Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Aspect and inherent meaning (Những thuộc tính ngữ nghĩa của thể)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.42 KB, 10 trang )

Họ và tên:

Đinh Thị Hải Hậu
Nguyễn Anh Khoa
Võ Ngọc Thiên Thanh
Trần Đặng Phương Thảo

1856020033
1856020045
1856020075
1856020077

BÀI THI GIỮA KỲ MÔN CÁC PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP CỦA VỊ TỪ
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Trung
TĨM TẮT VÀ BÌNH LUẬN
CHƯƠNG 2: ASPECT AND INHERENT MEANING
I.

Dẫn nhập
Theo như Bernard Comrie (1976) cho rằng: “Thể là những cách nhìn khác nhau về
cấu trúc thời gian bên trong của một sự tình”. Có thể thấy rằng khái niệm thể là quan hệ
giữa người nói và sự tình, là góc nhìn mà người ta tri nhận sự tiến triển của sự tình. Chúng
ta thường có sự nhập nhằng giữa hai khái niệm đó là “thì” (tense) và “thể” (aspect) cả hai
khái niệm này đều liên quan đến thời gian, nhưng ở những góc độ khác nhau. Thì là một
phạm trù chỉ xuất, định vị các sự tình trong thời gian, thường tham chiếu với thời gian hiện
tại với những sự tình khác. Trái với thì, thể miêu tả cấu trúc thời gian bên trong của một sự
tình. Chúng tôi lựa chọn chương hai – Aspect and inherent meaning (tạm dịch: Những
thuộc tính ngữ nghĩa của thể) để tóm tắt vì trong chương này tác giả đã trình bày những
khái niệm về phân loại sự tình mà đây chính là những vấn đề cần làm rõ khi bàn về phạm
trù thể. Dưới đây là nội dung tóm tắt chương hai những thuộc tính ngữ nghĩa của thể.
II.


Nội dung
Trong chương này, tác giả đã trình bày các sự phân loại sự tình dựa trên vị từ đó là
vị từ tĩnh, vị từ động tương ứng với sự tình tĩnh, sự tình động. Phân loại sự tình dựa trên
cơ sở thuộc tính thời gian nội tại bao gồm: sự tình hữu đích và sự tình vơ đích, sự tình điểm
tính và sự tình đoạn tính.
1.
Điểm tính và đoạn tính
Điểm tính và đoạn tính là hai thuật ngữ dùng để phân biệt sự khách nhau về việc
kéo dài trong thời gian. Ở trong phần 1.1.2 chương một chúng ta đã xác định rằng vị từ
mang hình thái hồn thành sẽ diễn tả hành động diễn ra trong một khoảng thời gian nhất
định. Vì vậy chúng ta cần phải phân biệt giữa hình thái khơng hồn thành và hình thái đoạn
tính. Trong đó, hình thái khơng hồn thành sẽ diễn tả hành động dưới dạng cấu trúc nội tại
(khoảng thời gian mà sự việc tồn tại, trình tự cụm từ) cịn hình thái đoạn tính đề cập đến
sự việc được cho tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ trong tiếng Nga: ja

1


postojal (Pfv.) tam cas “Tơi đã đứng đó một tiếng rồi” vị từ postojal là vị từ đoạn tính,
diễn tả thể hồn thành.
Sự tình điểm tính được hiểu là sự diễn ra trong chốc lát, tại một điểm thời gian
(không được tri nhận như một khoảng thời gian kéo dài). Theo định nghĩa thì sự tình điểm
tính khơng có cấu trúc nội tại, và trong một số ngơn ngữ có hình thái khơng hồn thành
riêng biệt, thì sự tình điểm tính dùng để so sánh các cấu trúc bên trong của một sự tình. Do
đó sự tình điểm tính và hình thái khơng hồn thành là khơng tương thích với nhau.
Trước đây, sự tình điểm tính thường khơng được coi trọng. Tuy nhiên, giờ đây,
chúng ta cần nghiên cứu chi tiết hơn về định nghĩa chính xác của chúng. Ví dụ vị từ điểm
tính thường gặp trong tiếng Anh, vị từ cough (ho), và cách dịch tương đương của nó trong
một số ngôn ngữ khác đều đề cập đến việc chỉ có một tiếng ho duy nhất, thay vì một loạt
tiếng ho. Nếu điều này là đúng thì chúng ta khơng thể sử dụng hình thái tiếp diễn mang

