Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Điều kiện kinh doanh và hoạt động quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.59 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HẠNH NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Định hướng ứng dụng
Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học

: Tiến sĩ Phạm Trí Hùng

Học viên

: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên

Lớp

: Cao học Luật Kinh tế khóa 24

Thành phố Hồ Chí Minh – tháng 11 năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế “Điều kiện kinh doanh và hoạt
động quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam” được tác giả
thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Trí Hùng (trường Đại học Luật Tp.
Hồ Chí Minh). Luận văn là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tác giả, các số
liệu, thơng tin được trích dẫn trong cơng trình nghiên cứu này có nguồn gốc rõ
ràng, được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu do tác giả phân
tích, đánh giá, kết luận dựa trên các quy định hiện hành và tình hình áp dụng thực
tiễn tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu trong cơng trình này chưa từng được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Trân trọng.
Tác giả

NGUYỄN THỊ HẠNH NGUYÊN


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ PHÁT THANH,
TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM ......................................................6
1.1. Khái quát quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ phát thanh,
truyền hình trả tiền ................................................................................................6
1.2. Thực tiễn thực hiện quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ phát
thanh, truyền hình trả tiền ....................................................................................7
1.2.1.

Điều kiện về chủ thể ................................................................................8


1.2.2.

Điều kiện về giấy phép và các văn bản khác ........................................10

1.2.3.

Điều kiện về khả năng tài chính ...........................................................14

Kết luận Chương 1 ...............................................................................................16
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NỘI DUNG THƠNG TIN TRÊN
DỊCH VỤ PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM .....17
2.1. Khái quát quy định pháp luật về quản lý nội dung thông tin trên dịch
vụ phát thanh, truyền hình trả tiền ....................................................................17
2.1.1. Quản lý thơng qua Giấy chứng nhận đăng ký danh mục nội dung trên
dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền .............................................................17
2.1.3.

Quy định về phát sóng các kênh chương trình nước ngồi ..................22

2.2. Bất cập và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quản lý nội dung
thông tin trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền ...................................25
2.2.1. Vấn đề tài chính của chủ sở hữu nhóm kênh chương trình phục vụ
nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương .
...............................................................................................................25
2.2.2.

Tiêu chí phân loại kênh chương trình ...................................................26

2.2.3.


Tiêu chí kiểm duyệt nội dung trên các kênh chương trình ...................26

2.2.4. Giới hạn số lượng kênh chương trình nước ngồi trong tổng số kênh
chương trình khai thác .......................................................................................27
2.3.

Kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết ........................................................27

2.3.1. Trao cho doanh nghiệp quyền tự do thực hiện và áp dụng cơ chế hậu
kiểm nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí của doanh nghiệp trước khi
cung cấp dịch vụ đến thuê bao ...........................................................................28


2.3.2. Ban hành các yêu cầu, tiêu chuẩn để phân loại kênh chương trình và
kiểm duyệt nội dung kênh chương trình phát sóng ............................................28
2.3.3. Những nội dung liên quan đến nội dung phát sóng trên các kênh
chương trình sẽ thuộc phạm vi nhiệm vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ...
...............................................................................................................30
Kết luận Chương 2 ...............................................................................................31
CHƯƠNG 3. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ GIÁ DỊCH VỤ PHÁT THANH,
TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM ....................................................32
3.1. Khái quát quy định pháp luật về quản lý giá dịch vụ phát thanh,
truyền hình trả tiền ..............................................................................................32
3.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quản lý giá dịch vụ phát
thanh, truyền hình trả tiền ..................................................................................34
3.2.1. Cuộc chiến cạnh tranh về giá dịch vụ giữa các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền .............................................................34
3.2.2.
tiền
3.3.


Quan điểm ban hành giá sàn cho dịch vụ phát thanh, truyền hình trả
...............................................................................................................36

Kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết ........................................................37

Kết luận Chương 3 ...............................................................................................39
KẾT LUẬN ..............................................................................................................40


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền (PayTV) là dịch vụ ứng dụng viễn
thơng để cung cấp ngun vẹn các kênh chương trình trong nước, kênh chương
trình nước ngồi và dịch vụ giá trị gia tăng trên hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát
sóng phát thanh, truyền hình đến người sử dụng1. Xuất hiện lần đầu tiên trên thế
giới vào cuối thập niên 1970, có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 và đến nay dịch vụ
phát thanh, truyền hình trả tiền đã trở thành một dịch vụ phổ biến ở hầu khắp các
gia đình với khoản 13,2 triệu thuê bao trên khắp cả nước2. Đây là ngành nghề kinh
doanh có điều kiện và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật
chun ngành, trong đó có Luật Viễn thơng, Luật Báo chí, Luật Doanh nghiệp, Luật
Thương mại, Luật Đầu tư… Trước khi Luật Đầu tư 2014 khẳng định một cách minh
thị kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền là ngành nghề kinh doanh có
điều kiện tại Phụ lục IV, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày
12/06/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh
doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện cũng đã bao gồm dịch vụ
phát thanh, truyền hình trả tiền dưới tên gọi “Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ

viễn thông” tại danh mục dịch vụ kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục III của Nghị
định này.
Vào năm 2011, Chính phủ ban hành khung pháp lý đầu tiên cho dịch vụ phát
thanh, truyền hình trả tiền tại Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền ban
hành kèm theo Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg (Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động truyền hình trả tiền ngày
24/03/2011). Quy chế trên được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 18a/2013/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/03/2013. Sau 05 năm đưa vào áp dụng,
ngày 18/02/2016 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 06/2016/NĐ-CP (Nghị
định số 06/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng
dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, có hiệu lực thi hành ngày 15/03/2016), thay
thế cho các quy định về điện kiện kinh doanh tại Quy chế quản lý hoạt động truyền
hình trả tiền. Nghị định quy định chi tiết về các điều kiện mà doanh nghiệp phải
1

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP

2

Số liệu thống kê lấy từ Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 của Bộ

Thông tin và Truyền thông ngày 22/12/2017


2

tuân thủ khi tiến hành kinh doanh, các quy định về việc quản lý và sử dụng dịch vụ
phát thanh, truyền hình trả tiền.
Có thể dễ dàng nhận thấy so với những lĩnh vực khác thì văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh về việc cung cấp, quản lý nhà nước về dịch vụ phát thanh,
truyền hình trả tiền có “vòng đời” tương đối ngắn. Nghị định số 06/2016/NĐ-CP và

