Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Tìm hiểu một số si tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện quỳnh lưu, tình nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ NGÂN

TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HỐ TIÊU BIỂU
Ở HUYỆN QUỲNH LƢU, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ NGÂN

TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HỐ TIÊU BIỂU
Ở HUYỆN QUỲNH LƢU, TỈNH NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. DƢƠNG THỊ THANH HẢI


NGHỆ AN - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập nghiên cứu và hồn thành luận văn “Tìm hiểu
một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An"
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cơ giáo, các cấp lãnh
đạo, gia đình, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp.
Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn đối với: Ban giám
hiệu, các phòng, khoa, Hội đồng khoa học của trường Đại học Vinh; Ban
giám hiệu, tập thể phòng tổ chức cán bộ trường; các thầy giáo, cô giáo đã
trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu
hồn thành luận văn; đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến với cô
giáo - Tiến sĩ Dương Thị Thanh Hải đã giành nhiều thời gian, tận tình hướng
dẫn giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Trong q trình học tập, nghiên cứu tơi đã có nhiều cố gắng nhưng cũng
khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng
góp của các thầy giáo, cơ giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Phạm Thị Ngân


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ............................................................................ 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................................ 5
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6

5. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 6
6. Bố cục của đề tài ............................................................................................ 7
B. NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT VÀ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ HUYỆN QUỲNH LƢU .................................................................... 8
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch
sử - văn hoá của huyện Quỳnh Lưu ................................................................... 8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 8
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội................................................................... 14
1.1.3. Truyền thống lịch sử - văn hoá .......................................................... 21
1.2. Tổng quan về các di tích lịch sử - văn hố ở huyện Quỳnh Lưu .............. 24
1.2.1. Di tích khảo cổ học ............................................................................ 25
1.2.2. Di tích lịch sử - văn hố ..................................................................... 26
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 30
Chƣơng 2. DIỆN MẠO MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ
TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƢU .................................. 32
2.1. Đền Cờn .................................................................................................... 32
2.1.1. Địa điểm ............................................................................................. 32
2.1.2. Nguồn gốc lịch sử .............................................................................. 33
2.1.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc ............................................................ 36
2.1.4. Các hiện vật trong di tích ................................................................... 41


2.1.5. Một số nhận xét.................................................................................. 43
2.2. Đền Vưu .................................................................................................... 44
2.2.1. Địa điểm ............................................................................................. 44
2.2.2. Nhân vật thờ tự .................................................................................. 45
2.2.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc ............................................................ 48
2.2.4. Các hiện vật trong di tích ................................................................... 54
2.2.5. Một số nhận xét.................................................................................. 56
2.3. Đền Bình An, Chùa Bảo Minh .................................................................. 57

2.3.1. Địa điểm ............................................................................................. 57
2.3.2. Nhân vật thờ tự .................................................................................. 57
2.3.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc ............................................................ 61
2.3.4. Các hiện vật trong di tích ................................................................... 67
2.3.5. Một số nhận xét.................................................................................. 67
2.4. Đình làng ở Quỳnh Lưu ............................................................................ 68
2.4.1. Đình làng Quỳnh Đơi ......................................................................... 69
2.4.2. Đình Tám Mái .................................................................................... 73
2.4.3. Một số nhận xét.................................................................................. 76
2.5. Nhà thờ họ Hồ ........................................................................................... 77
2.5.1. Địa điểm ............................................................................................. 77
2.5.2. Khái quát về dòng họ Hồ (Quỳnhn Đôi ) .......................................... 78
2.5.3. Các nhân vật được thờ tự ................................................................... 78
2.5.4. Khảo tả di tích .................................................................................... 84
2.5.5. Các hiện vật trong di tích ................................................................... 89
2.5.6. Một số nhận xét.................................................................................. 89
2.6. Nhà thờ - Bia và Mộ Hồ Phi Tích ............................................................. 90
2.6.1. Địa điểm ............................................................................................. 90
2.6.2. Nhân vật thờ tự .................................................................................. 91
2.6.3. Khảo tả di tích .................................................................................... 94


2.6.4. Các hiện vật trong di tích ................................................................. 101
2.6.5. Một số nhận xét................................................................................ 102
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................... 103
Chƣơng 3. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HỐ VÀ CƠNG TÁC BẢO
TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI TÍCH ....................................... 105
3.1. Giá trị lịch sử, văn hoá ............................................................................ 105
3.1.1. Giá trị lịch sử ................................................................................... 105
3.1.2. Giá trị văn hoá.................................................................................. 109

3.2. Các giá trị khác ....................................................................................... 112
3.2.1. Giá trị kiến trúc - điêu khắc ............................................................. 112
3.2.2. Giá trị giáo dục................................................................................. 114
3.2.3. Giá trị kinh tế - du lịch ..................................................................... 116
3.3. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích trong cơng tác bảo tồn,
trùng tu di tích ................................................................................................ 117
3.3.1. Thực trạng cơng tác bảo tồn, trùng tu di tích ................................... 117
3.3.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích ........... 119
Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................... 122
C. KẾT LUẬN .................................................................................................. 124
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 127
E. PHỤ LỤC .................................................................................................... 131


1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, di tích lịch sử - văn hoá
được coi như là nguồn sử liệu vật chất và tinh thần nhằm lưu giữ, kết nối giữa
quá khứ và hiện tại. Các di tích lịch sử - văn hố tiêu biểu như đình, đền, chùa...
là một bộ phận của văn hoá vật chất do nhân dân lao động sáng tạo ra. Và gắn
liền với nó là những sự tích, truyền thuyết, tín ngưỡng, tơn giáo liên quan đến sự
hình thành và tồn tại của các di tích trong tiến trình lịch sử. Chính vì thế, di tích
lịch sử - văn hố đóng vai trị quan trọng trong việc phục dựng lại quá khứ. Như
vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hố giúp chúng ta có được
cái nhìn sâu hơn những gì thuộc về quá khứ của dân tộc và của từng địa phương.
Nghệ An xưa và nay vẫn được coi là mảnh đất trọng yếu, có vị trí chiến
lược liên quan đến sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Trong các thời kì phong
kiến nơi đây trở thành điểm nóng tranh giành của các thế lực. Đứng vững chân ở
Nghệ An thì có thể làm nên những cơng trạng lớn bởi Nghệ An có địa thế rộng rãi

chính là đất xung yếu giữa Nam và Bắc. Trong các cuộc chiến tranh Pháp, Mỹ gây
ra sau này, Nghệ An cũng trở thành một trong những mảnh đất nóng trong bom
đạn. Do lịch sử xứ Nghệ đầy biến động như vậy nên mảnh đất này đã xuất hiện
bao bậc anh hùng hào kiệt có cơng trạng với lịch sử dân tộc. Để ghi nhớ công ơn
của các vị anh hùng nhân dân địa phương đã lập đền, miếu thờ như một biểu hiện
của truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Hiện nay, trên địa bàn tồn tỉnh Nghệ An có gần 1000 di tích lịch sử văn
hố và danh lam thắng cảnh, điều này đã phản ánh lịch sử hào hùng và mảnh đất
địa linh nhân kiệt của xứ Nghệ. Nghiên cứu hệ thống các di tích lịch sử trên địa
bàn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về lịch sử của tỉnh nhà qua các thời kì
lịch sử, thấy rõ được quá khứ hào hùng của dân tộc. Muốn làm được điều đó,
chúng ta trước tiên tìm hiểu các di tích lịch sử của từng địa phương mà trong đó
huyện Quỳnh Lưu là vùng đất tiêu biểu của tỉnh Nghệ An - nơi có nhiều di tích
lịch sử - văn hoá tiêu biểu.


