Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Quá trình xác lập và khai thác chủ quyền của các chúa nguyễn và vương triều nguyễn trên vùng biển tây nam bộ (từ thế kỷ xviii đến nửa đầu thế kỷ xix)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.82 MB, 180 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------

NGUYỄN THẾ TRUNG

QUÁ TRÌNH XÁC LẬP VÀ KHAI THÁC CHỦ QUYỀN
CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN VÀ VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN
TRÊN VÙNG BIỂN TÂY NAM BỘ
( TỪ THẾ KỶ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX )

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh-năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

NGUYỄN THẾ TRUNG

QUÁ TRÌNH XÁC LẬP VÀ KHAI THÁC CHỦ QUYỀN
CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN VÀ VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN
TRÊN VÙNG BIỂN TÂY NAM BỘ
( TỪ THẾ KỶ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX )

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60-22-54



LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ MAI

Thành phố Hồ Chí Minh-năm 2013


1

MỤC LỤC
Mục lục..................................................................................................................... 01
PHẦN DẪN LUẬN.................................................................................................. 03
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 03
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................... 07
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 12
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 12
5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 13
6. Bố cục của đề tài .................................................................................................. 14
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 16
Chương 1: Khái quát chung về vùng biển Tây Nam bộ ........................................ 16
1.1 Vị trí địa lý vùng biển Tây Nam bộ...................................................................... 16
1.2 Địa hình, đặc điểm khí hậu hải văn ...................................................................... 22
1.2.1 Địa hình........................................................................................................ 22
1.2.2 Đặc điểm khí hậu và hải văn ......................................................................... 24
1.2.2.1 Đặc điểm khí hậu................................................................................... 24
1.2.2.2 Đặc điểm hải văn ................................................................................... 25
1.3 Tài nguyên vùng biển Tây Nam bộ ...................................................................... 27
1.4 Tầm quan trọng của vùng biển Tây Nam bộ đối với việc đảm bảo an ninh quốc
phòng, phát triển kinh tế xã hội Việt Nam ................................................................. 34

Chương 2: Quá trình xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn và vương triều
Nguyễn trên vùng biển Tây Nam bộ (từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX). 40
2.1 Nhận thức của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đối với việc xác lập chủ
quyền trên vùng biển Tây Nam bộ ............................................................................. 40
2.2 Các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn xác lập chủ quyền của Việt Nam trên
vùng biển Tây Nam bộ (từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX) ............................ 43
2.2.1 Dưới thời các chúa Nguyễn (thế kỷ XVIII) ................................................... 43
2.2.1.1 Họ Mạc và công cuộc khai phá vùng Hà Tiên........................................ 43
2.2.1.2 Chúa Nguyễn thụ đắc vùng biển Hà Tiên từ họ Mạc.............................. 47
2.2.1.3 Chúa Nguyễn tổ chức, bảo vệ lãnh thổ - lãnh hải Tây Nam bộ............... 50
2.2.2 Dưới thời các vua Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX) .......................................... 63
2.2.2.1 Tiếp tục xác lập và củng cố đơn vị hành chính nhằm quản lý vùng
biển Tây Nam bộ ....................................................................................................... 63
2.2.2.2 Hoạt động bảo vệ chủ quyền vùng biển Tây Nam bộ của các vua nhà Nguyễn........... 73
Chương 3: Tổ chức khai thác vùng biển Tây Nam bộ dưới thời các chúa
Nguyễn và vương triều Nguyễn .............................................................................. 94
3.1 Hoạt động khai thác vùng biển Tây Nam bộ dưới thời các chúa Nguyễn ............. 94


2

3.1.1 Khai thác nguồn lợi sinh vật vùng biển Tây Nam bộ..................................... 94
3.1.2 Khai thác nguồn tài nguyên trên các đảo....................................................... 96
3.1.3 Các thương cảng và hoạt động thương mại đường biển ................................ 99
3.1.4 Khai thác nguồn tài nguyên ven biển ............................................................ 110
3.2 Hoạt động khai thác vùng biển Tây Nam bộ dưới thời các vua nhà Nguyễn (1802-1858) .........111
3.2.1 Chính sách của nhà Nguyễn đối với việc khai thác tài nguyên biển đảo Tây Nam bộ ........... 111
3.2.2 Các hoạt động khai thác tài nguyên vùng biển Tây Nam bộ .......................... 116
3.2.2.1 Khai thác nguồn lợi sinh vật vùng biển Tây Nam bộ ............................. 116
3.2.2.2 Khai thác nguồn tài nguyên trên các đảo................................................ 119

3.2.2.3 Các thương cảng và hoạt động thương mại đường biển ......................... 124
3.2.2.4 Khai thác nguồn tài nguyên vùng ven biển ............................................ 130
Kết luận.................................................................................................................... 135
Chú giải ................................................................................................................... 142
Tài liệu tham khảo................................................................................................... 155
Phụ lục ..................................................................................................................... 163
Phụ lục 1: Các bảng số liệu .................................................................................. 164
Phụ lục 2: Hình ảnh phần dẫn luận ........................................................................ 168
Phụ lục 3: Hình ảnh chương 1 ............................................................................... 170
Phục lục 4: Hình ảnh chương 2.............................................................................. 173
Phục lục 5: Hình ảnh chương 3.............................................................................. 176


3

PHẦN DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Biển và hải đảo có vị trí, vai trị quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của
nhân loại. Nó cung cấp cho con người nguồn thủy hải sản, các loại thực vật dồi dào
và nhiều nguồn nguyên vật liệu phong phú về loại và lượng; kết nối các châu lục,
quốc gia lại với nhau bằng các tuyến đường hàng hải. Đặc biệt, biển đảo vừa là nơi
chứa đựng nguồn tài nguyên khoáng sản, năng lượng lớn vừa là bộ máy lọc khổng
lồ góp phần bảo vệ khơng khí trong lành. Vì vậy, trong lịch sử hình thành và phát
triển của lồi người, việc chiếm lĩnh sức mạnh biển cả luôn là mục tiêu hàng đầu
của nhiều cường quốc trên thế giới như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Nga, Mỹ
và gần đây là Trung Quốc.
Với trên 1 triệu km2 diện tích mặt biển, Việt Nam có một nguồn tài nguyên
biển đảo khá đa dạng. Vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn nhỏ với diện tích
phần đất nổi khoảng 1.636 km2, phân bố ở vùng biển Đông Bắc và Tây Nam với
những đảo nổi tiếng về tài nguyên giàu, đẹp và có vị trí chiến lược như Bạch Long

Vĩ, Phú Quốc, Thổ Chu (Châu), Côn Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quý, Cát Bà, Trường Sa và
Hoàng Sa. Đường bờ biển Việt Nam dài với 90 cảng biển, 48 vũng vịnh và trên 112
cửa sông, cửa lạch đổ ra biển [67]. Thêm vào đó, vùng biển và ven biển nước ta
nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương
và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và
các nước trong khu vực [xem hình 1]. Điều này có ý nghĩa đặc biệt cho sự phát triển
kinh tế-xã hội quốc gia trong thế kỷ XXI – thế kỷ của biển và đại dương - khi tất cả
các nước muốn phát triển đều hướng về biển cả.
Kinh tế biển và vùng ven biển ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP
các nước trên thế giới. Riêng Việt Nam, những năm qua, kinh tế biển có nhiều đóng
góp cho sự phát triển của đất nước. Tại Hội nghị lần thứ 4 diễn ra ngày 09/02/2007,
Ban chấp hành Trung ương khóa X ban hành Nghị định số 09-NQ/TW về Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020, Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam xác định rõ mục tiêu tổng quát đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở


4

thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền,
quyền chủ quyền quốc gia trên biển đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố, làm cho đất nước giàu mạnh. Kinh tế trên biển và ven biển
nước ta đến năm 2020 sẽ đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước.
Vì tầm quan trọng của biển đảo đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước, việc nghiên cứu khoa học về biển và hải đảo càng trở nên cấp thiết. Những
nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhất là nghiên
cứu lịch sử xác lập chủ quyền và khai thác những vùng biển đảo Việt Nam, hiện
nay, thiếu và chưa được quan tâm đúng mức (ngoại trừ hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa). Có thể nói, đề tài “Q trình xác lập và khai thác chủ quyền của các
chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trên vùng biển Tây Nam bộ (từ thế kỷ XVIII
đến nửa đầu thế kỷ XIX )” đi đúng với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng những mảng thiếu

của lịch sử dân tộc, hướng đến việc cung cấp tri thức, phục vụ nhu cầu tìm hiểu của
xã hội về lĩnh vực này. Đây là lý do thứ nhất tôi quyết định chọn đề tài này làm luận
văn tốt nghiệp cao học.
Vùng Nam bộ được sáp nhập vào Việt Nam hơn 300 năm trước. Năm 1623,
chúa Nguyễn cho thành lập hai trạm thu thuế Prey Nokor và Kas Kobey trên vùng
đất Thủy Chân Lạp (thuộc Nam bộ ngày nay). Năm 1698, chúa Nguyễn sai Nguyễn
Hữu Cảnh vào Nam kinh lược. Nguyễn Hữu Cảnh “lấy đất Nông Nại làm phủ Gia
Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài
Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bộ
và Ký lục để cai trị” [19, tr 77]. Năm 1708, Mạc Cửu dâng vùng đất và biển đảo Hà
Tiên (từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên) cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn chấp nhận và
cho Mạc Cửu làm Tổng trấn Hà Tiên. Đó là một chính sách khơn ngoan của cả Mạc
Cửu và chính quyền Đàng Trong. Năm 1757, chúa Nguyễn cho lập các đạo Đông
Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc, Kiên Giang và Long Xuyên (Cà Mau). Thời điểm này,
trên danh nghĩa, toàn vùng đất Nam bộ ngày nay đặt dưới sự quản lý của chúa
Nguyễn. Công cuộc tiến về phía Nam của dân tộc Việt hàng trăm năm cơ bản hồn
thành về mặt chính trị. Cùng thời điểm với từng vùng đất liền được sáp nhập vào


5

lãnh thổ Việt Nam, các vùng biển, đảo gần và xa bờ cũng được nhân dân và quân
đội các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn vươn ra chiếm lĩnh, xác lập, khai thác
và bảo vệ chủ quyền.
Lịch sử hàng trăm năm xác lập và khai thác vùng Nam bộ đã được nghiên
cứu nhiều trên vùng lục địa. Những nghiên cứu sâu, rộng về vùng biển đảo còn hạn
chế về số lượng và chất lượng. Ít người biết tại thời điểm xác lập chủ quyền trên hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các chúa Nguyễn thành lập đội Bắc Hải, xây
dựng đồn trú ở đảo Phú Quốc nhằm khẳng định chủ quyền của chính quyền Đàng
Trong. Trong tác phẩm Phủ biên tạp lục (gồm 6 quyển), tác giả Lê Quý Đôn (1726 1784) viết: “Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải,…cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc

Hải, cù lao Cơn Lơn và các đảo Hà Tiên, tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi,
hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản” [17, tr 154-155].
Lê Quý Đôn cung cấp thêm đội Bắc Hải “không định bao nhiêu suất, hoặc người
thôn Tư Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp
giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò” [17, tr 154]. Đại Nam thực lục
có những ghi chép tương tự.
Từ chúa Nguyễn đến vương triều Nguyễn, việc thành lập đơn vị hành chính
quản lý, chống giặc ngoại xâm và trấn áp cướp biển trên vùng biển đảo Tây Nam
được chú trọng và tiến hành liên tục. Sách Đại Nam thực lục ghi sự kiện năm 1820:
“Tháng 1, lấy Cai đội Lê Văn Ý làm Thủ ngự sở Phú Quốc. Sai mộ lính lập 10 đội ở
thủ sở, mỗi đội 50 người, cho mỗi đội đều làm thuyền lớn thuyền nhỏ 3 chiếc, nhà
nước cấp cho khí giới, miễn cho thuế thân và tạp dịch để sai đi tuần biển” [53, tr
39]. Theo Đại Nam thực lục, tháng 6/1822, Minh Mạng sai đội trưởng đội Phú
Cường Ngô Văn Đức và Nguyễn Văn Sương đem binh đi tuần bắt giặc Chà Và
(Java, Gia Va) gây rối ở vùng biển Hà Tiên.
Ngoài biển Hà Tiên thường có giặc biển Chà Và cướp bóc người bn.
Trấn thần nhiều lần phái biền binh dị bắt, ít khi bắt được. Vừa viên thủ
ngự ở Phú Quốc, nghe nói giặc đóng ở biển, sai bọn thứ đội trưởng đội
Phú Cường Ngô Văn Đức và Nguyễn Văn Sương đem binh đi tuần bắt.
Đức thác bệnh, Sương đi một mình, gặp giặc giao chiến chém được 3
đầu, lấy được một chiếc thuyền. Người đánh cá là Đặng Văn Từ cũng


6

đem thuyền đánh cá ra tiếp ứng, chém được 4 đầu, bắt sống được 5 tên.
Dư đảng giặc chạy đến bờ biển nước Chân Lạp, lại bị phiên dân bắt nộp.
Thành thần Gia Định đem việc tâu lên, và xin đặc cách thưởng phạt để tỏ
khuyên răn. Vua đặc cách cho Nguyễn Văn Sương chức cai đội; đội binh
là Nguyễn Hiếu và Hồng Minh xơng lên giết giặc, được chức đội