Quy chế quản lý hoạt động truyền hình tuy bước đầu đã tạo nên hành lang pháp lý
cho các doanh nghiệp hoạt động nhưng quy định vẫn còn rất sơ khai. Đặc biệt ở góc
độ quản lý vẫn chưa phát huy hết vai trị của mình, mà cụ thể ở đây là Cục Phát
thanh Truyền hình và Thơng tin điện tử và Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng
thời, qua thực tiễn công tác, tác giả nhận thấy những bất cập ngay trong chính các
quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh, quản lý nội dung thông tin và giá cước
của dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền đã gây lúng túng cho doanh nghiệp
trong việc chấp hành pháp luật. Trong một số trường hợp, các quy định vô hình
trung cản trở doanh nghiệp trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh khi có quá nhiều
giấy phép, thủ tục cần đáp ứng cũng như không rõ quy định pháp luật vào thực tiễn
hoạt động của doanh nghiệp mình trở nên khơng phù hợp.
Do đó, với mong muốn góp phần làm sáng tỏ những vướng mắc để tạo nên
khung pháp lý minh bạch, thơng thống và phù hợp với thực tiễn thơng qua việc
phân tích các quy định phát luật về cấp phép kinh doanh và quản lý dịch vụ phát
thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam, tác giả chọn đề tài: “Điều kiện kinh doanh
và hoạt động quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam”.
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan điều kiện kinh doanh nói chung, đã có một số cơng trình nghiên
cứu về khung pháp lý mà các doanh nghiệp cần phải tuân thủ khi tiến hành kinh
doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có thể kể đến như: luận văn thạc sỹ
luật học của tác giả Lưu Thị Hương Ly: “Một số vấn đề pháp lý về ngành nghề kinh
doanh có điều kiện” và khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Huỳnh: “Vấn
đề kinh doanh có điều kiện theo luật doanh nghiệp”. Các cơng trình nghiên cứu này
trình bày các nội dung:
Thứ nhất, khái quát về ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
Thứ hai, quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại
Luật Doanh nghiệp 2005, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an
ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;



3

Thứ ba, nêu một số thực trạng, phân tích nguyên nhân và đề xuất hướng giải
quyết về các vướng mắc xoay quanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Điểm sơ lược nội dung các cơng trình kể trên có thể thấy các tác giả đã khái
quát hóa lại những quy định về điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, những công trình
trên lại khai thác vấn đề theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nghị định
96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện nên chỉ mang giá trị so sánh với các quy định hiện
hành.
Lĩnh vực phát thanh, truyền hình trả tiền cịn rất mới mẻ tại Việt Nam mà
vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi trước đây, ngoại trừ một nghiên cứu
có liên quan về lĩnh vực viễn thơng tại luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn
Thúy Hằng với chủ đề “Pháp luật về kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông - Thực
trạng và giải pháp”. Tuy nhiên, tác giả này chỉ tiếp cận vấn đề này ở phạm vi rộng
về ngành viễn thông (chủ yếu là lĩnh vực điện thoại cố định và điện thoại di động)
theo quy định của pháp luật giai đoạn trước khi Luật Viễn thông 2009 ra đời, cụ thể
ở đây là Pháp lệnh Bưu chính Viễn thơng. Luận văn này trình bày các nội dung sau:
Thứ nhất, sơ lược các đặc trưng, vai trị và vị trí của ngành viễn thơng trong
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội;
Thứ hai, các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông quy định tại
Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thơng về viễn thơng thơng qua hai
loại giấy phép lúc bấy giờ: Giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn
thông, Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thơng;
Thứ ba, tình hình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông tại Việt
Nam ở các khía cạnh: số lượng, thị phần các doanh nghiệp tham gia kinh doanh và
so sánh với một số nước lân cận; quản lý về chất lượng dịch vụ; năng lực về nhân
lực, khả năng cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp lớn và sự hợp tác, cạnh tranh

giữa các doanh nghiệp.
Thứ tư, những bất cập trong quá trình áp dụng những quy định của pháp luật
trong lĩnh vực viễn thơng về các vấn đề: kết nối tín hiệu kỹ thuật, chất lượng dịch
vụ, quản lý giá cước, cạnh tranh và xử lý cạnh tranh.
Những nội dung về hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả
tiền chỉ được nêu manh mún ở các Báo cáo định kỳ hoạt động của các Sở Thông tin
và Truyền thông tại từng địa phương hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông mà chưa


4

có một nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề này. Do đó, đề tài “Điều kiện kinh
doanh và hoạt động quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt
Nam” đảm bảo yêu cầu về tính mới của luận văn thạc sỹ luật học kinh tế, định
hướng ứng dụng.
3.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích các quy định của
pháp luật và từ đó chỉ ra rõ những bất cập còn tồn tại trong quá trình áp dụng các
quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình
trả tiền tại Việt Nam thông qua các quy định về điều kiện kinh doanh, hệ thống các
giấy phép kinh doanh. Xoáy sâu phân tích, đánh giá tính phù hợp của các quy định
pháp luật trong việc quản lý nội dung thông tin trên dịch vụ phát thanh, truyền hình
trả tiền tại Việt Nam và tiến đến đề xuất một số giải pháp để tháo gỡ những quy
định cịn thiếu tính khả thi, gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp.
4.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong giới hạn đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định có
liên quan đến điều kiện kinh doanh và quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình trả
tiền mà cụ thể ở đây là quản lý về mặt nội dung và giá dịch vụ cũng như thực tiễn

áp dụng quy định trên của pháp luật tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam là ngành dịch vụ có
phạm vi quản lý nhà nước khá rộng và liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác
nhau. Trong giới phạm vi đề tài, tác giả tập trung đào sâu nghiên cứu các quy định
của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP, Luật Viễn thơng 2009, Luật Báo chí 2014 và các
văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành so sánh, đối chiếu
với Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền và Dự thảo lần thứ 5 để sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP nhằm phục vụ cho mục đích
nghiên cứu của mình.
Đối với vấn đề thực tiễn, tác chủ yếu phân tích, đánh giá các vướng mắc hiện
hữu ngay trong chính các quy phạm pháp luật và những khó khăn của các doanh
nghiệp nêu lên tại các Hội thảo chuyên ngành dịch vụ phát thanh, truyền hình trả
tiền để từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện, khắc phục.
5.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu theo định hướng ứng dụng do đó tác giả chủ yếu vận dụng
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích các văn bản
quy phạm pháp luật về hoạt động phát thanh, truyền hình trả tiền, các tài liệu (báo


