Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Công tác thu chi các chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện tiền hải giai đoạn 2005 2009 thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.41 KB, 78 trang )

Chuyờn tt nghip

GVHD: TS. Phm Th nh

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
khoa KINH Tế BảO HIểM


CHUYÊN Đề
THựC TậP TốT NGHIệP
Đề tài:
CÔNG TáC THU CHI CáC CHế Độ BảO HIểM XÃ HộI
TạI BảO HIểM XÃ HộI HUYệN TIềN HảI
GIAI ĐOạN 2005 - 2009
THựC TRạNG Và GIảI PHáP

Giáo viên hớng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
MSSV:

TS. PHạM THị ĐịNH
PHạM THị HồNG
BảO HIểM X· HéI
CQ481052

Hµ Néi - 2010

Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48


Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC
THU-CHI CÁC CHẾ ĐỘ BHXH.........................................................................3
I/Khái quát chung về BHXH..............................................................................3
1. Sự cần thiết khách quan của BHXH...............................................................3
2. Khái niệm, bản chất và chức năng , vai trò của BHXH..................................5
2.1. Khái niệm và bản chất..............................................................................5
2.1.1. Khái niệm...........................................................................................5
2.1.2. Bản chất của BHXH...........................................................................6
2.2. Chức năng và vai trò của BHXH..............................................................8
2.2.1. Chức năng của BHXH........................................................................8
2.2.2. Vai trò của BHXH..............................................................................8
3. Hệ thống các chế độ BHXH.........................................................................10
4. Quỹ BHXH..................................................................................................11
4.1. Khái niệm quỹ BHXH...........................................................................11
4.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH...............................................................12
4.3. Mục đích sử dụng quỹ BHXH..............................................................13
II/ Cơng tác thu-chi các chế độ BHXH..........................................................13
1. Công tác thu các chế độ BHXH...................................................................14
1.1. Vai trị cơng tác thu BHXH...................................................................14

1.2. Nội dung công tác thu các chế độ BHXH..............................................14
1.2.1. Đối tượng tham gia BHXH..............................................................14
1.2.2 Mức đóng góp BHXH......................................................................15
1.3. Phương thức thu phí BHXH...................................................................16
1.3.1. Phương thức thu trực tiếp từ người lao động....................................16
1.3.2. Phương thức thu gián tiếp.................................................................17
1.3.3. Thu qua các đại lí thu........................................................................17
1.4. Tổ chức quản lý thu BHXH....................................................................17
2. Cơng tác chi các chế độ BHXH...................................................................18
Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

2.1. Vai trò công tác chi các chế độ...............................................................18
2.2. Nội dung công tác chi trả các chế độ BHXH..........................................18
2.2.1. Đối tượng thụ hưởng BHXH............................................................18
2.2.3. Phương thức chi trả...........................................................................20
2.2.4. Quản lý chi các chế độ BHXH..........................................................22
2.3. Nguồn chi các chế độ..............................................................................23
3. Thanh tra kiểm tra thu-chi BHXH................................................................24
3.1. Thanh tra kiểm tra thu nộp BHXH.........................................................24
3.2. Thanh tra việc chi trả các chế độ BHXH................................................24
III. BHXH ở Việt Nam.....................................................................................25
1. Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH ở Việt Nam.............................25

2. Cơ sở pháp lý của cơng tác thu-chi quỹ BHXH...........................................28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC THU-CHI BHXH TẠI
BHXH HUYỆN TIỀN HẢI GIAI ĐOẠN 2005-2009................................31
I. Giới thiệu chung về BHXH huyện Tiền Hải-tỉnh Thái Bình......................31
1. Sự ra đời và phát triển của BHXH huyện Tiền Hải.......................................31
1.1. Vài nét về huyện Tiền Hải.....................................................................31
1.2. Sự ra đời và phát triển của BHXH huyện Tiền Hải...............................32
2. Nhiệm vụ và chức năng của cơ quan BHXH huyện Tiền Hải......................32
2.1. Chức năng của BHXH huyện Tiền Hải..................................................32
2.2. Nhiệm vụ của BHXH huyện Tiền Hải....................................................32
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH huyện Tiền Hải.....................................34
II. Thực trạng công tác thu-chi BHXH tại BHXH huyện Tiền Hải giai
đoạn 2005-2009..................................................................................................35
1. Thực trạng công tác thu tại BHXH huyện Tiền Hải......................................35
1.1. Căn cứ pháp lý về thu BHXH......................................................................35
1.2. Quy trình thu BHXH .............................................................................36
1.3. Thực trạng quản lí thu BHXH................................................................41
1.2.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH.................................................41
1.2.2. Quản lý số thu...................................................................................43
1.2.3. Quản lý tiền thu................................................................................44
1.4. Kết quả thu...................................................................................................44
2. Thực trạng công tác chi các chế độ BHXH tại BHXH huyện Tiền Hải........45
2.1. Căn cứ pháp lý.............................................................................................45
Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: TS. Phạm Thị Định

