Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc thịt lợn sạch tại công ty tnhh mtv nông sản hữu cơ quế lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 158 trang )

---

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ếH
uế

------------

ht

PHẠM MAI THU THỦY

Kin

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
BLOCKCHAIN NHẰM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỊT
LỢN SẠCH TẠI CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN

ại h

ọc

HỮU CƠ QUẾ LÂM
Chuyên ngành : Quản Lý Kinh Tế
: 8 31 01 10




Mã số

Trư
ờn

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN

HUẾ, 2021


---

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.

ếH
uế

Tơi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Trư
ờn




ại h

ọc

Kin

ht

Tác giả

i


---

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu nghiêm túc, đến nay tơi đã hồn thành đề tài
“Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc thịt
lợn sạch tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm”.

ếH
uế

Có được kết quả này, trước hết cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến tập thể các
thầy giáo, cô giáo Trường đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt những kiến thức quý giá
trong thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất
tới PSG.TS Trương Tấn Quân, người đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và trách nhiệm để
tơi hồn thành đề tài này.


ht

Tơi cũng xin được cảm ơn Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm, các
phòng ban đơn vị trực thuộc Cơng ty đã giúp đỡ tơi trong q trình tìm tài liệu và các

Kin

thông tin liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng
hộ và tạo điều kiện trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài.

Trư
ờn



ại h

ọc

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

ii

Tác giả


---


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: PHẠM MAI THU THUỶ
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Niên khóa:

2019 - 2021

Mã số: 8 31 01 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG TẤN QUÂN
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

ếH
uế

BLOCKCHAIN NHẰM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỊT LỢN SẠCH TẠI
CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM.
1. Mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:

Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về công nghệ chuỗi khối

ht

(blockchain) và ứng dụng của blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm nơng
nghiệp. Từ đó phân tích thực trạng và điều tra khảo sát khách hàng nhằm xác định các

Kin


nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ blockchain nhằm truy xuất nguồn
gốc thịt lợn sạch tại Công ty Quế Lâm. Cuối cùng, nghiên cứu hướng đến đề xuất các
hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ blockchain nhằm truy xuất
nguồn gốc thịt lợn sạch tại Công ty Quế Lâm trong thời gian tới.

ọc

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng ứng dụng
công nghệ Blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc thịt lợn sạch tại Công ty Quế Lâm.

ại h

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng cả 2 nguồn dữ liệu thứ cấp và
sơ cấp. Trong đó các dữ liệu sơ cấp được thu thập thơng qua 2 bước điều tra định tính và



định lượng. Bước điều tra định lượng được thực hiện thông qua việc khảo sát 173 mẫu
khách hàng, được chọn dựa trên phương pháp ngẫu nhiên hệ thống tại thực địa. Dữ liệu
thu thập được phân tích dựa trên phần mềm Excel, SPSS 20.0 và AMOS 20.0.

Trư
ờn

3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Về mặt lý luận: nghiên cứu đã hệ thống hóa các lý thuyết về ứng dụng công
nghệ trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng việc
ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng nông nghiệp. Cũng như tổng hợp các nghiên

cứu liên quan.

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu xây dựng được mơ hình ứng dụng dự
kiến, phác thảo nên mơ hình 8 nhóm nhân tố tác động lên ý định nhận sử dụng công
nghệ blockchain của khách hàng. Đồng thời, thơng qua việc phân tích one sample ttest đã kiểm định được các ý kiến đánh giá của khách hàng về việc ứng dụng. Cuối
cùng, nghiên cứu đã đề xuất 8 nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ việc triển khai ứng dụng
trên thực tế.

iii


---

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á

RFID

Radio Frequency Identification - Nhận dạng tần số

ếH
uế

vô tuyến điện
Chuỗi cung ứng


NCC

Nhà cung cấp

NVL

Nguyên vật liệu

ID

Identification - Mã nhận diện

QR - Code

Quick Response Code - Mã nhận dạng nhanh

DN

Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

IDE

Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển Việt Nam

VBS


Vietnam Blockchain Summit 2018

KH

Khách hàng

SPSS

Phần mềm phân tích dữ liệu SPSS

KL

Khối lượng

WTO

World Trade Organisation – Tổ chức thương mại thế giới

Trư
ờn



ại h

ọc

Kin

ht


CCU

iv


---

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ..................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................iv

ếH
uế

MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cần thiết của đề tài...............................................................................................1

ht

2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2

Kin

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................4
5. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................9
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................10

ọc

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................10
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................10

ại h

1.1.1. Lý luận về truy xuất nguồn gốc thực phẩm .........................................................10
1.1.2. Lý luận về các công nghệ ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm .......11



1.1.3. Lý luận về công nghệ chuỗi khối (blockchain) ...................................................14
1.1.4. Lý luận về ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng nông nghiệp....................16
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng cơng nghệ vào chuỗi cung ứng nơng

Trư
ờn

nghiệp ............................................................................................................................27
1.1.6. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài trong và ngồi nước................................30
1.1.7. Các mơ hình nghiên cứu liên quan Blockchain và khả năng ứng dụng ..............32
1.1.8. Mơ hình nghiên cứu và thang đo đề xuất ............................................................36
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..............................................................................................41
1.2.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc trong kinh doanh thực
phẩm sạch trên thế giới..................................................................................................41

1.2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc trong kinh doanh thực
phẩm sạch ở Việt Nam và thành phố Huế .....................................................................42

v


---

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
BLOCKCHAIN NHẰM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỊT LỢN SẠCH TẠI
CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM ..................................45
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM
VÀ CHUỖI CUNG ỨNG THỊT LỢN SẠCH TẠI ĐƠN VỊ........................................45
2.1.1. Giới thiệu về Cơng ty cổ phần Tập đồn Quế Lâm.............................................45