5

chí, bài nghiên cứu, báo cáo…) có liên quan. Tác giả tiến hành phân tích thực tiễn
áp dụng pháp luật và bất cập của hệ thống các quy định pháp luật từ nhiều góc độ;
đặt vấn đề trong mối tương quan giữa thực tiễn và lý luận để từ đó đưa ra những đề
xuất góp ý điều chỉnh quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối vớiphát thanh,
truyền hình trả tiền.
6.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Thơng qua việc nghiên cứu các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh

và quản lý của nhà nước đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt
Nam, đề tài góp phần đưa ra một số định hướng để tiếp tục hoàn thiện quy định của
pháp luật trong lĩnh vực này. Bài viết cũng cung cấp thông tin về các điều kiện kinh
doanh trước, trong quá trình hoạt động cho các doanh nghiệp cũng như chỉ ra những
khó khăn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải khi tiếp cận thị trường.
7.
Các vấn đề dự kiến cần giải quyết
Luận văn bao gồm có 3 chương với những nội dung như sau:
Chương 1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả
tiền tại Việt Nam
Chương 2. Pháp luật về quản lý nội dung thông tin trên dịch vụ phát
thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam
Chương 3. Pháp luật về quản lý giá dịch vụ phát thanh, truyền hình trả
tiền tại Việt Nam


6

CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ
PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM
Khi tiến hành nghiên cứu về những vấn đề pháp lý xoanh quanh dịch vụ phát
thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam, người đọc sẽ gặp bối rối khi có sự khác biệt
về thuật ngữ tại hai văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này, đó là
Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền và Nghị định số 06/2016/NĐ-CP. Cụ
thể, trong khi Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền chỉ đề cập đến “dịch
vụ truyền hình trả tiền”, Nghị định số 06/2016/NĐ-CP đã điều chỉnh thuật ngữ này
thành “dịch vụ phát thanh, truyền hình” và quy định phạm vi điều chỉnh của loại
dịch vụ này bao gồm cả “dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá” và “dịch vụ
phát thanh, truyền hình trả tiền”. Do đó, khi trình bày bài nghiên cứu này, tác giả sẽ

chỉ nói đến và sử dụng thuật ngữ “dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền” trong
phạm vi bài viết của mình để tạo sự thống nhất.
1.1.
Khái quát quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ phát thanh,
truyền hình trả tiền
Dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền là kinh doanh ngành, nghề có điều
kiện theo quy định tại Phụ lục số IV Luật Đầu tư 2014 (mục số 132). Do đó, để kinh
doanh ngành nghề này, chủ thể kinh doanh cần phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện
theo hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP
(Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2015 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư), cụ thể là điều kiện về giấy
phép.
Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP quy định, để cung cấp dịch vụ
phát thanh, truyền hình trả tiền, đơn vị cung cấp dịch vụ cần có Giấy phép cung
cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Theo đó, để được cấp Giấy phép
cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, doanh cung cấp dịch vụ cần phải
đáp ứng các điều kiện sau đây:
(i)
Điều kiện về chủ thể: là doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ
tướng Chính phủ;
(ii)
Điều kiện về giấy phép: có Giấy phép thiết lập mạng viễn thơng cơng
cộng hoặc có thỏa thuận được thuê, sử dụng mạng viễn thông đáp ứng yêu cầu kỹ


7

thuật truyền dẫn dịch vụ đến các thuê bao kết nối với mạng viễn thông (quy định
dành cho các doanh nghiệp không đủ điều điện được cấp Giấy phép thiết lập mạng

viễn thông công cộng). Đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet
cịn cần có Giấy chứng nhận đăng ký tên miền “.vn” hoặc Giấy phép thiết lập trang
thông tin điện tử trên mạng;
(iii) Điều kiện văn bản khác: có dự kiến danh mục kênh chương trình
trong nước (trừ các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun
truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương), kênh chương trình nước ngồi,
nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng sẽ cung cấp trên dịch vụ phát thanh,
truyền hình trả tiền kèm theo các văn bản chấp thuận của đơn vị cung cấp nội dung;
văn bản thỏa thuận điểm nhận tín hiệu các kênh chương trình.
(iv) Điều kiện về kế hoạch, phương án kinh doanh: có phương án cung cấp
dịch vụ phù hợp với quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình; quy
hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình và các quy hoạch khác trong
lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thơng tin điện tử. Có các phương án: bố trí nguồn
nhân lực; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật; dự báo và phân tích thị trường dịch vụ; kế
hoạch kinh doanh và giá cước dịch vụ, dự tốn chi phí đầu tư và chi phí hoạt động ít
nhất trong hai năm đầu tiên; có văn bản chứng minh vốn điều lệ hoặc văn bản giá trị
tương đương đáp ứng yêu cầu triển khai cung cấp dịch vụ theo dự tốn;
(v)
Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật: có phương án thiết lập trung tâm thu
phát tất cả các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngồi tập
trung ở một địa điểm (trừ các kênh chương trình thuộc danh mục kênh chương trình
phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương) gồm:
thiết kế kỹ thuật hệ thống thiết bị xử lý tín hiệu, thiết bị kết nối đến mạng truyền
dẫn, thiết bị quản lý dịch vụ, quản lý thuê bao và bảo vệ nội dung; có phương án áp
dụng cơng nghệ kỹ thuật hiện đại phù hợp quy định của nhà nước về tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm chất lượng dịch vụ và an tồn an ninh thơng tin; xử lý
kịp thời các sự cố kỹ thuật bảo đảm tính liên tục của dịch vụ và quyền lợi của thuê
bao.
1.2.
Thực tiễn thực hiện quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ

phát thanh, truyền hình trả tiền
Để được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền,
doanh cung cấp dịch vụ cần phải đáp ứng tất cả các điều kiện như được trình bày tại
mục 1.1 nêu trên. Tuy nhiên, để phân tích sâu về thực tiễn thực hiện các điều kiện,


