Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Phân tích kết quả kinh doanh và phân tích tình hình nguồn vốn của ctcp thủy điện đăk đoa (mck hpd) giai đoạn 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 32 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

N TÀI CHÍNH

BÀI THI MƠN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Hình thức thi: Tiểu luận
Mã đề thi: 03
Thời gian làm bài: 3 ngày
ĐỀ TÀI: Phân tích kết quả kinh doanh và phân tích tình hình nguồn vốn
của CTCP Thủy điện Đăk Đoa (MCK: HPD) giai đoạn 2017-2018

Họ và tên: Bùi Văn Hiếu

Mã sinh viên: 1973402010213

Khóa (lớp tín chỉ): CQ57/02.1.LT2

Lớp niên chế: CQ57/02.02

STT: 14

ID phịng thi: 582 058 1307

Ngày thi: 09/12/2022

Giờ thi: 14h30

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2022



MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

TÊN VIẾT
TẮT
DTT
LNTT
LNST
VCSH
NPT
BCĐKT
BCTC
DTTC
LNT
GVHB
QLDN


TÊN ĐẦY ĐỦ
Doanh thu thuần
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Bảng cân đối kế tốn
Báo cáo tài chính
Doanh thu tài chính
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Giá vốn hàng bán
Quản lý doanh nghiệp


PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN
I. Lý luận về phân tích khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp
1.1. Mục đích phân tích
Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích để đánh
giá kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực hoạt động trong
kỳ là cao hay thấp, tăng hay giảm. Qua đó giúp cho chủ thể quản lý đưa ra quyết định
hữu hiệu nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong các
kỳ tiếp theo.

1.2. Các chỉ tiêu phân tích
- Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, tiến hành đánh giá tình hình tăng giảm của các
chỉ tiêu trên BCKQKD thơng qua việc so sánh giữ kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ
tiêu trên báo cáo, cả về số tuyệt đối và tương đối. Đánh giá khái quát kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực hoạt động.

- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: sử dụng các chỉ tiêu
 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
 Hệ số sinh lời hoạt động:
ROS =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thu nhập trong kì thì doanh nghiệp thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
 Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh:
Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ
𝐷𝑇𝑇+𝐷𝑇𝑇𝐶

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thu nhập trong kì thì doanh nghiệp thu
được bao nhiêu đồng đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
 Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng, CCDV =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡ừ 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thu nhập trong kì thì doanh nghiệp thu
được bao nhiêu đồng đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng và CCDV.
- Phân tích tình hình quản lý chi phí:


+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý chi phí:

 Hệ số chi phí:
Hệ số chi phí =

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thu nhập trong kì thì doanh
nghiệp thu được bao nhiêu đồng đồng chi phí.
 Hệ số giá vốn hàng bán
Hệ số giá vốn hàng bán =

𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡ừ 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng, cung cấp
dịch vụ thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán.
 Hệ số chi phí bán hàng
Hệ số chi phí bán hàng =

𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡ừ 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng, cung cấp
dịch vụ thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho cơng tác bán hàng.
 Hệ số Chi phí quản lý doanh nghiệp
Hệ số Chi phí quản lý doanh nghiệp =

𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑞𝑢ả𝑛 𝑙ý 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡ừ 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉


Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng, cung cấp
dịch vụ thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho cơng tác quản lý.

1.3 Phương pháp phân tích
Khi phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta sử dụng
phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu phân tích với kỳ gốc (kỳ này với kỳ
trước) đánh giá theo từng lĩnh vực hoạt động để kịp thời phát hiện lĩnh vực hoạt động
nào hiệu quả hoặc kém hiệu quả, khâu quản lý nào trong quá trình hoạt động cần điều
chỉnh để tăng năng lực cạnh tranh và tìm kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp.

II. Lý luận về phân tích tình hình nguồn vốn
2.1. Mục đích phân tích
- Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp để thấy được doanh nghiệp đã huy
động vốn được từ nguồn vốn nào, quy mô nguồn vốn huy động được đã tăng hay


giảm, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự chủ hay phụ thuộc, thay đổi theo chiều
hướng nào.
- Từ đó xác định các trọng điểm cần chú ý trong chính sách huy động vốn của doanh
nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chủ yếu trong chính sách huy động vốn ở mỗi kỳ.

2.2. Các chỉ tiêu phân tích
Để đánh giá thực trạng nguồn vốn của doanh nghiệp cần sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu:
- Các chỉ tiêu phản ánh quy mơ nguồn vốn gồm: giá trị tổng nguồn vốn và từng chỉ
tiêu nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán.
- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn: là tỷ trọng từng chỉ tiêu nguồn vốn. Tỷ
trọng từng chỉ tiêu nguồn vốn được xác định như sau:
Tỷ trọng từng chỉ tiêu nguồn vốn (%) = (Giá trị của từng chỉ tiêu nguồn vốn /
Tổng giá trị nguồn vốn quy mô) x 100


2.3 Phương pháp phân tích
- Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp.
Tiến hành so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng chỉ tiêu nguồn vốn giữa cuối kỳ và
đầu năm, xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối, qua đó thấy được sự biến động
quy mơ nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Đồng thời so sánh tỷ trọng từng chỉ tiêu nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để phản
ánh sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn cũng như mức độ độc lập, tự chủ tài chính của
doanh nghiệp.
- Căn cứ vào độ lớn của các chỉ tiêu phân tích, giá trị trung bình ngành và kết quả so
sánh để đánh giá tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp


PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ CTCP THỦY ĐIỆN ĐĂK ĐOA
GIAI ĐOẠN 2017-2018
1. Tóm tắt q trình hình thành và phát triển của công ty.
- Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Thủy điện Đăk Đoa (Dak Doa Hydropower JoinStock Company)
- Địa chỉ: 138 Tôn Đức Thắng, Phường Yến Thế, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
- Điện thoại: 0596 288 688
- Email:
- Mã cổ phiếu: HPD
- Năm thành lập: đăng kí lần đầu năm 2007
-Vốn điều lệ: 94,6 tỷ đồng
- Quá trình hình thành và phát triển:
+ CTCP Thủy điện Đăk Đoa được thành lập từ tháng 07/2007 với tổng số vốn đầu tư
270 tỷ đồng do 4 cổ đông sáng lập là: CTCP Tư vấn Sông Đà, CTCP SimCo Sông Đà,
CTCP Sông Đà 901, CTCP Sông Đà 10.1
+ Lực lượng nịng cốt ban đầu của cơng ty là Chi nhánh Miền trung - Công ty cổ phần
tư vấn Sông Đà, đơn vị có thời gian hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế
các cơng trình thủy điện trên địa bàn Miền Trung, Tây Nguyên. Đặc biệt, đơn vị đã
tham gia thiết kế những cơng trình trọng điểm Quốc gia như: Thủy điện Vĩnh Sơn,

Sông Hinh,Thủy điện Yaly, Ri Ninh 2, Sê San 3, Sê San 4, Plei Krong...
+ Ngay sau khi thành lập, công ty đã tổ chức lực lượng để thực hiện dự án đồng thời
tiến hành xây dựng điều lệ, làm các thủ tục đăng ký kinh doanh, xin cấp giấy chứng
nhận đầu tư, xây dựng các quy chế hoạt động của công ty nên chỉ sau một thời gian
ngắn dự án thủy điện Đăk Đoa đã được khởi công vào tháng 12/2007
+ Ngày 09/05/2022, CTCP Thủy điện Đăk Đoa thay đổi giấy chứng nhận đăng kí
doanh lần thứ 5 và vốn điều lệ là 83,065 tỷ đồng.

2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty
Ngành nghề kinh doanh của CTCP Thủy điện Đăk Đoa gồm:
- Đầu tư các cơng trình thủy điện, nhiệt điện
- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện


- Xây dựng nhà các loại; Xây dựng cơng trình đường bộ; Xây dựng cơng trình cơng
ích; Xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng khác
- Xây dựng các cơng trình thủy lợi, thủy điện
- Thiết kế cơng trình thủy lợi, thủy điện, cơng trình xây dựng dân dụng và cơng
nghiệp;…
- Giám sát thi cơng cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, hạ tầng kỹ thuật cơng trình thủy
điện
- Thẩm định thiết kế các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng, thủy lợi, thủy
điện, cơng trình kỹ thuật hạ tầng đơ thị đên nhóm A
- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; Khai thác khống hóa chất và phân bón
- Trồng rừng và chăm sóc rừng; trồng cây cao su; trồng cây cà phê
Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề chính của cơng ty là đầu tư xây dựng cơng trình thủy điện, sản xuất,
truyền tải và phân phối điện – đây một ngành nghề kinh doanh đặc thù có nhiều cơ hội
cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn như:
- Việt Nam bước vào thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu sử dụng

điện để phục vụ cho công nghiệp ngày càng lớn cũng như phục vụ cho sinh hoạt đời
sống là rất cao.
- Chi phí vận hành ít bị ảnh hưởng do chi phí đầu vào như nhiệt điện
- Tuy nhiên, ngành nghề này cũng chứa đựng nhiều thách thách lớn như:
+ Hiện tượng biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước
ta đặc biệt là các tỉnh phía nam – hạn hán diễn ra bất thường và có xu hướng kéo dài
hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận hành của thủy điện do thiếu nguồn
nước
+ Để xây dựng được các thủy điện cần có nguồn lực tài chính và kĩ thuật xây dựng
phức tạp địi hỏi cần phải có đội ngũ chuyên môn giỏi.
+ Do là ngành nghề đặc thù nên sẽ phải tuân thủ theo mức giá bán trần do Bộ Công
thương quy định.
+ Do sản phẩm của công ty là điện năng nên không thể lưu trữ lại được như những
hàng hóa thơng thường do vậy sẽ khơng có hàng tồn kho.


PHẦN III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ
TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CTCP THỦY ĐIỆN ĐĂK ĐOA
GIAI ĐOẠN 2017-2018
1. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của CTCP Thủy điện Đăk Đoa
giai đoạn năm 2017-2018
Bảng 1: Bảng phân tích tình hình kết quả kinh doanh
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2017

So sánh


Tỷ lệ

53.996

47.968

6.028

12,57%

-

-

-

-

53.996

47.968

6.028

12,57%

19.077

17.824


1.253

7,03%

34.919

30.144

4.775

15,84%

6. Doanh thu hoạt động tài chính

1.059

983

76

7,73%

7. Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

8.860
8.860

3.396

8.577
8.577
3.207

283
283
189

3,30%
3,30%
5,89%

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

23.722

19.343

4.379

22,64%

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch

vụ

11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hỗn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN

Chỉ tiêu
LCT

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kd
Hệ số sinh lời hoạt động (ROS)
=LNST/LCT
Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh
= LNT/(DTT+DTTC)

78
16
62
387,50%
27
230
(203)
-88,26%
51
(214)
265

123,83%
23.773
19.128
4.645
24,28%
1.258
983
275
27,98%
22.515
18.145
4.370
24,08%
(Nguồn BCTC năm 2017 của CTCP Thủy điện Đăk Đoa)
Đơn vị
tính
triệu đồng
triệu đồng

Năm 2018

Năm 2017

So sánh

Tỷ lệ

55.106

48.737


6.369

13,07%

23.722

19.343

4.379

22,64%

Lần

0,4086

0,3723

0,0363

9,74%

Lần

0,4309

0,3952

0,0357


9,04%


Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng
=LNT/DTT
Hệ số chi phí (Hcp)
=Tổng chi phí/LCT
Hệ số giá vốn hàng bán
= GVHB/DTT
Hệ số chi phí QLDN
= chi phí QLDN/DTT

Lần

0,4393

0,4032

0,0361

8,95%

Lần

0,5914

0,6277

(0,0363)


-5,78%

Lần

0,3533

0,3716

(0,0183)

-4,92%

Lần

0,0629

0,0669

(0,0040)

-5,93%

(Nguồn: Số liệu tính tốn từ bảng 1)

*Phân tích khái qt:
Qua số liệu bảng 1 ta có thấy rằng: trong giai đoạn năm 2017-2018 tình hình kết quả
kinh doanh của CTCP Thủy điện Đăk Đoa khá khả quan khi doanh thu, lợi nhuận của
công ty đều tăng so với năm trước, các chi phí giữ được ổn định khơng biến động q
nhiều, đồng thời các hệ số sinh lời tăng khá ấn tượng, một số hệ số tăng xấp xỉ 10%..

