Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Một số vấn đề pháp lý cơ bản của cộng đồng kinh tế asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.11 KB, 55 trang )

A. LỜI NĨI ĐẦU
Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (Association of Southeast Asia
Nations - ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-Cốc, Thái
Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực, để
biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng
thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.
ASEAN đã nhấn mạnh trên việc hợp tác khu vực trong ba trụ cột về an ninh, văn
hoá xã hội và hội nhập kinh tế. Các nhóm khu vực đã có những thành quả lớn
nhất trong hội nhập kinh tế, với mục tiêu tạo lập một Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) vào năm 2015.
Chỉ còn nửa năm nữa, tức là đến ngày 31/12/2015 này, Cộng đồng
kinh tế ASEAN sẽ ra đời. Sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN có liên quan
trực tiếp ngay đến Việt Nam, một thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Tính thời sự cập nhật các vấn đề của Cộng đồng kinh tế ASEAN được nêu hàng
ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng của nước ta. Nó được bàn đến
trong các vấn đề thuộc chương trình nghị sự của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ,
ngành, các cấp chính quyền, trong tổ chức hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập nhằm mục đích tạo
dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên
ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, lao động
có tay nghề trong ASEAN. Mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN là thúc đẩy
phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh
tranh cao mà với năng lực cạnh tranh này, ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào
nền kinh tế toàn cầu. Để thực hiện được mục tiêu đó, cộng đồng kinh tế ASEAN
đã đặt ra nhiều cách thức thực hiện cùng hệ thống các văn kiện pháp lý điều
chỉnh các quan hệ kinh tế trong cộng đồng.
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, các quốc gia Đơng Nam Á từng
bước mở rộng đa phương hố, đa dạng hoá quan hệ khu vực và quốc tế, những
mối quan hệ kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, văn hoá,... ngày càng
Khoá luận tốt nghiệp 2015


Page 1


được mở rộng và phát triển. Những quan hệ đó phát triển theo hướng ngày càng
đa dạng và phong phú, vừa có mặt tích cực vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu
tranh bảo vệ lợi ích của mình. Các quốc gia Đông Nam Á hầu hết đều trải qua
giai đoạn là thuộc địa của các nước phương Tây và giành được độc lập vào các
thời điểm khác nhau trong cùng một khu vực địa lý, song các nước ASEAN lại
rất khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá, tạo thành một sự đa
dạng cho Hiệp hội. Vì vậy, pháp luật của các nước trong Hiệp hội mặc dù có chịu
ảnh hưởng của pháp luật phương Tây song cũng có nhiều điểm khác biệt trong
đó có pháp luật kinh tế. Để thống nhất điều chỉnh những quan hệ trong lĩnh vực
kinh tế trong cộng đồng kinh tế ASEAN đã có hệ thống các văn bản pháp lý
chung được ký kết giữa các quốc gia trong cộng đồng, cụ thể là các Hiệp định về
thương mại, hải quan,...
I. Tổng quan tình hình nghiên cứu lĩnh vực thuộc đề tài.
Ở nước ta cũng như các nước trong ASEAN, việc nghiên cứu các vấn đề
pháp lý trong cộng đồng ASEAN cũng đã được thực hiện, trong đó có việc
nghiên cứu về những vấn đề pháp lý trong cộng đồng kinh tế ASEAN. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý trong cộng đồng kinh tế ASEAN chưa
thực sự được mở rộng và còn hạn chế, trong khi trước tình hình hiện tại, Cộng
đồng kinh tế ASEAN đang được các quốc gia quyết định đẩy nhanh quá trình
thành lập vào cuối năm 2015.
Thực tế cho thấy, ở nước ta việc tìm hiểu về cộng đồng ASEAN nói
chung và cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng cịn nhiều hạn chế và thực sự được
quan tâm đúng mức. Trong bối cảnh tồn cầu hố hội nhập kinh tế hiện nay, việc
tìm hiểu về lịch sử cũng như pháp luật kinh tế thế giới nói chung và Cộng đồng
ASEAN nói riêng là hết sức cần thiết. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành từng
bước phổ biến các Hiệp định trong cộng đồng kinh tế ASEAN và phổ biến về
cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), tuy nhiên ở mức độ hội thảo thì chúng ta chưa

thực sự đi sâu vào các vấn đề pháp lý trong cộng đồng kinh tế mà chỉ dừng lại ở
việc phổ biến chung và chưa có hiệu quả. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ
hoà trộn nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất thương
mại và đầu tư, đồng thời cũng hoà trộn các hệ thống pháp luật kinh tế của các
Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 2


nước thành viên với nhau tạo ra một hệ thống pháp luật kinh tế chung trong
AEC.
Mặt khác, trong thực tế đã có rất nhiều luận văn viết về đề tài ASEAN
như các đề tài: "Hội nhập kinh tế khu vực ASEAN với phát triển kinh tế nước
ta", "Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam - thực trạng và triển
vọng", "Vấn đề đầu tư trực tiếp của các nước khi tham gia hội nhập AFTA"...Bên
cạnh đó, các tạp chí chuyên ngành cũng cho đăng tải nhiều bài viết về hội nhập
kinh tế quốc tế, đáng chú ý là Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí nghiên cứu lập pháp,...Như vậy, hầu như các
tác phẩm này chỉ nhìn nhận dưới góc độ kinh tế - chính trị học chứ khơng phải là
luật học, do đó chưa có một cơng trình nghiên cứu tồn diện các văn kiện pháp lý
trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, trong giới chuyên ngành cũng có nhiều tác
phẩm để lại dấu ấn nhưng chưa đi sâu vào khuôn khổ pháp lý cơ bản nhất của
Cộng đồng kinh tế ASEAN mà chỉ đưa các vấn đề pháp lý của cộng đồng kinh tế
ASEAN nằm trong phần nghiên cứu chung về pháp luật ASEAN.
II. Lý do lựa chọn đề tài.
Tồn cầu hố khu vực - khu vực hoá là một xu hướng tất yếu mà không
một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, với bất kì thể chế chính trị xã hội nào lại có thể đứng ngồi q trình đó. Sự hình thành và phát triển của
ASEAN nói chung và Cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng với những mục đích
về kinh tế, chính trị an ninh, ổn định về các mặt cho các nước thành viên với tiền
đề là phát triển kinh tế là thực tiễn sinh động chứng minh cho tính tất yếu khách
quan của xu hướng trên.