nghĩa khơng hoàn thành để biểu diễn nghĩa của hành động ho, nghĩa là khơng thể theo cách
giải thích chỉ có một tiếng ho duy nhất. Ví dụ: “anh ta đang ho” sẽ khơng phù hợp để chỉ
một sự tình kéo dài khi anh ta chỉ ho một tiếng duy nhất; trong tiếng Pháp cũng vậy, ví dụ
như il toussait (thể khơng hồn thành). Sự tình này chỉ trở nên hợp lý khi có một loạt cơn
ho (thậm chí chỉ cần từ hai tiếng ho thơi) thì sẽ được xem là sự tình đoạn tính. Ở giai đoạn
này, chúng ta cần đề cập đến thuật ngữ “sự tình nhất cố” để chỉ đến một sự tình chỉ diễn
ra một lần (ví dụ như 1 tiếng ho), và “sự tình lặp” để diễn tả một sự tình mà lặp đi lặp lại
(ví dụ như một chuỗi tiếng ho). Do đó, sự tình điểm tính của vị từ “ho” sẽ hạn chế phạm
vi giải thích ngữ nghĩa phù hợp cho các hình thái khơng hồn thành.
Từ phân tích về vị từ cough (ho), có nhiều ý kiến trái chiều được nêu ra, ví dụ chỉ
một tiếng ho thì khơng hồn tồn là sự tình điểm tính, nhưng nó cũng khơng phải là sự tình
đoạn tính. Miễn là sự tình được nói đến đang diễn ra, thì sẽ khơng có ai quan tâm đến thời
lượng hay các giai đoạn nối tiếp dẫn đến sự tình đó. Vấn đề này có thể được giải đáp cụ
thể hơn qua các ví dụ sau đây. Ví dụ: tưởng tượng tình huống có một người đang bình luận
cho bộ phim bị tua chậm thì xuất hiện tiếng ho của một người khác. Hay trong một buổi
học giải phẫu: giảng viên đang giảng về các nội dung liên quan trong bộ phim thì now the
subject is coughing (xuất hiện tiếng ho), dù là chỉ một tiếng ho, thì vẫn hồn tồn thích
hợp. Vì hành động ho có thể bị kéo dài và rõ ràng nó có tính đoạn tính. Sau đó, sự tình hỏi
được đặt ra là liệu có bất cứ sự tình nào dù bị tua chậm nhưng vẫn được xem là sự tình
điểm tính hay khơng. Rõ ràng, hành động ho thì sẽ khơng thuộc loại này, và rất khó để tìm
ra một ví dụ khác rõ ràng hơn. Một ví dụ tương tự trong sự tình “John reached the summit
of the mountain” khoảnh khắc mà John chưa chạm đến đỉnh núi sẽ không tồn tại các
khoảnh khắc khác được. Cho dù việc John chinh phục đỉnh núi có lâu đến mức nào thì
khoảng thời gian giữa hai khoảnh khắc đều bằng 0, và nó ln ln khơng đúng nếu nói
“tại thời điểm này, John đang tiến tới đỉnh núi”. Hình thái khơng hồn thành trong “reach
2


the summit” sẽ diễn tả hành động đang được lặp đi lặp lại mà thơi, như trong sự tình “những
người lính đã đang chạm đến đỉnh núi” (tức là, có một vài người đã lên tới đỉnh núi, và