LNST của năm 2018 của công ty đạt 22.515 triệu đồng tăng 4.370 triệu đồng so với
năm 2017 tương tứng với mức tăng 24,08%. Doanh thu của công ty cũng tăng ấn
tượng khi đạt 53.996 triệu đồng, tăng 12,57% so năm trước - đây cũng là doanh thu
cao nhất mà công ty đạt được từ trước tới nay. Các hệ số như hệ số chi phí, hệ số giá
vốn hàng bán và hệ số chi phí QLDN cũng giảm từ 4% -> 6%. Từ đó ta có thể cho
rằng, giai đoạn 2017-2018 đối với CTCP Thủy điện Đăk Đoa là một trong những giai
đoạn kinh doanh hiệu quả và ấn tượng
* Phân tích chi tiết: Tổng LNTT năm 2018 của công ty đạt 23.773 triệu đồng tăng
24,28% so với năm trước. Các tỷ suất lợi nhuận đều tăng mạnh cho thấy sự nỗ lực của
ban lãnh đạo công ty Thủy điện Đăk Đoa trong công tác điều hành, quản lý công ty
dưới những điều kiện biến động của ngành điện trong giai đoạn này, đặc biệt ngành
điện đang có sự điều chỉnh về giá điện trong thời gian này.
- Đối với hoạt động kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh của năm 2018 đã tăng lên so với
năm 2017, điều này được thể hiện thông qua lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
đã tăng lên. Nếu như năm 2017, lợi nhuận thuần chỉ đạt 19.343 triệu đồng thì đến năm
2018 đã tăng thêm 4.379 triệu đồng khiến cho lợi nhuận thuần năm 2018 đạt 23.722
triệu đồng tăng 22,64%. Nhờ vào DTT và LNST tăng mạnh cũng đã khiến hệ số sinh
lời hoạt động (ROS) của công ty cũng tăng khá bất ngờ, tăng tới 9,74%. Năm 2018,
ROS là 0,4086 lần tăng 0,0363 lần so với năm 2017 (ROS là 0,3723 lần). Tuy nhiên,
hệ số này thì chưa thể khẳng định doanh nghiệp tăng trưởng ổn định và bền vững. Để
có cái nhìn tổng quan hơn, ta đi so sánh công ty Thủy điện Đăk Đoa với một công ty


thủy điện cùng ngành nghề và quy mơ đó là CTCP Thủy điện Sông Vàng (MCK:
SVH):

ĐVT: Triệu đồng

80.000


60.000

70.000

CTCP Thủy
điện Đăk
Đoa

60.000
50.000
40.000

CTCP
Thủy điện
Đăk Đoa

50.000
40.000
30.000

30.000

CTCP Thủy
điện Sông
Vàng

20.000
10.000

CTCP

Thủy điện
Sông
Vàng

20.000
10.000

0

0
Doanh thu
thuần

Lợi nhuận
thuần

Doanh thu
thuần

NĂM 2017

Lợi nhuận
thuần

NĂM 2018

Biểu đồ so sánh DTT và LNST của 2 công ty giai đoạn 2017-2018
Qua biểu đồ trên, càng cho thấy sự kinh doanh ấn tượng của công ty Đăk Đoa. Mặc
dù cùng kinh doanh trong cùng 1 lĩnh vực, quy mô tương đối như nhau, nhưng CTCP
Thủy điện Đăk Đoa cho sự vượt trội hơn hẳn. Năm 2017, mặc doanh thu thuần của

CTCP Thủy điện Sông Vàng đạt 67.324 triệu đồng, hơn 19.356 triệu đồng so với
CTCP Thủy điện Đăk Đoa (47.968 triệu đồng). Tuy nhiên, lợi nhuận thuần của CTCP
Thủy điện Sông Vàng chỉ bằng 74,68% so với lợi nhuận thuần của CTCP Thủy điện
Đăk Đoa. Năm 2018, doanh thu thuần của Sơng Vàng sút giảm xuống chỉ cịn 53.617
triệu đồng và doanh thu của Đăk Đoa đã vượt 379 triệu đồng. Mặc dù chênh lệnh
doanh thu không quá lơn nhưng đã cho thấy sự lãnh đạo của ban lãnh đạo CTCP Thủy
điện Đăk Đoa khi lợi nhuận thuần của công ty này gấp gần 3 lần lợi nhuận thuần của
CTCP Thủy điện Sông Vàng (8.011 triệu đồng). Tiếp tục đi so sánh hệ số ROS để thấy
rõ hơn sự khác biệt giữa 2 công ty.
Đvt: Lần

ROS
CTCP Thủy điện Đăk Đoa

CTCP Thủy điện Sông Vàng
0,4086

0,3723
0,2127

Năm 2017

0,1467

Năm 2018


Hệ số ROS của CTCP Thủy điện Đăk Đoa luôn cao hơn hệ số ROS của CTCP Thủy
điện Sông Vàng và có chiều hướng tăng lên. Ở chiều ngược lại, hệ số ROS của Sơng
Vàng lại có xu hướng giảm (năm 2017 ROS là 0,2127 lần, năm 2018 giảm xuống còn

