Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Khả Năng Cạnh Tranh Sản Phẩm Của Công Ty May Việt Tiến.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.26 KB, 49 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng ty may Việt Tiến là một doanh nghiệp nhà nước trên lĩnh vực dệt
may có qui mơ lớn so với các doanh nghiệp dệt may cả nước.
VớI nhiều nỗ lực trên nhiều mặt nhằm nâng cao sức cạnh tranh, phát triển
sản xuất Việt Tiến đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, hoàn thành nhiệm
vụ được giao, trở thành một trong những doanh nghiệp may mặc lớn của Việt
Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã giành được, Công ty vẫn còn
những tồn tại, hạn chế nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và cạnh
tranh sản phẩm may mặc trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong bối cảnh hiện nay, trước sự lớn mạnh của các doanh nghiệp dệt may
trong nước, sự xuất hiện của những công ty dệt may lớn của nước ngoài, sự phát
triển của khoa học công nghệ cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cho thấy
rằng cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may giữa các doanh nghiệp diễn ra rất gay
gắt.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi đã chọn vấn đề " Một số giải pháp nhằm
tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty may Việt Tiến" làm luận văn
tốt nghiệp cao học với hy vọng mở rộng khả năng hiểu biết của mình và mong
muốn góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của Công ty.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
- Ở nước ngồi, các cơng trình nghiên cứu của K.Marx (nghiên cứu cạnh
tranh dưới chế độ TBCN), P.A. Samuelson, D. Begg, S. Fischer,... đã đề cập đến
cạnh tranh dưới những khía cạnh như: điều kiện thực hiện cạnh tranh, môi


2

trường cạnh tranh, cạnh tranh giữa các quốc gia, cạnh tranh giữa các doanh


nghiệp...
-

Ở trong nước, cạnh tranh được nghiên cứu dưới dạng các dự án (Dự

án VIE /97/016 - Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách và kiểm soát độc
quyền kinh doanh), các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Luận án tiến sỹ, luận
văn cao học với nọi dung chủ yếu là về khả năng cạnh tranh cấp quốc gia, cấp
ngành, nhiều đề tài gắn với lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu,... chưa có đề tài nào
nghiên cứu về khả năng cạnh tranh hàng may mặc của một doanh nghiệp dệt
may là Việt Tiến.
3. Mục đích và đối tượng phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về cạnh tranh, khả năng
cạnh tranh sản phẩm trong lĩnh vực may mặc;
- Phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới khả năng cạnh
tranh sản phẩm của công ty may Việt Tiến. Đánh giá thực trạnh năng lực cạnh
tranh sản phẩm của công ty qua đó chỉ ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân
của những tồn tại.
- Đề xuất một số giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh sản phẩm của Công ty May Việt Tiến trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới
khả năng cạnh tranh sản phẩm may mặc của doanh nghiệp dệt may cụ thể là của
Công ty may Việt Tiến.
Phạm vi nghiên cứu


3


Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở những vấn đề nâng cao khả năng
cạnh tranh sản phẩm đối với Công ty may Việt Tiến
Do bị giới hạn về thời gian, luận văn khảo sát hoạt động kinh doanh và
đánh giá tình hình cạnh tranh của Cơng ty may Việt Tiến trong khoảng thời gian
từ năm 2002 đến nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty giai đoạn 2006 - 1010.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin (duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử), Các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh
tế – xã hội nói chung, phát triển ngành dệt may nói riêng.
- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu trong luận văn là phương pháp hệ thống
- logic – lịch sử thích ứng với các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như:
lấy ý kiến chuyên gia, khảo sát thực tế, phương pháp so sánh, phương pháp xã
hội học, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp …
5. Những đóng góp của luận văn
-

Luận văn tập trung phân tích thực trạng cạnh tranh trong lĩnh vực

may mặc của Công ty may Việt Tiến, chỉ ra những ưu điểm, lợi thế, những tồn
tại, hạn chế và những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với Công ty
-

Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức

cạnh tranh sản phẩm trong lĩnh vực may mặc, qua đó, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh của Cơng ty trong thời gian tới.
6. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu

của luận văn gồm 3 chương:


4

Chương I: Một số vấn đề lý luận về khả năng cạnh tranh của sản phẩm
may mặc
Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty may
Việt Tiến
Chương III: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản
phẩm của Công ty may Việt Tiến


5

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
SẢN PHẨM MAY MẶC

1.1. Khái niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của hàng hoá
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
- Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị
trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách
hàng về phía mình nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường để đạt được
một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần.
-

Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị

trường, là năng lực và động lực phát triển của nền kinh tế thị trường là sự sống

còn của mỗi doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm khả năng cạnh tranh sản phẩm và phân biệt với năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khả năng cạnh tranh sản phẩm: là khả năng sản phẩm đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo
hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì, dịch vụ đi kèm…, hơn hẳn trong tương
quan so sánh trực tiếp với những sản phẩm hàng hoá cùng loại hoặc sản phẩm
hàng hoá tương tự cạnh tranh trên cùng một thị trường mục tiêu trong một
khoảng thời gian hoặc thời điểm nghiên cứu xác định.
Theo GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Trung tâm kinh tế Châu á Thái Bình
Dương: “Khả năng cạnh tranh sản phẩm là khả năng duy trì và cải thiện vị trí
cạnh tranh sản phẩm trong hiện tại và tương lai so với các đổi thủ cạnh tranh
trên thị trường nhằm thu lợi Ých tối đa”.


6

- Lợi thế cạnh tranh của một sản phẩm: Một sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh khi nó có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh và có sự khác biệt của sản
phẩm làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm
hoặc nâng cao tính hồn thiện khi sử dụng sản phẩm.
- Đối với sản phẩm may mặc: việc đánh giá khả năng cạnh tranh của nó chủ
yếu dựa vào các tiêu chí về Chất lượng, tính hợp thời trang, tính đa dạng phong
phú về mẫu mã, các dịch vụ đi kèm, uy tín thương hiệu, giá cả và cơng tác
marketing sản phẩm, tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng thị phần
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Là khả năng cạnh tranh tương đối của một doanh nghiệp trong tương quan
với các chủ thể kinh doanh khác, nó thể hiện đặc biệt thông qua hiệu quả kinh
doanh, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ cũng như năng lực tài chính,
năng lực quản lý, vị thế, uy tín kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường liên

quan.
- “ Những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là những doanh nghiệp đạt
được mức tiến cao hơn mức trung bình về chất lượng hàng hố và dịch vụ, hoặc
có khả năng cắt giảm các chi phí tương đối cho phép họ tăng được lợi nhuận
(doanh thu - chí phí) và thị phần (Tác giả Michael Dunford, Helen Louri,
Manfred Rosenstock, Competition, Competitiveness, and Enterprise policies, tr109)
Nh vậy, hai khái niệm vừa trình bày ở trên là hai phạm trù phản ánh 2 cấp
độ cạnh tranh nhưng giữa chúng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Khả năng
cạnh tranh của hàng hố có được là do khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tạo
ra, nhưng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá là bộ phận cấu thành
trọng yếu tạo lập khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.3. Khái niệm và mô hình đánh giá hành vi khách hàng chọn mua sản
phẩm


7

Hành vi mua của người tiêu dùng
Là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi
sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và chi tiêu cho hàng
hoá và dịch vụ.
Là cách thức mà người tiêu dùng sẽ thực hiện để đưa ra các quyết định sử
dụng tài sản của mình (tiền bạc, thời gian, cơng sức…) liên quan đến việc mua
sắm và sử dụng hàng hoá, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân.
Một cách khái quát hơn, hành vi mua của khách hàng là một thuộc tính tư
duy tâm lý hỗn hợp để chỉ một tổ chức ổn định của những tin tưởng, những thiên
hướng trước tác động của các khách thể bên ngoài, diễn tiến và là tiền đề trực
tiếp để các cá nhân tiếp nhận đáp ứng có ưu tiên so với khách thể và diễn tiến đó.
Mơ hình hành vi mua của người tiêu dùng
Mô tả mối quan hệ giữa ba yếu tố: các kích thích; hộp đen ý thức của người

