Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Hoàn thiện hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam nam hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.88 KB, 113 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NAM HÀ NỘI VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CANH TRANH CỦA CHI NHÁNH..........................3
1.1: Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Nam Hà Nội.........3
1.1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam Nam Hà Nội.......................................................................3
1.1.2: Các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam Nam Hà Nội...............................................................................5
1.1.3: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Nam Hà Nội...............................................................................................6
1.1.4: Chức năng từng phòng ban của chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam Nam Hà Nội...............................................................................6
1.1.5: Một số hoạt động của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam Nam Hà Nội.............................................................................................13
1.2: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi
nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Nam Hà Nội......................23
1.2.1: Tổng quan về năng lực canh tranh...........................................................23
1.2.2: Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh
ngân hàng BIDV Nam Hà Nội..........................................................................27
1.2.3: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi
nhánh ngân hàng BIDV Nam Hà Nội................................................................32
CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU


TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NAM HÀ NỘI............................................82
2.1: Định hướng mục tiêu phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam trong tương lai...................................................................................82
SV: Trần Mạnh Linh
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

2.2: Định hướng mục tiêu phát triển của chi nhánh BIDV Nam Hà Nội......83
2.3: Định hướng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh
BIDV Nam Hà Nội..............................................................................................84
2.4: Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện hoạt động đầu tư nâng cao năng
lực cạnh tranh tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội.............................................85
2.4.1: Giải pháp nâng cao năng lực tài chính.....................................................85
2.4.2: Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành quản lý......................................90
2.5: Một số kiến nghị........................................................................................103
2.5.1: Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...............103
2.5.2: Kiến nghị với chi nhánh ngân hàng BIDV Nam Hà Nội.......................104
KẾT LUẬN..........................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................109

SV: Trần Mạnh Linh
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIDV

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

NNo & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

APEC

Hợp tác kinh tế khu vực Châu Á -Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á

CN

Chi nhánh

NH

Ngân hàng

CNTT


Công nghệ thơng tin

CSTT

Chính sách tiền tệ

CSTK

Chính sách tài khóa

NHTW

Ngân hàng trung ương

TCTD

Tổ chức tín dụng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

VDL

Vốn điều lệ


TW

Trung ương

VCB

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

VTC

Vốn tự có

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế

TMCP

Thương mại cổ phần

PGD

Phòng giao dịch

CBNV

Cán bộ nhân viên

ATM


Máy rút tiền tự động

DNNN

Doanh nghiệp Nhà Nước

SV: Trần Mạnh Linh
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1:

Nguồn vốn huy động qua các năm.....................................................13

Bảng 1.2:

Cơ cấu nguồn huy động vốn năm 2010:.............................................14

Bảng 1.3:

Cơ cấu các nguồn huy động vốn năm 2011:.......................................14

Bảng 1.4:

Lượng tiền huy động năm 2010.........................................................16


Bảng 1.5:

Lượng tiền huy động năm 2011.........................................................16

Bảng 1.6:

Lượng tiền cho vay qua các năm........................................................18

Bảng 1.7:

Lượng tiền cho vay trong năm 2010...................................................19

Bảng 1.8:

Lượng tiền cho vay trong năm 2011...................................................19

Bảng 1.9:

Kết quả kinh doanh qua các năm........................................................22

Bảng 1.10:

Tình hình đầu tư vào tài sản của chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn
2009-2011..........................................................................................50

Bảng 1.11:

Vốn đầu tư nâng cao năng lực cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ
trong tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh của một số Ngân

hàng....................................................................................................51

Bảng 1.12:

Danh mục đầu tư vào công nghệ của VBPank...................................53

Bảng 1.13:

Chi phí các NHTM CP đã chi để ứng dụng

phần mềm ‘’core

banking’’.............................................................................................54
Bảng 1.14:

Vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo và đào tạo lại của chi nhánh
Nam Hà Nội.......................................................................................55

Bảng 1.15:

Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của chi nhánh Nam Hà
Nội giai đoạn 2008-2010...................................................................57

Bảng 1.16:

VĐT cho phát triển sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh Nam Hà Nội
giai đoạn 2008-2010...........................................................................58

Bảng1.17:


Chi phí cho đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ của một số Ngân
hàng cạnh tranh với BIDV.................................................................59

Bảng 1.18:

Vốn đầu tư phát triển thị trường của ngân hàng BIDV Nam Hà Nội
giai đoạn 2008-2010...........................................................................60

SV: Trần Mạnh Linh
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Bảng 1.19:

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

Vốn đầu tư phát triển thị trường của chi nhánh ngân hàng BIDV
Nam Hà Nội giai đoạn 2009-2011......................................................61

Bảng 1.20:

Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng BIDV Nam Hà Nội
và một số NH khác giai đoạn 2009-2011...........................................64

Bảng 1.21:

Các hệ số tài chính của ngân hàng BIDV Nam Hà Nội và một số
ngân hàng giai đoạn 2010-2011.........................................................65


Bảng 1.22:

Tỉ lệ nợ xấu của chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2009-2011...........66

Bảng 1.23:

Bảng kết quả huy động vốn của Nam Hà Nội và một số Chi nhánh
Ngân hàng giai đoạn 2009-2011........................................................67

Bảng 1.24:

Kết quả cho vay tại BIDV chi nhánh Nam Hà Nội 2009-2011..........68

Bảng 1.26:

Thị phần cho vay của Nam Hà Nội và một số chi nhánh NHTM cạnh
tranh khác...........................................................................................70

Biểu đồ 1.25: Tỉ trọng hoạt động cho vay tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội...........69
Bảng 1.26:

Thị phần cho vay của Nam Hà Nội và một số chi nhánh NHTM
cạnh tranh khác..................................................................................70

Bảng 1.27:

Tổng hợp số CBNV của các phòng ban của chi nhánh Nam Hà Nội
giai đoạn 2009-2011...........................................................................73


Bảng 1.28:

Cơ cấu CBNV của Ngân hàng BIDV Nam Hà Nội tính đến tháng
06/2011...............................................................................................73

Bảng 1.29:

Bảng đầu tư và mở rộng thị phần hoạt động của BIDV Nam Hà
Nội.....................................................................................................75

Bảng 2.1:

Các sản phẩm sẽ được phát triển trong thời gian tới..........................97
Biểu đồ 1.25: Tỉ trọng hoạt động cho vay tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội........69

SV: Trần Mạnh Linh
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và trở
thành một xu thế phổ biến trên thế giới, biểu hiện rõ nét của xu thế này chính là việc
ra đời của các liên kết khu vực và quốc tế như ASEAN, EU, WTO mục tiêu là thúc
đẩy tự do hóa thương mại quốc tế, giảm dần và tiến tới xóa bỏ các hàng rào bảo hộ
do các quốc gia áp đặt nhằm cản trở tự do hóa thương mại. Việt Nam cũng khơng
nằm ngồi xu thế đó, với việc gia nhập hiệp hội ASEAN, ký kết hiệp định thương

mại song phương với Hoa Kỳ, và gần đây nhất là sự kiện nước ta chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của WTO đã đánh dấu quá trình hội nhập đầy đủ của Việt
Nam vào kinh tế thế giới. Rõ ràng là những biến đổi khi hội nhập sẽ tạo ra cho các
ngân hàng Việt Nam môi trường kinh doanh mới với nhiều điều kiện thuận lợi, mở
ra nhiều cơ hội kinh doanh và hợp tác cùng phát triển.
Tuy nhiên, chính sức ép của cạnh tranh và hội nhập sẽ buộc các ngân hàng
Việt Nam phải nỗ lực đổi mới để có thể tồn tại và phát triển. Hiện nay, hệ thống
ngân hàng Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi can thiệp của các cơ
quan chính quyền, tình trạng tài chính yếu kém, khn khổ pháp lý chưa hồn thiện,
công nghệ ngân hàng tụt hậu so với các nước, nợ khó địi cao, mơi trường kinh tế vĩ
mơ chưa ổn định đã đặt hệ thống ngân hàng vào tình thế rủi ro khá cao. Vì vậy, lĩnh
vực ngân hàng cần nhanh chóng hội nhập cùng với hệ thống ngân hàng khu vực và
thế giới, xây dựng hệ thống ngân hàng có năng lực cạnh tranh vững mạnh đáp ứng
đầy đủ yêu cầu về vốn và cung ứng sản phẩm dịch vụ cho nền kinh tế đang trong
quá trình hội nhập. Khơng nằm ngồi xu thế đó, Chi nhánh Ngân hàng BIDV Nam
Hà Nội cũng xác định phải chủ động đẩy mạnh quá trình cải cách, tiếp tục đổi mới
triệt để và toàn diện hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh, vững bước trên con
đường hội nhập kinh tế quốc tế. Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng mà do
chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm
cũng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt
qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh. Năng lực cạnh tranh của
NHTM được đánh giá qua các yếu tố: năng lực tài chính; năng lực cơng nghệ;
SV: Trần Mạnh Linh