trưởng. Thưởng cho Đặng Văn Từ 200 quan tiền, cho phiên dân 50 quan.
Ngô Văn Đức dùng dằng rụt sợ phải chém để nêu gương [54, tr 216].
Trong suốt một thế kỷ rưỡi (từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX), bên
cạnh hoạt động của triều đình thì nhân dân vùng Tây Nam bộ đã khai thác nguồn tài
nguyên biển đảo. Gắn liền với đời sống vật chất, theo độ dày thời gian, biển đảo đi
vào đời sống tinh thần con người, hình thành những nét độc đáo trong văn hóa của
cộng đồng ngư dân. Tiếc thay, những năm tháng khó khăn mà hào hùng của ơng cha
lại chưa có một cơng trình khoa học nào chọn làm đề tài nghiên cứu chính. Lý do
thứ hai để tơi chọn đề tài “Quá trình xác lập và khai thác chủ quyền của chúa
Nguyễn và vương triều Nguyễn trên vùng biển Tây Nam bộ (từ thế kỷ XVIII đến nửa
đầu thế kỷ XIX)” là nhằm tái dựng lại bức tranh sống động, bổ khuyết cho những
vấn đề nghiên cứu về Nam bộ. Thiết nghĩ, đó cũng là hành động “ơn cố tri tân” của
một người theo học chuyên ngành lịch sử Việt Nam.
Nhắc tới Nam bộ là phải nhắc tới các chúa Nguyễn và vua Nguyễn bởi sợi dây
liên kết giữa vùng đất này với việc khôi phục vương quyền của họ Nguyễn. Đây là
những vấn đề lịch sử luôn nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các học giả, nhà
nghiên cứu. Năm 1802, Gia Long“nghĩ Gia Định là đất dấy nghiệp, từ khi dấy quân
tới nay, binh lương đều lấy ở đấy, một phương các ngươi riêng chịu nặng nề đã lâu.
Vậy cho tha giảm thuế lệ theo thứ bậc khác nhau [53, tr 537]. Vùng đất, vùng biển
Nam bộ vừa là nơi cung cấp nhân vật lực vừa là nơi ẩn trốn an tồn trong q trình
phục hưng vương quyền cho dòng họ của Nguyễn Ánh.
Khác với nhiều ý kiến trước đây rằng người Việt Nam nhạt với biển hay
thậm chí là quay lưng lại với biển, thực tế vấn đề an ninh các vùng biển đảo luôn
được tầng lớp cầm quyền và nhân dân thời này quan tâm. Minh Mạng là vị vua tiêu
biểu luôn xem trọng các vùng biển nước ta. Ơng nói với bộ Binh: “…những nơi ven
biển xung yếu như Thuận An, Tư Dung…không nơi nào không xây pháo đài, lợi


7


dụng địa thế hiểm trở của sông núi để xây đắp công sự và sắm sửa hỏa pháp Tây
dương để phịng bất trắc, quả thật là trong thời bình phải nghĩ đến thời loạn, việc
đó khơng thể lơ là được” [18, tr 4]. Vua Minh Mệnh cũng khẳng định: “…nay trẫm
đóng tàu bọc đồng, muốn lợi dụng những nơi xung yếu ven biển để xây dựng nhà
máy, cất giữ những con tàu đó hầu lợi cho việc sử dụng khi cần” [18, tr 4].
Trong suốt thời kỳ trị vì, vua Minh Mạng thiết lập nhiều đồn trú để trấn giữ,
trấn áp cướp biển nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên vùng biển Tây Nam bộ.
Năm 1823, khi nhận được tin của quan Khâm sứ từ Xiêm tâu về việc giặc Bồ Đà
thường lén lút ra vào biển Hà Tiên, quấy rối dân trên đảo, đón cướp thuyền bn
qua lại, Minh Mạng ban chỉ “…cho quan Tổng trấn Gia Định, chọn phái một viên
Chánh phó Vệ úy hoặc quản cơ làm việc giỏi, liệu cấp cho 1,2 trăm tên biền binh
của Gia Định đến hải phận Hà Tiên, đi tuần thám dẹp giặc, cốt khiến cho bọn man
di ở ngoài biển phải lặng im” [61, tr 680]. Vào năm 1828, “giặc biển Chà Và nổi
lên ở hải phận Hà Tiên. Cai đội cai quản các đội Phú Cường sở Phú Quốc là
Nguyễn Văn Sương đem binh dân đuổi bắt, giết hết cả bọn. Việc tâu lên, vua rất
khen thưởng cho Sương hai thứ ký lục và 10 lạng bạc, binh dân đều được thưởng
tiền theo thứ bậc” [54, tr 784]. Vì vậy, đề tài “Quá trình xác lập và khai thác chủ
quyền của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trên vùng biển Tây Nam bộ (từ
thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX)” sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tư duy và
những biện pháp mà các chúa Nguyễn, vua Nguyễn đã áp dụng nhằm đảm bảo an
ninh vùng biển đảo phía Tây Nam. Đây là lý do thứ ba để tác giả chọn đề tài này
làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đề tài “Quá trình xác lập và khai thác chủ quyền của các chúa Nguyễn và
vương triều Nguyễn trên vùng biển Tây Nam bộ (từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ
XIX )” là đề tài thuộc mảng lịch sử nhưng có tính liên ngành với nhiều lĩnh vực
khác như địa lý, văn hóa và kinh tế. Trong khi tài liệu về lĩnh vực địa lý, văn hóa
khá phong phú thì phần nghiên cứu lịch sử vùng biển này còn khiêm tốn.



8

Ở lĩnh vực nghiên cứu địa lý tự nhiên, Lê Bá Thảo có những nghiên cứu giá
trị cao. Tác giả viết tác phẩm Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý (2002) cung
cấp những thông tin cơ bản nhất về không gian địa lý vùng nghiên cứu. Gần đây
nhất là bộ nghiên cứu về biển Đông gồm 4 tập do Viện Khoa học và Công nghệ tiến
hành, cụ thể: Lê Đức Tố (chủ biên (cb), 2009), tập I: Khái quát về biển Đông, Nxb
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội; Phạm Văn Ninh (cb, 2009), tập II: Khí
tượng thủy văn động lực biển; Mai Thanh Tân (cb), tập III: Địa chất - Địa vật lý
biển; Đặng Ngọc Thanh (cb, 2009), tập IV: Sinh vật và sinh thái biển và Trần Đức
Thạnh (cb, 2008), Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm năng sử dụng, Nxb
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. Trong bộ sách này, nhóm tác giả cung
cấp những tri thức khoa học có giá trị cao về vùng biển Tây Nam bộ. Nhà nghiên
cứu Nguyễn Thanh Lợi có bài viết Hải đảo vùng Tây Nam bộ đăng trên tạp chí
Nghiên cứu và Phát triển số 4/2009. Bài viết mô tả cụ thể từng cụm đảo thuộc tỉnh
Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Địa chí của các tỉnh ven biển Tây Nam bộ như Địa chí
Minh Hải, Kiên Giang, Địa chí Cà Mau…có phần viết riêng về vùng biển của mỗi
tỉnh. Năm 2012, Trần Đức Thạnh chủ biên quyển Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên,
vị thế và những kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Nxb Khoa học Tự nhiên và
Cơng nghệ) với những phân tích sâu sắc về vị thế tài nguyên các vùng biển Việt
Nam nói chung và Tây Nam bộ (trong vịnh Thái Lan) nói riêng.
Ở mảng lịch sử, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn là quyển sách đầu tiên của
Việt Nam còn giữ được đến nay có những ghi chép về những hoạt động nhằm xác
lập và bảo vệ chủ quyền của các chúa Nguyễn đối với vùng biển Tây Nam bộ. Bước
sang thời nhà Nguyễn, các sách như Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam thực lục
chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Quốc triều chính biên tốt yếu, Đại
Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện…có ít nhiều sự kiện liên quan đến vùng
biển đảo này.
Tác phẩm Gia Định thành thơng chí (1820) của tác giả Trịnh Hồi Đức là tác
phẩm có nhiều ghi chép về vùng biển Tây Nam bộ: nguồn tài nguyên và hoạt động

khai thác của ngư dân vùng ven biển. Một số người nước ngoài trong thời kỳ này


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

cũng đã viết về vùng Nam bộ và biển Tây Nam bộ như Hamilton Alexander (1930),
A new account of the East Indies, 2 volumes, London, the Argonau Press, Báo cáo
của J.Crawfurd năm 1822 trong A.lamb The mandarin wad to old Hue, Edinburh
năm 1970; Nam phiêu ký 1794 của Kondo Morishéga, B.E.F.E.O xuất bản năm
1933; Chaigneau với tác phẩm Ghi chép về xứ Nam Kỳ viết năm 1820…Một số
được giới thiệu tại Việt Nam nhưng hầu hết là chưa xuất bản tại nước ta.
Dưới thời Pháp thuộc, vùng Tây Nam bộ nhận được nhiều sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu. Tác phẩm Tiểu giáo trình địa lý Nam kỳ của Trương Vĩnh Ký
(1997, Nguyễn Đình Đầu dịch, Nxb Trẻ) cung cấp nhiều thông tin quan trọng về hệ
thống hải khẩu Nam bộ. Một số tác phẩm khác như Publications De Societé des
Étudies Indo - Chinoises, Géographie: Physique

