Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Ap Sveti Vlaho đi sâu nghiên cứu bảng điện chính tàu Ap Sveti Vlaho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 85 trang )



………… o0o…………



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP



TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU
AP SVETI VLAHO – ĐI SÂU NGHIÊN CỨU
BẢNG ĐIỆN CHÍNH TÀU AP SVETI VLAHO





1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN I : TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TẦU AP SVETI VLAHO. 5
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẦU AP SVETI VLAHO 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ĐIỂN HÌNH 7
1.1.Hệ thống nồi hơi tàu AP SVETI VLAHO. 7
1.1.1.Định nghĩa và chức năng của nồi hơi. 7
1.1.2. Giới thiệu phần tử 7
1.1.3.Mạch cấp nước cho nồi hơi 10
1.1.4. Mạch hâm dầu đốt cho cho nồi hơi 12
1.1.5.Chức năng đốt lò. 12
1.1.6.Chức năng điều chỉnh áp suất hơi. 14


1.1.7.Tự động báo động và bảo vệ 14
1.2. Hệ thống tự động điều khiển máy nén khí 15
1.2.1. Chức năng của máy nén khí: 15
1.2.2. Phân loại máy nén khí. 15
1.2.3. Giới thiệu các phần tử của hệ thống: 16
1.2.4. Nguyên lý hoạt động của hệ thống: 16
1.2.5. Các chế độ báo động và bảo vệ cho hệ thống: 18
1.3. Hệ thống lái tự động tàu AP SVETI VLAHO. 19
1.3.1 Giới thiệu hệ thống lái PT70 19
1.3.2. Cấu tạo hệ thống: 19
1.3.3. Nguyên lý hoạt động: 20
1.3.4. Nhận xét, đánh giá. 23
CHƯƠNG 2 :MỘT SỐ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỂN HÌNH 24
2.1. Hệ thống bơm cứu hỏa. 24
2.1.1. Giới thiệu phần tử của hệ thống 24
2.1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống. 24
2.2 Hệ thống bơm dầu LO máy chính 26
2.2.1 Giới thiệu phần tử : 26
2.2.2 : Nguyên lý hoạt động 27

2
2.2.3 .Các bảo vệ của động cơ. 29
2.2.4. Nhận xét 29
2.3 . Hệ thống quạt gió buồng máy .29
2.3.1.Giới thiệu phần tử 29
2.3.2 . Nguyên lý hoạt động 30
PHẦN II : NGHIÊN CỨU VỀ BẢNG ĐIỆN CHÍNH TẦU AP SVETI VLAHO. 31
CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU VỀ BẢNG ĐIỆN CHÍNH VÀ MỘT SỐ HỆ THỐNG
ĐIỀU KHIỂN. 31
3.1.Cấu tạo của bảng điện chính tàu AP SVETI VLAHO 31

3.1.1. Khái niệm chung về bảng điện chính. .31
3.1.2. Cấu trúc chung của bảng điện chính. 32
3.1.3. Hệ thống thanh cái trong bảng điện chính 32
3.1.4. Các PANEL trên bảng điện chính tàu AP SVETI VLAHO 36
3.1.5. Hoạt động cấp nguồn điều khiển của máy phát số1 36
3.2. Giới thiệu các phần tử trên bảng điện chính 37
3.3. Mạch đóng ngắt aptomat chính của máy phát 46
3.3.1. Giới thiệu các phần tử của mạch 46
3.3.2.Hoạt động của mạch điều khiển aptomat chính như sau 47
3.4 Khởi động DIESEL_GENERATOR từ bảng điện chính. 48
3.4.1. Giới thiệu thiệu phần tử. 48
3.4.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống 52
3.4.3. Báo động và bảo vệ Diesel – Generator 55
3.5 .Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp (AVR) 57
3.5.1 . Hệ thống điều chỉnh điện áp theo độ lệch .57
3.5.2.Giới thiệu phần tử của hệ thống 58
3.5.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống tự động điều chỉnh điện áp 59
CHƯƠNG 4 : CÔNG TÁC SONG SONG VÀ PHÂN CHIA TẢI TRÊN BẢNG
ĐIỆN CHÍNH TÀU AP SVETI VLAHO 60
4.1.Công tác song song của các máy phát điện đồng bộ. 60
4.1.1.Khái niệm chung 60
4.1.2.Công tác song song của các máy phát điện đồng bộ 60
4.1.3. Sau đây ta xét mạch hòa đồng bộ cho máy phát số 1 64
4.2. Phân chia tải cho các máy phát. 66
4.2.1. Phân chia tải vô công cho các máy phát công tác song song 66

4.2.2. Phân chia tải tác dụng cho các máy phát 69

3
CHƯƠNG 5 : CÁC HỆ THỐNG BÁO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ 73

5.1.Khái niệm chung. 73
5.2. Bảo vệ cho trạm phát. 73
5.2.1. Bảo vệ ngắn mạch cho máy phát 74
5.2.2. Bảo vệ quá tải cho máy phát điện 77
5.2.3. Bảo vệ công suất ngược cho máy phát điện 77
5.2.4. Bảo vệ thấp áp 80
5.2.5. Bảo vệ điện áp cao 80
5.3.Các mạch báo động và bảo vệ tàu AP SVETI VLAHO 80
5.3.1. Bảo vệ ngắn mạch cho máy phát 80
5.3.2. Mạch bảo vệ quá tải cho máy phát 81
5.3.3. Bảo vệ công suất ngược cho máy phát 81
5.3.4. Mạch bảo vệ điện áp thấp 82
5.3.5. Bảo vệ tần số thấp cho trạm phát 82
PHẦN III : KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85























4
LỜI MỞ ĐẦU

Việt nam là một đất nước nằm ven biển nên rất thuận tiện cho nghành hàng hải phát
triển .Trong những năm gần đây thì nghành hàng hải rất phát triển , đặc biệt là nghành
vận tải và càng ngày càng phát triển hoàn thiện hơn . Trước sự phát triển mạnh mẽ của
ngành vận tải, nên nó kéo theo ngành đóng và sửa chữa tàu phát triển theo . Mới phát
triển mà nghành đóng tàu nước ta đã phát triển rất nhanh chóng , từ việc chỉ đóng được
những con tàu nhỏ thì giờ đây đã đóng được những con tàu rất lớn ,như tàu 53.000 tấn ,
tàu chở 4900 chiếc ô tô …Sự phát triển mạnh mẽ của ngành đóng tàu đã cho ra những
con tàu siêu trọng được trang bị hiện đại, có tính tự động hoá cao ngày càng cao , đặc
biệt là trạm phát điện tàu thủy.
Ngày xưa thì trạm phát điện tàu thuỷ chỉ mang tính cung cấp ánh sáng phục vụ cho
tín hiệu hàng hải, sinh hoạt là chủ yếu. Ngày nay do sự bùng nổ về khoa học , kỹ thuật ,
nên người ta càng chú trọng đến mức độ an toàn và tự động hóa cao , và phải đáp ứng
được những quy phạm ngày càng khắt khe của luật hàng hải quốc tế . Trong cấu trúc của
trạm phát thì có hệ thống bảng phân phối điện chính ( Main Switch Board – MSB )là rất
quan trọng. Bảng điện chính (MSB) là nơi tập trung năng lượng để từ đó phân phối đến
các phụ tải, trên MSB về cơ bản tập trung một số thiết bị : Đo lường, kiểm tra, khí cụ
phân phối và bảo vệ, thiết bị điều chỉnh, điều khiển, Hiện nay do công nghệ phát triển
nên cấu trúc của bảng điện chính ngày càng được thu gọn , và ngày càng hiện đại và tự
động hóa cao hơn.
Sau khi học tập và rèn luyện tại trường ,cùng với những quá trình thực tập tại các