1
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

nguồn nhân lực; năng lực quản trị điều hành; mạng lưới hoạt động; mức độ đa dạng
hóa sản phẩm kinh doanh; …trong đó, năng lực tài chính và năng lực cơng nghệ
được xem là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của
NHTM.
Với những phân tích bên trên và mong muốn góp một phần nào đó cho sự
nghiệp và phát triển của chi nhánh ngân hàng BIDV Nam Hà Nội, em chọn đề tài: “
Đầu tư nâng cao năng lực canh tranh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát
triển Nam Hà Nội “ làm chun đề tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của chun đề:
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề được chia thành 2
phần chính sau:
Chương 1: Tổng quan về chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Nam Hà Nội và thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh của chi nhánh.
Chương 2: Định hướng mục tiêu phát triển và một số giải pháp chủ yếu
hoàn thiện hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Nam Hà Nội.

SV: Trần Mạnh Linh

2
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NAM HÀ NỘI VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU
TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CANH TRANH CỦA CHI NHÁNH
1.1: Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Nam Hà Nội.
1.1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam Nam Hà Nội.
Chi nhánh ngân hàng ĐT& PT Nam Hà Nội trước đây là chi nhánh cấp 2 ngân
hàng ĐT& PT Nam Hà Nội trực thuộc chi nhánh cấp 1 ngân hàng ĐT& PT Nam Hà
Nội.Căn cứ theo quyết định số 29/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị ngân hàng
ĐT& PT Việt Nam kí ngày 31/10/2005 chi nhánh cấp 2 NH ĐT&PT Nam Hà Nội
được nâng cấp lên chi nhánh ngân hàng ĐT& PT Nam Hà Nội (chi nhánh cấp 1).
Quá trình lịch sử và hình thành của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội đã
trải dài suốt 43 năm.Ngày 31/10/1963, chi điếm Tương Mai thuộc chi hàng kiến
thiết Hà Nội được thành lập, tiền thân của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà
Nội.Sau một chặng đường dài kể từ đó đến nay chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam
Hà Nội đã trải qua các tên gọi sau:
+) Chi điếm I Tương Mai – Chi hàng kiến thiết Hà Nội (31/10/1963 – 10/1981)
+) Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực I – Ngân hàng Đầu tư
và Xây dựng thành phố Hà Nội(10/1981 – 2/1983)
+) Phòng đầu tư và xây dựng huyện Nam Hà Nội – Ngân hàng nhà nước
huyện Nam Hà Nội (2/1983 – 12/1986)
+) Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng huyện Nam Hà Nội – Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng thành phố Hà Nội (12/1986 – 12/1991)
+) Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT huyện Nam Hà Nội – ngân hàng ĐT&PT
thành phố Hà Nội (12/1991 – 31/10/2005)
+) Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội – ngân hàng ĐT&PT Việt
Nam (01/11/2005 đến nay).
Trong 49 năm qua, tập thể cán bộ và nhân viên của chi nhánh ngân hàng ĐT&
SV: Trần Mạnh Linh


3
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

PT Nam Hà Nội đã vượt qua mọi khó khăn, đồn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu
thực hiện tốt nhiệm vụ của ngân hàng, góp phấn tích cực vào sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Đó là
một quá trình liên tục phấn đấu kéo dài, giữ vững kỷ cương,thực hiện nghiêm túc
mọi chủ trương và đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và nội
quy,quy chế của ngân hàng.Kể từ năm 1995 đến nay,khi hệ thống ngân hàng BIDV
chuyển từ Ngân hàng cấp phát sang ngân hàng thương mại với nhiệm vụ là kinh
doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng; nhận thức được những tầm quan trọng
và nhiệm vụ nặng nề mà ngành giao,chi nhánh ngân hàng ĐT & PT Nam Hà Nội
trước đây trong những năm đầu (1995 – 1996) phải hoạt động trong một mơi trường
có rất nhiều những khó khăn như: Cơ sở vật chất chỉ vẻn vẹn 4 gian nhà cấp 4 do
ngân hàng nông nghiệp huyện Nam Hà Nội cho mượn tại thị trấn Văn Điển,2 chiếc
máy tính và 16 cán bộ cịn sau khi đã tách và chuyển đủ người sang cho cục cấp
phát.Song dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ngân hàng ĐT& PT Hà Nội và sự quyết
tâm của ban lãnh đạo sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên,chi
nhánh Nam Hà Nội đã từng bước đi vào ổn định tổ chức nhân sự và thực hiện
nhiệm vụ do ngân hàng ĐT&PT Hà Nội giao về các mặt huy động vốn,cho vay:
Năm 1995 nguồn vốn đạt 20,9 tỷ đồng,tín dụng đạt 59 tỷ đồng.Tháng 10/1996,chi
nhánh chuyển lên làm việc tại khu vực xã Hoàng Liệt - huyện Nam Hà Nội với một
khu nhà cấp 4 nằm tại Km 8 đường Giải Phóng, mọi hoạt động của chi nhánh được
mở rộng và tiếp tục tăng trưởng về các mặt như tín dụng, huy động vốn và dịch vụ.
Và để mở rộng mạng lưới chi nhánh: Năm 1999 thành lập phòng giao dịch số 7 tại