Cộng đồng kinh tế ASEAN là một thể chế pháp lý quốc tế khu vực đang
hình thành hiện thực ngay bây giờ, vào cuối năm nay 2015.
Nền tảng của sự hội nhập kinh tế nội khối chính là khn khổ pháp lý đã
hình thành và ngày càng hồn thiện của ASEAN. Vấn đề đặt ra là việc hiện thực
hoá những quy định của ASEAN để tăng cường tính pháp lý và hiệu quả hội
nhập kinh tế nội khối ASEAN. Nghiên cứu sự hội nhập cộng đồng kinh tế
ASEAN gắn liền với pháp luật cộng đồng kinh tế ASEAN là một vấn đề khơng
mới, song nó ln mang tính thời đại, đặc biệt là trong tình hình hiện nay khi mà
Khố luận tốt nghiệp 2015
Page 3


chặng đường hội nhập đang còn dài, thuận lợi và khó khăn đang đan xen chờ đợi
Cộng đồng kinh tế ASEAN. Vì vậy, tác giả xin chọn đề tài: "Một số vấn đề
pháp lý cơ bản của Cộng đồng kinh tế ASEAN" nhằm tìm hiểu sâu hơn và
mạnh dạn phân tích những vấn đề pháp lý cơ bản nhất của cộng đồng kinh tế
ASEAN, thể hiện sự quan tâm của bản thân cũng như tính cấp thiết của đề tài
trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN sắp ra đời.
III. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
* Nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu tổng quan về Cộng đồng ASEAN nói chung và cộng đồng
kinh tế ASEAN nói riêng.
- Nghiên cứu khái quát một cách có hệ thống các vấn đề pháp lý cơ bản của
Cộng đồng kinh tế ASEAN cùng hệ thống các văn kiện pháp lý đã có.
- Góp phần cung cấp thơng tin về tầm quan trọng của Cộng đồng kinh tế
ASEAN đối với các quốc gia thành viên cũng như lợi ích của từng người dân
trong khu vực.
* Mục đích của đề tài:
Trên cơ sở tồng hợp khuôn khổ pháp lý cơ bản của cộng đồng kinh tế
ASEAN, luận văn nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu pháp

luật nội khối đối với các nước thành viên đặc biệt là các doanh nghiệp. Từ đó,
thấy rõ tác động của hệ thống pháp lý nội khối đối với từng quốc gia thành viên.
Cụ thể, khố luận đề cập một số vấn đề chính sau đây:
1. Thể chế pháp lý ASEAN thời kỳ trước Cộng đồng ASEAN.
• Q trình hình thành Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thông qua các
văn kiện pháp lý thành lập và tổ chức hoạt động của ASEAN.
• Thể chế pháp lý áp dụng thời kì Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
2. Thể chế pháp lý Cộng đồng ASEAN.
• Cộng đồng An ninh - chính trị ASEAN
• Cộng đồng kinh tế ASEAN
• Cộng đồng văn hố - xã hội ASEAN

Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 4


• Giới thiệu tổng quan ba trụ cơt chính của Cộng đồng ASEAN dựa theo
các văn kiện thành lập Cộng đồng ASEAN và Hiến chương ASEAN.
3. Chứng minh Cộng đồng kinh tế ASEAN là một hình thức liên kết kinh
tế cấp độ cao.
3.1. Mơt số hình thức liên kết kinh tế quốc tế.
Các liên kết kinh tế điển hình gồm:
+ Khu vực thương mại tự do
+ Liên minh thuế quan
+ Khu vực ưu đãi thuế quan
+ Cộng đồng kinh tế (kiểu ASEAN)
3.2. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của Cộng đồng kinh tế ASEAN
4. Một số chương trình và Hiệp định trọng tâm trong cộng đồng kinh tế
ASEAN.
- Hiệp định về khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)

- Hiệp định thương mại hàng hoá 2009
- Hiệp định hải quan
- Hiệp định khung về đầu tư ASEAN (AIA)
- Hiệp định về tự do hoá dich vụ ASEAN (AFAS)
V. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài "Một số vấn đề pháp lý cơ bản của Cộng
đồng kinh tế ASEAN" là:
• Thể chế ASEAN đến thể chế Cộng đồng ASEAN
• Cộng đồng kinh tế ASEAN - Một hình thức liên kết kinh tế cấp độ cao.
• Một số chương trình và Hiệp định trọng tâm trong cộng đồng kinh tế
ASEAN
VI. Phương pháp nghiên cứu.
Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề
tài bao gồm:
• Phương pháp nghiên cứu tài liệu
• Phương pháp thống kê
Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 5


• Phương pháp so sánh
• Phương pháp phân tích tổng hợp
VII. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống những vấn đề pháp lý cơ
bản trong Cộng đồng kinh tế ASEAN , khái quát một cách toàn diện về Cộng
đồng kinh tế ASEAN nói chung và Cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng qua
từng giai đoạn phát triển.
VIII. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu làm 03 chương như sau:

• Chương I: Từ thể chế ASEAN đến thể chế Cộng đồng ASEAN.
• Chương II: Cộng đồng kinh tế ASEAN - Một hình thức liên kết kinh tế
cấp độ cao
• Chương III: Một số chương trình và Hiệp định trọng tâm trong Cộng đồng
kinh tế ASEAN.

Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 6


B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỪ THỂ CHẾ ASEAN ĐẾN THỂ CHẾ
CỘNG ĐỒNG ASEAN
I. Thể chế pháp lý ASEAN thời kỳ trước Cộng đồng ASEAN.
1. Lịch sử ra đời ASEAN
Từ sau năm 1945, nhiều quốc gia đã ra đời dưới những hình thức khác
nhau ở Đơng Nam Á. Năm 1945, Indonesia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập.
Năm 1946, Mỹ trao trả độc lập cho Phillippines.
Năm 1947, Anh trao trả độc lập cho Miến Điện (nay là Myanma). Năm
1965, Singapore tách khỏi Liên bang Malaysia, tuyên bố thành nước cộng hoà
độc lập. Ngày 31/12/1983, Anh trao trả độc lập cho Bruney. Thái Lan không là
thuộc địa trực tiếp của một đế quốc nào nên sau chiến tranh thế giới thứ II vẫn là
quốc gia độc lập.
Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á đã có dự định thành
lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển các lĩnh vực kinh tế,
khoa học, kỹ thuật và văn hoá; đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn
đang tìm cách biến Đông Nam Á thành "sân sau" của họ.
Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đơng Nam Á, nhiều tổ
chức khu vực đã xuất hiện và một số hiệp ước giữa các nước trong khu vực được
ký kết.