mua; những phản ứng đáp lại của khách hàng.
Các yếu tố

Các tác nhân

“Hộp đén” ý thức

Những phản ứng

kích thích

kích thích

của người mua

đáp lại của

marketing

khác
Các đặc Quá

- Hàng

người mua
- - Lựa chọn hàng

- Mơi trường

tính của trình


hố

hố

kinh tế

người

quyết

- Lựa chọn

- Giá cả

- Khoa học

mua

định

nhãn hiệu

mua

- Lựa chọn nhà

hàng

kinh doanh


- Phương pháp kỹ thuật
phân phối

- Chính trị

- Khuyến mại

- Văn hóa

- Lựa chọn khối
lượng mua…


8

Các nhân tố kích: là tất cả các tác nhân, lực lượng bên ngồi người tiêu
dùng có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Gồm các tác nhân
này nằm trong khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đó là các tác nhân kích
thích của Marketing như: sản phẩm, giá bán, cách thức phân phối và các hoạt
động xúc tiến. Và các tác nhân kích thích khơng thuộc quyền kiểm soát tuyệt đối
của các doanh nghiệp, bao gồm: mơi trường kinh tế, cạnh tranh, chính trị, văn
hố, xã hội,…
Hộp đen ý thức của người tiêu dùng: Là cách gọi bộ não của con người và
cơ chế hoạt động của nó trong việc tiếp nhận, xử lý kích thích và đề xuất các giải
pháp đáp ứng trở lại các kích thích được tiếp nhận.
Hộp đen ý thức được chia thành hai phần. Thứ nhất: đặc tính của người
tiêu dùng. Nó ảnh hưởng cơ bản đến việc người tiêu dùng sẽ tiếp nhận các kích
thích và phản ứng đáp lại các nhân tố đó như thế nào? Thứ hai: q trình quyết
định mua của người tiêu dùng. Đó là tồn bộ q trình mà người tiêu dùng thực

hiện các hoạt động liên quan đến sự xuất hiện của ước muốn, tìm kiếm thơng tin,
mua sắm, tiêu dùng và những cảm nhận họ có được khi tiêu dùng sản phẩm. Kết
quả mua sắm sản phẩm của người tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào các bước của lộ
trình này có được thực hiện trôi chảy hay không?
- Những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng:
Là những phản ứng của người tiêu dùng bộc lộ trong qúa trình trao đổi mà
ta có thể quan sát được, ví dụ như hành vi tìm kiếm thơng tin về hàng hố, dịch
vụ, lựa chọn hàng hoá, nhãn hiệu, nhà cung cấp, lựa chọn thời gian, địa điểm,
khối lượng mua sắm…
Nhiệm vụ của các nhà hoạt động thị trường là phải tìm hiểu được cái gì xảy
ra trong hộp đen ý thức của người tiêu dùng giữa lúc tác nhân kích thích đi vào
và lúc xuất hiện những phản ứng của họ.


9

1.1.3. Mơ hình bốn bậc cạnh tranh sản phẩm của Ph.Kotler
Thực chất của mơ hình này là trình bày mơi trường marketing của doanh
nghiệp gồm môi trường vi mô và vĩ mô. Phản ánh các cấp độ cạnh tranh sản
phẩm gồm cạnh tranh trong nội bộ doanh nghiệp, cạnh tranh trong nội bộ ngành,
cạnh tranh trong nước và cạnh tranh sản phẩm trong môi trường quốc tế.
Cấp độ cạnh tranh trong ni b cụng ty