nhà máy, phân xưởng và đặc biệt là quá trình thực tập tốt nghiệp tại nhà máy đóng tàu
Hạ Long thì em đã có dịp tiếp cận với tàu 53.000 tấn mang tên AP SVETI VLAHO . Được
sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Điện- Điện tử tàu biển, em được giao đề tài thiết kế
tốt nghiệp:
Trang thiết bị điện tầu AP SVETI VLAHO . Đi sâu nghiên cứu bảng điện chính tầu
AP SVETI VLAHO
Sau một thời gian nỗ lực tìm hiểu của bản thân và được giúp đỡ của bạn bè , các
thầy giáo trong khoa Điện- Điện tử tàu biển . Và đặc biệt là được sự hướng dẫn tận tình
của thầy Th/s Hứa Xuân Long, em đã hoàn thành được đồ án của mình một cách tốt nhất
.Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế , thực tế còn ít ,nên đồ án của em không thể tránh
khỏi những thiều sót. Do đó em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy để đồ án của em
được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin cám ơn thầy :Th/s Hứa Xuân Long và toàn bộ các thầy trong
khoa đã giúp em hoàn thành đồ án này.



5
PHẦN I : TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TẦU AP SVETI VLAHO.
 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẦU AP SVETI VLAHO
Tầu AP SVETI VLAHO là tầu có trọng tải 53.000 Tấn , thuộc vào loại tầu chở
hàng khô lớn nhất nước ta, và nó được nhà máy đóng tầu Hạ Long thi công.
1. Kích thước chính
-Chiều dài toàn tầu ( Max ) :190 m
-Chiều dài giữa 2 đường vuông góc :183.25 m
-Chiều rộng thiết kế :32.26 m
-Cao mạn đến boong chính :10.90 m
-Mớn nước mô hình :12.6m
-Chiều cao boong chính ( tại đường tâm ):
+Từ boong chính – boong dâng lái 1 :3.00 m

+Từ boong dâng lái chính – boong dâng lái 5, mỗi boong :2.80 m
+Từ boong dâng lái 5 - đỉnh ca bin ( buồng lái ) :3.00 m
+Các boong ở. :2.60m
-Độ cong ngang tại boong chính tính từ mạn tới 5,6 mm ,trên đường chuẩn 0.6m
-Trên các boong khác không có độ cong ngang và dọc boong
2. Tải trọng và mớn nước
Toàn bộ thông số tải trọng dưới đây được đo bằng đơn vị tấn ( theo hệ mét ) trong
nước biển với trọng lượng riêng là 1.025 t/m
3

Mớn nước mẫu thử, lý thuyết :12.6 m

Tải trọng tương ứng :53000 tấn
Mớn nước hàng nhẹ :10.9 m
Tải trọng tương ứng :44000 tấn
3. Tốc độ và công suất :
Tốc độ khai thác theo mớn nước mẫu thử 12.6 m ở trạng thái ky bằng, có tính đến
15 % dung sai khai thác ( Trạng thái dự phòng ) 14.0 hải lý.
Tốc độ khai thác tại mớn nước chở hàng nhẹ 10.9 m ở trạng thái ky bằng có tính
đến 15% dung sai khai thác ( trạng thái dự phòng ) 14.2 hải lý
Công suất máy tương ứng tại 82 % MCR- vòng tua tối đa liên tục và tốc độ chân vịt
118 vòng / phút  7780KW
4. Trạm phát chính
Gồm có 3 máy phát chính :
Công suất tác dụng : 680 KW
Điện áp : 450 V
Số pha: 3
Tần số: 60Hz
Cos  : 0.8



6
5. Trạm phát sự cố
Có 1 máy phát sự cố
Công suất tác dụng : 320 KW
Điệp áp : 450 V
Số pha : 3
Tần số: 60Hz
Cos  : 0.8


7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ĐIỂN HÌNH
1.1.Hệ thống nồi hơi tàu AP SVETI VLAHO.
1.1.1.Định nghĩa và chức năng của nồi hơi.
-Nồi hơi tàu thuỷ là thiết bị sử dụng năng lượng của chất đốt ( hóa năng của dầu ,
than, củi ) biến nước thành hơi nước có áp suất và nhiệt độ cao, nhằm cung cấp cho hơi
nước cho thiết bị động lực hơi nước chính ,cho các máy phụ , thiết bị phục vụ và nhu cầu
sinh hoạt cho thuyền viên trên tàu.
-Nồi hơi phải đáp ứng yêu cầu như , kích thước phải nhỏ gọn dễ bố trí trên tàu, áp
suất hơi phải đảm bảo, đặc biệt phải đảm bảo an toàn cho nguời sử dụng khi xảy ra sự cố.
-Để đáp ứng các yêu cầu trên nên hiện nay nồi hơi được thiết kế rất hiện đại và mức
độ an toàn là khá cao.
1.1.2. Giới thiệu phần tử
- 1Q2 Là aptomat chính cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống
- 2Q3 Là aptomat cấp nguồn cho bơm nước số 1
-2Q4 Là aptomat chính cấp nguồn cho hệ điều khiển bơm cấp nước số 1
- 2T3 Là biến dòng
- 2S6 Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển cho bơm
- 2S7 Nút ấn dừng

- 2S8 Nút ấn khởi động bơm cấp nước số 1
- 2H6 Đèn báo bơm cấp nước số 1 đang hoạt động
- 2H5 Đèn báo bơm cấp nước số 1 bị quá tải
- 2K7 Là công tắc tơ điều khiển bơm cấp nước số 1
- 3Q3 Là aptomat cấp nguồn cho bơm nước số 2
- 3Q4 Aptomat cấp nguồn cho hệ điều khiển bơm nước số 2
- 3T5 Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển
- 3T3 Biến dòng
- 3S6 Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển
- 3S7 Nút ấn dừng bơm cấp nước số 2
- 3S8 Nút ấn khởi động bơm cấp số 2
- 3H6 Đèn báo bơm cấp nước số 2 hoạt động

8
- 3H5 Đèn báo bơm số 2 bị quá tải
- 3K7 Công tắc tơ chính cấp nguồn điều khiển bơm nước số 1
- 4Q3 Aptomat chính cấp nguồn cho quạt gió
- 4T3 Biến dòng cấp cho ampeke tín hiệu dòng của quạt gió
- 22K2 Công tắc tơ chính điều khiển quạt gió
- 5Q3 Aptomat chính cấp nguồn cho bơm phun dầu
- 23K2 Công tắc tơ điều khiển bơm phun dầu
- 6Q3 Aptomat chính cấp nguồn cho bơm dầu số 1
- 6Q6 Aptomat chính cấp nguồn cho bơm dầu số 2
- 6T3,6T6 Là các biến dòng đến ampeke từ bơm dầu số 1 và số 2
- 76K3,77K3 Là công tắc tơ điều khiển bơm dầu số 1 và số 2
- 9Q3 Aptomat chính cấp nguồn cho bơm dầu mồi
- 23K4 Công tắc tơ điều khiển bơm dầu mồi
- E1 Điện trở sấy
- 67K6 CTT điều khiển điện trở sấy
- 10Q3 Aptomat chính cấp nguồn cho điện trở sấy

- 11Q2 Aptomat chính cấp nguồn cho mạch điều khiển
- 11T3 Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển
- 11A5 Bộ kiểm soát cách điện của mạch điều khiển
- 11K6 Contacto điều khiển cách điện thấp
- 12F2,12F7 Là các cầu chì bảo vệ
- 13G2 Là bộ biến đổi từ nguồn xoay chiều sang 1 chiều
- 14B2 Bộ điều khiển nhiệt độ
- 14A2 Quạt gió làm mát
- 14A5,14A6 Là PLC điều khiển
- 15S3 Nút dừng sự cố
- 15S4 Nút ấn điều khiển dừng
- 15S5 Nút ấn khởi động
- 15K4,15K6 Là các rơ le điều khiển

