Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp Chu Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 21 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), nền kinh tế
nước ta đã có nhiều chuyển biến rõ nét, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Giá trị
của các khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng với
tốc độ cao, cơ cấu kinh tế đang thay đổi theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại
hóa.
Trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước không ngừng tiến hành đổi
mới nền kinh tế theo hướng mở cửa, từng bước đưa nền kinh tế nước ta hội nhập
sâu vào kinh tế khu vực và toàn cầu. Tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế quốc
tế trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Từ đó hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế
xuất được hình thành và phát triển, vừa nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm ăn bên cạnh các nhà đầu tư trong nước, vừa
nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế tại nhiều địa phương.
Tuy nhiên để có một mô hình kinh tế hấp dẫn hơn trong việc thu hút đầu tư
và kích thích sản xuất phát triển, qua học tập kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế
giới, mô hình khu kinh tế mở ra đời và được thí điểm đầu tiên ở miền Trung, đó
là việc thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai tại huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam,
bắt đầu từ năm 2003.
Những năm trước đây, Chu Lai là một vùng đất trống với diện tích phần lớn
là đất hoang và các bãi cát trắng bao la, đời sống nhân dân còn nghèo nàn, lạc
hậu. Hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng lúa nước trên những cánh đồng nhỏ hẹp
ven sông và đánh bắt thuỷ hải sản. Kể từ khi Khu kinh tế mở Chu Lai ra đời, như
có một luồng sức sống mới thổi vào mảnh đất nghèo khổ nhưng kiên cường này,
từng bước cơ sở hạ tầng được xây dựng, các nhà máy mọc lên, cơ cấu kinh tế địa
phương có sự thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không
ngừng được cải thiện.
Khu kinh tế mở Chu Lai là một mô hình kinh tế tổng hợp bao gồm cả dịch
vụ, thương mại và công nghiệp, trong đó công nghiệp là một trong những ngành
quan trọng hàng đầu, làm động lực cho sự phát triển chung của khu kinh tế mở.
Chính vì vậy, bản thân lựa chọn đề tài “Phát triển công nghiệp trong khu kinh


tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam, hiện trạng và giải pháp” để làm bài tập tiểu
luận khi học học phần “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp”. Việc nghiên cứu, tìm
hiểu đề tài này sẽ giúp cho bản thân có dịp tìm hiểu cụ thể về tiềm năng và hiện
trạng phát triển công nghiệp địa phương…góp phần làm tăng thêm cơ ở lý luận
và thực tiễn, từ đó được trang bị một nguồn kiến thức nhất định để có thể giải
quyết các vấn đề đặc ra khi giảng dạy, học tập và nghiên cứu địa lí sau này.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Qua nghiên cứu đề tài thấy dược hiện trạng phát triển công nghiệp trong
Khu kinh tế mở Chu Lai, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể thúc đấy
ngành công nghiệp phát triển.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu về cơ sở lý luận khu kinh tế, khu kinh tế mở Chu Lai, công
nghiệp.
- Nghiên cứu tổng hợp các nguồn lực (nhân tố ảnh hưởng) về tự nhiên, kinh
tế - xã hội Khu kinh tế mở Chu Lai có ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công
nghiệp.
- Phân tích hiện trạng phát triển ngành công nghiệp Khu kinh tế mở Chu
Lai từ ngày thành lập đến nay.
- Nêu những giải pháp nhằm phát huy những thuận lợi đồng thời khắc phục
những hạn chế ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ngành công nghiệp trong
Khu kinh tế mở Chu Lai.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận chung
1.1. Cơ sở lí luận về khu kinh tế và Khu kinh tế mở Chu Lai
1.1.1. Quan niệm về khu kinh tế, Khu kinh tế mở Chu Lai
* Khu kinh tế
Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lí xác định thuộc lãnh thổ và chủ
quyền của quốc gia, nhưng có không gian kinh tế riêng biệt, với môi trường đầu
tư và kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: Các khu chức năng, các công
trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và diện tích công cộng với

các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông
thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên
tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
* Khu kinh tế mở Chu Lai
- Theo Trần Kim Thạch, tác giả cuốn sách “Khu kinh tế mở Chu Lai một lối
vào thế kỷ XXI của Việt Nam” xuất bản năm 2001 cho rằng: Khu kinh tế mở
Chu Lai là một bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền nước CHXH chủ nghĩa Việt
Nam, có ranh giới xác định, được vận hành bởi khung pháp lý riêng với những
cơ chế chính sách đặc biệt về kinh tế. Có sự giao lưu thông thoáng với nước
ngoài và có sức thu hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào phát
triển khu kinh tế, có cơ chế quản lý hành chính tinh gọn một cửa, mở rộng quyền
tự do kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước CHXHCN
Việt Nam.
- Theo báo cáo Đề án xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai của Bộ kế hoạch và
đầu tư: Khu kinh tế mở là một khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh
thổ và chủ quyền quốc gia, nhưng có không gian kinh tế tương đối riêng biệt
được vận hành bởi khung pháp lý riêng (tương thích với thể chế kinh tế quốc tế
và phù hợp với thông lệ quốc tế) với một môi trường đầu tư, kinh doanh gồm cả
hạ tầng kỹ thuật - xã hội và chính sách. Cơ chế quản lý thuận lợi cho tất cả các
hoạt động kinh doanh, phù hợp với hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường hiện
đại, hướng ngoại nhằm thu hút vốn đầu tư và khuyến khích xuất khẩu. Tính chất
đặc biệt của khu kinh tế mở thể hiện trên hai mặt: đặc biệt về khung pháp lý và
hệ thống chính sách, đặc biệt về cơ chế quản lí hành chính quốc tế.
- Có thể nói Khu kinh tế mở Chu Lai là một địa bàn thực hiện phân công lao
động quốc tế, là khu vực hội tụ các điều kiện đủ hấp dẫn để phát triển kinh tế,
đặc biệt là phát triển kinh tế với bên ngoài. Đồng thời cũng là nơi du nhập công
nghệ, kỹ thuật tiên tiến của các nước trên thế giới.
1.1.2. Tính chất của khu kinh tế mở Chu lai
- Là khu mậu dịch và cảng tự do có ý nghĩa vùng và quốc gia.
- Là khu công nghiệp tập trung quy mô lớn của vùng.