ếH
uế

2.1.2. Giới thiệu về công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm..........................46
2.1.3. Tổng quan về chuỗi cung ứng thịt lợn sạch tại Công ty TNHH MTV Nông sản
hữu cơ Quế Lâm ............................................................................................................50
2.2. PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI

ht

(BLOCKCHAIN) NHẰM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỊT LỢN SẠCH TẠI
CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM ......................................54

Kin


2.2.1. Các vấn đề của chuỗi cung ứng thịt lợn sạch tại Công ty TNHH MTV Nông sản
hữu cơ Quế Lâm hiện nay .............................................................................................54
2.2.2. Phác thảo cách thức ứng dụng blockchain trong truy xuất nguồn gốc thịt lợn

ọc

sạch Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm................................................55
2.3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ CHUỖI KHỐI

ại h

(BLOCKCHAIN) NHẰM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỊT LỢN SẠCH TẠI
CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM ......................................59
2.3.1. Đánh giá của các tác nhân trong chuỗi cung ứng thịt lợn sạch tại Công ty TNHH



MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm ..................................................................................59
2.3.2. Phân tích ý kiến của khách hàng về việc ứng dụng công nghệ blockchain nhằm
truy xuất nguồn gốc thịt lợn sạch tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm

Trư
ờn

.......................................................................................................................................61
2.3.3. Kiểm định các thang đo đánh giá của khách hàng ..............................................67
2.3.4. Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) mối liên hệ giữa khả năng truy
xuất nguồn gốc với quyết định mua thịt lợn sạch của người tiêu dùng.........................75
2.3.5. Kiểm định One Sample T-test phân tích đánh giá của khách hàng.....................78
2.3.6. Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng khác nhau khi đánh giá về các

nhóm nhân tố .................................................................................................................91
CHƯƠNG 3: HÀM Ý QUẢN TRỊ VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHUỖI
KHỐI (BLOCKCHAIN) NHẰM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỊT LỢN SẠCH
TẠI CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM ..........................97

vi


---

3.1. ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO HOẠT ĐỘNG TRUY XUẤT
NGUỒN GỐC THỊT LỢN SẠCH TẠI CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU
CƠ QUẾ LÂM...............................................................................................................97
3.2. CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI
(BLOCKCHAIN) NHẰM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỊT LỢN SẠCH TẠI
CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM ......................................99

ếH
uế

3.3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC
TẠI SIÊU THỊ QUẾ LÂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ .............................99
3.3.1. Kinh nghiệm mua hàng .....................................................................................100
3.3.2. Rủi ro về người bán ...........................................................................................100

ht

3.3.3. Tính tin cậy của cơng nghệ truy xuất ................................................................100
3.3.4. Lợi ích cảm nhận ...............................................................................................101


Kin

3.3.5. Tính có sẵn của công cụ truy xuất .....................................................................101
3.3.6. Sự tự chủ............................................................................................................102
3.3.7. Sự dễ sử dụng cảm nhận....................................................................................102

ọc

3.3.8. Nhu cầu truy xuất nguồn gốc.............................................................................103
3.3.9. Ảnh hưởng xã hội ..............................................................................................103

ại h

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................104
1. KẾT LUẬN .............................................................................................................104
2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................105



2.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ................................................................................105
2.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp, nhà sản xuất...............................................105

Trư
ờn

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................107
PHỤ LỤC ...................................................................................................................110
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HỒN THIỆN LUẬN VĂN

vii


---

DANH MỤC CÁC BẢNG
Một số hệ thống blockchain thực phẩm tiêu biểu trên thế giới .................26

Bảng 2.1.

Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 - 2020...............................49

Bảng 2.2.

Kết quả thống kê mô tả mẫu ......................................................................61

Bảng 2.3.

Đặc điểm mẫu ............................................................................................64

Bảng 2.4.

Mức độ tin cậy của các công cụ truy xuất nguồn gốc thịt lợn sạch...........66

Bảng 2.5.


Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố

ếH
uế

Bảng 1.1.

khẳng định (CFA) ......................................................................................68
Tổng hợp kết quả phân tích và đo lường các thang đo ..............................70

Bảng 2.7.

Đánh giá giá trị phân biệt...........................................................................72

Bảng 2.8.

Tổng phương sai rút trích (AVE) của các khái niệm và Ma trận tương

Kin

ht

Bảng 2.6.

quan giữa các khái niệm ............................................................................74
Bảng 2.9.

Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính ..........................................77

ọc


Bảng 2.10. Các trọng số chưa chuẩn hóa phân tích Bootstrap.....................................80
Bảng 2.11. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “Kinh nghiệm mua hàng” ....81

ại h

Bảng 2.12. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “Rủi ro người bán” ...........83
Bảng 2.13. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “Tính tin cậy của công cụ



truy xuất” ...................................................................................................84
Bảng 2.14. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “Lợi ích cảm nhận” ..........85
Bảng 2.15 Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “Tính có sẵn của công cụ

Trư
ờn

truy xuất” ...................................................................................................86

Bảng 2.16. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “Sự tự chủ”.......................87
Bảng 2.17. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “Sự dễ sử dụng cảm nhận”
....................................................................................................................88

Bảng 2.18. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “Nhu cầu truy xuất nguồn
gốc” ............................................................................................................89
Bảng 2.19. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “Ảnh hưởng xã hội” .........90
Bảng 2.20. Kiểm định one way ANOVA giữa các nhóm khách hàng khác biệt về độ
tuổi .............................................................................................................91


viii


---

Bảng 2.21. Kiểm định one way ANOVA giữa các nhóm khách hàng khác biệt về thu
nhập............................................................................................................93
Bảng 2.22. Kiểm định one way ANOVA giữa các nhóm khách hàng khác biệt về mức

Trư
ờn



ại h

ọc

Kin

ht

ếH
uế

độ sẵn lòng chi trả thêm.............................................................................95

ix



---

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.

So sánh kiến trúc hệ thống truy xuất nguồn gốc tập trung và phi tập trung
(hệ thống blockchain) ................................................................................23

Hình 1.2.

