Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

bài 38 - đái tháo đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.33 KB, 17 trang )

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BSCK1 Lê Hồng Hà
BSCK1 Lê Hồng Hà
Bv Cấp cứu Trưng Vương
Bv Cấp cứu Trưng Vương
Trường Nam Sài Gòn
Trường Nam Sài Gòn
1. Trình bày được khái niệm về bệnh, nguyên
nhân gây bệnh
2. Trình bày được triệu chứng của 2 loại đái
đường týp 1 và týp 2.
3. Nêu được các biến chứng, tiêu chuẩn chẩn
đoán đái đường
4. Trình bày được cách điều trị bệnh.
Mục tiêu
- Đái tháo đường là một chứng bệnh mạn tính, do rối
loạn chuyển hoá Glucid làm cho Glucose trong máu
tăng cao
- Đường trong máu tăng vượt quá ngưỡng hấp thu lại của
ống thận và xuất hiện đường ra ngoài nước tiểu.
- Nguyên nhân là do sự khiếm khuyết tiết insulin
và/hoặc sự suy giảm hoạt tính insulin
- Đường máu tăng cao gây ra rối loạn chuyển hoá và gây
ra nhiều biến chứng
- ĐTĐ có bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh phức tạp
1. Đại cương
2. Nguyên nhân, phân loại, triệu chứng
Đái tháo đường týp 1 Đái tháo đường týp 2
- Do bệnh lý tụy như: sỏi tụy,
viêm tụy, K tụy


- Insulin máu giảm
- Thường ở người trẻ, gầy
- Hội chứng 4 nhiều rõ, rầm rộ
+ Ăn nhiều
+ Uống nhiều
+ Tiểu nhiều
+ Sụt cân nhanh
- Bệnh nặng nhiều biến chứng
- Triệu chứng cận lâm sàng
+ Đường máu tăng cao
+ Đường niệu (+)
+ Có thể có Ceton niệu
- Do u tuyến nội tiết, xơ gan, lão
hóa, có thai, dùng Corticoid…
- Insulin máu bthường hoặc tăng
- Thường gặp ở người già, mập
- Hội chứng 4 nhiều không rõ
- Bệnh nhẹ hơn, ít biến chứng
- Triệu chứng cận lâm sàng
+ Đường máu tăng cao nhẹ
+ Đường niệu (+)
+ Không bao giờ có Ceton
- Bệnh đái tháo đường là bệnh toàn cơ thể, cơ quan nào
cũng có thể bị biến chứng.
- Bệnh đái tháo đường gây rối loạn chuyển hóa, sinh ra
những sản phẩm độc cho cơ thể và dần dần thoái hóa
các cơ quan nội tạng.
- Biến chứng cấp tính
+ Nhiễm toan Ceton
+ Tăng áp lực thẩm thấu

+ Hạ đường huyết
+ Tăng acid lactic
3. Biến chứng
Biến chứng mạn tính
- Ngoài da: nhiễm trùng da dai dẳng, kéo dài, lở ngứa, mụn nhọt…
- Mắt: đục thuỷ tinh thể, viêm võng mạc, viêm thần kinh thị, liệt
dây thần kinh ngoại biên, rối loạn môi trường chiết quang
- Răng: dễ rụng, viêm mủ chân răng
- Phổi: viêm phổi, lao phổi
- Thận: viêm đường tiết niệu, hội chứng thận hư, suy thận
- Tim mạch:
+ Xơ mỡ động mạch vành dẫn tới thiếu máu cơ tim, nhồi máu
cơ tim, suy tim
+ Viêm động mạch chi dưới làm hoại thư chi
+ Cao huyết áp, tai biến mạch máu não
- Thần kinh:
+ Viêm đa dây thần kinh
+ Xơ mỡ động mạch não gây tai biến mạch máu não
- Gan to, nhiễm mỡ: Đi cầu lỏng kéo dài dễ gây suy dinh dưỡng
- Cơ teo, thoái hóa khớp
3. Biến chứng
- Biến chứng cấp tính
+ Nhiễm toan Ceton
* Triệu chứng cơ năng:
- Khát, uống nhiều, tiểu nhiều, có thể gầy sút rõ rệt.
- Mệt mỏi, đau đầu; nhìn mờ, chuôt rút.
- Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng mơ hồ hoặc đau bụng nhiều
* Triệu chứng cơ năng:
- Biểu hiện mất nước: da niêm khô nóng; mạch nhanh, huyết áp hạ,
thiểu niệu hoặc vô niệu ở giai đoạn nặng.

- Suy giảm ý thức: lú lẫn, mê sảng, lơ mơ, hôn mê
- Thở nhanh sâu kiểu Kussmaul và hơi thở có mùi ceton.
Cận lâm sàng:
- Đường huyết thường > 250mg/dl.
- pH máu < 7,2 , Bicarbonat máu <15mmol/L.
- Khoảng trống anion > 12.
- Ceton huyết tương và ceton niệu tăng cao.
3. Biến chứng
- Biến chứng cấp tính
+ Tăng áp lực thẩm thấu
Lâm sàng:
- Bệnh sử kéo dài vài ngày đến vài tuần, khởi bệnh có thể không rõ
- Dấu mất nước nặng: da niêm khô, hốc mắt trũng, cân nặng có thể
giảm đến 25%. Mạch nhanh, huyết áp hạ, thiểu niệu. Sốt nếu có
kèm nhiễm trùng.
- Rối loạn tri giác rồi từ từ hôn mê, thường kèm dấu thần kinh định
vị. Sau điều trị, triệu chứng thần kinh thường cải thiện nhanh.
Cận lâm sàng:
Đường huyết tăng rất cao > 600mg/dL, có thể đến 2000mg/dL
Áp lực thẩm thấu máu thường > 320mosm/L. Chẩn đoán xác định
khi > 340.
pH máu > 7,3. Bicarbonat bình thường hoặc giảm nhẹ.
Ceton huyết tương và nước tiểu âm tính hoặc chỉ có lượng ít.
Khoảng trống anion < 12.
3. Biến chứng
- Biến chứng cấp tính
+ Hạ đường huyết
Lâm sàng và chẩn đoán:
Triệu chứng rõ khi đường huyết < 50mg/dL. Cần lưu ý ở BN đang
dùng thuốc nhóm ức chế beta, người già hoặc ĐTĐ lâu năm, BN

hôn mê, triệu chứng thường không điển hình và dễ diễn tiến
nặng. Một số BN khác có hạ đường huyết không triệu chứng.
Chẩn đoán xác định thường dựa vào tam chứng Whipple:
(1) Triệu chứng hạ đường huyết: thay đổi tuỳ mức độ hạ đường và
diễn tiến.
- Triệu chứng giao cảm: cảm giác đói lả, vã mồ hôi, run tay chân,
hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi.
- Triệu chứng thần kinh trung ương: chóng mặt, nhức đầu, rối loạn
thị giác, kích thích, lo lắng, ngủ gà, lơ mơ, co giật, hôn mê.
(2) Mức đường huyết thấp, thường là < 50mg/dL (2,8mmol/L).
(3) Các triệu chứng cải thiện nhanh sau khi nâng đường huyết về
mức bình thường hoặc hơn
3. Biến chứng
- Biến chứng mạn tính
+ Biến chứng mạch máu lớn
- Bệnh mạch vành: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột tử, suy
tim.
- Bệnh mạch máu não: tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ.
- Bệnh mạch máu ngoại biên: chủ yếu là mạch máu chân với các
biểu hiện:
* Viêm động mạch: đau cách hồi, chân lạnh, màu tím đỏ,
teo cơ,
* Hoại tử: hoại tử khô một hoặc nhiều ngón, hoại tử ướt bờ
ngoài gót chân, loét thiếu máu tại chỗ.
3. Biến chứng
- Biến chứng mạn tính
+ Biến chứng mạch máu nhỏ
* Bệnh lý mắt do ĐTĐ:
Gồm bệnh lý võng mạc và bệnh lý ngoài võng mạc (đục thuỷ
tinh thể, glaucoma, liệt mắt do tổn thương các dây thần kinh sọ