một vài người thì chưa, vì vậy có một vài người đang thực hiện hành động leo lên đỉnh
núi).
Nhưng với các vị từ như vị từ cough (ho), ở một vài ngôn ngữ khác cũng có các vị
từ đặc biệt dùng để chỉ các sự việc mà bình thường nó khơng có sự lặp đi lặp lại thì sẽ
khơng được xem là đoạn tính. Ví dụ, trong tiếng Nga, có một loại vị từ với hậu tố -nu, tất
cả đều được diễn tả dưới dạng thể hồn thành và khơng có các đối tượng thuộc về hình thái
khơng hồn thành, ví dụ như kasljanut' 'ho', blesnut' ' lấp lánh'. Trong tiếng Hungary cũng
vậy, có một số hậu tố mang tính chất này, ví dụ: zorren 'gõ’ (cf. zorog 'gõ’ (có thể lặp đi
lặp lại)). Ngày nay, một số ngôn ngữ đã phát hiện ra một loạt các vị từ điểm tính, do đó sự
tình điểm tính được xem là phạm trù Ngơn ngữ học, bất kể ngày nay có nhiều cơng nghệ
tiên tiến gây cản trở cho việc phân biệt đâu là sự tình điểm tính.
2.
Hữu đích và vơ đích
Việc xác định thuộc tính hữu đích và vơ đích được phân tích bằng việc đối chiếu
được Comrie thơng qua hai sự tình (1) John is singing và (2) John is making a chair. Có
thể thấy rằng cả hai sự tình trên đều là sự tình đoạn tính vì chúng đều có thể kéo dài trong
một khoảng thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào chủ thể sự tình. Để phân biệt được hai
thuộc tính trên đó là cấu trúc nội tại của từng thuộc tính. Nói một cách dễ hiểu thì ở sự
tình (2), có một kết điểm nằm ở việc John đóng xong chiếc ghế nhưng ở sự tình (1), kết
điểm ở đây có thể là bất cứ khi nào John dừng việc hát cho dù anh chưa hát xong bài hát
hay các bài hát anh chọn. Do vậy sự tình (1) không chứa kết điểm và được gọi là sự tình
vơ đích, sự tình (2) chứa một kết điểm nào đó được gọi là sự tình hữu đich. Bản chất của
sự tình hữu đích thường thể hiện thơng qua các cách sau: nếu sự tình đề cập mang nghĩa
khơng hồn thành và sự tình nhằm đề cập đến cùng một sự tình mang nghĩa hồn thành thì
sự tình đó là sự tình vơ đích, ngược lại, đó là sự tình hữu đích. Vì vậy, sự tình hữu đích là
sự tình bao hàm một diễn trình có một kết điểm minh xác và khi đạt đến kết điểm đó sự
tình khơng thể tiếp diễn.
Việc đề cập trước đó chúng ta thường gọi những vị từ mơ tả sự tình hữu đích là vị
từ hữu đích và vị từ mơ tả sự tình hữu đích là vị từ hữu đích, nhưng thực tế việc xác định
chúng là không dễ dàng. Tuy nhiên, sự tình khơng chỉ đơn giản được biểu diễn thơng qua

các vị từ (chẳng hạn, vị từ “drown” (dìm xuống) hay vị từ “drowning” (quá trình dìm một
con vật xuống nước cho đến chết) là vị từ hữu đích và vị từ “sing” là vị từ vơ đích), mà
chúng phải được biểu diễn thông qua các vị từ kết hợp với các tham tố đi kèm (chủ ngữ và
tân ngữ). Do đó, mặc dù sự tình “John is singing” là sự tình vơ đích nhưng chỉ cần có một
sự thay đổi, chẳng hạn “John is singing a song” thì sự tình này lại là sự tình hữu đích, vì
sự tình này có chứa kết điểm. Tương tự, sự tình “John is drowing” là sự tình hữu đích và
3