Économique et Historique,

Monographie de la province D’Hà-tiên, SaiGon Imprimerie L.Ménard, 1901;
J.Boualt, Géographie de L’indochine (Tonkin – Annam - Cochinchine - Cambodge
& Laos, III, La Cochinchine,

Imprimie d’extréme orient – Hanoi - Haiphong

E1diteur, 1930,…Điều đặt biệt, những bản đồ trong các tác phẩm này có giá trị lớn
về mặt tư liệu lịch sử [xem hình 2 và hình 3].
Năm 1970, tạp san Sử Địa số 19 - 20 có loạt bài về Hà Tiên của Hãn

Ngun, Sơn Nam,…với nhiều góc nhìn và tư liệu quý. Sau ngày đất nước được
thống nhất, vùng đất và vùng biển Nam bộ thu hút sự quan tâm lớn của các nhà
nghiên cứu, nhà sử học. Tiêu biểu trong số đó là Sơn Nam với tác phẩm như Lịch sử
khẩn hoang miền Nam (1997), Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh; Huỳnh Lứa (1987), Lịch
sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Nxb Tp Hồ Chí Minh; Trương Minh Đạt (2001),
Nhận thức mới về đất Hà Tiên: khảo luận, đính chính, tư liệu, Nxb Trẻ & Tạp chí
Xưa và Nay, Tp.HCM; Thái Văn Long (cb) (2001), Lịch sử và địa lý Cà Mau, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Đình Tư (2008), Từ điển địa danh hành chính
Nam bộ, Nxb Chính trị Quốc gia; Trần Thanh Phương (1985), Minh Hải địa chí,
Nxb Mũi Cà Mau; Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Hà
Tiên (Kiên Giang, Minh Hải), NXb Thành phố Hồ Chí Minh….

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

Về hoạt động khai thác vùng biển Tây Nam bộ của người Việt, chủ đề có khá
nhiều cơng trình nghiên cứu. Trong những cơng trình nghiên cứu về triều Nguyễn,
nhiều nghiên cứu đã phát hiện nhiều vấn đề như việc xây dựng cảng biển, hoạt động
thương mại, khai thác nguồn tài nguyên biển đảo như nghiên cứu của Đỗ Bang,
Thành Thế Vỹ,…Tác giả Đỗ Bang với Thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn
(Nxb Thuận Hóa, 1997) thể hiện một cách nhìn mới về chính sách ngoại thương của
nhà Nguyễn thời bấy giờ. Theo tác giả, nhà Nguyễn chỉ hạn chế chứ khơng hồn
tồn đóng cửa nền kinh tế ngoại thương như những nhận định trước đó. Tác giả
Thành Thế Vỹ với Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX (Nxb
Sử học, Hà Nội, 1961) tái dựng lại hoạt động ngoại thương Việt Nam trong hơn hai
thế kỷ nhưng chưa có những nghiên cứu về vùng Tây Nam bộ. PGS.TS Nguyễn

Thừa Hỷ, PGS.TS Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng với Đô thị Việt Nam dưới thời
Nguyễn (Nxb Thuận Hóa, 2000).
Nhiều bài nghiên cứu hay như Nguyễn Văn Kim với Hệ thống buôn bán ở
biển Đông thế kỷ XVI- XVIII và vị trí của một số thương cảng Việt Nam (một cái
nhìn từ điều kiện đia – nhân văn), tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1/2002, tr 45-52);
Nam Bộ Việt Nam – Môi trường kinh tế biển và mối quan hệ với các quốc gia khu
vực thế kỷ XVII – XVIII, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1/2006, tr 34-44); Đỗ Bang,
Lịch sử ngoại thương của triều Nguyễn, Thực chất và hậu quả, số 6(289)/1996;
Dương Văn Huy, Quản lý ngoại thương của chính quyền Đàng Trong thế kỷ XVII XVIII, tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 12/2007; Dương Văn Huy, Tiền tệ trong
hoạt động thương mại ở Đàng Trong Việt Nam thời kỳ các chúa Nguyễn, tạp chí
Nghiên cứu Đơng Nam Á số 7-2008; Đặng Hồng Giang (2008), Theo dấu đơ thị cổ
Hà Tiên, tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 10….Nghiên cứu về vùng đất, vùng
biển đảo này không thể thiếu nhà Hà Tiên học Trương Minh Đạt với Nhận thức mới
về đất Hà Tiên: khảo luận, đính chính, tư liệu (2001), Nxb Trẻ và Tạp chí Xưa và
Nay, Tp.HCM và Nghiên cứu Hà Tiên (2008), Nxb Trẻ.
Các nhà nghiên cứu nước ngồi có nhiều cơng trình giá trị về vùng này, tiêu
biểu là Li Tana, Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

XVIII (Nxb Trẻ, 1999). Đây là một học giả nước ngồi nổi tiếng có nhiều nghiên
cứu về kinh tế Việt Nam. Tác phẩm giúp người nghiên cứu có cái nhìn mới hơn về
kinh tế Đàng Trong thời bấy giờ. Tại hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất
(Hà Nội, 2002), Li Tana có bài viết Ngoại thương của Việt Nam thế kỷ XIX: Quan
hệ với Singapore. Bài viết cung cấp rất nhiều số liệu quý về mối quan hệ ngoại

thương giữa Việt Nam và Singapore. Đặc biệt, Li Tana and Paul A.Van Dyke
(2007) viết chung bài Canton, Cancao, and Cochinchina: New Data and New Light
on Eighteenth - Century Canton and the Nanyang trên tạp chí Chinese Southern
Diaspora Studies, Volume 1, 2007 cấp những tư liệu mới về thương mại ở cảng Hà
Tiên suốt gần hai thế kỷ. GS.TS Choi Byung Wook (người Hàn Quốc, trường Đại
học Inha) viết 4 tác phẩm có liên quan trực tiếp đến thương mại Nam bộ: “Sự thay
đổi của xã hội Việt Nam trong thế kỷ thứ XIX”: “Hoạt động ngoại thương của
những thuyền quan Việt Nam ở Đông Nam Á vào nửa đầu thế kỷ XIX (18231847)” (Journal of Asian Historical Studies No.70, 2000); Sự trỗi dậy của thương
nhân ngoại thương Việt ở Miền Nam trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX” (Journal of
Asian Historical Studies No.78, 2000); “Sự “phóng túng” của phụ nữ miền Nam
Việt Nam ở thế kỷ XIX và những hàm ý của nó” (The Southeast Asian Review
Vol.13 No.1, 2003); “Hoạt động kinh tế của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử: từ làng
xã đến đại dương” (Journal of Asian Historical Studies No.96, 2006). Các bài viết
này là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam.
Tác phẩm “Vùng đất Nam bộ dưới triều Minh Mạng” của ông đã được nhà xuất bản
Thế giới dịch và phát hành năm 2011. Cơng trình đem đến cho người đọc nhiều
thơng tin thú vị về vùng đất Nam bộ nói chung và Tây Nam bộ nói riêng.
Có thể nói, số lượng các sách, bài viết, nghiên cứu lấy vùng biển Tây Nam
bộ với các lĩnh vực khác nhau làm đối tượng chính chưa nhiều. Thêm vào đó các
sách, bài nghiên cứu, bài viết vẫn tập trung chủ yếu vào quá trình khai mở ở khu
vực nội địa mà chưa lấy vùng biển đảo Tây Nam bộ làm trọng tâm. Nhưng chắc
chắn, các tác phẩm trên là những nguồn sử liệu quý giúp cho tơi hồn thành luận