Kiến trúc cơ bản của mơ hình truy xuất nguồn gốc nông sản trên nền tảng

ếH
uế

IOT và blockchain .....................................................................................25
Mơ hình Lý thuyết hành động hợp lý TRA ...............................................33

Hình 1.4.

Mơ hình Lý thuyết hành vi dự tính – TPB.................................................34

Hình 1.5.

Mơ hình chấp nhận cơng nghệ - TAM.......................................................35

Hình 1.6.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................36


Hình 2.1.

Cơ cấu tổ chức bộ máy tập đồn Quế Lâm................................................46

Hình 2.2.

Mơ hình cơ cấu tổ chức của Quế Lâm, Huế ..............................................47

Hình 2.3.

Quy trình chế biến thịt heo ........................................................................52

Hình 2.4.

Sơ đồ tổ chức sản xuất ...............................................................................53

Hình 2.5.

Minh hoạ về con tem truy xuất nguồn gốc ứng dụng blockchain .............55

Hình 2.6.

Phác thảo quy trình truy xuất thơng tin nguồn gốc thịt lợn sạch thơng qua



ại h

ọc


Kin

ht

Hình 1.3.

ứng dụng blockchain..................................................................................56

Hình 2.8.

Một số thơng tin được truy xuất ................................................................57

Trư
ờn

Hình 2.7.

Minh hoạ ứng dụng blockchain vào việc quản lý thơng tin trong chuỗi
cung ứng thịt lợn sạch................................................................................58

Hình 2.9.

Mơ hình phân tích nhân tố khẳng định (CFA)...........................................75

Hình 2.10. Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ..............................79

x



---

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện đang là rất được quan tâm ở các nước khi
mà thu nhập người dân ngày càng tăng lên. Trong xu thế đó, người tiêu dùng đã thông

ếH
uế

minh hơn trong việc lựa chọn những sản phẩm sạch, đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh,
an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình. Vì vậy, vấn đề chất
lượng, nguồn gốc của sản phẩm được người tiêu dùng chú trọng hàng đầu và nhu cầu
sử dụng sản phẩm sạch, an tồn và có nguồn gốc là nhu cầu chính đáng của người tiêu
dùng nhằm đảm bảo lợi ích của mình và xã hội. Đặc biệt, xu hướng sử dụng thực

ht

phẩm "Organic" hay còn gọi là "Thực phẩm hữu cơ" với mong muốn bảo vệ sức khỏe

Kin

ngày càng nhiều và được người tiêu dùng thực sự quan tâm.
Tuy nhiên, đa phần các đơn vị kinh doanh thực phẩm đang dừng ở mức độ đảm
bảo chất lượng sản phẩm bày bán dựa trên các thông tin “Đạt chuẩn” GAP,
GlobalGap, ASC, BAP… Đồng thời, các sản phẩm đa phần được chuyển đến tay

ọc

người tiêu dùng nhưng trên bao bì chỉ có nhãn hiệu, ngày sản xuất, hạn sử dụng mà

khơng hề có thơng tin cụ thể gì về quy trình sản xuất hay cung ứng. Các vụ việc liên

ại h

quan đến thực phẩm nhiễm độc, thực phẩm chứa chất bảo quản gây hại cho sức khỏe
như khoai tây Trung Quốc “đội lốt” khoai tây Đà Lạt, thịt heo có chứa chất tạo nạc, cá



điêu hồng bị nhiễm chất cấm… đã chỉ ra lỗi hổng này. Số liệu thống kê của cục An
toàn thực phẩm (Bộ Y tế, 2019), bình quân ở Việt Nam hằng năm có khoảng 172 vụ
ngộ độc thực phẩm với hơn 5.000 nạn nhân, 28 người tử vong. Trong đó, đa phần các

Trư
ờn

vụ ngộ độc gây ra bởi các thực phẩm khơng có nguồn gốc rõ ràng, nên rất khó truy
xuất được nguồn gây hại. Với vai trị là những đơn vị kinh doanh thịt lợn sạch, việc
làm sao để chứng thực yếu tố “sạch” là cốt lõi lâu dài của những đơn vị như Công ty
TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm.
Ý thức và quyết định mua thịt lợn sạch của người tiêu dùng tại thành phố Huế hiện
nay lại phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau như thu nhập, nhận thức cá nhân, sự
tiện lợi, đặc biệt một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định tiêu dùng thịt lợn
sạch là thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Do đó việc ứng dụng công nghệ truy xuất
nguồn gốc thực phẩm là điều càng được quan tâm hơn. Hiện nay, tại thành phố Huế, bên
cạnh các công cụ truy xuất truyền thống như mã vạch (bar coding), một trong những

1



---

ứng dụng trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang được địa phương quan tâm đó
là cơng nghệ Blockchain. Công nghệ Blockchain hiểu đơn giản là một cuốn sổ cái ghi
lại các giao dịch một cách công khai trên một hệ thống máy tính đồng đẳng theo phương
thức mã hóa, từ đó loại bỏ các bên trung gian thứ ba và tạo ra vô vàn ứng dụng giúp tăng
cường sự tin tưởng, trách nhiệm và minh bạch với chi phí, rào cản pháp lý và thủ tục

ếH
uế

quy trình được giảm thiểu đáng kể. Bởi vậy, ngành nông nghiệp sẽ chú trọng hơn trong
việc sản xuất các mặt hàng đúng tiêu chuẩn chất lượng thay vì cố ý làm sai để có lợi
nhuận trước mắt.

Nhằm tạo cơ sở cho việc triển khai áp dụng công nghệ Blockchain vào hoạt động

ht

kinh doanh thịt lợn sạch tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm, nghiên
cứu quyết định thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ

Kin

blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc thịt lợn sạch tại Công ty TNHH MTV Nông
sản hữu cơ Quế Lâm”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

ọc


2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu này nhằm phân tích khả năng ứng dụng công nghệ blockchain để truy

ại h

xuất nguồn gốc thịt lợn sạch. Từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm giúp Cơng ty

trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể



TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm có thể triển khai ứng dụng cơng nghệ này

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về công nghệ chuỗi khối (blockchain)

Trư
ờn

và ứng dụng của blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp đặc thù.
- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, hiện trạng và khả năng truy xuất nguồn
gốc thịt lợn sạch tại cửa hàng của Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ blockchain nhằm
truy xuất nguồn gốc thịt lợn sạch tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm.
- Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ
blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc thịt lợn sạch tại Công ty TNHH MTV Nông sản
hữu cơ Quế Lâm trong thời gian tới.