sự tình “ cats drown if you put them in deep water” khơng phải sự tình hữu đích vì nó đề
cập đến một quá trình tiếp diễn liên tục và điều đó làm cho lũ mèo chết đuối. Do vậy, dù
đã được cung cấp đầy đủ ngữ cảnh những sự tình dù thuộc sự tình vơ đích vẫn được đưa ra
dưới dạng sự tình hữu đích.
Khi kết hợp với thể hồn thành và thể khơng hồn thành thì phạm vi ngữ nghĩa của
vị từ hữu đích thường bị hạn chế, vì vậy từ thể của một sự tình có thể suy ra một số điểm
nhất định, đó là điều đặc biệt quan trọng trong việc phân biệt hữu đích và vơ đích: Nếu thể
của sự tình đề cập đến sự hữu đích thì sự tình đó sẽ khơng thể xây dựng từ một thể của sự
tình đề cập đến sự tình vơ đích, chẳng hạn như thể hồn thành đề cập đến sự tình hữu đích
đã chứa kết điểm của sự tình đó, mặt khác, thể khơng hồn thành lại không mang hàm ý
như vậy, thường ngụ ý chưa được hồn thành vào thời điểm phát ngơn.
Điều quan trọng để diễn đạt sự tình hữu đích là bản thân sự tình đó vừa chứa q
trình dẫn đến kết điểm và vừa phải chứa kết điểm. (chẳng hạn, “John reached the summit”
khơng phải là sự tình hữu đích, vì khơng thể dùng “John is reaching the summit” để diễn
tả quá trình John chinh phục được đỉnh núi. Tuy còn một số trường hợp khá phức tạp,
nhưng nhìn chung, ta có thể phân biệt phân biệt giữa các sự tình hữu đích bằng cách gọi
chúng là sự tình điểm tính hữu đích và với sự tình hữu đích, có thể dùng hình thái vị từ
mang nghĩa khơng hồn thành để chỉ hàm ý rằng tại thời điểm mà sự tình được đề cập đến
vần chưa đạt đến được kết điểm, nói cách khác là sẽ không bao giờ đạt đến kết điểm.
Do đó, có thể thấy việc phân biệt hữu đích và vơ đích là một việc khơng mấy dễ
dàng. Nếu muốn xác định được chúng, chúng ta phải thực sự xem xét kĩ các yếu tố trong

sự tình được đề cập đến để có thể xác định được chúng chính xác nhất.
3.
Sự tình tĩnh và sự tình động
Sự tình tĩnh và sự tình động có thể dễ dàng phân biệt về mặt tri giác và trên thực tế,
các đối tượng nghiên cứu khi được yêu cầu phân loại giữa sự tình tĩnh và sự tình động đều
đưa ra một kết quả như nhau, và tương tự giữa các ngôn ngữ cũng có độ tương quan rõ
ràng trong việc phân biệt sự tình tĩnh và sự tình động, mặc dù cịn có một số ý kiến trái
chiều.
Dựa vào thuộc tính thay đổi hay khơng thay đổi trong thời gian mà ta có sự tình tĩnh
và sự tình động. Sự tình tĩnh là sự tình khơng bao hàm sự thay đổi hoặc nếu có chỉ là sự
thay đổi đồng chất. Cịn sự tình động là sự tình bao hàm sự thay đổi khơng đồng chất.
Chúng ta sẽ tiếp cận vấn đề bằng cách phân tích một sự tình bị kéo dài về mặt thời
gian, tức là bước đầu không nhận định chúng là sự tình đoạn tính. Thuật ngữ “phase” (phân
đoạn) sẽ được dùng để miêu tả sự tình tại bất cứ thời điểm nào đó được cho trước. Ví dụ,
trước hết chúng ta xem xét vị từ know (biết) đề cập đến sự tình tĩnh, và vị từ run (chạy) đề
cập đến sự tình động. Điểm khác biệt giữa các sự tình được đề cập tới qua hai vị từ này là
mối liên hệ giữa hai các giai đoạn khác nhau của sự tình; trong trường hợp của từ know, tất
4