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12


văn “Quá trình xác lập và khai thác chủ quyền của các chúa Nguyễn và vương triều
Nguyễn trên vùng biển Tây Nam bộ (từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX)”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: đề tài lấy việc xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn và vương
triều Nguyễn; hoạt động khai thác tài nguyên vùng biển Tây Nam bộ của nhân dân
và chính quyền này từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX làm đối tượng nghiên
cứu.
Về không gian: không gian của đề tài sẽ là vùng biển đảo mà 2 tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long là Kiên Giang, Cà Mau - một phần của vịnh Thái Lan - thuộc
chủ quyền Việt Nam theo Hiệp định biển của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam - Vương quốc Thái Lan (ngày 26/7/1997) và Hiệp định về vùng nước lịch sử
của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Vương quốc Campuchia (1).
Không gian vùng biển đảo Tây Nam bộ, hiện nay, cịn có nhiều định nghĩa khác
nhau. Trong luận văn của mình, vùng biển Tây Nam bộ - một phần biển Đông-trước
đây thường được gọi là biển Tây - vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam trong vịnh
Thái Lan [xem hình 4].
Về thời gian: chọn mốc thời gian từ thế kỷ XVIII (tức khi Mạc Cửu dâng
đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn Phúc Chu) đến nửa đầu thế kỷ XIX (tức năm 1858 khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta) làm giới hạn thời gian
của đề tài này.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài sử dụng hai phương pháp chính, đó là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic.
Phương pháp lịch sử được dùng để tái hiện, phục dựng lại một mảng lịch sử
Việt Nam trên một vùng lãnh thổ, vùng biển Tây Nam trong vịnh Thái Lan suốt
chiều dài một thế kỷ rưỡi. Tác giả sử dụng phương pháp logic để trên cơ sở phân
tích những sự kiện, hoạt động trên tìm ra tầm quan trọng, sự khác biệt của quá trình
xác lập và khai thác vùng biển này so với các khu vực khác thuộc Nam bộ.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

Đây là đề tài khá mới. Thêm vào đó, việc nghiên cứu các chủ đề xác lập chủ
quyền và khai thác tài nguyên biển đảo Tây Nam bộ chưa nhiều nên tác giả sẽ dùng
phương pháp điền dã để thu thập thêm các tài liệu có thể cịn được giữ lại trong
nhân dân. Là một đề tài thuộc mảng lịch sử cổ trung, phải phân tích nhiều thơng tin
được ghi chép từ nhiều thế kỷ trước, tác giả sử dụng thêm các phương pháp so sánh,
đối chiếu, tổng hợp ghi chép giữa các sách cổ để tìm ra thơng tin chính xác nhất.
5. Đóng góp của đề tài
 Về mặt khoa học
Thu thập, tổng hợp và xây dựng hồn chỉnh một tài liệu về q trình xác lập
chủ quyền và khai thác tài nguyên vùng biển đảo Tây Nam bộ trong một thế kỷ
rưỡi. Từ đó, tác giả xác định được:
-

Tầm quan trọng của vùng biển Tây Nam bộ đối với công cuộc xác lập,
khẳng định chủ quyền lãnh thổ - lãnh hải Việt Nam;

-

Tác động của quá trình xác lập chủ quyền và khai thác tài nguyên vùng
biển đảo Tây Nam bộ đối với vùng đất Nam bộ về mặt văn hóa, xã hội;

-

Đặc điểm của quá trình xác lập chủ quyền và khai thác tài nguyên vùng
biển đảo Tây Nam bộ.


Đồng thời, đề tài hoàn thành sẽ góp phần đưa ra những luận điểm chứng
minh rằng trong hơn một thế kỷ rưỡi này, chính quyền và người dân Việt Nam
không thụ động trước biển mà ngược lại là luôn xem trọng biển. Những điều này sẽ
phần nào khỏa lấp một mảng trống trong nghiên cứu lịch sử vùng Nam bộ.
 Về mặt thực tiễn
Như đã khẳng định ngay trong phần lý do chọn đề tài, đề tài “Quá trình xác
lập và khai thác chủ quyền của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trên vùng
biển Tây Nam bộ (từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX)” đáp ứng nhu cầu tìm
hiểu tri thức khoa học về biển đảo đang thiếu. Đồng thời, đề tài cũng đi đúng vào
hướng ưu tiên trong Kế hoạch Chiến lược KHCN ĐHQG - HCM 2011-2015 về
hướng nghiên cứu biển đảo. Đề tài được hồn thành có thể được dùng làm tài liệu
tham khảo cho những ai yêu thích lĩnh vực này.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

6. Bố cục của đề tài
Đề tài ngoài phần Mở đầu và Kết luận gồm có 3 chương
Chương 1: Khái quát chung về vùng biển Tây Nam bộ
1.1 Vị trí địa lý vùng biển Tây Nam bộ
1.2 Địa hình, đặc điểm khí tượng hải văn
1.2.1 Địa hình
1.2.2 Đặc điểm khí hậu và hải văn
1.2.2.1 Đặc điểm khí hậu
1.2.2.2 Đặc điểm hải văn

1.3 Tài nguyên vùng biển Tây Nam bộ
1.4 Tầm quan trọng của vùng biển Tây Nam bộ đối với việc đảm bảo an ninh
quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
Chương 2: Quá trình xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn và vương
triều Nguyễn trên vùng biển Tây Nam bộ (từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ
XIX)
2.1 Nhận thức của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đối với việc xác
lập chủ quyền trên vùng biển Tây Nam bộ
2.2 Các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn xác lập chủ quyền của Việt Nam
trên vùng biển Tây Nam bộ (từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX)
2.2.1 Dưới thời các chúa Nguyễn (thế kỷ XVIII)
2.2.1.1 Họ Mạc và công cuộc khai phá vùng Hà Tiên
2.2.1.2 Chúa Nguyễn thụ đắc vùng biển Hà Tiên từ họ Mạc
2.2.1.3 Chúa Nguyễn tổ chức, bảo vệ lãnh thổ - lãnh hải Tây Nam bộ
2.2.2 Dưới thời các vua Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX)
2.2.2.1 Tiếp tục xác lập và củng cố đơn vị hành chính nhằm quản lý vùng
biển Tây Nam bộ
2.2.2.2 Hoạt động bảo vệ chủ quyền vùng biển Tây Nam bộ của các vua
nhà Nguyễn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