2
Quỳnh Lưu - mảnh đất địa đầu xứ Nghệ, vùng đất gắn liền với lịch sử Việt
Nam. Bởi, từ xa xưa, Quỳnh Lưu không chỉ biết đến như một địa bàn phát triển
lịch sử lâu đời mà còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử sôi động, là quê hương
của nhiều bậc danh nhân đất nước, nhiều hào kiệt qua nhiều thời kỳ lịch sử. Trong
tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, bằng đấu tranh lao động và sáng tạo, nhiều
thế hệ Quỳnh Lưu kế tiếp nhau tạo dựng nên một vùng đất có truyền thống lịch sử
- văn hoá phong phú.
Trên nền bức tranh lịch sử đầy biến động đó, hồ với sự phong phú cả về
đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây, nổi bật lên những cơng trình
kiến trúc có bề dày lịch sử như: đình, đền, chùa, nhà thờ họ... Những cơng trình
được xây dựng nên với sự tơn kính, ngưỡng mộ của người dân lao động. Và tất
thảy người dân đều mong muốn thờ phụng nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh trong
sâu thẳm con người mình.

Mỗi chúng ta sống khơng phải vì q khứ, nhưng ta lại sống trên nền tảng
của quá khứ, quá khứ là nền tảng cho tương lai. Đây cũng chính là mối quan hệ
giữa truyền thống và hiện tại, các di tích lịch sử và văn hố như đình, đền, chùa...
là một phần nhỏ trong di sản văn hoá do nhân dân tạo ra. Bởi vậy, mỗi con người
chúng ta sống trên đất nước Việt Nam ngồi sự tơn kính và tự hào ra phải tự ý
thức được trách nhiệm của mình khi đứng trước những di tích lịch sử - văn hố
của dân tộc.
Với tất cả những lí do đó, tơi đã lựa chọn đề tài "Tìm hiểu một số di tích
lịch sử - văn hố tiêu biểu ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An" làm luận văn
tốt nghiệp cao học thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam với mong muốn góp
một phân nhỏ vào cơng tác bảo tồn, tơn tạo và phát triển các di tích lịch sử văn
hố trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Việc "Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hố tiêu biểu ở huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An" khơng cịn là một vấn đề mới mẻ, nó đã được đề cập trực


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3
tiếp và gián tiếp ở nhiều cơng trình nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau.
Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, sách chun khảo, bài báo, tạp
chí đề cập ít nhiều đến các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quỳnh
Lưu. Tuy nhiên, các cơng trình đó mới điểm qua một vài di tích tiêu biểu chứ
chưa tìm hiểu một cách đầy đủ có tính hệ thống về diện mạo của di tích lịch sử văn hố ở huyện Quỳnh Lưu.
Có thể kể đến một số cơng trình mang tính khái quát về hệ thống các di
tích lịch sử - văn hoá Việt Nam của các tác giả như: Dương Văn Sáu trong "Di
tích lịch sử - văn hố và danh thắng Việt Nam", Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày khái quát về hệ thống các khái niệm,
đặc điểm kiến trúc điêu khắc của các loại hình di tích lịch sử văn hố ở Việt

Nam. Thơng qua đó, chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc về các khái niệm, đặc
điểm của các loại hình di tích lịch sử - văn hố ở Việt Nam.
Một số cơng trình liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài chúng tôi lựa
chọn, đó là các cơng trình của Nguyễn Đổng Chi - Người đã dành hơn nửa cuộc
đời nghiên cứu về văn hố xứ Nghệ. Trong đó phải kể đến cơng trình: "Địa chí
văn hố dân gian Nghệ Tĩnh". Tác giả đã dành hẳn một chương để liệt kê các
đền, nghè, miếu trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Ngoài ra, tác giả đi sâu nghiên
cứu và viết về thần tích các làng của các xã như: thần tích làng n Đình (Quỳnh
Hưng), thần tích làng Như Bá (Quỳnh Bá), thần tích làng Quỳnh Tụ...
Trong cuốn "Địa danh lịch sử và văn hoá Nghệ An" của Tác giả Trần Viết Thụ
(chủ biên), do Nxb Nghệ An ấn hành năm 2006, tác giả giải thích tất cả các địa danh
lịch sử - văn hố trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó có đề cập đến một số đền, chùa
tiêu biểu ở huyện Quỳnh Lưu như: đền Cờn, núi Bào Đột, chùa An Thái...
Viết về lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cịn có cơng trình
"Nghệ An di tích danh thắng" (Sở văn hố thơng tin Nghệ An), và "Tìm trong di
sản văn hoá xứ Nghệ" của Đào Tam Tỉnh. Trong hai cơng trình đó, tác giả đã đề
cập ít nhiều đến nội dung đề tài lựa chọn.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4
Trong quá trình tìm hiểu đề tài này, chúng tơi đã tiếp cận với nhiều cơng
trình của cố tác giả Ninh Viết Giao. Ông là người đã dồn nhiều tâm sức để viết
về sự tích các ngơi đền trên địa bàn tỉnh như: "Tục thờ thần và thần tích Nghệ
An", trong đó có tục thờ Tứ vị thánh nương ở đền Cờn (xã Quỳnh Phương Quỳnh Lưu). Công trình "Đền Cờn - tục thờ tứ vị thánh nương và quần thể di
tích văn hố ở xã Quỳnh Phương" đã được tác giả nghiên cứu, lý giải cụ thể về
mặt tâm linh, về tục thờ tứ vị thánh nương trong quần thể di tích trên địa bàn

huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tác giả Ninh Viết Giao còn dày cơng trong
việc sưu tầm và biên soạn cơng trình "Địa chí văn hố Quỳnh Lưu". Trong cuốn
sách này, ơng chủ yếu khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội và văn
hoá huyện Quỳnh Lưu, đặc biệt dành hẳn một mục lớn để trình bày cụ thể về
kiến trúc các đền, đình, chùa, nhà thờ họ: đền Cờn, đền Vua Hồ, đền Thượng,
đền Quỳnh Tụ...
Các hội thảo khoa học cấp tỉnh cũng đề cập đến chủ đề nghiên cứu về các di
tích lịch sử và các lễ hội, trong năm 2009, UBND huyện Quỳnh Lưu đã tổ chức
Hội thảo "Lễ hội đền Cờn, tục thờ tứ vị nương với văn hoá biển ở Việt Nam". Hội
thảo đã tập hợp được nhiều bài viết của các nhà khoa học, trong đó chủ yếu tập
trung viết về lịch sử hình thành của đền Cờn, nguồn gốc của tục thờ tứ vị, các sự
tích liên quan đến đền...
Viết về đình, đền cũng là một đề tài rất được các nhà báo quan tâm, tiêu
biểu là tạp chí Khoa học Cơng nghệ Nghệ An, số ra ngày 1/9/2013 có bài viết
"Đền Cờn trong truyền thuyết và tư liệu cổ" của tác giả Bùi Văn Chất cũng tập
hợp các tư liệu để giải thích nguồn gốc tục tứ vị thánh nương ở đền Cờn.
Tuy nhiên, những cơng trình chúng tơi đã trình bày trên đây mới chỉ đề cập
một cách khái quát đến một vài khía cạnh của đề tài chứ chưa trình bày một cách
đầy đủ về diện mạo, hệ thống di tích lịch sử văn hố ở huyện Quỳnh Lưu. Trên
cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả và các cơng trình nghiên cứu,
có kết hợp với tư liệu điền dã, phỏng vấn những người có hiểu biết về các di tích

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5
lịch sử văn hoá tại địa phương, chúng tôi đã phân loại, sắp xếp, lựa chọn, hệ
thống kiến thức nhằm trình bày một cách đầy đủ và tồn diện về diện mạo một

số di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu ở Quỳnh Lưu.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng của đề tài là một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Trong đó, chúng tơi xác định tìm hiểu những di tích
lịch sử - văn hố tiêu biểu được xếp hạng quốc gia trên các hạng mục di tích như
đền, chùa, nhà thờ họ và đình làng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ đối tượng nghiên cứu trên, đề tài xác định
các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Quá trình hình thành hình các di tích lịch sử - văn hố huyện Quỳnh Lưu.
- Diện mạo các di tích lịch sử - văn hố từ nguồn gốc, q trình xây dựng,
trùng tu, tôn tạo; kiến trúc, điêu khắc của các di tích lịch sử; các lễ hội, tín
ngưỡng liên quan đến di tích.
- Giá trị lịch sử, văn hố của các di tích; ảnh hưởng của các di tích đối với
tình hình kinh tế - xã hội hiện nay của huyện Quỳnh Lưu. Công tác bảo tồn,
trùng tu các di tích lịch sử văn hố trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.
3.3. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi không gian: Chúng tôi giới hạn trong không gian của huyện
Quỳnh Lưu ngày nay.
- Phạm vi thời gian: Chúng tơi tìm hiểu về lịch sử của các di tích từ khi
được xây dựng cho đến nay.
- Phạm vi nội dung: Chúng tôi giới hạn trong một số di tích lịch sử - văn hoá
tiêu biểu đã được xếp hạng quốc gia hoặc cấp tỉnh như: đền Cờn, đền Vưu, đền
Bình An chùa Bảo Minh, đình làng Quỳnh Đơi, đình Tám Mái, nhà thờ họ Hồ, nhà
thờ Hồ Sĩ Dương.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


6
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành đề tài này, bản thân tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu có
liên quan, bao gồm các loại tài liệu như:
+ Tư liệu thành văn gồm:
- Thư tịch, bia ký
- Gia phả của các dịng họ và thần tích về các nhân vật được thờ tự
- Các cơng trình khảo cứu về các di tích lịch sử văn hố ở huyện Quỳnh Lưu
- Nghị Quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ trung ương cho
đến địa phương về việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hoá.
- Hồ sơ khoa học của các di tích lịch sử văn hố
+ Tư liệu điền dã của tác giả: Tranh ảnh, lời kể của các bậc cao niên, và
những người quản lý di tích qua các thời kỳ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận khi thực hiện đề tài là dựa trên lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về công tác văn hố.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Chúng tơi sử dụng 2 phương pháp
chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngồi ra
chúng tơi sử dụng các phương pháp liên ngành như điều tra xã hội học, điền dã
dân tộc học, phỏng vấn báo chí...để thực hiện đề tài. Trong đó chúng tơi xác định
phương pháp thực tế điền dã là chủ đạo, kết hợp với tổng hợp, đối chiếu, so
sánh...để rút ra cái chung và cái riêng của các di tích, nét đặc sắc trong nghệ
thuật kiến trúc điêu khắc của các di tích lịch sử văn hố tiêu biểu của huyện
Quỳnh Lưu.
5. Đóng góp của đề tài
- Tạo dựng lại bức tranh về hệ thống các đình, đền, miếu, nhà thờ họ trên địa
bàn huyện Quỳnh Lưu ở tất cả các khía cạnh với những giá trị văn hoá, lịch sử.


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7
- Việc tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hố ở huyện Quỳnh Lưu nhằm
có cái nhìn khái qt, tồn diện về các di tích lịch sử trên địa bàn huyện, góp
phần tìm hiểu truyền thống lịch sử văn hoá của mảnh đất này, từ đó giáo dục cho
thế hệ trẻ truyền thống uống nước nhớ nguồn và những giá trị lịch sử quý báu
cần được lưu giữ và phát huy.
- Đề tài góp phần cung cấp, bổ sung một số tư liệu trong việc giảng dạy
phần lịch sử địa phương ở trường phổ thông.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Phần nội
dung chính gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát vùng đất và các di tích lịch sử - văn hố huyện
Quỳnh Lưu
Chương 2: Diện mạo một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu trên địa
bàn huyện Quỳnh Lưu
Chương 3: Giá trị lịch sử - văn hoá và một số giải pháp nhằm bảo tồn, tơn
tạo các di tích