- Là trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ, viễn thông…của
tỉnh, của vùng và có ý nghĩa quốc tế.
- Là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh và vùng.
- Là đầu mối giao thông về cảng, sân bay, đường bộ và đường sắt quốc gia.
1.1.3. Mục tiêu của việc xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai
Trong bố trí chiến lược phát triển vùng lãnh thổ Việt Nam, miền Trung nói
chung và khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định nói riêng là
địa bàn rất quan trọng, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung tại quyết định số 1080/QĐ-TTg ngày 29-11-1997. Trong
tình hình hiện nay, việc đưa miền Trung đi lên nhanh hơn, bền vững hơn đã trở
thành yêu cầu cấp thiết. Đặt sự đột phá vào khu kinh tế mở Chu Lai là một chủ
trương được bàn nhiều lần và đã đạt được sự nhất trí cao. Vì thế Khu kinh tế mở
Chu Lai được khẩn trương triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sau:
- Là nơi thực nghiệm các thể chế, cơ chế chính sách mới. Là một trong
những khâu đột phá để nước ta bước vào nền kinh tế thị trường hiện đại theo
định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
- Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế
cho mọi loại hình kinh doanh, mọi tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Qua đó,
có thêm kinh nghiệm cho hội nhập thị trường quốc tế và khu vực, trên cơ sở đó
đi sâu vào quá trình này với thái độ bình tỉnh, chủ động, tích cực hơn, hạn chế
thua thiệt do kém hiểu biết.
- Tìm mô hình, động lực mới cho phát triển kinh tế, khắc phục những yếu
kém, ách tắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành. Qua đó, rút ra
những bài học kinh nghiệm cần thiết trong khi chưa rõ điều kiện thực hiện rộng
rãi trên phạm vi cả nước.
- Tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đẩy
mạnh xuất khẩu mở rộng ra thị trường thế giới.
- Tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực.
- Khai thác lợi thế vùng ven biển, nơi có nhiều ưu điểm về điều kiện tự

nhiên, thuận lợi trong giao lưu quốc tế. Thúc đầy kinh tế khu vực địa bàn khu
kinh tế mở phát triển để tạo sự lan tỏa ra các vùng xung quanh, góp phần hình
thành vùng động lực phát triển kinh tế miền Trung, thu hẹp khoảng cách phát
triển giữa các vùng trong cả nước.
1.2. Cơ sở lí luận về công ngành công nghiệp
1.2.1. Quan niệm về công nghiệp
Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, công nghiệp là một tập hợp các hoạt
động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ
để tạo ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp bao gồm cả 3 loại hình: công nghiệp
khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất theo sau nó.
1.2.2. Tầm quan trọng của ngành công nghiệp
- Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào
sự tăng trưởng kinh tế. Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Công nghiệp góp phần đắc lực vào việc thay đổi phương pháp tổ chức,
phương pháp quản lý sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Công
nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm
thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển
giữa các vùng.
- Công nghiệp có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản
xuất vật chất nào sánh được đồng thời góp phần vào việc mở rộng sản xuất, thị
trường lao động và giải quyết việc làm.
2. Khái quát về Khu kinh tế mở Chu Lai
Sau một thời gian dài nghiên cứu trên các địa phương khác nhau dọc ven
biển Việt Nam để thành lập mô hình kinh tế mới, làm nơi thí điểm các cơ chế
chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đưa nước ta hội nhập sâu vào nền kinh
tế thế giới, ngày 5-6-2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số
204/QĐ - TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế
mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.
Khu kinh tế mở Chu Lai nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Nam, có diện

tích 27.040 ha. Bao gồm 14 xã, phường, thị trấn: thị trấn Núi Thành và các xã
Tam Nghĩa, Tam Quang, Tam Hải, Tam Giang, Tam Hoà, Tam Xuân 1, Tam
Anh, Tam Tiến (thuộc huyện Núi Thành), các xã Tam Thanh, Tam Phú, Tam
Thăng và phường An Phú (thuộc thành phố Tam Kỳ) tỉnh Quảng Nam. Có toạ độ
địa lý được xác định từ 108
0
26’16’’ đến 108
o
44’04’’ kinh Đông và từ
15
o
23’30’’đến 15
o
38’43’’ vĩ Bắc.
Ranh giới Khu kinh tế mở Chu Lai được xác định:
+ Phía đông giáp Biển Đông
+ Phía tây giáp xã Tam Mỹ và xã Tam Thạnh huyện Núi Thành, tỉnh
Quảng Nam.
+ Phía nam giáp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Phía bắc giáp huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp trong
Khu kinh tế mở Chu Lai
3.1. Vị trí địa lý
Với vị trí như trên, Khu kinh tế mở Chu Lai nằm trên trục giao thông đường
bộ, đường sắt, đường không (đường bay A1) và đường biển xuyên Việt (Bắc-
Nam). Là trung tâm giao điểm giữa thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nằm
giữa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng - Quảng
Nam - Quảng Ngãi - Bình Định). Khu kinh tế mở Chu Lai nối kết với thành phố
Đà Nẵng, khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc (Quảng Nam) và Khu kinh tế Dung
Quốc, sẽ phát triển thành chuỗi đô thị có đông lực và khả năng phát triển kinh tế

cao. Khu kinh tế mở Chu Lai đã tạo thế hài hoà trong chiến lược phát triển các
vùng lãnh thổ của 3 miền Bắc - Trung - Nam và trở thành “điểm hích” của vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung, có ảnh hưởng lan toả đến các khu vực xung
quanh.
Khu kinh tế mở Chu Lai nằm gần các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho
miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn…Các trung tâm này sẽ cung cấp
nguồn lao động có tay nghề cao cho các ngành công nghiệp. Mặt khác, địa danh
Chu Lai được nhiều nhà đầu tư nước ngoài biết đến và quan tâm. Đây cũng là
một lợi thế cần được khai thác.
3.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.2.1. Địa chất
Khu kinh tế mở Chu Lai nằm trên một đồng bằng cát sông - biển lẫn lộn,
tuổi Đệ tứ Holocene. Trong đó 99% bề mặt là vật liệu cát và phù sa sông có từ
10.000 năm trở lại đây, 1% còn lại là hai khối đá tuổi Triat - Liat, gồm đá phiến
và đá cát, tuổi từ 140 đến 180 triệu năm, phân bổ ở mũi Bàn Than và bán đảo Kỳ
Hà. Hai khối đá này làm nên phần địa chất nông của Khu kinh tế mở Chu Lai.
- Ảnh hưởng của địa chất đến việc xây dựng nền móng công trình.
+ Nền móng cứng.
Nền móng này gồm có đá cứng lộ trên mặt đất (khoảng 120 ha) nằm xung
quanh cảng Kỳ Hà, khả năng chịu nén đến 300 tấn/m
2
. Đó là nền móng dùng cho
công trình rất nặng như các nhà máy luyện thép, các quạt gió tạo điện…hiện nay
trên nền móng này đang được đầu tư xây dựng cầu cảng số 1 (1996) và cầu cảng
số 2 (2000) của cảng Kỳ Hà.
+ Nền móng yếu.
Loại nền móng này chiếm 82% diện tích của Khu kinh tế mở Chu Lai, gồm
một lớp cồn cát hoặc phù sa mới phủ lên một lớp đất phù sa cổ. Khi xây dựng,
loại nền móng này cần được gia cố nhẹ để làm những công trình nặng như cầu
lớn, chung cư, nhà máy.