Chương 3: Tổ chức khai thác vùng biển Tây Nam bộ dưới thời các chúa
Nguyễn và vương triều Nguyễn
3.1 Hoạt động khai thác vùng biển Tây Nam bộ dưới thời các chúa Nguyễn

3.1.1 Khai thác nguồn lợi sinh vật vùng biển Tây Nam bộ
3.1.2 Khai thác nguồn tài nguyên trên các đảo
3.1.3 Các thương cảng và hoạt động thương mại đường biển
3.1.4 Khai thác nguồn tài nguyên ven biển
3.2 Hoạt động khai thác vùng biển Tây Nam bộ dưới thời các vua nhà Nguyễn
(1802-1858)
3.2.1 Chính sách của nhà Nguyễn đối với việc khai thác tài nguyên biển đảo
Tây Nam bộ
3.2.2 Các hoạt động khai thác tài nguyên vùng biển Tây Nam bộ
3.2.2.1 Khai thác nguồn lợi sinh vật vùng biển Tây Nam bộ
3.2.2.2 Khai thác nguồn tài nguyên trên các đảo
3.2.2.3 Các thương cảng và hoạt động thương mại đường biển
3.2.2.4 Khai thác nguồn tài nguyên vùng ven biển

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG BIỂN TÂY NAM BỘ
1.1 Vị trí địa lý vùng biển Tây Nam bộ
Vùng biển đảo Tây Nam thuộc chủ quyền Việt Nam gồm vùng biển tỉnh
Kiên Giang và một phần vùng biển phía Tây của tỉnh Cà Mau, là một phần của vịnh
Thái Lan (The gulf of Thailand), nằm về phía đơng nam của vịnh và phía Tây của
đồng bằng sơng Cửu Long (Mekong delta). Trong nhiều bản đồ cổ của phương Tây,
vùng biển này được ghi bằng tiếng Anh với tên The gulf of Siam (vịnh Xiêm La).
Vịnh Thái Lan là vịnh nửa kín, bao quanh bởi bốn nước Việt Nam,

Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Vịnh kéo dài từ mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau, Việt
Nam) đến thành phố Kota Baru (Malsaysia) và thơng ra biển Đơng về phía đơng
nam. Diện tích vịnh khoảng 300.000km2 với chiều dài lớn nhất là 628km, độ sâu
trung bình khoảng 60 và nơi sâu nhất là 80m [42, viii], [xem hình 1.1].

Hình 1.1 : Vịnh Thái Lan trong biển Đơng
(Nguồn: Tập đồn Dầu khí Việt Nam, />Xét về mặt địa lý, cực Tây của vịnh nằm ở kinh độ 99030 Đông (eo biển
Kra), cực Đông ở kinh độ 104 048 Đông (bờ biển U Minh), cực Bắc ở vĩ độ 13 032

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

Bắc (cửa sông Ménam), cực Nam ở vào vĩ độ 5 030 Bắc (Khota Baru). Vịnh có hình
dáng như một hình thoi khá đều cạnh. Đỉnh phía Bắc của vịnh là vùng lõm Bangkok
ở cửa sông Chao Phraya, gần Bangkok [22]. Khu vực đề tài nghiên cứu có vị trí cụ
thể như sau:
- Phía bắc đơng bắc đến đông nam giáp hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau;
- Phía bắc đơng bắc đến bắc tây bắc giáp hai tỉnh KamPot và Kam Pongthom
của Campuchia;
- Phía bắc tây bắc, tây bắc, tây, tây nam, nam đến đông nam giáp vùng ngoài
khơi vịnh Thái Lan.
Hai tỉnh ven biển tiếp giáp với biển tây nam trong vịnh Thái Lan là tỉnh Kiên
Giang và Cà Mau.
Tỉnh Cà Mau được thành lập cuối năm 1996, diện tích tự nhiên là 5.211 km2,
bằng 13,1% diện tích vùng đồng bằng sơng Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả
nước [69]. Tỉnh có 8 huyện và một thành phố (gồm thành phố Cà Mau, các huyện

Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn và
Phú Tân). Dân số tỉnh là 1.200.000 người (2005). Mật độ dân số trung bình 230
người/km2. Trong đó, người Kinh chiếm 97% dân số, số cịn lại là người Khmer,
người Hoa và một số dân tộc ít người khác [62] [xem hình 1.2]. Vị trí địa lý tỉnh cụ
thể như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang
- Phía đơng bắc giáp tỉnh Bạc Liêu
- Phía đơng và đơng nam giáp biển Đơng
- Phía Tây giáp vịnh Thái Lan
Tỉnh Cà Mau có đường bờ biển dài 254km chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả
nước. Trong đó, vùng biển nằm trong vịnh Thái Lan có chiều dài 147km, vùng thềm
lục địa của tỉnh rộng khoảng 71.000km2 (gồm vùng biển, thềm lục địa và các cụm
đảo gần bờ). Theo quy hoạch phát triển kinh tế của Việt Nam, biển đảo Cà Mau
thuộc trọng tâm của vùng biển Mũi Dinh - Cà Mau và Cà Mau - Hà Tiên [15, tr

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

124]. Đây là cơ hội cho tỉnh phát triển trong tương lai. Cà Mau có các đảo hịn
Khoai, hịn Chuối, hịn Bương và hịn Đá Bạc, diện tích khoảng 5 km2.
Hòn Khoai (2) (tên gọi này xuất phát từ hình dáng giống củ khoai) hay cịn
gọi là Giáng Hương, hòn Độc Lập, Poulo Obi (thời Pháp thuộc), hòn Vu (Đại Nam
thực lục). Vị trí hịn cách mũi Cà Mau khoảng 15 km, nằm về phía tây nam thị trấn
Năm Căn thuộc huyện Ngọc Hiển. Đây thực chất là một quần đảo gồm 5 đảo nhỏ:
hòn Khoai, hòn Sao, hịn Đồi Mồi, hịn Đá Lẻ, hịn Tương. Trong đó, hịn Khoai cao
nhất (318 m) trải dài theo hướng đơng bắc - tây nam.

Về địa hình, quần đảo này là đảo đá, đồi có nguồn tài nguyên rừng nguyên
sinh phong phú với các loại gỗ quý, giá trị kinh tế cao. Nhiều loại thảo dược được
phát hiện. Đặc biệt, hang Chùa (phía Tây đảo) có khe suối nước ngọt quanh năm.
Chính vì điều kiện thiên nhiên tốt, có khả năng sinh sống nên từ rất sớm, những cư
dân ven bờ biển Hà Tiên - Cà Mau và thuyền buôn các nước thường đến đảo lấy
nước ngọt và khai thác hải sản.
Hịn Chuối (nhiều người giải thích rằng vì trên đảo có nhiều chuối sứ nên
gọi tên như vậy) nằm cách cửa biển sơng Đốc 17 hải lý về phía tây, độ cao gần 170
m so với mặt nước biển. Năm 2007, số dân trên đảo khoảng 200 người. Đảo có
nguồn tài nguyên rừng nguyên sinh.
Hòn Bương hay còn gọi là hịn Bng. Thực chất, đây là những khối đá
chồng lên nhau. Hịn có nhiều cây bần biển.
Hịn Đá Bạc thuộc huyện Trần Văn Thời, cách thành phố Cà Mau 50km
đường thủy, có diện tích khoảng 6,4 ha. Cụm đảo gồm hòn Ngộ, hòn Trội và hòn
Đá Bạc, nằm chếch về phía tây nam bán đảo Cà Mau.
Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía tây nam Việt Nam [xem hình 1.3]. Dân số tỉnh
là 1.655.000 người (2005). Diện tích tự nhiên tỉnh là 6.269 km2, với 5.638 km2 đất
liền và 631 km2 hải đảo [15, tr 118]. Dân số toàn tỉnh là 1.705.539 người (2007; mật
độ dân số trung bình: 269 người/km2, chủ yếu là người Kinh, người Hoa, Việt gốc
Chăm và Khmer. Tỉnh Kiên Giang có 14 đơn vị hành chính: thành phố Rạch Giá,
thị xã Hà Tiên, huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải, huyện Kiên Lương, huyện Hòn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Gò Quao, huyện Giồng Riềng,