9
- 16K2,16K4 Là các Rơle trung gian
- 27S3 Lựa chọn chế độ đốt
- 2T1 Biến áp đánh lửa
- 2Y1 Van cấp dầu số 1
- 2Y2 Van cấp dầu số 2
- 2Y3 Van giảm áp suất dầu mồi
- 3Y1 Van dầu đốt số 1
- 3Y2 Van dầu đốt số 2
- 3Y5 Van giảm dầu chính
- 34P6 Đồng hồ đo thời gian hoạt động của nồi
- 36G2 Bộ biến đổi cung cấp nguồn 1 chiều
- 36A4 Bộ điều khiển
- 17F1 Áp lực khí phun vào
- 17F2 Áp lực khí xả ra
- 19S1 Công tắc giới hạn nhiên liệu

- 6y1-s4 Công tắc giới hạn vị trí thoát khí
- 6Y1-s3 Công tắc giới hạn vị trí đánh lửa
- 18F3 Cảm biến nhiệt độ trong nồi hơi
- 45F3 Cảm biến áp lực dầu đốt
- B1 Cảm biến nhiệt độ dầu đốt
- B2 Cảm biến nhiệt độ dầu HFO
- 47F3 Cảm biến áp suất hơi trong nồi
- M(s51) Động cơ secvo điều chỉnh sự pha trộn
- M(s56) Động cơ lai cửa gió van hơi
- R1 Điện trở sấy cho động cơ
- 18B1 Cảm biến nhiệt độ trong nồi hơi
- 5E1 Bộ sấy cho bộ phận phân phối dầu
- E1,E2 Điện trở sấy ở van 1 và van 2
- 53E3 Điện trở sấy cho mạch điều khiển dầu

10
- 51E4 Điện trở sấy trong ống
- F1 Cảm biến bảo vệ an toàn ở nhiệt độ cao
- 71S2 Công tắc giới hạn trước van cấp HFO
- 71S4 Công tắc giới hạn áp lực HFO
- 72S4 Công tắc giới hạn cấp dầu MDO
- 72S2 Công tắc giới hạn trước van của MDO
- 73S2 Cảm biến áp lực dầu của bơm
- 74A3,74A5 Là PLC điều khiển
- 75H3,75H4 Các đèn báo hoạt động của bơm dầu số 1 và số 2
- 75H5,75H7 Đèn báo bơm dầu số 1 ,số 2 hoạt động
- 75H6,75H8 Là các đèn báo bơm hỏng
- S1(76),S1(77) Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển bơm số 1 ,số 2
- 79A3 Công tắc báo mức nước trong nồi hơi
- 85P3 Đồng hồ chỉ báo mức nước trong nồi hơi.

- 87P5 Đồng hồ chỉ báo mức nước trong nồi hơi.
- 89A2 là công tắc giới hạn mức nước trong nồi hơi.
- 90P4 Là đồng hồ đo lượng muối đọng.
- 92F3 Là cảm biến nhiệt độ khí xả của nồi hơi.
- 95B3 Cảm biến áp lực của bơm cấp nước.
- 96A3, 96A5 Là các modul điều khiển của PLC.
- 98P2 Là đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm cấp nước số1.
- 99P2 Là đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm cấp nước số2.
- 100M5 Là bơm lưu lượng hoá chất.
1.1.3.Mạch cấp nước cho nồi hơi( sơ đồ trang 2,3,96,97,98,99).
- Ta đóng aptomat chính 1Q2 , khi đó nguồn được cấp cho toàn bộ hệ thống nồi hơi
và nồi hơi sẵn sàng hoạt động.
a. Chế độ điều khiển bằng tay:
* Để chọn bơm cấp nước số 1 cấp nước cho nồi hơi ở chế độ điều khiển bằng tay ,
thì ta bật aptomat 2Q3 sẵn sàng cấp điện cho động cơ lai bơm số 1 và bật aptomat 2Q4
cấp nguồn cho mạch điều khiển.

11
- Tiếp điểm của 2Q3 ở 21-22 (page 2) mở ra làm cho đèn 2H5 mất điện.
- Tiếp điểm của 2Q3 ở 13-14 đóng vào cấp điện cho rơle 98K7 (page98) có điện.
Tiếp điểm của 98K7 ở 11-12 (page 97) mở ra ngắt tín hiệu báo quá tải vào PLC. Tiếp
điểm của 98K7 ở 21-24 (page125) đóng vào đưa tín hiệu sẵn sàng báo động động cơ cấp
nước bị quá tải.
* Bật công tắc lựa chọn chế độ điều khiển 2S6 (page 2)
sang vị trí LOCAL ,thì khi đó làm cho tiếp điểm của nó ở 13-14 đóng vào và tiếp điểm
của nó ở 21-22 mở ra.
* Khi ta ấn nút khởi động 2S8 sẽ làm cho contắctơ 2K7 có điện đóng tiếp điểm tự
nuôi của nó lại. Đèn báo bơm cấp nước số1 2H6 có điện sáng.
- Tiếp điểm của 2K7 ở mạch động lực đóng vào cấp nguồn cho bơm cấp nước số1
hoạt động.

- Tiếp điểm của 2K7 ở 13-14 đóng vào làm cho rơle 98K5 và 98K6 có điện
- Tiếp điểm của 98K5 ở 11-12(97) đóng vào cấp điện cho đèn 97H5 sáng báo bơm
cấp nước số 1 hoạt động
- Tiếp điểm của 98K5 ở 21-24 (100) đóng vào sẵn sàng cấp cho bơm lưu lượng hoá
chất
- Tiếp điểm của 98K6 ở 11-12(98) đóng vào cấp nguồn cho bộ đếm thời gian hoạt
động
- Tiếp điểm của 98K6 ở 21-24(125) đóng vào báo bơm số 1 đang hoạt động
* Khi bơm số 1 đang hoạt động ta ấn nút 2S7 thì làm cho rơle 2K7 mất điện
- Các tiếp điểm của 2K7 ở mạch động lực mở ra làm cho động cơ lai bơm cấp nước
số 1 mất điện
- Tiếp điểm của 2K7 ở 33-34 mở ra làm cho đèn 2H6 sáng báo bơm ngừng hoạt
động.
- Tiếp điểm của 2K7 ở 13-14 đ óng vào làm cho rơle 98K5,98K6(98) mất điện làm

đồng hồ đếm thời gian và đèn báo bơm hoạt động tắt .
- Tiếp điểm của 98K mở ra 21-22cắt tín hiệu báo bơm số 1 hoạt động.
b.Chế độ điều khiển từ xa
* Bật công tắc lựa chọn 2S6 sang vị trí (remot) làm tiếp điểm của nó ở 13-14 mở
ra và 21-22 đóng lại làm rơle 98K4 có điện.