khu vực Giáp Bát, Năm 2003 thành lập phòng giao dịch số 16 tại khu Linh
Đàm.Tháng 7/2004, chi nhánh triển khai thực hiện dự án hiện đại hố ngân hàng, đã
kiện tồn bộ máy lãnh đạo,trưởng phó các phịng ban, cán bộ cơng nhân viên tăng
lên 54 người, máy móc trang thiết bị hiện đại đã tạo cho chi nhánh phát triển mạnh
mẽ các hoạt động ngân hàng. Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động đã đạt 842 tỷ
đồng,dư nợ tín dụng là 335 tỷ đồng và doanh thu tù dịch vụ đạt 1,6 tỷ đồng. Kết quả
thể hiện chính là việc ngân hàng ĐT& PT Việt Nam ra quyết định thành lập chi
SV: Trần Mạnh Linh

4
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

nhánh ngân hàng ĐT& PT Nam Hà Nội trên cơ sở nâng cấp từ chi nhánh cấp 2
ngân hàng ĐT& PT Nam Hà Nội.
1.1.2: Các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam Nam Hà Nội.
Với tư cách hoạt động như 1 Ngân hàng thương mại, hiện nay Ngân hàng ĐT&PT
chi nhánh Nam Hà nội thực hiện kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực, bao gồm như:
+) Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ.
+ )Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng
vi tính và thanh tốn quốc tế qua mạng thanh tốn tồn cầu SWIFT.
+) Huy động vốn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức
thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức.
+ )Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: Thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh
toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà.

+) Đaị lý uỷ thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của
chính phủ, các nước và các tổ chức tài chính tín dụng nước ngồi đối với các doanh
nghiệp hoạt động tại Việt nam.
+) Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế,
tổ chức tín dụng trong và ngồi nước.
+) Đại lý thanh tốn các loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Mastercard, cung cấp
séc du lịch, ATM.
+) Kinh doanh ngoại tệ và nội tệ.
+ )Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
+ )Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư.
Trong đó, với mục tiêu đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng đến từng khách
hàng, Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Nam Hà nội đã chia đối tượng khách hàng của
mình ra từng nhóm riêng rẽ để có được những chính sách quan hệ khách hàng cho
phù hợp với đặc điểm của từng nhóm. Hiện nay, tại Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh
Nam Hà nội, khách hàng được chia thành 4 nhóm: khách hàng doanh nghiệp, khách
hàng cá nhân, khách hàng tổ chức tín dụng và kinh doanh tiền tệ.
SV: Trần Mạnh Linh

5
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

1.1.3: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Nam Hà Nội.
Hiện nay, cơ cấu của chi nhánh ngân hàng Nam Hà Nội gồm:
+) Ban lãnh đạo: 01 giám đốc và 01 phó giám đốc

+) Các phòng ban chức năng,nghiệp vụ:
-Phòng quan hệ khách hàng
- Phịng quản lý rủi ro
-Phịng quản trị tín dụng
-Phịng thanh tốn quốc tế
-Phịng dịch vụ khách hàng
-Phịng quản lý và dịch vụ kho quỹ
-Phịng kế tốn tổng hợp
-Phịng điện tốn
-Phịng tài chính kế tốn
-Phịng tổ chức nhân sự
-Văn phịng
-Phịng giao dịch
1.1.4: Chức năng từng phòng ban của chi nhánh ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam Nam Hà Nội.
1.1.4.1: Phòng quan hệ khách hàng:
Tại chi nhánh ngân hàng Nam Hà nội, phòng quan hệ khách hàng được chia
thành 2 loại: phòng quan hệ khách hàng là các doanh nghiệp lớn (bao gồm phòng
quan hệ 1,2,3 và phòng quan hệ khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá
nhân (phòng quan hệ khách hàng 4). Chức năng của các phịng này là hồn tồn
giống nhau đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp. Riêng đối với phịng
quan hệ khách hàng 4, ngồi nhiệm vụ đối với các khách hàng là doanh nghiệp cịn
có nhiệm vụ đối với các nhóm khách hàng là cá nhân.
1.1.4.1.1: Đối với khách hàng là doanh nghiệp:
Phịng Quan hệ khách hàng có những chức năng nhiệm vụ sau.
SV: Trần Mạnh Linh