+ Nền móng rất yếu.
Đó là nền móng của đất ướt, ẩm quanh năm, nằm gần các con sông, các
tràng nơi cửa sông, cửa biển. Lớp đất này chiếm khoảng 12 – 13 % diện tích khu
kinh tế mở, gồm có phù sa trẻ, dày từ 2 đến 16 m, dùng cho đào đắp tiện lợi. Tuy
nhiên khó khăn ở đây khi xây dựng các công trình nặng, đòi hỏi phải xử lý.
3.2.2. Địa hình - địa mạo
Khu kinh tế mở Chu Lai là khu vực có địa hình đa dạng, bao gồm các đồi
thấp, cồn cát và đồng bằng chuyển tiếp từ vùng núi phía Tây ra biển. Độ dốc
chung của địa hình từ Tây sang Đông. Hướng dốc thấp dần về phía cảng Kỳ Hà,
là vùng cửa sông có diện tích mặt nước rộng lớn. Nhìn chung địa hình trong khu
kinh tế mở cũng bị chia cắt bởi dòng chảy của các con sông, tạo nên các xã đảo
và các cồn cát nhỏ. Cụ thể được phân ra làm 3 khu vực như sau:
+ Khu bãi cát và cồn cát ven biển: Là bộ phận nằm ở phía Đông Khu kinh tế
mở Chu Lai. Ở đây có các bãi cát và cồn cát chạy dọc theo bờ biển, có dạng địa
hình thoải với độ cao phổ biến như sau:
Trung bình từ 3,5 – 4,5 m (chiếm phần lớn diện tích).
Thấp nhất từ 2 – 2,5 m (chiếm diện tích nhỏ ven biển).
Cao nhất là đỉnh đồi ở mũi Bàn Than (xã Tam Hải), cao 32m.
Nhờ những bãi cát rộng lớn này tạo nên các vùng đất chắn sóng và gió, hình
thành nên cảng biển kín gió Kỳ Hà, nơi trú ẩn an toàn của tàu bè vào mùa mưa
bão.
+ Khu vực Tam Phú ở phía Tây Bắc Khu kinh tế mở Chu Lai: Nằm giữa hai
nhánh sông Trường Giang và sông Tam Kỳ. Đặc điểm địa hình khu vực này là
dạng địa hình đồng bằng và cồn cát ven sông, độ cao phổ biến như sau:
Trung bình từ 3,5 – 4,5 m (chiếm 70 % diện tích).
Thấp nhất từ 0,6 – 1,5 m, chủ yếu là các khu ruộng thấp ven hồ đầm, ven
sông Cẩm Tú và sông Tam Kỳ.
Cao nhất từ 12 – 22 m đó là đỉnh các cồn cát ven sông Tam Kỳ.
Hướng dốc chung của địa hình thấp dần về hai phía sơng Cẩm Tú, sơng Tam
Kỳ.

+ Khu vực Chu Lai – Kỳ Hà: là phần còn lại của Khu kinh tế mở Chu Lai.
Khu vực này có dạng địa hình đồng bằng và đồi núi thấp chuyển tiếp từ vùng núi
phía Tây, có địa hình phổ biến như sau:
Trung bình từ 3 – 8 m (chiếm phần lớn diện tích).
Thấp nhất từ 0,1 – 1,5 m, phân bố ở các khu ruộng thấp ven sơng, thung
lũng sơng Tân An. Hướng dốc địa hình nghiêng về phía các con sơng Trường
Giang, sơng Chợ với độ dốc trung bình từ 0,2 – 10%.
Cao nhất từ 12 – 40 m (đỉnh đồi ở bán đảo Kỳ Hà).
- Thuận lợi lớn nhất của địa hình đối với sự hình thành và phát triển của Khu
kinh tế mở Chu Lai, đó là đại bộ phận bề mặt địa hình khá bằng phẳng, lại được
cấu tạo chủ yếu là cát trắng, thảm thực vật thưa thớt, 39,6% diện tích là đất
hoang nên dễ san ủi, chi phí giải toả đền bù thấp.
- Dựa vào điều kiện tự nhiên, tình trạng ngập úng, địa chất cơng trình, dạng
địa hình có địa chất thuận lợi để xây dựng các cơng trình cơng nghiệp trong khu
kinh tế mở được đánh giá và phân loại như sau:
+ Dạng địa hình loại 1: Có diện tích 12.000 ha, chiếm khoảng 60% tổng diện
tích đất tồn khu kinh tế mở. Đây là khu vực thuận lợi cho việc xây dựng, có độ
cao địa hình lớn hơn 3 mét, độ dốc địa hình nhỏ hơn 10%.
+ Dạng địa hình loại 2: Có diện tích 2.000 ha, chiếm khoảng 10% diện tích
tồn khu vực. Bao gồm các khu vực có độ cao địa hình từ 2,5-3 m, độ dốc địa
hình từ 10-15%.
+ Dạng địa hình loại 3: Có diện tích khoảng 6000 ha, đây là các khu vực
khơng thuận lợi cho việc xây dựng, có độ cao địa hình thấp hơn 2,5m, độ dốc địa
hình lớn hơn15%, chiếm khoảng 30 % diện tích tồn khu vực, chủ yếu tập trung
ven sơng và các đồi ven thị trấn Núi Thành.
Biểu đồ cơ cấu các dạng địa hình ảnh hưởng đến việc xây dựng
Khu kinh tế mở Chu Lai
10%
30%
60%

Dạng đòa hình loại 1
Dạng đòa hình loại 2
( cần đôn nền)
Dạng đòa hình loại
3(không thuận lợi)
Chú giải
Như vậy các khu vực có điều kiện địa hình thuận lợi để xây dựng các khu
công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai có diện tích khá lớn, tạo điều kiện để
mở rộng và đáp ứng việc thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
3.2.3. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu Nam Trung Bộ, Khu kinh tế mở Chu Lai có khí hậu
nhiệt đới gió mùa, có mùa đông không lạnh và nền nhiệt cao quanh năm, biên độ
nhiệt năm nhỏ, khí hậu trong năm chia làm hai mùa, mùa khô và mùa ẩm, phù
hợp với hai mùa gió tương phản nhau (mùa gió Tây Nam khô hạn, mùa gió Đông
Bắc mưa nhiều). Theo số liệu thực đo tại trạm khí tượng Tam Kỳ, khu vực Tam
Kỳ - Núi Thành có khí hậu đặc trưng như sau (số liệu thống kê giai đoạn 1976 –
1992).
Nhiệt độ trung bình năm là 25,6
0
C. Biên nhiệt độ trung bình trong tháng là
7
0
C. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 82%. Khu kinh tế mở Chu Lai nằm
trong vùng có lượng mưa khá lớn, nhưng phân bố không đồng đều trong năm,
lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 9 - 12. Lượng mưa trung bình mỗi
năm đạt từ 2000 - 3000mm. Lượng mưa năm lớn nhất đạt 3307mm. Lượng mưa
năm nhỏ nhất đạt 1.111 mm.
Chế độ gió trong Khu kinh tế mở Chu Lai mang tính phong phú và đa dạng.
Phong phú vì có thể diễn ra cả năm, không có ngày nào vắng gió. Đa dạng vì gió
biển thổi từ hiu hiu đến bão lớn, trong đó gió nhẹ và gió mạnh hiếm hơn so với

