Cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm
Thân cây thực vật 2 lá mầm sống nhiều năm và cây
hạt trần có cấu tạo thứ cấp,
thân cây có khả năng tăng trưởng về bề ngang và kích
thước do hoạt động của mô
phân sinh thứ cấp: tầng phát sinh libe - gỗ (tầng phát
sinh trụ) và tầng phát sinh
bần - lục bì (tầng phát sinh vỏ), trong đó tầng phát
sinh trụ có vai trò chủ yếu.
Thân cây Một lá mầm và thân cây Hai lá mầm sống
một năm không có cấu
tạo thứ cấp.
Cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm rất phức
tạp. Người ta phân biệt
thành các phần chính sau đây:
a. Vỏ thứ cấp
Thân cây Hai lá mầm đặc biệt là các thân cây gỗ, vỏ
sơ cấp thường không giữ
được lâu, một tầng phát sinh mới thay thế cho lớp
biểu bì, đó là tầng phát sinh vỏ
(hay tầng sinh bần - lục bì). Hoạt động của tầng này
sẽ sinh ra lớp bần ở phía ngoài,
gồm các tế bào chết có màng hóa bần, mặt ngoài của
tầng bần có nhiều lỗ vỏ đảm
bảo sự trao đổi khí giữa thân cây và môi trường. Các
tế bào của lớp lục bì sẽ được
hình thành ở phía trong - đó là các tế bào nhu mô
sống có chứa lạp lục, có màng
mỏng bằng cellulose.
Tập hợp của những lớp này hình thành nên lớp chu bì
của thân cây. Do sự
hoạt động liên tục của tầng phát sinh vỏ, một tầng
phát sinh vỏ mới được hình thành
sâu ở trong lớp vỏ và một lớp bần mới được hình
thành. Khi lớp bần mới được hình
thành thì tất cả các mô nằm bên ngoài của nó bị chết
đi và cùng với lớp bần tạo
thành bộ phận che chở phía ngoài của thân - lớp này
gọi là thụ bì.
Khái niệm vỏ thứ cấp trong cấu tạo thứ cấp của thân
là tập hợp tất cả các mô
nằm phía ngoài tầng phát sinh, bao gồm: các tế bào
libe, vỏ sơ cấp (nếu có), các tế
bào của chu bì hoặc thụ bì.
b. Tầng phát sinh trụ
68
Trong cấu tạo sơ cấp của thân, tầng trước phát sinh
(tiền tượng tầng) đã hình
thành nên libe sơ cấp và gỗ sơ cấp, một phần các tế
bào của tầng này vẫn giữ trạng
thái phân chia và khi kết thúc sự sinh trưởng sơ cấp
sẽ trở thành tầng phát sinh
(tượng tầng) hay tầng phát sinh trụ.
Tầng phát sinh trụ thường nằm ở giữa bó gỗ và libe,
thường gồm 2 loại tế bào:
- Tế bào khởi sinh hình thoi: thường có dạng hình
thoi kéo dài, những tế bào
này có chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng, chúng
thường phân chia theo mặt phẳng
tiếp tuyến để hình thành nên những yếu tố dẫn, yếu tố
sợi và các tế bào nhu mô.
- Tế bào khởi sinh tia: thường có dạng hình tròn, có
số lượng ít hơn tế bào
khởi sinh hình thoi. Những tế bào này thường tập hợp
thành nhóm với số lượng và
kích thước khác nhau, tùy từng loài cây. Hoạt động
của những tế bào này sẽ sinh ra
tia ruột thứ cấp (gồm tia gỗ và tia libe).
Các tế bào của tầng phát sinh có thể sắp xếp thành
tầng hoặc không, hoạt động
của những tế bào này có thể thường xuyên hoặc định
kỳ theo mùa (thường gặp ở
những cây gỗ sống ở vùng có khí hậu thay đổi theo
mùa).
c. Libe thứ cấp và gỗ thứ cấp
+ Libe thứ cấp: có cấu tạo phức tạp hơn libe sơ cấp,
bao gồm: Mạch rây, tế
bào kèm cùng với mô mềm hợp thành libe mềm. Sợi
libe, mô cứng và tế bào đá hợp
thành libe cứng, ở một số loài gặp các cấu trúc tiết
nằm xen kẽ với các tế bào libe.
Libe thứ cấp gồm những tế bào có màng mỏng, độ
cứng kém nên thường bị gỗ