Bộ phận
nghiên
cứu, thiết
kế,
thử
nghiệm


Bộ phận
tài chính

Bộ phận
Marketin
g

Bộ phận
kế toán

Ban lÃnh
đạo

Bộ phận
sản xuất

Bộ phận
cung
ứng vật t

Hình1.2: Môi trờng vi m« cđa c«ng ty

- Các bộ phận trong cơng ty phải thực hiện đúng các chức năng của mình,
phối hợp và hỗ trợ nhau để thực hiện tốt các chiến lược, các mục tiêu của công ty
các kế hoạch do Ban lãnh đạo Công ty đề ra


10

các hoạt động đó liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau và đều ảnh

hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
Cạnh tranh cấp độ ngành
Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một chủng loại hàng
hoá. Các sản phẩm của các doanh nghiệp đó sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau trên
thị trường. Sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của các đối thủ và khả
năng cạnh tranh của ngành.
1.1.3.1. Các yếu tố vĩ mô trong nước


11

Yếu tố
khoa học
kỹ thuật

Yếu tố
nhân
khẩu

yếu tố
kinh tế

Công ty

Yếu tố tự
nhiên

Yếu tố
chính trị


Yếu tố văn
hoá

Hình 1.3: Những yếu tố cơ bản cđa m«i trêng vÜ m«

Đây là các yếu tố “khơng khống chế được” mà công ty cần phải chú ý,
theo dõi và phản ứng kịp thời. Các yếu tố này tạo thành mơi trường vĩ mơ của
cơng ty và có tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh sản phẩm của công ty.

Cấp độ cạnh tranh quốc tế:


12

- Với xu hướng hội nhập kinh tế, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước
cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu hết sức to lớn bên cạnh đó là những thách
thức bởi cạnh tranh ngày càng gay gắt trong khu vực và trên thế giới.
- Cạnh tranh trong mơi trường này bao hàm cả tính cạnh tranh của sản
phẩm, của doanh nghiệp, của cả ngành hàng. Đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may
phải chuyển chiến lược kinh doanh, chuyển từ cạnh tranh đơn thuần băng nguồn
lao động rẻ sang cạnh tranh bằng giá trị gia tăng, đem lại cho khách hàng hàm
lượng giá trị cao hơn trong mỗi đơn vị sản phẩm và dịch vụ cung ứng.

1.2. Những nhân tố chủ yếu tạo thành khả năng cạnh tranh một sản
phẩm may mặc
1.2.1. Cơ cấu và khả năng đổi mới sản phẩm
Cơ cấu sản phẩm:
Là tập hợp tất cả những loại sản phẩm và mặt hàng mà một doanh nghiệp
có thể đưa ra để chào bán trên thị trường.
Sản phẩm may mặc rất phong phú và đa dạng về kiểu dáng, chủng loại,

mẫu mã,…cho nên, cơ cấu sản phẩm của loại mặt hàng này có ảnh hưởng rất lớn
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còng nh của chính sản phẩm đó
Khả năng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp:
Là khả năng doanh nghiệp làm thay đổi được sản phẩm của mình để phù
hợp được với nhu cầu của thị trường thường xuyên thay đổi.
Do đặc thù của các sản phẩm may mặc là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực
tiếp của người tiêu dùng nên sự đổi mới sản phẩm có tác động trực tiếp vào sức
cạnh tranh của nó trên thị trường
1.2.2. Chất lượng sản phẩm-


13

Là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thơng số kỹ thuật
có thể được đo lường hoặc so sánh nhằm thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng.
Chất lượng hàng may mặc phụ thựôc vào: Chất lượng của nguyên vật liệu;
Kích thước sản phẩm; Chất lượng đường may, đường ráp; Các chỉ tiêu vệ sinh;
Các chỉ tiêu kỹ thuật; Nhóm chỉ tiêu về độ an tồn của sản phẩm; Nhóm chỉ tiêu
về độ tin cậy của sản phẩm; Nhóm chỉ tiêu thẩm mỹ