gió trung bình.
* Thời tiết đặc biệt
Bão: Thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7. Trung bình có 0,5 cơn bão
đổ bộ trực tiếp, có 2 đến 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng.
Gió Tây khô nóng: Gió Tây Nam khô nóng xuất hiện từ tháng 5 đến tháng
8, mỗi tháng có từ 10 đến 15 ngày khô nóng.
- Nhìn chung Khu kinh tế mở Chu Lai có khí hậu tương đối thuận lợi cho
hoạt động sản xuất và đời sống. Thời tiết không quá nóng cũng không quá lạnh.
Độ rủi ro do khí hậu và thời tiết gây nên có thể khắc phục được. Gió Đông Nam
thường thổi vào mùa hè, mang theo hơi nước làm cho không khí dễ chịu và mát
mẻ hơn. Mặc dù gió mùa Tây Nam khi vượt qua Tây Nguyên rộng lớn gây hiệu
ứng phơn, nhưng sự tác động này không gay gắt và khắc nghiệt như các tỉnh Bắc
Trung Bộ. Lũ lụt không tàn phá Chu Lai như những khu vực khác, vì ở đây
không có sông lớn đổ vào, đồng thời, nhờ địa hình cao và có các đập thuỷ lợi giữ
nước ở thượng nguồn góp phần điều tiết dòng chảy.
- Một thuận lợi khác là gió ở đây hầu như thổi quanh năm, mở ra khả năng
phát triển nguồn năng lượng sạch. Ở Chu Lai có thể xây dựng các trạm phát điện
chạy bằng sức gió, vừa phục vụ cho du lịch, vừa cung cấp điện năng cho sinh
hoạt và sản xuất.
3.2.4. Thuỷ văn
- Khu kinh tế mở Chu Lai là khu vực có mạng lưới sông ngòi khá phát
triển, bao gồm cả sông nước ngọt. Lớn nhất là sông Tam Kỳ, ngoài ra còn có các
sông khác như Trường Giang, An Tân, Bến Ván. Đặc điểm của con sông này là
ngắn, nông, lòng sông hẹp, sông thường đầy nước vào mùa mưa, mùa khô mực
nước hạ thấp nhưng không đáng kể (do sự xâm nhập của thuỷ triều). Hướng của
dòng chảy chủ yếu là Tây Đông và Tây Bắc – Đông Nam.
Để phục vụ cho sự phát triển của khu kinh tế mở, giá trị thuỷ văn lớn nhất
là cung cấp nước ngọt cho các khu công nghiệp, giao thông nội bộ khu kinh tế
mở và xây dựng hệ thống cảng biển (phần hạ lưu và ao Trường Giang).
3.2.5. Tài nguyên khoáng sản

Khu kinh tế mở Chu Lai không phải là nơi giàu có về khoáng sản, nổi bật ở
đây là cát thủy tinh và vật liệu xây dựng: đá, đất sét ở khu vực lân cận.
* Cát thủy tinh
Trữ lượng cát thủy tinh ở Quảng Nam hiện nay khoảng 1500 triệu tấn.
Trong đó Chu Lai khoảng 30 triệu tấn. Chất lượng ngang với chất lượng cát Cam
Ranh (Khánh Hoà), hàm lượng SiO
2
trong cát đạt 99%. Những khoáng tạp khác
không vượt quá 1%. Riêng kích cỡ hạt cát tương đương với cát trắng Cam Ranh.
Từ năm 1997 tại xã Tam Hiệp (nay là khu công nghiệp Tam Hiệp), Tập đoàn
ToKai (Nhật Bản) đang tiến hành khai thác (dưới hình thức tuyển cát) để xuất
khẩu.
Thành phần hóa học của cát thủy tinh trong Khu kinh tế mở Chu Lai so
với các vùng khác (đơn vị %)
Nam Ô (Đà
Nẵng)
Thăng Bình
(Quảng Nam)
Chu Lai
(Quảng Nam)
Cam Ranh
(Khánh Hòa)
SiO
2
98,5 99,1 99,3 99,0
Al
2
O
3
0,09 0,08 0,08 0,07

TiO
2
0,00 0,01 0,00 0,04
Fe
2
O
3
0,03 0,05 0,02 0,02
MgO 0,00 0,02 0,02 0,01
CaO 0,00 0,00 0,01 0,01
H
2
O - 0,10 0,02 -
Trữ lượng
(triệu tấn)
30 150 30 300
(1) (2) (3) (4)
Nguồn: (1) Công ty NEC của Nhật Bản.
(2) Đại học tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.
(3) Công ty ToKai của Nhật Bản (đang khai thác).
(4) Công ty ống thủy tinh Việt Nam.
* Đá xây dựng
Loại này hoàn toàn vắng mặt tại Khu kinh tế mở Chu Lai, nhưng hiện diện
dồi dào ở phía Tây của Quốc lộ 1A (phân bố gần khu kinh tế mở). Hiện nay, có
nhiều công ty đang hoạt động ở khu mỏ này, đó là đá granit thuộc loại tốt nếu
dùng ở dạng thô bằng nắm tay trở lên. Đá nhỏ không kinh tế, vì khi xay nhỏ, đá
tạo ra bụi bay đi nhiều (30% hao hụt). Do đó, người ta mới tìm đến các đồi núi
đá nằm rải rác theo Quốc lộ 1A, cạnh Khu kinh tế mở Chu Lai, để lấy đá xanh
(anđêrit, đacit) cho các loại dăm và loại làm bê tông phục vụ cho các công trình
tại khu kinh tế mở.

3.2.6. Tài nguyên biển
Ngư trường Núi Thành cùng với ngư trường Hội An là 2 ngư trường lớn ở
tỉnh Quảng Nam. Vùng biển Núi Thành có nguồn lợi sinh vật biển khá phong
phú, có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao: cá cơm, cá ngừ, cá nục và nhiều hải
sản quý như tôm, cua, mực…
Sản lượng khai thác năm 2004 đạt khoảng 1.763 tấn, trong đó, sản lượng cá
biển khai thác được khoảng 10.628 tấn, tôm biển 400 tấn và các loài thủy sản
khác khoảng 6.635 tấn
1
. Đây chính là nguồn nguyên liệu phong phú cung cấp
cho các nhà máy chế biến thuỷ sản đã được xây dựng trong Khu kinh tế mở Chu
Lai.
3.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội
3.3.1. Dân cư và nguồn lao động
Theo số liệu thống kê, số dân trong phạm vi Khu kinh tế mở Chu Lai là
139.780 người (2004). Trong đó dân số đô thị 16.900 người (12,1% tổng số dân),
dân số ở vùng nông thôn 123.100 người (chiếm 87,9% tổng số dân). Dân cư
phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thị trấn Núi Thành, các đồng bằng
ven sông và ven biển. Còn ở những khu vực rộng lớn trên các cồn núi cát ít có
người ở do đất đai khô hạn và điều kiện canh tác khó khăn. Các xã Tam Quang,
Tam Xuân I mật độ dân số khoảng 1.000người/km
2
. Các xã có mật độ dân số
thấp như Tam Anh (dưới 200 người/km
2
), Tam Nghĩa (122 người/km
2
).
Dân số trong độ tuổi lao động toàn khu vực là 66.500 người chiếm 47,5% so
với tổng dân số.

