Tâm lý học xã hội
Psychologie sociale
Tri giác xã hội
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trần Thu Hương
Nhóm làm bài tập: Nhóm 10
Các thành viên
:
Mai Linh (nhóm trưởng)
Nguyễn Công Huân
Trịnh Văn Tịnh
Nguyễn Duy Hiệp
Nguyễn Trung Thành
Tri giác là gì?
Tri giác là một quá trình tâm lí phản ánh một
cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự
vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào
các giác quan của con người.
Khác với cảm giác, tri giác là một mức độ mới
của nhận thức cảm tính, nó không phải là tổng
thể các thuộc tính riêng lẻ, mà là một sự phản
ánh sự vật, hiện tượng nói chung trong tổng
hoà các thuộc tính của nó.
Những đặc điểm của tri giác
Nhận thức cao hơn cảm giác
Một quá trình tâm lý giống cảm giác.
Phản ánh trực tiếp nhưng trọn vẹn sự vật dựa
trên cơ sở hiểu biết kinh nghiệm.
Phản ánh cấu trúc nhất định của sự vật qua
cảm giác trừu tượng.
Quá trình tích cực gắn với hoạt động của con
người.
Những quy luật chính của tri
giác:
Tính đối tượng.
Tính lựa chọn
Tính ý nghĩa ( tri giác có ý thức bằng cách gọi
tên sự vật).
Tính ổn định.
Tính tổng giác.
Ảo giác
Các loại tri giác:
Tri giác không gian: Hình dạng, độ lớn, vị trí
(chiều sâu, độ xa, phương hướng….)
Tri giác thời gian: Độ dài, tốc độ, liên tục….
Tri giác vận động: Biến đổi sự vật trong không
gian.
Tri giác con người: Sự phản ánh tâm lý, từ cảm
giác đến tư duy.
Tri giác xã hội là gì?
Là sự cảm nhận, hiểu biết về các đối tượng xã
hội như bản thân, người khác, nhóm xã hội,
cộng đồng.
Sự nhận biết này phụ thuộc vào đối tượng tri
giác, kinh nghiệm, mục đích nguyện vọng của
chủ thể tri giác hay hoàn cảnh tri giác.
Đối tượng tri giác là một thực thể xã hội tích
cực mang sắc thái tình cảm và thái độ riêng
của mình.
Tóm lại:
Là thông qua các biểu hiện hành vi bên ngoài
kết hợp với các đặc tính bên trong của sự vật
để hiểu được mục đích hay phương hướng
hành động của họ.
Là quá trình nhận thức được đối tượng giao
tiếp bằng con đường cảm tính chủ quan, theo
kinh nghiệm.
Những cơ chế chi phối:
Ấn tượng ban đầu.
Quy luật quy gán xã hội.
Định kiến xã hội.
Ấn tượng ban đầu:
Sau lần tiếp xúc ban đầu ta sẽ có ấn tượng
nhất định về đối tượng của mình
Ấn tượng ban đầu hình thành ngay cả khi
không chịu sự chi phối của lý trí.
Là hình ảnh tổng thể trên cơ sở nhìn nhận
một cách toàn diện ( diện mạo, lời nói, cử chỉ,
tác phong, ánh mắt. nụ cười ).
Thí nghiệm của Ash
Solomon-1946
Thông minh
Khéo léo
Cần cù
Nồng nhiệt
Kiên quyết
Thực tế
Thận trọng
Người tin tưởng vào những điều
đúng đắn, muốn mọi người
hiểu quan điểm của mình, chân
thành khi tranh luận và mong ý
kiến đó được thừa nhận
Thông minh
Khéo léo
Cần cù
Lạnh lùng
Kiên quyết
Thực tế
Thận trọng
Một kẻ đua đòi thấy mình
thành công, thông minh
khác người. Một kẻ tính
toán, lãnh cảm.
Cơ sở hình thành ấn tượng
ban đầu:
1. Theo các đặc điểm trung tâm.
2. Lý thuyết sơ đồ nhân cách ngầm ẩn.
3. Các hiệu ứng chi phối ấn tượng về người
khác.
Các đặc điểm trung tâm
Những đặc tính nhân cách nào đó có ý nghĩa
nhất quyết định ấn tượng của ta về người
khác.
Trong đời sống hàng ngày, khi nhận định lần
đầu về người khác ta có thói quen chỉ căn cứ
vào một vài nét tính cách nổi bật của người
đó thôi.
Lý thuyết sơ đồ nhân cách
ngầm ẩn:
Khi nhìn nhận người khác mỗi người chúng
ta đều mang trong đầu sơ đồ liên hệ tính
cách người đó.
Mối liên hệ này khi gặp người khác sẽ
được hoạt hoá.
Phụ thuộc vào kinh nghiệm sống của cá
nhân.
Các hiệu ứng chi phối ấn
tượng về người khác:
Mô hình chỉnh lý thông tin Anderson:
Đtb = (Σđiểm đặc tính tốt – Σđiểm đặc tính xấu) /
Σtính cách.
Tâm thế của chủ thể: là sự định hướng sẵn của
chủ thể về đối tượng, sự vật, sự việc, sự kiện.
Tâm thế sẵn có với ai đó thương chi phối ấn
tượng của chúng ta về người đó.
Hiệu ứng ban đầu: Những thông tin đầu tiên
đóng vai trò quan trọng hơn các thông tin tiếp
theo.
Hiệu ứng ban đầu
Thông minh
Chăm chỉ
Bốc đồng
Hay phê phán
Ương ngạnh
Ghen tỵ
Một người có năng lực và
biện hộ cho tính ương
ngạnh của mình vì người
đó biết mình làm gì và tin
rằng điều đó đúng.
Ghen tỵ
Ương ngạnh
Hay phê phán
Bốc đồng
Chăm chỉ
Thông minh
Thiên về ác cảm bi bị những
đặc tính tiêu cực trước
che lấp đi.
Quy luật quy gán xã hội
Là cách mà con người thường dùng để nhận
định người khác.
Quy gán thường mang tính chủ quan nên khó
tránh khỏi sai sót.
Để tránh những sai sót đó cần nắm vững
nguyên tắc quy gán.
Các nguyên tắc quy gán:
Tâm lý ngây thơ: Chúng ta luôn có tâm lý
muốn kiểm soát được những thay đổi, biến
động của môi trường xung quanh.
Suy diễn tương ứng: Con người thường suy
diễn tương ứng với những gì họ thấy.
Suy diễn đồng biến: Là suy diễn cho nguyên
nhân kết quả đi kèm với nhau, nhân nào - quả
ấy.
Định kiến xã hội
Thái độ thường mang hàm ý xấu về đối tượng,
sự vật, hiện tượng.
Hình thành trong quá trình xã hội hoá do sự
giáo dục của từng gia đình hay do đặc thù của
mỗi dân tộc.
Thường ngăn cản chúng ta hiểu biết chính xác
về đối tượng.