12
- Rơle 98K4 có điện đưa tín hiệu ra đèn báo 97H3 ở chế độ điều khiển từ xa.
- Ta đưa cả bơm số 1 và bơm số 2 sang vị trí remot, ta lựa chọn bơm điều khiển
bằng công tắc 98S2, giả sử ta đưa sang vị trí 1 bơm 1 hoạt động.
- Nếu mức nước trong nồi thấp , nồng độ muối thấp, độ đục của dầu thấp thì các
tiếp điểm của các rơle 79K6,91K4,90K6,82K4 đóng vào làm rơle 98K3 có điện đóng tiếp
điểm của nó ở 11-14(98) vào cấp điện cho 2K7(2) hoạt động cấp điện cho động cơ như ở
bằng tay.
- Tiếp điểm của 98S2 ở 5-6 đóng vào đưa tín hiệu đến PLC.

c.Chế độ điều khiển tự động.
* Chế độ cấp nước tự động: Ta đưa công tắc lựa chọn 98S3 sang vị trí AUTO gửi tín
hiệu tới PLC để điều khiển bơm, bật công tắc 98S2 để chọn bơm điều khiển. PLC sẽ tự
động điều khiển để duy trì mức nước trong nồi hơi luôn ở mức cho phép
(H
min
<H
nước
<H
max
).
1.1.4. Mạch hâm dầu đốt cho cho nồi hơi:( trang 10, 67)
Ta đóng công tắc 67S2 vào cấp điện cho mạch duy trì nhiệt độ dầu đốt cho nồi hơi.
Khi nhiệt độ dầu đốt nhỏ hơn mức cho phép thí cảm biến 10A2-F1 đóng vào, Cảm biến
10A2-B1 cũng đóng vào cấp điện cho contắctơ 67K6 có điện đóng các tiếp điểm của nó ở
trang 67 vào làm cho đèn 67H8 sáng báo điện trở sấy hoạt động. Các tiếp điểm của 67K6
ở trang 10 đóng vào cấp điện cho điện trở sấy hoạt động.
Nhiệt độ của dầu đốt tăng dần, khi nhiệt độ của dầu đốt tăng cao quá mức cho phép
thì tiếp điểm của cảm biến 10A2-B1 sẽ mở ra làm cho rơle 67K6 mất điện. Rơle 67K6
mở các tiếp điểm của nó ra làm cho điện trở sấy mất điện ngừng hoạt động, đèn 67H8 tắt.
Nhiệt độ của dầu đốt sẽ giảm dần cho tới khi nhiệt độ của dầu đốt nhỏ hơn mức cho
phép thì điện trở sấy lại được cấp điện để hoạt động.
1.1.5.Chức năng đốt lò.
a.Quá trình chuẩn bị đốt.
- Mức nước trong nồi phải đảm bảo
- Nhiệt độ dầu đốt phải đảm bảo
- Áp suất dầu phải đảm bảo
- Quạt gió không bị sự cố
- Vòi phun không bị tắc bẩn
- Toàn bộ hệ thống không có sự cố


13
b.Chế độ bằng tay (chế độ sự cố)
- Ta đưa công tắc lựa chọn chế độ đốt 27S5 về vị trí Emergency Operation. Ta có
quy trình điều khiển như sau :
- Ta đóng các áptomát chính chuẩn bị cấp nguồn cho các hệ thống.
- Khởi động quạt gió bằng cách , đưa công tắc 22S2 sang vị trí điều khiển bằng tay
làm cho contắctơ 22K2 có điện đóng các tiếp điểm của nó vào làm cho quạt gió hoạt
động , đèn 27H7 sáng báo quạt gió đã hoạt động.
- Khởi động bơm dầu đốt. Ta bật công tắc 76S2 để lựa chọn bơm chuyển dầu đốt
hoạt động. Giả sử ta lựa chọn bơm số 1 ta đưa công tắc 76S2 sang vị trí 1. Nếu áp suất
dầu đảm bảo thì công tắc(Limit switch) 71S4 đóng lại. Áp suất đường ống đảm bảo thì
công tắc 71S2 đóng lại vì nếu đường ống bị tắc thì bơm hoạt động thì áp lực dầu tăng cao
làm mở 71S2 dẫn đến 71K5 mất điện. Ta có thể khởi động bơm này tại chỗ hay từ xa
bằng công tắc chuyển S1.
- Ở chế độ (Local) thì tiếp điểm S1 ở 13-14 đóng lại S1 ở 21-22 mở ra khi đó ta ấn
nút (Start) S3 làm công tắc tơ 76K3 có điện đóng tiếp điểm của nó ở
mạch động lực động cơ bơm dầu đốt hoạt động
- Sau khi khởi động quạt gió và khởi động bơm dầu đốt ta bật biến áp đánh lửa bằng
cách ấn nút S1(26) nguồn được cấp tới biến áp đánh lửa 2I1 và khởi động bơm dầu mồi.
- Để khởi động bơm dầu mồi ta đóng aptomat cấp nguồn 9Q3 tiếp điểm 9Q3 ở 13-
14(23) đóng lại làm công tắc tơ 23K4 có điện đóng tiếp điển của nó ở mạch động lực làm
bơm dầu mồi hoạt động. Sau khi bơm dầu mồi hoạt động ta bật máy phun dầu kiểu
xoay,bằng cách dóng aptomat 5Q3 cấp nguồn tiếp điểm 5Q3 ở 13-14(23) đóng lại làm
công tắc tơ 23K2 có điện,trước đó tiếp điểm 24K6 ở 21-22 đã đóng lại khởi động quạt
gió làm đóng tiếp điểm 23K2 ở mạch động lực làm máy phun dầu hoạt động,phun dầu
vào buồng đốt để đốt
- Có 2 bộ phận cảm nhận ngọn lửa là (flame-detection) 1-31A3 và(flame-detection)
1-32A3 ta có thể chọn 1 trong 2 qua công tắc chọn. Giả sử ta chọn 1 thì bật công tắc
31S2 sang vị trí số 1 vì đây là ở chế độ tay nên 26K7 có điện đóng tiếp điểm 26K7 ở 13-

14 và 23-24 lại cấp nguồn tới bộ (flame-detection)
- Nếu có lửa thì rơle 31K3 có điện đóng tiếp điểm 31K3 ở 13-14 và 23-24 báo đèn
H1 sáng báo ngọn lửa có,khi đó người vận hành sẽ phải cắt biến áp đánh lửa bằng cách
ấn vào nút S1. Khi có ngọn lửa xuất hiện tức 31K3 có điện đóng tiếp điểm của nó lại đưa
nguồn tới đầu 29.2(26)cấp nguồn tới bộ chỉnh lưu 3A1(32) cấp nguồn cho 2 van dầu
chính để đốt dầu HFO,ta có thể cho dầu mồi đốt cùng một thời gian sau đó cháy tin cậy
ta ngắt ra

14
- Nếu không có lửa thì phải dừng đốt lò. Đầu tiên ta phải cắt van dầu ngừng cấp dầu
vào trong buồng đốt. Khi không có lửa thì rơle 31K3 không có điện các tiếp điểm ở 13-
14 và 23-24 (26) không đóng cắt nguồn tới van dầu và biến áp đánh lửa,lúc này quạt gió
vẫn tiếp tục chạy sau một thời gian nữa để thổi sạch khí lưu trữ trong lò để chuyển bị cho
lần đốt sau
c. Chế độ Automatic operation
- Ta chuyển công tắc 27S5 sang vị trí Automatic lúc này việc điều khiển đốt lò thực
hiện qua logo PLC.
1.1.6.Chức năng điều chỉnh áp suất hơi.
- Ta có Pmin=(3-4)Kg/Cm
2

