Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Chủ đề 7: Đa dạng thế giới sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104 KB, 21 trang )

CHỦ ĐỀ 7:
ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG


I. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SINH VẬT
- Phân loại thế giới sống là cách sắp xếp các sinh vật
vào một hệ thống theo trật tự nhất định dựa vào đặc
điểm cơ thể.
- Theo Whittaker, thế giới sống được chia thành năm
giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.
- Theo nguyên tắc phân loại, các bậc phân loại từ nhỏ
đến lớn được sắp xếp theo trật tự: Loài, chi (hoặc giống),
họ, bộ, lớp, ngành, giới.


I. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SINH VẬT
Phân loại thế giới sống

Giới
Khởi sinh

Giới
Nguyên sinh

Giới
Nấm

Giới
Thực vật

Phân loại thế giới sống



Giới
Động vật


I. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SINH VẬT
- Cách gọi tên sinh vật
+ Tên phổ thông: là cách gọi phổ biến của lồi có
trong danh lục tra cứu.
+ Tên khoa học: là cách gọi tên một loài sinh vật theo
tên chi/ giống và tên loài.
+ Tên địa phương: là cách gọi truyền thống của
người dân bản địa theo vùng, miền của quốc gia.


II. KHỐ LƯỠNG PHÂN
- Khóa lưỡng phân dùng để phân chia các sinh vật
thành từng nhóm, dựa trên sự giống hoặc khác nhau ở
mỗi đặc điểm của sinh vật.
- Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp
các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có
những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách thì
thu được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau.


II. KHỐ LƯỠNG PHÂN
Ví dụ: Xây dựng khóa lưỡng phân của các loài động vật
sau: Cá mập, Khỉ, Rùa, Chim, Bọ ngựa.
Khơng


Cá mập


(1) Có chân

(4) Có lơng
(2) Có cánh

Khơng

Khơng




(3) Có mỏ

Không

Con khỉ
Con rùa
Con chim
Con bọ ngựa


III. VIRUS
- Virus là dạng sống rất nhỏ, khơng có cấu tạo tế bào,
chỉ có thể nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.
- Cấu tạo gồm hai phần chính: lớp vỏ protein và phần lõi
chứa vật chất di truyền (ADN hoặc ARN).

- Hình dạng: Khối, que, hỗn hợp.
Virus là đối tượng được nghiên cứu trong khoa học và y
học. Virus cũng là nguyên nhân gây bệnh cho con người,
vật nuôi, cây trồng.


III. VIRUS
- Bệnh do virus gây ra có thể lan truyền theo nhiều con
đường khác nhau: từ mẹ sang con, tiếp xúc trực tiếp,
truyền máu, tiêu hóa, hơ hấp,... Do đó, để phịng bệnh do
virus gây ra chúng ta phải ngăn chặn các con đường lây
truyền bệnh, tiêm vaccine phòng bệnh,...


IV. VI KHUẨN
- Vi khuẩn là những cơ thể đơn bào, nhân sơ có kích
thước nhỏ bé, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển
vi.
- Hình dạng: hình que, hình cầu, hình xoắn, hình dấu
phẩy,...
- Cấu tạo gồm các thành phần chính: thành tế bào,
màng tế bào, chất tế bào và vùng nhân.


IV. VI KHUẨN
- Vai trị:
+ Đa số vi khuẩn có lợi và được ứng dụng trong đời
sống, y tế, trong chế biến thực phẩm.
+ Một số vi khuẩn có hại gây bệnh cho con người, vật
nuôi và cây trồng; làm hư hại thực phẩm, làm thức ăn bị ôi

thiu.
- Biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn: vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường, bảo quản thực phẩm đúng
cách.


V. NGUYÊN SINH VẬT
- Nguyên sinh vật là những sinh vật đơn bào, nhân thực
có kích thước hiển vi.
- Vai trị: Nhiều loại ngun sinh vật có lợi nhưng cũng
khơng ít loại gây bệnh nguy hiểm cho con người (trùng
sốt rét gây bệnh sốt rét, amip lị gây bệnh kiết lị,...).
- Để phòng tránh các bệnh do nguyên sinh vật cần
thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và vệ
sinh môi trường.


VI. NẤM
- Nấm là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân thực. Chúng
thường sống ở những nơi ẩm ướt như đất ẩm, rơm rạ, thức ăn,...
- Vai trò: Nấm có vai trị quan trọng đối với tự nhiên và con
người.
+ Nấm phân giải xác sinh vật giúp đất thêm màu mỡ và làm
sạch môi trường.
+ Làm thực phẩm.
+ Làm dược liệu và được dùng trong công nghệ chế biến thực
phẩm.


VI. NẤM

- Bên cạnh những nấm có ích cũng có một số nấm gây
ngộ độc và gây bệnh cho con người, động vật, thực vật.
- Đề phòng bệnh do nấm cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ,
vệ sinh môi trường, nơi ở khô ráo, đủ ánh sáng.


VII. THỰC VẬT
- Thế giới thực vật phong phú, đa dạng về lồi và mơi
trường sống.
- Thực vật bao gồm các ngành chính:
+ Rêu: thực vật khơng có mạch.
+ Dương xỉ: thực vật có mạch, khơng có hạt.
+ Hạt trần: thực vật có mạch, có hạt.
+ Hạt kín: là thực vật có mạch, có hoa, có hạt.


VII. THỰC VẬT
- Vai trò:
+ Trong tự nhiên: Thực vật cung cấp thức ăn, nơi ở,
nơi sinh sản cho nhiều lồi sinh vật; thực vật góp phần
giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen, khí carbon dioxide
trong khơng khí, điều hịa khí hậu, chống xói mịn đất,...
+ Trong đời sống: Thực vật cung cấp lương thực
thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp, làm cảnh,...


VIII. ĐỘNG VẬT
- Thế giới động vật rất phong phú và đa dạng được chia
thành hai nhóm lớn:

+ Nhóm động vật không xương sống: Ruột khoang,
Giun, Thân mềm, Chân khớp.
+ Nhóm động vật có xương sống: Cá, Lưỡng cư, Bị
sát, Chim, Thú (Động vật có vú).


VIII. ĐỘNG VẬT
- Vai trị:
+ Nhiều lồi động vật có lợi cho con người như cung
cấp thức ăn, sức kéo,... (ngựa, trâu, bị, gà,...).
+ Tuy nhiên, cũng có những lồi có hại cho con người
như: phá hại mùa màng (châu chấu, cào cào,...), tác
nhân truyền bệnh (ruồi, muỗi,...).


IX. ĐA DẠNG SINH HỌC
- Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài,
số lượng cá thể trong lồi và mơi trường sống.
- Vai trị: đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá
đối với tự nhiên và con người.
+ Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ
đất, nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hịa khí hậu,
duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.


IX. ĐA DẠNG SINH HỌC
+ Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản
phẩm sinh học cho con người như lương thực, thực
phẩm, dược liệu,...
- Nguyên nhân làm giảm sự đa dạng sinh học là do

yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người.


IX. ĐA DẠNG SINH HỌC
- Biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học
+ Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ mơi trường sống
của các lồi sinh vật.
+ Cấm săn bắt, bn bán, sử dụng trái phép các lồi
động vật hoang dã.
+ Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ các lồi sinh
vật trong đó có các loại q hiếm.



×