6
Lớp: Đầu tư 50A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

+) Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng
-) Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng…
-)Trực tiếp tiếp thị và bán các sản phẩm: sản phẩm bán buôn, tài trợ thương
mại, dịch vụ...
-) Chịu trách nhiệm trong việc thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ với khách
hàng hiện tại, những khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu, mở rộng nền
khách hàng, đàm phán mở rộng các lĩnh vực hợp tác với khách hàng, chăm sóc tồn
diện chu đáo cho khách hàng, đảm bảo khách hàng được phục vụ đầy đủ với chất
lượng ngày càng cao.
+) Công tác tín dụng:
-) Trực tiếp đề xuất những hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng trên
cơ sở thu thập thơng tin, phân tích, thẩm định đánh giá dự án và đối chiếu với các
điều kiện tín dụng, đánh giá tài sản đảm bảo.
-) Sát sao trong việc theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.
Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc
khách hàng trả nợ gốc và lãi. Đề xuất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ
gốc, lãi, phí đến khi tất tốn hợp đồng tín dụng. Xử lý khi khách hàng khơng đáp
ứng được các điều kiện tín dụng. Đặc biệt phải phát hiện kịp thời các khoản vay có
dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý kịp thời.
Dụng hạn mức của khách hàng.
-) Chịu trách nhiệm đầy đủ về tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các
thông tin khách hàng khi cung cấp, báo cáo để phục vụ cho việc xét, cấp tín dụng
cho khách hàng, cũng như tính an tồn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề
xuất quyết định cấp tín dụng.
1.1.4.1.2: Đối với khách hàng là cá nhân:

Phịng Quan hệ khách hàng có những nhiệm vụ sau:
+) Cơng tác tiếp thị và phát triển khách hàng:
-) Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân.
-) Xây dựng và tổ chức các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm
SV: Trần Mạnh Linh

7
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

sản phẩm.
-) Tiếp cận và triển khai các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho
khách hàng là cá nhân. Phối hợp với các đơn vị liên quan đề nghị ngân hàng tổ chức
quảng bá, giới thiệu với các khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng,
những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng sẽ được hưởng.
+) Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
-) Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với những khách hàng cá nhân.
-) Tư vấn cho khách hàng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mới của
ngân hàng. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về qui trình sử
dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng với tính chun nghiệp cao và nhiệt tình
nhất.
-) Triển khai thực hiện các kế hoạch bán hàng.
-) Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh,
tối đa hóa doanh thu nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra, phù hợp với chính
sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.
+) Công tác tín dụng:

-) Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn với
thái độ chu đáo.
-) Thu thập thơng tin, phân tích khách hàng về mọi mặt theo quy định, khoản
vay, lập báo cáo thẩm định.
-) Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các qui định về quản lý tín dụng,
quản lý rủi ro: giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro…
-) Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết đinh cấp tín dụng, chiết
khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo qui định và qui trình nghiệp vụ của ngân
hàng.
-) Chịu trách nhiệm đầy đủ về tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các
thông tin khách hàng khi cung cấp, báo cáo để phục vụ cho việc xét, cấp tín dụng
cho khách hàng, cũng như tính an tồn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề
xuất quyết định cấp tín dụng.
SV: Trần Mạnh Linh

8
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

+) Các nhiệm vụ khác:
-) Quản lý thông tin khách hàng.
-) Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong phạm vi quản lí nghiệp vụ. Tham
gia các vấn đề chung của tồn chi nhánh.
-) Cập nhật thơng tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý
liên quan đến nhiệm vụ của phòng.
-) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Giám đốc chi nhánh.