2



---

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: khả năng ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain)
nhằm truy xuất nguồn gốc thịt lợn sạch tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ
Quế Lâm.

ếH
uế

- Khách thể nghiên cứu: Để phục vụ cho việc phân tích, nghiên cứu tiến hành thu
thập các dữ liệu định tính và định lượng từ các nhóm đối tượng liên quan hoạt động
kinh doanh thịt lợn sạch tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm, bao
gồm: khách hàng, và các bên còn lại tham gia vào hoạt động kinh doanh thịt lợn sạch

ht

tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm (sản xuất, chế biến, vận chuyển,
phân phối, bán lẻ).

Kin

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Do những giới hạn về thời gian, kinh phí nghiên cứu, cũng
như khả năng tiếp cận các đối tượng khảo sát mục tiêu, nghiên cứu chỉ tập trung điều


ọc

tra định lượng đối với nhóm người tiêu dùng thực tế tại Công ty TNHH MTV Nông
sản hữu cơ Quế Lâm. Bởi lẽ, đây là nhóm đối tượng quan trọng nhất, việc sẵn sàng

ại h

chấp nhận chi trả cho các lợi ích mà cơng nghệ blockchain mang lại đóng vai trị cốt
lõi để đưa ra quyết định có nên ứng dụng hay khơng. Các nhóm đối tượng khảo sát cịn



lại sẽ được điều tra thơng qua phương pháp định tính.
- Phạm vi khơng gian: Tại các địa điểm kinh doanh thịt lợn sạch của Công ty
TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm.

Trư
ờn

- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong
khoảng từ năm 2018 đến năm 2020; số liệu sơ cấp thu thập từ tháng 11/2020 đến tháng
12/2020.

-Phạm vi về nội dung:

Nội dung nghiên cứu tập trung chủ yếu vào năm nội dung dưới đây:
+ Phân tích các nghiên cứu có liên quan ở trong và ngồi nước nhằm làm cơ sở để
phác khảo mơ hình nghiên cứu và thang đo đánh giá về khả năng ứng dụng công nghệ
blockchain tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm.
+ Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm làm rõ thực trạng ứng dụng các công

nghệ quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng thịt lợn sạch hiện tại ở
3


---

Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm. Cũng như làm rõ các vấn đề của hoạt
động kinh doanh hiện tại, các nhược điểm của các công nghệ hiện tại.
+ Thực hiện bước nghiên cứu định tính nhằm khảo sát các đơn vị phía trước trong
chuỗi cung ứng thịt lợn sạch tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm (sản
xuất, chế biến, vận chuyển, phân phối, bán lẻ).

ếH
uế

+ Xây dựng bảng hỏi định lượng nhằm khảo sát người tiêu dùng về các khía cạnh
liên quan đến khả năng ứng dụng công nghệ blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc thịt
lợn sạch tại Công ty TNHH MTV Nơng sản hữu cơ Quế Lâm.

+ Phân tích các dữ liệu thu thập được dựa trên phần mềm SPSS và AMOS, kết

ht

hợp với thảo luận nhóm, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm ứng dụng cơng
nghệ blockchain vào việc truy xuất nguồn gốc thịt lợn sạch tại Công ty TNHH MTV

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Kin


Nông sản hữu cơ Quế Lâm.

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tùy theo từng giai đoạn, đề tài sử dụng cả 2

4.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp

ọc

nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

ại h

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn, gồm:
− Nguồn dữ liệu từ các phòng ban liên quan đến hoạt động kinh doanh thịt lợn



sạch tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm. Các dữ liệu được thu thập,
bao gồm: thông tin về các đơn vị tham gia vào hoạt động kinh doanh thịt lợn sạch (các
đơn vị sản xuất, thu mua, vận chuyên, sản xuất, phân phối và bán lẻ); dữ liệu thống kê

Trư
ờn

về thực trạng ứng dụng công nghệ nhằm truy xuất nguồn gốc thịt lợn sạch; dữ liệu về
các quy đinh, định hướng phát triển trong thời gian tới,…
− Các tạp chí khoa học chun ngành, các giáo trình tham khảo, các website về
ứng dụng cơng nghệ ICTs nói chung và cơng nghệ blockchain nói riêng trong lĩnh vực
nơng nghiệp nói chung, và lĩnh vực cung ứng thịt lợn sạch nói riêng.
− Ngồi ra nghiên cứu cịn kế thừa hợp lý các kết quả của các cơng trình nghiên

cứu trong và ngồi nước về lĩnh vực có liên quan đến đề tài.

4


---

4.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp
4.2.1. Điều tra định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các
thang đo dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đầu tiên, nghiên cứu sẽ áp dụng
kỹ thuật phỏng vấn sâu các chuyên gia mà cụ thể ở đây là các cán bộ quản lý bán hàng,

ếH
uế

cán bộ quản lý hoạt động mua hàng tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế
Lâm để làm rõ các vấn đề của hoạt động kinh doanh hiện tại, khả năng giải quyết các
vấn đề đó thơng qua ứng dụng công nghệ blockchain, và các thức ứng dụng phù hợp.
Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra thử (n=30). Đối tượng

ht

phỏng vấn là 30 khách hàng cá nhân đã và đang mua hàng tại Công ty TNHH MTV

Kin

Nơng sản hữu cơ Quế Lâm. Từ đó tiến hành hiệu chỉnh bảng hỏi sơ bộ và phác thảo
bảng hỏi điều tra định lượng chính thức.
4.2.2. Điều tra định lượng