Lao động làm việc trong các ngành kinh tế ước tính khoảng 40.300 người
chiếm 66,6% dân số trong dộ tuổi lao động.
Trong đó:
1
Niên giám thống kê huyện Núi Thành năm 2004
+ Lao động thuộc khu vực I (nông nghiệp - ngư nghiệp - lâm nghiệp)
khoảng 31.930 người, chiếm 79,2% so với tổng số lao động.
+ Lao động thuộc khu vực II (công nghiệp - xây dựng - tiểu thủ công
nghiệp) ước tính khoảng 3.500 người, chiếm 8,7% tổng số lao động.
+ Lao động thuộc khu vực III (thương mại - dịch vụ) khoảng 4.870 người
chiếm 12,1% tổng số dân.
+ Dân số trong độ tuổi lao động thuộc các thành phần khác (học sinh, người
bị tàn tật, mất sức, người nội trợ…) khoảng 26.200 người, chiếm khoảng 39,4%
dân số trong độ tuổi lao động.
79,2%
8,7%
12,1%
Lao ñoäng khu vöïc I
Lao ñoäng khu vöïc II
Lao ñoäng khu vöïc III
Biểu đồ cơ cấu lao động làm việc (phân theo các ngành kinh tế) trong
Khu kinh tế mở Chu Lai năm 2004
Như vậy, lao động trong vùng chủ yếu là lao động nông nghiệp và ngư
nghiệp, tiếp theo là lao đông thương mại, dịch vụ nhỏ và hành chính, lao động
công nghiệp, xây dựng còn chiếm tỷ lệ thấp.
Người lao động trong Khu kinh tế mở Chu Lai nói riêng, tỉnh Quảng Nam
nói chung cơ bản rất cần cù, sáng tạo, có truyền thống vượt khó và hiếu học, mau
chóng hòa nhập với sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế. Truyền thống của
người dân ở đây là say mê lao động, có sức khỏe dẻo dai, nhờ đó mà luôn luôn
có mặt tại nơi làm việc.

Khu kinh tế mở Chu Lai gần các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của
miền Trung như Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn. Ngoài ra, Quảng Nam còn có hai
trường đại học (Đại học Quảng Nam và Phan Chu Trinh), 6 trường cao đẳng, 3
trường trung cấp…có khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chuyên
môn kỹ thuật cho khu kinh tế mở.
3.3.2. Cơ sở hạ tầng
Khu kinh tế mở Chu Lai có đầy đủ các loại hình giao thộng vận tải, đường
biển (cảng Kỳ Hà, cảng Tam Hiệp), đường sắt Bắc - Nam, đường quốc lộ 1A,
Chú giải
đường không (sân bay Chu Lai)…Hệ thống đường giao thông này đang phục vụ
đắc lực cho sự phát triển của khu kinh tế mở nói chung và ngành công nghiệp nói
riêng. Điểm nổi bật của hạ tầng trong khu kinh tế mở là các đầu môi giao thông
có sự kết nối với nhau trong một bán kính khoảng 10km, lợi thế này chỉ có Khu
kinh tế mở Chu Lai mới đạt được. Các khu công nghiệp trong khu kinh tế mở
phân bố dọc quốc lộ 1A, rất thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm đến các
vùng khác trong cả nước. Cảng Kỳ Hà và sân bay Chu Lai đang được đầu tư
nâng cấp, mạng lưới giao thông nội mạng dần được hoàn thiện, hứa hẹn trở
thành một lợi thế thúc đẩy công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai ngày càng
phát triển.
3.3.3. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước
Khu kinh tế mở Chu Lai áp dụng nhiều chính sách vượt trội để thu hút các
nhà đầu tư. Giá giao, giá cho thuê đất mới tại khu kinh tế mở mang tính ưu đãi;
được áp dụng khung giá thấp nhất của Chính phủ cho phép để thu hút đầu tư.
Còn cơ chế ưu đãi đầu tư cũng nằm trong phạm vi mà Chính phủ cho phép.
Ngoài ra, nhà đầu tư còn được hưởng thêm các ưu đãi của Ủy ban nhân dân tỉnh
như giá giao, thuê đất kéo dài trong 70 năm. Tỉnh sẽ hỗ trợ 100% chi phí bồi
thường giải tỏa; hỗ trợ một phần chi phí đầu tư xây dựng hệ thống chất thải, khu
chung cư cho công nhân, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực; miễn toàn bộ chi
phí làm thủ tục đầu tư, kinh doanh (trừ các khoản phí và lệ phí theo quy định
hiện hành của Nhà nước), hỗ trợ 30%-50% chi phí quảng cáo, giới thiệu sản

phẩm và tuyển dụng nhân công Bên cạnh áp dụng các cơ chế ưu đãi, địa
phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng giải quyết các
thủ tục đầu tư đơn giản, nhanh gọn và không phiền hà; bảo đảm điều kiện thuận
lợi nhất cho nhà đầu tư khi đến với Chu Lai. Ban Quản lý khu kinh tế mở Chu
Lai thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ", là cơ quan đầu mối tiếp nhận, giải quyết
hoặc phối hợp giải quyết các thủ tục liên quan dự án đầu tư trong suốt quá trình
triển khai tại Chu Lai.
Khẩu hiệu mà Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai đưa ra cho các nhà đầu
tư là “Đầu tư tự do - chính sách thông thoáng - thủ tục đơn giản - kinh doanh
bình đẳng”.
4. Hiện trạng phát triển công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai
4.1. Những kết quả đạt được
4.1.1. Về thu hút đầu tư
Qua 5 năm xây dựng và phát triển, Khu kinh tế mở Chu Lai đã đạt được
những kết quả khả quan trong việc thu hút đầu tư. Tính đến tháng 2 năm 2008,
toàn Khu kinh tế mở Chu Lai có 31 dự án trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp,
với số vốn đăng ký là 362.180.000 USD, giải quyết việc làm cho 4710 lao động
địa phương. Công tác xúc tiến đầu tư đang được đẩy mạnh, các dự án công
nghiệp đã lấp kín khoảng 280ha trong khu kinh tế mở.
Một góc khu công nghiệp Tam Hiệp (KKTM Chu Lai)
4.1.2. Về cơ cấu sản phẩm công nghiệp
Cơ cấu các sản phẩm công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai khá đa
dạng như công nghiệp cơ khí (sản xuất và lắp ráp ôtô, phá dỡ tàu thuỷ…), công
nghiệp chế biến thực phẩm (thuỷ sản…), công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
(gạch men), công nghiệp điện tử (chế tạo và lắp ráp máy ghi hình, đầu đĩa…),
công nghiệp hóa chất (chế tạo kính nổi, xút)…
Một góc nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Trường Hải Auto
4.1.3. Về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Theo quy hoạch chung, Khu kinh tế mở Chu Lai bao gồm các khu công
nghiệp Tam Hiệp, Bắc Chu Lai, Tam Anh, Tam Thăng, Tam Phú, khu công

nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải; cụm công nghiệp Nam Chu Lai. Phần
lớn các khu công nghiệp đã được quy hoạch chi tiết, đang tiến hành xây dựng cơ
sở hạ tầng và xúc tiến đầu tư.
Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Tam Thăng
(Nguồn: BQL KKTM Chu Lai)
Hiện nay, một số khu và cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động như khu
công nghiệp Tam Hiệp, khu công nghiệp Bắc Chu Lai, cụm công nghiệp Nam
Chu Lai…Trong đó, khu công nghiệp Tam Hiệp và Bắc Chu Lai là hai khu công
nghiệp có số lượng các dự án đi vào hoạt động chiếm tỉ lệ cao nhất. Có dự án
quy mô lớn như Công ty ô tô Chua Lai - Trường Hải, công ty kính nổi của Tập
đoàn than - khoáng sản Việt Nam…
4.2. Những tồn tại, hạn chế
Hạn chế lớn nhất đối với công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai là cơ
sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, chưa theo kịp sự phát triển chung của các khu
công nghiệp. Công tác giải toả đền bù, tái định cư cho nhân dân còn chậm, gây
khó khăn cho việc triển khai các dự án.
Phần lớn các cơ sở công nghiệp trong khu kinh tế mở chủ yếu là vừa và
nhỏ, còn quá ít các dự án quy mô lớn, có tính chất động lực thúc đẩy ngành công
nghiệp phát triển đột biến. Hiệu quả đầu tư còn thấp.
5. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp
trong Khu kinh tế mở Chu Lai
5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
Khi quyết định xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai, Bộ chính trị và Chính
phủ đều lưu tâm đến chữ “mở”. Nó biểu thị một tư duy, một chủ trương, một thái
độ, một chính sách đối với mô hình kinh tế này. Quyết định xây dựng Khu kinh
tế mở Chu Lai còn là một mô hình thí điểm, cho nên “những kết quả bước đầu
rất quang trọng, là nhằm thử nghiệm các thể chế, chính sách mới, tạo môi trường
đầu tư phù hợp với thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của tổ chức
trong và ngoài nước…” như lời Tổng bí thư Nông Đức Mạnh khi về thăm khu
kinh tế mở.

- Tiến hành rà soát những cơ chế, chính sách Nhà nước cho phép Khu kinh
tế mở Chu Lai thực hiện còn phù hợp và phát huy tác dụng thì tiếp tục vận hành,
những cơ chế chính sách không còn phù hợp, do chính sách Nhà nước thay đổi
thì đề xuất sửa đổi.
- Cùng với các chuyên gia trong và ngoài nước tìm những giải pháp thích
hợp, tập trung làm rõ mô hình “kinh tế thí điểm”, đặc biệt là “cơ chế tự chủ tài
chính”, cơ chế “ưu đãi vượt trội” để kiến tạo cơ chế chính sách thông thoáng,
thực hiện đi đầu, vượt trước nhằm tạo động lực bứt phá về cơ chế, chính sách để
tiếp tục khẳng định nhân tố “mở” có hiệu lực lâu dài. Chủ động thúc đẩy quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, có tính
cạnh tranh ngay trong vùng trọng điểm kinh tế, cả nước và quốc tế.
- Cơ chế một cửa, một dấu và tại chỗ là một cách làm tốt trong thu hút đầu
tư. Tuy nhiên, văn hoá ứng xử linh hoạt và có trách nhiệm sẽ là lời mời gọi và
giữ chân các nhà đến với Khu kinh tế mở Chu Lai.
- Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, Ban quản lý khu kinh tế mở cần “nghiên cứu,
mạnh dạng đề xuất, trình thường trực Chính phủ tính toán, xem xét phê duyệt”
các cơ chế chính sách phát triển trong thời gian tới như lời phát biểu của phó Thủ
tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng khi về thăm Khu kinh tế mở Chu Lai (27–
11–2005).
- Đối với các Bộ ngành ở Trung ương.
+ Chính phủ cần xem xét giải quyết năm vấn đề về cơ chế chính sách mà
Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai đề nghị.
• Cho Khu kinh tế mở Chu Lai hưởng khung pháp lý cao hơn, có các
cơ chế ưu đãi vượt trội hơn nữa.
• Không hạn chế cấp phép dự án ở mức tối đa 40 triệu USD.
• Không ràng buộc cấp vốn đối với dự án quy hoạch ngành.
• Thực hiện cơ chế tài chính tự chủ.
• Ưu tiên để lại thuế, bố trí vốn ODA, phát hành trái phiếu Chính phủ
để Khu kinh tế mở Chu Lai đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tóm lại, khi quyết định xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai thì cần phải có

chính sách đột phá phù hợp với mô hình “đột phá”, từ đó mới đem lại hiệu quả
cao nhất, mới thực sự là “mở” trong con mắt của nhà đầu tư.
5.2. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng
Để Khu kinh tế mở thực sự tăng tốc, ngoài cơ chế chính sách, cần phải đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vì hạ tầng hoàn thiện sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng thúc
đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy:
- Trước tiên, Khu kinh tế mở Chu Lai cần đẩy nhanh tiến độ xây
dựng kết cấu hạ tầng. Phải đạt được bước tiến quang trọng về hàng hải và hàng
không, đưa hoạt động dịch vụ hàng hải, hàng không phát triển đa dạng và hiệu
quả trên cơ sở phát triển cảng Kỳ Hà với quy mô lớn hơn, đón được các tàu có
trọng tải 2 – 3 vạn tấn, hoàn thành cầu cảng container, hình thành cầu cảng
chuyên dùng cho công nghiệp tại Kỳ Hà (gồm cả khu vực Tam Hiệp, Tam
Giang). Thúc đẩy phát triển sân bay Chu Lai theo hướng tăng chuyến và tuyến
bay, hình thành sân bay trung chuyển hàng hoá của khu vực.
- Tích cực thúc đẩy và đầu tư mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn,
bao gồm: tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Dung Quất, Đông Trường Sơn, Nam
Quảng Nam, các tuyến nối đường Hồ Chí Minh lên khu vực biên giới, nạo vét
sông Trường Giang và sông Cổ Cò, nâng cấp các ga đường sắt Núi Thành, Tam
Kỳ… chính hệ thống giao thông này cùng với giao thông nội bộ trong Khu kinh
tế mở sẽ phục vụ tích cực cho việc luân chuyển hàng hoá, vật tư với khối lượng
lớn, thuận tiện, nhanh chóng và an toàn.
- Sớm hình thành các khu thương mại tự do, tích cực phát triển hạ tầng trong
khu vực này để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào sống và làm việc ở Khu
kinh tế mở, xây dựng các trạm truyền thông hiện đại với quy mô lớn.
- Xây dựng và đưa vào khai thác có hiệu quả các nhà máy nước Tam Hiệp,
Tam Kỳ…thực hiện phương châm đưa điện đến tận tường rào các nhà máy sản
xuất như đã áp dụng thành công ở khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc.
5.3. Giải pháp về xúc tiến và thu hút đầu tư
Xúc tiến đầu tư là công việc không chỉ của một ngành, một nghề, một địa
phương. Cái chính là đơn vị, địa phương đó phải chủ động tạo ra những mục