1.1.4.2: Phịng Quản lý rủi ro: Có nghĩa vụ thực hiện các chức năng sau.
+) Công tác quản lý tín dụng:
-) Tham mưu, đề xuất các chính sách, các biện pháp phát triển và nâng cao
chất lượng hoạt động tín dụng.
-) Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn đối với danh
mục tín dụng của chi nhánh. Duy trì và áp dụng các hệ thống đánh giá, xếp hạng tín
dụng vào việc quản lý danh mục.
Lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng
-) Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm
tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn,
chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng trong phạm vi, nhiệm vụ
được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp tuân thủ đúng qui định về quản
lý rủi ro và trong mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng.
+) Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp:
-) Phổ biến các văn bản qui định, quy trình về rủi ro tác nghiệp và đề xuất,
hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai đê phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro
tác nghiệp trong quá trình hoạt động.
-) Hướng dẫn các phịng trong chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện
việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng.
-) Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi
ro tác nghiệp và đề xuất các biện pháp để giải quyết các rủi ro đã được phát hiện.
+) Công tác kiểm tra nội bộ:
SV: Trần Mạnh Linh

9
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

-) Phối hợp với các đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để
tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tại Chi nhánh theo qui định.
-) Tiếp nhận, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị liên quan.
1.1.4.3: Phịng Quản trị tín dụng: Phịng Quản trị tín dụng có nghĩa vụ thực
hiện các chức năng sau
+) Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách
hàng theo qui định, qui trình của Ngân hàng và của Chi nhánh.
+) Thực hiện tính tốn, trích lập dự phịng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của
các phòng Quan hệ khách hàng theo đúng qui định, gửi kết quả cho phòng Quản trị
rủi ro để thực hiện rà sốt, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
+) Chịu trách nhiệm hoàn toàn trong tác nghiệp của phịng, tn thủ đúng qui
trình kiểm sốt nội bộ trước khi giao dich được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân
thủ đầy đủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
1.1.4.4: Phịng Thanh tốn quốc tế: Phịng Thanh tốn quốc tế có một số
chức năng, nhiệm vụ sau.
+) Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách
hàng như: xử lý các giao dịch tài trợ thương mại về nhập khẩu, xuất khẩu theo đúng
quy chế, thực hiện nhiệm vụ chuyển tiền quốc tế…
+) Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng,
giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi, đánh giá việc sử
dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu dịch vụ của khách hàng. Tiếp nhận các ý
kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết, tư vấn cho khách hàng về
các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế…
+) Chịu trách nhiệm trongviệc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh
doanh đối ngoại của Chi nhánh; chịu hồn tồn trách nhiệm về tính chính xác, đúng
đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh và của khách hàng trong các
giao dịch kinh doanh ngoại hối.


SV: Trần Mạnh Linh

10
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

1.1.4.5: Phòng Dịch vụ khách hàng:
Cũng giống như phòng Quan hệ khách hàng, tại BIDV Nam Hà nội, phòng
Dịch vụ khách hàng được phân ra theo nhóm các đối tượng cụ thể, bao gồm: phòng
Dịch vụ khách hàng cho doanh nghiệp, phòng Dịch vụ khách hàng cho các nhân.
Một cách tổng thể thì 2 phịng này có chưc năng, nhiệm vụ tương tự nhau nhưng do
vì mỗi nhóm khách hàng có một đặc điểm riêng vì vậy mỗi phịng cịn có những
chức năng khác biệt riêng.
1.1.4.6: Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: Phòng Quản lý và dịch vụ kho
quỹ có trách nhiệm thực hiện một số nghĩa vụ sau.
+) Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất - nhập quỹ: quản
lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ của ngân hàng và của khách hàng.
+) Chịu trách nhiệm trong việc đề xuất các biện pháp, điều kiện đảm bảo an
toàn kho/quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho, quỹ; thực hiện đúng
các quy chế, quy trình quản lý kho quỹ.
+) Các nhiệm vụ khác như theo dõi, tổng hợp tất cả báo cáo tiền tệ, an toàn
kho theo quy định; tham gia ý kiến xây dựng chế độ, quy trình về công tác tiền tệ
kho quỹ để phục vụ khách hàng 1 cách nhanh chóng, thuận lợi….
1.1.4.7: Phịng Kế hoạch – Tổng hợp: Phịng Kế hoạch – Tổng hợ có một số
chức năng, nhiệm vụ sau.

+) Công tác kế hoạch – Tổng hợp:
-) Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh theo kế hoạch.
-) Thu thập thông tin phục vụ cơng tác kế hoạch, tổng hợp: các thơng tin về
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ tranh có ảnh
hưởng đến hoạt động của Chi nhánh; thu thập, tổng hợp tình hình lập kế hoạch, thực
hiện kế hoạch của Chi nhánh qua các thời kỳ.

