Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Tìm hiểu các loại sách viết bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát trong bộ di sản hán nôm việt nam thư mục đề yếu công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA/ BỘ MÔN: VĂN HỌC – NGƠN NGỮ

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƢỜNG
NĂM 2014

TÌM HIỂU CÁC LOẠI SÁCH VIẾT BẰNG THỂ THƠ
LỤC BÁT VÀ SONG THẤT LỤC BÁT TRONG BỘ

DI SẢN HÁN NÔM VIỆT NAM THƢ MỤC ĐỀ YẾU

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Lê Đặng Kim Phƣợng, VH - NN, 2012
Thành viên: Lê Thùy Yến Nhi, VH - NN, 2012
Nguyễn Thảo Mai Trâm, VH - NN, 2012

Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S. Nguyễn Văn Hoài


LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên
trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, các thầy cô giảng viên
khoa Văn học và Ngôn ngữ đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện cơng trình
nghiên cứu này. Việc thực hiện cơng trình nghiên cứu khơng những giúp chúng
em trau dồi kỹ năng nghiên cứu khoa học, mà còn giúp chúng em hiểu đƣợc thấu
đáo hơn về hai thể thơ lục bát và song thất lục bát, niềm tự hào của văn học dân
tộc Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng em chân thành biết ơn sự hƣớng dẫn, tƣ
vấn nhiệt tình của thầy Nguyễn Văn Hồi, cũng là giảng viên hƣớng dẫn chúng


em hoàn thành bài nghiên cứu này. Trong suốt thời gian nghiên cứu, thầy đã
thƣờng xuyên dốc thúc, nhắc nhở, giảng giải và sửa lỗi cho những thiếu sót mà
chúng em mắc phải, cũng nhƣ giúp chúng em thực sự hiểu đƣợc việc mình phải
làm để đạt kết quả cao.
Chúng em cũng chân thành cả ơn thầy Phan Nguyễn Kiến Nam – Quản lý
phòng lƣu trữ Hán Nôm thuộc khoa Văn học và Ngôn ngữ - đã tạo điều kiện cho
chúng em tiếp xúc với các tài liệu cần thiết trong việc dị tìm, tra cứu tƣ liệu cần
thiết cho cơng trình nghiên cứu.
Kính chúc q thầy cơ nhiều sức khỏe, lịng nhiệt tâm với công tác giảng
dạy để tiếp tục công việc đào tạo nên những thế hệ sinh viên có tài có đức, góp
phần xây dựng đất nƣớc ngày một thịnh vƣợng phồn vinh.


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................................... 2
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 4
3.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 4
3.2. Nhiệm vụ của đề tài............................................................................................ 4
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 5
4.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 5
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI........................ 6
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 6
5.2. Phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài ................................................................ 6
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 6
7. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN .................................................. 7
8. MỘT SỐ QUY ƢỚC ................................................................................................ 7
8.1. Về các thuật ngữ đƣợc sử dụng trong đề tài ........................................................... 7

8.2. Về cách đánh số thứ tự và đề tên tác phẩm/đầu sách trong phần Phụ lục ................. 10
B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 14
CHƢƠNG 1 ................................................................................................................. 14
1.1. ĐẶC TÍNH ............................................................................................................ 14
1.1.1. Đặc tính của thơ lục bát ..................................................................................... 14
1.1.2. Đặc tính của thơ song thất lục bát........................................................................ 21
1. 2. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA THỂ THƠ LỤC BÁT VÀ SONG THẤT LỤC BÁT
................................................................................................................................... 26


CHƢƠNG 2 ................................................................................................................. 32
2.1. VĂN HỌC ............................................................................................................. 34
2.1.1. Văn học dân gian .............................................................................................. 34
2.1.2. Văn học viết ..................................................................................................... 36
2.2. TÔN GIÁO – TÍN NGƢỠNG – TRIẾT HỌC............................................................. 40
2.2.1. Tơn giáo: ......................................................................................................... 40
2.3. Y HỌC ................................................................................................................. 45
2.4. LỊCH SỬ .............................................................................................................. 46
2.5. CÁC ĐỀ TÀI KHÁC ............................................................................................... 47
CHƢƠNG 3 ................................................................................................................. 49
3.1. TRUYỆN THƠ ..................................................................................................... 50
3.2. DIỄN ÂM, DIỄN CA ............................................................................................. 52
3.3. NGÂM KHÚC ...................................................................................................... 56
3.4. VĂN TẾ, ĐIẾU VĂN ............................................................................................. 60
3.5. CA DAO ................................................................................................................ 67
CHƢƠNG 4 ................................................................................................................. 72
4.1. NHỮNG VẤN Đề CHUNG VỀ HỮU DANH VÀ KHUYẾT DANH ........................... 72
4.2. NGUYÊN NHÂN KHUYẾT DANH ......................................................................... 73
C. KẾT LUẬN.............................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 81