cả giai đoạn trong sự tình John knows where I live đều giống nhau, dù ở bất cứ lúc nào thì
chúng đều sẽ nhận được cùng một sự tình như vậy. Tuy nhiên, với vị từ run (chạy) thì lại
khơng như vậy, nếu chúng ta nói John is running, mỗi giai đoạn khác nhau của sự tình sẽ
mang kết quả rất khác nhau: tại thời điểm John đặt một chân xuống đất, tại thời điểm mà
cả hai chân John đều không chạm mặt đất,.... Vị từ know, mặt khác, không mang đến bất
cứ sự thay đổi nào, còn từ run thì nhất thiết liên quan đến sự thay đổi. Đây chính là bước
tiếp cận đầu tiên về đặc điểm của sự tình động và sự tình tĩnh.
Tuy nhiên, có một vài sự tình tĩnh và sự tình khơng tĩnh mà phép nhị phân của chúng
không được biểu thị một cách chính xác. Sự tình tĩnh của standing (tức là, đang trong tư
thế đứng) có thể khơng có sự thay đổi, nhưng chúng ta khơng thể loại trừ khả năng nó có

thể thay đổi. Ví dụ, tơi có thể nói về một trong những cuốn sách của tôi, cuốn mà đang nằm
ở kệ sách nào đó ngay cả khi vị trí của nó trên giá sách đã thay đổi (tức là, ngay cả khi tơi
thường xun di chuyển vị trí cuốn sách đó). Do đó, người ta có thể kết luận rằng, các sự
tình động nhất thiết phải liên quan đến sự thay đổi, trong khi đó sự tình tĩnh là sự tình mà
có thể có hoặc khơng có sự thay đổi. Nhưng vẫn có một số trường hợp khó phân tích. Trong
sự tình đề cập đến trong sự tình the oscilloscope is emitting a pure tone at 300 cycles per
second (máy hiện sóng phát ra một âm thuần với tốc độ 300 chu kỳ mỗi giây), đây là sự
tình động dù khơng có liên quan đến bất kỳ sự thay đổi nào, ít nhất là khơng có bất cứ sự
thay đổi nào có thể nhận thấy rõ đối với một người không quen thuộc với cách thức hoạt
động của máy hiện sóng, và dù thế thì điều này vẫn khơng làm ảnh hưởng đến quan niệm
của anh ta về bản chất động của sự tình. Trên thực tế, các trường hợp ngoại lệ này sẽ mang
đến một chút thay đổi về đặc tính của sự tình động và sự tình tĩnh. Với sự tình tĩnh, trừ khi
có điều gì xảy ra làm biến đổi tĩnh tính, cịn khơng tính tĩnh vẫn sẽ tiếp tục: to standing
(trạng thái đứng) và to knowing (biết). Mặt khác, đối với sự tình động, sự tình sẽ chỉ tiếp
tục nếu nó liên tục nhận được nguồn năng lượng: giống như trong to running (chạy) và to
emitting a pure tone (phát ra âm thuần), bởi vì nếu John khơng ngừng cố gắng chạy, thì
anh ấy sẽ dừng hành động chạy lại, và nếu máy hiện sóng khơng được cung cấp nguồn điện
thì máy sẽ dừng phát ra âm thanh. Sự tình tĩnh khơng u cầu động lực để duy trì, cịn để
duy trì sự tình động cần có động lực, dù từ bên trong (trong chính tác thể, ví dụ như John
is running (John thì đang chạy)), hoặc từ bên ngoài (các yếu tố bên ngoài tác thể, ví dụ,
the oscilloscope is emitting a pure tone, (máy hiện sóng đang phát ra âm thuần).
Bởi vì sự tình điểm tính ln liên quan đến đến một việc thay đổi, nên chúng sẽ mặc
nhiên là sự tình động.
Về định nghĩa của sự tình tĩnh và sự tình động, chúng không phụ thuộc vào bất kỳ
sự khác biệt ngôn ngữ nào, mặc dù chúng ta sẽ mong một sự khác biệt ngôn ngữ cụ thể liên
quan đến sự quá trình phân biệt hai sự tình này (như là sử dụng thì Tiếp diễn thể hiện mối
tương quan giữa việc phân biệt sự tình tĩnh và sự tình động để phân tách các sự tình theo
5



