Tải bản đầy đủ (.pptx) (9 trang)

Chủ đề 10: Trái đất và bầu trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.81 KB, 9 trang )

CHỦ ĐỀ 10:
TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI


I. CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT
TRỜI
- Ban ngày, ta nhìn thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đơng và
lặn ở hướng Tây.
- Nguyên nhân hiện tượng này là do Trái Đất quay
quanh trục của nó từ Tây sang Đơng.
- Do Trái Đất quay quanh trục của nó mà có hiện tượng
ngày và đêm trên Trái Đất và hiện tượng này biến đổi
một cách tuần hoàn.


II. CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT
TRĂNG
- Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất, quay quanh Trái Đất
theo quỹ đạo gần như đường trịn.
- Mặt Trăng khơng tự phát sáng. Từ Trái Đất, ta nhìn
thấy phần Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời được
gọi là pha của Mặt Trăng.


II. CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT
TRĂNG
* Các pha của Mặt Trăng theo thứ tự trong tháng âm
lịch như sau:
- Trong nửa tháng âm lịch đầu: Trăng non (không Trăng),
Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, Trăng khuyết, Trăng
tròn.


- Trong nửa tháng âm lịch sau: Trăng tròn; Trăng khuyết,
Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, không Trăng.


II. CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT
TRĂNG
* Các pha của Mặt Trăng theo thứ tự trong tháng âm
lịch như sau:
- Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp của cùng một
hình dạng Mặt Trăng được gọi là một Tuần Trăng.


III. HỆ MẶT TRỜI
- Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời ở giữa, xung quanh có 8
hành tinh, sao chổi và các thiên thạch.
- Tám hành tinh trong hệ Mặt Trời xếp thứ tự từ gần đến
xa gồm: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh,
Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
- Các hành tinh chuyển động theo cùng chiều, quỹ đạo
gần như đường tròn. Càng xa Mặt Trời, chu kì quay của
các hành tinh càng tăng.


III. HỆ MẶT TRỜI
STT

Hành tinh

Chu kì (năm)


1

Thủy tinh

0,24

2

Kim tinh

0,62

3

Trái đất

1

4

Hỏa tinh

1,88

5

Mộc tinh

12


6

Thổ tinh

29


II. HỆ MẶT TRỜI
STT

Hành tinh

Chu kì (năm)

7

Thiên Vương tinh

84

8

Hải Vương tinh

165


IV. NGÂN HÀ
- Ban đêm, ta có thể quan sát Ngân Hà trên bầu trời.
- Thiên hà là tập hợp hàng tỉ các ngôi sao, bụi, hành

tinh,... Mỗi thiên hà đều có tâm ở giữa. Ngân Hà là một
trong hàng tỉ thiên hà của vũ trụ.
- Ngân Hà có dạng hình xoắn ốc, gồm bốn nhánh. Hệ
Mặt Trời nằm trên nhánh Lạp Hộ và nằm ở phần rìa của
Ngân Hà cách tâm Ngân Hà khoảng 25.000 năm ánh
sáng.



×