1.2.3. Giá sản phẩm
Giá cả của hàng hoá và dịch vụ theo quan điểm của các nhà kinh tế học là
số lượng tiền và tài sản mà khách hàng phải trả để có được hàng hoá và dịch vụ.
Giá cả của sản phẩm được hình thành trên thị trường thơng qua quan hệ cung
cầu, tức là qua sự thoả thuận giữa người mua và người bán để đi tới mức giá cả
mà hai bên đều thấy có lợi và chấp nhận được.
Giá cả sản phẩm chịu tác động và ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngồi (sức
cầu thị trường, chính sách vĩ mô về định giá,…) và các nhân tố bên trong (chi
phí, mục tiêu marketing,…).
Hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu quan trọng trong việc phát triển khả

năng cạnh tranh của nó bằng cách: hạ thấp chi phí ngun vật liệu Chi phí nhân
cơng, Chi phí máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí tập hợp thơng tin, chi phí đi
cơng tác nước ngồi, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển, chi phí kiểm tra tài
chính, chi phí bảo hiểm,... đồng thời bám sát mức biến động giá trên thị trường
để có những điều chỉnh kịp thời về giá cả tạo ra sức cạnh tranh cho hàng hoá của
doanh nghiệp.

1.2.4. Hệ thống phân phối sản phẩm


14

Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thơng từ các nhà sản
xuất hàng hố đến người tiêu dùng. Nhờ đó mà khắc phục được những ngăn cách
về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa hàng hoá và dịch vụ với những
người muốn sử dụng chúng.
Các kênh phân phối chủ yếu
- Kênh phân phối truyền thống: kênh cấp 0, kênh cấp 1, kênh 2 cấp theo sơ
đồ 1.4
- Kênh phân phối dọc: phân phối dọc hợp đồng, phân phối dọc được quản
lý, phân phối dọc tp on tu theo quy mụ v mc

(0)

Doanh
nghiệp
sản
xuất
hàng
may

mặc

Ngời
tiêu
dùng

(1)
Trung
gian bán
lẻ
Trung
gian
bán
buôn

(2)

Hình 1.4. Hệ thống phân phối sản phẩm qua các kênh

1.2.5. Hoạt động xúc tiến quảng cáo


15

Xúc tiến, quảng cáo là hoạt động tạo ra được sự khác biệt giữa hàng hoá
của doanh nghiệp với hàng hoá khác trên thị trường, làm tăng giá của hàng hố
bán ra, kích thích tiêu thụ hàng hố. quảng cáo có tác động rất mạnh trong việc
nâng cao khả năng cạnh tranh và cải tạo hình ảnh của doanh nghiệp trên thị
trường.
1.3. Kinh nghiệm phát triển khả năng cạnh tranh sản phẩm của một

số doanh nghiệp nước ngoài đối với Việt Nam
Ngành dệt may Trung Quốc đóng góp khoảng 17% GDP của toàn nền kinh
tế. Kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 25% tổng giá trị kim ngạch xuất nhập
khẩu. Ngành dệt may của Ên Độ dự tính sẽ thu về 30 tỷ USD trong chiến lược
phát triển đến năm 2010.
Đèi với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh
ngày càng gay gắt muốn cạnh tranh và đứng vững trên thị trường quốc tế cần :
Thay đổi chiến lược kinh doanh, chuyển từ cạnh tranh đơn thuần bằng
nguồn lao động rẻ sang cạnh tranh bằng giá trị gia tăng, đem lại cho khách hàng
hàm lượng giá trị cao hơn trong mỗi đơn vị sản phẩm và dịch vụ cung ứng.
Thực hiện nghiêm chỉnh các chương trình tăng năng suất lao động, hạ giá
thành sản phẩm, chương trình có sản phẩm đẳng cấp cao tạo uy tín để xuất khẩu,
Áp dụng phương pháp quản lý tốt và đặc biệt đổi mới hiện đại hoá hệ thèng
thiết bị đầu tư theo chiều sâu, chủ động nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
Đây là các vấn đề mà các doanh nghiệp Trung Quốc, Ên độ đã thực hiện rất
tốt và rất thành công mang lại nguồn thu lớn cho đất nước