8

tác giả chỉ làm rõ các vấn đề xung quanh: (i) điều kiện về chủ thể; (ii) giấy phép và
các văn bản khác và (iii) điều kiện về khả năng tài chính của doanh nghiệp.
1.2.1. Điều kiện về chủ thể
Pháp luật Việt Nam quy định, đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình
trả tiền là doanh nghiệp Việt Nam, trường hợp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài muốn gia nhập thị trường dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt
Nam đều phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể
quy định như sau: “Là doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính
phủ3”. Đối với nhà đầu tư nước ngồi, pháp luật Việt Nam không ban hành các quy
định về điều kiện đầu tư. Đồng thời, Biểu cam kết của Việt Nam trong Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) và Biểu cam kết của Việt Nam tại Hiệp định thương
mại tự do (FTAs) cũng khơng có những quy định về hạn chế đầu tư. Xem xét ở khía
cạnh quy định pháp luật thì quy định về đối tượng được phép kinh doanh dịch vụ
phát thanh, truyền hình trả tiền của nước ta khá rộng, không những là các doanh
nghiệp trong nước mà cịn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép
kinh doanh ngành nghề này tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền nổi bậc tại
Việt Nam có thể kể đến như:
STT

Tên doanh nghiệp


Thương hiệu

Dịch vụ cung cấp

1

Tổng Công ty Truyền VTVCab
hình cáp Việt Nam

Truyền hình cáp tương tự, truyền
hình cáp kỹ thuật số, truyền hình
cáp giao thức internet và phát
thanh, truyền hình trên mạng
internet

2

Cơng ty TNHH MTV HTVC
Dịch vụ Kỹ thuật

Truyền hình cáp tương tự, truyền
hình cáp kỹ thuật số và truyền

Truyền thơng HTV

hình trên mạng internet

3


Cơng ty TNHH Truyền SCTV
hình
cáp
Saigon
Tourist

Truyền hình cáp tương tự, truyền
hình cáp kỹ thuật số và truyền
hình cáp giao thức internet

4

Cơng ty TNHH Truyền K+

Truyền hình qua vệ tinh và phát

3

Điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP


9

5

hình số vệ tinh Việt
Nam

thanh, truyền hình trên mạng
internet


Cơng ty Cổ phần Cơng MyTV
nghệ Cơng nghiệp Bưu
chính Viễn thơng

Truyền hình trên mạng internet

và một số nhà cung cấp dịch vụ nhỏ khác như: Cơng ty TNHH MTV Truyền
hình cáp Quy Nhơn, Cơng ty Cổ phần Truyền hình cáp Hà Nội, Cơng ty Cổ phần
Nghe nhìn Tồn Cầu AVG4.
Điểm qua những cái tên trên có thể thấy mảng cung cấp dịch vụ phát thanh,
truyền hình trả tiền tại Việt Nam hầu hết đều thuộc về các doanh nghiệp trong nước
và có phần vốn góp của nhà nước (trong đó cơng ty TNHH MTV Dịch vụ Kỹ thuật
Truyền thông HTV là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với đại
diện chủ sở hữu là Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh). Duy nhất chỉ có cơng
ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam là doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà
đầu tư nước ngồi - Tập đồn truyền hình Canal+ của Pháp và Đài Truyền hình Việt
Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp
này cũng chỉ được giới hạn ở mức 49% vốn điều lệ.
Từ thực tế trên có thể nhận thấy, mặc dù quy định của pháp luật Việt Nam khá
thơng thống về chủ thể được tiếp cận ngành cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền
hình trả tiền, trên thực tế cấp phép thì đây là một thị trường hạn chế chủ thể cung
cấp dịch vụ khi chỉ mới cho phép một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt
động. Điều này cũng xuất phát nguyên nhân đây là ngành, nghề “nhạy cảm” khi là
kênh truyền thơng chính thống của nhà nước, cung cấp các thông tin thiết yếu của
quốc gia và địa phương đến đông đảo người dân trên khắp đất nước. Các đơn vị
kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, ngồi mục đích kinh doanh thu
lợi nhuận như các doanh nghiệp khác cịn phải góp phần thực hiện các nhiệm vụ
chính trị, tun truyền thơng tin, nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu giải trí văn
hóa lành mạnh của người dân, đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặc các quy định về

quản lý nội dung, quản lý hạ tầng kỹ thuật từ cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, mặc
dù cho phép nhà đầu tư nước ngồi được phép góp vốn cùng với doanh nghiệp
4

Danh sách các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (kèm Giấy chứng nhận đăng ký danh
mục kênh chương trình trên dịch vụ truyền hình trả tiền) theo đường link (truy cập vào lúc 13h20 ngày 20/4/2019)


10

trong nước nhưng có vẻ rằng nhà nước vẫn phải giữ vai trị kiểm sốt tại doanh
nghiệp thơng qua việc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ nhằm nắm giữ quyền quyết
định trong các hoạt động kinh doanh, định hướng phát triển của doanh nghiệp.
1.2.2. Điều kiện về giấy phép và các văn bản khác
1.2.2.1. Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng
Điều kiện đầu tiên về giấy phép mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng trong bộ
hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền đó là
“bản sao Giấy phép thiết lập mạng viễn thơng hoặc bản sao có chứng thực văn bản
thỏa thuận được thuê, sử dụng mạng viễn thơng của đơn vị có mạng viễn thơng
trong thời gian Giấy phép thiết lập mạng viễn thơng có hiệu lực đối với doanh
nghiệp không đủ điều kiện được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông”5. Từ quy
định trên, việc doanh nghiệp cần đó là xác định rõ dạng hạ tầng kỹ thuật mà doanh
nghiệp đầu tư để xin cấp phép Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng
tương ứng và phù hợp. Các dạng hạ tầng kỹ thuật: (i) mạng viễn thông cố định mặt
đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện, (ii) mạng viễn thông cố định mặt đất
có sử dụng băng tần số vơ tuyến điện, (iii) mạng viễn thông di động mặt đất có sử
dụng kênh tần số vơ tuyến điện, (iv) mạng viễn thông cố định vệ tinh và (v) mạng di
động vệ tinh6. Quy định này giúp doanh nghiệp chứng minh được rằng mình đã đáp
ứng đủ năng lực về hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị để Bộ Thông tin và Truyền thông
cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.