2.2. Quy trình chi trả tại BHXH huyện Tiền Hải...........................................49
2.3. Thực trạng quản lý chi các chế độ BHXH tại BHXH huyện Tiền Hải....55
2.4. Kết quả công tác chi các chế độ BHXH..................................................58
3. Những tồn tại của công tác thi-chi BHXH tại BHXH huyện........................61
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CƠNG
TÁC THU-CHI CÁC CHẾ ĐỘ BHXH TẠI BHXH HUYỆN TIỀN HẢI
....................................................................................................................... 63
I/ Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác thu-chi BHXH của huyện.
............................................................................................................................ 63
1. Một số những thuận lợi................................................................................63
2. Những khó khăn..........................................................................................64
II/ Những phương hướng, nhiệm vụ của BHXH huyện Tiền Hải trong thời
gian tới...............................................................................................................64
III/ Một số kiến nghị.........................................................................................66
KẾT LUẬN..................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................70

Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48


GVHD: TS. Phạm Thị Định

Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH:
BHYT:
LHQ :
ASXH:
NLĐ :
SDLĐ:
NSNN:
TNLĐ :
BNN :
UBND:
HĐND:
KCB :

Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Liên Hợp Quốc

An sinh xã hôi
Người lao động
Sử dụng lao động
Ngân sách Nhà nước
Tai nạn lao động
Bệnh nghề nghiệp
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Khám chữa bệnh

Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Mối quan hệ ba bên trong BHXH...............................................................6
Sơ đồ 2: Nguồn hình thành Quỹ BHXH...................................................................12
Sơ đồ 3: Nguồn chi các chế độ BHXH.....................................................................24
Sơ đồ 4: Bộ máy quản lý BHXH ở Việt Nam.............................................................28
Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức bộ máy tại cơ quan BHXH huyện Tiền Hải......................34
Sơ đồ 6: Quy trình thu BHXH của BHXH Việt Nam...............................................36
Sơ đơ 7: Quy trình cấp sổ BHXH.............................................................................38
Sơ đồ 8: Quy trình chi trả BHXH hàng tháng..........................................................50
Sơ đồ 9: Quy trình chi trả BHXH một lần................................................................51
Bảng 1 : Số sổ BHXH cơ quan BHXH huyện Tiền Hải đã cấp giai đoạn 20052009...........................................................................................................41
Bảng 2: Tình hình thu BHXH bắt buộc theo khối ngành.........................................43
Bảng 3: Số thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện giai đoạn 2005-2009...............44

Bảng 4: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH tại BHXH huyện Tiền Hải giai
đoạn 2005-2009:........................................................................................45
Bảng 5: Tình hình chi các chế độ BHXH huyện Tiền Hải giai đoạn (2005-2009)...58
Bảng 6: Nguồn chi trợ cấp giai đoạn 2005-2009......................................................59
Bảng 7: Quản lý hồ sơ hưởng các chế độ BHXH....................................................60
Bảng 8: Bảng quản lý đối tượng thụ hưởng BHXH năm 2009:...............................60
Bảng 9: Tình hình nợ đọng trong công tác thu BHXH.............................................61

Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển nền kinh tế của mỗi một quốc gia, hệ thống An sinh xã
hội (ASXH) đã ra đời và phát triển từ rất sớm, nhằm đối phó với những rủi ro bất
hạnh và những khó khăn trong cuộc sống của người lao động và gia đình họ. Với
vai trò như là “xương sống” trong hệ thống ASXH, thì bảo hiểm xã hội (BHXH)
cịn được coi là một trong những chính sách cơ bản của mỗi quốc gia, thể hiện trình
độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của quốc
gia đó. Có thể nói: Khơng có BHXH thì khơng có một hệ thống ASXH vững mạnh.
Tầm quan trọng của BHXH trong đời sống của con người, được thể hiện trong
Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc họp ngày 10/12/1948:
“Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH”.
Ở nước ta, chính sách Bảo hiểm xã hội ln được Đảng và Chính phủ xác định

là chính sách có tầm quan trọng và vai trò to lớn đối với cuộc sống con người. Cho
tới nay, BHXH đã góp phần là ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên chức
Nhà nước, quân nhân, những người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế
nhà nước; ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy qúa trình xây dựng, phát triển và bảo
vệ tổ quốc. Để chính sách BHXH tồn tại và phát huy tác dụng của nó thì cần phải có
một quỹ tài chính vững mạnh, thực hiện chi đúng - chi đủ- chi kịp thời, tức là cơ
quan Bảo hiểm xã hội phải thực hịên tốt công tác thu – chi quỹ Bảo hiểm xã hội nói
chung và thu – chi các chế độ BHXH nói riêng.
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại cơ quan BHXH huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình, nhận thức được tầm quan trọng của công tác thu-chi các chế độ BHXH,
em đã chọn đề tài: “Công tác thu-chi các chế độ BHXH tại BHXH Tiền Hảitỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2005-2009: Thực trạng và Giải pháp” để làm
chuyên đề thực tập của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài là xem xét tìm hiểu
thực trạng cơng tác thu-chi các chế độ BHXH tại BHXH huyện Tiền Hải, từ đó
đưa ra được một số kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác thu-chi BHXH tại cơ quan
BHXH huyện Tiền Hải. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề chỉ đi sâu vào công tác
thu-chi các chế độ BHXH. Kết cấu chuyên đề, ngồi phần lời mở đầu và lời kết
gồm có ba chương:

Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

Chương I: Một số vấn đề lý luận về BHXH và công tác thu-chi các chế độ
BHXH

Chương II: Thực trạng công tác thu-chi các chế độ BHXH tại BHXH huyện
Tiền Hải giai đoạn 2005-2009
Chương III: Kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác thu-chi các chế độ BHXH
tại BHXH huyện Tiền Hải
Trong quá trình hồn thành chun đề, dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời
gian và nhận thức còn hạn chế nên bài viết của em cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cơ để chun đề thực tập
được hồn thiệt hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cơ giáo Tiến sĩ
Phạm Thị Định và sự giúp đỡ nhiệt tình của bác Nguyễn Văn Vững- Giám đốc
BHXH huyện Tiền Hải, của các bác, các cô, các anh, các chị là cán bộ trong BHXH
huyện Tiền Hải để em được hoàn thành đề tài này!
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Hồng.

Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BHXH VÀ
CÔNG TÁC THU-CHI CÁC CHẾ ĐỘ BHXH
I/Khái quát chung về BHXH
1. Sự cần thiết khách quan của BHXH
Trong cuộc sống của con người cũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

thường gặp rất nhiều rủi ro hay sự kiện như đau ốm, bệnh tật, tai nạn, hay già yếu,
chết hoặc thất nghiệp… do những ảnh hưởng của tự nhiên, của điều kiện sống và
sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác. Chính những rủi ro hay sự kiện này đã
làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người cũng như ảnh hưởng tới cả
quá trình sản xuất. Tất cả các rủi ro này là tất yếu, không ai có thể tránh khỏi. Khi
rơi vào các trường hợp đó, các nhu cầu thiết yếu khơng vì thế mà mất đi, trái lại cịn
tăng lên, thậm chí xuất hiện thêm nhu cầu mới. Bởi vậy, muốn tồn tại, con người và
xã hội lồi người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết thực trạng
này.
Để khắc phục những rủi ro, bất hạnh, giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia
đình, ngồi việc tự khắc phục, người lao động phải được sự bảo trợ của cộng đồng
tập thể của các tổ chức cơ quan Nhà nước và xã hội. Sự bảo trợ này không thể bằng
lời nói, bằng sự động viên thăm hỏi chung chung mà phải bằng những nguồn vật
chất cần thiết, nhằm hồi phục nhanh chóng sức khỏe, duy trì sức lao động xã hội
góp phần làm giảm bớt những khó khăn của bản thân và gia đình người lao động
khi có những hụt hẫng về thu nhập.
Hệ thống BHXH đầu tiên trên Thế giới ra tại Đức- năm 1838, chế độ bảo hiểm
tai nạn lao động và bênh nghề nghiệp ra đời đầu tiên tại Phổ (Đức) và sau đó phát
triển rộng ra các nước và các châu lục khác. Sự ra đời của BHXH trên Thế giới xuất
phát từ những mẫu thuẫn trong hoạt động sản xuất, tái sản xuất dẫn đến đấu tranh
địi quyền lợi chính đáng của giới thợ.
Vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa Tư Bản, khi nền sản xuất hàng hóa ra đời kéo
theo xuất hiện sự phân công lao động ngày càng rõ nét, sức lao động đã trở thành
hàng hóa. Vì lợi nhuận, lợi ích riêng của mình, giới chủ ra sức bóc lột sức lao động
của giới thợ bằng nhiều hình thức khác nhau như: tăng thời gian lao động, tăng
cường độ lao động nhưng tiền lương-tiền công trả cho người lao động lại rất thấp…
đồng nghĩa với đó là hàng loạt các rủi ro và sự kiện xảy ra đối với người lao động
Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48


Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

và gia đình của họ như ốm đau, bệnh tật, tai nạn, mất việc làm…do không đủ điều
kiện để tái tạo sức lao động. Lợi ích và quyền lợi chính đáng của giới thợ đã không
được đáp ứng. Mâu thuẫn giữa hai giới xuất hiện và ngày càng trở nên gay gắt: mâu
thuẫn về thời gian lao động, về cường độ làm việc, mâu thuẫn về mặt xã hội cũng
đồng loạt phát sinh: mâu thuẫn giai tầng XH, mâu thuẫn màu da chủng tộc… khi tất
cả các mâu thuẫn đó phát sinh cũng là lúc xuất hiện sự đấu tranh đòi quyền lợi của
người lao độn. Tuy nhiên, những cuộc đấu tranh này cịn mang tính lẻ tẻ, tự phát,
nhất thời. Bên cạnh đó, giới thợ đã biết cách tập hợp nhau lại để giúp đỡ nhau trong
lúc khó khăn hoạn nạn, hình thành hội tương hỗ hay hội tương thân tương ái. Các
hội này chỉ được thành lập tự phát nhưng hiệu quả về mặt xã hội rất lớn nhưng
những hội này cịn tồn tại các vấn đề sau:
Hỗ trợ mang tính nhất thời và không giải quyết vấn đề một
cách triệt để
Tiền bạc, vật phẩm hỗ trợ nhau vẫn còn là của bản thân giới
thợ với nhau
Vì thế mà sự tồn tại và duy trì hoạt động của các hội rất khó. Mặt khác, trong
thời gian nghỉ việc do ốm đau tai nạn, giới chủ khơng quan tâm tới tình trạng của
người lao động mà còn sa thải họ để tuyển mộ những người lao động khác. Điều
này đã khiến cho giới thợ nhận thức được sự cần thiết phải đấu tranh và phải đấu
tranh mạnh mẽ hơn. Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã trở thành phong
trào rộng lớn. Khi phong trào đã lan rộng hầu hết tất cả các nước châu Âu và buộc
Chính phủ một số nước phải đứng ra can thiệp và giải quyết những mâu thuẫn này,
bằng cách:

Yêu cầu giới chủ phải tăng lương, giảm giờ làm, giảm cường
độ lao động
Giới chủ phải có trách nhiệm với người lao động khi họ bị tai
nạn, ốm đau
- Yêu cầu giới thợ không được bãi cơng, biểu tình, khơng được đập phá máy
móc, nhà xưởng để đảm bảo hoạt động sản xuất
- Yêu cầu giới thợ phải làm việc theo đúng nội quy giới chủ và pháp luật Nhà
nước
Khi giới chủ không chấp nhận các yêu cầu ở trên, phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân bấy giờ đã trở thành cao trào và lan rộng ra toàn bộ châu Âu và châu
Mỹ. Lúc này, nhà Nước lại phải đứng ra can thiệp lần hai bằng cách: Yêu cầu giới
Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

chủ phải trích từ lợi nhuận của mình một khoản nhất định để đóng góp hình thành
một quỹ chung. Đồng thời, u cầu giới thợ cũng phải trích từ tiền lương của mình
để đóng góp vào quỹ chung đó và Nhà nước cũng đóng góp- tham gia quỹ. Nhà
nước gợi ý: quỹ này được sử dụng để hỗ trợ những người lao động tham gia đóng
góp quỹ khi bị tai nạn, ốm đau, gia cảnh khó khăn. Và Nhà nước cũng tham gia
quản lý quỹ này để đảm bảo tính khách quan, tính cơng bằng và chính xác. Việc gợi
ý này được hai bên chấp nhận ngay và đồng ý thực hiện cam kết. Từ đó, Thế giới
quan niệm việc hình thành nguồn quỹ và cách thức quản lý chính là để BHXH cho
người lao động trong những trường hợp: ốm đau, tai nạn, gia cảnh khó khăn. BHXH

ra đời!
Như vậy, BHXH ra đời là tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội
đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết phải tiến
hành BHXH cho người lao động. Đây là một loại hình bảo hiểm có phạm vi và đối
tượng tham gia rất rộng. Và không phải là ngẫu nhiên mà tất cả các nước trên thế
giới hiện nay thực hiện BHXH cho người lao động. BHXH đã trở thành một nhu
cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người
2. Khái niệm, bản chất và chức năng , vai trò của BHXH.
2.1. Khái niệm và bản chất.
2.1.1. Khái niệm.
BHXH được hình thành từ những năm 50 của thế kỷ XIX-giai đoạn đầu của thời
kỳ đại công nghiệp. Đặc biệt sau Chiến tranh thế giới II, BHXH có quy mô hoạt
động rất rộng và ngay lập tức được hơn 100 nước trên thế giới thực hiện. Sau Chiến
tranh thế giới II, Liên hợp quốc (LHQ) đã phê chuẩn rất nhiều cơng ước liên quan
đến BHXH và các chính sách ASXH. Tuy nhiên cho đến lúc này chưa có một khái
niệm thật chuẩn mực về BHXH vì các nhà khoa học và các nhà quản lý vẫn còn
nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu vấn đề này.
Theo C.Mac, từ BHXH được ghép lại từ hai từ “bảo hiểm’ và “xã hội”. Ở đây,
phạm trù “xã hội” nhìn nhận dưới góc độ cơ cấu kinh tế là rất rộng lớn, rất cơ bản,
còn “bảo hiểm” cũng xuất phát từ quan hệ sản xuất-với tư cách là thu nhập, là thành
phần giá trị rơi vào tay nhà tư bản và công nhân nhưng khơng được dung hết mà
phải tích lũy lại để lấp lỗ hổng trong quá trình tái sản xuất do các yếu tố ngẫu nhiên
chi phối. Hay nói cách khác BHXH với luận điểm của C.Mac chính là Bảo hiểm
Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: TS. Phạm Thị Định