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT VÀ CÁC DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HỐ HUYỆN QUỲNH LƢU
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch
sử - văn hoá của huyện Quỳnh Lƣu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quỳnh Lưu là một huyện địa đầu xứ Nghệ. Xa xưa là đất của bộ lạc Hàm
Hoan. Đời Hán đặt là huyện Hàm Hoan (huyện lớn nhất của quận Cửu Chân).
Thời Tam Quốc và Lưỡng Tấn, Hàm Hoan là huyện của Cửu Đức, nhưng Hàm
Hoan lúc này không bao gồm cả Nghệ Tĩnh như hiện tại mà chỉ có các huyện
Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu (cũ), Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh
Lưu. Thời Nam Bắc triều và thời Tuỳ vẫn thế. Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà
Tuỳ, đặt vùng này là quận Trung Nghĩa, sau gọi là quận Diễn Thuỷ. Trong thời
Trinh Quán (627-650) lại bỏ, gồm cả Nghệ Tĩnh hiện tại gọi là Hoan Châu. Mãi
năm Quảng Đức thứ 2 (764) mới tách một phần Hoan Châu, đặt Diễn Châu xếp
ngang hàng với Hoan Châu nhưng duyên cách, vị trí các huyện ấy đến nay vẫn
chưa khảo sát được, chỉ biết đó là dải đất từ cầu Cấm(Nghi Lộc) chạy thẳng lên
Quế Phong và ra mãi khe nước Lạnh, giáp Châu Ái tức Thanh Hố bây giờ,
trong đó cố nhiên có Quỳnh Lưu.
Quỳnh Lưu hiện nay là một huyện thuộc phía Bắc của tỉnh Nghệ An,
khoảng cách từ huyện lỵ là thị trấn Cầu Giát đến tỉnh lỵ là thành phố Vinh
khoảng 60km. Cực Bắc của huyện có toạ độ 19022'12" vĩ độ bắc; cực Nam:
19005'15" vĩ độ bắc; cực tây 105005'15" kinh tuyến đông; cực đông (vùng đất
liền): 105047'50" kinh tuyến đơng.
Phía Bắc huyện Quỳnh Lưu giáp huyện Tĩnh Gia (Thanh Hố), có chung
địa giới khoảng 24km với ranh giới tự nhiên là khe Nước Lạnh nơi đây có dãy

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9
núi đá Hoàng Mai. Lê Hữu Trác trong chuyến thượng kinh (1781) chữa bệnh cho
Trịnh Cán , khi đi qua nơi giáp giới Thanh Hoá và Nghệ An này thấy núi non
trùng điệp , nhấp nhô, tráng lệ đã ứng khẩu thành bài thơ:
Hoan, Ái phân cương địa,
Quần sơn hỗ tống nghinh.
Tiều ca, vân lộ xuất,
Điểu ngữ, cốc phong sinh.
Phục thạch đương đồ lập,
Giao thiên đoạn bích hằng
Phó bảng Phan Võ dịch thơ:
Nghệ, Thanh phân giới từ đây,
Đón đưa núi nọ non này gần xa.
Đường mây văng vẳng tiều ca,
Líu lo chim nói gió hồ đìu hiu.
Nhấp nhơ đá dựng giữa đèo,
Trời nam mảnh biếc một chiều giăng ngang. [17;21]
Phía Nam và Tây Nam Quỳnh Lưu giáp huyện Diễn Châu và huyện Yên
Thành với ranh giới khoảng 31km. Vùng phía Nam của huyện Quỳnh Lưu có
chung khu vực đồng bằng với 2 huyện diễn Châu và Yên Thành (thường gọi là
đồng bằng Diễn - Yên - Quỳnh). Phía Tây, huyện Quỳnh Lưu giáp huyện Nghĩa
Đàn với ranh giới khoảng 33km được hình thành một cách tự nhiên bằng các dãy
núi kéo dài liên tục, giữa chúng có nhiều đèo thấp tạo ra những con đường nối
liền hai huyện với nhau. Phía Đơng, huyện Quỳnh Lưu giáp biển Đơng với
đường bờ biển 34km.
Diện tích tự nhiên của huyện Quỳnh Lưu là 586,4km2 chiếm 3,58% diện
tích tồn tỉnh, đứng hàng thứ nhất các huyện đồng bằng, thành thị và đừng hàng

thứ 11 so với các huyện, thị của tỉnh Nghệ An (theo số liệu của phòng thống kê
huyện Quỳnh Lưu). Chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam là khoảng 26km (tính

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10
theo chiều dài quốc lộ 1A chạy qua), chiều rộng từ bờ biển Đông đến điểm cực
Tây khoảng 22km (tính từ lạch Qn dến trng Rếp).
Về cơ bản, Quỳnh Lưu là huyện đồng bằng ven biển. Nằm trong cả Châu
Diễn trước kia, nên quá trình kiến tạo địa hình của Quỳnh Lưu cũng khơng khác
huyện Diễn Châu và Yên Thành là mấy. Địa hình Quỳnh Lưu thấp dần từ Bắc
xuống Nam và từ Tây sang Đơng. Đó là địa hình rất đa dạng, đất đai tự nhiên được
cấu tạo khác nhau. Có thể chia địa hình của huyện ra làm ba vùng tiêu biểu:
Vùng ven biển từ Đông Hồi của xã Quỳnh Lập kéo dài xuống các xã phía
Đơng và Đơng - Nam đến Quỳnh Thọ (phần lớn của các xã vùng này thường
được quen gọi là vùng Bãi Ngang). Đây là vùng đất hẹp ven biển ken giữa hoặc
được ngăn cách tự nhiên bởi bờ biển đến kênh Nhà Lê là con kênh chạy gần như
song song với bờ biển. Địa hình vùng ven biển có độ chênh thấp dần từ Tây sang
Đơng, nói chung nó có độ cao trung bình khoảng 3m so với mặt biển. Đất ở vùng
này với hai thành phần chủ yếu là đất cát pha và đất sét nên dễ bị bào mịn hàng
năm do thiên tai. Tính chất thổ nhưỡng của vùng ven biển Quỳnh Lưu nói chung
khơng thích hợp cho việc trồng lúa nhưng lại là nơi tương đối thuận lợi cho việc
trồng màu và một số cây công nghiệp như lạc, vừng... Ngoài ra, dải đất cát ven
biển cũng là nơi thuận lợi cho cho việc trồng rừng cây chắn gió, cát, chủ yếu là
cây phi lao. Một số vùng trũng đất sét ngập mặn thích hợp cho việc cải tạo thành
các đống muối và hồ ao nuôi trồng thuỷ sản.
Vùng đồng bằng chủ yếu từ một phần của xã Quỳnh Xuân đến xã Quỳnh

Giang, Quỳnh Diễn, nằm hai bên của quốc lộ 1A (nhưng chủ yếu nằm ở phía
đơng quốc lộ 1A). Đây là vùng đất của 15 xã, có điều kiện đất đai thích hợp cho
việc trồng lúa và được coi là vựa thóc của huyện. Vùng đất này tương đối bằng
phẳng, có độ cao trung bình khoảng 4m so với mặt biển. Từ xa xưa, đây là vùng
biển cổ, do sự bồi lắng, trầm tích phù sa cổ, có nhiều bầu nước mặn nhưng được
bàn tay lao động của con người qua bao nhiêu thế hệ cải tạo, thau chua, rửa mặn,
khai phá...nên độ phì nhiêu của đất khá hơn nhiều so với các vùng khác ở trong

