Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

0199 nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ viêm phổi từ 2 tháng đến 5 uổi tại bv nhi đồng cần thơ năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

NGUYỄN LỢI TỒN

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG SUY DINH DƢỠNG
Ở TRẺ VIÊM PHỔI TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
NĂM 2014 – 2015

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
BS. CKII. CAO THỊ VUI

CẦN THƠ – 2015


LỜI CẢM TẠ

Trƣớc tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trƣờng
Đại học Y Dƣợc Cần Thơ đã cung cấp kiến thức và tạo điều kiện cho tôi thực
hiện luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Cơ: Bs. CKII. Cao Thị Vui
– ngƣời thầy đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt và động viên tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn những ý kiến, nhận xét quan trọng của Thầy:
Ths. Bs. Bùi Quang Nghĩa để tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của:


- Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, các anh chị bác sĩ, điều
dƣỡng khoa Nội Tổng Hợp và khoa Hồi Sức Tích Cực Bệnh viện Nhi Đồng
Cần Thơ.
- Bs. CKII. Nguyễn Thị Tuyết Minh – trƣởng khoa Nội Tổng Hợp
Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ.
- Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ.
- Ban Chủ nhiệm khoa Y, phòng Đào tạo trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần
Thơ.
- Quý Thầy Cô bộ môn Nhi trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ.
Cuối cùng tơi vơ cùng biết ơn gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ,
khuyến khích tơi học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả do tôi tự thu thập và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất cứ cơng
trình nào.
Cần Thơ, ngày 09 tháng 06 năm 2015
Sinh viên thực hiện đề tài

Nguyễn Lợi Toàn


MỤC LỤC

Trang
Phụ bìa
Lời cảm tạ
Lời cam đoan

Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1-TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Suy dinh dƣỡng trẻ em............................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa suy dinh dƣỡng ................................................. 3
1.1.2. Phƣơng pháp đánh giá tình trạng dinh dƣỡng ...................... 3
1.1.3. Cách phân loại suy dinh dƣỡng ........................................... 4
1.1.4. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến suy dinh dƣỡng .. 6
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng suy dinh dƣỡng trẻ em...................... 7
1.1.6. Cận lâm sàng .................................................................... 10
1.2. Viêm phổi ................................................................................ 11
1.2.1. Định nghĩa và phân loại viêm phổi ................................... 11
1.2.2. Điều kiện thuận lợi ........................................................... 12
1.2.3. Nguyên nhân ..................................................................... 13
1.2.4. Lâm sàng viêm phổi .......................................................... 13
1.2.5. Cận lâm sàng viêm phổi .................................................... 14
1.2.6. Chẩn đoán ......................................................................... 16


1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ........................................ 16
Chƣơng 2-ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 18
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................... 18
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................... 19
2.3 Kỹ thuật xét nghiệm ................................................................. 23
2.4 Thu thập, xử lí và phân tích số liệu ........................................... 24
2.5. Phƣơng pháp hạn chế sai số ..................................................... 27
2.6. Vấn đề y đức............................................................................ 28

Chƣơng 3-KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 29
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................... 29
3.2. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng suy dinh dƣỡng ở trẻ
viêm phổi từ 2 tháng đến 5 tuổi ...................................................... 31
3.3. Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
của suy dinh dƣỡng với mức độ nặng của viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng
đến 5 tuổi........................................................................................ 36
Chƣơng 4-BÀN LUẬN ............................................................................... 41
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................... 41
4.2. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng suy dinh dƣỡng ở trẻ
viêm phổi ....................................................................................... 42
4.3. Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
của suy dinh dƣỡng với mức độ nặng của viêm phổi ...................... 47
KẾT LUẬN ................................................................................................. 53
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Mẫu bệnh án nghiên cứu
Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu


Phụ lục 3: Biểu đồ đánh giá dinh dƣỡng trẻ em từ 2 tháng – 5 tuổi dựa vào Zscore (WHO 2006)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CC/T

Chiều cao theo tuổi

CN/CC


Cân nặng theo chiều cao

CN/T

Cân nặng theo tuổi

Hb

Hemoglobin

NCHS

(National Center for Health Statistics) : Trung tâm
Quốc gia về Thống kê y tế (Mỹ)

SD

(standard deviation) : độ lệch chuẩn

SDD

Suy dinh dƣỡng

WHO

(World Health Organisation): Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 1.1: Phân loại suy dinh dƣỡng theo Gomez (1956) ...................... 4
Bảng 1.2: Phân loại suy dinh dƣỡng theo Wellcome (1970) ................. 4
Bảng 1.3: Phân loại suy dinh dƣỡng theo Waterlow (1972) .................. 5
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu của WHO 2005 ................. 22
Bảng 2.2: Mức độ thiếu máu dựa theo Hb ............................................ 22
Bảng 2.3: Phân loại tình trạng suy dinh dƣỡng theo WHO 2006 .......... 26
Bảng 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu .............. 29
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nơi cƣ ngụ ..................................... 30
Bảng 3.3: Mức độ suy dinh dƣỡng của trẻ ........................................... 31
Bảng 3.4: Phân bố triệu chứng thiếu máu lâm sàng ............................. 32
Bảng 3.5: Phân bố tình trạng thiếu máu ................................................ 33
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa thiếu máu và suy dinh dƣỡng ................ 33
Bảng 3.7: Phân bố CRP trong máu ...................................................... 34
Bảng 3.8: Phân bố procalcitonin trong máu ......................................... 34
Bảng 3.9: Phân bố kẽm huyết thanh .................................................... 35
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa suy dinh dƣỡng với mức độ
viêm phổi ............................................................................................ 36
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa suy dinh dƣỡng và viêm phổi
tái diễn ................................................................................................ 37
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa thiếu máu lâm sàng với viêm phổi ...... 37
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa thiếu máu với mức độ viêm phổi ......... 38
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa số lƣợng bạch cầu với mức độ
viêm phổi ............................................................................................ 38


Bảng 3.15: Mối liên quan giữa kẽm huyết thanh với mức độ
viêm phổi ............................................................................................ 39
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa procalcitonin với mức độ

viêm phổi ............................................................................................ 39
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa CRP với mức độ viêm phổi ................. 40
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa X-quang tim phổi thẳng với mức độ
viêm phổi ............................................................................................ 40


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới ........................................... 30
Biểu đồ 3.2: Mức độ viêm phổi của trẻ ................................................ 31
Biểu đồ 3.3: Phân bố viêm phổi tái diễn .............................................. 32
Biểu đồ 3.4: Phân bố bạch cầu trong máu ............................................ 34
Biểu đồ 3.5: Phân bố các đặc điểm X-quang tim phổi thẳng ................ 35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là đối tƣợng đƣợc quan tâm của xã hội trong mọi thời đại. Sự
phát triển hoàn thiện của trẻ em hơm nay chính là sự phát triển của thế giới
ngày mai. Chính vì vậy việc ni dƣỡng và chăm sóc trẻ ngay từ những năm
đầu đời là vô cùng quan trọng. Trên thế giới, theo ƣớc tính có một phần ba trẻ
dƣới 5 tuổi (178 triệu) bị suy dinh dƣỡng và trở thành căn bệnh phổ biến nhất.
Tại Việt Nam theo kết quả tổng điều tra tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5
tuổi năm 2012 của Viện Dinh Dƣỡng, tỷ lệ của cả nƣớc về suy dinh dƣỡng
nhẹ cân là 16,2%, thể thấp còi là 26,7% và thể gầy còm là 6,7%. Tỷ lệ này ở
Đồng bằng sông Cửu Long lần lƣợt là 14,8%, 26%, và 6,8%, riêng ở thành
phố Cần Thơ là 13%, 24%, 7,2% [18].
Suy dinh dƣỡng gây tác hại đến diễn tiến bệnh lý của ngƣời bệnh, làm

giảm sức đề kháng, tăng khả năng nhiễm trùng. Từ đó nguy cơ biến chứng sẽ
nhiều hơn dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng cao. Suy dinh dƣỡng trong bệnh viện
thƣờng gặp ở những bệnh nhân nhiễm trùng nặng hoặc sau chấn thƣơng, viêm
phổi, nhiễm trùng vết mổ, bỏng, bệnh nhân bị ung thƣ mà trong đó viêm phổi
là bệnh phổ biến hàng đầu.
Viêm phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em dƣới 5 tuổi. Theo
báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới năm
2006, mỗi năm có hơn hai triệu trẻ em chết vì viêm phổi, nhiều hơn tử vong
do hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, sốt rét và sởi cộng lại, trong đó có
hơn 1 triệu trẻ dƣới một tuổi [20], [34]. Tử vong do viêm phổi chiếm một
phần năm tử vong chung ở trẻ dƣới 5 tuổi. Đây thật sự là một vấn đề nghiêm
trọng vì viêm phổi có thể phòng ngừa và điều trị đƣợc. Viêm phổi đƣợc xem
nhƣ một “sát thủ bị lãng quên đối với trẻ em”. Ƣớc tính mỗi năm trên thế giới


2

có hơn 150 triệu đợt viêm phổi, trong đó 95% xảy ra ở các nƣớc đang phát
triển (tập trung ở nam Á và cận Sahara châu Phi) [34]. Việt Nam là quốc gia
đầu tiên ở châu Á và thứ nhì trên thế giới áp dụng chƣơng trình phịng chống
viêm phổi ở trẻ em từ năm 1984. Tuy nhiên, theo thống kê năm 2008, viêm
phổi vẫn có tỉ lệ mắc khá cao, khoảng 2,9 triệu trẻ, đứng hàng thứ 9 trên thế
giới [26], trong đó có 2.079 trƣờng hợp tử vong trên tổng số 20.836 trƣờng
hợp tử vong chung dƣới 5 tuổi [31]. Tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần
thơ, tỉ lệ bệnh nhân điều trị nội trú vì viêm phổi trung bình hàng năm (từ năm
2007- 2011) chiếm khoảng 15%.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về tình trạng suy dinh dƣỡng của trẻ bị viêm
phổi chƣa đƣợc đề cập nhiều. Trong khi tình trạng suy dinh dƣỡng là một
trong những yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng nặng cũng nhƣ tử vong của
bệnh. Vì vậy, chúng tơi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình trạng suy dinh

dưỡng ở trẻ viêm phổi từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ
năm 2014 – 2015”. Với các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng suy dinh dƣỡng ở trẻ viêm phổi
từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2014 – 2015.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của suy dinh
dƣỡng với mức độ nặng của viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh
viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2014 – 2015.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Suy dinh dƣỡng trẻ em
1.1.1. Định nghĩa suy dinh dƣỡng
Suy dinh dƣỡng (SDD) trẻ em là tình trạng mức cung ứng các chất dinh
dƣỡng thiếu so với nhu cầu sinh lý của trẻ. Thông thƣờng trẻ thiếu nhiều chất
dinh dƣỡng khác nhau, tuy nhiên điển hình là tình trạng thiếu protein – năng
lƣợng hay cịn gọi là suy dinh dƣỡng thiếu protein năng lƣợng [4].
1.1.2. Phƣơng pháp đánh giá tình trạng dinh dƣỡng
Một số phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng trong đánh giá tình trạng dinh
dƣỡng là [6]:
Nhân trắc học: là việc đo các biến đổi về kích thƣớc và cấu trúc cơ thể
theo tuổi và tình trạng dinh dƣỡng. Phƣơng pháp nhân trắc học có ƣu điểm là
đơn giản, an tồn và có thể điều tra trên một mẫu lớn, trang thiết bị không đắt
tiền, dễ vận chuyển. Có thể khai thác đánh giá đƣợc các dấu hiệu về tình trạng
dinh dƣỡng trong quá khứ và xác định đƣợc mức độ SDD. Tuy nhiên phƣơng
pháp có nhƣợc điểm là không đánh giá đƣợc sự thay đổi về tình trạng dinh
dƣỡng trong giai đoạn ngắn hoặc khơng nhạy để xác định các thiếu hụt dinh
dƣỡng đặc hiệu.

Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống: thông qua thu thập số liệu về
tiêu thụ thực phẩm và tập quán ăn uống, nó cho phép rút ra kết luận về mối
liên quan giữa ăn uống và tình trạng sức khỏe.
Các thăm khám thực thể, dấu hiệu lâm sàng, đặc biệt chú ý tới các
triệu chứng thiếu dinh dƣỡng kín đáo và rõ ràng.


4

Các xét nghiệm cận lâm sàng chủ yếu là hóa sinh ở dịch thể và các
chất bài tiết (máu, nƣớc tiểu…) để phát hiện mức bão hòa chất dinh dƣỡng.
Các kiểm nghiệm chức phận để xác định các rối loạn chức phận do
thiếu hụt dinh dƣỡng.
Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Sử dụng các phân tích thống kê y tế
để tìm hiểu mối liên quan giữa tình hình bệnh tật và tình trạng dinh dƣỡng.
Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng và
sức khỏe.
1.1.3. Cách phân loại suy dinh dƣỡng
1.1.3.1. Phân loại theo Gomez (1956)
Năm 1956, theo một bác sĩ ngƣời Mexico là Gomez đã đề xuất cách
phân loại nhƣ sau: quy cân nặng của đối tƣợng theo phần trăm so cân nặng
đƣợc coi là chuẩn của quần thể tham khảo Havard [2].
Tiêu chuẩn

Mức độ SDD

Từ 71 – 80% của cân nặng chuẩn

SDD độ I


Từ 61 – 70% của cân nặng chuẩn

SDD độ II

Từ dƣới 60% của cân nặng chuẩn

SDD độ III

1.1.3.2. Phân loại theo Wellcome (1970)
Phân loại này phù hợp để phân biệt giữa Marasmus và Kwashiorko [1]
Cân nặng (%) so với

Phù

tuổi



Khơng

60% – 80%

Kwashiorko

Thiếu cân

<60%

Marasmus - Kwashiorko


Marasmus

1.1.3.3. Phân loại theo Waterlow (1972)
Để khắc phục nhƣợc điểm phân loại Wellcome là không phân biệt đƣợc
SDD hiện tại hay quá khứ.


5

Cân nặng theo tuổi (80% hay -2SD)
Trên

Dƣới

Chiều cao theo tuổi

Trên

Bình thƣờng

SDD gầy còm

(90% hay -2SD)

Dƣới

SDD còi cọc

SDD nặng kéo dài


SDD gầy cịm là suy dinh dƣỡng cấp tính. SDD cịi cọc là biểu hiện của
suy dinh dƣỡng trƣờng diễn và đã chịu suy dinh dƣỡng từ lâu [2].
1.1.3.4.

2006

-

(National Center For Hea

[1], [2].

.


-

[1]:

Chỉ số đo đƣợc – số trung bình của quần thể tham chiếu
Z- Score =
Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu
-

-

-

-


-

-

.
.


6

-

-

-

.

1.1.4. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến suy dinh dƣỡng
1.1.4.1. Các yếu tố kinh tế - xã hội [14], [6]
Điều kiện kinh tế, xã hội thấp.
Trình độ văn hóa thấp, phong tục tập qn lạc hậu.
Ngồi ra, sự phân biệt chủng tộc, tơn giáo, giới tính và đẳng cấp xã hội
làm tăng sự bất công xã hội. Từ đó ảnh hƣởng đến đời sống cũng nhƣ sức
khỏe cộng đồng trong đó có vấn đề SDD.
Nếu một gia đình đơng con thì cũng là yếu tố nguy cơ làm con bị SDD, do
đông con sẽ ảnh hƣởng đến điều kiện kinh tế gia đình, thiếu thời gian và điều
kiện chăm sóc cho mẹ và trẻ.
1.1.4.2. Thực hành ni dƣỡng trẻ của bà mẹ
Thiếu sữa mẹ.

Cho ăn không đủ.
Cho ăn không cân đối
Ăn dặm sai
1.1.4.3. Yếu tố bệnh tật
Nhiễm khuẩn dễ đƣa đến SDD do rối loạn tiêu hóa, và ngƣợc lại SDD
dễ dẫn đến nhiễm khuẩn do đề kháng giảm. Do đó, tỷ lệ SDD có thể dao động
theo mùa và thƣờng cao trong các mùa mà bệnh nhiễm khuẩn lƣu hành ở mức
cao ( tiêu chảy, viêm hô hấp, sốt rét…) [6].
Mối quan hệ qua lại giữa tình trạng dinh dƣỡng của một cá thể với
nhiễm khuẩn là thiếu dinh dƣỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể; các
nhiễm khuẩn làm suy sụp thêm tình trạng SDD sẵn có .
Nhƣ vậy, giữa nhiễm trùng và bệnh SDD có một vịng xoắn bệnh lý:
khi trẻ bị SDD thƣờng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm trùng thứ phát
làm SDD nặng hơn.


7

1.1.4.4. Các yếu tố thuận lợi
Đẻ non, SDD bào thai.
Dị tật bẩm sinh: sứt môi hở hàm ếch, Megacolon…
Bệnh di truyền: Landon – Down.
Trẻ có cơ địa tiết dịch: chàm.
Điều kiện môi trƣờng: tập quán dinh dƣỡng, ô nhiễm môi trƣờng, dịch vụ
y tế…
Nghèo đói: tiềm năng nhân tài, vật lực của đất nƣớc chƣa đƣợc khai thác
và quản lý tốt. Kinh tế chƣa phát triển và thiếu hạ tầng cơ sở.
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng suy dinh dƣỡng trẻ em [14]
Đ


:

-

.
-

:

.
Nguyên nhân:
-

.


8

-

.
:

-P

m
.
:

.

.

.
- Gan to

.

-

.

-

:

.

.

.

+.


9

.
.

.



n.

.
Nguyên nhân:

.

, rau

.
.
.


10

-

:

.

.

.

.


.

.
1.1.6. Cận lâm sàng
Thiếu máu nhƣợc sắc: hồng cầu giảm về số lƣợng, kích thƣớc và nồng
độ huyết cầu tố, Hct giảm, dự trữ sắt, vitamine B12, axit folic.. giảm.
Đạm máu: giảm, nhất là albumine trong thể phù.
Giảm các men chuyển hoá.
Giảm các chất điện giải nhất là trong thể phù.
Rối loạn lipide máu.
Suy giảm chức năng gan.


11

1.2. Viêm phổi
1.2.1. Định nghĩa và phân loại viêm phổi
1.2.1.1. Định nghĩa viêm phổi
Theo WHO, viêm phổi là viêm nhu mô phổi bao gồm 4 thể lâm sàng:
viêm phế quản phổi, viêm phổi thuỳ, viêm phế quản và áp xe phổi [4].
Chẩn đoán viêm phổi:
- Hội chứng nhiễm trùng: gặp trong viêm phổi do vi khuẩn.
- Thở nhanh:
+ Trẻ 2 - 11 tháng tuổi : tần số thở > 50 lần/phút.
+ Trẻ 12 tháng – 5 tuổi : tần số thở > 40 lần/phút.
- Dấu hiệu suy hô hấp: co lõm ngực, co kéo cơ gian sƣờn.
- Ran phổi : ran ẩm, ran nổ [12], [35].
1.2.1.2. Phân loại
Phân loại theo độ nặng ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi [35]
Viêm phổi

Trẻ ho, sốt kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu:
+Thở nhanh:
< 2 tháng tuổi

≥ 60 lần/phút

2 - < 12 tháng tuổi:

≥ 50 lần/phút

1 - 5 tuổi:

≥ 40 lần/phút

> 5 tuổi:

≥ 30 lần/phút

+ Rút lõm lồng ngực (phần dƣới lồng ngực lõm vào ở thì hít vào)
+ Khám phổi thấy bất thƣờng: giảm thơng khí, có tiếng bất thƣờng (ran
ẩm, ran phế quản, ran nổ...).
Viêm phổi nặng
Có dấu hiệu của viêm phổi kèm theo một trong các dấu hiệu sau:
+ Dấu hiệu toàn thân nặng:


12

Bỏ bú hoặc không uống đƣợc.
Rối loạn tri giác: lơ mơ hoặc hôn mê.

Co giật.
+ Dấu hiệu suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực rất nặng).
+ Tím tái hoặc SpO2 < 90%.
+ Trẻ < 2 tháng tuổi.
Phân loại theo giải phẫu
- Viêm phế quản phổi: theo thống kê các bệnh viện trẻ em ở nƣớc ta, đây
là thể lâm sàng phổ biến nhất của viêm phổi, hay gặp nhất ở trẻ dƣới 3 tuổi
(trên 80%), trong đó dƣới 12 tháng tuổi là 65%.
- Viêm phổi thuỳ hoặc tiểu thuỳ: thƣờng gặp ở trẻ trên 3 tuổi.
- Viêm phổi kẽ: mọi lứa tuổi.
- Viêm phế quản đơn thuần: ít gặp ở trẻ nhỏ [4].
1.2.2. Điều kiện thuận lợi
- Tuổi: càng nhỏ càng dễ mắc bệnh và bệnh càng nặng.
- Thời tiết: thời tiết lạnh, giao mùa.
- Cơ địa: đẻ non, đẻ yếu, suy dinh dƣỡng. Suy dinh dƣỡng gây tác hại
đến diễn tiến bệnh lý của ngƣời bệnh, làm giảm sức đề kháng, tăng khả năng
nhiễm trùng. Từ đó nguy cơ biến chứng sẽ nhiều hơn dẫn đến tỷ lệ tử vong
tăng cao.
- Dị tật (chẻ vòm hầu, tim bẩm sinh, hội chứng Down…).
- Điều kiện vệ sinh, mơi trƣờng xấu (khói, khói thuốc lá, bụi, khí độc,
nhà ở tối tăm chật hẹp…).
- Điều kiện lây nhiễm (nhà trẻ, trƣờng học, gia đình…) [4].


13

1.2.3. Nguyên nhân
1.2.3.1. Do virus
Đây là nguyên nhân chính gây viêm phổi trẻ em (80-85%), lây bằng các
hạt chất tiết từ đƣờng hô hấp của ngƣời bệnh hoặc lây do tiếp xúc trực tiếp

(hơn hít). Đứng hàng đầu là virus đƣờng hô hấp nhƣ virus hô hấp hợp bào
(RSV), á cúm, cúm…với đặc điểm lây lan nhanh theo đƣờng hô hấp có thể
thành dịch, xảy ra theo mùa [4].
1.2.3.2. Do vi trùng
- Sơ sinh: Streptococci nhóm B, Chlamydia, trực khuẩn đƣờng ruột.
- Từ 1 tới 6 tuổi: Streptococcus Pneumoniae, Haemophilus Influenzae nhóm
B (giảm nhờ vaccine), Staphylococcus, Streptococcus nhóm A, ho gà, lao.
- Trên 6 tuổi: Mycoplasma Pneumoniae, Streptococcus Pneumoniae,
Clamydia Pneumoniae.
- Trẻ nằm viện kéo dài hoặc suy giảm miễn dịch: Klebsiella, Pseudomonas, E.
Coli, Candida Albicans, Pneumocystic Carinii.
Nhìn chung, vi khuẩn gây viêm phổi trẻ dƣới 6 tuổi theo thứ tự thƣờng
gặp là: Streptococcus Pneumoniae, Hemophilus Influenzae, Staphylococcus
aureus. Ngồi ra, cịn gặp viêm phổi do hít sặc: thức ăn, chất ói,hóa chất, dầu
hôi ...[4].
1.2.4. Lâm sàng viêm phổi
1.2.4.1. Giai đoạn khởi phát
- Triệu chứng nhiễm trùng hô hấp: sổ mũi, nghẹt mũi, ho khan, sốt, đau mình,
bỏ chơi, giảm bú, mệt mỏi, quấy khóc.
- Trẻ có thể rối loạn tiêu hố nhƣ: ọc sữa, ói, chƣớng bụng tiêu chảy.
- Tại phổi có thể chƣa phát hiện triệu chứng.


14

1.2.4.2. Giai đoạn tồn phát
Triệu chứng hơ hấp: có giá trị chẩn đốn nhƣng nhiều khi khơng rõ
ràng ở trẻ nhỏ
- Ho: ban đầu ho khan, sau có đàm, trẻ nhỏ hoặc trẻ yếu có khi khơng
ho hoặc ho ít.

- Dấu hiệu thở nhanh: dƣới 2 tháng thở ≥ 60 lần/phút, từ 2 tháng đến
1tuổi ≥ 50 lần/phút, từ 1 tuổi đến 5 tuổi ≥ 40 lần/phút. Đây là phản ứng bù trừ,
cơ thể tăng nhịp thở và không thể tăng mãi; nếu không điều trị kip thời và
đúng mức, bệnh không cải thiện, trẻ sẽ suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại
và ngƣng thở.
- Dấu hiệu khác : tím tái da niêm, rút lõm lồng ngực, co kéo cơ liên
sƣờn, rút lõm hõm trên ức. phập phồng cánh mũi, thở rên…
- Gõ đục khi có tràn dịch hoặc đông đặc.
- Nghe: phế âm thô, tiếng vang thanh khí quản, phế âm giảm, ran ẩm
nhỏ hạt, ran nổ của viêm phế nang, ran rít, ran ngáy…
-Triệu chứng khác đi kèm: viêm cơ, nhọt da, viêm xƣơng, viêm tai
giữa, viêm Amidan, viêm thanh thiệt, viêm màng ngoài tim…[4].
1.2.5. Cận lâm sàng viêm phổi
1.2.5.1. X quang phổi
X quang phổi giúp xác định chẩn đốn, góp phần xác định ngun nhân
và cho biết độ nặng của viêm phổi; X quang thƣờng không tƣơng xứng với
biểu hiện lâm sàng, nhất là trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Hình ảnh tổn thƣơng trên X
quang vẫn còn tồn tại vài tuần sau khi mất hết các triệu chứng lâm sàng.
Ngƣợc lại, bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nề nhƣng trên X quang không phản
ảnh tƣơng xứng.
Bóng mờ ở phổi đƣợc chia làm 3 loại, tùy bệnh lý phế nang hay mơ kẽ:
• Viêm phổi thùy, phân thùy (thƣờng do phế cầu hoặc các vi khuẩn khác):


15

- Mờ đồng nhất thùy hoặc phân thùy.
- Có khí nội phế quản trên bóng mờ.
• Viêm phổi mơ kẽ (thƣờng do virus hoặc Mycoplasma):
- Sung huyết mạch máu phế quản.

- Dày thành phế quản.
- Tăng sáng phế trƣờng.
- Mờ từng mảng do xẹp phổi.
• Viêm phế quản phổi (thƣờng do tụ cầu hay các vi khuẩn khác):
- Rốn phổi đậm, có thể do phì đại hạch rốn phổi.
- Tăng sinh tuần hoàn phổi ra 1/3 ngoài phế trƣờng.
- Thâm nhiễm lan ra ngoại biên cả hai phế trƣờng [4].
1.2.5.2. Công thức máu
- Bạch cầu tăng trên 15.000/mm3 với ƣu thế đa nhân trung tính gợi ý
viêm phổi do vi trùng.
- CRP tăng trên 20mg/L trong viêm phổi cấp do vi trùng [4].
1.2.5.3. Xét nghiệm đàm (soi, cấy)
Ở trẻ lớn ho khạc đƣợc, ở trẻ nhỏ thì hút dịch phế quản hoặc dịch dạ
dày, xét nghiệm này rất dễ bị ngoại nhiễm [4].
1.2.5.4. Cấy máu: đặc hiệu xác định đƣợc tác nhân gây bệnh nhƣng không
phải lúc nào cũng dƣơng tính [4].
1.2.5.5. Xác định kháng nguyên vi khuẩn bằng điện di miễn dịch đối lƣu
hoặc ngƣng kết hạt latex [4].
1.2.5.6. Các xét nghiệm khác
- CT Scan: xác định các bất thƣờng, các tổn thƣơng trong phổi.
- Nội soi phế quản.
- Sinh thiết, chọc hút qua da: hay gây biến chứng xuất huyết, tràn máu
màng phổi, tràn khí màng phổi nên ít dùng [4].


×