0,1416 lần) càng khiến cho sự cách biệt ngày càng lớn, cũng thơng qua sự so sánh cho
thấy tình hình kinh doanh của CTCP Sông Vàng không mấy khả quan và có nhiều khả
năng khơng có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.
- Đối với hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: Lợi nhuận về bán hàng và cung
cấp dịch vụ năm 2018 đạt 34.919 triệu đồng tăng 4.775 triệu đồng tương ứng với mức
tăng 15,84% so với năm 2017. Cùng với đà tăng trưởng của lợi nhuận, kéo theo hệ số
sinh lời từ hoạt động bán hàng của năm 2018 (0,4393 lần) cũng tăng 8,95% so với năm
2017 (0,4032 lần). Như vậy trong năm 2017 cứ 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ thì cơng ty thu được 0,4032 đồng lợi nhuận, sang đến năm 2018 con
số này là 0,4393 đồng lợi nhuận, tăng thêm 0,0361 đồng. Đồng thời, hệ số sinh lời từ
hoạt động kinh doanh cũng tăng từ 0,3952 lần (năm 2017) lên 0,4309 lần (năm 2018),
tăng 0,0357 lần, tăng hơn 9%.
- Đối với DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ:Nếu như DTT của năm 2017 của cơng
ty chỉ đạt 47.968 triệu đồng thì sang đến năm 2018 đã tăng 12,57% tức là tăng 6.028
triệu đồng khiến cho DTT của năm 2018 cán mốc 53.996 triệu đồng, con số cao nhất
từ trước đến nay mà CTCP Thủy điện Đăk Đoa đạt được. Vì là ngành nghề đặc thù
nên cơng ty khơng có các khoản giảm trừ doanh thu cũng là một điều hiển nhiên.
Doanh thu tăng có thể một phần là do giá điện bán được tăng lên bởi vì trong giai đoạn
này, Bộ Cơng Thương ban hành các quyết định quy định về các mức giá bán điện như
quyết định 2265/QĐ-BCT có hiệu lực từ ngày 01/01/2018,..
- Chi phí cho hoạt động bán hàng: Thơng thường, các chi phí liên quan đến việc bán
hàng của cơng ty bình thường sẽ bao gồm các chi phí như: Chi phí giá vốn hàng bán,
chi phí bán hàng, chi phí lãi vay, chi phí QLDN,…Tuy nhiên, đối với ngành điện, một
ngành nghề riêng biệt do vậy sẽ không có chi phí bán hàng. Hệ số Hcp giảm 5,78% so
với năm 2017 (0,6277 lần) xuống còn 0,5914 lần (năm 2018) sẽ đóng góp đáng kể vào
tình hình kết quả kinh doanh của cơng ty, đồng thời có thể đốn rằng, các hệ số chi phí
giảm sẽ kéo theo các hệ số chi phí khác giảm theo
+ Chi phí chủ yếu và chiếm phần lớn trong tổng chi phí của cơng ty là chi phí giá vốn
hàng bán khi chi phí này chiếm tới 58,26% trong tổng chi phí năm 2017, và chiếm



58,53% trong tổng chi phí năm 2018. Giá vốn hàng bán năm 2018 là 19.077 triệu đồng
tăng 7,03% so với năm 2017, trong khi doanh thu tăng 12,57% . Tốc độ tăng của
doanh thu đang nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn, mặt khác hệ số giá vốn hàng bán
cũng giảm gần 5% xuống chỉ còn 0,3533 lần (năm 2018). Đây được coi là một sự nỗ
lực to lớn của tập thể cán thể cán bộ, nhân viên CTCP Thủy điện Đăk Đoa trong công
tác điều hành quản lý cơng ty.
+Chi phí QLDN: chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi phí của doanh nghiệp. So với
năm 2017, chi phí QLDN chỉ tăng có 189 triệu đồng, tăng 5,89%. Tuy nhiên, hệ số chi
phí QLDN lại trái ngược khi giảm từ 0,0669 lần năm 2017 xuống còn 0,0629 lần năm
2018 điều này thật sự là một điều tốt đối với CTCP Thủy điện Đăk Đoa.
- Hoạt động tài chính: Doanh thu tài chính năm 2018 đạt 1.059 triệu đồng tăng 76
triệu đồng năm 2017, tương ứng với tăng 7,73% xuất phát từ lãi tiền gửi ngân hàng
trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tăng cao, nếu như lãi tiền gửi ngân hàng tại thời điểm
cuối năm 2017 chỉ có 4,6 triệu đồng thì đến cuối năm 2018, số tiền gửi tại ngân hàng
của công ty lên tới 42,3 triệu đồng, gấp hơn 8 lần so với năm 2017. Trong khi chi phí
lãi vay được giữ ở mức khá ổn định, chỉ biến động tăng 3,3% so với năm 2017. Công
ty cần quan tâm hơn đến hoạt động đầu tư tài chính để gia tăng lợi nhuận.
-Hoạt động khác: Đây là khoản thu nhập không thường xuyên của công ty. Do năm
2018, cơng ty có khoản thu nhập khác đến từ bán phế liệu trị giá gần 62 triệu đồng và
chi phí khác giảm 88,26% xuống cịn 27 triệu đồng đã khiến cho cơng ty có thêm
khoản lợi nhuận khác là 51 triệu đồng tăng 123,83% so với năm 2017. Năm 2017, do
liên quan đến các vi phạm trong công tác nộp thuế, bảo hiểm xã hội nên công ty cơng
ty đã phải chịu thêm khoản chi phí gần 203 triệu đồng khiến cho trong năm 2017 công
ty ghi nhận khoản lỗ lên tới 214 triệu đồng.


Tổng kết, kiến nghị: Giai đoạn năm 2017-2018, CTCP Thủy điện Đăk Đoa đã

đã được những thành tự nhất định trong công tác điều hành, quản lý công ty. Tuy

nhiên, với những thành tự trên công ty cũng cần phải cố gắng phát huy những gì đã đạt
được và chuẩn bị những phương án thích hợp để đối phó trước những tình huống bất
ngờ đặc biệt, là sự biến đổi khí hậu khi tình trạng hạn hán có xu hướng đến sớm và kéo
dài hơn ở các tỉnh phía nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu lượng nước chứa ở
nhiều đập thủy điện, gặp khó khăn trong cơng tác vận hành nhà máy, đồng thời công ty
cũng cần cố gắng tiết kiệm các khoản chi phí để gia tăng tối đa lợi nhuận.