Pmax=(5-7)Kg/Cm
2
- Nếu áp suất hơi trong nồi quá cao thì tiếp điểm của cảm biến áp suất 47F3 mở ra
làm rơle 47K4 mất điện tiếp điểm của nó ở 21-22 đóng lại đưa tín hiệu tới đầu vào DI-
I11 của logo PLC 102A4 đưa tín hiệu ra đầu Q11,Q32 của logoPLC 102A5 làm đèn
47H8 sáng báo áp suất hơi trong nồi quá cao. Khi áp suất hơi trong nồi quá cao thì rơle
được điều khiển cấp nguồn 52K3,56K2 mất điện còn rơle 52K4 có điện chân (Rfl1) làm
tiếp điểm 52K3 ở 21-22 vẫn đóng cò 52K4 ở11-14và 21-24 đóng làm rơle 52K5 có điện
đưa tới DI-15 của logoPLC 101A3 đưa tới đầu ra Q5-Q18(101A5) làm đèn 52H8 sáng

báo áp suất hơi trong nồi cao đồng thời khi đó tiếp điểm 56K2 ở 11-12 vẫn đóng cho điều
chỉnh van hơi mở van ,làm giảm áp sất hơi xuống đồng thời khi áp suất hơi quá cao rơle
47K4 mất điện tiếp điểm ở(21) mở ra làm ngừng đốt lò , do logo PLC 36A4 điều khiển .
1.1.7.Tự động báo động và bảo vệ
- Bảo vệ quá tải cho các động cơ lai bơm nước, lai bơm dầu, quạt gió bằng các rơ le
nhiệt. Nếu quạt gió bị quá tải thì rơle nhiệt trên 4Q3 sẽ mở ra làm công tắc tơ 22K2 mất
điện dừng quạt gió , tiếp điểm 22K2 ở13-14(24) mở ra cắt nguồn tơí máy phun dầu đốt
làm ngừng đốt .
- Nếu mức nước trong nồi quá thấp , qua công tắc 79A3 làm rơle 81K5 mất điện tiếp
điểm 81K5 ở57-58 mở ra rơle 81K6 mất điện mở tiếp điểm 81K6 ở33-34(24) cắt nguồn
tới khóa an toàn và ngừng đốt .
- Khi nhiệt độ dầu đốt quá cao hoặc quá thấp thì rơle 46K4, 46K5 mất điện làm cho
các đèn 46H7 và 46H8 sáng báo nhiệt độ dầu đốt quá cao hoặc quá thấp. Tiếp điểm của
46K5 trang 21 mở ra cắt nguồn cấp cho các van cấp nhiên liệu làm dừng đốt khi nhiệt độ
dầu quá thấp.


15
- Khi áp suất phun dầu thấp thì cảm biến 45F3 mở ra làm cho rơle 45K4 mất điện.
Tiếp điểm của 45K4 trang 21 mở ra cắt điện cho van cấp dầu đốt làm dừng đốt cho nồi
hơi. Tiếp điểm của 45K4 trang 123 mở ra đưa tín hiệu báo áp suất dầu đốt thấp ra ngoài
- Nếu bị mất lửa thì rơle 31K3 mất điện tiếp điểm 31K3 ở 13-14 và 23-24 cắt nguồn
để mở van dầu (đường BBW1) làm dừng đốt
1.2. Hệ thống tự động điều khiển máy nén khí
1.2.1. Chức năng của máy nén khí:
Máy nén khí trên tàu thủy được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như :
-Cung cấp khí nén với áp suất cao (20-30) kg/ cm2 phục vụ cho các hệ thống khởi
động , đảo chiều động cơ diesel tàu thủy , phục vụ cho các công việc điều khiển khai thác
tàu như cấp gió cho còi hơi , phục vụ vệ sinh …
- Máy nén lạnh dùng trong hệ thống lạnh và điều hòa không khí dưới tàu

- Khí nén được dùng để khởi động máy chính
- Ngoài ra còn một số chức năng khác.
1.2.2. Phân loại máy nén khí.
- Phân loại theo kiểu máy nén có:
+ Máy nén khí kiểu piston.
+ Máy nén khí kiểu tua bin li tâm.
Máy nén khí kiểu piston được sử dụng rộng rãi trên tàu thủy, áp suất của nó
thường P>4 atm.
- Phân loại theo áp suất khí:
+ Máy nén có áp suất thấp: P<10Kg/cm2.
+ Máy nén khí có áp suất trung bình: 10Kg/cm2 < P < 40 Kg/cm2.
+ Máy nén khí có áp suất cao: P> Kg/cm2.
- Phân loại theo công dụng:
+ Máy nén chính dùng để khởi động máy chính.
+ Máy nén phụ (theo quy định của đăng kiểm) dùng để thay thế máy nén chính khi
nó bị hư hỏng hoặc hỗ trợ máy nén chính ở chế độ điều động, sự cố.
+ Máy nén sự cố dùng để cấp khí khởi động cụm diezel máy phát sự cố, khi có sự
cố ở máy phát chính.
Ngoài ra còn một số loại máy nén có áp suất thấp hơn để cấp gió cho các thiết bị vệ
sinh công nghiệp.

16
1.2.3. Giới thiệu các phần tử của hệ thống:
- MSB: Aptomat chính cấp nguồn cho toàn hệ thống.
- 5T1: Biến dòng.
- 5P1: Ampekế đo dòng điện chạy qua động cơ lai máy nén khí.
- 5M1: Động cơ điện lai máy nén khí.
- 5Q2: Aptomat chính cấp nguồn cho mạch điều khiển.
- 5T2: Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển.
- 5F2: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ lai máy nén khí.

- 5F3, 5F4: Các cầu chì bảo vệ cho mạch điều khiển.
- 5S1: Công tắc lựa chọn cảm biến áp lực khí.
- 5B1, 5B2: Các cảm biến áp lực khí.
- 6K1: Contắctơ chính điều khiển máy nén khí.
- 6S1: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển cho máy nén.
- 6K5, 6K6, 6K7, 6K11, 6K12: Các rơle trung gian.
- B2: Cảm biến áp lực dầu bôi trơn.
- B3: Là cảm biến nhiệt độ khí nén.
- Y1, Y2, Y3: Là các van xả.
- 7K1, 7K2, 7K3, 7K4, 7K9: Các rơle trung gian.
- 8H1: Đèn báo máy nén khí hoạt động.
- 8P1: Bộ đếm thời gian hoạt động của máy nén khí.
- 8H2: Đèn báo động cơ thực hiện bị quá tải.
- 8H3: Đèn báo áp lực dầu bôi trơn thấp.
- 8H4: Đèn báo nhiệt độ khí cao.
1.2.4. Nguyên lý hoạt động của hệ thống:
- Ta đóng áptomat chính MSB cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống , sau đó đóng
aptomat 5Q2 vào để cấp nguồn cho mạch điều khiển của hệ thống
- Khi mạch điều khiển có điện thì rơle 6K12 có điện , sau một thời gian tiếp điểm
15-18 của nó đóng vào cấp điện cho mạch điều khiển phía sau .
Mạch điều khiển phía sau có điện, làm cho rơle 6K10 có điện làm cho các tiếp điểm của
nó ở 25-28 (page 8) đóng lại làm cho rơle 7K4 có điện đóng tiếp điểm tự nuôi của nó ở

17
13-14 vào . Tiếp điểm của 7K4 ở 43-44 đóng vào làm cho rơle 7K9 có điện , tiếp điểm
của 7K4 ở 21-22 (page 8) mở ra làm cho đèn 8H4 không thể có điện.
- Tiếp điểm của rơle 7K9 ở 13-14 (page 6) sẽ đóng vào sẵn sàng cấp nguồn cho
contắctơ chính 6K1.
- Sau đó 1 giây thì rơle 6K10 lại đảo trạng thái lài cho tiếp điểm của nó ở 25-28
(page 7) mở ra nhưng rơle 7K4 vẫn có điện do tiếp điểm 7K4 tự duy trì.