Nghị định số 06/2016/NĐ-CP cho phép thay thế Giấy phép thiết lập mạng
viễn thông công cộng bằng văn bản thỏa thuận được thuê, sử dụng mạng viễn thơng
của đơn vị có mạng viễn thơng đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện được cấp
Giấy phép thiết lập mạng viễn thông, với điều kiện Giấy phép thiết lập mạng viễn
thơng của đơn vị cho th vẫn cịn có hiệu lực. Thế nhưng qua tìm hiểu thực tế, tác
giả nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả
tiền hiện tại đều là những doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn
thông công cộng (theo thống kê của Cục Viễn về Danh mục các doanh nghiệp đã
được cấp Giấy phép thiết lập mạng tại Phụ lục I đính kèm). Theo nhận định của tác
giả, thực trạng này xuất phát từ việc hầu hết các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
phát thanh, truyền hình trả tiền hầu hết là những doanh nghiệp có vốn nhà nước và
5

Điểm b Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP
Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/4/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của luật viễn thông
6


11

có quy mơ khá lớn nên địi hỏi phải có sự chủ động cao trong việc đảm bảo an toàn
kỹ thuật khi cung cấp dịch vụ cho các thuê bao. Đồng thời về mặt kỹ thuật, mạng
viễn thông mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền sử
dụng là hạ tầng mạng dùng chung nên có thể chia sẻ cho các dịch vụ viễn thông
khác và điển hình là dịch vụ kết nối internet nhằm tận dụng, từ đó sẽ tối ưu hóa
nguồn tài nguyên viễn thông khi doanh nghiệp đầu tư thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ
thuật.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ, kỹ thuật thì dịch vụ phát
thanh, truyền hình trả tiền truyền thống đang dần dần được thay thế bởi dịch vụ phát

thanh, truyền hình trên mạng internet với công nghệ truyền dẫn OTT (Over The
Top). Công nghệ này cho phép người dùng có thể xem nội dung chương trình tại bất
kỳ thời điểm nào và vào bất kỳ nơi đâu chỉ với một thiết bị có kết nối internet –
chính là các thiết bị thơng minh (smart devices) như điện thoại thơng minh
(smartphone), máy tính bảng (tablet) hay tivi thông minh (smartTV). Nắm bắt được
xu hướng phát triển tất yếu này, Nghị định số 06/2016/NĐ-CP lần đầu tiên đã ghi
nhận dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng internet là một loại hình dịch vụ
phát thanh, truyền hình7 và cũng đã có quy định tương ứng dành cho các doanh
nghiệp khi cung cấp dịch vụ cho thuê bao của mình. Đó là, doanh nghiệp để được
cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, thay vì cung cấp
Giấy phép thiết lập mạng viễn thơng công cộng hoặc văn bản thỏa thuận được thuê,
sử dụng mạng viễn thơng của đơn vị có mạng viễn thơng như dịch vụ phát thanh,
truyền hình truyền thống thì cần cung cấp: Giấy chứng nhận đăng ký tên miền “.vn”
được cấp bởi các doanh nghiệp, đơn vị có thẩm quyền hoặc Giấy phép thiết lập
trang thông tin điện tử trên mạng được cấp bởi Sở Thông tin và Truyền thông địa
phương8. Tương tự như dịch vụ truyền thống, quy định trên nhằm mục đích đảm
bảo rằng, trước khi được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng internet đã chuẩn bị đầy đủ nền tảng, hạ
tầng internet như trang web đã được đăng ký tên miền theo quy định pháp luật hoặc
đã được phép thiết lập trang điện tử nếu doanh nghiệp chưa đăng ký hoặc chưa hoàn
tất việc đăng ký tiền miền cho trang web.
Tuy nhiên, công nghệ truyền dẫn phát sóng lại tiếp tục đẩy những quy định
của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP về dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng
7
8

Điểm đ khoản 1 Điều 4 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP
Điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP



12

internet đi vào lạc hậu khi cho phép thuê bao có thể xem được nội dung chương
trình trên các ứng dụng được cài đặt trong các thiết bị thông minh thơng qua sự phát
triển của nền tảng (flatform). Có thể kể đến các ứng dụng (app) nổi bậc như: Clip
tv, VTV Giai tri, Film+ hay FPTPlay. Đồng thời, dịch vụ phát thanh, truyền hình
trên mạng internet ngày nay đã khơng còn bị giới hạn về mặt phạm vi địa lý mà đã
trở thành loại dịch vụ cung cấp xuyên biên giới nhờ vào sự phát triển chóng mặt của
cơng nghệ. Chỉ cần ở Việt Nam nhưng người dùng có thể xem được các nội dung
trên các trang web hoặc ứng dụng phát thanh, truyền hình của nhà cung cấp dịch vụ
nước ngồi như Netflix, Youtube, Iflix hay Viki. Vì lẽ đó, định nghĩa về dịch vụ
phát thanh, truyền hình trên mạng internet đã khơng cịn phù hợp nữa. Nhìn nhận
được những thay đổi đó, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đã soạn
thảo và lấy ý kiến Dự thảo (Dự thảo lần thứ 5 để sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 06/2016/NĐ-CP) để định nghĩa lại về dịch vụ vụ phát thanh, truyền
hình trên mạng internet. Cụ thể Dự thảo quy định: “Dịch vụ phát thanh, truyền hình
trên mạng internet: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng kết nối
mạng internet xác định, gồm cả chương trình ứng dụng internet để truyền tải đến
người sử dụng”.
Trường hợp nội dung điều chỉnh trên được thông qua, cơ quan nhà nước sẽ
giải quyết được câu chuyện quản lý hoạt động và cung cấp dịch vụ phát thanh
truyền hình, trả tiền trên các ứng dụng cũng như quản lý hoạt động của các nhà đầu
tư nước ngoài đang cung cấp dịch vụ xuyên quốc gia, khai thác thị trường phát
thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam. Lúc này, tất cả doanh nghiệp đều phải tuân
thủ những quy định về việc giấy phép và chịu cơ chế quản lý hoạt động gần như là
như nhau. Một mơi trường kinh doanh bình đẳng được đặt nền móng cho các nhà
cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình truyền thống khi mà dịch vụ phát thanh,
truyền hình trên mạng internet đang chiếm nhiều lợi thế hơn về nội dung phát sóng
và có tốc độ tăng trưởng đạt đến 50%/năm về cả thuê bao và doanh thu trong những
năm gần đây9.