..

+) Công tác nguồn vốn:
-) Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách
hàng. Và hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác để bán sản phẩm, cung cấp các thông tin
về thị trường, giá vốn để các phòng liên quan xử lý trong hoạt động kinh doanh.
SV: Trần Mạnh Linh

11
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

-) Đề xuất và tổ chức thực hiện tốt điều hành nguồn vốn, chính sách, biện
pháp, các giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để nâng
cao lợi nhuận. Đề xuất các giải pháp về lãi suất, về huy động vốn và điều hành vốn
một cách phù hợp với chính sách chung của BIDV nói chung và của Chi nhánh
ngân hàng nói riêng…
1.1.4.8: Phịng Tài chính – Kế tốn: Các cán bộ nhân viên phịng Tài chính –
Kế tốn có nghĩa vụ thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ sau:

+) Quản lý và thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn chi tiết và kế tốn tổng hợp.
+)Thực hiện cơng tác hậu kiểm đối với các hoạt động tài chính kế tốn: đối
chiếu, kiểm tra tồn bộ chứng từ kế tốn phát sinh có liên quan; quản lý, kiểm tra,
kiểm sốt tồn bộ tài khoản kế tốn tổng hợp; quản lý, lưu trữ tồn bộ chứng từ kế
toán phát sinh tại Trụ sở chi nhánh.
+) Thực hiện các nhiệm vụ về giám sát tài chính.
+)Thực hiện quản lý thơng tin khách hàng: kiểm sốt thông tin kách hàng do
bộ phận khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng khai báo vào phân hệ CIF. Qt, bảo
quản, bảo mật chữ kí, mẫu dấu, hình ảnh nghiêm ngặt…
1.1.4.9: Phịng Điện tốn: Phịng Điện tốn có một số chức năng sau.
+) Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình cơng
nghệ thơng tin tại Chi nhánh.
+) Hướng dẫn, đào tạo, kiểm tra, hỗ trợ các phòng, các đơn vị trực thuộc Chi
nhánh. Các cán bộ có trình độ, chun mơn chấp hành quy trình, quy định của
BIDV trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin. Hỗ trợ các khách hàng lớn sử dụng các
dịch vụ có tiện ích và ứng dụng cơng nghệ cao.
+) Phối hợp với Trung tâm công nghệ thông tin để triển khai các chương trình,
phần mềm ứng dụng, các dự án hoàn thiện, nâng cấp về nghiệp vụ và quản lý tại
Chi nhánh.
+) Đề xuất kế hoạch ứng dụng công nghệ thơng tin…
1.1.4.10: Phịng Tổ chức – Nhân sự: các cán bộ, nhân viên phịng Tổ chức Nhân sự có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau.
SV: Trần Mạnh Linh

12
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh


+) Đề xuất việc triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển
nguồn nhân lực theo đúng quy định: triển khai mơ hình tổ chức của Chi nhánh theo
phê duyệt của BIDV, quản lý cán bộ (nhận xét, đánh giá, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng); quản lý tiền lương, giải quyết chế độ chính sách
liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ người lao động; xây dựng và thực hiện kế hoạch
phát triển nguồn nhân lực và quản lý lao động.
+)Phổ biến, quán triệt các văn bản, quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp
vụ liên quan đến cơng tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực.
+) Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của
chi nhánh theo quy định….
1.1.4.11: Văn phịng: Văn phịng có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Nhiệm vụ của Văn phòng tại BIDV Nam Hà nội bao gồm 2 nhiệm vụ chính:
cơng tác hành chính và cơng tác quản trị hậu cần. Trong đó, mỗi một hoạt động
được chia thành các nhiệm vụ cụ thể.
1.1.5: Một số hoạt động của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam Nam Hà Nội.
1.1.5.1: Công tác nguồn vốn:
Nguồn vốn huy động được của BIDV Hà nội theo các năm được phản ánh
trong bảng sau:
Bảng 1.1: Nguồn vốn huy động qua các năm.
Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu
Nghiệp vụ huy động
Chênh lệch giữa các năm
Tốc độ tăng trưởng

2008
4559989


2009
2010
2011
5882722 7048925 8471192
1322733 1166203 1422267
29%
20%
20%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm)

Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn huy động vốn năm 2010:

SV: Trần Mạnh Linh

13
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

Cơ cấu các nguồn huy động năm 2007

1. Tiền gửi tiết
kiệm
2. Tiền gửi thanh
toán
3. Kỳ phiếu, trái

phiếu

Trong năm 2010, nguồn vốn mà BIDV Hà nội huy động được là 7.049 tỷ
đồng, tăng 1.166 tỷ tương đương với 20%, trong đó lượng tiền huy động được bằng
VND là 5.856 tỷ chiếm 83% còn lại là lượng tiền huy động được bằng ngoại tệ.
Tiền gửi TC đạt 4.787 tỷ, tăng 31%; tiền gửi TK đạt 1.770 tỷ tăng 14%; lượng kỳ
phiếu, trái phiếu phát hành được đạt 175 tỷ, giảm đến 60% so với năm trước, bên
cạnh đó, việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu chủ yếu bằng ngoại tệ, chiếm đến 99%.
Bảng 1.3: Cơ cấu các nguồn huy động vốn năm 2011:
Cơ cấu các nguồn huy động năm 2008

1. Tiền gửi tiết
kiệm
2. Tiền gửi thanh
toán
3. Kỳ phiếu, trái
phiếu

Trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động được vẫn duy
SV: Trần Mạnh Linh

14
Lớp: Đầu tư 50A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh

trì ở 20%, tỷ trọng của nguồn vốn ngoại tệ tăng lên đạt 1.929 tỷ chiếm 23%. Nguồn

vốn từ tiền gửi TC đạt 6.556 tỷ, tăng 28%, trong khi đó, tiền gửi TK chỉ đạt 1.522 tỷ
giảm 14%. Điểm đáng chú ý trong năm 2011 là lượng tiền thu được từ việc phát
hành kỳ phiếu, trái phiếu tăng mạnh lên đến 3.928 tỷ, tăng 123%, trong đó chủ yếu
là từ VND, tỷ trọng của VND được huy động bằng hình thức phát hành kỳ phiếu,
trái phiếu lên đến 97%(trong khi năm trước chỉ chiếm 1%). Năm 2011, trong điều
kiện cạnh tranh về huy động vốn giữa các Ngân hàng diễn ra hết sức quyết liệt, Chi
nhánh Hà nội đã bám sát cơ chế FTP và biến động của lãi suất thị trường, kết hợp
với nhiều giải pháp, biện pháp linh hoạt, phù hợp như phối hợp chặt chẽ với ban
Nguồn vốn tại Hội sở chính, phát huy mối quan hệ, đẩy mạnh tiếp thị khách hàng
tiền gửi lớn, tăng cường chính sách khách hàng để đẩy mạnh công tác huy động vốn
để đảm bảo quy mô và tăng trưởng nguồn vốn có hiệu quả. Vì vậy, nguồn vốn huy
động của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng cao. Đến 30/06/2011 , nguồn vốn huy
động được đạt 4.763 tỷ, tăng 1.177 tỷ tương đương với tăng 9,3% và tăng 1.944 tỷ
so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 84,3% kế hoạch tăng trưởng năm, trong đó:
tiền gửi của tổ chức tăng 1.984 tỷ so với đầu năm, nguồn vốn huy động từ dân cư là
2.109 tỷ, tăng 193 tỷ so với đầu năm. Về cơ cấu nguồn huy động: trong 6 tháng đầu
năm Chi nhánh đã huy động được 3.642 tỷ VND tăng 1.443 tỷ so với đầu năm,
chiếm 79,3%; nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ là 121 triệu USD, tăng 44,6 triệu
so với đầu năm; tiền gửi của các tổ chức chiếm 78%, tiền gửi ngắn hạn chiếm
57,8%. Về thị phần huy động: thị phần huy động của hệ thống tăng từ 5,27% năm
2010 lên 6,44% ; thị phần huy động trên địa bàn tăng từ 2,2% năm 2010 lên 2,43%.
Nhìn vào bảng số liệu, ta có thế thấy lượng tiền huy động được của Chi nhánh
tăng đều qua các năm. Như vậy, với việc đã thực hiện nghiêm túc những qui định
về cơng tác nguồn vốn, áp dụng chính sách lãi suất kinh hoạt, Chi nhánh đã duy trì
được nguồn vốn ổn định, đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu sử dụng
vốn điều chuyển về Ngân hàng ĐT&PT Việt nam để điều hịa vốn trong tồn hệ
thống.
Bảng 1.4: Lượng tiền huy động năm 2010.
SV: Trần Mạnh Linh


15
Lớp: Đầu tư 50A



×