- Rơle 6K11 có điện làm đóng tiếp điểm của nó ở 13-14 (page8) vào sẵn sang cấp
điện cho đèn 8H4.
a. Chế độ điều khiển bằng tay:
- Ta đưa công tắc lựa chọn chế độ điều khiển 6S1 sang vị trí HAND thì sẽ làm cho
contắctơ chính 6K1 có điện. Tiếp điểm của contăctơ 6K1 ở mạch động lực (page 5) đóng
vào cấp điện cho động cơ lai máy nén khí hoạt động.
Tiếp điểm của 6K1 ở 73-74 (page8) đóng vào cấp điện cho đèn 8H1 sáng báo máy
nén khí đang hoạt động và cấp nguồn cho 8P1 đến thời gian hoạt động của máy nén khí.
Các rơle thời gian 6K5 và 6K6 có điện. Sau thời gian trễ của rơle 6K5 thì tiếp điểm
của nó ở 15-18 (page 6) đóng vào cấp điện cho rơle trung gian 6K7.
Tiếp điểm của rơle 6K7 ở 13-14 (page 7) đóng vào, nhưng nếu áp lực của dầu bôi
trơn cao thì tiếp điểm của cảm biến B2 sẽ đóng làm cho rơle 7K3 sẽ có điện mở tiếp điển
của nó 12-22 ra khiến cho rơle 7K2 không thể có điện.
Tiếp điểm của 6K7 ở 43-44 (page7) đóng vào cấp nguồn cho các van xả nước Y1,
Y2, Y3 hoạt động.
Sau một khoảng thời gian thì rơle thời gian 6K6 hoạt động làm mở tiếp điểm của nó
ở 15-16 (page7) ra khiến cho các van xả nước Y1, Y2, Y3 mất điện và ngừng hoạt động.
Sau một khoảng thời gian thì tiếp điểm của rơle 6K6 ở 15-16 (page7) lại đóng vào cấp
điện cho các van xả hoạt động. Cứ như vậy các van xả nước sẽ được hoạt động đều đặn
theo chu kỳ là thời gian đặt cho rơle 6K6.
Nếu máy nén khi đang hoạt động ,mà muốn dừng máy nén khí thì ta đưa công tắc
lựa chọn chế độ điều khiển 6S1 sang vị trí OFF thì sẽ làm cho:
Contắctơ 6K1 sẽ mất điện làm mở tiếp điểm của nó ở mạch động lực (page5) ra
khiến cho động cơ lai máy nén khí ngừng hoạt động. Tiếp điểm của contắctơ 6K1 ở 73-
74 (page 8) mở ra làm cho đèn 8H1 tắt và bộ đến thời gian 8P1 ngừng hoạt động.
Rơle 6K5 mất điện làm mở tiếp điểm của nó ở 15-18 ra khiến cho rơle trung gian
6K7 mất điện. Tiếp điểm của rơle 6K7 ở 43-44 (page 7) mở ra làm cho các van xả nước
Y1, Y2, Y3 không thể có điện để hoạt động. Hệ thống ngừng hoạt động.

18

b. Chế độ điều khiển tự động:
Ta bật công tắc 6S1 là công tắc lựa chọn chế độ điều khiển sang vị trí AUTO. Sau
đó ta lựa chọn cảm biến áp suất khí nén 5S1 điều khiển cho máy nén số1. Khi áp suất khí
nén thấp thì cảm biến 5B1 sẽ đóng vào làm cho contắctơ 6K1 có điện, thì khi đó hoạt
động của máy nén khí giống như hoạt động ở chế độ điều khiển bằng tay.
Áp suất khí nén tăng dần lên cho tới khi khí nén đạt áp suất lớn nhất mà đã được đặt,
thì cảm biến 5B1 sẽ mở ra làm cho contắctơ 6K1 mất điện, và khi đó làm cho máy nén
khí dừng lại. Hoạt động điều khiển máy nén khí dừng giống như ở chế độ điều khiển
bằng tay.
Máy nén khí dừng thì khí nén trong chai khí sẽ giảm xuống, lúc đó cảm biến 5B1
vẫn mở và máy nén khí vẫn ngừng hoạt động. Khi áp suất khí nén giảm xuống tới mức
đặt nhỏ nhất thì cảm biến 5B1 sẽ lại đóng vào điều khiển máy nén khí hoạt động.
1.2.5. Các chế độ báo động và bảo vệ cho hệ thống:
Bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển bằng các cầu chì 5F3 và 5F4.
Khi động cơ lai máy nén khí bị quá tải thì rơle nhiệt bảo vệ quá tải 5F2 sẽ hoạt động
làm cho tiếp điểm của nó ở 95-96 (page6) mở ra làm cho contắctơ 6K1 mất điện điều
khiển dừng động cơ lai máy nén khí lại. Tiếp điểm của 5F2 ở 97-98 (page7) đóng vào cấp
điện cho rơle 7K1 có điện đóng tiếp điểm tự nuôi của nó vào. Tiếp điểm của 7K1 ở 21-22
mở ra làm cho rơle 7K9 mất điện làm mở tiếp điểm 7K9 ở 13-14 (page6) ra khống chế
không cho phép khởi đông máy nén khí trở lại. Tiếp điểm của 7K1 ở 43-44 (page 8) đóng
vào cấp điện cho đèn 8H2 sáng báo động cơ lai máy nén khí bị quá tải. Khi muốn khởi
động lại máy nén khí thí ta phải reset lại hệ thống cắt nguồn điều khiển sau đó lại cấp lại
để điều khiển khởi động lại máy nén khí.
Khi áp lực dầu bôi trơn thấp thì cảp biến B2 sẽ mở ra khiến cho rơle 7K3 mất điện
đóng tiếp điểm của nó ở 21-22 vào cấp điện cho rơle 7K2. Rơle 7K2 sẽ đóng tiếp điểm tự
nuôi của nó lại. Tiếp điểm 7K2 ở 21-22 mở ra làm rơle 7K9 mất điện. Tiếp điểm của 7K9
ở 13-14 (page6) mở ra khiến cho contắctơ 6K1 mất điện làm hệ thống ngừng hoạt động.
Tiếp điểm của 7K2 ở 43-44 (page 8) đóng vào cấp điện cho đèn 8H3 sáng báo áp
lực dầu bôi trơn thấp.
Khi nhiệt độ khí nén và áp suất khí nén cao thì tiếp điểm của cảm biến B3 sẽ mở ra

làm cho rơle 7K4 mất điện.làm mở tiếp điểm của nó ở 13-14 ra.
Tiếp điểm của 7K4 ở 43-44 mở ra làm cho rơle 7K9 mất điện khi đó dừng động cơ
lai máy nén khí.
Tiếp điểm của 7K2 ở 21-22 (page 8) đóng vào cấp điện cho đèn 8H4 sáng báo nhiệt
độ và áp suất khí nén cao

19
1.3. Hệ thống lái tự động tàu AP SVETI VLAHO.
1.3.1 Giới thiệu hệ thống lái PT70:
Hệ thống lái PT70 là hệ thống lái kĩ thuật số rất hiện đại, nó phát triển trên cơ sở của
hệ thống lái PT500. Hệ thống lái PT70 được lắp đặt trên các tàu trọng tải 53000 tấn đóng
mới tại Việt Nam. Qua khai thác hệ thống lái PT70 được đánh giá rất cao.
Hệ thống lái tự động PT70 là hệ thống lái có các chức năng lái riêng biệt với các
khối riêng cho phép lắp đặt đơn giản các bàn điều khiển, buồng lái và các loại khác.
Nhiều loại cơ cấu truyền động đều đảm bảo kết hợp có hiệu lực với tất cả các loại máy
lái
1.3.2. Cấu tạo hệ thống:
Bao gồm các khối sau :
-Khối lái tự động (MPB351): bao gồm các chức năng cần thiết cho lái tự động, cấu
thành chính là bộ xử lý trung tâm CPU để tính toán điều khiển và các đầu vào ra tín hiệu
dữ liệu,
-Khối công tắc MODE SWITCH (MPH731): công tắc lựa chọn chế độ lái:
+ NAVI: Lái hành trình.
+ AUTO: Chế độ lái tự động.
+ HAND: Chế độ lái bằng tay.
+ RC: Chế độ lái từ xa.
-Khối công tắc SYSTEM SELECTOR SWITCH (MPH732): khối này bao gồm
công tắc lựa chọn hệ thống điều khiển và cần điều khiển lái đơn giản.
+ Công tắc lựa chọn hệ thống điều khiển:
OFF: Vị trí tắt nguồn hệ thống.