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11
huyện. Vùng đất này chủ yếu được tưới từ hệ thống thuỷ lợi của tỉnh (đập Đô
Lương) và từ những năm 80 được bổ sung nước của hệ thống thuỷ lợi Vực Mấu.
Đây còn là vùng trung tâm kinh tế, văn hố, chính trị của huyện.
Vùng đồi núi khơng chỉ bao gồm các xã phía tây mà cịn bao gồm một số xã
phía bắc. Quỳnh Lưu là một huyện ven biển nhưng lại có nhiều núi đồi. Nếu tính cả
đồi núi, trung du và bán sơn địa thì diện tích vùng này chiếm khoảng 70% diện tích
của tồn huyện. Với sự phong phú về các loại đất đã tạo điều kiện thuận lợi cho khả
năng mở rộng diện tích canh tác, phát triển chăn ni, nơng nghiệp, lâm nghiệp.
Về sơng ngịi, kênh đào, cửa biển nơi đây đóng một vai trò khá quan trọng
trong cấu tạo hệ thống địa hình cúng như ảnh hưởng tới bộ mặt kinh tế - xã hội
của huyện. Sông Giát (thường được gọi là sơng Thái) bắt nguồn từ Bào Giang ở
phía tây của huyện chảy về phái đông qua các xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Giang, thị
trấn Cầu Giát, Quỳnh Diễn, Quỳnh Hưng, Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ rồi
đổ ra cửa lạch Thơi. Sơng Hồng Mai có thượng nguồn thuộc các xã quỳnh
Thắng ở phía tây chảy qua các xã Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh, Quỳnh Thiện, Mai
Hùng, Quỳnh Dị, Quỳnh Lộc rồi đở ra cửa Cờn giữa hai xã Quỳnh Lập và

Quỳnh Phương. Ở cách huyện (lỵ) Quỳnh Lưu 15 dặm về phía đơng bắc. Nước
từ khe Lễ (Quỳnh Châu) chảy về phía đơng 30 dặm đến đường Trạm thuộc xã
Hồng Mai lại chảy 3 dặm đến xã Kim Lung, rồi hợp với Kênh Tang, lại chảy 5
dặm rồi hợp với kênh Xước ở phía bắc, lại chảy 3 dặm rồi đổ vào cửa Cờn
[35;150]. Sách Nghệ An Kí ghi thêm: "Sơng này có bến Nghi (tức Bến Nghè) ở
thượng lưu, vách đá lởm chởm, nước mùa thu chảy xiết, không bắc cầu được, ở
qng xã Hồng Mai có đường quan, có bến đị Hồng Mai (nay đã có cầu hồng
Mai). Qng sơng ở phố Hồng Sa hợp với các lạch nước của cửa Qn có tên
riêng là sơng Ngọc Để" [28;191].
Như vậy, sơng Ngọc Để, một nhánh của sơng Hồng Mai chảy từ Quỳnh
Phương đến Tiến Thuỷ đổ ra cửa Quèn, tạo nên vùng Bãi Ngang. Sông này nhân
dân thường gọi là sông Mai hay sông Mơ. Ngày nay chúng ta biết thượng nguồn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12
của sơng Hồng Mai là Vực Mấu ở Bến Nghè thuộc xã Quỳnh Thắng. Đặc biệt,
có một con kênh khá dài và rộng (dài hơn 20km) được gọi bằng nhiều tên khác
nhau tuỳ từng giai đoạn chảy qua mỗi xã: kênh Son, kênh Dâu, kênh Bà Hoà,
kênh Mơ, kênh Ngọc Để, v.v.. nhưng phổ biến nhất và thành một tên chung là
kênh Nhà Lê. Như vậy, từ thế kỉ X trở đi, sơng Hồng Mai được hợp lưu thêm
bởi kênh đào và qua nhiều thế kỉ, kênh đào này được nạo vét, gia cố, trở thành
tuyến vận chuyển khá quan trọng đáp ứng cho nhu cầu kinh tế và quốc phòng
trong vùng. Và thật ra, xét về quy mô của con kênh này, ranh giới, cách gọi giữa
"kênh" và "sơng" hiện nay chỉ là tương đối.
Đã nói về núi sơng ở Quỳnh Lưu phải nói tới các cửa sông (cửa lạch). Trên
dải bờ biển dài 34km, Quỳnh Lưu có nhiều cửa sơng tạo ra thế gắn bó, giao lưu

giữa vùng đồng bằng, bán sơn địa với vùng biển, cũng là tạo ra nguồn thuỷ sản
phong phú ở ven biển. Đó là cửa lạch Cờn, cửa lạch Quèn, cửa lạch Thơi (tỉnh
Nghệ An có 6 cửa sơng: Cờn, Qn, Thơi, Vạn, Lị, Hội thì huyện Quỳnh Lưu đã
chiếm 3). Hai bên cửa lạch Cờn là hai xã Quỳnh Phương và Quỳnh Lập với cảnh
sơn thuỷ hữu tình, núi ăn lan ra biển tạo ra cảnh đẹp mà nhiều người đi qua đã tức
cảnh làm thơ.
Về khí hậu, Quỳnh Lưu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới đồng thời lại
chịu ảnh hưởng khí hậu biển, thường có gió mùa đơng - bắc lạnh vào mùa đơng;
gió phơn Tây Nam vừa nóng vừa khơ (thường gọi là gió Lào) thổi mạnh nhất từ
tháng 5 đến tháng 8 hàng năm; xen giữa gió Lào là gió Đơng - Nam mát, mang
hơi nước từ biển vào (thường được gọi là gió Nồm).
Ở Quỳnh Lưu, hệ thống đường giao thông khá dày, phong phú và thuận
tiện. Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua huyện từ xã Quỳnh Thiện phía bắc
đến hết xã Quỳnh Giang phía nam dài hơn 30km, có hai ga: Hồng Mai và Cầu
Giát. Đây là hai ga được coi là trọng yếu trung chuyển hàng trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, ngày nay trở thành ga phụ trong tuyến vận chuyển
đường sắt Bắc - Nam. Quỳnh Lưu còn một tuyến đường sắt nữa theo hướng tây

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13
bắc, xuất phát từ ga Cầu Giát lên huyện Nghĩa đàn dài 15 km (có ga trung
chuyển là Tuần). Tuyến đường sắt này chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển
hàng hố nơng, lâm sản.
Trong các tuyến đường bộ, lớn nhất là quốc lộ 1A chạy qua địa bàn huyện
Quỳnh Lưu dài 26km từ khe nước lạnh đến hét xã Quỳnh Giang (tức là từ km
382 đến km 408). Sau quốc lộ 1A là quốc lộ 48 chạy từ Yên Lý (Diễn Châu) lên

Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong - đoan chạy qua Quỳnh Lưu chỉ
dài hơn 10km, nhưng cũng là tuyến giao lưu rất quan trọng nối Quỳnh Lưu với
vùng núi của tỉnh Nghệ An.
Như vậy, quanh trục quốc lộ 1A, đường Quỳnh Lưu đã tạo ra hệ thống
đường "xương cá", từ hệ thống này lại tạo ra đường "bàn cờ" tức là đường liên
xã, liên thơn (hiện có khoảng hơn 200 đường liên xã, liên huyện); có nơi đường
khá tốt, được rải đá hộc dày, thậm chí có xã đường đã được rải nhựa.
Đường biển góp phần khơng nhỏ cho cư dân Quỳnh Lưu giao lưu với các
tỉnh phía bắc và phía nam. Trước đây, cửa Cờn là một quân cảng lớn (cảng Xước)
là chỗ trú quân của nhiều viên tướng chỉ huy các đạo quân qua các triều đại phong
kiến đi tuần hoặc chinh chiến ở phương nam. Sử sách có chép là các vua Lê Đại
Hành (980 - 1005), Lý Thái Tông (1293 1314), Trần Duệ Tông (1028 -1054), Lê
Thánh Tông (1460 -1497), v.v.đã có lần ghé vào cửa lạch Cờn. Cả ba cửa lạch: Cờn,
Quèn, Thơi trước đây là điểm xuất phát thuận lợi cho việc các thuyền đi mua bán,
trao đổi hàng hoá với các tỉnh khác, dẫn đến việc hình thành các địa danh gắn liền với
các sản vật nổi tiếng như: nước mắm, muối, tơ lụa cả nam và bắc Quỳnh Lưu.
Tóm lại, ở Quỳnh Lưu có nhiều loại đường giao thông. Từ sau cách mạng
tháng Tám đến nay, Đảng bộ và nhân dân Quỳnh Lưu đã bỏ nhiều công sức và
tiền của để đào đắp tu sửa, xây dựng các tuyến đường giao thông, các cầu, các
bến bãi thuận tiện cho việc đi lại và chuyên chở hàng hố.
Nhìn một cách tổng qt, địa thế tự nhiên ở Quỳnh Lưu có vị trí địa lý quan
trọng đối với quốc phịng bởi vì nó nằm vào thế "Nam Thanh Bắc Nghệ" có các

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14
đường giao thơng chiến lược chạy qua, có địa thế thông ra biển đông và là bàn đạp

ra bắc, vào nam, lên miền tây. Cảng Xước của cửa lạch Cờn thời kỳ phong kiến
có vị trí quan trọng trên con đường các vua quan hay đi tuần du phương nam, tầm
quan trọng của nó chỉ đứng sau cửa Hội xét về mặt quân sự. Hai cửa lạch khác là
Quèn Và Thơi cũng là hai vị trí quân sự quan trọng án ngữ đường biển Bắc - Nam.
Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Nhật Quang, Trần Quang Khải, Quang Trung... đã
dựa vào vùng Quỳnh Lưu để chống giặc. Có thể nói, Quỳnh Lưu nhiều lần đã trở
thành nơi chiến địa, do vậy, khơng biết từ thời nào đã có câu: "Quỳnh Lưu chiến
địa, Mai giang huyết hồng" [25;23].
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Với đặc thù về điều kiện tự nhiên của huyện Quỳnh Lưu như vậy nên nhìn
chung có nhiều mặt thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Chúng ta có thể ví rằng,
Quỳnh Lưu là hình ảnh thu nhỏ của tỉnh Nghệ An với địa hình rất đa dạng: có
rừng núi, có biển, nhiều sơng ngịi, có các vùng đất khác nhau, có đường giao
thơng thuỷ, bộ thuận tiện. Chính vì tính chất đa dạng của tự nhiên đó mà Quỳnh
Lưu có điều kiện phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, khai thác thuỷ sản, làm
các nghề thủ công, đặc biệt là làm muối thực phẩm ở các xã Quỳnh Thuận, Quỳnh
Yên, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Minh, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Phương, An Hoà với kinh
nghiệm lâu đời, muối chất lượng cao, trở thành muối hàng hố từ lâu, trong đó nổi
tiếng nhất là muối An Hoà.
Kinh tế Quỳnh Lưu rất đa dạng như vậy nhưng nét chung nhất thì nơng
nghiệp vẫn là chủ yếu và trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn ở vào trình
độ tự túc tự cấp. Từ sau đổi mới 1986 cho đến nay, nơng nghiệp Quỳnh Lưu có
nhiều chuyển biến rõ rệt.
Với 34 km bờ biển và có 3 cửa biển là Cửa Cờn, Cửa Quèn và Cửa Thơi
nên kinh tế biển là một trong những lợi thế cho Quỳnh Lưu. Vùng biển Quỳnh
Lưu cịn có nhiều phù du sinh vật và nhiều thức ăn từ đất liền do sông Mai
Giang, kênh nhà Lê và sông Thai đổ ra, tạo nên một ngư trường hàng năm có thể

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15
khai thác hàng ngàn tấn hải sản. Hải sản không những cung cấp cho nhu cầu của
cư dân trong vùng mà còn cho cả những vùng lân cận, đồng thời nghề chế biến
hải sản đã sớm ra đời và phát triển, trong đó đáng chú ý là nghề làm nước mắm.
Nước mắm Quỳnh Lưu đã nổi tiếng từ lâu, đã đến được nhiều vùng trong nước.
Có thể nói, các xã dọc ven biển của huyện từ lâu đã có nghề làm nước mắm
nhưng nổi tiếng là ở Thanh Đoài, Ngọc Lâm, Phú Đức, Phú Nghĩa, Quỳnh
Phương, Tân An, Văn Thai...
Nghề thủ công trước đây ở Quỳnh Lưu rất phong phú với nhiều làng nghề
truyền thống lâu đời. Tiêu biểu như nghề làm muối ở Thanh Đàm Đông, Thanh
Đàm Trung (Quỳnh Thuận), Thượng Yên, Văn Thai, Trung Yên...Làm nước mắm
ở Thanh Đoài, Ngọc Lâm, Phú Đức, Phú Nghĩa...Làm gạch ngói ở Cẩm Trường
(Quỳnh n), làm đá nung vơi xây nhà ở Quỳnh Tụ (Quỳnh Xuân), Ngọc Huy
(Mai Hùng)...Nghề đóng thuyền và chạm trổ tủ, sập, bàn nghế ở Phú Nghĩa Hạ, Phú
Nghĩa Thượng...Ngồi ra cịn phải kể tới nghề mộc, nuôi tằm, trồng bông, trồng
dâu, dệt lụa, dệt vải, làm nón, rèn, dệt chiếu, đan lát, làm bún, v.v...
Việc buôn bán ở Quỳnh Lưu trước đây cũng đã phát triển do có giao thơng
đường biển thuận lợi. Ngay từ thời nhà Lý, một thương cảng đã xuất hiện ở địa
bàn Quỳnh Xuân, Quỳnh Văn hiện nay (cảng Vân Đồn) [17;196]. Thuyền buôn
trong nước đã ghé vào Vân Đồn để bn bán, trao đổi hàng hố. Đây cũng là
trung tâm của huyện từ thời Lý thế kỷ X đến thời Lê thế kỷ XVII, nơi có sự giao
lưu bn bán với các vùng trong nước. Bên cạnh cảng Vân Đồn cịn có chợ Vân
cũng đã trở thành một chợ lớn rất nổi tiếng ở Quỳnh Lưu. Đáng kể nhất là ở
Quỳnh Lưu từ lâu đã hình thành các đội bn bằng thuyền mành (thuyền buồm)
có trọng tải mỗi thuyền hàng chục tấn chở các sản vật của huyện theo đường
biển chủ yếu vào các cửa sông tiến lên các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thậm chí theo
sơng Hồng lên các tỉnh trung du. Hàng đi, hàng về làm tăng cường sự giao lưu