1

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ khi ra đời năm 1993, bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề
yếu (1) đã chứng tỏ tầm quan trọng cũng nhƣ sự cần thiết của nó trong việc
tìm hiểu thƣ tịch cổ của dân tộc ta. Với bộ thƣ mục, ngƣời nghiên cứu sẽ
tìm kiếm đƣợc những đề mục tác phẩm, đầu sách cần thiết, cũng nhƣ nội
dung sơ lƣợc của đối tƣợng tìm hiểu phục vụ cho việc nghiên cứu của mình
mà khơng cần phải lục tìm trong kho lƣu trữ, vừa mất thời gian, vừa làm
ảnh hƣởng đến chất lƣợng sách đã quá xƣa cũ.
Sinh viên khối xã hội chúng tôi là một trong những đối tƣợng cần
phải sử dụng, khai thác những tiện ích mà bộ Di sản mang đến để phục vụ
cho việc học tập và nghiên cứu khoa học. Trong quá trình tiếp xúc với bộ
Di sản, chúng tôi đã ghi nhận đƣợc sự xuất hiện với tần suất đáng kể những
đầu sách chứa tác phẩm viết bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát. Đây
là hai thể thơ đặc trƣng của văn học Việt Nam, phủ trùm trên khắp các lĩnh
vực đề tài và thể loại, đến nỗi GS. Cao Huy Đỉnh đã phải thốt lên: “Lục bát
vạn năng”. (2)
Trong kho tàng văn học Việt Nam, thơ lục bát và song thất lục bát
đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Trải qua thời gian tồn tại và phát triển
lâu dài, thơ lục bát và song thất lục bát đã trở thành phƣơng tiện diễn đạt
quen thuộc trong nhiều lĩnh vực đời sống. Trong giai đoạn khó khăn về in
ấn sách vở, về trình độ học hành, với những ƣu điểm vƣợt trội: dễ làm, dễ
thuộc, dễ lƣu truyền của lục bát và song thất lục bát, ta có thể bắt gặp lục
bát và song thất ở bất kỳ hình thức nào: ở những làn điệu ca dao, dân ca,
1


: Từ lúc này tên bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu sẽ đƣợc viết tắt là
Di sản.
2
: Cao Huy Đỉnh - Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam. H., 1974,
tr.114


2

những câu chuyện lịch sử hào hùng từ thời Hùng Vƣơng dựng nƣớc, nỗi ai
oán của cung nhân trong cung lạnh, những câu chuyện cổ tích, sự tích, thần
tiên, rồi cả những bài thuốc trị bệnh từ bình thƣờng đến nan y,… Ta cũng
có thể gặp ở bất kỳ nơi đâu: từ nhà ra ngõ, trên cánh đồng, trên chiếc võng
ru, trong cả những câu nói hàng ngày,… Và cũng có thể xuất hiện trên mơi
bất kỳ ai: những bà mẹ quê ru con trên giá võng, những cô gái chàng trai
đƣa đẩy câu hát quên đi mệt nhọc của cuộc sống cần lao, cả những cô cậu
bé hài đồng cũng có thể “xuất khẩu thành thi” đơi ba câu lục bát hoặc song
thất,…
Điều này đƣợc phản ánh qua sự thống kê và giới thiệu của bộ Di
sản, song do đặc thù của bộ Di sản nên các tác phẩm ấy không đƣợc thống
kê và phân loại tập trung cho một lĩnh vực. Với mong muốn tìm hiểu cụ thể
số lƣợng tác phẩm đƣợc viết bằng thể lục bát và song thất lục bát ở từng
lĩnh vực đề tài, thể loại và tác giả, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu
này nhằm tìm hiểu một cách rõ ràng hơn tính chất “vạn năng” của thơ lục
bát, đánh giá chính xác hơn vai trị của lục bát và song thất lục bát trong
lịch sử văn học cũng nhƣ đời sống của ngƣời Việt thời trung đại.
Thể thơ lục bát và song thất lục bát là thể thơ cổ, nhƣng không bao
giờ cũ, với những ƣu điểm vƣợt trội của mình, nó vẫn tiếp tục trở thành
nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều ngƣời, vì vậy có thể chắc chắn, việc

nghiên cứu thơ lục bát sẽ vẫn đƣợc tiếp tục trong tƣơng lai với nhiều góc
nhìn mới, nhiều vấn đề mới. Đề tài mà chúng tôi thực hiện hi vọng sẽ có
những đóng góp thiết thực cho các nghiên cứu mới nữa này về thơ lục bát.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Thơ lục bát và song thất lục bát mang trong mình những ƣu điểm
mà các thể thơ khác khơng dễ có đƣợc, nhờ hình thức thể hiện đơn giản: dễ
làm, dễ nhớ, dễ thuộc; thuận tiện để phát triển thành một tác phẩm trƣờng
thiên dài hàng nghìn câu; mà lại rất phù hợp để truyền tải thông tin bằng
truyền miệng trong điều kiện thiếu thốn sách vở, điều kiện học hành, in ấn
tài liệu. Với những ƣu điểm vƣợt trội ấy, lục bát và song thất lục bát đã có


3

một thời kỳ lịch sử rất dài gắn bó đậm nét trong đời sống ngƣời dân Việt
Nam.
Tuy là một thể thơ đại chúng nhƣ thế, song việc đi tìm nguồn gốc
chính xác của lục bát và song thất lục bát vẫn là một vấn đề làm đau đầu
các nhà nghiên cứu. Rất nhiều các giả thuyết đã đƣợc các học giả đặt ra
nhằm giải đáp cho vấn đề trên, có thể kể đến:
Hoa Bằng với bài viết “Thử xét một số tài liệu có liên quan đến thể
lục bát”, đăng trong Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, số 42, 7/1958.
Nguyễn Đổng Chi với tác phẩm Việt Nam cổ văn học sử, xuất bản
lần đầu năm 1941.
Phan Diễm Phƣơng với tác phẩm Lục bát và song thất lục bát, Nxb
KHXH, 1998.
Nguyễn Xuân Đức trăn trở khi “Đi tìm nguồn gốc thể lục bát Việt
Nam”, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6-2004.
Hoặc là những nghiên cứu về lục bát và song thất lục bát trong
những nghiên cứu chung về tiến trình lịch sử văn học dân gian:

Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,
xuất bản năm 1974.
Và còn nhiều nhà nghiên cứu khác vẫn trăn trở với đề tài này nhƣ
GS. Đinh Gia Khánh, PGS. Chu Xuân Diên,…
Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu thơ lục bát và song thất lục bát vẫn
còn bỏ ngỏ khá nhiều. Chẳng hạn ai cũng hình dung đƣợc lục bát và song
thất lục bát có tính đại chúng, song tính đại chúng ấy đƣợc thể hiện ra sao?
Thơ lục bát và song thất lục bát đã đƣợc sử dụng ở những lĩnh vực đề tài cụ
thể nào, thể loại cụ thể gì? Vai trị của những thể loại, đề tài văn học mà thơ
lục bát và song thất lục bát thể hiện nhƣ thế nào trong văn học và cả trong
đời sống nhân dân? Chúng ta hình dung đƣợc, song chƣa có cơ sở số liệu


4

chắc chắn, cụ thể để chứng minh điều ấy. Vì vậy, việc nghiên cứu tƣờng tận
và hai thể thơ lục bát và song thất lục bát vẫn sẽ còn tiếp diễn lâu dài, dƣới
nhiều góc độ hơn.
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi không đặt nhiều tham vọng vào
việc làm rõ một vấn đề, vì điều đó cần thời gian nghiên cứu lâu dài và sâu
rộng. Ở đây, chỉ với sự khảo sát từ bộ Di sản cùng với sự tham khảo nhiều
tài liệu từ các nhà nghiên cứu trƣớc đó, chúng tơi chỉ có thể đặt và giải
quyết vấn đề một cách khái quát, mở đƣờng cho những nghiên cứu kỹ
lƣỡng, cụ thể hơn khi có điều kiện.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu một cách cụ thể số lƣợng những tác phẩm đƣợc viết bằng
thể thơ lục bát và song thất lục bát trong kho thƣ tịch Hán Nôm Việt Nam,
giới hạn trong phạm vi bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu.
Thông qua những con số thống kê, phân loại cụ thể về những tác phẩm viết

bằng hai thể thơ này, các nhà nghiên cứu sẽ có đƣợc những số liệu cụ thể,
sinh động để minh chứng cho điều mà ngƣời ta thƣờng nói: “lục bát vạn
năng!”.
Đề tài sẽ cho những số liệu cụ thể về số lƣợng tác phẩm đƣợc viết
bằng hai thể thơ này ở từng lĩnh vực, nhƣ văn học, lịch sử, triết học, ngôn
ngữ, y dƣợc, kinh điển Nho gia, tôn giáo,…thông thƣờng chúng đƣợc định
danh thể loại bằng các tên gọi nhƣ: truyện, tân truyện, diễn âm, diễn ca,
diễn nghĩa, ca, ngâm, khúc, ngâm khúc, vịnh, vãn, tế (tế văn),…
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Nêu lên số lƣợng các tác phẩm văn học và phi văn học đƣợc viết
bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát đƣợc phân loại theo từng phƣơng
diện đề tài, thể loại và tác giả.
- Dựa trên những nghiên cứu trƣớc đó về thơ lục bát và song thất
lục bát: lịch sử hình thành và phát triển, niêm luật, phạm vi ứng dụng…


5

cùng với những số liệu có đƣợc, đóng góp một vài đánh giá, nhận xét về sự
“vạn năng” của thơ lục bát trong văn học trung đại.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Cơ sở lý luận
Để có cơ sở nêu lên những đánh giá của mình về các tác phẩm viết
bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát, chúng tôi đã sƣu tầm và tham khảo
một số tài liệu hữu ích về văn học Việt Nam thời trung đại, các tác phẩm
nghiên cứu riêng về hai thể thơ lục bát và song thất lục bát của các học giả,
nhà nghiên cứu nhƣ:
Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Lịch sử văn học Việt Nam,
Nxb Giáo Dục, 1978.
Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,

Nxb KHXH, 1976.
Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam – Hình thức và
thể loại, Nxb TPHCM, 1999
Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam,
Nxb Giáo Dục, 1999.
Phan Diễm Phƣơng, Lục bát và song thất lục bát – Lịch sử phát
triển, đặc trưng thể loại, Nxb KHXH, 1998.
Cùng một số bài viết của các tác giả Nguyễn Xuân Đức, Lại
Nguyên Ân, Lâm Giang,… đăng trên các tạp chí văn học, các thông báo
Hán Nôm của Viện nghiên cứu Hán Nôm,…
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt hiệu quả tốt nhất cho cơng trình nghiên cứu này, chúng tơi
đã vận dụng một số phƣơng pháp cần thiết, thiết thực :


6

- Phƣơng pháp khảo sát, thống kê và phân loại : Khảo sát số lƣợng
các đầu sách đƣợc viết bằng thể lục bát và song thất lục bát trong bộ Di sản,
thống kê số lƣợng và phân loại theo từng phƣơng diện riêng biệt : phƣơng
diện định danh đề tài, phƣơng diện định danh thể loại và phƣơng diện hữu
danh khuyết danh.
- Phƣơng pháp so sánh các loại hình văn học sử : Với việc vận
dụng phƣơng pháp so sánh các loại hình văn học sử, chúng tơi sẽ có hiểu
biết cụ thể, rõ ràng, khu biệt về lĩnh vực thể loại của tác phẩm để sự phân
loại đƣợc chính xác.
- Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành : Kết hợp nghiên cứu các lĩnh
vực có liên quan ngồi văn học nhƣ lĩnh vực lịch sử, văn hóa,… để củng cố
cho lập luận khi nhận xét, đánh giá về vai trò của thơ lục bát và song thất
lục bát trong hoàn cảnh lịch sử của xã hội Việt Nam thời phong kiến.