16

Chương 2
thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty may Việt Tiến
2.1. Giới thiệu về Công ty May Việt Tiến
2.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp
- Tên giao dịch bằng tiếng Việt
CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN

- Tên giao dịch tiếng quốc tế: VIET TIEN GARMENT EXPORT AND IMPORT
COMPANY


- Tên viết tắt: VTEC
- Trụ sở giao dịch: Số 7 Lê Minh Xuân, Phường 7, Quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 8.640800
- Fax: 8.645085
- Website: www.viettien.com.vn
- Các chi nhánh:
Chi nhánh Hà Nội: 37 Ngô Quyền, Hà Nội
Chi nhánh Hải Phịng: 27 Hồng Văn Thụ, Thành Phố Hải Phòng
Chi nhánh Đà Nẵng: 102 Nguyễn Văn Linh. Thành Phố Đà Nẵng
Chi nhánh Nha Trang: 204 Thống Nhất, Thành Phố Nha Trang
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Trước 30/4/1975, tiền thân của Công ty là một xí nghiệp may tư nhân mang
tên Thái Bình Dương Kỹ Nghệ Công ty – tên giao dịch là Pacific Enterprise, xí
nghiệp này do 8 cổ đơng góp vốn với tổng số vốn là 80.000.000 đồng do Ông


17

Sầm Hào Tài, một thương nhân người Hoa làm Giám đốc. Xí nghiệp hoạt động
trên diện tích 1513 m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 cơng nhân.
Ngày 29/11/1975, Xí nghiệp được Nhà nước tiếp quản từ Ban qn quản xí
nghiệp may Thái Bình Dương.
Ngày 8/8/1977 Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh có quyết định số
1066/QD/UB về việc quốc hữu hoá rồi giao cho Bộ Công Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ
Công nghiệp) quản lý.
Đến 5/9/1977 được Bộ Cơng Nghiệp nhẹ cơng nhận xí nghiệp quốc doanh
và đổi tên là xí nghiệp may Việt Tiến trực thuộc Liên Hiệp Các Xí Nghiệp May.
Ngày 13/11/1979, do bất cẩn trong sản xuất, xí nghiệp bị hoả hoạn và bị
thiêt hại hoàn toàn. Tuy thế, được sự giúp đỡ của những đơn vị bạn cộng với

lòng hăng say, gắn bó với xí nghiệp, tồn thể cơng nhân và lãnh đạo xí nghiệp đã
đưa đơn vị hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí trên thương trường.
Nhờ vào nỗ lực và cố gắng không ngừng, ngày 22/4/1990 theo quyết định
số 103/CNn/TCLĐ, xí nghiệp được chấp thuận nâng lên thành cơng ty may Việt
Tiến gồm 1 xí nghiệp trung tâm và 8 xí nghiệp phụ thuộc với 3388 công nhân.
Ngày 22/4/1993, Bộ Công nghiệp Nhẹ ra quyết định số 214/Cnn/TCLĐ
thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Việt Tiến.
Theo quyết định số 102.01/GP ký ngày 8/2/1991, công ty được Bộ Kinh Tế
Đối ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch quốc tế là
VIET TIEN GARMENT EXPORT AND IMPORT COMPANY, viết tắt là VTEC.CO

20/6/2000, Công ty đã được tổ chức BVQL, Vương Quốc Anh công nhận
đạt ISO 9002
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ
chức của Công ty


18

2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực hoạt động
Chức năng, nhiệm vụ:
- Thực hiện nghĩa vụ do Nhà nước giao, chấp hành đầy đủ các chính sách
kinh tế và pháp luật của Nhà nước.
- Kinh doanh các mặt hàng may theo đúng ngành hàng, đúng mục đích hoạt
động mà công ty đã đăng ký với Nhà nước.
- Đảm bảo hạch toán đúng và đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan lãnh đạo
đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
- Quản lý sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn vốn được cấp cũng nh vốn
vay nhằm thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho ngày càng đạt
hiệu quả kinh tế cao.