tiêu, giải pháp và bước đi phù hợp, biết chớp thời cơ, phát huy lợi thế sánh, tạo
ra hiệu quả trong công tác xúc tiến đầu tư. Thực hiện phương châm “chủ động đi
tìm nhà đầu tư chứ không phải chờ nhà đầu tư đến”. Vì vậy, Khu kinh tế mở Chu
Lai cần tập trung những ưu tiên sau:
- Chủ động kết nối với các Bộ ngành Trung ương, phương tiện thông tin
đại chúng để quảng bá thương hiệu Chu Lai với các nhà đầu tư trong và ngoài
nước.
- Tập trung quan tâm đến thị trường vốn và đầu tư của các nước có nhiều
tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Trung Quốc, Châu Âu,
Hoa Kỳ
- Tập trung cho những nhà đầu tư thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn,
ngành công nghệ cao như hạ tầng thông tin, điện tử, sinh học, y học…
- Các Sở ban ngành và các phòng ban trong Ban quản lý Khu kinh tế mở
Chu Lai cần phối hợp, giải quyết các vấn đề liên quan khi nhà đầu tư yêu cầu,
như quảng cáo, hỗ trợ thông tin…tạo môi trường làm việc thuận lợi, tin tưởng và
cởi mở. Điều này có tác dụng khi các doanh nghiệp đến tham quan, khảo sát, họ
cảm nhận được mô hình phát triển thuận lợi thì sẽ quyết định đầu tư vào với tiến
độ nhanh hơn. Đồng thời, cộng thêm tiếng nói tốt đẹp của các doanh nghiệp đã
vào đầu tư, đó chính là cách quảng cáo “sống” tốt nhất. Ngoài ra, nên tích cực
kêu gọi những doanh nghiệp lớn vào đầu tư, bởi vì điều này sẽ tạo ra một sức thu
hút rất lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác vào theo, như thế mới có thể
nhanh chóng phát triển các khu công nghiệp.
- Xúc tiến đầu tư không chỉ là giới thiệu quảng bá, mà phải đạt mục tiêu
làm cho nhà đầu tư thấy được ở đây là nơi tốt nhất để bỏ vốn vào đầu tư, yên tâm
khi triển khai đầu tư, và hiệu quả của đầu tư được lượng định trước. Dùng tiếng
nói của nhà đầu tư đi trước để xúc tiến nhà đầu tư đi sau, muốn vậy phải thật sự
tạo uy tín và lòng tin, có trách nhiệm và sự giúp đỡ hiệu quả cho những nhà đầu
tư đi trước để họ thực hiện chiến lược “gọi bạn cùng đến”.
5.4. Giải pháp quy hoạch, vấn đề bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt
bằng và tái định cư cho nhân dân

5.4.1 Giải pháp quy hoạch.
- Quy hoạch phải đảm bảo sự văn minh, hiện đại, có tầm nhìn chiến lược,
nhất là quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải. Tránh tình trạng xây rồi lại phá
như đã từng xảy ra ở các địa phương khác trong nước.
- Kiến trúc các công trình xây dựng không làm ảnh hưởng đến độ an toàn
của máy bay khi sử dụng sân bay Chu Lai.
- Cần chú ý giữ gìn bảo vệ, tôn trọng và khai thác các di tích, cảnh quan.
- Trong các khu quy hoạch cần có nhiều không gian để trồng cây xanh, hạn
chế tác hại của môi trường và thời tiết xấu.
5.4.2. Giải pháp về vấn đề bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng
và tái định cư cho nhân dân.
Bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng cho đầu tư phát triển công
nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai diễn ra trên diện rộng, phạm vi ảnh hưởng
trên quy mô lớn, là nhiệm vụ hết sức nặng nề phức tạp và nhạy cảm, liên quan
đến cuộc sống hàng chục nghìn người dân trong khu vực 14 xã phường với diện
tích 27.040 ha. Để làm tốt công tác này, trước hết cần phải:
- Huy động được sức mạnh tổng hợp từ hệ thống chính trị của tỉnh, huyện,
xã phường…làm cho nhân dân đồng tình ủng hộ chia sẻ, cùng nhau gánh vác
nhiệm vụ.
- Tăng cường bộ máy phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở
Khu kinh tế mở Chu Lai và bộ phận đền bù giải phóng mặt bằng huyện thị, thực
hiện công khai hoá, dân chủ để đảm bảo triển khai tốt nhiệm vụ trên. Đề nghị
đưa công tác giải phóng mặt bằng thành “chỉ tiêu pháp lệnh” để tạo tính pháp lý
nhằm đẩy nhanh tiến độ thực thi.
- Lắng nghe ý nguyện của nhân dân trong vùng giải toả, kịp thời xử lý
những vướng mắc một cách “hợp pháp”, “hợp lý”, “hợp tình” và “trực tiếp”,
“trực diện” với dân.
- Bố trí hợp lý các khoản vốn từ ngân sách để xây dựng các khu đô thị mới
có kết cấu hạ tầng đồng bộ, phục vụ tái định cư và xây dựng khu nhà luân cư để
giải quyết tạm thời chỗ ở một số trường hợp cấp thiết cho nhân dân vùng giải

toả.
- Ổn định cuộc sống cho nhân dân vùng giải toả không chỉ là mảnh đất xây
nhà, nơi có hạ tầng tốt với giá thấp, mà cần phải xây dựng hạ tầng thiết chế văn
hoá cơ sở tốt ở những khu đô thị mới, giải quyết việc làm góp phần chuyển dịch
cơ cấu lao động, chú trọng đến các gia đình thuộc diện chính sách, giai đình khó
khăn.
Thực hiện tốt những giải pháp này, việc giải toả đền bù trong khu Khu
kinh tế mở Chu Lai diễn ra thuận lợi, nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân
dân. Từ đó, việc xúc tiến xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các ngành
công nghiệp trong khu kinh tế mở đạt được hiệu quả và khả thi cao.
5.5. Giải pháp về nguồn vốn
Với Khu kinh tế mở Chu Lai, thị trường vốn vừa là yếu tố điều kiện, yếu
tố động lực, vừa là nội dung kinh tế quan trọng trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ
tất yếu của một khu kinh tế đặc thù. Trong những năm đầu của Khu kinh tế mở
Chu Lai, vốn cho xây dựng hạ tầng chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách từ sự phân
bổ kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm và từ nguồn thu thuế được phép để lại
cho xây dựng kết cấu hạ tầng. Về lâu dài, không thể dựa vào nguồn vốn có tính
hạn chế này, mà phải tạo ra một thị trường vốn dài hạn cho quá trình đầu tư phát
triển.
Nếu khu kinh tế Dung Quất có dự án xây dựng nhà máy lọc dầu với giá trị
đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD (xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho Khu kinh tế mở
Chu Lai cần khoảng 1 tỷ USD) và đầu tư trực tiếp của nhà nước khoảng 2000 tỷ
đồng trong những năm qua thì Khu kinh tế mở Chu Lai được đầu tư theo một cơ
chế khác, cơ chế “tài chính linh hoạt”. Cơ chế ấy mở rộng thời cơ trong quá trình
tạo vốn nhưng cũng là một thách thức trong quá trình vận hành, đỏi hỏi phải
năng động, sáng tạo nhiều hơn, định hướng đúng đắn hơn. Vì vậy cần phải:
- Đối với các Bộ ngành Trung ương, cần xem xét cho phép Khu kinh tế
mở Chu Lai được:
+ Đầu tư trở lại toàn bộ nguồn vốn thu phát sinh trên địa bàn trong 20 năm
đầu từ đất đai và các loại thuế.