huyện An Biên, huyện An Minh, huyện U Minh Thượng, huyện Vĩnh Thuận. Vị trí
địa lý tỉnh như sau:
- Phía Tây giáp vịnh Thái Lan (đường bờ biển dài 200km)
- Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu;
- Phía Đơng và đơng nam giáp tỉnh Cần Thơ và tỉnh An Giang
- Phía Bắc giáp Campuchia (đường biên giới đất liền 56,8km)
Vùng biển của tỉnh rộng hơn 63.200 km², đường bờ biển dài 200km với hơn
100 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo thuộc tỉnh Kiên Giang có thể chia thành 5 nhóm đảo
chính là quần đảo Hải Tặc (còn gọi là quần đảo Hà Tiên), quần đảo Bà Lụa, quần
đảo An Thới, quần đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu (Châu).
Quần đảo Hải Tặc (thuộc xã Tiên Hải, thị xã Hà Tiên) gồm 16 hòn đảo cách
bờ biển Hà Tiên 11 hải lý (1 hải lý =1,852 km) và cách đảo Phú Quốc 16 hải lý.
Tên gọi đảo xuất phát từ việc các nhóm hải tặc Triều Châu, Hải Nam (Trung Quốc)
thường trú tại đảo để cướp thuyền bn đi qua khu vực này. Hịn lớn nhất quần đảo
là hịn Đốc, trên hịn có nhiều tre nên trong các sách cổ sử gọi là hòn Tre lớn.
Nguồn tài nguyên trên đảo gồm rừng, các loại gỗ quý và đất (có thể trồng trọt).
Vùng nước xung quanh đảo có nhiều hải sản như cá, tơm, vích,…
Quần đảo Bà Lụa (3) (thuộc xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương) gồm các đảo
lớn như Dê Lớn, Đội Trưởng, Sơn Tế, Nhum Trịn, Nhum Bà, Nhum Ơng và nhiều
đảo nhỏ như đảo Một, Lô Cốc, Đá Lửa, Heo, Dê, Nứa (Ngoa), Bơi Trương (Ngang),
Rễ Nhỏ, Rễ Lớn, Nhum Một, Nhum Hai, Nhum Ba, Bờ Đập, Ơng Tiều, Nhum
Giếng, Nhum Hà, Mâm Xơi, Sơ Rơ, Đầm, Vong, Chen, Lam (Ba Hòn Lò), Sơn Tế
Nhỏ, Dừa, Dựng, Dứa…Trên quần đảo Bà Lụa có nhiều loại cây gỗ quý như gỗ
huỳnh, lau táu, kiền kiền, bằng lăng,…. Cây sơn được trồng trên nhiều đảo. Nông
sản có cà phê, dừa, chuối [22].
Quần đảo An Thới gồm khoảng 15 hòn đảo, nằm dọc theo hướng bắc nam,
gồm các hịn: Dâm, Dừa, Rọi, Thơm, Đụng (Vang), Buồm (Móng Tay), Gầm Ghì
(Vơng Ngang), Mây Rút Trong (Vơng), Mây Rút Ngoài (Mây Rút), Dơi (Trang),

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20

Kim Quy, Tây, Tranh (Đá Bàn), Dãi Đá (Khơ)... (và hai đảo rất nhỏ nữa cùng có tên
là hịn Khơ). Các đảo có người ở là hịn Thơm, hịn Rọi, hịn May Rút Ngồi. Tổng
diện tích đất nổi là 7,64 km2, dân số khoảng 3.000 người. Đảo lớn nhất là đảo hòn
Thơm.
Quần đảo Nam Du (hay còn gọi là Poulo Dama, Củ Tron – tên hòn đảo lớn
nhất) gồm 21 đảo, hịn: Củ Tron, Ngang, Mấu, Ơng, Bờ Đập Lớn, Bờ Đập Nhỏ,
Nồm Trong, Nồm Ngoài, Nồm Giữa, Lò Lớn, Lò Nhỏ, Bỏ Áo, Tre, Dâm, Đụng
Lớn, Đụng Nhỏ, Nhàng, Hàn, Mốc, Dầu, Khô (4). Quần đảo thuộc địa bàn 2 xã An
Sơn và Nam Du, huyện Kiên Hải. Đây là nơi Gia Long từng ra ở trong thời gian xảy
ra cuộc chiến với nhà Tây Sơn.
Quần đảo Thổ Chu (Châu): thuộc xã đảo Thổ Châu, thuộc huyện đảo Phú
Quốc tỉnh Kiên Giang, khoảng 8 đảo lớn nhỏ của quần đảo là các hịn: Thổ Chu,
Hàng (Nhạn), Khơ, Kèo Ngựa (Ile de Pie), Từ, Cao Cát, Mõ. Quần đảo nằm cách
mũi Cà Mau khoảng 157 km, cách đảo Phú Quốc 100 km về phía tây nam. Trong
đó, Thổ Chu là đảo lớn nhất. Quần đảo có tên gọi Mã Lai là Poulo Panjang nghĩa
là cù lao dài. Quần đảo có nguồn tài nguyên lâm sản (rừng nguyên sinh với các loại
gỗ lớn và dược liệu), hải sản (là ngư trường lớn của tỉnh Cà Mau), có nguồn nước
ngọt quanh năm và đa dạng sinh học cao (hệ thực vật trên bờ có ít nhất 200 lồi và
99 lồi san hô biển đã được xác định). Khoảng thế kỷ XVIII, theo những ghi chép
trong Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, đảo đã có người sinh sống và khai
thác nguồn tài nguyên. Đây cũng chính là nơi Nguyễn Ánh trú ngụ đến 3 lần trong
cuộc “tẩu quốc”. Hòn Nhạn của quần đảo đã được chọn làm điểm chuẩn A1 của
đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Số lượng đảo trong vùng biển này ít so với các vùng biển miền Trung và đặc

biệt là khu vực biển miền Bắc Việt Nam (5). Trong các đảo này, một số ít đảo có
diện tích lớn, đủ điều kiện tự nhiên để con người sinh sống. Hai huyện đảo trong
vùng là Phú Quốc và Kiên Hải. Huyện đảo Phú Quốc là huyện đảo thuộc nhóm đảo
tiền tiêu biên giới. Kiên Hải là huyện đảo thuộc nhóm các huyện đảo tiền tiêu.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