cho những lỗ hổng trong đời sống XH của lồi người.
Có rất những khái niệm khác nhau về BHXH dựa trên những góc độ khác nhau:
Nếu đứng trên góc độ tài chính ( tài chính cơng): BHXH là
một q trình san sẻ rủi ro, san sẻ tài chính giữ các bên tham gia theo quy định
thống nhất của Pháp luật Nhà nước
Nếu đứng trên góc độ quản lý: BHXH là một chế độ pháp
định bảo vệ người lao động và người sử dụng lao động được Nhà nước bảo trợ để
trợ cấp vật chất cho người lao động và gia đình họ khi người lao động gặp rủi ro
Cịn đứng trên góc độ cơ chế hoạt động, BHXH được định nghĩa như sau: BHXH
là tổng thể những mối quan hệ kinh tế- xã hội giữa Nhà nước với người lao động và
người sử dụng lao động trên cơ sở hình thành quỹ tiền tệ tập chung để trợ cấp cho
người lao động và gia đình họ khi người lao động tham gia BHXH gặp phải rủi ro và
sự kiện bảo hiểm dẫn tới giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm, nhằm góp phần đảm
bảo ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ, từ đó đảm bảo ASXH.
2.1.2. Bản chất của BHXH.
Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về BHXH tuy nhiên bản chất BHXH
đều thể hiện ở những nội dung sau đây:
- Mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH xuất phát trên cơ sở quan hệ lao
động và quan hệ quản lý xã hội bao gồm ba bên:
Bên tham gia BHXH: có thể bao gồm cả người lao động, người sử dụng lao
động và Nhà nước cũng có thể chỉ là người lao động và Nhà nước
Bên BHXH: thông thường là một cơ quan chuyên trách do Nhà nước đứng ra
thành lập và bảo trợ. Cơ quan này hoạt động theo đứng khuôn khổ Pháp luật.
Bên được BHXH: người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng
buộc cần thiết.

Bên BHXH


Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

Sơ đồ 1: Mối quan hệ ba bên trong BHXH
- Cơ sở chủ yếu của các mối quan hệ giữa các bên là quỹ tài chính BHXH. Bởi
vì, quỹ này do tất cả các bên tham gia đóng góp và mức đóng góp của từng bên là
do thỏa thuận giữa các bên, sau đó được luật hóa và cứ thế thực hiện.
Đứng trên bình diện xã hội, BHXH là quá trình sử dụng một phần GDP để đảm
bảo an toàn về mặt kinh tế cho người lao động và tồn xã hội. Vì vậy, quỹ này là
điều kiện tiên quyết san sẻ rủi ro, san sẻ tài chính giữa các bên
- Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp rủi ro hay sự
kiện bảo hiểm sẽ được quỹ tài chính bù đắp thay thế ln thấp hơn thu nhập khi
đang làm việc. Bởi có như vậy mới kích thích người lao động tìm việc làm khác
phục được tình trạng ỉ lại , trục lợi quỹ BHXH.

- Mục đích chính của BHXH là nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của người lao
động và gia đình họ trong trường hợp họ bọ giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm.
Mục địch này được Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hóa như sau:
Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất đi để đảm bảo nhu cầu
thiết yếu của họ
Chăm sóc sức khỏe, chống lại bệnh tật
Xây dựng điều kiện sống, đáp ứng nhu cầu dân cư, nhu cầu đặc biệt của người

già, người tàn tật và trẻ em.
Nói tóm lại, BHXH mang cả bản chất kinh tế và cả bản chất xã hội. Về mặt kinh
tế, nhờ tổ chức phân phối lại thu nhập, đời sống người lao động và gia đình họ luôn
được bảo đảm trước những bất trắc, rủi ro xã hội. Về mặt xã hội, do có sự “sản sẻ
rủi ro” của BHXH, người lao động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập
Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội có một lượng vật chất đủ lớn trang trải
những rủi ro xảy ra. Ở đây, BHXH đã thực hiện nguyên tắc “ lấy số đông bù cho số
ít”. Tuy nhiên, tính kinh tế và tính xã hội cảu BHXH không tách rời mà xen lẫn
nhau. Khi nói đến bảo đảm kinh tế cho người lao động và gia đình họ là đã nói đến
tính xã hội của BHXH, ngược lại, khi nói tới sự đóng góp ít nhưng lại đủ trang trải
mọi rủi ro xã hội thì cũng đã đề cập đến tính kinh tế của BHXH.
Dưới góc độ kinh tế, bản chất BHXH chính là sự đảm bảo thu nhập, bảo đảm
cuộc sống cho người lao động khi họ bị giảm hay mất khả năng lao động. Có nghĩa
là tạo ra một khoản thu nhập thay thế cho người lao động khi họ gặp phải các rủi ro
thuộc phạm vi BHXH.
Dưới góc độ chính trị, bản chất của BHXH là sự liên kết của người lao động
xuất phát từ lợi ích chung của họ
Dưới góc độ xã hơi, bản chất của BHXH được hiểu như là một chính sách xã hội
nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi thu nhập của họ bị giảm hoay mất.
Thơng qua đó bảo vệ và phát triển lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất,