2. Phân tích tình hình nguồn vốn của CTCP Thủy điện Đăk Đoa giai đoạn 20172018
Bảng phân tích tình hình nguồn vốn của CTCP Thủy điện Đăk Đoa GĐ 2017-2019
Đvt: Triệu đồng
31/12/2018
Chỉ tiêu
C - Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Phải trả người bán ngắn hạn
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
4. Phải trả người lao động
5. Chi phí phải trả ngắn hạn
6. Phải trả ngắn hạn khác
7.Vay và thuê nợ tài chính ngắn hạn
8. Quỹ khen thưởng phúc lợi
II. Nợ dài hạn
1. Vay và thuê nợ tài chính dài hạn
D - Vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn góp của chủ sở hữu
-Cổ phiếu phổ thơng có quyền biểu quyết
2. Quỹ đầu tư phát triển

3. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
4.LNST chưa phân phối
-LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kì
trước
- LNST chưa phân phối kì này
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

31/12/2017

So sánh

Giá trị

Tỉ trọng

Giá trị

Tỉ trọng

Giá trị

Tỉ lệ

104.142
20.142
136
200
3.818
691
985

1.304
12.000
1.008
84.000
84.000
104.400
104.400
83.066
83.066
11.775
1.126
8.433

49,94%
19,34%
0,68%
0,99%
18,96%
3,43%
4,89%
6,47%
59,58%
5,00%
80,66%
100,00%
50,06%
100,00%
79,57%
100,00%
11,28%

1,08%
8,08%

115.608
19.608
326
200
3.551
522
914
1.258
12.000
837
96.000
96.000
114.112
114.112
83.066
83.066
11.775
1.126
18.145

50,33%
16,96%
1,66%
1,02%
18,11%
2,66%
4,66%

6,42%
61,20%
4,27%
83,04%
100,00%
49,67%
100,00%
72,79%
100,00%
10,32%
0,99%
15,90%

-11.466
534
-190
0
267
169
71
46
0
171
-12.000
-12.000
-9.712
-9.712
0
0
0

0
-9.712

-9,92%
2,72%
-58,28%
0,00%
7,52%
32,38%
7,77%
3,66%
0,00%
20,43%
-12,50%
-12,50%
-8,51%
-8,51%
0,00%
0,00%
0,00%
0,00%
-53,52%

Tỉ
trọng
-0,39%
2,38%
-0,99%
-0,03%
0,85%

0,77%
0,23%
0,06%
-1,62%
0,74%
-2,38%
0,00%
0,39%
0,00%
6,77%
0,00%
0,96%
0,09%
-7,82%

870

10,31%

0

0%

870

87000%

10,31%

7.564

208.542

89,69%
100,00%

18.145
229.720

100,00%
100,00%

-10.581
-21.178

-58,31%
-9,22%

-10,31%
0,00%

(nguồn: BCTC năm 2017, năm 2018 của CTCT Thủy điện Đăk Đoa)


Nhận xét khái quát:
Tổng nguồn vốn của CTCP Thủy điện Đăk Đoa tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm

2018 đã giảm 21.178 triệu đồng so với đầu năm xuống chỉ còn 208.542 triệu đồng
tương ứng với mức giảm 9,22%. so với đầu năm cho thấy quy mô huy động vốn có xu
hướng thu hẹp, tuy nhiên vẫn chưa đủ cơ sở căn cứ để khẳng định điều này sẽ ảnh
hướng xấu đến cơng ty. Ngun nhân giải thích cho nguồn vốn giảm 9,22% là do so

với thời điểm năm 2018, nợ phải trả và vốn chủ trong năm 2018 đều cùng nhau giảm
lần lượt là 9,92% và 8,51%.


Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, tỉ trọng NPT và tỉ trọng VCSH khơng chênh lệch
nhau q nhiều, và có xu hướng giảm tỉ trọng nợ phải trả, tăng tỉ trọng VCSH. Tại thời
điểm cuối năm 2018 tỉ trọng NPT so với tổng nguồn vốn là 49,94% trong khi tỉ trọng
VCSH so với tổng nguồn vốn là 50,06% (Tỉ trọng NPT giảm 0,39%, tỉ trọng VCSH
tăng 0,39% so với thời điểm đầu năm 2018). Từ đó, ta có thể thấy chính sách sử dụng
vốn của cơng ty đó chính là sử dụng các nguồn vốn sẵn mà cụ thể là các lợi nhuận
chưa phân phối của công ty để chi trả các khoản nợ, giảm thiểu các áp lực về mặt tài
chính từ phía bên ngồi, đảm bảo tính an tồn cho cơng ty. Với kết quả kinh doanh
như đã phân tích ở trên kết hợp các số liệu của VCSH thì ta có thể nhận đốn rằng hệ
số sinh lời của vốn chủ (ROE) sẽ đầy bất ngờ và nhờ vậy mà sẽ có những thuận lợi
nhất định trong hoạt động kinh doanh của CTCP Thủy điện Đăk Đoa.


Nhận xét chi tiết:

- Nợ phải trả: NPT tại thời điểm cuối năm 2018 của công ty là 104.142 triệu đồng
giảm 11.466 triệu đồng so với đầu năm. Nguyên nhân chính dẫn tới NPT giảm là do
khoản nợ dài hạn đã giảm 12.000 triệu đồng tương ứng với giảm 12,5% so với đầu
năm. Trong cơ cấu NPT, tỷ trọng nợ dài hạn thường chiếm phần lớn. Trong tổng nợ
phải trả, tỉ trọng nợ ngắn hạn tăng 2,38% (đầu năm là 16,96%, đến cuối năm tăng lên
19,34%) trong khi đó tỉ trọng nợ dài hạn giảm 2,38% (đầu năm là 83,04%, đến cuối
năm giảm xuống cịn 80,66%). Như vậy, thơng qua đó cho thấy sự thay đổi về chính
sách huy động vốn của cơng ty đó là: CTCP Thủy điện Đăk Đoa đang thiên về huy
động các nguồn vốn ngắn hạn.
Chỉ tiêu đáng chú ý nhất trong NPT phải kể đến khoản nợ dài hạn của công ty khi
khoản nợ dài hạn này đã giảm tới 12.000 triệu đồng từ 96.000 triệu đồng (đầu năm

2018) xuống còn 84.000 triệu đồng (cuối năm), giảm 12,5%. Nguyên nhân sự giảm
mạnh ở đây là do cơng ty đã thanh tốn khoản tiền vay dài hạn với số tiền tiền trả định
kì hằng năm 12.000 triệu đồng trong hợp đồng vay vốn tai Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai với thời hạn vay 120 tháng và trong năm 2018,
công ty không phát sinh thêm khoản vay nào khác.
=>Chính sách huy động vốn của của các công ty hoạt động trong lĩnh vực thủy điện có
đặc điểm khác với những cơng ty sản xuất thông thường. Đối với các công ty trong
lĩnh vực này sẽ tập trung huy động các nguồn vốn dài hạn trước và chủ yếu nhất để có
nguồn lực tài chính cho cơng tác xây dựng cơng trình thủy điện trong một thời gian


dài, điều này làm giảm áp lực cho việc thanh tốn trước mắt khi cơng trình chưa đi vào
hoạt động. Thơng thường, các khoản dài hạn này sẽ có xu hướng giảm dần qua các
năm khi các nhà máy đi vào hoạt động và đạt được công suất thiết kế ban đầu.
+Về nợ ngắn hạn, năm 2018 công ty ghi nhận khoản nợ ngắn hơn 20.000 triệu đồng,
tăng 534 triệu đồng, tăng gần 3% so với năm 2017 (19.608 triệu đồng). Mặc dù các
khoản phải trả người bán ngắn hạn đã giảm gần 60% so với đầu năm 2018 nhưng do
các khoản phải trả liên quan đến phải trả người lao động, quỹ khen thưởng phúc lợi
tăng mạnh đã khiến cho nợ ngắn hạn tăng lên cụ thể:
 Khoản phải trả người bán ngắn hạn: Tại thời điểm đầu năm 2018, công ty ghi
nhận khoản tiền là 326 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 1,66% trong cơ cấu nợ ngắn
hạn) thì đến cuối năm 2018, khoản tiền này đã giảm xuống còn 136 triệu( chiếm
tỷ trọng 0,68% trong cơ cấu nợ ngắn hạn), giảm 190 triệu đồng. Do trong năm
2018, công ty đã thanh tốn khoản tiền 158 triệu cho cơng ty điện lực Gia Lai
nên các khoản nợ người bán giảm xuống. Điều này chứng tỏ một phần cơng ty
có đủ khả năng thanh toán các hợp đồng với các kháng hàng của cơng ty, tạo uy
tín với các đối tác.
 Trong năm 2018, công ty cũng ghi nhận khoản phải trả người lao động tăng rất
mạnh, khi khoản tiền này lên đến 691 triệu đồng (cuối năm 2018) tăng 32,38%
so với đầu năm tức là tăng 169 triệu, nâng tỷ trọng phải trả người lao động

trong cơ cấu nợ ngắn hạn ở mức 3,43%. Khoản tiền này là những khoản tiền
lương phải trả cho người lao động. Tại thời điểm cuối năm, công ty đang được
chiếm dụng tạm thời của cán bộ công nhân viên công ty với chi phí thấp, tuy
nhiên khoản này bị giới hạn thời gian sử dụng vì nếu chiếm dụng q lâu có thể
ảnh hưởng tới thái độ, tinh thần làm việc của người lao động nên cần được
hoàn trả đúng cam kết
 Các khoản vay và th nợ tài chính ngắn hạn khơng biến động, thực chất đây
khoản tiền được kết chuyển từ các khoản vay dài hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng của
các khoản vay và thuê nợ tài chính ngắn hạn chiếm chủ yếu (chiếm khoảng
60%) trong cơ cấu nợ ngắn hạn.
 Trong năm 2018, công ty tăng cường thực hiện các chính sách đãi ngộ nhằm
khuyến khích các nhân viên nên quỹ khen thưởng phúc lợi tăng thêm 20,43%
vượt qua con số 1.000 triệu đồng.


Tỷ trọng NPT đầu năm và cuối năm 2018 tuy có sự giảm nhưng vẫn cịn khá cao.
Cơng ty cần thường xuyên theo dõi các khoản công nợ để thanh tốn kịp thời khi đến
hạn. Mặt khác, cơng ty cũng cần có các biện pháp quản lý và sử dụng vốn hợp lý.
- Vốn chủ sở hữu: So với thời điểm đầu năm 2018, công ty ghi nhận sự biến động của
tổng nguồn VCSH. Nếu như đầu năm 2018, tổng nguồn VCSH của cơng ty là 114.112
triệu đồng thì đến thời điểm cuối năm 2018, tổng nguồn VCSH đã giảm 8,51% so với
giá trị ban đầu, tức giảm 9.712 triệu đồng xuống cịn 104.400 triệu đồng. Nếu như nhìn
nhận đánh giá ban đầu sẽ thấy việc vốn chủ giảm xuống sẽ là một điều bất lợi cho
công ty. Tuy nhiên khi phân tích, đánh giá tổng quát: mặc dù tổng nguồn VCSH giảm
xuống nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu tổng nguồn vốn lại tăng lên: đầu
năm 2018 là 49,67% thì cuối năm tăng thêm 0,39% đạt 50,06%. Cơng ty đã dùng dịng
tiền từ nguồn vốn chủ để thanh toán các khoản nợ. Do vậy, nếu xét về tổng thể, trong
trường hợp của CTCP Thủy điện Đăk Đoa vẫn có thể được đánh giá là an tồn và cơng
ty có đầy đủ các khả năng thanh tốn các khoản nợ. Sự mất an toàn chỉ xảy ra trong
trường hợp tổng nguồn VCSH giảm nhưng các khoản NPT tăng cao.