21

Huyện đảo Phú Quốc gồm các đảo như Phú Quốc, Thổ Chu, quần đảo An
Thới và nhiều đảo nhỏ khác. Huyện đảo có tổng diện tích 593km2, đảo Phú Quốc có
diện tích lớn nhất (561,65 km2). Đảo nằm ở 10000 ’00 ’’ đến 10027’00 ’’ vĩ độ Bắc và
103050’30 ’’ đến 104005 ’13 ’’ kinh độ Đông; chiều dài bắc - nam là 49 km, chỗ rộng
nhất ở phía Bắc là 27km, chỗ hẹp nhất ở phía Nam là 3km. Phú Quốc cách thị xã Hà
Tiên 46 km, cách Rạch Giá 115 km [25, tr 305].
Huyện đảo Kiên Hải có vị trí địa lý từ 9039’ đến 8 046’ độ vĩ Bắc và từ
104012’ đến 104023’ độ kinh Đông, được thành lập trên cơ sở một số cụm đảo như
Nam Du, hòn Tre, hòn Rái phân bố khá phân tán. Địa hình các đảo khá nhỏ, tổng
diện tích là 27,9 km2 [25, tr 300]. Hai huyện đảo này “có đường bờ biển với các núi
nằm sát bờ biển và cửa sông thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở quân sự và quân
cảng biển. Địa hình bằng phẳng ở nửa phía Nam và Tây của đảo thuận lợi cho việc
xây dựng sân bay” [25, tr 309].
Những ghi chép về vùng biển đảo Hà Tiên - Kiên Giang - Cà Mau trong Gia
Định thành thơng chí, Đại Nam thực lục đều ghi rõ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
và nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đồng với hiện trạng của vùng biển đảo này
ngày hôm nay. Điều này cho thấy, sự biến đổi về mặt điều kiện tự nhiên của vùng
nghiên cứu, sau gần 300 năm, là không đáng kể.

Đảo Trúc: ở huyện Kiên Giang, làm ngoại án hải cảng, chu vi 20 dặm,
hang động thâm u, sản xuất yến sào. Nguyên xưa có dân ở, nay đã đi nơi
khác…
Đảo Thổ Chu: đảo này làm một viễn án cho 2 huyện Kiên Giang và Long
Xuyên, có một tên nữa gọi là đảo Sạn Trục; chu vi độ 100 dặm, cây cối
rườm rà, hang động u ảo, sản xuất yến sào, đồi mồi, ba ba, hải sâm, cũng
có nhân dân đấy….
Đảo Vu: ở trong biển thuộc huyện Long Xuyên, có tên nữa gọi là Ba tiêu
viên (vườn chuối); rộng ước vài mươi dặm, có suối treo, nước ngọt, 4
mùa không khô cạn, thuyền buôn các nước qua lại phải đậu ở đấy để lấy
củi nước;…
Đảo Cổ Công: ở phía Tây huyện Hà Châu, phía Đơng cảng Hương Úc,
chu vi 16 dặm; đá núi cao chọn, cây cối rập rợp, dưới có vùng sâu, ngồi
có bình chướng, ghe thuyền qua lại thường phải đậu nghỉ ở đấy…

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

22

Đảo Cổ Cốt: ở phía Tây đảo Cổ Công, chu vi 50 dặm, cách đảo Giang
Khảm trong biển Đại đồng, thuộc địa đầu nước Xiêm,…
Biển: Đất Hà Tiên ở phía Tây tỉnh An Giang, long mạch địa thế chạy ra
giữa biển, lần qua hướng Nam có đảo Tiểu Thự đứng ngồi biển ngăn
che sóng lớn mà bồi thành doi cát, có các đảo nhỏ đứng dăng la liệt. Từ
phía Tây lên phía Bắc qua phía Nam cửa biển Xiêm. Trung gian chỗ biển
ấy có vùng rộng làm thành trì hiểm yếu cho tỉnh Hà Tiên. Lại có cồn vực
sâu khác nhau, có nhiều cá lớn, hải sâm, đồi mồi, hàu sị, tơm, cá cơm,

hải cảnh và ốc tai voi….[41, tr 62-63].
1.2 Địa hình, đặc điểm khí hậu - hải văn
1.2.1 Địa hình
Vùng biển Tây Nam có độ sâu tương đối nơng, trung bình khoảng 45m và
sâu lớn nhất là 80m. Do nằm gần bờ, vùng biển Tây Nam giáp hai tỉnh Kiên Giang
và Cà Mau có địa hình khá đơn giản và bằng phẳng so với các khu vực khác còn lại.
Tại các khu vực gần đảo và quần đảo, địa hình đáy biển tương đối dốc hơn. Đáy
vịnh Thái Lan gồm một lớp bùn lỏng nằm trên cát. Bùn lỏng chứa nhiều H2S lẫn vỏ
sò ốc rong rêu, tùy nơi mà có màu ơliu hay màu xanh, màu đỏ (màu đỏ chủ yếu do
đất feralit ở trên bờ mang xuống) [48, tr 283-284], [xem hình 1.4 và hình 1.5 (phụ
lục)].

Hình 1.4: Sơ đồ các bậc địa hình ở biển Đông [3, tr 45]

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

23

Đảo lớn nhất trong vùng là Phú Quốc. Xét về mặt hình thái địa hình, đảo Phú
Quốc có thể phân thành 3 vùng: vùng núi trung tâm gồm toàn bộ dãy núi Hàm Ninh
từ đường đẳng cao 50 m tới cao độ 552 m, chiếm 26,3% diện tích tồn đảo; vùng
đồi núi ven biển chiếm 71,2% diện tích toàn đảo; vùng đồng bằng ven biển với độ
cao từ 0-50 m, chiếm 2,5% diện tích tồn đảo [47, tr 89].
Bờ biển vùng Cà Mau - Rạch Giá - Hà Tiên bằng phẳng và khơng cao, có
nhiều vụng được cấu tạo giữa những khối núi nhô ra vịnh [48, tr 283]. Vùng đất ven
biển khơng màu mỡ, có độ axit cao. Vì vậy, những lớp cư dân người Việt đến đây
khơng sống hồn tồn bằng nơng nghiệp mà kết hợp với khai thác tài nguyên lâm

sản, đặc biệt là thủy hải sản và sử dụng điều kiện thuận lợi về mặt địa lý để xây
dựng cảng biển và p hát triển thương mại [xem hình 1.6].

Hình 1.6: Đồng bằng Trung và Tây Nam bộ (không kể các đảo) [48, tr 256]
Vùng biển đảo Tây Nam thực chất là một trũng nội lục Kainozoi, chồng lên
phía đơng bắc là cấu trúc rìa lục địa tích cực MZ muộn Đà Lạt, phía Tây là đai tạo
núi Indonoisini Mekong Srepok-Tây Nam. Địa chất khu vực bán đảo Cà Mau, khu
vực Hà Tiên, quần đảo Nam Du, đảo Phú Quốc (cùng quần đảo An Thới) có giá trị
kỳ quan, di sản chất [47, tr 87] [xem bảng 1.1].
Trong đó, Phú Quốc là đảo lớn nhất, được cấu tạo từ lục nguyên Mesozoi
của hệ tầng Phú Quốc, các trầm tích Đệ Tứ của hệ tầng Long Toàn, hệ tầng Long

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×