FU-1: Lựa chọn hệ thống số 1.
FU-2: Lựa chọn hệ thống số 2.
NFU: Lựa chọn chế độ lái đơn giản.
+ Cần điều khiển lái đơn giản: Khi tác động vào cần lái đơn giản thì sẽ tác động
trực tiếp vào cơ cấu lái làm bánh lái quay, nếu ngừng tác động vào cần lái thì bánh lái sẽ
dừng lại tại vị trí hiện tại. Chế độ lái đơn giản chỉ có thể vận hành được khi công tắc
System Switch được đặt ở vị trí NFU.
-Khối lái lặp HAND STEERING (MPB354): thực hiện chức năng điều khiển góc
lái và chỉ thị góc lệnh lái và hướng lái trong quá trình lái bằng tay (lái lặp).

20
-TERMINAL BOARD: Trạm chứa các phần tử thực hiện trung gian.(Sơ đồ 8.8/9
Interface Circuit C/D): Chứa các phẩn tử chính là các rơle trung gian khống chế hoạt
động của các phần tử thực hiện.
-INTERFACE BOARD: Thiết bị ghép tương thích (giao diện). (Sơ đồ 8.6 Interface
Circuit B):
+ RL1: Rơle trung gian chế độ sẵn sàng STBY.
+ RL2: Rơle trung gian chế độ lái đơn giản NFU.
+ RL3: Rơle trung gian chế độ lái hành trình NAVI.
+ RL4: Rơle trung gian chế độ lái tự động AUTO.
+ RL5: Rơle trung gian chế độ lái bằng tay HAND.
+ RL6: Rơle trung gian chế độ lái từ xa RC.
Sơ đồ 8.8 Interface Circuit E:
+ Chứa các phần tử khuếch đại thuật toán, so sánh tín hiệu góc lái và tín hiệu phản
hồi góc bẻ lái.
-SSR BOARD: Bảng chứa phần tử thực hiện. (Sơ đồ 8.9 Interface Circuit D):
+ SSR: Rơle điện tử công suất khống chế van điện từ.
 TRANSMITTER (MPT133): Bộ phản hồi góc bẻ lái.(Sơ đồ 8.8/10 Interface
Circuit C/E):
+ POT: chiết áp lấy tín hiệu phản hồi góc bẻ lái.

+ NC: ngắt cuối giới hạn góc quay bánh lái.
AC ADAPTER: Khối nguồn cấp điện áp AC 100/115/230/380/440V, tần số 50-
60Hz, 1 pha.
-STEERING GEAR PUMP STARTER: Hộp khởi động động cơ lai bơm máy lái.
+ U1: Khối điều khiển van điện từ.
1.3.3. Nguyên lý hoạt động:
 Chuẩn bị hệ thống:
Trước khi khởi động hệ thống, làm các công việc sau:
- Kiểm tra xem máy lái đã sẵn sàng làm việc chưa.
- Kiểm tra khối nguồn cấp, đặt công tắc Test Mode ở vị trí NORMAL.
- Các đèn chỉ báo hệ thống số 1 và 2 ở khối chỉ báo đã sáng.
- Đảm bảo hướng chỉ của la bàn là chính xác.

21
- Đặt công tắc chọn chế độ Mode Switch ở vị trí lái lặp HAND.
- Đặt tay lái ở vị trí chính giữa.
- Lựa chọn hệ thống số 1 hoặc 2 bằng cách đặt công tắc System Switch (MPH732)
ở vị trí FU-1 hoặc FU-2.
Khi lựa chọn xong thì màn hình hiển thị trên khối lái tự động sẽ bật và còi kêu, khi
đó người vận hành phải ấn nút dừng còi trên khối chỉ báo, sau đó ấn phím ENTER trên
khối lái tự động để hoàn tất việc chuẩn bị.
Khởi động động cơ lai bơm thuỷ lực, và kiểm tra xem hệ thống thuỷ lực có hoạt
động tốt hay không. Sau khi động cơ lai bơm thuỷ lực hoạt động sẽ đóng tiếp điểm
Running signal lại, lúc này role RL3 và RL9 được cấp điện, các tiếp điểm của RL3 và
RL9 được đóng lại sẵn sàng cho việc điều khiển hệ thống.
a. Chế độ lái lặp HAND:
Trước tiên ta bật công tắc Mode Switch (MPH731) sang vị trí HAND, khi đó rơle
RL5 (Interface Board) được cấp nguồn đóng các tiếp điểm RL5 của nó lại sẵn sàng cho
chế độ lái lặp.
Bật công tắc System Selector Switch (MPH732) sang vị trí 1FU nếu hệ thống thuỷ

lực số 1 đang hoạt động hoặc 2FU nêu hệ thống thuỷ lực số 2 đang hoạt động. Giả sử hệ
thống thuỷ lực số 1 đang hoạt động, ta bật công tác sang vị trí 1FU.
Giả sử muốn quay bánh lái sang phải 5
o
, người điều khiển quay tay lái Steering
Handle làm phát một tín hiệu ở đầu ra 1SH của khối MPB354 (Interface Circuit C) đưa
đến chân 18-CN1 của khối Interface Board.
Tín hiệu 1SH được xử lý thông qua các bộ khuếch đại thuật toán, bộ tạo tín hiệu tỷ
lệ, vi phân góc lái, qua bộ so sánh với tín hiệu phản hồi góc bẻ lái tạo thành tín hiệu điều
khiển 1SB+ tới chân 7-CN2 khối Terminal Board, tín hiệu 1SB+ qua tiếp điểm của rơle
RL5 tới chân 11- CN1 khối SSR Board, tin hiệu này qua chân 12-CN1 thành tín hiệu
1SB- qua tiếp điểm RL5, qua tranzitor và xuốngmát
Do có tín hiệu điện áp dương đặt vào chân 12-CN1, nên toân bộ điện áp +16V được
đặt nên rơle RL, rơle này đủ điện áp hoạt động sẽ đóng tiếp điểm của nó lại. Khi đó sẽ
xuất hiện tín hiệu từ chân 6 của khối AC ADAPTER qua rơle RL3 qua cầu chỉnh lưu, tới
chân 57A, 57B, qua van điên từ, qua chân 51A, 51B, qua rơle RL3 và về âm nguồn.
Van điện từ có điện hoạt động mở đường dầu thuỷ lực tác động đến động cơ thuỷ
lực làm quay bánh lái. Khi bánh lái quay sẽ xuất hiện tín hiệu phản hồi góc bẻ lái 1FB
qua khối  TRANSMITTER (MPT132). Tín hiệu này qua các khối khuếch đại, vi phân
phản hồi góc bẻ lái so sánh với tín hiệu góc bẻ lái, nếu tín hiệu bẻ lái và tín hiệu phản hồi