ọc

Nghiên cứu hướng đến việc điều tra phỏng vấn định lượng đối với nhóm đối
tượng người tiêu dùng đã và đang mua hàng tại hệ thống các Công ty TNHH MTV

ại h

Nông sản hữu cơ Quế Lâm. Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn có sử dụng bảng
hỏi (bảng hỏi cấu trúc) với số lượng người tham gia nhiều (mẫu được chọn) và thời



gian trả lời bảng hỏi nhanh. Trên cơ sở bảng hỏi mang tính khách quan, phương pháp
điều tra ngẫu nhiên nhằm suy rộng cho tổng thể người tiêu dùng thịt lợn sạch tại Công
ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm. Bảng hỏi định lượng được xây dựng dựa

Trư
ờn

trên cơ sở mơ hình nghiên cứu và thang đo nghiên cứu đề xuất.
Phương pháp tính cỡ mẫu
Nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể mẫu điều tra, nghiên cứu áp dụng công
thức xác định cỡ mẫu theo trung bình (Whitley và Ball, 2002):
Trong đó: n: kích cỡ mẫu

n=

² ²
²


Z²: là giá trị tương ứng của miền thống kê (1- δ)/2 tính từ trung tâm của miền
phân phối chuẩn. Trong kinh doanh, độ tin cậy thường được chọn là 95%. Lúc đó,
Z=1,96.

5


---

δ: là độ lệch chuẩn. Kết quả tính giá trị độ lệch chuẩn được xác đinh sau khi thu
thập 30 mẫu điều tra thử, với δ = 0,335.
e: là sai số cho phép. Sai số cho phép e thường được lựa chọn = 0,05. ứng với độ
tin cậy 95%.
Thay vào cơng thức, tính được cỡ mẫu tối thiểu là:
×

=

1,96 × 0.335
= 172,4 ẫ
0.05

ếH
uế

=

Nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể, cỡ mẫu điều tra thực tế là 173 mẫu.
Cụ thể, Số phiếu phát ra là 190 phiếu, có 17 phiếu không hợp lệ do thiếu thông tin, hoặc


ht

điền thông tin sai quy định.
Phương pháp chọn mẫu

Kin

Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, do những hạn chế của đề tài trong việc
tiếp cận danh sách tổng thể khách hàng đến mua sắm tại Công ty TNHH MTV Nông
sản hữu cơ Quế Lâm nên phương pháp điều tra được sử dụng đó là phương pháp chọn

ọc

mẫu hệ thống tại thực địa.

ại h

Phương Pháp này được thực hiện thông qua ba bước:
Bước 1: Xác định địa bàn điều tra và ước lượng tổng thể
Địa điểm điều tra: được sắp xếp theo lịch trình chuẩn bị trước, nhằm đảm tính



khách quan và độ tin cậy đối với dữ liệu thu thập được. Thời gian điều tra tại cửa hàng
là 5 ngày. Nghiên cứu sẽ tiến hành thống kê sơ bộ tổng số lượng khách hàng trong

Trư
ờn


khoảng thời gian này.

Bước 2: Xác định bước nhảy K; thời gian và địa điểm điều tra
- Xác định bước nhảy K: K= tổng lượng khách hàng trung bình 7 ngày / Số mẫu
phân bổ trung bình cho mỗi ngày = 2 khách. Tức là cứ cách 2 khách hàng vào mua
thực phẩm tại cửa hàng, nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn 1 khách.
Bước 3: Tiến hành điều tra
Được tiến hành với hai giai đoạn: Giai đoạn điều tra thử và Giai đoạn điều tra
chính thức.

6


---

4.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Tùy theo từng giai đoạn, nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp và phần mềm xử lý
dữ liệu khác nhau, cụ thể một số phương pháp được sử dụng:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế: Trên cơ sở tổng hợp phân tích một số
cơng trình nghiên cứu điển hình trong và ngồi nước để rút ra những vấn đề lý luận về

ếH
uế

ứng dụng công nghệ blockchain nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung
ứng tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm.

- Phương pháp điều tra, thống kê, mơ hình hóa để rút ra những kết luận có tính khoa
học và khái qt cao trong việc đánh giá mối liên hệ giữa việc ứng dụng các cơng cụ truy


ht

xuất nguồn gốc hàng hóa với quyết định mua của người tiêu dùng.

Các dữ liệu định lượng được sàng lọc và đưa vào phân tích dựa trên phần mềm

Kin

Excel, SPSS 20.0 và AMOS 20.0. Một số bước phân tích được sử dụng gồm:
- Phương pháp thống kê mơ tả: Sử dụng các bảng tần suất để đánh giá những đặc điểm
cơ bản của mẫu điều tra thông qua việc tính tốn các tham số thống kê như: giá trị trung bình

ọc

(mean), sử dụng các bảng tần suất mơ tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis)

ại h

+ Đánh giá thang đo: Cho phép nghiên cứu loại bỏ các biến không phù hợp và
hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Qua đó, các biến quan sát có tương



quan biến tổng Item-total correlation < 0,3 thì bị loại và thang đo được chấp nhận khi
hệ số tin cậy Cronbach Alpha > 0,6.
+ Xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố: Sử dụng trị số KMO

Trư
ờn


Nếu trị số KMO từ 0,5  1: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu
Nếu trị số KMO < 0,5: phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu.
+ Xác định số lượng nhân tố: Sử dụng trị số Eigenvalue - là đại lượng đại diện
cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, trị số Eigenvalue > 1 thì việc tóm
tắt thơng tin mới có ý nghĩa.

