CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN HỌC HẦM F1
• Khái niệm CTN, phân loại CTN, yws nghĩa CTn trong đời sống xã hội
• Khái niệm Hầm giao thông? Ý nghĩa, phân lọai hầm giao thông.
• Cấu tạo vai trò các bộ phận cơ bản hầm xuyên núi.
•
• Những dạng cấu tạo địa chất, nguyên nhân hình thành, các yếu tố đặc
trưng của mỗi loại cấu tạo. Ảnh hưởng của cấu tạo địa chất đến vị trí
đường hầm.
• Các hệ thống khe nứt trong khối đá, biện pháp mô tả và cách đánh giá
khối đá thông qua tính chất nứt nẻ.
• Những phương pháp thăm dò được áp dụng trong khảo sát địa chất
xây dựng đường hầm.
• Ý nghĩa của việc tiến hành phân loại đá trong nghiên cứu địa chất khu
vực hầm. kể tên những hệ thống phân loại đá được áp dụng trên thế
giới.
• Cách phân loại đá theo thời gian ổn định không chống của Lauffer
• Cách phân loại theo phương pháp tải trọng đá của Terzaghi.
• Khái niệm về hệ số kiên cố và cách phân loại đất đá theo
Protodiaconop.
• Khái niệm về chỉ số chất lượng đá RQD, chỉ số RQD được sử dụng
trong các hệ thống phân loại như thế nào.
• Nguyên lý của phương pháp phân loại địa chất theo chỉ số Q. sử dụng
kết quả phân loại trong thiết kế và thi công đường hầm.
• Nguyên lý của phương pháp phân loại đátheo cách cho điểm số khối
đá RMR (Rock Mass Rating). Ý nghĩa của cách phân loại này.
• Khái niệm về ổn định của hang đào. Những mô tả trạng thái mất ổn
định của hang đào theo tác giả Terzaghi và Rabceiwwics.
• Sự mất ổn định hang đào theo mô hình biến dạng dẻo. giải thích khái
niệm “nhân tố giải phóng ứng suất” và biến thiên của địa lượng này
xung quanh khu vực hang đào.
• Tải trọng đất đá tác dụng lên kết cấu chống đỡ đường biên hang đào
theo quan điểm hình thành vòm áp lực Terzaghi.
• Tải trọng đất đá tác dụng lên kết cấu chống đỡ đường biên hang đào
theo lý thuyết hình thành vòm áp lực của Protodiaconop.
• Đường cong phản ứng giữa áp lực và chuyển vị vách hang , giải thích
các đoạn trên đường cong, ý nghĩa của đường cong này trong cây
dựng đường hầm theo phương pháp mỏ nói chung và phương pháp
NATM.
• Trình bày đường cong Fenner-Patcher và giải thích tầm quan trọng
của nó trong công nghệ NATM.
• Khái niệm về đường khuôn hầm. trình bày cách dựng khuôn hầm
đường sắt có dạng đường cong 5 tâm.
• Khái niệm khuôn hầm. trình bày cách dựng khuôn hầm đường ô tô có
dạng đường cong 3 tâm theo phương pháp dựng từ dưới lên.
• Phân tích cai trò của kết cấu vỏ hầm từ đó đưa ra nhận xét tổng quát
về những dạng kết cấu vỏ hầm áp dụng cho đường hầm xuyên núi thi
coongg theo phương pháp mỏ truyền thống và theo phương pháp
NATM.
• Trình bày cách dựng kết cấu vỏ hầm đường sắt thi công theo phương
pháp mỏ truyền thống có khuôn hầm là đường cong 5 tâm.
• Trình bày cách dựng kết cấu vỏ hầm đường ô tô thi công theo phương
pháp mỏ truyền thống có khuôn hầm là đường cong 3 tâm và có kết
cấu vòm ngửa.
• Thành phần cấp phối của bê tông phun và các công nghệ thi công lớp
bê tông phun.
• Nguyên lý cấu tạo của các loại neo đá, phạm vi sử dụng của mỗi loại.
• Tác dụng của hiệu ứng treo của neo đá trong vai trò giữ ổn định và
chống đỡ đường hang.
• Tác dụng của hiệu ứng tạo dầm của neo đá trong vai trò giữ ổn định
và chống đỡ đường hang.
• Tác dụng của hiệu ứng cài khóa của neo đá trong vai trò trong vvai trò
giữ ổn định và chống đỡ đường hang.
• Những đặc điểm của phương pháp xây dựng đường hầm theo công
nghệ NATM so với phương pháp mỏ truyền thống và từ đó nhận xét
về sự khác nhau giữa hai phương pháp trong việc giải quyết kết cấu
của vỏ hầm.
• Trình bày cấu tạo mặt cắt ngang hầm đường ô tô thi công theo phương
pháp NATM trong nền đá bị vò nhàu có bố trí vòm ngửa.
• Trình bày cấu tạo của kết cấu của hầm có tường chắn phía trước là
nền đào đường dẫn chữ U.
• Trình bày cấu tạo của kết cấu của hầm có tường chắn phía trước là
nền đào hình chữ L hoặc U lệch.
• Trình bày cấu tạo của kết cấu của hầm có tường chắn phía trước là
nền đào hình chữ U có tăng cường các tường cánh gà.
• Trình bày cấu tạo kết cấu cửa hầm không có tường chắn phía trước là
nền đào. Cách dựng tiếp tuyến của dốc đỉnh với mặt đất tự nhiên.
• Phương pháp tính tải trọng đất đá tác dụng lên kết cấu chống đỡ theo
Terzaghi.
• Sự hình thành vòm áp lực theo M.M Protodiaconop và cách xác định
giá trị tải trọng đất đá tác dụng lên kết cấu chống đỡ và vỏ hầm theo lý
thuyết hình thành vòm áp lực.
• Tải trọng và tổ hợp tải trọng tác dụng lên kết cấu vỏ hầm xuyên núi.
Phương pháp xác định tải trọng của nền đất và tải trọng của nền đá.
• Trình bày mô hình làm việc của vỏ hầm trong môi trường nền. khái
niệm về kháng lực đàn hồi. Hệ số nền và cách xác định hệ số này
trong khảo sát và trong tính toán thiết kế.
• Trình bày bài toán vòm hầm thoải tựa trên nền đàn hồi (yêu cầu trình
bày sơ đồ tính, hệ phương trình chính tắc, ý nghĩa của các hệ số trong
phương trình chính tắc và đường lối giải quyết bài toán).
• Trình bày bài toán theo mô hình vòm mềm-tường cứng với hệ số độ
mảnh quy ước � < 1 (sơ đồ tính, hệ phương trình chính tắc, ý nghĩa
của các hệ số và đường lối giải bài toán).
• Trình bày cách xây dựng sơ đồ tính toán vỏ hầm tường cong theo
phương pháp thay thanh giải theo phương pháp lực.
• Phương pháp tính duyệt kết cấu vỏ hầm bê tông đúc liền khối theo
phương pháp mỏ truyền thống.
• Trình bày cách tính sức kháng của lớp vỏ bê tông phun, sức kháng của
neo và sức kháng của lớp vỏ bê tông cuối cùng của vỏ hầm thi công
theo phương pháp NATM.
• Các phương pháp xác định lượng không khí sạch.
• Các sơ đồ bố trí thong gió trong đường hầm.
• Thiết bị thông gió, các thông số quạt.