22
góc bẻ lái bằng nhau thì tín hiệu điều khiển bị triệt tiêu, van điện từ bị mất điện đóng
đường dầu thuỷ lực lại làm bánh lái dừng lại ở 5
0
phải.
Quá trình bẻ bánh lái sang trái cũng tương tự như khi điều khiển bánh lái quay phải.
b. Chế độ lái tự động AUTO:
Để thực hiện chế độ lái tự động, người điều khiển phải chuyển công tắc Mode
Switch (MPH731) về vị trí Auto, khi đó rơle RL4 (Interface Circuit B) có điện đóng các

tiếp điểm của nó lại sẵn sàng cho chế độ lái tự động.
Ở chế độ này, hệ thống lái hoạt động chủ yếu dựa vào các tín hiệu được đưa vào bộ
xử lý trung tâm CPU của máy tính như tín hiệu la bàn con quay Gyro Compass Input, tín
hiệu của la bàn điện từ Aux. Compass Input và tín hiệu tốc độ tàu từ máy đo tốc độ tàu
Log Input (tín hiệu xung pulse/n mile), tín hiệu hệ thống định vị toàn cầu ECDIS/GPS
Input (Sơ đồ Interface Circuit A).
Ban đầu khối xử lý trung tâm CPU so sánh hướng đi đặt trước với các tín hiệu của
la bàn, tín hiệu GPS,… sau đó đưa ra tín hiệu điều khiển 1SA (Interface Circuit B) đưa
tới chân 33-CN3 (Interface Board). Tín hiệu điều khiển này đã được đưa qua các tầng
khuếch đại tín hiệu và tạo tín hiệu tỷ lệ góc lái sau đó tiếp tục được khuếch đại trong khối
Interface Board và cuối cùng cũng giống như trong chế độ lái lặp nó sẽ tạo ra tín hiệu
điều khiển 1SB+ hoặc 1PB+ đưa tới tác động mở thông mạch rơle điện tử SSR1, khi
SSR1 thông mạch sẽ có tín hiệu điện áp cấp nguồn cho cuộn hút của van điện từ phải
S.SOL hoặc trái P.SOL mở đường dầu thủy lực tác động vào động cơ thuỷ lực quay bánh
lái sang phải hoặc trái.
Trong quá trình bánh lái quay thì thông qua bộ phát tín hiệu  Transmitter
(MPT132), tín hiệu phản hồi góc bẻ lái FB được đưa tới khối Interface Board để tạo tín
hiệu tỷ lệ và vi phân góc phản hồi 1FBO đưa đến chân 36-CN3 (Interface Board) sau đó
được đưa trở lại bộ xử lý trung tâm CPU (Interface Circuit B). Tại đây bộ xử lý trung tâm
CPU sẽ tính toán so sánh hai tín hiệu góc lệnh bẻ lái và tín hiệu phản hồi góc bẻ lái, khi
hai tín hiệu này bằng nhau thì tín hiệu điều khiển ở đầu ra của CPU là 1SA sẽ mất đi và
khi đó van điện từ mất điện sẽ đóng đường dầu thủy lực cấp cho động cơ thuỷ lực làm
bánh lái dừng lạic.
c. Chế độ lái đơn giản NON FOLLOW-UP:
Để thực hiện chế độ lái đơn giản, chuyển công tắc Mode Switch (MPH731) về vị trí
HAND, khi đó rơle RL5 có điện đóng các tiếp điểm của nó lại sẵn sang cho chế độ lái tay
Bật công tắc System Switch (MPH732) sang vị trí NFU, role RL2 có điện sẵn sang
cho chế độ lái đơn giản.

23

Giả sử cần bẻ lái sang trái, người điều khiển tác động vào cần điều khiển NF
(MPH732) sang vị trí P, khi đó xuất hiện tín hiệu điện áp từ chân SP của khối AC
ADAPTER, qua chân 3-TB1, qua tiếp điểm RL3 tới chân qua chân 2-TB9 (TERMINAL
BD ASSY), qua khối Switch Unit(MPH732) tới chân 58B (MPT132), qua ngắt cuối NC,
cấp nguồn cho cuộn hút của van điện từ trái P.SOL chân 51A – 51B (MPT132), qua rơle
RL3, qua chân 4-TB1 về âm nguồn.
Khi cuộn hút của van điện từ trái P.SOL có điện dẫn đến van điện từ trái tác động,
làm mở đường dầu thuỷ lực tác động vào động cơ thuỷ lực làm quay bánh lái sang trái.
Khi đó người điều khiển phải quan sát đồng hồ chỉ báo góc lái để biết vị trí bánh
lái. Bánh lái chỉ dừng lại khi ngắt điện khỏi van điện từ bằng cách ngừng tác động cần
điều khiển NFU.
Muốn bẻ lái sang bên phải, người điều khiển gạt cần điều khiển NF (MPH732) sang
vị trí S làm van điện từ phải S.SOL được cấp nguồn sẽ mở đường cấp dầu thủy lực ra, và
dầu thuỷ lực sẽ được đưa vào xylanh theo chiều thực hiện bẻ bánh lái sang phải.
Ở chế độ này khi bánh lái đã di chuyển sang trái hoặc phải được 35
o
thì ngắt cuối
NC tác động làm van điện từ mất điện, bánh lái sẽ ngừng di chuyển mặc dù cần điều
khiển NF vẫn đóng.
d. Chế độ lái NFU OVERRIDE.
Ngoài các chế độ lái cơ bản đã trình bày ở trên, hệ thống còn một chế độ lái khác là
NFU OVERRIDE. chế độ lái này chỉ sử dụng trong điều kiện thật cần thiết, khi tàu đang
làm việc trong chế độ tự động mà cần thay đổi hướng đi khẩn cấp không kịp để cài đặt lại
hệ thống. Ta chỉ cần tác động vào cần điều khiển NFU OVERRIDE, lúc này sẽ xuất hiện
tín hiệu điều khiển đưa trực tiếp tới van điện từ mở đường dầu thuỷ lực tác động vào
động cơ thuỷ lực làm quay bánh lái, giống như trong chế độ lái đơn giản (NFU).
1.3.4. Nhận xét, đánh giá.
Hệ thống lái PT70 là hệ thống lái tự động rất hiện đại. Các thao tác cài đặt tham số
cho hệ thống được thực hiện đơn giản với sự giúp đỡ của máy tính.
Tuy nhiên, để có thể vận hành khai thác hệ thống đạt hiệu quả thì yêu cầu người vận

hành phải có trình độ chuyên môn, tay nghề kỹ thuật cao.




24
CHƯƠNG 2 :MỘT SỐ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỂN HÌNH
2.1. Hệ thống bơm cứu hỏa.
Hệ thống bơm cứu hoả là hệ thống rất quan trọng trên tàu thuỷ, nhiệm vụ chính của
hệ thống là dập tắt các đám cháy một cách nhanh nhất để đảm bảo an toàn cho thuyền
viên, con tàu cùng toàn bộ hàng hoá thiết bị trên tàu. Vì tính chất rất quan trong đó, nên
hệ thống được thiết kế để có thể điều khiển ở nhiều vị trí khác nhau để có thể đưa hệ
thống vào làm việc một cách nhanh nhất.
2.1.1. Giới thiệu phần tử của hệ thống. (Trang 297-298-299)
QF: Aptomat chính cấp nguồn cho hệ thống.
TC: Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển
TA: Biến dòng cấp cho ampe kế
KM1,KM2,KM3: Các contactor chính
FT: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải
FU1,FU2,FU3: Các cầu chì bảo vệ cho mạch điều khiển
SA1: Công tắc chọn chế độ điều khiển của bơm
PMS: Modun điều khiển từ máy tính
Self primer : Bộ xả khí để hút chân không.
SB1: Nút ấn khởi động
SB2: Nút ấn dừng
SA2: Công tắc khống chế nguồn cho điện trở sấy
HL1: Đèn báo bơm đang hoạt động
HL2: Đèn báo nguồn
HL4: Đèn báo bơm bị quá tải
HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm

K1,K2,K3,K5: Các rơle trung gian
2.1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống
Đóng aptomat chính QF cấp nguồn cho toàn mạch, làm cho hệ thống sẵn sàng hoạt
động, đèn nguồn HL2 sáng. Hệ thống bơm cứu hỏa có 4 vị trí điều khiển: Tại bơm, trên
bảng điện chính, tại buồng điều khiển cứu hoả và tại bàn điều khiển buồng lái.

×