5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các tác phẩm đƣợc viết bằng thể lục bát và song thất lục bát đƣợc
đề cập trong bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu.
5.2. Phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ khảo sát các tác phẩm đƣợc viết bằng thể thơ lục bát và
song thất lục bát xét trên các phƣơng diện đề tài, định danh thể loại và tác
giả giới hạn trong bộ Di sản Hán Nơm Việt Nam thư mục đề yếu.
6. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Góp một cái nhìn khái qt tƣơng đối toàn diện, cụ thể về số lƣợng
các tác phẩm viết bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát trên các phƣơng
diện lĩnh vực đề tài, định danh thể loại và tác giả đƣợc tập trung thống kê và
giới thiệu trong bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

7. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Thể thơ lục bát và song thất lục bát là những thể thơ đậm tính dân
tộc của văn học Việt Nam. Không chỉ ở địa hạt văn học, lục bát và song thất
lục bát còn “lấn sân” sang nhiều địa hạt khác nhƣ lịch sử, khoa học, tôn
giáo,… với vai trị một phƣơng tiện truyền tải thơng tin đắc lực, phù hợp
với điều kiện xã hội Việt Nam thời phong kiến thiếu thốn phƣơng tiện
thông tin, sách vở, in ấn khó khăn và trình độ dân trí hãy cịn thấp kém. Vì
vậy, các tác phẩm đƣợc sử dụng thơ lục bát và song thất lục bát chiếm một
số lƣợng rất đáng kể trong mọi lĩnh vực, đòi hỏi sự nghiên cứu dài lâu và
sâu rộng hơn của các học giả trong tƣơng lai. Đề tài chúng tôi thực hiện với
tính chất khảo sát, thống kê, đánh giá, hi vọng cung cấp những số liệu cụ

thể, hữu ích góp phần giúp cho những nghiên cứu sâu hơn về thể thơ lục bát
và song thất lục bát nói chung, và cụ thể hơn là trong từng phƣơng diện nhƣ
đề tài, thể loại hay tác giả sáng tác. Với những số liệu, bảng biểu đƣợc
thống kê cụ thể, đề tài sẽ góp phần chứng minh một cách thuyết phục lục
bát là một thể thơ vạn năng nhƣ nhiều ngƣời đã nhận xét.
8. MỘT SỐ QUY ƢỚC
8.1. Về các thuật ngữ đƣợc sử dụng trong đề tài
- Đầu sách: Trong đề tài “đầu sách” đƣợc hiểu là một tập sách
trong đó chứa một tác phẩm hoặc nhiều tác phẩm nhƣng chỉ có một nhan đề
và đƣợc đánh dấu khu biệt bằng một kí hiệu.
- Tác phẩm: Trong đề tài thuật ngữ “tác phẩm” đƣợc hiểu là một
cơng trình ngơn từ độc lập đƣợc viết ra bởi một tác giả nào đó. Trong bộ Di
sản một “tác phẩm” có thể bằng một “đầu sách” hoặc có thể là một phần
trong đầu sách đó.
Ví dụ:
Nhan đề số 657 DANH GIA QUỐC ÂM / 名家國音 kí hiệu AB.26
trong bộ Di sản là đầu sách chứa đến 3 tác phẩm:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

1. Chinh phụ ngâm bị lục / 征婦吟備錄 : ngâm khúc Nôm Chinh
phụ ngâm, phần chữ Hán của Đặng Trần Cơn, phần diễn Nơm của Đồn
Thị Điểm, có chú thích;
2. Phan Trần truyện trùng duyệt / 潘陳傳重閱 : truyện thơ Nơm
Phan Trần, có bài khải của Lão Y Thiên Khẩu Thủy Vũ (tức Vũ Hoạt, nói

theo kiểu chiết tự), và hơn 50 bài thơ vịnh truyện này;
3. Cung oán ngâm / 宮怨吟 : của Ôn Nhƣ Hầu Nguyễn Gia Thiều,
có thơ đề của Hạ Thái Nguyễn Vân Chƣơng/ 阮雲章, và thơ Tự tình tiểu
luận nói về nỗi nhớ ngƣời yêu.
Chúng tôi khảo sát, thống kê và phân loại các đầu sách theo các
phƣơng diện lĩnh vực đề tài, phƣơng diện định danh thể loại và phƣơng diện
hữu danh khuyết danh, do đó sẽ xuất hiện một số trƣờng hợp các tác phẩm
chứa trong các đầu sách tổng hợp có lĩnh vực đề tài, thể loại khơng giống
nhau, và những tác phẩm trong đó có thể có tác giả hoặc khuyết danh.
Trong trƣờng hợp đó đầu sách đƣợc phân loại có thể nhiều hơn một lĩnh
vực đề tài, thể loại, hoặc vừa là hữu danh, vừa là khuyết danh, tùy thuộc
vào tác phẩm chứa bên trong nó.
- Về phƣơng diện lĩnh vực đề tài: văn học, lịch sử, tôn giáo-tín
ngƣỡng, y học, kinh điển Nho gia, phong thủy, bói toán, giáo dục, địa lý,
triết học, …
- Về phƣơng diện định danh thể loại: truyện thơ Nôm, diễn ca,
ngâm khúc, văn tế, ca dao dân ca,…
- Về phƣơng diện tác giả: hữu danh, khuyết danh.
Ví dụ 1:
1043. ĐOẠN TRƢỜNG TÂN THANH 斷腸新聲