+ Hệ số tải nhân tố (factor loading): Là những hệ số tương quan đơn giữa các
biến và các nhân tố. Tiêu chuẩn quan trọng đối với hệ số tải nhân tố là phải lớn hơn
hoặc bằng 0,5, những biến không đủ tiêu chuẩn này sẽ bị loại.
- Phương pháp kiểm định thống kê: kiểm định T-Test...
- Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA – Confirmation Factor Analysis)
7


---

Phương pháp này giúp kiểm định mơ hình đo lường này có đạt được u cầu
khơng? Các thang đo có đạt được yêu cầu của một thang đo tốt không? Các giả định
này được đo lường thơng qua 4 nhóm chỉ tiêu.
+ Đánh giá sự phù hợp của mơ hình: Mơ hình phù hợp với thơng tin thị trường
khi: Chi-bình phương (yêu cầu: p > 5%); Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do

ếH
uế

(CMIN/DF < 3); Chỉ số GFI (Goodness-of-fit index ≈ 1); chỉ số thích hợp so sánh CFI
(comparative fit index > 0,9); chỉ số TLI (Tucker & Lewis index > 0,9) và chỉ số
RMSEA (root mean square eNBor approximation < 0,08).


+ Đánh giá độ tin cậy thang đo: Các thang đo trong mơ hình đạt u cầu về độ tin

ht

cậy, khi: Độ tin cậy tổng hợp (Composite reliability - CR) > 0,7, tổng phương sai rút
trích (Average variance extracted -AVE) > 0,5 và hệ số Cronbach’s Alpha > 0,7.

Kin

+ Kiểm định giá trị hội tụ: Thang đo được xem là đạt giá trị hội tụ khi các trọng
số chuẩn hóa của các thang đo lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê P–value < 0,05. Và
tổng phương sai rút trích (Average variance extracted -AVE) > 0,5.

ọc

+ Giá trị phân biệt: Thang đo được xem là đạt giá trị phân biệt khi hệ số tương
quan giữa các cặp khái niệm trong thang đo đều nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê (P-

ại h

value <0,05); căn bậc 2 AVE của từng khái niệm đều lớn hơn bình phương các hệ số
tương quan giữa khái niệm đó với các khái niệm cịn lại khác.



- Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modelling – SEM)
SEM là một kỹ thuật phân tích thống kê thế hệ thứ hai được phát triển để phân tích
mối quan hệ đa chiều giữa nhiều biến trong một mơ hình. Kỹ thuật mơ hình cấu trúc

Trư

ờn

tuyến tính sử dụng kết hợp dữ liệu định lượng và các giả định tương quan (nguyên nhân
- kết quả) vào mơ hình. SEM được kiểm định dựa trên các cặp giả thuyết dưới đây.
H0: Khơng có mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
H1: Có mối quan hệ cùng chiều/ngược chiều giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
(α là mức ý nghĩa của kiểm định, α = 0,05)
Nếu Sig >= 0,05: Chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0
Nếu Sig <= 0,05: Đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0
4.4. Quy trình nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu, đề tài tiến hành các bước
nghiên cứu cụ thể dưới đây.
8


---

Xác định vấn đề nghiên cứu
Xác định nội dung nghiên cứu và nguồn
thông tin cần thu thập

Thông tin sơ cấp

ếH
uế

Thông tin thứ cấp

Xác định phương pháp


Thu thập dữ liệu

Xác định mẫu, chọn mẫu
Thu thập dữ liệu
Xử lý và phân tích

ọc

Kin

ht

Xử lí và phân tích

ại h

Tổng hợp kết quả

Đánh giá và đề xuất giải pháp



Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu

5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, nội dung chính của đề tài được thiết

Trư
ờn


kế gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain nhằm truy xuất
nguồn gốc thịt lợn sạch tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm.
Chương 3: Hàm ý quản trị về ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) nhằm
truy xuất nguồn gốc thịt lợn sạch tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm.
Luận văn này được đầu tư chuẩn bị rất kỹ, tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế
nên khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của Q
Thầy Cơ, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn này đạt chất lượng tốt hơn.

9


---

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Lý luận về truy xuất nguồn gốc thực phẩm
1.1.1.1. Lý luận về truy xuất nguồn gốc thực phẩm

ếH
uế

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị
sản phẩm qua từng cơng đoạn của q trình sản xuất, chế biến, phân phối. (Theo Bách
khoa toàn thư mở Wikipedia 2018) [1]


Điều 18, tiêu chuẩn EC 178/2002 quy định: "Truy xuất nguồn gốc có nghĩa là khả

ht

năng tìm ra nguồn gốc một loại thực phẩm, thức ăn gia súc, động vật sản xuất thực
phẩm hoặc một hợp chất muốn bổ sung vào thực phẩm hoặc thức ăn gia súc, thông qua

Kin

các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối".

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một trong những giải pháp giúp cho người tiêu
dùng biết được rõ về nguồn gốc, xuất xứ cũng như các công đoạn để làm ra sản phẩm.
Khách hàng sẽ biết được sản phẩm đó được làm, ni, trồng…ở đâu, các công đoạn

ọc

chế biến như thế nào.

ại h

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa chính là thơng điệp về chất lượng sản phẩm mà
nhà cung cấp muốn gửi tới khách hàng một cách cụ thể nhất. Do đó các vấn đề liên
quan đến truy xuất hàng hóa ln dành được sự quan tâm lớn của rất nhiều người tiêu



dùng hiện nay.

1.1.1.2. Lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm

 Đối với nhà sản xuất:

Trư
ờn

Giúp truyền tải thông tin về sản phẩm một cách đáng tin cậy, là công cụ quan
trọng để tiếp cận thị trường, giúp cho người tiêu dùng đánh giá đúng về sản phẩm. Từ
đó doanh nghiệp tránh được tình trạng hàng giả, hàng nhái làm ảnh hưởng tới uy tín,
hình ảnh cơng ty.

Là một công cụ hữu hiệu để nhà sản xuất quản lý tốt sản phẩm của mình ở từng
khâu từ chăn ni, trồng trọt đến chế biến, đóng gói, tiêu thụ…
Giúp kiểm sốt chất lượng tồn bộ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về thơng
tin sản phẩm của người tiêu dùng.
Góp phần bảo vệ sản phẩm và bảo vệ hình ảnh công ty.
Đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, qua đó tạo sự tin tưởng đối với nhà sản xuất.

