềm say mê sáng tạo nghệ thuật cho mọi
người, tạo cảm hứng để lực lượng sáng tác của công an từng bước phát triển
cả về số lượng và chất lượng.
Đã có một số cây bút tên tuổi trưởng thành từ sự nâng đỡ, chỉ bảo tận
tình của Lê Tri Kỷ như nhà văn Văn Phan, Ngôn Vĩnh, Nguyễn Thị Thu
Trang, Phùng Thiên Tân, Nguyên Hùng, Tôn Ái Nhân,... Như vậy, ngoài việc
hoạt động văn nghệ và sáng tác của riêng mình, ơng cịn chăm lo việc xây
dựng, bồi dưỡng đội ngũ những người sáng tác trong lực lượng công an.
Nhiều thế hệ nhà văn đến và đi đều nhớ người anh cả tốt bụng, chân tình Lê
Tri Kỷ. Đúng như lời chia sẻ của tác giả Tồn Nguyễn: Tơi lật giở hai trăm
trang sách, cuốn "Những kỷ niệm sâu sắc về Nhà xuất bản Công an nhân
dân" nhân kỷ niệm 20 năm Nhà xuất bản này. Quá nửa trong số ấy viết về Lê
Tri Kỷ. Những kỷ niệm không giống nhau. Nhƣng giống nhau ở sự biết ơn và
lòng trân quý [64].
1.2.2.2. Đặc điểm truyện ngắn Lê Tri Kỷ
a. Bức chân dung cao đẹp về ngƣời chiến sĩ công an
Nhà văn Lê Tri Kỷ là người đặt nền móng xây dựng nên Nhà xuất bản
Cơng an nhân dân với tiền thân là Phòng Sáng tác văn nghệ, trực thuộc Bộ
Công an. Từ đây, những trang viết về đề tài an ninh trật tự bắt đầu lan tỏa
trong đời sống, góp phần tạo dựng hình tượng đẹp về người chiến sỹ công an
qua những câu chuyện mang đến niềm tin và thiện cảm của độc giả trước
công việc của những chiến sĩ làm nhiệm vụ gìn giữ an ninh. Có thể nói, suốt
cuộc đời hoạt động của mình, Lê Tri Kỷ gắn bó tha thiết với ngành công an và
trải qua những thăng trầm cùng cách mạng. Ông đi nhiều, cảm nhận, chứng
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
18
kiến biết bao vụ án, bao số phận cuộc đời con người. Từ đó, Lê Tri Kỷ hiểu rõ
ranh giới mong manh giữa cái thiện và cái ác, thấu hiểu được cuộc đời của
người chiến sĩ thầm lặng, cảm thơng cả với những gia đình nạn nhân hay
chính với những tên tội phạm,... Cũng chính từ đây cái duyên với ngành công
an đã mang đến cho Lê Tri Kỷ một cái duyên mới, cái duyên với văn học
nghệ thuật. Có lẽ, ngành cơng an đã trở thành chiếc cầu, nối liền hai con
người Lê Tri Kỷ chiến sĩ và nghệ sĩ vào làm một. Có thể nói, ơng đến với văn
học không phải là vô cớ, là ngẫu nhiên, là nổi hứng thích làm nghệ sĩ mà xuất
phát từ chính cơng việc, ngành nghề của ơng mang lại. Vì thế, khơng khó hiểu
khi trong các sáng tác của ông, đặc biệt là trong các truyện ngắn Không thiện
không ác, Sức mạnh của cơ đơn,... hình ảnh người chiến sĩ xuất hiện rất
nhiều, trở thành nhân vật trung tâm.