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

Nguyễn Du 阮攸 soạn. Giá sơn Kiều Oánh Mậu 蔗山喬塋懋 chú thích,
Lập Trai Phạm Quý Thích 立齋范貴適 đề từ và viết tựa. In năm Thành

Thái Nhâm Dần (1902).
2 bản in, 180 tr., 27x15, 1 tựa, 1 đề từ, 1 phàm lệ, có chữ Hán.
AB. 12.
MF. 1894.
Truyện thơ Nơm 6-8, kể về 15 năm lƣu lạc của Vƣơng Thuý Kiều: Thuý
Kiều gặp Kim Trọng trong buổi dạo chơi tiết Thanh minh, hai ngƣời yêu
nhau. Nhƣng chẳng bao lâu Kim Trọng phải về chịu tang chú, gia đình Kiều
mắc nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha. Trong 15 năm hoạn nạn, Kiều phải
"Thanh lâu hai lƣợt, thanh y hai lần". Sau cái chết của Từ Hải, Kiều nhảy
xuống sông Tiền Đƣờng tự tử, may đƣợc Giác Duyên cứu sống. Sau cùng
đƣợc đồn tụ với Kim Trọng và gia đình.
Trong đầu sách này, chỉ có 1 tác phẩm Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du, do vậy, đầu sách sẽ đƣợc xếp vào đề tài văn học, thể loại
truyện thơ Nôm và có tên tác giả là Nguyễn Du.
Ví dụ 2:
478. CHINH PHỤ NGÂM KHÚC / 征婦吟曲
1 bản viết, 24 tr., 28 x 16.
VNv. 288.
1. Chinh phụ ngâm khúc: khúc ngâm của ngƣời thiếu phụ có chồng ra chiến
trận, gồm các câu chữ Hán (thƣờng trích ở Kinh thi) xen kẽ với những câu
thơ Nôm, chƣa rõ tác giả.
2. Nhân ảnh vấn đáp: cuộc đối thoại giữa ngƣời với bóng, Nơm, thể 6-8.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10


3. Thu dạ lữ hoài ngâm: khúc ngâm của kẻ xa nhà giữa đêm thu, do Đinh
Nhật Thận soạn.
4. Hương Tích nhật trình ca: bài ca về đƣờng lên Hƣơng Tích, do PB họ
Đặng, Đốc học Bắc Ninh soạn.
Vậy trong đầu sách này có 4 tác phẩm là:
1. Chinh phụ ngâm khúc (không rõ lục bát hay song thất lục bát,
không khảo sát).
2. Nhân ảnh vấn đáp (6-8, không rõ tác giả, không rõ thể loại).
3. Thu dạ lữ hoài ngâm (ngâm khúc, 7-7/6-8, Đinh Nhật Thận sáng
tác).
4. Hương Tích nhật trình ca (khơng rõ lục bát hay song thất lục bát,
không khảo sát).
Nhƣ vậy, đầu sách 478. CHINH PHỤ NGÂM KHÚC / 征婦吟曲
thuộc đề tài văn học (do 4 tác phẩm trong đầu sách đều thuộc đề tài này);
Đầu sách này thuộc thể loại ngâm khúc (do tác phẩm Thu dạ lữ hoài ngâm)
và thể loại khác (do chƣa rõ thể loại của tác phẩm Nhân ảnh vấn đáp và
Hương Tích nhật trình ca); Đầu sách vừa có tác giả là Đinh Nhật Thận (Thu
dạ lữ hồi ngâm) vừa khuyết danh (3 tác phẩm cịn lại).
- Ngồi ra, có một số trƣờng hợp một tác phẩm đƣợc in/viết ở nhiều
đầu sách khác nhau, khi khảo sát, chúng tơi sẽ chỉ xem nhƣ một mà khơng
tính là nhiều tác phẩm.
8.2. Về cách đánh số thứ tự và đề tên tác phẩm/đầu sách trong phần Phụ
lục
8.2.1. Cách đánh số thứ tự
Chúng tôi giữ nguyên các số thứ tự của đầu sách đã đƣợc đánh dấu
trong bộ Di sản và thêm một số ký hiệu số cùng với số thứ tự của đầu sách
để khu biệt giữa các đề tài, thể loại, hữu danh khuyết danh. Cụ thể:
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

- Ở thể thơ, mỗi thể thơ tƣơng ứng một số thứ tự:
(1): Lục bát
(2): Song thất lục bát
(3): Sử dụng cả 2 thể thơ
- Ở phƣơng diện lĩnh vực đề tài, mỗi đề tài sẽ tƣơng ứng một số thứ tự:
(1) Văn học: gồm văn học viết và văn học dân gian.
(2) Tơn giáo – Tín ngƣỡng – Triết học: gồm Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo,
Thiên Chúa giáo, Tín ngƣỡng dân gian và Triết học.
(3) Y học: gồm Y trị và Dƣợc liệu.
(4) Lịch sử: gồm Sử liệu và Nhân vật lịch sử.
(5) Địa lý
(6) Giáo dục
(7) Phong thủy
(8) Đề tài khác
- Ở phƣơng diện thể loại, mỗi thể loại tƣơng ứng với một số thứ tự
(1) Truyện thơ: truyện, tân truyện, diễn âm, diễn ca, diễn nghĩa, ca,…
(2) Diễn ca: gồm diễn âm, diễn ca, diễn nghĩa, ca,…
(3) Ngâm khúc: gồm ngâm, ngâm khúc, vịnh, vãn,…
(4) Tế: gồm tế, tế văn (văn tế), điếu văn,…
(5): Ca dao
(6) Thể loại khác:…

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


12

* Lƣu ý: sự phân biệt giữa nhóm “truyện thơ” và “diễn ca” dựa trên nội
dung của tác phẩm, vì có rất nhiều trƣờng hợp ghi là “diễn ca” tuy nhiên tác
phẩm lại là truyện thơ, ghi là “diễn âm” nhƣng là diễn ca,...
- Ở phƣơng diện hữu danh, khuyết danh: mỗi tiêu chí tƣơng ứng với một
số thứ tự:
(0): Khuyết danh
(1): Hữu danh
Thứ tự đánh số như sau:
Số thứ tự trong bộ Di sản. Thứ tự thể thơ. Thứ tự đề tài. Thứ tự thể
loại. Thứ tự hữu danh khuyết danh. (tất cả ngăn cách bằng dấu chấm (.))
8.2.2. Cách đề tên tác phẩm/ đầu sách
- Ở các đầu sách chỉ chứa một tác phẩm, thì tên đầu sách cũng là tên tác
phẩm, không lặp lại ở tiêu đề.
- Ở các đầu sách có từ hai tác phẩm trở nên, phía trƣớc tên đầu sách sẽ là
tên tác phẩm.
- Ở các tác phẩm khơng có tên gọi cụ thể, chúng tôi sẽ lấy đại ý của nội
dung tác phẩm để làm tên gọi.
Thứ tự viết:
Tên tác phẩm – Tên đầu sách (ngăn cách bằng dấu gạch nối (-))
* Tất cả tên tác phẩm/ đầu sách đều ở phía sau số thứ tự.
Ví dụ:
Đầu sách 478. CHINH PHỤ NGÂM KHÚC / 征婦吟曲 ở trên đƣợc khảo
sát với 2 tác phẩm:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

- Nhân ảnh vấn đáp: thể thơ 6-8, đề tài văn học, không rõ thể loại, không
rõ tác giả.
Số thứ tự sách và tiêu đề sẽ đƣợc xác định:
478.1.1.5.0. Nhân ảnh vấn đáp – Chinh phụ ngâm khúc/ 征婦吟曲
- Thu dạ lữ hoài ngâm: thể thơ 7-7/6-8, đề tài văn học, thể loại ngâm,
Đinh Nhật Thận sáng tác.
Số thứ tự sách và tiêu đề sẽ đƣợc xác định:
478.2.1.3.1. Thu dạ lữ hoài ngâm – Chinh phụ ngâm khúc/ 征婦吟曲
*Lƣu ý: khi khảo sát ở từng phƣơng diện, để thuận tiện cho việc theo dõi
số lƣợng và thứ tự sắp xếp đầu sách, chúng tôi sẽ đánh số thứ tự bên ngoài
các số thứ tự đã quy định, số thứ tự này chỉ sử dụng khi khảo sát ở từng
phƣơng diện, không ảnh hƣởng đến các ký hiệu đã quy định.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1

ĐẶC TÍNH VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA THỂ THƠ LỤC
BÁT VÀ SONG THẤT LỤC BÁT


1.1. ĐẶC TÍNH
Từ bao đời nay, thơ lục bát đã luôn hiện hữu trong đời sống của
nhân dân lao động và đã thấm nhuần vào trong tâm hồn con ngƣời Việt Nam,
với từng câu ca dao dân ca, các bài hát ru con của những ngƣời mẹ... Ngoài
thể thơ lục bát ra, thì thể thơ song thất lục bát cũng là một thể thơ sáng tạo
đặc biệt của dân tộc, đƣợc ra đời trên cơ sở kết tinh chặt chẽ, hài hòa giữa
thơ lục bát và thơ bảy chữ.
1.1.1. Đặc tính của thơ lục bát
Có thể nói, lục bát là thể thơ phổ biến nhất trong dân gian nƣớc Việt
ta từ thời xa xƣa. Chẳng ai biết chính xác là nó đƣợc bắt nguồn từ đâu? Ai là
tác giả đầu tiên?... Nhiều câu hỏi đƣợc đặt ra nhƣ thế, nhƣng chƣa thể nào
tìm đƣợc các câu trả lời chính xác. Chúng ta chỉ biết đƣợc thể thơ này phong
phú với nhiều dạng thi ca dân gian khác nhau: ca dao, hị vè, hát ru,... Và có
tới trên một trăm điệu hát khác nhau nhƣ hát ví, hát chèo, sa lệnh, trống
quân,… nhƣng cái cốt lõi, chính yếu vẫn là đƣợc viết bằng thể thơ lục bát.
Thơ lục bát ra đời từ dân gian, do nhân dân truyền miệng nên nó thật sự đa
dạng nhƣ một thể loại của văn học dân gian nƣớc ta. Từ đó ta chứng minh
đƣợc rằng, thơ lục bát đƣợc thể hiện một cách sâu rộng, phong phú đa dạng
ở mọi lĩnh vực đời sống văn hóa của ngƣời Việt.
Vần thơ lục bát càng đọc ta càng cảm nhận đƣợc sự uyển chuyển,
mƣợt mà, toát lên từ nhịp điệu trong thơ – nói cách khác là chất nhạc trong
thơ đã đƣợc “biến hóa” một cách chân thực, linh hoạt mà khi ta đọc những
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

câu thơ lục bát nhƣ đang hát du dƣơng một ca khúc, với những tâm tình nhẹ

nhàng, sâu lắng một cách vô tận. Cho nên, một bài thơ lục bát hay không chỉ
dựa trên yếu tố nhịp điệu mà vần cũng rất uyển chuyển, dễ thuộc, dễ nhớ. Nó
chuyển tải nội dung nhƣ một khúc ca, đi sâu vào lòng ngƣời đọc:
Người dâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có dun gì hay khơng?
(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du)
Nhìn chung, thể thơ lục bát có nhạc tính rất cao, có khả năng thể
hiện tâm tƣ tình cảm con ngƣời một cách sâu rộng:
Anh đi làm thợ nơi nao
Để em gánh bục gánh bào đi đưa.
Trời nắng cho chí trời mưa
Để em cởi áo che cưa cho chàng.
(Bài ca thợ mộc – Khuyết danh)
Thơ lục bát có lợi thế trong lựa chọn nhịp (chẵn/ lẻ), trong ứng dụng
lại có khả năng lệch thể, biến thể khá rộng và linh hoạt trên nhiều phƣơng
diện (hiệp vần, hiệp âm, lạc vận, sự thay đổi số chữ - số dòng trong mỗi đơn
vị tác phẩm,…) đáp ứng đƣợc nhu cầu biểu đạt sâu sắc, phong phú, đa dạng
tình ý của ngƣời sáng tạo, lại hạn chế đƣợc tính đơn điệu của thể thơ. Điều
đó góp phần giải thích trọn vẹn vì sao thể lục bát chiếm số lƣợng tuyệt đối
trong ca dao truyền thống (phần lớn vốn là ca từ của dân ca) và đã tồn tại,
phát triển hàng trăm năm nay trong nền văn học viết Việt Nam. Chính vì
vậy, thơ lục bát thể hiện đƣợc đặc tính của mình trên nhiều phƣơng diện
khác nhau trong đời sống văn hóa của ngƣời Việt ta nhƣ: phƣơng diện đề tài
(văn học, lịch sử, địa lý, tôn giáo, y học,…), phƣơng diện định danh thể loại
(truyện thơ, ca, ngâm, diễn ca, diễn âm,…), phƣơng diện tác giả (hữu danh,
khuyết danh)… Chẳng hạn đây là những vần thơ nói về lịch sử:
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


16

Lạc Long lại sánh ưu ky,
Trăm trai điềm ứng hùng bi lạ dường.
Nỗn bào dù chuyện hoang đường,
Ví xem huyền điểu sinh Thương khác gì?
Đến điều tan hợp cũng kỳ,
Há vì thủy hỏa sinh ly như lời,
Chia con sự cũng lạ đời,
Qui sơn, qui hải khác người biệt ly.
Lạc Long về chốn Nam thùy,
Âu Cơ sang nẻo Ba Vì Tản Viên.
Chủ trương chọn một con hiền,
Sửa sang việc nước nối lên ngôi rồng.
(Đại Nam quốc sử diễn ca - Lê Ngô Cát)
Khi ta xét thể thơ này ở phƣơng diện đề tài để minh chứng rằng thơ
lục bát đa dạng về mọi mặt. Nhắc đến đề tài y học thì chúng ta phải cơng
nhận rằng thơ lục bát đƣợc vận dụng khá nhiều để nói đến dƣợc tính của
những cây thuốc đồng thời nêu lên cách chữa bệnh qua những bài ca Nơm.
Ví dụ:
Giải biểu phát tán phong hàn
Bạch sinh kinh quế ma hồng tía thơng
Phong nhiệt gồm có bạc hà
Cát cúc tang diệp mạn phù cối xay
Phong thấp mới thật thuốc hay
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


17

Ké uy linh nữ là cây dễ tìm
Tang chi tang ký thiên niên
Đau xương, hổ cốt, hy thiêm, gia bì
Thanh nhiệt tả hỏa tức thì
Thạch trúc chi quyết sợ gì sốt cao
Lơ căm thạch thảo thêm vào
Thanh nhiệt giải độc thuốc nào hay hơn
Vàng đắng, hoàng bá, hoàng liên
Rau sam, cỏ sữa, phèn đen thiếu gì
Thanh nhiệt lương huyết vị chi?
Hồi sơn, sinh địa, cốt bì, bạch mao
Cỏ mực mức ké thêm vào
Chuyển sang hành khí nâng cao tinh thần
Trần, hương, ô, chỉ, sa nhân
Đại phúc, hậu phác góp phần mộc hương
Hoạt huyết xin chớ coi thường
Đào ngư, uất, ích, xun sơn, khương hồng
Xun khung, nga truật, bồ hồng
Tơ mộc, tạo giác hỡi chàng nhớ khơng ?
Sang phần những thuốc bổ âm
Thiên, mạch, thạch, miết, quy, sâm, câu kỳ
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18


Bổ dương lộc cốt, cu ly
Ba tục, phá cốt, thỏ ty, tắc kè
Ích trí nhân, đỗ trọng kia
Bổ khí kiện tỳ đặc hiệu nhân sâm
Hồi sơn, bạch truật, táo nam
Hoàng kỳ, cam thảo, sa sâm nếu cần
Bổ huyết, thục địa, tang thầm
Đương quy, long nhãn, huyết đằng thêm vô
Hà thủ ô đỏ vùng cao
Tử hà sa nữa thuốc nào cũng hay.
(Y học thực hành - Khuyết danh)
Nhắc đến đặc tính của thơ lục bát, chúng ta khơng thể nào qn
đƣợc hình thức “diễn nơm” và “diễn ca”. Hai hình thức này xuất hiện tạo nên
văn bản các truyện thơ Nơm, nó nhƣ thổi vào thể thơ lục bát một ngọn gió
mới, khiến cho thể thơ lục bát thêm sinh động về hình thức cũng nhƣ phong
phú về phƣơng diện thể loại. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng: “Có
thể hiểu diễn Nơm và diễn ca nhƣ những thuật ngữ trỏ thao tác. Thực chất
của thao tác đó là: Diễn đạt (một nội dung nào đấy) bằng tiếng bản địa, bản
tộc (ở đây là Tiếng Việt đối với ngƣời Việt); nhƣng không phải tiếng bản tộc
trong một cấu trúc bất kỳ mà phải là một cấu trúc xác định, đáp ứng yêu cầu
thuận lợi trong phổ biến, truyền thông, lại cũng đáp ứng một mỹ cảm về
ngôn từ của ngƣời bản tộc đƣơng thời” (1) Hai hình thức “diễn ca” và “diễn
Nơm” này cịn phát triển sâu rộng, mạnh mẽ nhƣ khơng có điểm dừng ở mọi
lĩnh vực đời sống văn học hoặc khơng phải văn học. Có nhiều bài thơ lục bát
trữ tình trƣờng thiên (vãn, khúc, ngâm…).
1

: Lại Ngun Ân - Truyện Nơm- Vài khía cạnh Văn học sử, 1996
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

Truyện thơ Nôm đƣợc “diễn Nôm” bằng thơ lục bát một cách mƣợt
mà, sinh động, điêu luyện, tài hoa:
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lịng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình cổ lục cịn truyền sử xanh.
Rằng: Năm Gia-tĩnh triều Minh,
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng.
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung.
Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ nối dòng nho gia.
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
(Đoạn trường tân thanh - Nguyễn Du)
Thể diễn ca lục bát có thể đƣợc dùng để thuyết giảng đạo lí, các bài
“gia huấn” dùng để răn dạy con cháu trong dòng tộc, hoặc soạn các các thiên
niên biểu, hành trạng nhƣ một thứ tự truyện lƣu lại cho con cháu những điều
cần nhớ về huân công, sự nghiệp của tổ tiên đời trƣớc… Bên cạnh đó, sách
giáo khoa dạy chữ nho cũng vận dụng tối đa tính chất dễ thuộc, dễ nhớ của
thể thơ lục bát làm các bài giảng cho học trò học mau nhớ bài hơn. Chúng ta
phải công nhận rằng, giữa thế kỉ XX, chính vì tính chất dễ nhớ, dễ thuộc mà
thể thơ lục bát đƣợc dùng vào việc tun truyền chính trị với tất cả các quy
mơ, các màu sắc, các xu hƣớng vận động của xã hội.
Ngoài ra, các nhà thơ hiện đại còn tạo đƣợc các tứ lạ, điều đó ta cần
tìm hiểu kĩ về các đặc trƣng mới trong thơ lục bát. Giả sử, ta xét trên phƣơng
diện nhạc điệu thì chúng ta sẽ nhận thấy đƣợc những câu thơ lục bát bây giờ
đã có nhạc điệu cực kì phong phú; đọc bất kì bài nào cũng có thể thấy sự đa
dạng của sự kết hợp chặt chẽ giữa ba yếu tố: nhịp điệu, vần điệu và thanh
điệu. Nhƣng cái thuần túy, nét truyền thống dân dã, mộc mạc trong thơ ngày

nay thì khó có thể tìm thấy đƣợc những câu nhƣ:
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

21

Nửa chừng xuân / thoắt / gẫy cành thiên hương
(Đoạn trường tân thanh - Nguyễn Du)
Giống nhƣ các dân tộc khác trên thế giới, ngƣời Việt Nam ta có
quyền tự hào về thể thơ riêng của dân tộc - thơ lục bát, điều đó cũng giống
nhƣ Trung Quốc tự hào về thơ Đƣờng luật của họ, ngƣời Nhật Bản tự hào về
thơ Hai-ku đang phát triển trong và ngoài nƣớc (bằng chứng là du nhập và
phát triển ở Việt Nam ta rất mạnh mẽ)… Vì thế nên việc chúng ta vừa tiếp
nhậncác tinh hoa văn hóa của nƣớc ngoài, vừa kế thừa và phát triển thành
tựu truyền thống văn hóa dân tộc là vơ cùng thiết yếu, đó là không chỉ riêng
về mặt giá trị văn học, mà cịn nhiều lĩnh vực khác trong đời sống văn hóa xã
hội Việt Nam ta.
1.1.2. Đặc tính của thơ song thất lục bát
Về đặc tính nổi bật cũng nhƣ ƣu thế thể hiện thì phải cơng nhận
rằng: thơ song thất lục bát cũng có nhiều nét tƣơng đồng nhƣ thơ lục bát, đều
có dung lƣợng thơ phóng khống, nhịp điệu kết cấu ổn định, tạo cảm giác lặp
đi lặp lại thƣờng phù hợp với nhu cầu miêu tả tự sâu sắc, phong phú của tâm
trạng trong những tác phẩm vãn, khúc ngâm của thời đại, hoặc có những tác
phẩm có tính chất hồi tƣởng trong văn học hiện đại. Ở thể song thất lục bát,
các tác phẩm đƣợc viết bằng hình thức “diễn Nôm”, “diễn ca” cũng rất đặc
sắc nhƣng chiếm số lƣợng không nhiều. Thành tựu nổi trội ở thể thơ này là
những “ngâm khúc”, chẳng hạn nhƣ tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc diễn
âm:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chiên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?
Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt,
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×