1.2.2.2. Điều kiện về văn bản khác
Như đã trình bày tại mục 1.1 chương này, ngồi yêu cầu về Giấy phép thiết lập
mạng viễn thông công cộng thì doanh nghiệp cịn cần có dự kiến danh mục kênh
chương trình trong nước (trừ các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị,
9

Số liệu cơng bố tại Hội thảo Các giải pháp tăng doanh thu cho truyền hình trả tiền do Cục Phát thanh,
Truyền hình và Thơng tin điện tử tổ chức tháng 9/2019


13

thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương), kênh chương trình
nước ngồi, nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng sẽ cung cấp trên dịch
vụ phát thanh, truyền hình trả tiền kèm theo các văn bản chấp thuận của đơn vị cung
cấp nội dung; văn bản thỏa thuận điểm nhận tín hiệu các kênh chương trình. Từ u
cầu trên, có ba loại văn bản mà doanh nghiệp cần cung cấp, đó là:
Thứ nhất, dự kiến danh mục kênh chương trình trong nước (trừ các kênh
chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc
gia và của địa phương), chương trình nước ngồi, nội dung theo u cầu, nội dung
giá trị gia tăng do doanh nghiệp tự lập. Sở dĩ Nghị định số 06/2016/NĐ-CP quy
định loại trừ các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên
truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương (bao gồm 07 kênh chương trình
truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun truyền thiết yếu của quốc
gia và 63 kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun
truyền thiết yếu của địa phương) vì theo quy định pháp luật doanh nghiệp bắt buộc
phải cung cấp đến thuê bao các kênh chương trình này trên hệ thống của mình10
nhằm đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình khi kinh doanh loại hình
dịch vụ đặc thù này;
Thứ hai, văn bản chấp thuận của đơn vị cung cấp nội dung, được thể hiện dưới

dạng Hợp đồng cung cấp bản quyền kênh chương trình giữa doanh nghiệp và đơn vị
cung cấp nội dung (chủ sở hữu kênh hoặc doanh nghiệp được chủ sở hữu kênh ủy
quyền, cho phép khai thác, phân phối kênh chương trình) hoặc cơng văn của các
đơn vị cung cấp nội dung cho phép doanh nghiệp được quyền tiếp phát sóng một
cách nguyên vẹn, đầy đủ kênh chương trình trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền
hình trả tiền của doanh nghiệp, và;
Thứ ba, văn bản thỏa thuận điểm nhận tín hiệu các kênh chương trình giữa
doanh nghiệp và đơn vị cung cấp nội dung. Trong đó, xác nhận một cách cụ thể,
chính xác doanh nghiệp sẽ tiếp nhận tín hiệu kênh chương trình tại một địa điểm chỉ
định nhằm đảm bảo không xảy ra hiện tượng rị rỉ tín hiệu kênh chương trình.
Sau khi doanh nghiệp đã cung cấp đầy đủ các văn bản nêu trên và đã được cấp
Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, Cục Phát thanh, Truyền

10

Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư số 18/2016/TT-BTTTT quy định về danh mục kênh chương trình truyền
hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương của Bộ
Thông tin và Truyền thông ngày 28/6/2016


14

hình và Thơng tin điện tử sẽ cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký
danh mục nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền nhằm chứng
nhận các kênh chương trình mà doanh nghiệp sẽ cung cấp trên hệ thống của mình11.
Trong suốt thời gian cung cấp dịch vụ của mình, doanh nghiệp phải đảm bảo ln
duy trì, cập nhật liên tục Giấy xác nhận này trong trường hợp có sự điều chỉnh, thay
thế, loại bỏ các kênh chương trình cung cấp so với Giấy chứng nhận đã được cấp.
1.2.3.


Điều kiện về khả năng tài chính

Điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP quy định một trong
những điều kiện để được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình
trả tiền là doanh nghiệp cần có “văn bản chứng minh vốn điều lệ hoặc văn bản giá
trị tương đương đáp ứng yêu cầu triển khai cung cấp dịch vụ theo dự toán”. Tuy
nhiên, xun suốt Nghị định số 06/2016/NĐ-CP thì lại khơng có bất cứ điều khoản
nào quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
phát thanh, truyền hình trả tiền phải đáp ứng. Tìm hiểu rộng những văn bản quy
phạm pháp luật khác có liên quan trong lĩnh vực viễn thơng mới thì có thể tìm thấy
quy định về năng lực tài chính này nêu tại điểm b khoản 1 Điều 36 Luật viễn thông
2009 về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Để làm rõ, Giấy
phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm: Giấy phép thiết lập mạng viễn thông
công cộng và Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông12. Việc cung cấp đến thuê bao
các ứng dụng viễn thông13 cũng là một phần của việc cung cấp dịch vụ viễn thơng.
Do đó, điều kiện năng lực tài chính mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát
thanh, truyền hình trả tiền cần phải tuân thủ cũng sẽ tương tự như các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ viễn thông khác và được quy định chi tiết tại Điều 36 Luật Viễn
thông 2009. Tuy nhiên, câu chuyện về việc xác định “mức vốn điều lệ tối thiểu” lại
rơi vào bế tắc khi một lần nữa khi luật không quy định một con số mang tính định
lượng mà chỉ quy định một cụm từ định tính khó xác định “có đủ khả năng tài
chính14” gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc chuẩn bị tiềm lực tài chính
khi xin cấp phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
Như tác giả đã trình bày, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình, trả
tiền hiện tại hầu hết đều được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng
11

Điểm a khoản 6 Điều 21 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP
Khoản 2 Điều 34 Luật Viễn thông
13

Khoản 8 Điều 3 Luật Viễn thông
14
Điểm b khoản 1 Điều 36 Luật Viễn thông
12


15

nên để người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về nội dung “có đủ năng lực tài chính”, tác
giả sẽ trình bày về mức vốn điều lệ tối thiểu mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
truyền hình, trả tiền và có Giấy phép thiết lập mạng viễn thơng công cộng phải đáp
ứng. Phụ thuộc vào dạng hạ tầng mạng kỹ thuật doanh nghiệp đầu tư và phạm vi địa
bàn hạ tầng mạng phủ sóng mà Nghị định số 25/2011/NĐ-CP (Nghị định số
25/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/4/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Viễn thông) quy định các mức vốn pháp định khác nhau
doanh nghiệp cần tuân thủ. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền
hình trả tiền khi thiết lập mạng viễn thông công cộng đều thiết lập mạng cố định
mặt đất nên trong phạm vi bài viết này, tác chỉ sẽ nêu chi tiết về mức vốn pháp định
cần phải duy trì trong ba năm đầu tiên khi thiết lập mạng viễn thông cố định mặt
đất như sau15:
Stt