Theo nhà văn Văn Phan - người đã từng 14 năm làm Giám đốc Nhà
xuất bản Cơng an, có hai dịng văn học cơng an song song tồn tại phát triển,
đó là dịng văn học tình báo, trinh thám, phản gián,… đại diện là các nhà văn
Hữu Mai, Triệu Huấn, Ngôn Vĩnh, Đặng Thanh,... và dòng văn học đi sâu vào
nội tâm, thân phận con người trong lực lượng công an mà đại diện tiêu biểu
nhất là “cụ tiên chỉ” Lê Tri Kỷ. Vì thế, khi nói đến văn học viết về đề tài Bảo
vệ an ninh quốc gia và bình yên cuộc sống, những người quan tâm sẽ nghĩ
trước tiên đến nhà văn Lê Tri Kỷ. Nếu ở dòng văn học tình báo, trinh thám,
phản gián, các tác giả thường khai thác chủ yếu mặt hành động, tinh thần
chiến đấu mưu trí ngoan cường cũng như mọi biện pháp của các phía đối đầu,
đấu tranh quyết liệt với nhau. Các lợi thế như tính ly kỳ, hấp dẫn của những
tác phẩm dạng này tuy được đơng đảo người đọc đón nhận nhưng sự thông
cảm, hiểu biết của người đọc về cuộc đấu tranh trên mặt trận bảo vệ an ninh
trật tự của các chiến sĩ, đồng bào ta còn khoảng cách q xa. Cịn với nhà văn
Lê Tri Kỷ thì khác. Chúng ta sẽ không thấy những pha ly kỳ, những vụ án
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn
C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an
19
phức tạp gợi tò mò, những cuộc săn đuổi thủ phạm đầy gay gấn, lối viết
truyện hình sự bình thường na ná theo kiểu thơng tấn báo chí, mà nhà văn
Lê Tri Kỷ tỏ ra cao tay hơn, cũng trên nền truyện như thế, ơng nói về tình đời,
tình người. Ít có nhà văn nào viết về ngành công an được như ông. Truyện của
ông vừa gợi được sự sáng suốt trong lý trí, vừa tạo nên sự rung động đầy tính
nhân văn của những trái tim thiết tha hướng thiện. Viết về ngành công an, một
môi trường xem ra khô khan, xem ra rất cứng rắn, mà ông lại làm cho người
đọc cảm nhận đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Ông đã cho độc giả thấy người chiến sĩ
cơng an cịn có tấm lịng nhân hậu, ấm áp, cịn có lịng u thương con người
cực kỳ lớn lao mới có thể biến những cơng việc khơ khan, những hành động
cứng rắn thành thiện tâm được. Có thể nói, Lê Tri Kỷ đã có cơng đem đến cho
người đọc một hình tượng chiến sĩ cơng an hết sức chân thực và sinh động.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua truyện ngắn Sức mạnh cô đơn.
Sức mạnh cô đơn là một truyện ngắn hay, gần như tự truyện. Truyện
xảy ra trong kháng chiến chống Pháp. Anh trưởng ty công an hai mươi bảy
tuổi ở một tỉnh miền núi, sống độc thân. Trong đêm giao thừa, khi cán bộ
nhân viên về quê ăn tết hầu hết, anh trưởng ty trẻ tuổi cảm thấy buồn và cô
đơn. Anh chợt nảy ra sáng kiến cho gọi một nữ phạm nhân vốn là nữ sinh
trong thành Hà Nội, lên nói chuyện đón giao thừa. Bị bắt cùng đám con gái
bn lậu, cơ nữ sinh này khai là đi tìm anh trai là bác sĩ ở Vệ quốc quân,
nhưng cô vẫn bị tình nghi là gián điệp bởi cơ chẳng có giấy tờ tùy thân bên
mình. Điều gì xảy ra trong cuộc gặp mặt bất thường giữa hai con người cô
đơn này. Họ đều là trí thức, nam thanh nữ tú, nhưng ở hai phía đối địch, hai
đầu nghi vấn. Chàng trai muốn khỏa lấp nỗi cơ đơn bằng một cuộc nói chuyện
có thể là lý thú. Cịn cơ gái lại linh cảm tới điều đáng sợ và xấu nhất sẽ tới. Vì
thế, cơ đã thủ sẵn con dao bầu trong áo để quyết không chịu nhục. Họ gặp
nhau thoạt đầu là một cuộc đối thoại khó khăn, nặng nề. Sau đó, cô gái chấp
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn