Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

hoàn thiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán asc thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 92 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
LỜI NÓI ĐẦU

Năm 1986 là bước ngoặt đánh dấu sự đổi mới toàn diện của đất nước. Nền kinh
tế Việt Nam được “thay da đổi thịt” và ngày càng phát triển. Đi kèm với sự phát
triển ấy là nhu cầu ngày càng cao hơn về quản lý, về sự đầy đủ của thông tin ngày
càng đa dạng và phong phú. Một nền kinh tế không thể phát triển nếu có sự giới hạn
về thông tin. Hơn nữa đó phải là những thông tin được đảm bảo độ chính xác, trung
thực và hợp lý. Xuất phát từ yêu cầu đó, kiểm toán ra đời và ngày càng phát triển,
đảm bảo tốt hơn vai trò của mình.
Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán. Đối tượng kiểm
toán tài chính là Bảng khai tài chính. Bộ phận quan trọng của những Bảng khai này
là Báo cáo tài chính. Kiểm toán Báo cáo tài chính là sự tổng hợp kết quả kiểm toán
của cả chu trình nghiệp vụ kinh tế riêng biệt. Trong đó, hàng tồn kho là một bộ phận
có tính chất quan trọng mà các kiểm toán viên không thể bỏ qua. Do đặc điểm phức
tạp, có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục khác trên Báo cáo tài chính, hàng tồn kho
được xem là một khoản mục có tính trọng yếu yêu cầu kiểm toán viên phải hết sức
thận trọng khi tiến hành kiểm toán và kiểm toán hàng tồn kho cũng được xem là
một trong những công việc quan trọng nhất, không thể bỏ qua của một cuộc kiểm
toán. Chính vì lý do này mà em đã lựa chọn “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục
hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách
nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán
Báo cáo tài chính do ASC thực hiện tại đơn vị khách hàng. Mục đích nghiên cứu của
đề tài là vận dụng lý thuyết về kiểm toán đặc biệt là kiểm toán hàng tồn kho trong
kiểm toán Báo cáo tài chính, kết hợp với những kiến thức thực tế từ đó rút ra những
ưu điểm, nhược điểm cùng những kiến nghị để góp phần hoàn thiện công tác này.
Sau quá trình thực tập, được sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Bùi Thị
Minh Hải cùng sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán
ASC, em đã hoàn thành được chuyên đề thực tập của mình. Trên cơ sở phạm vi,
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C


1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
mục đích nghiên cứu nêu trên, nội dung của chuyên đề ngoài hai phần lời mở đầu
và kết luận, bao gồm hai chương:
Chương 1: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm
toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán ASC thực hiện
Chương 2: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục hàng tồn
kho trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán
ASC thực hiện
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán ASC, với sự hạn chế về
thời gian cũng như kiến thức, kinh nghiệm, chuyên đề thực tập này không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô góp ý để bài viết của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN
1.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài
chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện
Trong mỗi cuộc kiểm toán, mục tiêu mà kiểm toán viên hướng tới là đưa ra ý
kiến xác nhận xem Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ
kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản
ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Đây chính là mục
tiêu hợp lý chung của toàn bộ Bảng khai tài chính. Để đạt được mục tiêu tổng quát
nói trên, KTV cần xem xét bản chất, chức năng, hình thức của mỗi phương pháp kế
toán, từ đó, cụ thể hoá mục tiêu tổng quát theo các yếu tố của hệ thống kế toán.
Theo đó, mục tiêu xác minh thường phải hướng tới là: Tính hiệu lực, tính đầy đủ,

tính đúng đắn của việc tính giá, tính chính xác về cơ học, tính đúng đắn trong phân
loại và trình bày, tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ. Đây chính
là mục tiêu chung của kiểm toán cho mọi phần hành mà các nhà quản lý và kiểm
toán viên phải cam kết và quán triệt. Mỗi một phần hành kế toán lại có đặc điểm
riêng, do vậy cần cụ thể hoá mục tiêu chung này vào các phần hành cụ thể các mục
tiêu đặc thù.
Đối với phần hành HTK, mục tiêu được ASC quan tâm là: HTK được hạch toán
trên sổ sách, tồn tại và thuộc sở hữu của doanh nghiệp (tính đầy đủ, tính hiện hữu, sở
hữu); giá trị của HTK được tính chính xác, dựa theo phương pháp được chấp nhận
bởi các chuẩn mực kế toán áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán (đo lường và tính giá,
tính chính xác); chia cắt niên độ được thực hiện chính xác; giá trị HTK được xác
minh, các khoản dự phòng giảm giá cần thiết được hạch toán. Sở dĩ Công ty Kiểm
toán ASC đặc biệt quan tâm đến các mục tiêu này là do ban quản trị các doanh
nghiệp thường có xu hướng trình bày giá trị hàng tồn kho cao hơn so với thực tế bằng
cách ghi tăng số lượng hoặc khai tăng đơn giá. Mặt khác, việc khai tăng hàng tồn kho
dễ thực hiện hơn so với các tài sản khác vì thiếu bằng chứng độc lập từ các bên thứ
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
ba.
Các mục tiêu cụ thể về hàng tồn kho được tóm tắt cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho
Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu đối với nghiệp vụ Mục tiêu đối với số dư
Sự hiện hữu hay
phát sinh
- Các nghiệp vụ mua hàng đã ghi
sổ thể hiện số hàng hóa được
mua trong kỳ
- Các nghiệp vụ kết chuyển hàng
đã ghi sổ đại diện cho số HTK

được chuyển từ nơi này sang nơi
khác hoặc từ loại này sang loại
khác
- Các nghiệp vụ tiêu thụ hàng
hóa đã được ghi sổ đại diện cho
số HTK đã xuất bán
- Hàng tồn kho được phản
ánh trên Bảng cân đối kế toán
là thực sự tồn tại
Tính đầy đủ hay
trọn vẹn
- Tất cả các nghiệp vụ mua, kết
chuyển và tiêu thụ HTK xảy ra
trong kỳ đều đã được phản ánh
trên sổ kế toán và báo cáo kế
toán
- Số dư tài khoản “Hàng tồn
kho” đã bao hàm tất cả các
nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ,…hiện có tại thời
điểm lập báo cáo.
Quyền và nghĩa
vụ
- Trong kỳ doanh nghiệp có
quyền đối với HTK đã ghi sổ
- Doanh nghiệp có quyền với
số dư HTK tại thời điểm lập
báo cáo
Đo lường và
tính giá

- Chi phí nguyên vật liệu và
hàng hóa thu mua, giá thành sản
phẩm, sản phẩm dở dang phải
được xác định chính xác và phù
hợp với quy định của chế độ và
các nguyên tắc kế toán hiện
hành.
- Số dư HTK phải được phản
ánh đúng giá trị thực hoặc giá
trị thuần của nó tuân theo các
nguyên tắc chung được thừa
nhận.
- Các nghiệp vụ liên quan tới - Số dư HTK phải được phân
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
Phân loại và
trình bày
hàng tồn kho phải được xác định
và phân loại đúng đắn trên hệ
thống BCTC
loại và sắp xếp đúng vị trí
trên Bảng cân đối kế toán.
Những khai báo có liên quan
tới sự phân loại căn cứ tính
giá và phân bổ hàng tồn kho
phải thích đáng
1.2. Đặc điểm kế toán nghiệp vụ hàng tồn kho của khách hàng kiểm toán có
ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn
Kiểm toán ASC thực hiện

1.2.1. Giới thiệu về khách hàng kiểm toán
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán
cũng như thu thập được đầy đủ bằng chứng có giá trị để làm căn cứ cho kết luận của
kiểm toán viên, mỗi cuộc kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán ASC tiến hành
đều được thực hiện theo trình tự ba bước cơ bản như đã giới thiệu trong Báo cáo
thực tập tổng hợp. Trong quá trình tìm hiểu về hàng tồn kho cũng như chương trình
kiểm toán hàng tồn kho của Công ty TNHH Kiểm toán ASC, em đã lựa chọn hai
Công ty ABC và XYZ để mô tả thực trạng kiểm toán hàng tồn kho. Trong đó:
• ABC là khách hàng năm đầu tiên của Công ty
• XYZ là khách hàng thường xuyên của Công ty
1.2.1.1. Khách hàng ABC
Công ty ABC là doanh nghiệp thương mại được thành lập theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 0103002159 ngày 10-4-2002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành
phố Hà Nội cấp với số vốn điều lệ 15 tỷ đồng.
Công ty đặt trụ sở chính tại quận X, thành phố Hà Nội
Công ty chuyên kinh doanh các thiết bị điện, điện tử, thiết bị phục vụ đào tạo và
giảng dạy, thiết bị văn phòng. Đối tượng khách hàng mà Công ty hướng tới là các
trường học, cơ quan, nhà máy, doanh nghiệp.
Bộ máy quản lý của Công ty ABC tương đối gọn nhẹ: Hội đồng thành viên, có
Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên, dưới Giám đốc có hai Phó Giám đốc
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
trợ giúp. Công ty có năm phòng chức năng: Phòng Hành chính, Phòng Kế toán,
Phòng Kinh doanh, Phòng Tổ chức nhân sự, Phòng Kỹ thuật. Phòng Kinh doanh chia
làm 3 bộ phận: Kinh doanh các thiết bị điện, kinh doanh thiết bị phục vụ giảng dạy
(Thiết bị giáo dục), kinh doanh thiết bị văn phòng. Cán bộ quản lý trong Công ty đều
có trình độ từ đại học trở lên. Giám đốc là người am hiểu về lĩnh vực kinh doanh các
thiết bị điện, điện tử. Các nhân viên được tuyển dụng từ trung cấp trở lên tương ứng
với từng vị trí.

Phòng Kế toán của Công ty gồm năm người: một Kế toán trưởng, ba Kế toán
phần hành và một thủ quỹ. Trong đó, phần hành HTK được một kế toán riêng biệt
đảm nhiệm.
 Tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu
- Cơ sở lập BCTC: BCTC kèm theo được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND),
theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống
Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.
- Kỳ kế toán: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31
tháng 12 theo lịch dương.
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết
định số 15-2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty hạch toán tổng hợp theo hình thức sổ
Nhật ký chung dựa trên cơ sở phần mềm kế toán máy.
Sơ đồ 1.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Ghi chú:
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
6
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
MÁY
MÁY VI TÍNH
Sổ kế toán:
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
BCTC, Báo cáo
kế toán quản trị

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, Báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
- Hạch toán ngoại tệ: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy
đổi ra VND theo tỉ giá giao dịch thực tế hoặc tỉ giá bình quân liên ngân hàng tại thời
điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm, Công ty tiến hành đánh giá lại
các khoản mục có gốc ngoại tệ theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng do NHNNVN
công bố tại ngày khóa sổ. Khoản chênh lệch tỉ giá do đánh giá lại được kết chuyển
vào BCKQKD trong năm tài chính.
1.2.1.2. Khách hàng XYZ
Công ty XYZ là một Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số
314/NN-TCCB/QĐ ngày 7-5-1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
Thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và được Sở Kế hoạch
Đầu tư tỉnh Sơn La cấp Giấy chứng nhận ĐKKD Doanh nghiệp Nhà nước lần đầu số
106007 ngày 2-6-1993 với tiền thân ban đầu là Xí nghiệp công nông nghiệp XYZ.
Đến ngày 24-2-2004 Xí nghiệp được đổi tên là Công ty XYZ và được Sở Kế hoạch
Đầu tư tỉnh Sơn La cho thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 2 ngày 15-3-2004.
Hoạt động chính của Công ty:
• Trồng chè
• Công nghiệp chế biến chè, cà phê
Vốn điều lệ của Công ty là 5.500.000.000 đồng
Trụ sở chính của Công ty tại: Thị trấn X-Huyện Y-Tỉnh Sơn La
Ban Giám đốc Công ty bao gồm một Giám đốc và ba Phó Giám đốc. Công ty
XYZ bao gồm ba bộ phận: Bộ phận nghiệp vụ, Bộ phận sản xuất, Bộ phận kho.
Trong đó, Bộ phận nghiệp vụ gồm ba phòng: Phòng Kế hoạch-Kinh doanh, Phòng
Kế toán, Phòng Hành chính tổng hợp; Bộ phận sản xuất gồm: Phòng Kỹ thuật-KCS,
Phân xưởng sản xuất, Phòng vật tư.
Phòng kế toán bao gồm một Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng, bốn Kế toán phần
hành và một thủ quỹ, trong đó Kế toán phần hành HTK được đảm nhiệm riêng biệt.

SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
 Tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu
- Cơ sở lập BCTC: BCTC kèm theo được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND),
theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống
Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.
- Kỳ kế toán: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31
tháng 12 theo lịch dương.
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết
định số 15-2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty hạch toán tổng hợp theo hình thức sổ
Nhật ký chứng từ dựa trên cơ sở phần mềm kế toán máy (Sơ đồ 1.1)
- Ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá
hạch toán ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp vụ
này được hạch toán vào BCKQKD.
- Doanh thu: doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch được xác định một
cách đáng tin cậy và công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch
này. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho
người mua.
1.2.2. Đặc điểm hạch toán kế toán hàng tồn kho của Công ty khách hàng có ảnh
hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm
toán ASC thực hiện
1.2.2.1. Công ty ABC
 Chính sách kế toán liên quan đến HTK
Hàng tồn kho được hạch toán theo giá thực tế-giá gốc. Giá trị HTK cuối kỳ được
xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Công ty áp dụng phương pháp kê
khai thường xuyên để hạch toán HTK. Định kỳ có kiểm kê hàng tồn kho. Phương
pháp lập dự phòng giảm giá được trích lập theo các quy định kế toán hiện hành,
doanh nghiệp được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi hàng hoá bị lỗi

thời, hỏng, kém phẩm chất và khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần.
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho:
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện
được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá gốc của hàng tồn kho mua ngoài bao gồm giá mua, các loại thuế không
được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và
các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.
Phương pháp xác định giá xuất hàng tồn kho: Công ty tính giá xuất hàng tồn
kho theo phương pháp bình quân gia quyền tháng
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập
vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá
trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Tổ chức chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ
+ Chứng từ liên quan đến HTK
Phiếu đề nghị mua hàng, Đơn đặt hàng, HĐGTGT của nhà cung cấp, Phiếu
kiểm nhận hàng mua, Biên bản kiểm nghiệm hàng hoá, Phiếu nhập kho, Hợp đồng
mua bán hàng hóa, Phiếu xuất kho, Bảng kê mua hàng, Vận đơn
+ Quy trình luân chuyển chứng từ
Quy trình mua hàng và nhập kho: Bộ phận kho kết hợp với Bộ phận kế hoạch của
Phòng Kinh doanh viết Phiếu yêu cầu mua hàng. Phiếu yêu cầu này được kiểm tra và
phê duyệt bởi Ban Giám đốc sau đó chuyển tới Bộ phận thu mua để lập Đơn đặt
hàng. Trong Đơn đặt hàng nêu rõ số lượng, chủng loại, quy cách hàng hóa. Một liên
được gửi tới Phòng Kế toán, một liên gửi tới Bộ phận nhận hàng của Phòng Kinh
doanh để làm căn cứ đối chiếu. Tất cả hàng hoá mua về được Phòng Kỹ thuật chất
lượng căn cứ vào Hoá đơn mua hàng để kiểm tra chất lượng hàng nhập và lập Biên

bản kiểm nghiệm hàng hoá. Hàng sau khi đã được kiểm tra đúng mẫu mã, quy cách,
chất lượng, chủng loại theo đúng với Phiếu yêu cầu mua hàng sẽ được nhập kho. Thủ
kho sẽ lập Phiếu nhập kho và chuyển Phiếu nhập kho cho Phòng Kế toán ghi sổ.
Quy trình xuất kho: Căn cứ vào Đơn đặt mua hàng, Hợp đồng kinh tế với khách
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
hàng và số lượng HTK hiện có, lệnh xuất kho có chữ ký của Giám đốc sẽ được
chuyển tới cho thủ kho, thủ kho lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển và chuyển cho
Phòng Kế toán hạch toán.
Tổ chức hệ thống tài khoản
ABC là doanh nghiệp thương mại nên hàng tồn kho bao gồm: hàng đang đi
đường (151), hàng hoá (156), hàng gửi bán (157) nhưng chính sách bán hàng của
công ty là bán hàng trực tiếp dựa trên Hợp đồng mua bán hàng hóa và Đơn đặt hàng
của khách hàng nên HTK của DN chủ yếu là hàng hoá (TK156) và được mở chi tiết
như sau:
1. Thiết bị điện - TK 1561:
Dây điện, phụ kiện ống luồn dây, máy phát điện, quạt điện công nghiệp, bộ nạp
ác quy, bóng đèn các loại,
2. Thiết bị giáo dục – TK 1562:
- Bàn ghế học tập và giảng dạy: Bàn ghế sinh viên, bàn ghế học sinh, ghế giáo
viên, bàn ghế phòng thí nghiệm,
- Thiết bị dạy và học các cấp: Máy vi tính, máy chiếu slide, amly, loa cột, micro
không dây, bảng chống loá,
- Đồ chơi trong giáo dục: Bảng tri thức đa năng, bảng chữ cái tiếng anh, đồng
hồ IQ đa năng,
3. Thiết bị văn phòng – TK 1563:
Máy quét scan, máy in laser, máy fax, máy huỷ tài liệu, máy photocopy, giá
sách, tủ đựng tài liệu,
Đối với hàng đang đi đường, hàng gửi bán cũng được chi tiết theo ba loại hàng

hoá trên: 1511, 1512, 1513, 1571, 1572, 1573.
Tổ chức hạch toán chi tiết
Sổ chi tiết sử dụng: Thẻ kho, Sổ chi tiết hàng hóa, Bảng tổng hợp nhập- xuất-
tồn hàng hóa.
Phương pháp hạch toán chi tiết: DN áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch
toán chi tiết. Theo phương pháp này, ở kho mở Thẻ kho để ghi chép tình hình biến
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
động về số lượng của từng thứ hàng hóa, còn ở Phòng Kế toán mở Sổ chi tiết hàng
hóa để theo dõi cả về số lượng và giá trị của từng hàng hoá tương ứng với Thẻ kho.
Sơ đồ 1.2: Phương pháp thẻ song song
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty ABC)
Ghi chú:
Nhập hàng ngày
In cuối kỳ
Đối chiếu kiểm tra
Tổ chức hạch toán tổng hợp
Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung nên sổ tổng hợp trong phần hành
HTK gồm có: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký mua hàng, Sổ Nhật ký bán hàng, Sổ
Cái tài khoản HTK.
Hình thức Sổ nhật ký chung của phần hành HTK Công ty ABC như sau:
Sơ đồ 1.3: Hình thức Sổ Nhật ký chung phần hành HTK (Công ty ABC)
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
11
Phiếu nhập
Thẻ kho
Phiếu xuất
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN

Bảng tổng
hợp Nhập-
Xuất-Tồn
hàng hóa
Kế toán
tổng hợp
Sổ, thẻ chi tiết
hàng hoá
Chứng từ về nhập, xuất HTK
Nhật ký chung,
Nhật ký mua
hàng, Nhật ký
bán hàng
Sổ, thẻ chi tiết
HTK
Sổ cái TK
151, 156,157
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
Nhập-Xuất-Tồn
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty ABC)
Ghi chú:
Nhập hàng ngày
In cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Tổ chức hệ thống Báo cáo kế toán
Công ty có hai hình thức báo cáo là Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị:
Báo cáo tài chính định kỳ vào ngày 31/12 hàng năm, Kế toán tổng hợp tiến hành

cân đối sổ sách, từ những Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết để lập Bảng cân đối kế
toán, BCKQKD và Bảng thuyết minh BCTC.
Báo cáo quản trị được lập vào ngày cuối cùng hàng tháng và theo từng bộ phận
kinh doanh để phục vụ cho Kế toán trưởng trong việc xác định kết quả kinh doanh
và hỗ trợ cho ban lãnh đạo của Công ty trong quá trình ra quyết định quản trị. Dựa
vào các Báo cáo quản trị, ban lãnh đạo Công ty đưa ra chính sách kinh doanh mặt
hàng nào cho hợp lý, nên lựa chọn chính sách nào cho phù hợp với tình hình kinh
doanh hiện tại của Công ty. Các Báo cáo quản trị thường bao gồm: Báo cáo bán
hàng của từng bộ phận, Báo cáo hiệu quả kinh doanh, Báo cáo chi phí….
1.2.2.2. Công ty XYZ
 Chính sách kế toán liên quan đến HTK
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
HTK xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực
hiện được. Giá gốc HTK bao gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC (nếu có) để có
được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc của HTK được xác định theo
phương pháp bình quân gia quyền. Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác
định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị, bán
hàng và phân phối phát sinh.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán HTK. Định
kỳ có kiểm kê HTK. Phương pháp lập dự phòng giảm giá HTK được trích lập
theo các quy định kế toán hiện hành, doanh nghiệp được trích lập dự phòng giảm
giá HTK khi hàng hoá bị lỗi thời, hỏng, kém phẩm chất và khi giá gốc lớn hơn
giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm kết thúc niên độ.
Phương pháp tính giá HTK
Tính giá NVL, CCDC nhập kho
Giá trị
NVL,
CCDC

nhập kho
=
Giá trị mua
ghi trên hoá
đơn
+
Chi phí thu
mua
+
Các khoản thuế
không được khấu
trừ
+
CKTM,
giảm giá
hàng mua
Chi phí thu mua bao gồm chi phí trong quá trình thu mua vật liệu: Chi phí vận
chuyển, bao bì, bảo quản, chi phí kiểm nhận nhập kho,…
Tính giá NVL, CCDC xuất kho
Giá thực tế NVL xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền năm.
Công thức tính như sau:
Giá xuất HTK =
Giá trị đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Tính giá thành thành phẩm
Z sản phẩm chè = Z chè sau khi chế biến + Z bao bì
Z bao bì: Đơn giá bao bì xuất kho
Tổng Z chè sau chế biến = CPSXDD đầu kỳ + CPSXPS trong kỳ + CPSXDD cuối kỳ
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
13

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
Giá trị SPDD = Tổng CPVLC/(Số thành phẩm + Số SPDD) * Số SPDD
CPSXPS trong kỳ = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC
Tổng Z chè sau chế biến từng loại = (Tổng Z chè sau chế biến/Tổng trọng lượng
của tất cả các loại sản phẩm) * Tổng trọng lượng của từng loại sản phẩm
Z chè sau chế biến từng loại = Tổng Z chè sau chế biến từng loại/số lượng SP
nhập kho
Tổ chức chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ
+ Chứng từ liên quan đến HTK
Phiếu đề nghị mua hàng hoá, vật tư, Đơn đặt hàng, HĐGTGT của nhà cung cấp,
Phiếu kiểm nhận hàng mua, Biên bản kiểm nghiệm vật tư, thành phẩm, hàng hoá,
Phiếu nhập kho, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư, hàng
hóa, Đơn đặt hàng sản xuất, Bảng chấm công, các Bảng kê, Bảng phân bổ NVL,
CCDC, Phiếu xuất kho, Vận đơn, Bảng tính giá thành,
+ Quy trình luân chuyển chứng từ
Quy trình mua hàng, nhận hàng và lưu kho: Bộ phận kho hoặc bộ phận có nhu
cầu viết Phiếu yêu cầu mua hàng. Phiếu yêu cầu này được kiểm tra và phê duyệt bởi
Giám đốc sau đó chuyển tới Phòng Kế hoạch để lập Đơn đặt hàng. Trong Đơn đặt
hàng nêu rõ số lượng, chủng loại, quy cách hàng hóa. Một liên được gửi tới Phòng
Kế toán, một liên gửi tới Bộ phận nhận hàng của Phòng Kinh doanh để làm căn cứ
đối chiếu. Tất cả hàng hoá mua về được Phòng Kỹ thuật-KCS kiểm tra chất lượng
căn cứ vào Hoá đơn mua hàng và lập Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá.
Phòng này xác định số lượng hàng nhận, kiểm định lại chất lượng hàng xem có phù
hợp với yêu cầu trong Đơn đặt hàng không và loại bỏ các hàng bị lỗi, hỏng; lập
Biên bản nhận hàng và chuyển tới Bộ phận kho. Hàng một lần nữa sẽ được thủ kho
kiểm tra về chất lượng, số lượng sau đó cho nhập kho. Bộ phận cung ứng sẽ lập
Phiếu nhập kho và chuyển Phiếu nhập kho cho Phòng Kế toán ghi sổ.
Quy trình xuất kho vật tư cho sản xuất: Các phân xưởng sản xuất khi có yêu cầu
sử dụng vật tư thì viết Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư, hàng hóa và chuyển lên trưởng
phòng vật tư để phê duyệt. Phiếu yêu cầu này được lập thành 3 liên. Phân xưởng có

SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
yêu cầu sẽ giữ một liên, một liên sẽ giao cho Bộ phận kho làm căn cứ xuất và hạch
toán kho, một liên còn lại sẽ chuyển cho Phòng Kế toán để ghi sổ kế toán. Trong
quá trình sản xuất, người giám sát sản xuất có trách nhiệm kiểm soát và nắm chắc
tất cả tình hình và quá trình sản xuất, theo dõi dựa trên Phiếu yêu cầu sử dụng vật
liệu, Phiếu xuất kho, Bảng chấm công, Bảng kê, Bảng phân bổ NVL, CCDC…
Quy trình nhập-xuất thành phẩm: Sản phẩm hoàn thành trong khâu sản xuất
được kiểm định xong sẽ cho nhập kho để lưu trữ chờ bán. Thủ kho sẽ lập Phiếu
nhập kho (ghi rõ số lượng từng loại sản phẩm). Phiếu nhập kho này được lập thành
3 liên: một liên thủ kho giữ lại, một liên gửi cho Bộ phận sản xuất, một liên chuyển
lên Phòng Kế toán làm căn cứ tính giá và ghi sổ kế toán. Khi xuất kho thành phẩm
thủ kho phải căn cứ vào lệnh xuất kho có sự phê duyệt của Giám đốc. Thủ kho lập
phiếu xuất kho, Bộ phận vận chuyển sẽ lập phiếu vận chuyển hàng có đánh số thứ
tự trước và chỉ rõ hàng hoá được vận chuyển. Phiếu vận chuyển hàng được lập
thành 3 liên, liên thứ nhất được lưu tại phòng tiếp vận làm chứng từ minh chứng
cho việc vận chuyển; liên hai đính kèm với Phiếu xuất kho chuyển tới Phòng Kế
toán để làm căn cứ ghi sổ; liên ba được đính kèm bên ngoài bao kiện của hàng hoá
trong quá trình vận chuyển.
Tổ chức hệ thống tài khoản
ABC là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên hàng tồn kho bao gồm: hàng
đang đi đường (151), nguyên vật liệu (152), công cụ dụng cụ (153), sản phẩm dở
dang (154), thành phẩm (155), hàng gửi bán (157), dự phòng giảm giá HTK (159).
Chính sách bán hàng của công ty là bán hàng trực tiếp dựa trên đơn đặt hàng và
hợp đồng kinh tế, một số mặt hàng thông qua ký gửi đại lý và xuất khẩu.
1. Nguyên vật liệu (152)
a. NVL chính (TK1521)
- Chè O long Đài Loan
- Chè xanh sơ chế

- Chè cám
- Chè Kim Tuyên sơ chế
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
- Chè giống Trung Quốc
- Chè Pou chung sơ chế sản xuất theo CN Trung Quốc
b. NVL phụ (TK1522)
- Phân bón, vật tư khác: Lân, đạm Urê TQ, đạm Urê Phú Mỹ, đạm SA, Kali, bột
đôromi, bã thanh hao, mùn vi sinh xay ủ,
- Thuốc trừ sâu: Thuốc dâm chiết cành, thuốc trừ sâu song mã 24,5EC-50ml,
thuốc trừ sâu actara,
b. Nhiên liệu (TK1523)
Than cục, gas công nghiệp, dầu điêzen, than cám.
2. Công cụ, dụng cụ (TK153)
- Túi vải dù hái chè, băng keo, lưỡi dao máy cắt cỏ, băng dính thùng carton,
gang tay, khẩu trang,
- Bao bì: bao PP 80*140 (xanh), bao tải đay, bao PP 85*145,
- Hộp chè, thùng carton: Túi chè khổ qua, hộp chè khổ qua, hộp chè nhài, hộp
chè nhúng xanh 50g, túi chè sen bao bạc 25g, hộp chè Tùng Hạc 100g, hộp chè
Vân Sơn, hộp chè Thanh Long 100g,
3. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154)
Tập hợp vào TK 154 là toàn bộ CPNVLTT, CPNC, CPSXC.
Tập hợp chi phí:
- Toàn bộ NVL chính xuất dùng hạch toán: TK 621
- Toàn bộ tiền lương hạch toán: TK 622
- Toàn bộ NVL phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ và các chi phí chung khác hạch
toán: TK 627
Phương pháp tính giá thành: đơn vị áp dụng phân bổ tất cả các loại chi phí theo
trọng lượng thành phần.

4. Thành phẩm (TK155)
Toàn bộ các sản phẩm chè sau khi đã được chế biến đóng gói, bao gồm:
- Sản phẩm nội tiêu: chè xanh đặc biệt gói, chè Thanh Long 100g, chè Tùng
Hạc, chè sen bao bạc, chè sen hộp, chè tuyết Mộc Châu, chè Vân Sơn,
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
- Sản phẩm xuất khẩu: Chè xanh AB, chè xanh F1, chè BPS xanh,
5. Hàng gửi bán (TK 157)
Sản phẩm đem ký gửi đại lý, gửi bán được hạch toán vào TK 157
6. Dự phòng giảm giá HTK (TK159)
Dự phòng giảm giá HTK được trích lập cho các vật tư, sản phẩm tồn kho có giá
trị gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được theo quy định tại Chuẩn mực
kế toán Việt Nam số 02.
Tổ chức hạch toán chi tiết
Sổ chi tiết sử dụng: Thẻ kho, Sổ chi tiết HTK, Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn
hàng hóa.
Phương pháp hạch toán chi tiết: DN áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch
toán chi tiết. Theo phương pháp này thì ở kho mở Thẻ kho để ghi chép tình hình biến
động về số lượng của từng thứ hàng hóa, còn ở Phòng Kế toán căn cứ vào Phiếu
nhập kho, Phiếu xuất kho nhập chứng từ vào phần mềm để mở Sổ chi tiết hàng hóa
để theo dõi cả về số lượng và giá trị của từng hàng hoá tương ứng với thẻ kho.
Tổ chức hạch toán tổng hợp
Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ nên sổ tổng hợp trong phần
hành HTK gồm có: Sổ Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 10; Bảng kê số 3, 4, 5, 6;
Sổ Cái tài khoản HTK.
Tổ chức hệ thống Báo cáo kế toán
Công ty có hai hình thức báo cáo là Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị:
Báo cáo tài chính định kỳ vào ngày 31/12 hàng năm, kế toán tổng hợp tiến hành
cân đối sổ sách, từ những Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết để lập Bảng cân đối kế

toán, BCKQKD và Bảng thuyết minh BCTC.
Báo cáo quản trị được lập vào ngày cuối cùng hàng tháng và theo từng phân
xưởng sản xuất phục vụ cho kế toán trưởng trong việc xác định kết quả kinh doanh
và hỗ trợ cho ban lãnh đạo của Công ty trong quá trình ra quyết định quản trị. Dựa
vào các Báo cáo quản trị, ban lãnh đạo Công ty phân tích mối quan hệ giữa các chi
phí, khối lượng sản xuất để đưa ra cơ cấu sản phẩm sản xuất cho hợp lý, nên lựa
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
chọn dây chuyền sản xuất nào, định giá bán sản phẩm bao nhiêu để phù hợp với tình
hình kinh doanh hiện tại của Công ty. Các Báo cáo quản trị bao gồm: Báo cáo chi
phí và giá thành, Báo cáo hiệu quả kinh doanh, Báo cáo kết quả kinh doanh từng
mặt hàng và toàn bộ phân xưởng, bảng so sánh kết quả kinh doanh qua nhiều năm,
Báo cáo bán hàng ở từng đại lý,…
1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài
chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện.
Trong phần này của chuyên đề sẽ phản ánh thực tế chu trình kiểm toán hàng tồn
kho tại hai đơn vị khách hàng theo đúng trình tự của cuộc kiểm toán. Song đề tránh
đi lạc nội dung của đề tài, trọng tâm chuyên đề sẽ tập trung vào chi tiết các công
việc liên quan đến kiểm toán phần hành hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC của
hai khách hàng. Các nội dung không liên quan hoặc ít liên quan sẽ được lược bỏ
hoặc trình bày ngắn gọn.
1.3.1. Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại khách hàng ABC do Công ty trách
nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện
1.3.1.1. Chuẩn bị kiểm toán
Khảo sát, đánh giá khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán
Để cuộc kiểm toán thực hiện có hiệu quả, các kiểm toán viên tổ chức một cuộc
khảo sát nhằm thu thập thông tin và tìm hiểu yêu cầu khách hàng, đánh giá khả
năng phục vụ khách hàng trên cơ sở đó chấp nhận kiểm toán, xác định giá phí kiểm
toán, ký kết hợp đồng và lập kế hoạch kiểm toán.

Trước khi tiến hành kiểm toán, đại diện Công ty ASC (Phó Tổng Giám đốc: Bà
Trần Thị Hạnh) và Công ty ABC sẽ cùng thảo luận về việc cung cấp dịch vụ kiểm
toán. Phó Tổng Giám đốc sẽ lập kế hoạch giao dịch và cung cấp dịch vụ kiểm toán
cho khách hàng, kiểm tra các tài liệu cần được khách hàng cung cấp, các điều kiện
phục vụ công việc. Trong cuộc họp với khách hàng, Phó Tổng Giám đốc sẽ thảo
luận và thống nhất với khách hàng kiểm toán về các thông tin cơ bản liên quan đến
cuộc kiểm toán như: Thời điểm thực hiện cuộc kiểm toán, thời hạn kiểm toán, thời
hạn lập dự thảo Báo cáo kiểm toán, thời điểm phát hành Báo cáo chính thức, các
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
thành viên trong đoàn kiểm toán cũng như các tài liệu mà KTV yêu cầu khách hàng
cung cấp,… Các tài liệu này sẽ được lưu trữ lại trong hồ sơ kiểm toán, là cơ sở để
KTV và khách hàng tuân thủ trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Do Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của ASC nên Phó Tổng
giám đốc sẽ lập biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng.
Nội dung chính của biên bản bao gồm:
- Thông tin chung về khách hàng: Tên Công ty khách hàng, kỳ kế toán, các nét
chính trong kinh doanh, loại hình kinh doanh, kiểm toán viên trước đây của khách
hàng, lý do khách hàng thay đổi đơn vị kiểm toán, loại hình dịch vụ kiểm toán mà
khách hàng yêu cầu ASC cung cấp.
- Đánh giá rủi ro: Phong cách và tính chính trực của Ban quản lý, Ban Giám đốc
của khách hàng, cơ cấu tổ chức và quản lý, loại hình kinh doanh, môi trường kinh
doanh, kết quả kinh doanh, đặc thù của dịch vụ kiểm toán cung cấp, các mối quan
hệ kinh doanh và các bên liên quan, các hiểu biết và kinh nghiệm về khách hàng
này,… đánh giá chung về rủi ro.
- Mức phí kiểm toán chấp nhận được.
- Kết luận về sự chấp thuận: Trong đó nêu ra những ghi chú chi tiết nếu rủi ro
được đánh giá là hơn hoặc vượt mức bình thường. Nếu có quyết định tiếp tục cung
cấp dịch vụ kiểm toán thì trưởng nhóm kiểm toán cần có kế hoạch quản lý rủi ro.

Hai bên tiến hành kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán.
Đoàn kiểm toán được bố trí gồm 5 người: Một trưởng nhóm kiểm toán, hai KTV
và hai trợ lý kiểm toán. Thời gian thực hiện kiểm toán trong 7 ngày.
Thu thập thông tin
Để thu thập các thông tin về khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán gửi văn bản
đến khách hàng yêu cầu các tài liệu cần cung cấp trước khi đoàn kiểm toán đến làm
việc trực tiếp. Như vậy, khách hàng sẽ có thời gian chuẩn bị tài liệu và đầy đủ hơn.
Các thông tin chung về khách hàng như: Tên Công ty khách hàng, kỳ kế toán,
các nét chính trong kinh doanh, loại hình kinh doanh, … (đã được trình bày trong
phần 1.2.1.1. Giới thiệu khách hàng kiểm toán ABC).
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
Đối với kiểm toán khoản mục hàng tồn kho nói riêng, trưởng nhóm kiểm toán sẽ
chi tiết các tài liệu cần khách hàng cung cấp phục vụ cho kiểm toán BCTC cho năm
tài chính 2009 bao gồm:
- Biên bản kiểm kê HTK vào cuối năm tài chính (KTV hướng dẫn kế hoạch, thủ
tục thực hiện và chứng kiến kiểm kê)
- Bảng tóm tắt và báo cáo chi tiết HTK
- Bảng kê mua hàng hoá trong năm
- Báo cáo nhập-xuất- tồn
- Bảng phân tích giá vốn theo tỉ lệ lãi gộp hàng tháng
- Báo cáo hàng gửi bán và hàng mua đang đi đường cuối năm tài chính
- Bảng đối chiếu hàng hoá xuất bán và TK 632 hàng tháng hoặc hàng quý
Những thông tin về HTK của Công ty ABC:
Công ty ABC là Công ty thương mại nên HTK bao gồm chủ yếu là hàng hoá,
ngoài ra còn có hàng mua đang đi đường, hàng gửi bán và dự phòng giảm giá HTK.
Công ty thực hiện chính sách bán hàng trực tiếp theo đơn đặt hàng của khách hàng
và dựa trên hợp đồng mua bán hàng hoá. Là một công ty chuyên kinh doanh các
thiết bị điện, thiết bị giáo dục và thiết bị văn phòng nên đối tượng khách hàng của

ABC là các trường học từ mẫu giáo đến đại học và các cơ quan, xí nghiệp, doanh
nghiệp. ABC thường xuyên chủ động gửi giấy chào hàng đến các khách hàng lớn.
Hàng hóa của Công ty được bố trí ở ba kho:
Kho 1 bao gồm các thiết bị điện: Quạt điện, máy phát điện, cầu chì, cầu giao,
bóng đèn các loại, tụ điện, bộ ngắt mạch, công tắc điện,
Kho 2 bao gồm các thiết bị giáo dục: Bàn ghế học tập và giảng dạy, thiết bị dạy
và học các cấp, đồ chơi trong giáo dục
Kho 3 bao gồm các thiết bị văn phòng: Máy in, máy photocopy, máy huỷ tài
liệu, giá sách, tủ đựng tài liệu,
Mỗi một loại hàng hoá có nhiều mẫu mã và chủng loại, chất liệu an toàn theo
tiêu chuẩn quốc tế, dịch vụ khách hàng tốt và giao hàng tại địa điểm yêu cầu.
Thông tin về đặc điểm kế toán HTK tại Công ty ABC đã được trình bày ở phần
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
1.2.2.1. Chính sách kế toán liên quan đến HTK của Công ty ABC).
Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Kiểm toán viên tiến hành phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính của đơn vị khách
hàng nhằm phát hiện ra những biến động bất thường xảy ra trong năm tài chính. Từ
đó có thể phát hiện ra những vấn đề nghi vấn về khả năng tồn tại sai sót trên BCTC.
Trong kiểm toán HTK, kiểm toán viên áp dụng các thủ tục phân tích như sau:
Phân tích ngang: KTV sử dụng các BCTC đã thu thập được và lọc ra những chỉ
tiêu quan trọng có liên quan tới HTK, bao gồm: Tổng giá trị HTK, DTT, GVHB, lợi
nhuận gộp. Kết quả phân tích được thể hiện trên Giấy tờ làm việc của KTV:
Bảng 1.2. Giấy làm việc của KTV-Phân tích sơ bộ chu trình HTK
(Công ty ABC)
(Đơn vị: Đồng)
Chỉ tiêu 31/12/2009
(1)
31/12/2008

(2)
Chênh lệch
Số tuyệt đối
(3)=(1)-(2)
Số tương đối
(4)=(3)/(2)*100
1. Doanh thu thuần 64.842.574.667 47.436.785.708 17.405.788.959 36.7%
2. Giá vốn hàng bán 56.306.455.738 40.574.072.385 15.732.383.353 38.77%
3. Lợi nhuận gộp 8.536.118.929 6.862.713.323 1.673.405.606 24.38%
4. Hàng tồn kho 3.547.239.064 2.494.340.175 1.052.898.889 42.21%
Nhận xét:
HTK tại thời điểm cuối năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1.052.898.889 đồng tương ứng
với số tương đối tăng 42.21%. Sự gia tăng này là do năm 2009 lượng hàng tiêu thụ không
được như dự kiến. Theo kế hoạch của BGĐ, thì trong năm 2009 các thiết bị mà Công ty
cung cấp sẽ tiêu thụ mạnh nên cho nhập hàng với một số lượng lớn nên dẫn đến tình trạng
ứ đọng hàng, cần phải xem xét lại chính sách bán hàng của ABC trong 2009. Tuy nhiên,
lượng hàng bán ra vẫn tăng so với 2008, do nhu cầu về giáo dục ngày càng gia tăng, số
lượng các thiết bị phục vụ giảng dạy được tiêu thụ nhiều hơn. Do đó mà GVHB gia tăng
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
21




CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC



Chuyên ngành Kiểm toán và Tư vấn tài chính
Tên khách hàng Công ty ABC Người thực

hiện
Lê Phương Anh Mã số: Fa/1
Niên độ kế toán 2009
Nội dung thực hiện
Phân tích sơ bộ đối với
chu trình HTK
Ngày thực hiện 19/03/2009
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
năm 2009 so với 2008 là 15.732.383.353 đồng (về số tương đối tăng 38.77%). Cùng với sự
tăng lên của GVHB, DTT cũng tăng lên 17.405.788.959 đồng tương ứng với số tương đối
tăng 36,7%. Có thể nhận thấy tốc độ tăng của GVHB lớn hơn tốc độ tăng của DTT, nguyên
nhân là do ngày càng có nhiều công ty kinh doanh thiết bị điện, điện tử nên để cạnh tranh
trong lĩnh vực này đòi hỏi Công ty phải giảm giá bán để thu hút khách hàng, kích cầu, tăng
số lượng tiêu thụ.
(Nguồn: Tài liệu Công ty TNHH Kiểm toán ASC)
Phân tích dọc: KTV tính toán một số tỷ suất quan trọng trong chu trình HTK. Kết
quả phân tích được thể hiện trên Giấy làm việc của KTV.
Bảng 1.3: Giấy làm việc của KTV-Phân tích sơ bộ chu trình HTK
(Công ty ABC)
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
22
Người kiểm tra: Trần Thị Hạnh
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
(Đơn vị: Đồng)
Nhận xét:
Số vòng quay HTK năm 2009 tăng so với 2008 về số tuyệt đối là 1.52 vòng, tương
ứng với số tương đối là tăng 8.88%, nhờ vậy mà số ngày một vòng quay HTK được
rút ngắn 1.72 ngày, tương ứng giảm 8.06%. Hàng hoá của Công ty luân chuyển nhanh
hơn, điều này hoàn toàn phù hợp với việc DTT tăng trong năm 2009 so với 2008.
Tỷ lệ lãi gộp năm 2009 giảm so với năm 2008 là 10,34%. Điều này đã được giải thích