kinh tế, văn hoá và đây là một yếu tố quan trọng làm cho các chợ làng, chợ
huyện thêm sầm uất.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16
Như vậy, chính địa hình phong phú đã làm các ngành nghề kinh tế của
Quỳnh Lưu rất đa dạng; mặc dù đó là nền kinh tế lạc hậu, chưa phát triển, tự túc
tự cấp là chủ yếu, nhưng nó đã có một số biểu hiện của sự trao đổi hàng hố
trong và ngồi huyện thậm chí là ngồi tỉnh.
Tóm lại, qua bức tranh kinh tế của Quỳnh Lưu, chúng ta có thể dễ dàng
nhận thấy Quỳnh Lưu khơng phải chỉ có nơng nghiệp với con trâu đi trước cái cày
theo sau, với những người nông dân mặc áo nâu bầm quanh năm lam lũ trên đồng
ruộng, mà còn có nghề rừng, săn bắt, hái lượm; đánh bắt thuỷ hải sản; có các nghề
thủ cơng truyền thống; có bn bán, không chỉ buôn bộ, buôn ghánh mà buôn
thuyền mành nặng tấn quanh năm lộng gió ra khơi. Song nơng nghiệp vẫn là cơ
bản. Giờ đây kinh tế thị trường mở cửa, Quỳnh Lưu đang ra sức thâm canh nông
nghiệp và làm kinh tế hàng hoá để nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân
dân, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước, quê hương.
Về nguồn gốc dân cư, Quỳnh Lưu vốn là một vùng đất cổ, có cư dân sinh
sống từ lâu đời. Bằng chứng là di chỉ văn hoá Quỳnh Văn. Nó được đặt như vậy
bởi vì ở xã Quỳnh Văn di chỉ khảo cổ học được phát hiện và khai quật từ lâu và
được khai quật thêm ở thời kỳ sau khi miền Bắc được hồn tồn giải phóng và
cũng vì đây là di chỉ tiêu biểu cho loại hình những cồn vỏ sị, điệp. Ngồi Quỳnh
Văn, các di chỉ cồn sị, điệp thuộc loại hình văn hố Quỳnh Văn cịn có ở các xã
Quỳnh Hoa, Quỳnh Hậu, Quỳnh Xuân, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh
Minh, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Hồng, Mai Hùng,v.v.. Di chỉ văn hố Quỳnh Văn

chính là sự ghi dấu con người đã sống quần tụ ở vùng biển Quỳnh Lưu ít nhất
cách ngày nay trên dưới 5000 năm [25;25]. Hiện nay, các di chỉ cồn vỏ sò, điệp
đã ở sâu vào trong đất liền 5km - 7km nhưng xưa là bờ biển vì ngồi những cồn
vỏ sị, điệp lớn cịn có những vạch nước biển xâm thực cịn để lại dấu vết rõ trên
vách núi đá vơi ở những xã đồng bằng.
Người nguyên thuỷ trên đất Quỳnh Lưu tiến thêm một bước nữa rất quan
trọng sau thời kỳ văn hoá Quỳnh Văn là chuyển sang thời kỳ hậu đá mới với di

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17
chỉ khảo cổ học tiêu biểu là Trại Ổi (xã Quỳnh Hồng). Di chỉ này thuộc nền văn
hoá Bàu Tró. Cư dân nguyên thuỷ Trại Ổi có một bước phát triển mới về kĩ thuật
chế tác công cụ bằng đá (mài đá, rìu có vai, cuốc bằng đá), kỹ thuật làm đồ gốm
với những hoa văn phong phú. Cư dân hậu kỳ đồ đá mới đã lấy nghề trồng trọt
làm nghề chủ yếu, ngồi ra họ cịn biết dệt vải. Đến thời đại đồ đồng, ở Quỳnh
Lưu có di chỉ văn hố Đền Đồi, cịn gọi là Đồi Thần (Quỳnh Hậu) và núi Vin
(Quỳnh Giang). Những hiện vật thu được qua khai quật ở di chỉ này nói lên rằng,
cư dân ở đây vẫn đang ở vào chế độ thị tộc mẫu hệ, đã có sự liên hệ giữa các cư
dân lưu vực sông Hồng và sông Lam (cách ngày nay khoảng 3.500 năm).
Như vậy, bằng chính lao động của mình, những chủ nhân cổ xưa trên
mảnh đất Quỳnh Lưu đã "khai thiên phá thạch" vật lộn với thiên nhiên, tạo nên
một kỳ tích hình thành vùng đất và hình thành cộng đồng dân cư thời xa xưa.
Ngồi cư dân nguyên thuỷ là người Việt thì ở Quỳnh Lưu cịn có sự sinh sống
của các dân tộc thiểu số. Theo điều tra ngày 1.4.1999, Quỳnh Lưu có 340.725
người, trong đó có 1.590 người thuộc dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Thái
thuộc nhóm Mãn Thanh theo cách gọi của chính họ [25;30]. Số hộ người Thái

hiện nay chủ yếu sống ở Quỳnh Thắng phía tây của huyện, trước đây cũng có
một số ít hộ sống ở hai xã Quỳnh Châu và Quỳnh Tam. Sống với người Kinh, số
dân ít, khơng thành một mường phìa (tương đương một xã) mà chỉ là vài ba bản
lẻ tẻ, nên người Mãn Thanh ở Quỳnh Thắng chịu sự chi phối của hai thế lực cầm
quyền. Cả vùng gọi là Văn Lâm - Bến Nghè, song Văn Lâm - Bến Nghè chưa
thành một làng, nên hai bản Ồ Ồ và Mờ chịu sự quản lý của chức dịch Tam Lễ,
còn hai bản Đá Bạc và Đồng Lầy lại chịu sự quản lý của chức dịch xã Vũ Duyệt
(Hồng Mai).
Về tín ngưỡng, tơn giáo, Quỳnh Lưu có một số người theo đạo Phật và
Thiên Chúa giáo, cịn phần đơng theo tín ngưỡng thờ tổ tiên, ơng bà, cha mẹ.
Chính vì thế, ở Quỳnh Lưu tại nhiều làng ngồi đền, đình, chùa...họ nào cũng có
nhà thờ họ. Nhiều nhà thờ họ đang là cứ điểm của tiếng vang trong tâm linh về