Tháng 1/1959, Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á (SEAFET)
gồm Malaysia và Philippines ra đời.
Ngày 31/7/1961, Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) gồm Thái Lan,
Philippines, và Malaysia được thành lập.
Tháng 8/1963, một tổ chức gồm Malaysia, Philippines và Indonesia, gọi
tắt là MAPHILINDO được thành lập. Tuy nhiên những tổ chức và Hiệp ước trên
đây đều không tồn tại được lâu do những bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh
thổ và chủ quyền.
Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 7


ASA, MAPHILINDO không thành công, nhưng nhu cầu về một tổ chức
hợp tác khu vực rộng lớn hơn ở Đông Nam Á ngày càng lớn.
Trong khi đó, sau Chiến tranh thế giới thứ II, các trào lưu hình thành chủ
nghĩa khu vực trên thế giới đã xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của Cộng
đồng kinh tế châu Âu EEC; Khu vực thương mại Tự do Mỹ Latinh LAFTA; Thị
trường chung Trung Mỹ CACM.... Việc thành lập các tổ chức khu vực này đã tác
động đến việc hình thành ASEAN.
Từ kinh nghiệm của EEC, các nước Đơng Nam Á đều thấy rằng việc hình
thành các tổ chức khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua tăng
cường hợp tác kinh tế, buôn bán và phân cơng lao động.
Về mặt chính trị, các tổ chức khu vực giúp củng cố tình đồn kết khu vực
và giúp các nước vừa và nhỏ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề quốc tế.
Còn về mặt xã hội, chủ nghĩa khu vực có thể đưa ra các phương hướng hợp tác
để giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra cho các nước thành viên.
Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước
Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Phó thủ tướng Malaysia ký tại
Bangkok bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành

viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm
1984), Việt Nam (năm 1995), Lào (năm 1997), Myanma (năm 1997) và
Campuchia (năm 1999).
ASEAN có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, dân số khoảng 575 triệu người
và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.487 tỷ USD (ước tính năm 2009).
Thực tiễn đã chứng minh rằng, một Đông Nam Á thống nhất đã thúc đẩy
cho hợp tác và vị thế của ASEAN ngày càng lớn mạnh, là tiền đề quan trọng để
ASEAN trở thành một cộng đồng.
2. Những cột mốc phát triển quan trọng.
2.1. Tuyên bố ASEAN
Ngày 8/8/1967, tại Bangkok, Thái Lan, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề
chính trị kiêm bộ trưởng ngoại giao Indonesia, Phó thủ tướng Malaysia, Bộ
Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 8


trưởng ngoại giao Philippines, Bộ trưởng ngoại giao Singapore và Bộ trưởng
Ngoại giao Thái Lan đã ra Tuyên bố ASEAN.
Đây là tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với mục
tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá, tăng cường
hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cũng như thúc đẩy hồ bình, ổn định trong khu vực.
ASEAN khơng có Hiến chương riêng, trong 9 năm đầu ASEAN khơng có
một Ban thư ký để phối hợp hoạt động của mình. Vì vậy, tổ chức hiệp hội còn sơ
sài, đơn giản chưa thực sự gắn kết chặt chẽ.
2.2. Tuyên bố Kuala Lumpur:
Đây là tun bố về khu vực hồ bình, tự do và trung lập.
Ngày 27/11/1971, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Bộ trưởng ngoại giao
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và đặc phái viên của Hội đồng Hành
pháp quốc gia Thái Lan đã ký và cơng bố "Tun bố về khu vực hồ bình, tự do
và trung lập ở Đông Nam Á" - Tuyên bố ZOPFAN.

Tuyên bố quan trọng này đã định ra các mục tiêu cơ bản và lâu dài của
ASEAN là xây dựng Đơng Nam Á thành một khu vực hồ bình, tự do và trung
lập, khơng có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào của các cường quốc bên
ngồi.
2.3. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ I năm 1976.
Hội nghị cấp cao ASEAN đã họp lần đầu tại Ba-li (Indonesia) từ ngày
23 đến ngày 24/2/1976. Tại Hội nghị này, các vị đứng đầu chính phủ ASEAN đã
ký hai văn kiện quan trọng:
• Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Ba-li), khẳng
định 5 nguyên tắc cùng tồn tại hồ bình (TAC).
• Tun bố về sự hoà hợp ASEAN: Cam kết cùng phối hợp để đảm bảo sự
ổn định khu vực cũng như tăng cường sự hợp tác kinh tế, văn hoá, giúp đỡ lẫn
nhau giữa các thành viên của ASEAN.
Tại Hội nghị cấp cao này, các nước ASEAN cũng đã ký Hiệp định thành
lập Ban thư ký ASEAN (có trụ sở đặt tại Gia-các-ta) để phối hợp hoạt động giữa
các uỷ ban và dự án hợp tác ASEAN.
Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 9


2.4. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ II năm 1977.
Từ ngày 4-5/8/1977, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ hai đã được tổ chức
tại Kualalumpur nhân kỉ niệm 10 năm ngày thành lập ASEAN. Hội nghị đạt được
hai kết quả quan trọng:
+ Thứ nhất, chính thức hình thành cơ chế đối thoại giữa ASEAN với các
nước công nghiệp phát triển nhằm nâng cao vai trò của ASEAN trong cộng đồng
quốc tế. Lần đầu tiên những Người đứng đầu Chính phủ của ba nước ngoài khu
vực là Nhật Bản, Úc, NiuDiLân đã tham gia đối thoại với ASEAN sau Hội nghị
chính thức.
2.5. Kết nạp Bru-nây Đa-ru-xa-lam.