tăng năng suất lao động ổn định trật tự xã hội.
2.2. Chức năng và vai trò của BHXH.
2.2.1. Chức năng của BHXH.
- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người tham gia BHXh khi ho bị
giảm hoặc mất thu nhập do giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm
- Phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH
- Góp phần kích thích người lao động hăng hái tham gia hoạt động sản xuất, từ
đó nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội
- Gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người lao
động với xã hội
2.2.2. Vai trị của BHXH.
Đối với Người lao động:
BHXH đóng một vai trị quan trọng trong việc góp phần đảm bảo cuộc sống ổn
định cho người lao động và gia đình họ, khi mà những tủi ro bất ngờ xảy ra như: ốm
đau, tai nạn, thai sản …làm giảm hoặc mất sức lao động ảnh hưởng đến thu nhập
của người lao động. Bởi lẽ, khi họ gặp những rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập,
BHXH sẽ thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập bị mất đi cho người lao động và
Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

gia đình họ với mức hưởng, thời điểm hưởng, thời gian hưởng theo đúng quy định
của Nhà nước trong từng chế độ. Mức trợ cấp này khơng phải là hồn tồn mức thu
nhập mà người lao động đã mất hay bị giảm đi những nhưng nó đã phần nào cung

cấp cho ngươi lao động một khoản tiền nhất định để trang trải những nhu cầu thiết
yếu cho bản than và gia đình. Chính do sự thay thế và bù đắp một phần thu nhập
này của BHXH đã giúp NLĐ cảm thấy yêu nghề, u cơng việc của mình hơn; là
sợi dây rang buộc giúp họ hăng say lao động sản xuất hơn, gắn hết NSDLĐ và NLĐ
lại gần nhau hơn, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động,tăng sản phẩm xã hội
và tăng chất lượng cuộc sống của chính NLĐ
Đối với Người sử dụng lao động:
Thực tế trong quá trình lao động sản xuất, giữa NLĐ và NSDLĐ luôn xảy ra
những xung đột nhất định về tiền lương, tiền công, thời gian lao động…và khi
những rủi ro xảy ra, nếu có khơng có sự trợ giúp của BHXH thì dễ dẫn đến những
xung đột và tranh chấp giữa hai giới chủ - thợ. Vì vậy, BHXH góp phần điều hồ,
hạn chế những mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ, tạo ra môi trường làm việc ổn
định cho NLĐ và tạo sự ổn định trong công tác quản lý cho NSDLĐ. Từ đó nâng
cao khả năng sản xuất của Doanh nghiệp.
Hơn nữa NSDLĐ muốn ổn định phát triển sản xuất kinh doanh chẳng những
phải đầu tư vào máy móc, trang thết bị,… mà còn phải chăm lo đến đời sống của
NLĐ mà họ thuê mướn. Nhưng trong cuộc sống, luôn tiềm ẩn những rủi ro có thể
xảy ra bất cứ lúc nào đối với NLĐ, và khi đó NSDLĐ sẽ khơng có người lam th
cho mình, do đó q trình sản xuất, kinh doanh sẽ bị gián đoạn rồi dẫn đến năng
suất giảm và cuối cùng là giảm thu nhập của NSDLĐ. Nhưng khi co sự tham gia
của BHXH, có sự trợ giúp về mặt tài chính thì NLĐ nhanh chóng được phục hồi
những thiệt hại xảy ra, nhanh chóng quay lại với cơng việc, góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất, kinh doanh.
Đối với Nhà nước:
- BHXH là một bộ phận quan trọng giúp Ngân sách Nhà nước giảm chi đến
mức tối thểu nhưng vẫn giải quyết được khó khăn trong cuộc sống của NLĐ và gia
đình họ khi gặp phải những rủi ro.
- BHXH góp phần giữ vững an ninh, chính trị trong nước, ổn định trật tự xã hội:
BHXH giúp điều hoà, hạn chế những mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ, đồng
thời tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho NLĐ. Bơi lẽ nếu những mâu thuẫn

giữa NLĐ và NSDLĐ chưa được giải quyết thì có thể dẫn tới những cuộc đình
Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH


Chun đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

cơng, thậm chí là những cuộc bãi cơng, đến lúc đó, q trình sản xuất bị ngừng trệ,
khơng có sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội; bên cạnh đó, Chính phủ
cịn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như: giữ vững an toàn xã hội, đảm bảo các
nhu cầu của người dân…
- Quỹ BHXH chẳng những dùng để chi trả trợ cấp cho NLĐ khi gặp phải rủi ro
mà cịn là một nguồn tài chính lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước. Nguồn
quỹ nhàn rỗi có thể được đem đầu tư vào các cơng trình cơng cộng của quốc gia .
Như vậy, một mặt nó giúp thúc đẩy kinh tế phát triển, mặt khác sẽ giúp tăng trưởng
quỹ do phần lãi do đầu tư mang lại.

3. Hệ thống các chế độ BHXH.
Có thể thấy chính sách BHXH và chế độ BHXH là hai thuật ngữ khác nhau bởi
chúng có nội dung khác nhau:
Chính sách BHXH là chính sách cơ bản, là hạt nhân của hệ thống ASXH của
mỗi quốc gia. Mảng chính sách này có tính khái quát rất cao, thể hiện rõ mục đích
quan điểm, định hướng phạm vi và các mối quan hệ điều chỉnh giữa Nhà nước với
người lao động, người sử dụng lao động. Việc ban hành chính sách BHXH phải dựa
trên rất nhiều cơ sở: chính trị, kinh tế, xã hội và điều kiện của đất nước qua các thời
kỳ, phản ánh được sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Chính sách BHXH được

thể hiện ở Luật pháp, các văn bản dưới luật của mỗi nước.
Còn chế độ BHXH chỉ là sự cụ thể hóa, chi tiết hóa chính sách BHXH, là những
quy định cụ thể, chi tiết, là sự sắp xếp bố trí những chế định để thực hiện các chính
sách BHXH đối với người lao động. Đó là cụ thể hóa một hệ thống những quy định
được pháp luật thừa nhận.
Do đó, để phản ánh chính sách BHXH địi hỏi phải có một hệ thống các chế độ
mang tính nhất quán đồng thời phải đảm bảo tính chất khách quan, có như vậy mới
thỏa mãn mối quan hệ ba bên. Theo Công ước 102- công ước về an tồn xã hội
(4/6/1952 tại Gionevo) của ILO có chín chế độ sau:
3.1. Chế độ chăm sóc y tế
3.2. Chế độ trợ cấp ốm đau
3.3. Chế độ trợ cấp thất nghiệp
3.4. Chế độ trợ cấp tuổi già
3.5. Chế độ trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

3.6. Chế độ trợ cấp gia đình.
3.7. Chế độ trợ cấp thai sản.
3.8. Chế độ trợ cấp tàn tật.
3.9. Chế độ trợ cấp tiền tuất (chế độ trợ cấp cho người còn sống)
Hệ thống các chế độ trên được xây dựng và thực hiện theo các văn bản pháp luật
của mỗi nước. Các quốc gia khi triển khai BHXH có quyền chỉ áp dụng một số chế

độn nhưng ít nhất phải có ba chế độ, trong đó phải có ít nhất một trong các chế độ
(3.3), (3.4), (3.5), (3.8), (3.9).
Mỗi chế độ đều được cụ thể hóa bằng những điều, mục vừa cụ thể vừa mang tính
định hướng để các nước vận dụng. Tuy nhiên, nếu xem xét và nhìn nhận một cách
tổng quát thì mỗi chế độ BHXH đều được kết cấu bởi những nội dung sau:
Mục đích thực hiện chế độ: Sẽ giúp người lao động và người
sử dụng lao động nhân thức được rõ trách nhiệm cũng như quyền lợi của bản thân
mình khi tham gia BHXH, đồng thời thể hiện quan điểm định hướng của từng quốc
gia đối với từng chế độ, dưới góc độ xã hội nó phản ánh vai trị của chế độ đó. Tất
cả tạo niềm tin cho người lao động đối với chính sách BHXH
- Đối tượng được bảo hiểm: Thực chất thể hiện phạm vi của mỗi chính sách
BHXH trong từng chế độ. Tùy theo mỗi chế độ khác nhau thì phạm vi có thể khác
nhau. Việc quy định phạm vi trong từng chế độ giúp cơ quan BHXH chi đúng đối
tượng, đúng mục đích, hạn chế tối đa những hiện tượng nhầm lẫn hoặc trục lợi phát
sinh
- Điều kiện được trợ cấp: Đây là nội dung rất quan trọng nên khi thiết kế mỗi
chế độ cần phải chú ý. Điều kiện trợ cấp chủ yếu liên quan đến rủi ro hoặc sự kiện
bảo hiểm trong từng chế độ
- Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp: Mức trợ cấp bao giờ cũng được thể hiện
bằng tiền và được chia làm hai loại là trợ cấp ngắn hạn và trợ cấp dài hạn ( 3.4, 3.8.
3.9 và có thể là 3.5). Thời gian trợ cấp lại phụ thuộc vào chủ yếu vào các điều kiện
được trợ cấp.
4. Quỹ BHXH.
4.1. Khái niệm quỹ BHXH.
Trong đời sống kinh tế-xã hội, người ta thường nói đến rất nhiều các loại quỹ
khác nhau như: quỹ tiêu dùng, quỹ sản xuất, quỹ dự phòng, quỹ tiền lương, quỹ
Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