Trong tổng nguồn vốn chủ thì vốn chủ sở hữu tại 2 thời điểm đầu năm và cuối năm
2018 đều chiếm tỷ trọng tuyệt đối mặc dù có sự giảm về giá trị nhưng tỷ trọng vốn chủ
sở hữu trong tổng nguồn vốn vốn chủ vẫn là 100%. Trong năm 2018, CTCP Thủy điện
Đăk Đoa không phát hành cổ phiếu cũng như không mua lại các cổ phiếu phát hành do
vậy nguyên nhân làm cho tổng nguồn vốn chủ sụt giảm là do nguồn LNST giảm 9.712
triệu đồng và đây cũng là giá trị mà tổng nguồn vốn mất đi so với đầu năm, đi sâu vào
phân tích:
+ Vốn góp của chủ sở hữu về mặt giá trị khơng có sự biến động trong năm khi cơng ty
khơng phát hành thêm cổ phiếu hay mua lại các cổ phiếu đã phát hành do vậy, vốn góp
của chủ sở hữu duy trì ổn định với số tiền 83.066 triệu đồng tuy nhiên, đã có sự thay
đổi về tỷ trọng trong cơ cấu vốn chủ sở hữu nhưng vẫn giữ vai trị chủ yếu nhất: Đầu
năm 2018 vốn góp của chủ sở hữu chiếm 72,79% trong cơ cấu vốn chủ sở hữu, đến
thời điểm cuối năm tỷ trọng này là 79,57%, tăng 6,77% so với thời điểm đầu năm.
+ Một số quỹ như quỹ đầu tư phát triển và quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu cũng được
duy trì ổn định và khơng có sự thay đổi về giá trị so với thời điểm đầu năm. Tỷ trọng
của chúng cũng không có sự thay đổi quá lớn trong cơ cấu vốn chủ sở hữu


+ Điểm đáng lưu tâm nhất nhất chính là khoản LNST chưa phân phối giảm mạnh, ảnh
hưởng rất lớn tổng nguồn vốn chủ. Đầu năm 2018, LNST chưa phân phối ghi nhận ở
mức khá cao khi đạt 18.145 tỷ (chiếm 15,9% trong cơ cấu vốn chủ sở hữu), tuy nhiên
đến cuối năm 2018, con số này bất ngờ sụt giảm hơn một nửa xuống chỉ còn 8.433
triệu đồng mất 53,52% giá trị so với đầu năm kéo theo sự sụt giảm của chỉ tiêu trong
cơ vốn chủ sở hữu (chỉ còn chiếm 8,08%, giảm 7,82%). Đi sâu vào nghiên cứu, phân
tích báo cáo tài chính của CTCP Thủy điện Đăk Đoa ta có nhận thấy nguyên nhân của
sự suỵt giảm này là do: tại thời điểm cuối năm 2017, trên BCTC năm 2017 khoản lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối chưa ghi nhận khoản cổ tức năm 2017 mà công ty phải
cho các cổ đông, số tiền này được ghi nhận trên BCTC của năm 2018. Do vậy, nguyên
nhân chính là trong năm 2018 công ty phải chi trả tổng cộng gần 32.000 triệu đồng
tiền cổ tức (trong đó: 16.613 triệu đồng tiền cổ tức năm 2017 và công ty tạm ứng tiền

cổ tức năm 2018 cho các cổ đông với số tiền gần 15.000 triệu đồng theo quyết định
của Hội đồng quản trị số 34/QĐ-HĐQT ngày 16 tháng 10 năm 2018).
- So sánh cơ cấu nguồn vốn giữa CTCP Thủy điện Đăk Đoa với CTCP Thủy điện
Sông Vàng tại thời điểm đầu năm và cuối năm 2018

CTCP Thủy điện Sông Vàng

CTCP Thủy điện Đăk Đoa
VCSH
49,67%

VCSH
22,13%

NPT
50,33%

NPT
77,87%

Đầu năm 2018

CTCP Thủy điện Đăk Đoa
VCSH
50,06%

CTCP Thủy điện Sông Vàng
VCSH
26,52%


NPT
49,67%

NPT
73,48%

Cuối năm 2018


(Nguồn số liệu tính tốn dựa trên BCTC năm 2017,2018 của CTCT Thủy điện Sông Vàng)

Từ các biểu đồ trên càng cho thấy cơ cấu nguồn vốn của CTCP Thủy điện Đăk Đoa
là khá hợp lý và đang dịch chuyển theo những hướng tích cực trong khi CTCP Thủy
điện Sơng vàng đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định khi để các khoản
NPT chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn, việc huy động vốn từ bên ngồi
cộng thêm với sử dụng địn bẩy tài chính quá mức đã khiến cho CTCP Thủy điện Sông
Vàng đối mặt với khả năng mất thanh toán bất cứ lúc nào.


Tổng kết, kiến nghị: Mặc dù trong giai đoạn 2017-2018, tình hình nguồn vốn

của CTCP Thủy điện Đăk Đoa có những sự biến động nhất định, ghi nhận sự giảm
đáng kể ở 2 chỉ tiêu NPT và VCSH, song cũng đây cũng là một điều có thể được chấp
nhận. Cơng ty đang có những sự thay đổi về chính sách huy động và sử dụng vốn
nhằm đảo bảo tính an tồn, khả năng thanh tốn cho cơng ty. Tuy nhiên, nợ phải trả
của cơng ty vẫn cịn chiếm tỷ trọng khá. Do vậy, trong thời gian tới, công ty cần tiếp
tục có những kế hoạch phù hợp trong huy động và sử dụng vốn như: gia tăng vốn chủ
nhưng cũng phải đảm bảo tùy thuộc vào điều kiện tình hình thực tế để có hiệu quả
nhất, quản lý, sử dụng các nguồn vốn chiếm dụng hiệu quả, hợp lý, đồng thời cũng
phải đảm bảo uy tín của cơng ty đối với đối tác, khách hàng, cán bộ, công nhân viên

công ty, tránh việc chây ì, khơng trả các khoản nợ khi đến kì thanh tốn.
3. Đánh giá chung về ưu điểm và hạn chế của công ty