Bru-nây Đa-ru-xa-lam là quan sát viên của ASEAN từ năm 1981. Ngày
1/1/1984, Bru-nây nộp đơn xin gia nhập ASEAN và ngày 7/1/1984, Bru-nây
được chính thức kết nạp vào ASEAN với nghi lễ trọng thể tại Gia-các-ta và trở
thành thành viên thứ sáu của Hiệp hội ASEAN.
2.6. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ III năm 1987.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ III được tổ chức tại Ma-ni-la, Phi-lip-pin
từ ngày 14 đến ngày 15/12/1987, nhân kỉ niệm 20 năm thành lập ASEAN. Tại
Hội nghị này, các vị đứng đầu Chính phủ các nước ASEAN đã thơng qua nhiều
văn kiện quan trọng sau:
• Nghị định thư Ma-ni-la sửa đổi Điều 14 và Điều 18 của TAC để các nước
ngồi khu vực có thể tham gia.
• Hiệp ước khuyến khích và đảm bảo đầu tư ASEAN.
• Nghị định thư về mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo thoả thuận ưu đãi
thương mại ASEAN (PTA).
Về cơ cấu tổ chức, Hội nghị quyết định thành lập cơ chế Hội nghị liên Bộ
trưởng (JMM) bao gồm Bộ trưởng ngoại giao và Bộ trưởng kinh tế và thể chế
hoá các cuộc họp quan chức cao cấp về kinh tế (SEOM). Đồng thời, các nước
ASEAN cũng quyết định sẽ họp 3-5 năm một lần.
2.7. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV năm 1992.

Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 10


Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV được tổ chức ở Singapores từ ngày 2728/1/1992. Tại Hội nghị này, ASEAN đã thơng qua những văn kiện quan trọng
sau:
• Tun bố Singapore năm 1992 khẳng định quyết tâm của ASEAN đưa sự
hợp tác chính trị và kinh tế lên tầm cao hơn và mở rộng hợp tác sang lĩnh vực
hợp tác an ninh.
• Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN, nêu ba nguyên tắc là hướng

ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia vào các dự án, chương
trình của các nước thành viên, xác định năm lĩnh vực hợp tác cụ thể là thương
mại, cơng nghiệp, năng lượng, khống sản, nơng lâm ngư nghiệp, tài chính ngân
hàng, vận tải liên lạc và du lịch.
• Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT quy
định cụ thể các biện pháp và các giai đoạn giảm thuế nhập khẩu tiến tới thực hiện
AFTA.
Hội nghị còn quyết định Hội nghị cấp cao sẽ họp 3 năm một lần, thành lập
Hội đồng AFTA cấp Bộ trưởng để theo dõi thúc đẩy việc thực hiện CEPT và
AFTA, giao cho SEOM giám sát các hoạt động hợp tác kinh tế ASAN, nâng cấp
Tổng thư kí ASEAN lên hàm Bộ trưởng.
2.8. Việt Nam và Lào ký tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước
Ba-li) tháng 7-1992.
Tháng 7/1992, Tại AMM25 ở Ma-ni-la, đã diễn ra lễ ký để Việt Nam và
Lào chính thức tham gia Hiệp ước. Ngay sau lễ ký, ASEAN đã tuyên bố Việt
Nam và Lào trở thành quan sát viên của tổ chức ASEAN.
2.9. Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tháng 7/1994.
Để đảm bảo mơi trường hồ bình, ổn định cho phát triển trong bối cảnh mới
ở khu vực và trên thế giới, tháng 7 năm 1993 các nước ASEAN quyết định thành
lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) với sự tham gia của 18 nước trong và ngoài
khu vực để bàn về vấn đề an ninh khu vực.
2.10. Việt Nam trở thành thành viên ASEAN tháng 7/1995.

Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 11


Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 27 ở Bang-cốc tháng 7/1994
các nước ASEAN đã tuyên bố sẵn sàng chấp nhận Việt Nam là thành viên Hiệp
hội. Ngày 17/10/1994, Việt Nam đã chính thức đặt vấn đề trở thành thành viên

đầy đủ của ASEAN. Ngày 28/7/1995, lễ trọng thể kết nạp Việt Nam làm thành
viên thứ 7 của tổ chức ASEN đã diễn ra tại Bru-nây, trong dịp Hội nghị Ngoại
trưởng ASEAN lần thứ 28.
2.11. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ V năm 1995.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 5 đã diễn ra tại Bang-cốc tháng 12 năm
1995. Hội nghị đã có những quyết định và văn bản quan trọng sau:
- Nâng hợp tác chuyên ngành lên tầm cao mới, ngang với hợp tác chính trịan ninh và kinh tế nhằm thông qua phát triển con người, đoàn kết xã hội để đạt
được sự thịnh vượng chung cho cả khu vực.
- Rút ngắn thời gian thực hiện AFTA từ 15 năm xuống cịn 10 năm; thậm
chí có thể hoàn thành trước thời hạn 2003, và mở rộng hợp tác ASEAN sang lĩnh
vực mới như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, lập khu vực đầu tư ASEAN...
- Ký kết Hiệp ước về một khu vực Đông Nam Á khơng có vũ khí hạt nhân,
là một văn kiện quan trọng tiến tới xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực
hồ bình, ổn định.
* Tháng 7/1997, tại AMM30, Lào và Mi-an-ma chính thức gia nhập
ASEAN.
2.12. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội từ 16-17/12/1998.
Hội nghị đã thông qua các văn kiện quan trọng như Tuyên bố Hà Nội,
Chương trình hành động Hà Nội, Tuyên bố về các biện pháp mạnh mẽ (để cải
thiện môi trường đầu tư ASEAN), và ký 4 Hiệp định hợp tác trên lĩnh vực cụ thể.
Hội nghị còn quyết định kết nạp Campuchia làm thành viên thứ 10 của ASEAN
và giao cho các Ngoại trưởng ASEAN tiến hành lễ kết nạp đặc biệt tại Hà Nội.
2.13. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VII tại Bru-nây Đa-ri-xa-lam từ 56/11/2001.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VII diễn ra tại Bru-nây Đa-ru-xa-lam từ
ngày 5-6/11/2001 khẳng định lại Chương trình hành động Hà Nội (HPA) vẫn là
định hướng quan trọng để thực hiện Tầm nhìn ASEAN, đẩy mạnh liên kết
Khố luận tốt nghiệp 2015
Page 12