mức độ tương tự ít nhiều từ ngơn ngữ này sang ngơn ngữ khác). Cả sự tình động và sự tình
tĩnh đều được đánh giá một cách trực quan thơng qua cách biểu đạt của các sự tình, tức là,
ở đây, còn tồn đọng một số ý kiến trái chiều hay nghi ngờ về việc liệu các sự tình sẽ dừng
lại nếu như không liên tục được làm mới.
Đến đây, chúng ta đã xem xét từ bên trong các sự tình tĩnh. Dĩ nhiên, các sự tình
tĩnh đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Điểm bắt đầu và điểm kết thúc của sự tình tĩnh
là sự tình động, bởi vì đối với một sự tình tĩnh để có thể bắt đầu hoặc kết thúc đều đem lại
sự thay đổi đến cái tĩnh. Điều này tuân theo định nghĩa của sự tình tĩnh được nêu trên. Do
đó, ở phần I.1, chúng ta có thể nhận ra rằng các sự tình tĩnh có thể được miêu tả dưới các
hình thức mang nghĩa khơng hồn thành, hình thức này khơng chỉ miêu tả sự tình tĩnh mà
cịn mơ tả đến điểm mở đầu và điểm kết thúc của nó. Do đó, trong tiếng Nga ja postojal
(Pfv.) tam cas (tôi đã đứng đây được một giờ), tiếng Hy Lạp cổ ebasileuse (thể bất định)
deka ete (ông ấy đã lên ngôi 10 năm rồi) khơng chỉ đề cập đến sự tình tĩnh đã đạt được một
khoảng thời gian nêu trên mà còn đề cập đến điểm bắt đầu và điểm kết thúc của sự tình,
tức là khơng bao gồm yếu tố động. Ở nhiều ngôn ngữ, vị từ tĩnh không tồn tại với nghĩa
khơng hồn thành, trong khi đó nhiều ngơn ngữ lại sử dụng rất nhiều vị từ tĩnh. Do đó, việc
kết hợp thể hoàn thành và cái tĩnh sẽ làm hạn chế phạm vi ngữ nghĩa – so với điểm bắt đầu
và kết thúc của sự tình tĩnh – và ở một số ngơn ngữ thậm chí cịn khơng tồn tại cách kết
hợp này. Với bản chất của sự kết hợp giữa tính tĩnh với nghĩa khơng hồn thành, chúng ta
sẽ dễ thấy tại sao nhiều ngơn ngữ lại có dạng thức đặc biệt để diễn tả nghĩa tiếp diễn: nghĩa
tiếp diễn là sự kết hợp giữa tính khơng tĩnh với nghĩa liên tục. Vì các sự tình này thường
diễn ra liên tục, việc sử dụng các sự tình khơng tĩnh khá quan trọng trong việc phân biệt
giữa nghĩa tiếp diễn và nghĩa hồn thành của sự tình Do đó, việc mơ tả các sự tình động sẽ
dễ hơn và logic hơn việc mơ tả các sự tình tĩnh.
III. Bình luận về sự tình tĩnh và động, hữu đích và vơ đích trong tiếng Việt
Tiếng Việt là một ngơn ngữ đơn lập, khơng biến hình nên ý nghĩa thể dĩ thành tiếp
diễn ở đây khơng được đánh dấu bằng các hình thái đặc trưng của vị từ mà nó chỉ được
biểu đạt thông qua sự kết hợp của vị từ tĩnh hoặc vị từ động vơ đích với các ngữ đoạn chỉ
thời gian, hoặc với các phương tiện từ vựng khác chuyển tải ý nghĩa sự tình đã bắt đầu và
vẫn cịn tiếp diễn ít nhất tại thời đoạn phát ngơn. Một điểm đáng lưu ý là vị từ tĩnh thường

không tương thích với hình thái tiếp diễn (progressive), do đó khi muốn biểu đạt ý nghĩa
tiếp diễn của trạng thái phải luôn kết hợp với các ngữ đoạn chỉ thời gian như for, since...
(trong tiếng Anh). Trong khi đó trong tiếng Việt ta có thể dùng chỉ tố đang để chuyển tải
ý nghĩa này, vì đang có thể kết hợp với một số vị từ tĩnh dùng để miêu tả tính tạm thời của
một trạng thái dưới giác độ chưa hồn thành, nghĩa là nó chỉ miêu tả một khúc đoạn của
của trạng thái mà không đề cập đến các kết điểm của trạng thái. Ví dụ:
1a. Minh đang ăn cơm.
6