10


---

Dễ dàng tiếp cận đến các kênh bán hàng lớn như các siêu thị, cửa hàng tiện lợi,
cửa hàng thực phẩm sạch, hay xuất khẩu ra nước ngoài.
 Đối với nhà phân phối, bán lẻ:
Giúp nhà cung cấp yên tâm nhập hàng và tư vấn tốt nhất cho khách hàng.
Tăng hiệu quả truyền thông và bán hàng.
Dễ dàng xử lý các vấn đề phát sinh (thu hồi sản phẩm, khiếu nại, thực phẩm bị

ếH

uế

nhiễm khuẩn, ô nhiễm,…)
 Đối với người tiêu dùng:

Dễ dàng kiểm tra được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm định mua xua tan nỗi lo
mua phải hàng kém chất lượng, khơng có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng.

ht

Yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
1.1.1.3. Cơ chế hoạt động

Kin

Các sản phẩm thực phẩm như: thịt bò, thịt lợn, gà, rau củ quả, trái cây, … sẽ được
gắn một mã ID hay mã QR code trong suốt vòng đời từ khi sinh ra cho đến khi tiêu thụ
trên thị trường hay từ tay người sản xuất cho đến khách hàng cuối cùng. Nhà sản xuất

ọc

có thể dễ dàng đọc mã ID này để kết nối với Server và cập nhật thông tin của sản
phẩm (trang trại ni trồng, quy trình chăm sóc, lịch phun thuốc, phân bón sử dụng,

ại h

hàm lượng dưỡng chất,…). Người tiêu dùng có thể dễ dàng sử dụng smartphone đã cài
đặt ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm để quét mã ID, mã QR code trên bao bì
sản phẩm, truy xuất nguồn thơng tin nhanh chóng.




1.1.2. Lý luận về các công nghệ ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm
 Mã vạch - Barcode:

Trư
ờn

Phần mềm công nghệ được sử dụng vào các sản phẩm được thu hoạch. Các sản
phẩm được gắn mã vạch cung cấp cho khách hàng thông tin chi tiết về xuất xứ, lượng
dinh dưỡng, ngày trồng, ngày thu hoạch và hạn sử dụng,… Khi vào một siêu thị và
quét mã vạch một loại rau bằng thiết bị di động, chỉ trong một khoảnh khắc, mọi thông
tin của sản phẩm sẽ xuất hiện trên màn hình điện thoại bao gồm chi tiết nơi được
trồng, ngày thu hoạch, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, ….
Hình thức áp dụng mã vạch để giúp người tiêu dùng nhanh chóng biết được thông
tin sản phẩm, an tâm sử dụng. Tem nhãn được gắn vào ản phẩm khi bán ra thị trường.
Người tiêu dùng chỉ cần nhấc điện thoại lên và qt mã mạch sẽ có được mọi chi tiết
thơng tin về sản phẩm. [2]
 RFID: Quản lý nguồn gốc nông sản
11


---

RFID là công nghệ tự động nhận dạng đối tượng bằng sóng vơ tuyến, có khả năng
lưu trữ và nhận dữ liệu từ xa thông qua bộ phát tần số siêu nhỏ. Công nghệ này cho phép
theo dõi chặt chẽ nguồn gốc và quá trình phát triển của gia súc, cây trồng. Khi được gắn
lên nông sản, thẻ RFID cung cấp thơng tin giúp kiểm sốt theo q trình, từ sản xuất,
đóng gói, bảo quản, đến vận chuyển,… Nhờ đó người nông dân vừa giảm bớt tổn thất,
vừa tạo dựng được niềm tin với người mua. Từ năm 2009, Cục Thú y Malaysia đã triển


ếH
uế

khai chương trình sử dụng RFID để theo dõi 80.000 gia súc trên toàn quốc. Mỗi gia súc
được gắn thẻ RFID, giúp xác định vị trí, nguồn gốc, các chỉ số sinh lý… Theo dõi bằng
RFID, một mặt giúp nông dân điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp cho gia súc, mặt
khác có thể nhanh chóng kiểm sốt khi dịch bệnh bùng phát. Chương trình này đã góp

ht

phần nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Malaysia trên thị trường quốc tế, đáp
ứng được yêu cầu nghiêm ngặt từ những nước nhập khẩu như Mỹ, châu Âu, Trung

Kin

Đông. [3]

 Thiết bị di động: xúc tiến thương mại và cảnh báo rủi ro
Với mạng lưới phủ sóng rộng khắp, dễ sử dụng, đa chức năng và giá rẻ, các thiết bị

ọc

di động, đặc biệt là điện thoại đã giải quyết được thách thức lớn nhất của nhà nông trong
việc kết nối với thị trường, thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm nơng nghiệp. Trước

ại h

đây, nơng dân hầu như khơng biết gì về giá cả thị trường nên nông sản thường được bán
với mức giá rất chênh lệch ở những khu vực chỉ cách nhau vài cây số. Nhờ thông tin cập

nhật thường xuyên qua điện thoại di động, người nông dân nay biết cách tiếp thị nông



sản hiệu quả hơn, bán được nhiều hơn với giá tốt hơn. Từ năm 2001, khi các vùng biển
tại Ấn Độ bắt đầu phủ sóng di động, ngư dân bang Kerala đã dễ dàng tìm ra nơi bán hải