ASEAN, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, tập trung trao đổi về vấn đề thu hẹp
khoảng cách phát triển, giúp các thành viên mới. Hội nghị cũng thông qua tuyên
bố chung chống khủng bố.
* Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VIII tại Phnom-penh, Cam,-pu-chia từ
4-5/11/2002.
2.14. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IX tại Ba-li ngày 7-8/10/2003
Kết quả quan trọng nhất của Hội nghị là các lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên
bố Hoà hợp ASEAN II nêu những định hướng chiến lược lớn của ASEAN với
mục tiêu thành lập một cộng đồng ASEAN liên kết mạnh, tự cường vào năm
2020 với ba trụ cột chính là Cộng đồng An ninh ASEAN - ASC; Cộng đồng kinh
tế ASEAN - AEC và Cộng đồng văn hoá-xã hội ASEAN - ASCC.
*Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ X và các cấp cao liên quan tại Viênchăn, Lào từ 28-30/11/2004.
*Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ XI và các cấp cao liên quan tại Kua-lalăm-pơ, Malalaysia từ ngày 11-14/12/2005.
* Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 và các cấp cao liên quan tại Singga-po từ ngày 19-22/11/2007.
3. Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Cơ cấu tổ chức của ASEAN hiện nay như sau:
* Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit):
Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, họp chính thức 3 năm một
lần và họp khơng chính thức ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian 3 năm đó.
* Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN (AMM)
Theo Tuyên bố Băng-cốc cuối năm 1967, AMM là một Hội nghị hàng năm
của các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt
động của ASEAN, có thể họp khơng chính thức khi cần thiết.
* Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM)
AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp khơng chính thức khi cần
thiết. Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) được
thành lập theo quyết định của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 năm 1992 để
Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 13



theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện chương trình ưu đãi thuế có hiệu lực
chung (CEPT) của AFTA.
*Hội nghị Bộ trưởng ngành.
Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được
tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội
nghị Bộ trưởng năng lượng, hội nghị bộ trưởng Nông nghiệp, Hội nghị bộ trưởng
lâm nghiệp.
*Các hội nghị bộ trưởng khác.
Hội nghị bộ trưởng các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi trường,
lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học, pháp luật,...có thể được tiến hành
khi cần thiết để điều hành các chương tình hợp tác trong các lĩnh vực này.
*Hội nghị liên bộ trưởng (JMM)
Bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.
*Tổng Thư ký ASEAN
* Uỷ ban thường trực ASEAN (ASC)
* Cuộc họp các quan chức cao cấp (SOM)
* Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM)
* Cuộc họp các quan chức cao cấp khác
* Cuộc họp tư vấn chung (JCM)
* Các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại
* Ban thư ký ASEAN quốc gia
* Uỷ ban ASEAN ở nước thứ ba
*Ban Thư ký ASEAN.
II. Thể chế pháp lý Cộng đồng ASEAN.
1. Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN (ASC).
Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN là một trong ba trụ cột của Cộng
đồng ASEAN được các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN chấp thuận
tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IX năm 2003.
ASC là sáng kiến của Indonesia và được các nước thành viên khác tán

thành, có mục đích thúc đẩy sự hợp tác về chính trị và an tồn ASEAN. ASC sẽ
Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 14


không phải là một liên minh quân sự, một hiệp ước phịng thủ, hay một chính
sách ngoại giao chung.
ASC hướng đến mục tiêu đưa sự hợp tác về chính trị và an ninh của
ASEAN lên một tầm cao mới.
* Những nội dung chính của ASC đã được cụ thể hố trong một số văn kiện
sau:
1.1. Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II:
Khẳng định xây dựng ASC dựa trên các nền tảng cơ bản như:
+ Thúc đẩy khái niệm An ninh toàn diện
+ Tôn trọng các nguyên tắc chủ đạo của ASEAN
+Tiếp tục đề cao và phát huy các cơ chế và cơng cụ sẵn có của ASEAN
+ ASC sẽ là một cộng đồng mở
+ Xác định các nhân tố cấu thành cơ bản của ASC.
1.2. Kế hoạch hành động xây dựng cộng đồng An ninh ASEAN.
Kế hoạch hành động tập trung vào 6 thành tố sau: Hợp tác chính trị; Xây
dựng và chia sẻ chuẩn mực ứng xử; Ngăn ngừa xung đột; Giải quyết xung đột;
Kiến tạo hồ bình và sau xung đột; Cơ chế thực hiện.
1.3. Chương trình hành động Viên-chăn (VAP):
Chương trình hành động Viên-chăn đã cụ thể hố Kế hoạch hành động xây
dựng ASC cho giai đoạn 2004-2010 với các tiểu mục cụ thể thuộc 5 lĩnh vực
chính là:
+ Hợp tác chính trị (6 chương trình và 12 biện pháp)
+ Hình thành và chia sẻ các chuẩn mực (7 chương trình và 13 biện pháp)
+ Ngăn ngừa xung đột (4 chương trình và 9 biện pháp)
+ Giải quyết xung đột (2 chương trình và 9 biện pháp)

+ Kiến tạo hồ bình sau xung đột (4 chương trình và 6 biện pháp).
1.4. Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng An ninh-chính trị ASEAN
(APSC):
Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN
(APSC) là một phần trong lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, được thông qua
tại Cấp cao ASEAN 14. Kế hoạch cụ thể hoá nội dung mục tiêu APSC và năm
Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 15


2015 và trên cơ sở nối tiếp Chương trình hành động về ASC và Chương trình
hành động Viên-chăn.
Theo đó, ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên 5 lĩnh vực chính. Tuy
nhiên, kế hoạch đã sắp xếp lại các lĩnh vực này, đồng thời bổ sung thêm các biện
pháp tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN và mở rộng hợp tác với bên ngoài
, hướng đến tạo dựng APSC với 3 đặc trưng chính: Một cộng đồng hoạt động
theo luật lệ, một khu vực gắn kết, hồ bình và tự cường; và một khu vực năng
động, rộng mở với bên ngoài.
2. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC):
Cộng đồng Kinh tế ASEAN là một khối kinh tế khu vực của các quốc gia
thành viên ASEAN dự định sẽ được thành lập vào cuối năm 2015. AEC là một
trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu
đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020.
Theo dự định của các nhà lãnh đạo ASEAN, AEC sẽ được thành lập vào
năm 2015. Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II đã nhấn mạnh: Cộng đồng Kinh tế
ASEAN là việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong "Tầm
nhìn ASEAN 2020", nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định,
thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hố, dịch vụ, đầu tư sẽ
được chu chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển
đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế - xã hội được giảm bớt vào năm 2020.