Phạm vi địa bàn thiết lập mạng

Mức vốn pháp định
(Tối thiểu)

I

Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất không sử dụng băng tầng

vô tuyến điện

1

01 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

2

02 đến 30 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương 30 tỷ đồng Việt Nam

3

Toàn quốc (trên 30 tỉnh/thành phố trực thuộc
Trung ương)

II

Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất có sử dụng băng tầng vơ
tuyến điện

1

15 đến 30 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương 100 tỷ đồng Việt Nam

2

Toàn quốc (trên 30 tỉnh/thành phố trực thuộc
Trung ương)

05 tỷ đồng Việt Nam

100 tỷ đồng Việt Nam

300 tỷ đồng Việt Nam

Tuy nhiên, những con số trên đây vẫn chưa là câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi
mức vốn điều lệ tối thiểu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền
hình trả tiền bởi lẽ những doanh nghiệp thuê mướn hạ tầng viễn thông khi cung cấp
dịch vụ cần đáp ứng mức vốn bao nhiêu vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ khi chưa
được bất kỳ quy định pháp luật nào giải đáp.

15

Quy định tại Điều 19 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP


16

Kết luận Chương 1
Qua những trình bày ở Chương 1, tác giả đã khái quát hóa được những quy
định về giấy phép mà doanh nghiệp khi muốn gia nhập thị trường phát thanh, truyền
hình trả tiền tại Việt Nam phải đáp ứng đó là được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ
phát thanh, truyền hình trả tiền. Đồng thời tác giả cũng nêu ra một số vướng mắc
nổi bậc của quy định pháp luật hiện nay, cụ thể ở đây là Nghị định số 06/2016/NĐCP. Thứ nhất, mặt dù không trực tiếp thừa nhận nhưng vẫn có một rào cản về gia
nhập thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngồi khi pháp luật Việt Nam vẫn cịn
dè chừng khi cấp quyền cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Thứ hai,
sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã khiến cho định nghĩa về dịch vụ phát
thanh, truyền hình trên mạng internet khơng cịn phù hợp. Thứ ba, giới hạn về nghĩa
vụ tài chính mà doanh nghiệp cần đáp ứng khi đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch
vụ phát thanh, truyền hình trả tiền vẫn chưa có quy định rõ ràng mà vẫn cịn được
xem xét dựa trên hồ sơ đề nghị cấp phép của từng doanh nghiệp.



17

CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NỘI DUNG THÔNG TIN TRÊN DỊCH VỤ
PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM
Vấn đề quản lý nội dung thông tin truyền tải trên hệ thống các kênh truyền
hình được cung cấp qua dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được cơ quan nhà
nước mà cụ thể ở đây là Cục Phát thanh, Truyền hình và Thơng tin điện tử xét duyệt
song hành trong quá trình cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình
trả tiền và vừa được thực hiện sau khi đã cấp giấy phép và doanh nghiệp đã thực tế
cung cấp dịch vụ đến thuê bao. Yêu cầu quản lý về mặt nội dung thông tin là một
u cầu tất yếu, là cơ chế đóng vai trị then chốt trong việc đảm bảo sự tuân thủ của
doanh nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của mình khi cung cấp
dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền đến thuê bao. Trong phạm vi của Chương 2,
tác giả sẽ làm rõ các quy định việc quản lý nội dung thông tin thông qua việc cấp
Giấy chứng nhận đăng ký danh mục nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền
hình trả tiền; cơ chế quản lý nội dung đối với các kênh chương trình phục vụ
nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương và
các kênh chương trình nước ngồi để từ đó trình bày, phân tích điểm bất cập cũng
như việc thực thi những quy định này.
2.1.
Khái quát quy định pháp luật về quản lý nội dung thông tin trên
dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
2.1.1. Quản lý thông qua Giấy chứng nhận đăng ký danh mục nội dung trên
dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
Căn cứ vào định hướng kinh doanh và thị hiếu của người dùng, các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được quyền chủ động lựa
chọn các kênh chương trình phát sóng trên hệ thống của mình16, nhưng đảm bảo vẫn

phải tuân thủ các quy định của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP cũng như các quy định
pháp luật có liên quan như Luật Báo chí. Quy định nổi bật nhất của Nghị định số
06/2016/NĐ-CP về việc quản lý nội dung thơng tin đó là doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải được xác nhận về các kênh chương
trình phát sóng trên hệ thống của mình bằng việc được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký danh mục nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Giấy
chứng nhận đăng ký danh mục nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
16

Điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP


18

hay được biết đến với tên gọi cũ “Giấy chứng nhận đăng ký danh mục kênh chương
trình trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền”. Đây là văn bản do Cục Phát
thanh, Truyền hình và Thơng tin điện tử cấp lần đầu tiên sau khi doanh nghiệp được
cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền17. Điểm a khoản 2
Điều 21 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP quy định: “Đơn vị cung cấp dịch vụ phát
thanh, truyền hình trả tiền phải thực hiện đăng ký danh mục nội dung các kênh
chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngồi”. Có thể thấy rằng, đây
vừa là nghĩa vụ mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả
tiền phải thực hiện trước khi chính thức thực hiện cung cấp dịch vụ, vừa là cơ chế
quản lý trực tiếp thông qua thủ tục cấp phép của Cục Phát thanh truyền hình và
thơng tin điện tử nhằm đảm bảo những thơng tin, nội dung phát sóng trên các kênh
phát thanh, truyền hình trả tiền trước khi đến với thuê bao đã được xác nhận phát
sóng hợp pháp và được kiểm sốt về mặt nội dung. Theo đó, Giấy chứng nhận đăng
ký danh mục kênh chương trình trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền bao
gồm tất cả các kênh chương trình mà doanh nghiệp cung cấp hoặc dự kiến cung cấp
đến thuê bao với ba nhóm kênh chương trình:

Thứ nhất, các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun
truyền thiết của quốc gia và địa phương tại gói dịch vụ cơ bản18. Khoản 4 Điều 3
Nghị định số 06/2016/NĐ-CP định nghĩa về nhóm kênh này như sau: “Kênh
chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun truyền thiết yếu là kênh
chương trình trong nước do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định phù
hợp với yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun truyền trong từng giai
đoạn; gồm kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun truyền
thiết yếu của quốc gia và của địa phương”. Như đã có nêu tại Chương 1, nhóm
kênh này là nhóm kênh đóng vai trị thực hiện nhiệm vụ chính trị mà nhà nước giao
cho các doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình đến với người
dân. Cụ thể bao gồm bảy kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin
tuyên truyền thiết yếu quốc gia được quy định tại Phụ lục số I đính kèm Thơng tư số
18/2016/TT-BTTTT (Thơng tư số 18/2016/TT-BTTTT quy định về danh mục kênh
chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tuyên truyền thiết
yếu của quốc gia và của địa phương của Bộ Thông tin và truyền thông ngày
17
18

Điểm a khoản 6 Điều 21 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP
Điểm a và b khoản 1 Điều 14 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP


19

28/6/2016): Kênh thời sự - chính trị tổng hợp (VTV1), Kênh thời sự - chính trị tổng
hợp (VTC1), Kênh truyền hình Thơng tấn (Vnews), Kênh truyền hình Cơng an nhân
dân (ANTV), Kênh truyền hình Quốc phịng Việt Nam (QPVN), Kênh truyền hình
Quốc hội Việt Nam (QHVN), Kênh truyền hình Nhân dân (Nhân dân). Đối với các
kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun truyền thiết thiết yếu
địa phương, tùy thuộc vào phạm vi địa bàn cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp sẽ phải

đảm bảo phát sóng tất cả kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin
tuyên truyền thiết yếu của các địa phương đó, chi tiết danh mục kênh chương trình
của từng địa phương được quy định tại Phụ lục II đính kèm Thơng tư số
18/2016/TT-BTTTT.
Thứ hai, các kênh chương trình trong nước khác (là kênh chương trình phát
thanh, kênh chương trình truyền hình do các cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt
động phát thanh, truyền hình (báo nói, báo hình) của Việt Nam sản xuất hoặc liên
kết sản xuất theo quy định của pháp luật19). Đây là những kênh do doanh nghiệp lựa
chọn, quyết định cung cấp đến thuê bao vì mục đích thương mại, thu hút thuê bao
lựa chọn hệ thống dịch vụ của mình cũng như tạo nét đặc sắc riêng biệt của hệ
thống dịch vụ của mình so với những đối thủ cạnh tranh khác. Nhóm kênh này gồm
các kênh chương trình truyền hình quảng bá và kênh chương trình truyền hình trả
tiền với đa dạng các nội dung từ cung cấp thông tin, kiến thức khoa học, xã hội đến
giải trí tổng hợp, phim truyện, quảng cáo… Có thể kể đến một số kênh chương trình
như: Kênh Khoa học – Giáo dục (VTV2), Kênh Tổng hợp chuyên biệt về an ninh
trật tự (ANTV), Kênh giải trí tổng hợp (HTV2), Kênh Phim (HTVC – Phim), Kênh
Mua sắm trên truyền hình (VTVCab 11 – Shopping TV).
Thứ ba, các kênh chương trình nước ngồi, là kênh chương trình truyền hình
do các hãng truyền hình nước ngồi sản xuất, có ngơn ngữ thể hiện bằng tiếng nước
ngồi20. Tương tự với nhóm thứ hai, nhóm kênh chương trình nước ngồi đóng vai
trị tạo nên màu sắc riêng biệt, điểm nhấn cho từng hệ thống dịch vụ truyền hình trả
tiền. Đồng thời, đây cũng là nhóm kênh chương trình phải trải qua nhiều tầng, nhiều
lớp sàng lọc, rà soát trước khi đến được với thuê bao mặc dù đến khi Nghị định số
06/2016/NĐ-CP có hiệu lực đã giới hạn tổng số lượng kênh chương trình nước

19
20

Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP
Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP



20

ngồi phát sóng trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền là khơng q
30% tổng số kênh21.
Khi có sự thay đổi hay bổ sung thêm mới kênh chương trình phát sóng, doanh
nghiệp đều phải thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung trên Giấy chứng nhận tương tự
khi xin cấp lần đầu, nội dung này được quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định số
06/2016/NĐ-CP như sau: “Trong quá trình triển khai cung cấp dịch vụ phát thanh,
truyền hình trả tiền, nếu có thay đổi so với danh mục nội dung đã đăng ký, các đơn
vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải thực hiện đăng ký sửa đổi,
bổ sung danh mục nội dung”.
Đóng vai trị là cơng cụ để Cục Phát thanh, Truyền hình và Thơng tin điện tử
kiểm sốt tính hợp pháp về mặt bản quyền phát sóng cũng như ghi nhận danh mục
các kênh chương trình đang được phát sóng trên hệ thống phát thanh, truyền hình
trả tiền nên doanh nghiệp khi được cấp Giấy chứng nhận phải đảm bảo vấn đề bản
quyền tiếp phát sóng của các kênh chương trình cũng như phát sóng đúng các kênh
chương trình được ghi nhận tại Giấy chứng nhận. Trách nhiệm này được quy định
tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP như sau: “Chấp hành các
quy định trong Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được
cấp”. Làm rõ quy định này, mục “Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
phát thanh, truyền hình trả tiền” của Giấy chứng nhận đăng ký danh mục nội dung
trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền mà doanh nghiệp được cấp quy định:
“Công ty ABC có trách nhiệm cung cấp đúng danh mục các kênh chương trình được
ghi tại Giấy chứng nhận này trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền thực hiện
đúng quy định của Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành; thực hiện đúng
các quy định của pháp luật về bản quyền chương trình và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.”
2.1.2. Quy định về phát sóng các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính

trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương
Các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết
yếu của quốc gia và địa phương là nhóm kênh bắt buộc phải phát sóng trên hệ thống
dịch vụ, truyền hình trả tiền của doanh nghiệp. Nội dung này đã được quy định từ
Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền đến Nghị định số 06/2016/NĐ-CP,
Do đó, có thể thấy được rằng mặc dù đã có những thay đổi nhất định về khung pháp
21

Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP


×