Trư
ờn

sản với giá tốt nhất. Mỗi ngư dân có hẳn một danh sách khách hàng để gọi điện và
thương lượng. Nhờ tìm được nhiều người mua với giá tốt, giảm lãng phí do hải sản hỏng
nên lợi nhuận bình quân hàng ngày của ngư dân đã tăng từ 97 Rs lên 184 Rs.
Ngoài xúc tiến thương mại, điện thoại di động còn hoạt động như hệ thống cảnh
báo rủi ro hoặc kênh tuyển dụng lao động thời vụ hiệu quả. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, tin dự báo
thời tiết nhanh chóng được thơng báo qua tin nhắn để nơng dân kịp ứng phó với thiên
tai. Cịn tại Ấn Độ, mạng lưới Baba Job đang đóng vai trị sàn giao dịch lao động qua
tin nhắn, hỗ trợ người lao động tiếp cận với nhà tuyển dụng có nhu cầu. Theo nghiên
cứu của Ngân hàng Thế giới tại Philippines và Morocco, nông dân được trang bị điện
thoại di động sẽ nâng cao khả năng mặc cả, dễ tìm kiếm thị trường và lao động, kiểm
sốt tốt rủi ro nên có thu nhập tăng từ 11-21%.
12


---

 Mã QR Code: Tem truy suất nguồn gốc QR Code
QR - code là tên viết tắt của Quick response code (tạm dịch là “Mã phản hồi
nhanh”) hay còn gọi là mã vạch ma trận, là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể được
đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone có chức năng chụp ảnh với ứng dụng

chuyên biệt để quét mã vạch.
QR - code được tạo ra bởi Denso Wave (công ty con của Toyota) vào năm

ếH
uế

1994, có hình dạng bao gồm các điểm đen và ô vuông nằm trong ô vuông mẫu trên
nền trắng. Một mã QR - code có thể chứa đựng nhiều thơng tin liên quan đến sản
phẩm như: nơi chế biến, nhà sản xuất, tên sản phẩm, giá cả, các địa điểm phân phối,
quản lý kho hàng, địa chỉ web... sẽ được người tiêu dùng biết đến một cách đầy đủ,

ht

rõ ràng, minh bạch, chính xác và nhanh chóng. Chính vì thế nó đang ngày càng giúp
doanh nghiệp nâng cao lịng tin đối với người tiêu dùng đồng thời tránh được tình

Kin

trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ tràn lan gây ảnh hưởng
đến thương hiệu.
 CHECKVN

ọc

Công nghệ Check VN và “Quy trình xác thực chống hàng giả” là kết quả thử
nghiệm thành công và chứng minh một phương pháp quản lý mới trong sản xuất nông

ại h

nghiệp hữu cơ sinh học vì mơi trường và sức khỏe của cộng đồng; hỗ trợ nơng dân tích

cực trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản sạch Việt Nam. Cơng trình
khoa học được ra đời dưới sự chỉ đạo, phối hợp thực hiện Cuộc vận động Người Việt



Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao nhiệm
vụ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Thông

Trư
ờn

tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các quận huyện, thị xã phối hợp
với Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (IDE) - Hiệp hội Doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam thiết lập nên Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại địa chỉ
tên miền Hn.check.net.vn [4]
Hn.check.net.vn được thiết kế với quy trình thiết lập, lưu giữ, số hóa, theo dõi,
kiểm sốt, bảo mật, xác thực thơng tin về sản phẩm hàng hóa qua internet, bên cạnh đó
sẽ kết nối nhà sản xuất, nhà quản lý với người tiêu dùng thông qua mã phản hồi nhanh
QRcode và phần mềm ứng dụng trên smartphone.
Hiện nay, công nghệ đang được Hà Nội và rất nhiều các tỉnh, thành phố trên cả
nước áp dụng vào các hoạt động của doanh nghiệp vì quyền lợi người tiêu dùng; xây
dựng và bảo vệ thương hiệu địa phương. [5]
13


---

1.1.3. Lý luận về công nghệ chuỗi khối (blockchain)
1.1.3.1. Khái niệm liên quan đến blockchain
Blockchain hay công nghệ blockchain là một hệ thống lưu trữ thơng tin an tồn

và minh bạch có sẵn cho tất cả các bên trong một chuỗi cung ứng bao gồm: nhà sản
xuất, các nhà bán lẻ, nhà cung cấp hậu cần và các cơ quan quản lý.
Blockchain sử dụng hình thức tốn học mã hóa để đảm bảo từng hồ sơ không thể

ếH
uế

làm giả hoặc thay đổi bởi bất kỳ ai. Tất cả các “nút” trong hệ thống đều hoạt động độc
lập và không gây ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi khi một “nút” xảy ra trục trặc. Đây
chính là điều đặc biệt mà blockchain đang làm được.

Blockchain về cơ bản là một cơ sở dữ liệu được phân phối của các bản ghi hoặc

ht

sổ cái công khai của tất cả các giao dịch hoặc các sự kiện kỹ thuật số đã được thực
hiện và chia sẻ giữa các bên tham gia. Mỗi giao dịch trong sổ cái công khai được xác

Kin

minh bởi sự đồng thuận của đa số những người tham gia trong hệ thống. Ngồi ra, một
khi đã nhập, thơng tin khơng bao giờ có thể bị xóa (Crosby & cộng sự, 2015).
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2018), blockchain là một cơ sở dữ liệu

ọc

phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa
và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thơng tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo

ại h


và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch.
Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã
được mạng lưới chấp nhận thì sẽ khơng có cách nào thay đổi được nó. [6]



Blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản là một hệ thống lưu trữ và bảo
quản thơng tin an tồn. Đây chính là cơng cụ hiệu quả hứa hẹn sẽ làm thay đổi tồn bộ
thị trường Việt Nam, khơng cịn xuất hiện những sản phẩm khơng nhãn mác, khơng có

Trư
ờn

nguồn gốc xuất xứ mà thay vào đó là những thứ thực phẩm an tồn, chất lượng, người
tiêu dùng có thể biết được tồn bộ quy trình chăm sóc, ni trồng hay chế biến, sản
xuất để đánh giá chất lượng thực phẩm.
1.1.3.2. Đặc điểm của công nghệ blockchain
 Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi Blockchain: theo như lý
thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain và công nghệ
Blockchain biến mất khi không cịn Internet trên tồn cầu.
 Bất biến: dữ liệu trong Blockchain khơng thể sửa (có thể sửa nhưng sẽ để lại
dấu vết) và sẽ lưu trữ mãi mãi.

14


×