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18
một quá khứ vàng son của cha ông mình như: ở Quỳnh Đơi có nhà thờ họ Hồ, họ
Hoàng, họ Lê ở Quỳnh Thiện v.v. Nhân dân Quỳnh Lưu thờ cúng tổ tiên ông bà
cha mẹ rất thành kính. Bà con quan niệm rằng dương sao âm vậy, người sống
làm sao thì chết cũng như thế, nghĩa là người khuất núi rồi cũng cần ăn uống,
tiêu pha, đi lại, có quần áo mặc, sinh hoạt như người sống. Bà con cũng tin rằng,
linh hồn ông bà, cha mẹ đã qua đời thường ngự trị trên bàn thờ để gần gũi con
cháu, theo dõi những công việc của con cháu và phù hộ cho con cháu đỡ gặp
những rủi ro, ăn nên làm ra, đỡ ốm đau,...và có thể mách bảo cho con cháu
những gì sắp xẩy ra, làm sao để tránh.
Thiên chúa giáo được truyền vào đây cùng với quá trình các nước tư bản
phương Tây bành trướng đi tìm thuộc địa, chưa có số liệu thống kê trước đây,

nhưng hiện nay số người theo đạo Thiên Chúa chiếm hơn 10% so với số dân của
huyện [25;34]. Người dân trên địa bàn Quỳnh Lưu sống với nhau từ bao đời, đã
tạo nên khối đoàn kết cộng đồng dân cư, tình làng nghĩa xóm, đồn kết khơng
những người Kinh, người Thái, người theo đạo và không theo đạo. Cuộc sống
bình lặng dưới những luỹ tre xanh, dưới những chân núi và ở những làng chài
sóng vỗ quanh năm với nền kinh tế phong kiến, tồn tại chế độ ruộng đất công
khá rõ, đã tạo nên một nếp sống riêng. Người dân Quỳnh Lưu bao thế hệ đã
chung lưng đấu cật tạo nên một nền văn hoá bản địa đặc sắc. Các sáng tạo và
sinh hoạt văn hoá dân gian như một dòng chảy nối liền quá khứ, hiện tại và
tương lai, nó cịn như một bầu sữa mẹ truyền vào các thế hệ con người Quỳnh
Lưu, làm nên tính cách con người Quỳnh Lưu: cần cù, thông minh, quảng giao,
mến khách, thuỷ chung với đồng bào, đồng chí, v.v...Tuy vậy, cũng như các
vùng khác của cả nước, dưới chế độ phong kiến bên cạnh những thuần phong mỹ
tục thì những hủ tục vẫn cịn nặng nề, nó thấm vào các sinh hoạt ma chay, cưới
xin, lễ bái phiền phức, tốn kém [25;34 - 35].
Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, cư dân Quỳnh Lưu cò thờ thần gồm cả nhân
thần và nhiên thần. Do đó, đền, chùa đóng một vai trò khá quan trọng trong đời

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19
sống tinh thần của người dân Quỳnh Lưu. Đền Cờn ở xã Quỳnh Phương là một
trong bốn ngôi đền tiêu biểu nhất ở Nghệ An cả về quy mơ, kiến trúc đồ sộ và
đẹp. Ngồi đền Cờn là lớn nhất, ở Quỳnh Lưu cịn có đền thờ Bố Cái Đại Vương
(Phùng Hưng) ở Quỳnh Xuân; đền thờ tổ của Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật...Các
ngôi chùa và đình làng trong huyện với cây đa, bến nước, những luỹ tre xanh,
cây cổ thụ đã tô đậm thêm sắc thái các làng cổ điển hình của cư dân người Việt

bền vững qua bao cuộc bể dâu. Song cũng rất tiếc, một số khơng ít các đền chùa,
miếu mạo, đình làng...nhiều lần đã bị phá, có trường hợp do thiên nhiên, có
trường hợp lại là do sự ấu trĩ của con người.
Nói đến sinh hoạt xã hội của Quỳnh Lưu dưới chế độ phong kiến cũng
phải kể đến vai trò của hương ước mà hầu như làng nào cũng có. Đó là những
quy định về nếp sống và sinh hoạt của làng mà mỗi người phải tuân thủ, ai vi
phạm sẽ bị làng phạt. Tính cộng đồng làng xã thể hiện một cách chặt chẽ trong
các hương ước, trong đó nêu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của các thành viên như
quy định số rưộng đất được cấp, nghĩa vụ đi lính, đóng thuế, hộ đê, đóng góp
cúng thần, làm đường, quan hệ giữa các thành viên trong làng, quan hệ vợ chồng, bố mẹ - con cái, các quy định về nếp sống, v.v...Nhiều quy định của các
hương ước cịn có tác dụng tích cực cả về sau này. Tuy nhiên, có một số quy
dịnh mang tính chất cực đoan, đặc biệt là quy định xử phạt đối với phụ nữ.
Về giáo dục, Quỳnh Lưu từ lâu đã nổi tiếng là đất học với những kỳ danh
khoa bảng, với những "ông đồ xứ Nghệ" lừng danh ở trong Nam ngoài Bắc. Đất
học nổi tiếng nhất và nhiều người đỗ đạt nhất ở Quỳnh Lưu qua các kỳ thi thời
phong kiến là xã Quỳnh Đôi (nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà cịn trong cả
nước). Truyền thống hiếu học, tơn sư trọng đại đã được giữ gìn và phát huy qua
các thời kỳ quan trọng trong việc giáo dục con cháu, tác động tích cực đến việc
hình thành nhân cách của trẻ thơ đồng thời thổi vào tâm hồn các thế hệ trẻ ý chí
vượt khó, vươn lên trong học tập. Việc giáo dục ở nhà trường cũng được coi
trọng. Các trường làng, trường huyện là những "lò" đào tạo khá quan trọng cho

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×