Về ưu điểm:
Qua việc phân tích tình hình kết quả kinh doanh và phân tích tình hình nguồn vốn

của CTCP Thủy điện Đăk Đoa giai đoạn 2017-2018 nhìn chung cơng ty đã đạt được
nhiều mặt tích cực:
+ CTCP Thủy điện Đăk Đoa là cơng ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, khai thác
vận hành cơng trình thủy điện nên ít bị ảnh hưởng bởi các chi phí đầu vào và khơng bị
phát sinh chi phí bán hàng.
+ Trong giai đoạn 2017-2018, cơng ty đã vận dụng, khai thác tốt, hiệu quả các nguồn
lực sẵn có để đem lại các khoản lợi nhuận cho công ty đồng thời, trong giai đoạn này
công ty đã tăng trưởng khá tốt khi có những sự tác động nhất định của ngành thủy điện
trong thời gian này
+ Thông qua các số liệu, và so sánh đã cho thấy sự hiệu quả trong những chính sách
điều hành, quản lý của ban lãnh đạo CTCP Thủy điện Đăk Đoa khi tất cả chỉ tiêu liên


quan đến kết doanh đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, các chi phí liên quan ở
được duy trì ở mức ổn định và hợp lý.
+ Cũng trong giai đoạn này, công ty để chưa xảy dấu hiệu bị mất khả năng thanh toán
hay chậm thanh toán các khoản vay đối ngân hàng cũng như các khoản nợ với khách
hàng. Công ty vẫn tự tin đủ khả năng thanh tốn đối với các khoản vay.
+ Cơng ty ghi nhận mức lãi cơ bản trên cổ phiếu ở mức khá cao và thậm trí cao hơn
nhiều cơng ty trong cùng lĩnh vực hoạt động, lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 2.711
đồng/cổ phiếu



Về hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm mà CTCP Thủy điện Đăk Đoa đạt được trong giai đoạn

2017-2018 song vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
+ Mặc dù có quy mơ tài sản lên tới hơn 200 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế của
công ty chỉ đạt khoảng 20 tỷ đồng, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của cơng ty.
+ Hoạt động của cơng ty cũng như doanh thu phụ thuộc rất lớn khả năng cung cấp
điện. Trong khi khả năng cung cấp điện lại phụ thuộc vào công suất vận hành nhà máy
thủy điện. Trong điều kiện biến đổi như hiện nay, mực nước chứa tại các hồ thủy điện
biến động bất thường qua các năm, nhiều hồ thủy điện không đủ mực nước để vận
hành các máy phát điện do đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động doanh thu của công ty.
+ Trong năm 2018, công ty vẫn chưa quan tâm nhiều tới việc đầu tư tài chính do vậy
khoản doanh thu từ hoạt động này vẫn còn thấp.
+ Doanh thu vẫn cịn khá thấp so với một số cơng ty khác có cùng quy mơ.
4. Những đề xuất đối với CTCP Thủy điện Đăk Đoa
Trong thời gian tới, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của công ty cũng như bối cảnh
của nền kinh tế-xã hội để gia tăng lợi nhuận, cơng ty có thể:
 Xây dựng các phương án, kịch bản để xử lý mọi tình huống có thể xảy ra, thậm
trí là vận hành nhà máy thủy điện dưới cơng suất thiết kế, để đảm bảo có doanh
thu từ hoạt động bán điện.
 Sử dụng hợp lý, khai thác hiệu quả nguồn nước tại đập thủy điện tránh lãnh phí
đề phịng hạn hán, thiếu nguồn cung nước để vận hành nhà máy thủy điện.
 Đề xuất, phối hợp với các cơ quan chức năng, các chuyên gia đánh giá tiền khả
thi việc triển khai, mở rộng nhà máy thủy điện để khai thác tối đa nguồn lực,
gia tăng lợi nhuận song cũng cần phải đảm bảo có khả năng tài chính cho dự án.


 Đặt ra kế hoạch mục tiêu doanh thu cũng như các khoản lợi nhuận tùy thuộc
vào tình hình thực tế để tạo động lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu cho tập thể
CTCP Thủy điện Đăk Đoa

 Rà soát, nghiên cứu đánh giá lại toàn bộ các khoản chi phí, giảm thiểu các chi
phí về mức thấp nhất, đặc biệt cần phải kiểm sốt tốt chi phí giá vốn hàng bán,
chi phí quản lý doanh nghiệp để thu được lợi nhuận tối đa
 Công ty cũng cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác nộp thuế cũng như các
khoản phải nộp cho nhà nước tránh phát sinh các khoản phạt.
 Tiếp tục nghiên cứu đánh giá chính huy động vốn, sử dụng hiệu quả các nguồn
vốn. Thay đổi chính sách huy động vốn phải dựa vào tình hình thực tế của công
ty, tuy nhiên cũng phải đảm bảo cho khả năng thanh tốn khi đến các kì trả nợ.
 Để có thêm nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh, cơng ty có thể phát
hành thêm cổ phiếu, giảm được các chi phí lãi vay, khơng gây nên áp lực tài
chính mới, tuy nhiên, cũng phải đánh giá kĩ lưỡng về khối lượng phát hành
thêm cổ phiếu để có hiệu quả nhất trong cơng tác điều hành quản lý công ty.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: “Phân tích tài chính doanh nghiêp”, NXB Tài chính do
PGS.TS.NGND Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS. Nghiêm Thị Hà đồng chủ biên
2. Slides môn học “Phân tích tài chính doanh nghiệp” của bộ mơn Phân tích tài
chính Học Viên Tài
3. Website của CTCP Thủy điện Đăk Đoa: />4. Cổng thơng tin tài chính chứng khốn Vietstock: />5. Kênh thơng tin Kinh tế - Tài chính Việt Nam: />

BÁO CÁO TÀI NĂM 2017




×