+ Đầu tư nguồn trái phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ do Khu kinh tế
mở Chu Lai phối hợp thự hiện với các cơ quan ban ngành của Trung ương.
+ Đầu tư nguồn vốn ODA
+ Đầu tư nguồn vốn doanh nghiệp trong và ngoài nước qua các hình thức
100% vốn nước ngoài FDI…
+ Đầu tư các công trình hạ tầng xã hội bằng nguồn vốn trợ giúp của các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước
- Đối với Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai:
+ Tiếp cận lôi kéo các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới như các tập đoàn
tài chính của Hồng Kông, Đài Loan, Singapo, Hoa Kỳ, Châu Âu…vào kinh
doanh trong Khu kinh tế mở Chu Lai, sự hiện diện của các tập đoàn này sẽ là dấu
hiệu thành công, bởi đi sau và đi theo các nhà tài chính là các khách hàng của họ,
các nhà đầu tư hạ tầng, sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
+ Đẩy mạnh và mở rộng quy mô hoạt động của các ngân hàng trong nước
đang đầu tư tại Khu kinh tế mở như ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng Công
thương Việt Nam…
+ Đối với các công trình kết cấu hạ tầng thì một trong những cách làm
nhanh và có hiệu quả nhất hiện nay là mạnh dạn giao hoặc đấu thầu, giao các
công trình hạ tầng nói trên cho các doanh nghiệp đủ mạnh huy động vốn đầu tư,
khai thác, hoàn vốn và tiếp tục đầu tư, mở rộng các công trình khác theo một chu
trình liên tiếp và phát triển.
+ Một tất yếu khách quan của quá trình hội nhập và cũng là luật chơi
chung trong hoạt động của Khu kinh tế mở Chu Lai là hoạt động của thị trường
chứng khoán. Vì lợi ích của việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán,
chắc chắn trong tương lai gần các doanh nghiệp sẽ tham gia vào các trung tâm
giao dịch chứng khoán. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư vào Khu kinh tế mở
Chu Lai hiện nay đều hội đủ các điều kiện để tham gia thị trường này. Vấn đề ở
chổ là cần tạo ra một môi trường hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể
huy động vốn một cách nhanh chóng thông qua thị trường chứng khoán, gắn với

hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo sân chơi cho các nhà đầu tư
chứng khoán.
5.6. Giải pháp về nguồn lao động
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp trong Khu kinh
tế mở Chu Lai là hết sức cần thiết, vừa cấp bách vừa lâu dài, vì phần lớn lao
động ở đây là lao động nông nghiệp “chân lấm tay bùn”, lao động giản đơn có
trình độ phổ thông, rất thiếu lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn kỹ
thuật. Vấn đề ngày càng nan giải khi có những nhà đầu tư vào sản xuất các mặt
hàng kỹ thuật cao.
- Tỉnh cần nhanh chóng mở các lớp đào tạo. Cùng với việc học nghề tại
chỗ cần phải xây dựng ngay hệ thống trường dạy nghề trong tỉnh, trong Khu kinh
tế mở. Các thành phần kinh tế cũng phải “vào cuộc”. Ưu tiên dự án ODA phục
vụ mục tiêu đào tạo. Chủ động gửi người đi đào tạo một số nghề mà tỉnh chưa
có, kể cả việc cử cán bộ đi học tập trung tại các trường trong và ngoài nước.
- Đối với chủ dự án, cần phải chủ động đào tạo dựa theo yêu cầu nghề
nghiệp cũng như quy mô ngay trong thời kỳ triển khai dự án, nhằm đáp ứng
được nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài phục vụ sự phát triển của dự án. Cụ
thể hơn, có thể tổ chức đào tạo bài bản, hệ thống tại các công ty mẹ hoặc có thể
“đặt hàng” đào tạo ngắn hạn với các trường đào tạo công nhân kỹ thuật đã có tại
địa phương.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực
trên tinh thần có một cơ chế, chính sách phù hợp. Cần tìm nguồn lao động bổ
sung, trong đó có các chuyên gia đầu đàn, cán bộ quản lý giỏi, cán bộ khoa học
kỷ thuật…mà Quảng Nam đang thiếu. Nguồn nhân lực này ban gồm con em quê
hương, từ các tỉnh, thành phố lân cận về Quảng Nam hoặc những nhà chuyên
môn muốn gắn bó với Quảng Nam.
III. KẾT LUẬN
Khu kinh tế mở Chu Lai có vai trò, vị trí là “đầu tàu” trong chiến lược phát
triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam, thực hiện xoá đói giảm nghèo, tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, vực dậy một tiềm năng to lớn cả về tự nhiên lẫn kinh tế

- xã hội chưa được đánh thức, góp phần đưa Quảng Nam cơ bản trở thành tỉnh
công nghiệp trước năm 2020.
Khu kinh tế mở Chu Lai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là
điểm nhấn chiếm lược cho sự phát triển kinh tế của vùng. Cùng với thành phố
Đà Nẵng và Khu kinh tế Dung Quất tạo ra động lực mạnh mẽ và có sự lan toả
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực miền Trung và Tây
Nguyên.
Sự phát triển mạnh mẽ của khu kinh tế mở tạo ra việc làm cho hàng trăm
nghìn lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân trong khu
kinh tế và các vùng lân cận.
Phát triển công nghiệp là một trong ưu tiên hàng đầu nhằm thực hiện thành
công mô hình khu kinh tế mở này, trong đó, ưu tiên phát triển công nghiệp sạch
sẽ tạo cho Chu Lai một môi trường trong lành và bền vững, tạo điều kiện xây
dựng nơi đây thành trung tâm kinh tế tổng hợp của tỉnh trong những năm sắp
đến.
Qua tìm hiểu đề tài, bản thân đã được trang bị một nguồn kiến thức nhất
định về hiện trạng phát triển kinh tế địa phương, từ đó góp phần làm giàu thêm
kiến thức lí luận và thực tiển để có thể vận dụng trong viện giảng dạy và học tập
địa lí sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Kim Thạch, Khu kinh tế mở Chu Lai - một lối vào thế kỷ XXI,
NXB Trẻ, 2001.
2. UBND tỉnh Quảng Nam, Kỷ yếu hội thảo cảng thị Hội An xưa đến Khu
kinh tế mở Chu Lai hôm nay, Xí nghiệp in Quảng Nam, 2000.
3. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên) - Nguyễn Viết Thịnh - Lê Thông, Địa lí
kinh tế xã hội đại cương 1, NXB ĐHSP, 2005.
4. Đặc san Chu Lai, các số
Đặc san Chu Laisố 1, 3/2005
Đặc san Chu Lai số 2, 7/2005
Đặc san Chu Lai số 3, 9/2005

Đặc san Chu Lai số 4, 11/2005
Đặc san Chu Lai số 5, 1/2006
5. Niên giám thống kê huyện Núi Thành, 2004.
6. Quyết định số 108/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế mở Chu Lai.
7. Quyết định số 43/2004/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai.
8. Các trang Web:
Http://www.QuangNam.gov.vn
Http://www.ChuLai.gov.vn

×