trong giấy làm việc của KTV là do cạnh tranh với các công ty trong ngành nên ABC
giảm giá bán để giữ khách hàng và thu hút thêm các khách hàng mới. Nhưng tuy
nhiên, cần phải chú ý đến sự biến động ngược chiều của số vòng quay HTK. Đây
chính là điểm đáng chú ý, hướng sự xem xét của chúng tôi đến khả năng HTK bị khai
giảm xuống trong khi GVHB lại khai tăng.
(Nguồn: Tài liệu Công ty TNHH Kiểm toán ASC)
Đánh giá sơ bộ HTKSNB của Công ty ABC đối với chu trình HTK
Trước tiên, KTV cần có sự hiểu biết sơ bộ về HTKSNB đối với HTK của ABC
thông qua phỏng vấn BGĐ và nhân viên Công ty ABC, đồng thời, kết hợp với quan
sát để hoàn thiện bảng câu hỏi, căn cứ vào đánh dấu lựa chọn câu trả lời, KTV có
thể đưa ra nhận định về sự hữu hiệu của HTKSNB đối với HTK của đơn vị.
Bảng 1.4: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với HTK
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
23



CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC


Chuyên ngành Kiểm toán và Tư vấn tài chính

Tên khách hàng Công ty ABC
Người thực hiện Lê Phương Anh
Mã số:
Fa/1
Niên độ kế toán 2009
Nội dung thực hiện
Phân tích sơ bộ đối
với chu trình HTK

Ngày thực hiện 19/03/2010
Người kiểm tra: Trần Thị Hạnh
Hệ số phân tích Công thức 2009
(1)
2008
(2)
Chênh lệch
Số tuyệt đối
(3)=(2)-(1)
Số tương đối
(4)=(3)/(2)*100
1. Số vòng quay
HTK (vòng)
∑GVHB/HTK bình
quân
18.64 17.12 1.52 8.88%
2. Thời gian 1 vòng
quay HTK (ngày)
365/Số vòng quay
HTK
19.6 21.32 (1.72) -8.06%
3. Tỷ lệ lãi gộp (%) ∑Lãi gộp/∑DTT 0.13 0.145 (0.015) -10.34%
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
(Công ty ABC)
Câu hỏi
Trả lời
Áp dụng Ghi
chú
Có Không
Hệ thống HTK có theo dõi chi tiết cho từng loại

HTK hay không?

Hệ thống sổ sách kế toán có được đối chiếu với kết
quả kiểm kê trong năm hay không?

HTK có được đánh dấu theo một dãy số được xây
dựng trước không?

Chênh lệch giữa sổ sách kế toán và kết quả kiểm kê
thực tế có được giải quyết dứt điểm không?

Có tồn tại một phòng thu mua độc lập chuyên thực
hiện trách nhiệm nhận hàng?

Các vật tư hàng hoá có được kiểm soát và cất trữ
bởi một bộ phận kho độc lập không và chúng được
kiểm soát chặt chẽ khi xuất kho không?

Đơn đặt hàng có được lập dựa trên các phiếu yêu
cầu mua hàng đã dược xét duyệt không?

Đơn đặt hàng có được đánh STT liên tục trước
không?

Đơn vị có thiết lập các thủ tục xét duyệt đặt hàng và
áp dụng một cách nhất quán không?

Trước khi nhập kho, hàng hoá có được kiểm nhận kỹ
càng về số lượng, quy cách và chất lượng không?


Đơn vị có sắp xếp kho hàng một cách hợp lý, tránh
được các mất mát, hư hỏng không?

Đơn vị có kiểm kê định kỳ HTK không?

Kiểm kê
định kỳ
theo quý
Vật tư, hàng hóa xuất kho có dựa trên đơn đặt hàng
đã được phê duyệt không?

Phiếu xuất kho có đánh STT liên tục không?

SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Bùi Thị Minh Hải
Các nghiệp vụ xuất, nhập có được ghi chép đầy đủ
và chính xác không?

Phương pháp tính giá được áp dụng nhất quán không?

(Nguồn: Tài liệu Công ty TNHH Kiểm toán ASC)
Sau quá trình nghiên cứu HTKSNB đối với HTK của Công ty ABC, KTV tiến
hành mô tả các hoạt động về kế toán và kiểm soát HTK trên Giấy tờ làm việc. Có thể
thấy HTKSNB đối với HTK tại Công ty ABC tồn tại và hoạt động khá hữu hiệu.
Đánh giá trọng yếu và rủi ro
Xác định mức trọng yếu:
Với Ban lãnh đạo của ASC là những người đã từng hoạt động lâu năm trong lĩnh
vực kiểm toán và từng công tác tại các công ty kiểm toán lớn thuộc Bộ Tài chính,
ASC đã xây dựng được tài liệu hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán

Báo cáo tài chính tại Công ty như sau:
Bảng 1.5: Bảng tính mức trọng yếu của ASC
Chỉ tiêu Mức trọng yếu
1. Lợi nhuận trước thuế 4% - 8%
2. Doanh thu 0.4% - 0.8%
3. TSLĐ & ĐTNH 1.5% - 2%
4. Nợ ngắn hạn 1.5% - 2%
5. Tổng tài sản 0.8% - 1%
(Nguồn: Tài liệu Công ty TNHH Kiểm toán ASC)
ASC ưu tiên căn cứ số một là lợi nhuận trước thuế. Công ty ABC có lợi nhuận trước
thuế trong năm 2009 đạt 1.462.324.821 đồng, như vậy, căn cứ vào chỉ tiêu này để
ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho tổng thể BCTC:
1.462.324.821 * 6% = 87.739.489 đồng
Mức trọng
yếu phân
bổ cho
khoản mục
HTK
=
Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu
*
Số dư
của
khoản
mục
HTK
*
Hệ số đi
kèm
khoản

mục
HTK

Số dư từng
khoản mục
*
Hệ số đi kèm
của từng khoản
mục
Sau khi đã có ước lượng về mức trọng yếu của BCTC, KTV sẽ phân bổ ước
SV thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt Minh Lớp: Kiểm toán 48C
25

×