số III, IV hoặc VI).
Bệnh lý võng mạc do ĐTĐ bao gồm các hình thái tổn thương sau:
- Bệnh võng mạc không tăng sinh (viêm võng mạc tổn thương cơ
bản)
- Phù hoàng điểm là tổn thương nặng hơn, do sự tích tụ bất thường
dịch ngoại bào gây ra hiện tượng dày lên ở trung tâm võng mạc.
- Bệnh võng mạc tăng sinh: thường gặp hơn ở ĐTĐ type 1. Đặc
trưng bởi sự tăng sinh mạch máu mới và bám vào bao sau của
dịch kính, là hậu quả của sự tắt các vi mạch gây thiếu oxy võng
mạc.
3. Biến chứng
- Biến chứng mạn tính
+ Biến chứng mạch máu nhỏ
* Bệnh thận đái tháo đường
Bệnh thận ĐTĐ hiện nay là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận
giai đoạn cuối. Bệnh xảy ra ở cả hai type với các cơ chế bệnh
sinh phức tạp.
Giai đoạn sớm, bệnh được chẩn đoán bằng microalbumin niệu (30 –
300mg albumin/24g) và ở giai đoạn này bệnh có khả năng ngăn
được tiến triển.
Giai đoạn tổn thương thận, bệnh trở nên rõ rệt khi có đạm niệu
và/hoặc creatinin huyết thanh tăng dần.
Giai đoạn cuối, với hội chứng uremia rõ, thiếu máu và phù; thường
kèm theo nhiều biến chứng mạn tính khác, tiên lượng xấu, tử
vong cao nếu không được lọc máu hoặc ghép thận
3. Biến chứng
- Đường máu lúc đói ≥ 7 mmol/l ( ≥ 126 mg%) với ít
nhất hai lần xét nghiệm cách biệt.
- Có triệu chứng ĐTĐ kinh điển và đường máu bất kỳ
≥ 11 mmol/l ( ≥ 200 mg%)

- Nghiệm pháp dung nạp Glucose (cho bệnh nhân uống
nước đường, xét nghiệm đường máu sau 2 giờ) ≥ 11
mmol/l ( ≥ 200 mg/dL), với ít nhất 2 lần cách biệt.
4. Chẩn đoán xác định
- Rối loạn đường huyết đói (IFG): khi FPG sau nhịn ăn
từ 100 – 125mg/dL.
- Rối loạn dung nạp glucose (IGT): đường huyết TM 2g
sau nghiệm pháp dung nạp glucose là 140-199mg/dL
5. Chẩn đoán trạng thái tiền ĐTĐ
Không có triệu chứng tăng
đường huyết kinh điển
FPG ≥ 126 mg/dL
FPG: 110 - 125 mg/dL
ĐH bất kỳ ≥200 mg/dL
OGTT 2h ≥ 200 mg/dL
OGTT 2h ≥ 200 mg/dL
và/hoặc
FPG ≥ 126 mg/dL
Có triệu chứng tăng đường
huyết kinh điển
ĐH bất kỳ ≥ 200 mg/dL
ĐH bất kỳ 410 – 199mg/dL
Đái tháo đường
6. Điều trị
6.1. Đái tháo đường týp 2
6.1.1. Chế độ ăn:
- Chế độ ăn thích hợp làm ổn định đường huyết
- Lượng calo cung cấp khoảng 1500 kcalo, trong đó
+ Glucid: 55 - 60%, Lipid: 30 - 35%, Protid: 10 - 15%
6.1.2. Vận động thể lực: tập thể dục, thể thao

6.1.3. Thuốc hạ đường máu:
- Thuốc hạ đường máu được chỉ định khi chế độ ăn và
vận động thất bại.
- Sulfamid hạ đường huyết được chỉ định ở bệnh nhân có
trọng lượng trung bình hay nhẹ ký.
- Biguanid ưu tiên trên bệnh nhân béo phì.
- Nếu tình trạng không cải thiện có thể phối hợp nhiều
loại thuốc, phối hợp Insulin
6. Điều trị
6.2. Đái tháo đường týp 1
6.2.1. Chế độ ăn:
- Hạn chế glucid nhưng đảm bảo thể trọng bình thường
- Lượng calo mỗi ngày: 1800 kcalo
6.2.2. Insulin: gồm
- Loại Insulin tác dụng nhanh: thời gian tác dụng 4-6 giờ
- Loại tác dụng bán chậm: thời gian tác dụng 12 giờ
- Loại Insulin tác dụng chậm: thời gian tác dụng 24 giờ
- Liều lượng Insulin tùy theo tình trạng thiếu Insulin,
mức độ kháng Insulin
Thường khởi đầu 0,3 - 0,4 UI/kg
MERCI !!!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×