1b. Minh ăn cơm rồi.
Tuy nhiên như đã nói, trong tiếng Anh các vị từ tĩnh khơng tương thích với hình
thái tiếp diễn do các loại sự tình tĩnh khơng có cấu trúc thời gian bên trong nên khi chuyển
dịch sang tiếng Anh cần đặc biệt lưu ý điểm hạn chế này. Để nhấn mạnh đến tính thời đoạn,
tính liên tục của trạng thái/ tính chất của chủ thể, hình thái dĩ thành ở hiện tại thường được
sử dụng ở đây, vì một trong những cách sử dụng của hình thái dĩ thành là miêu tả một sự
tình/ trạng thái bắt đầu trong quá khứ còn tiếp diễn ở hiện tại và có thể vẫn diễn tiến sau
đó. Ví dụ:
2a. Tôi đọc xong quyển sách rồi.
2b. Tôi ngừng đọc quyển sách này (để tôi đọc quyển khác/ làm việc khác).
Trong quá trình học tiếng Anh, người Việt thường mắc những lỗi ngữ pháp có quan
hệ với loại hình, đặc biệt là lỗi về cách dùng thì. Chẳng hạn khi phải chuyển dịch một câu
tiếng Việt trong đó có từ đã hay rồi sang tiếng Anh thì người học thường hay chuyển dịch
sang bằng hình thái quá khứ của vị từ. Điều này sẽ đúng nếu sự tình trong câu được định
vị trong một khung thời gian xác định ở quá khứ. Tuy nhiên, nếu khơng có khung thời gian
những chỉ tố này có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo cấu trúc ngữ nghĩa và
ngữ dụng của câu.
Sự đối lập giữa tính hữu đích và tính vơ đích là cơ sở quan trọng để đối lập giữa thể
hồn thành và thể khơng hồn thành. Vì sự đối lập giữa tính hữu đích và vơ đích là cơ sở
quan trọng để đối lập giữa thể hoàn thành và thể khơng hồn thành. Phạm vi của thể hồn

thành bao gồm các kết điểm, một sự tình khi đạt đến kết điểm đó thì sự tình được xem là
hồn thành. Ta xét ví dụ trong tiếng Việt:
3a. Thảo chạy bộ đến công viên mất ba mươi phút.
3b. Thảo chạy bộ trong cơng viên.
Ngữ đoạn trong cơng viên khơng có chức năng xác định kết điểm vị từ chạy bộ biểu
thị, do đó sự tình (3b) khơng có kết điểm nội tại, nghĩa là sự tình (3b) là sự tình vơ đích.
Ngược lại, sự tình (3a) là sự tình hữu đích vì ta có thể xác định kết điểm vị từ chạy bộ, ta
có thể dựa vào hai bình diện khơng gian và thời gian. Trong sự tình (3a), ta xác định được
tham tố công viên là không gian và tham tố ba mươi phút là thời gian, vì có ngữ đoạn đến
công viên làm hạn định sự chuyển động trong không gian và ngữ đoạn ba mươi phút là hạn
định sự chuyển động về thời gian của cả sự tình. Nghĩa là khi đạt đến hạn định thì sự tình
sẽ kết thúc (sự tình được xem là hồn thành) và chủ thể thực hiện sự tình có thể chuyển
sang bắt đầu (thực hiện) sự tình khác.
Trong tiếng Việt các từ đã (một cơng cụ biểu thị ý nghĩa hồn thành) đang (một
cơng cụ biểu thị ý nghĩa khơng hồn thành) khơng dùng để diễn đạt ý nghĩa “thì” mà dùng
để biểu thị ý nghĩa “thể”. Dựa trên sự đối lập giữa các loại sự tình có thể giải thích cho sự
kết hợp của từ đã và đang với sự tình hữu đích và vơ đích.
7