- Đầu tư, nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, mở rộng cơ sở hạ tầng để không
ngừng nâng cao năng lực sản xuất đồng thời tạo ra lợi thế cạnh trang cho doanh
ng hiệp trên thương trường.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện
điều kiện, đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Bồi dưỡng,
nâng cao trình độ văn hố, khoa học kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ
công nhân viên.
- Bảo vệ mơi trường, giữ gìn trật tự an tồn xã hội, bảo vệ sản xuất tạo điều
kiện cho quá trình sản xuất an toàn đạt hiệu quả cao.
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước về môi sinh, môi trường
- Công ty may Việt Tiến chuyên sản xuất và may gia công các mặt hàng
may mặc bằng các loại vải trong nước và nhập khẩu gồm chemise các loại,
jacket, đồ bảo hộ lao động, quần áo jean, đồ tắm, đồ thun, pyjama,... cho khách
hàng trong nước và nước ngoài.


19

- Công ty may Việt Tiến độc quyền xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm theo
quata. Công ty đã xuất khẩu sang thị trường các nước Liên Xô (cũ), Hunggari,
Bungari, Tiệp Khắc (cũ), Đức, NhËt, Canada, Hơng Kơng, EU,...
- Ngồi ra, cơng ty cịn sản xuất một số mặt hàng may mặc phục vụ cho nhu
cầu trong nước và xuất khẩu nh mex, cúc áo, sản phẩm thêu, chỉ,...
- Công ty đã liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước với tổng
số vốn liên doanh khoảng 30 tỷ.
Quyền hạn:
-

Cơng ty có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế theo đúng luật định,


đúng chức năng và phạm vi kinh doanh với khách hàng.
-

Được quyền giao dịch với ngân hàng để thực hiện việc thanh tốn

nhanh chóng và hợp lý nhằm nâng cao vịng quay của vốn.
-

Có quyền sử dụng các biện pháp kích thích vật chất, tinh thần đối

với cán bộ, cơng nhân viên trong tồn công ty nhằm nâng cao hiệu quả lao động,
sức sáng tạo cũng như nâng cao đời sống cho người lao động.
-

Công ty được phép tham gia hội chợ triển lãm để giới thiệu và

quảng bá sản phẩm của mình
-

Cơng ty có quyền cử cán bộ ra nước ngồi tham quan, nghiên cứu

thị trường, thực hiện công tác quảng cáo.
Lĩnh vực hoạt động: Lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm: sản xuất
kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ và kinh doanh liên kết.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính:


20

-


Gia công hàng may mặc, sản xuất hàng may mặc cho xuất khẩu và

bán trong nước, gia công 100% hay từng phần. Bên cạnh khách hàng truyền
thống, công ty luôn mở rộng thị phần trong và ngồi nước.
-

Cơng ty có quyền xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang thị trường

nước ngồi và tiến hành nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu
ngành may phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty.
Hoạt động sản xuất kinh doanh phơ:
-

Mua bán vật tư hàng hố và ngun liệu

-

Cho th máy móc, thiết bị và nhà xưởng

-

Kinh doanh máy móc thiết bị ngành may và điện tử qua việc liên

doanh với công ty VTEC – Tungshing (một liên doanh của công ty với Doanh
nghiệp Hồng Kông)
-

Kinh doanh vận tải biển với công ty M & S


-

Kinh doanh phụ liệu ngành may nh mex, dựng, cúc áo, tấm bông

-

Sản xuất và kinh doanh sản phẩm thêu với Công ty liên doanh

PE

Famousea
-

Sản xuất và kinh doanh nhãn với Xí nghiệp May Nhãn

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức
Cấu tổ chức của công ty là cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.
Đứng đầu công ty là Tổng Giám Đốc điều hành mọi hoạt động của công ty và
chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp về mọi hoạt động của công
ty. Tham mưu cho Tổng Giám Đốc là các Phó Tổng Giám Đốc. Các Phó Tổng
Giám Đốc sẽ chỉ đạo trực tiếp các phịng ban thuộc chức năng của mình. Bên



×