phúc lợi, quỹ tiết kiệm… Tất cả các quỹ này đều có một điểm chung là tập hợp các
phương tiện tài chính hay vật chất khác cho những hoạt động nào đó theo mức định
trước. Quỹ lớn hay nhỏ biểu thị khả năng về mặt phương tiện và vật chất để thực
hiện công việc cần làm.
Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung, nằm ngoài ngân sách nhà
nước (NSNN), được hình thành chủ yếu từ ba nguồn: Người lao đơng- người sử
dụng lao động- Nhà nước. Quỹ được hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng
giải quyết những rủi ro của tất cả những người tham gia với dự trữ ít nhất, giúp việc
dàn trải rủi ro được thực hiện theo cả hai chiều không gian và thời gian, đồng thời
giảm tối thiểu thiệt hại kinh tế cho người sử dụng lao động, tiết kiệm chi phí cho cả
NSNN và ngân sách gia đình.
Cần phân biệt rõ tài chính BHXH và quỹ BHXH: Tài chính BHXH về bản chất
là những mối quan hệ kinh tế-xã hội trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH.
Cịn quỹ BHXH chỉ là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH, nó thể
hiện số lượng tiền nhiều hay ít và chủ yếu được hình thành từ đâu? từ thu-chi như
thế nào?...
4.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH.
Quỹ BHXH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu được
hình thành từ ba nguồn sau:
Người lao động đóng góp
Người sử dụng lao động đóng góp
Nhà nước bù thiếu
Ngồi ra, quỹ cịn được hình thành từ một số nguồn khác như: lãi từ đầu tư quỹ
nhàn rỗi bổ xung thêm, từ sự đóng góp của các tổ chức quốc tế , các tổ chức từ thiện

nếu có.
Người
lao động

Người sử dụng
lao động

Nhà nước

Thu khác

Quỹ BHXH

Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Định

Sơ đồ 2: Nguồn hình thành Quỹ BHXH.
Tất cả những nguồn hình thành nói trên đều được tập trung trên cơ sở những quy
định của Pháp luật. và trong ba nguồn hình thành chủ yếu trên thì từ người lao động
và người sử dụng lao động là chủ yếu và cơ bản. Thông thường Nhà nước chỉ bù
thiếu khi tình hình kinh tế- chính trị- xã hội có những biến động lớn do nhu cầu và
khả năng tham gia BHXH không gắn kết với nhau, do tình hình dự báo khơng chính
xác dẫn đến mức đóng của các bên q thấp, thu khơng đủ chi…

Từ đó có thể phân loại quỹ BHXH theo một số các tiêu chí dựa vào nguồn hình
thành quỹ ở trên:
Theo hình thức quỹ có: quỹ BHXH bắt buộc và quỹ BHXH
tự nguyện
Theo tính chất sử dụng quỹ có: quỹ BHXH ngắn hạn và quỹ
BHXH dài hạn
Theo chế độ: mỗi chế độ BHXH hình thành một quỹ riêng
Theo đối tượng tham gia đóng góp có: quỹ BHXH dành cho
cơng nhân viên chức, quỹ BHXH đanh cho lực lượng vũ trang, quỹ BHXH dành
cho lao động trong doanh nghiệp, quỹ BHXH danh cho lao động khác.
4.3. Mục đích sử dụng quỹ BHXH.
Cũng giống như tài chính BHXH, quỹ BHXH được sử dụng trên nguyên tắc phi
lợi nhuận. Quỹ BHXH được sử dụng vào các mục đích chủ yếu sau:
Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH đây là khoản chi lớn
nhất để thực hiện mục đích lớn nhất của BHXH- thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của
người lao động và gia đình họ trong trường hợp họ bị giảm hoặc mất thu nhập, mất
việc làm. Thông thường trên thế giới khoản chi này luôn luôn chiếm 80%- 85% quỹ
BHXH.
Chi cho bộ máy quản lý: mục đích này được thực hiện giúp
cho cơ quan BHXH các cấp tổ chức và thực hiện thành cơng chính sách BHXH. Nội
dung khoản chi này bao gồm:
 Tiền lương cho cán bộ ngành, quản lý hành chính
 Mua sắm trang thiết bị
Sinh viên: Phạm Thị Hồng
K48

Lớp: BHXH




×