Các biện pháp chính mà ASEAN thực hiện để xây dựng một thị trường
thống nhất bao gồm: hài hoà các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và quy chế,
giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và thương mại, và hoàn chỉnh
các quy tắc về xuất xứ.
Các biện pháp để xây dựng một cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất sẽ bao
gồm: củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là trong lĩnh vực năng lượng; giao thông vận tải; công nghệ thông tin và viễn
thơng; và phát triển các kĩ năng thích hợp.
Các biện pháp nói trên đều đã và đang được các nước thành viên ASEAN
triển khai trong khuôn khổ các thoả thuận và hiệp định của ASEAN. Như vậy,
AEC chính là sự đẩy mạnh những cơ chế liên kết hiện có của ASEAN, như Hiệp
Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 16


định khu vực mậu dịch tự do AFTA, Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ AFAS,
Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp AICO,
Lộ trình hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN,... để xây dựng ASEAN thành
một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất.
3. Cộng đồng văn hoá xã hội ASEAN (ASCC)
Cộng đồng văn hoá xã hội ASEAN là một trong ba trụ cột của Cộng đồng
ASEAN với mục tiêu xây dựng một cộng đồng các dân tộc ASEAN hài hoà,
đoàn kết, sống đùm bọc và chia sẻ, hướng tới người dân, chăm lo cho thể chất,
phúc lợi, môi trường sống ngày càng tốt hơn của người dân, và tạo dựng một bản
sắc chung của khu vực.
Tuyên bố hoà hợp ASEAN II nêu những mục tiêu chính của Cộng đồng
Văn hố - Xã hội ASEAN gồm:
• Thực hiện mục tiêu nêu trong tầm nhìn 2020 về xây dựng một cộng đồng
các xã hội đùm bọc lẫn nhau.
• Hợp tác trong lĩnh vực phát triển xã hội nhằm nâng cao đời sống của các

nhóm người có hồn cảnh bất lợi, người dân ở nơng thơn, khuyến khích sự tham
gia tích cực của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên và các cộng
đồng địa phương.
• Đảm bảo để những người lao động trong khu vực được chuẩn bị sẵn sàng
và được hưởng lợi từ tiến trình liên kết kinh tế khu vực, thông qua việc đầu tư
thêm nguồn lực cho giáo dục tiểu học và cao đẳng, đào tạo, phát triển khoa học
và công nghệ, tạo công ăn việc làm và được đảm bảo về mặt xã hội.
• Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế, bao gồm cả việc phòng, chống các
bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS và SARS và ủng hộ các nỗ lực khu vực để
người dân có thể tiếp nhiều hơn đối với các loại thuốc thơng thường;
• Bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy giao lưu giữa các học giả, văn nghệ sỹ,
những người làm trong ngành truyền thông để bảo tồn và nâng cao giá trị của các
di sản văn hoá đa dạng, đồng thời xây dựng bản sắc khu vực, nhận thức của
người dân về ASEAN.

Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 17


• Tăng cường hợp tác để giải quyết những vấn đề liên quan tới tăng trưởng
dân số, thất nghiệp, môi trường xuống cấp và ô nhiễm xuyên biên giới, quản lý
thiên tai.
Kế hoạch tổng thể ASCC tập trung vào 6 nội dung chính: Phát triển con
người, Phúc lợi xã hội và bảo vệ công bằng xã hội và các quyền, Đảm bảo môi
trường bền vững, Xây dựng bản sắc ASEAN, Thu hẹp khoảng cách phát triển.

Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 18



CHƯƠNG II. CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN - MỘT
HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ CẤP ĐỘ CAO
I. Một số hình thức liên kết kinh tế quốc tế.
Các liên kết kinh tế quốc tế điển hình bao gồm:
1. Khu vực thương mại tự do:
1.1. Khái quát chung:
Khu vực thương mại tự do là một thể loại của khối thương mại, một nhóm
các quốc gia được thiết lập mà đã đồng ý để loại trừ thuế quan, hạn ngạch, và ưu
đãi trong phần lớn trao đổi thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia
trong nhóm. Nó có thể được coi là giai đoạn thứ hai của Hội nhập kinh tế.
Khu vực thương mại tự do là hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong đó các
nước thành viên thoả thuận với nhau về việc giảm hoặc xoá bỏ hàng rào thuế
quan và các biện pháp hạn chế về số lượng, tiến tới hình thành một thị trường
thống nhất về hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên các nước thành viên vẫn giữ được
quyền độc lập tự chủ trong quan hệ bn bán với các nước ngồi khu vực. Nói
cách khác, những thành viên của khu vực thương mại tự do có thể duy trì những
thuế quan riêng và những hàng rào thương mại khác đối với thế giới bên ngoài.
1.2. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là một hiệp định thương mại tự do (FTA)
đa phương hoặc song phương giữa các nước trong khối ASEAN và giữa ASEAN
với các nước đối tác (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,..). Theo đó, sẽ thực hiện
tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan
đối với đa phần các nhóm hàng và hài hồ hố thủ tục hải quan giữa các nước.
Mục đích của AFTA là nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN với tư
cách là một cơ sở sản xuất trên thế giới, đồng thời tăng cường tính hấp dẫn đối
với đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Cơ chế chính để hình thành AFTA là Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế
quan có hiệu lực chung CEPT. Nghĩa vụ chính của các nước thành viên khi tham
gia Hiệp định này là thực hiện việc cắt giảm và xố bỏ thuế quan theo một lộ
trình chung có tính đến sự khác biệt về trình độ phát triển và thời hạn tham gia

Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 19


của các nước thành viên. Các nước ASEAN cũng đã cam kết đẩy nhanh tiến trình
hội nhập ASEAN đối với 12 lĩnh vực ưu tiên gồm: gỗ, ô tô, cao su, dệt may,
nông nghiệp, thuỷ sản, điện tử, công nghệ thông tin, y tế, vận tải hàng không, du
lịch và dịch vụ logistics.
Ngồi ra, ASEAN cũng quyết tâm xố bỏ các rào cản phi thuế quan (hạn
ngạch thuế quan, giấy phép,...) bằng việc thống nhất một kế hoạch rà soát, phân
loại và lên kế hoạch loại bỏ các biện pháp phi thuế quan có tính cản trở thương
mại.
Bên cạnh nỗ lực xoá bỏ thuế quan và các rào cản phi thuế quan, xuất xứ của
hàng hoá, dịch vụ cũng là một yếu tố quan trọng được các nước ASEAN tập
trung xây dựng những bộ quy tắc mới, bổ sung cho quy tắc xuất xứ chung của
ASEAN.
2. Liên minh thuế quan
2.1. Khái quát chung
Liên minh thuế quan là một hình thức của hội nhập kinh tế trong đó tất cả
những thuế quan giữa những nước thành viên đều được bỏ đi, chính sách thương
mại đối với những nước khơng thành viên được thực hiện. Chính sách này
thường đưa đến kết quả một cấu trúc thuế quan đối với bên ngoài giống nhau.
Những nước bên ngoài khu vực sẽ đương đầu với các hàng rào thuế quan giống
nhau đối với việc xuất khẩu cho bất cứ thành viên nào trong nhóm.
Những nước thành viên liên minh này nhường vài quyền kiểm soát chính
sách kinh tế cho nhóm của họ ở diện rộng. Khơng có một nhóm hội nhập vùng
nào ngày nay cịn tồn tại cho mục đích hình thành một liên minh thuế quan.
Nhiều nước trong số đó đã tìm đến sự hội nhập lớn hơn trong hình thức thị
trường chung hay còn gọi là liên minh kinh tế. Tuy vậy do những khó khăn đối
với việc đạt được mức độ hội nhập này, một vài nước đã thiết lập thành công về

Liên minh thuế quan, EU và Andean là hai ví dụ điển hình.
Liên minh thuế quan của khối thường có biểu thuế quan ngoài chung và
theo các quy định đã thoả thuận thì các quốc gia thành viên chia sẻ các khoản thu
nhập từ thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu vào trong khối.
Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 20


Việc thành lập liên minh thuế quan cho phép tránh được những phức tạp
liên quan đến quy tắc xuất xứ, nhưng lại làm nảy sinh những khó khăn trong phối
hợp chính sách giữa các nước thành viên. Mục đích thành lập liên minh thuế
quan thông thường bao gồm gia tăng hiệu quả kinh tế và thiết lập mối quan hệ
gần gũi hơn và văn hố chính trị giữa các nước thành viên.
2.2. Tác động của liên minh thuế quan
*Tác động kinh tế chủ yếu của liên minh thuế quan là:
- Tạo lập mậu dịch: Có tác động tốt và có xu hướng tăng phúc lợi cho toàn
thể cộng đồng.
- Chuyển hướng mậu dịch: Có tác động hạn chế và có xu hướng làm giảm
phúc lợi của toàn liên minh.
* Các lợi ích khác của liên minh thuế quan:
- Tối đa hoá phúc lợi của thế giới do các nguồn lực được sử dụng tối đa.
- Tuy nhiên liên minh thuế quan có thể làm tăng mà cũng có thể làm giảm
phúc lợi của các nước thành viên và phần còn lại của thế giới.
3. Khu vực ưu đãi thuế quan.
Đây là cấp độ thấp nhất của liên kết kinh tế, theo đó các quốc gia tham gia
hiệp định ưu đãi thuế quan dành các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan cho
hàng hoá của nhau, tạo thành các khu vực thương mại ưu đãi vùng. Trong các
thoả thuận này, thuế quan và hàng rào phi thuế quan có thể vẫn còn, nhưng thấp
hơn so với khi áp dụng cho quốc gia khơng tham gia hiệp định.
Ví dụ: Hiệp định về thoả thuận thương mại ưu đãi ASEAN, Khu vực

thương mại ưu đãi Đông và Nam Phi tồn tại từ 1981 đến 1994.
4. Cộng đồng kinh tế (kiểu ASEAN):
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một khối kinh tế khu vực của các
quốc gia thành viên ASEAN dự định sẽ được thành lập vào cuối năm 2015. Cộng
đồng kinh tế ASEAN được thành lập nhằm mục đích tạo dựng một thị trường và
cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng
chu chuyển tự do cả hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong
ASEAN. Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách cơng bằng,
Khố luận tốt nghiệp 2015
Page 21


thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh này, ASEAN có thể hội nhập đầy
đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
So với khu vực thương mại tự do ASEAN, AEC có mức độ liên kết kinh tế
ở cấp độ cao hơn cả về hai mặt của kinh tế quốc tế khu vực là sản xuất và thương
mại.
Khái niệm Cộng đồng kinh tế ASEAN có thể hiểu như sau: Cộng đồng kinh
tế ASEAN là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên cơ sở một hệ thống thể
chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ
sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các
thành viên và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế tồn cầu.
Mục tiêu chiến lược là hình thành một thị trường chung của các nước thành
viên, trong đó có 5 cấu phần quan trọng đó là:
- Tự do di chuyển hàng hoá
- Tự do cung cấp các dịch vụ
- Tự do đầu tư
- Tự do di chuyển vốn
- Tự do di chuyển lao động có kĩ năng.
AEC là một thị trường chung, đồng nghĩa với một thị trường có tiềm năng

rất lớn. Các quốc gia sẽ đối mặt với hai vấn đề lớn là cạnh tranh và hợp tác. Các
quốc gia thành viên sẽ có chung một thị trường và cạnh tranh cao trong nội khối
nhưng ở góc độ là một khối kinh tế chung thì AEC sẽ hợp tác để tạo thành một
sức mạnh chung. Thuế nhập khẩu sẽ bị xoá bỏ nhằm thúc đẩy tự do thương mại.
Các rào cản thuế quan như hạn ngạch, điều tiết giá, kiểm soát chặt về chất lượng
hàng hoá, kiểm dịch,...cũng sẽ bị xố bỏ theo lộ trình phù hợp với từng quốc gia.
II. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của Cộng đồng kinh tế ASEAN.
1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC)
1.1. Mục tiêu của AEC:
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập nhằm mục tiêu tạo ra
một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu
chuyển tự do của hàng hố, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó
Khố luận tốt nghiệp 2015
Page 22


nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo
sự hấp dẫn với đầu tư - kinh doanh từ bên ngoài:
Thứ nhất, thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất: Một thị trường và cơ sở
sản xuất thống nhất của ASEAN bao gồm năm yếu tố cốt lõi là tự do hoá thương
mại, tự do hoá dịch vụ, tự do hoá đầu tư, tự do hố dịng vốn, tự do di chuyển lao
động ngành nghề. Ngoài ra, thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cũng bao
gồm hai thành phần quan trọng là: các lĩnh vực hội nhập ưu tiên; thực phẩm,
nông nghiệp, và lâm nghiệp.
Thứ hai, khu vực kinh tế cạnh tranh cao: Có sáu yếu tố chủ yếu trong khu
vực kinh tế cạnh tranh ASEAN là chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng,
quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế và thương mại điện tử.
Thứ ba, khu vực phát triển kinh tế đồng đều: Phát triển khu vực kinh tế
đồng đều của AEC tập trung vào hai nội dung chính là phát triển doanh nghiệp

vừa và nhỏ (SME) và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành
viên.
Thứ tư, khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu: Để làm được
điều này thì AEC cần có cách tiếp cận thống nhất với các quan hệ kinh tế đối
ngoại, tăng cường sự tham gia của ASEAN vào mạng lưới cung ứng toàn cầu.
1.2. Định hướng phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC):
Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, ASEAN đã xác định phương thức xây
dựng và thực hiện AEC như sau:
- Đẩy nhanh và hoàn thành các chương trình sáng kiến kinh tế hiện có với
các "thời hạn rõ ràng".
- Xây dựng các sáng kiến, chương trình và tiếp tục hồn thiện cơ chế liên
kết kinh tế.
- Phát triển nguồn lực và truyền thông
- Tăng cường hợp tác với bên ngồi.
Các biện pháp chính mà AEC sẽ thực hiện để xây dựng một thị trường
ASEAN thống nhất bao gồm: hài hoà các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và
quy chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và thương mại, và hoàn
chỉnh các quy tắc về xuất xứ.
Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 23


Các biện pháp để xây dựng một cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất sẽ bao
gồm: Củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và
viễn thông, và phát triển các kỹ năng thích hợp.
2. Cơ chế hợp tác của AEC.
2.1. Về thiết chế pháp lý của Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Thông qua các văn bản pháp lý về AEC, các thiết chế pháp lý của AEC
được xác định bao gồm:

- Hội nghị cấp cao ASEAN có quyền quyết tối cao đối với việc thi hành
AEC như là một phần của cộng đồng ASEAN.
- Hội đồng điều phối ASEAN, gồm các bộ trưởng ngoại giao ASEAN, có
trách nhiệm điều phối việc thi hành ba cộng đồng.
- Hội đồng AEC bao gồm các bộ trưởng phụ trách lĩnh vực kinh tế của các
nước thành viên ASEAN có trách nhiệm đưa ra các định hướng, chính sách, các
biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế của ASEAN và phối hợp với các cơ quan
chuyên ngành cấp bộ trưởng về hợp tác kinh tế của ASEAN và cùng phối hợp
với các cơ quan chuyên ngành cấp bộ về hợp tác kinh tế trong từng lĩnh vực cụ
thể.
Hội đồng AEC có hai cơ quan giúp việc là nhóm đặc cách cao cấp về hội
nhập kinh tế ASEAN (HLTF) và hội nghị quan chức kinh tế cao cấp (SEOM).
- Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng, bao gồm: Hội nghị Bộ trưởng
ASEAN (AEM), Hội đồng khu vực thương mại tự do ASEAN (Hội đồng
AFTA); Hội đồng khu vực đầu tư ASEAN (AIA); Hội nghị bộ trưởng tài chính
ASEAN (AFMM); Hội nghị bộ trưởng nông - lâm nghiệp ASEAN (AMAF); Hội
nghị bộ trưởng năng lượng (AMEM); Hội nghị cấp bộ trưởng về khống sản
ASEAN (AMMin); Hội nghị bộ trưởng cơng nghệ thơng tin (TELMIN); Hội
nghị bộ trưởng giao thông vận tải ASEAN (ATM); Hội nghị bộ trưởng du lịch
ASEAN (M - ATM); Cơ quan hợp tác phát triển lưu vực sông Mekong của
ASEAN (AMBDC); Trung tâm năng lượng ASEAN (ACE); Trung tâm ASEAN
- Nhật Bản tại Tokyo.
- Ban thư ký ASEAN.
Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 24


2.2. Cấp độ liên kết
Theo lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế, xét về mặt nội dung, các liên kết
khu vực được cấu thành từ một hoặc một số hoặc từ tất cả các nội dung sau : Sự

tự do thương mại về hàng hoá, sự tự do thương mại về dịch vụ, sự tự do luân
chuyển về đầu tư, sự tự do về di chuyển lao động; thuế quan chung đối với bên
ngồi, hài hồ hố kinh tế vĩ mơ, đồng tiền và chính sách tiền tệ chung.
Ta có thể biểu diễn các liên kết như sau:
Khu

Liên

Thị

Liên

vực

minh

trường

minh

thương

thuế

chung

kinh

mại tự do


quan

A
EC

tế

tiền tệ

- Đồng tiền

X

chung
- Chính sách
tiền tệ chung
Phối

X

X

X

X

X

X


X

X

X

X

hợp

chính sách kinh tế
- Tự do đầu tư

X

- Tự do lao
động
Thuế

quan

chung
- Tự do hàng

X

X

hố
- Tự do dịch

vụ
Quan việc nghiên cứu về mơ hình liên kết và cơ chế hợp tác của AEC, có
thể thấy như sau:
Thứ nhất, có thể nói mơ hình liên kết của AEC phù hợp với bối cảnh quốc
tế và khu vực hiện nay. Nội dung liên kết của AEC giúp đưa ra ASEAN trở thành
Khoá luận tốt nghiệp 2015
Page 25


×