Trong tiếng Việt, các từ đã, đang không lệ thuộc vào tính hữu đích và vơ đích.
Chúng ta thêm từ đã, đang vào trước vị từ “chạy bộ” thì sẽ thu được các câu khác nhau:
4a. Thảo đang chạy bộ đến công viên.
4b. Thảo đã chạy bố đến công viên.
5a. Thảo đang chạy bộ trong công viên.
5b. Thảo đã chạy bộ trong cơng viên.
Sự tình (4a) miêu tả một sự việc đang diễn ra ở một thời đoạn nào đó hiểu rằng Thảo
đang trên đường đến cơng viên. Sự tình (4b) cho biết hành động chạy bộ của Thảo đã hồn
thành. Vậy có thể thấy sự tình (3a) là một sự tình hữu đích.
Sự tình (4a) (4b) có thể được xem là cùng miêu tả một sự tình tuy khơng hồn tồn

đồng nghĩa với nhau vì sự tình (4b) khi phát ngơn thì Thảo đã chạy bộ được một qng
đường rồi. Khi thêm đã và đang vào thì sự tình (4a) (4b) vẫn chỉ miêu tả một sự tình. Như
vậy nó miêu tả sự tình vơ đích.
Trong tiếng Việt, khi ta thêm các từ đã và đang vào trước một vị ngữ vơ đích thì sự
tình vơ đích sẽ chấp nhận cả đã và đang mà nội dung sự tình khơng có thay đổi lớn, trong
khi đó, vị ngữ hữu đích sẽ khơng có khả năng này.
IV. Kết luận
Comrie trong chương hai này đã trình bày ngắn gọn, dễ hiểu về các thuộc tình ngữ
nghĩa của thể bao gồm: điểm tính và đoạn tính, hữu đích và vơ đích, sự tình tĩnh và sự tình
động. Đây là những thuộc tính quan trọng khi nghiên cứu về phạm trù thể trong một ngơn
ngữ. Tóm lại, trong bản tóm tắt này tác giả đã trình bày những sự phân biệt giữa các loại
sự tình. Bên cạnh đó, chúng tơi bình luận các sự tình này trong tiếng Việt, một ngơn ngữ
khơng biến hình, biểu thị các chỉ tố của phạm trù thể bằng các vị từ tình thái (đã, đang).
V.
Bảng thuật ngữ
STT

Thuật ngữ

Dịch nghĩa

1

Perfective form

Hình thái hồn thành

2

Punctual situation


Sự tình điểm tính

3

Durative situation

Sự tình đoạn tính

4

Imperfective aspect

Thể khơng hồn thành

5

Internal structure

Cấu trúc nội tại

6

Terminological system

Hệ thống thuật ngữ

8



7

Progressive

Tiếp diễn

8

Semelfactive

Sự tình nhất cố

9

Iterative meaning

Nghĩa lặp lại

10

Etymology

Từ nguyên

11

Terminal point

Kết điểm


12

Telic situation

Sự tình hữu đích

13

Atelic situation

Sự tình vơ đích

14

Telic verb

Vị từ hữu đích

15

Argument

Tham tố

16

Subject

Chủ ngữ


17

Object

Tân ngữ

18

Aspect

Thể

19

Tense

Thì

20

Mood

Thức

21

Verbal morphology

Hình thái vị từ


22

Context

Ngữ cảnh

23

Semantic distinction

Khác biệt ngữ nghĩa

24

Implication

Hàm ý

25

Derivational morphology

Hình thái phái sinh

26

Accomplishment sense

Sự tình đoạn tính hữu đích


27

Achievement

Sự tình điểm tính hữu đích

28

Event

Sự tình

9


29

State situation

Sự tình tĩnh

30

Dynamic situation

Sự tình động

31

Process


Quá trình/ Diễn trình

32

Phase

Phân đoạn

33

Non-state

Không tĩnh

34

Dichotomy

Phép nhị phân

35

Semantic range

Phạm vi ngữ nghĩa

10




×